TRỒNG RAU SỬ DỤNG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP
Màng phủ nông nghiệp còn gọi là “màng bạt” hay “thảm”, là một loại nhựa dẻo, mỏng, chuyên
dùng để phủ liếp trồng.
Màng phủ nông nghiệp là kỹ thuật được dùng trong việc canh tác rau màu trong nhiều năm
qua.
Với những thành tựu ghi nhận được như năng suất cao, giảm đối tượng gây hại hoa màu và
làm tăng giá trị của sản phẩm nông sản.
HIỆU QUẢ CỦA MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP
- Năng suất rau bình quân quanh năm cao hơn phương pháp canh tác truyền thống (phủ rơm hoặc
không phủ) từ 10 - 30% trong điều kiện canh tác bình thường, tuy nhiên ở những vùng đất có nhiều
khó khăn như tỉ lệ cát cao, nước tưới khan hiếm (nước mặn) như huyện Thạnh Trị, vùng ven biển
huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năng suất có thể cao hơn 50-100%. Rõ ràng màng phủ khắc phục
được một phần yếu tố bất lợi của môi trường
- Tiền lời tăng cũng khoảng 20-30% so với phủ rơm (tương ứng với phần năng suất tăng) sau khi đã
trừ hết các chi phí đầu tư kể cả chi phí màng phủ. Bởi vì sử dụng màng phủ giảm chi phí làm cỏ,
thuốc trừ sâu bệnh và phân bón.
- Cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền (phủ rơm), giúp nông dân đở cực khổ hơn trong việc chăm sóc
hàng ngày (như tưới nước, làm cỏ, phun thuốc sâu). Kỹ thuật tương đối đơn giản, người dân có thể thực hiện
được trên đất chuyên rẫy hoặc đất trồng lúa để trồng rau quanh năm.
- Làm thay đổi bộ mặt nông thôn, sản xuất theo hướng công nghiệp hoá và đời sống người nông dân từng bước
được nâng cao bởi thu nhập khá hơn.
HIỆU QUẢ CỦA MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP
!"#$"%&"'
"()*"$+!($",
-
Màng phủ nông nghiệp trên thế giới hiện này có các dạng hữu cơ và không là hữu cơ.
Màng phủ hữu cơ được làm từ nguyên liệu tự nhiên chủ yếu từ thực vật và động vật.
Màng phủ không là hữu cơ được làm từ nhựa tổng hợp. Loại màng phủ này được dùng phổ biến
trong canh tác rau màu.
GIỚI THIỆU MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP (tt)
Bảng: Màu của màng phủ và những lợi ích của nó
Màng phủ Lợi ích Sử dụng tốt cho loại rau
Màu đen Tăng nhiệt độ của đất. Khoai tây, củ hành tây
Màu xanh dương Tăng nhiệt độ của đất, phản chiếu ánh sáng. Họ bầu, bí, dưa
Màu đỏ Tăng nhiệt độ của đất, phản chiếu ánh sáng. Cà tím, cà chua, khoai tây, hành tây.
Màu vàng Kiểm tra mật số côn trùng. Húng cây.
Màu trắng đục Giảm nhiệt độ của đất.
Màu sơn nhôm Giảm nhiệt độ của đất, né tránh côn trùng. Hồ tiêu, khoai tây và hành tây.
Màu trắng trong suốt Giữ ấm cho đất.
Nguồn Veronica và Fritz, 2008
Hình: Một số loại màng phủ
Lên sản phẩm
Phản chiếu ánh sáng lên cây trồng
Giúp cây trồng quang hợp tốt hơn,
Cho thu hoạch sớm và năng suất cao hơn.
Tăng giá trị sản phẩm.
Sản phẩm sạch hơn.
Tăng hiệu quả sản xuất
Ảnh hưởng
của màng phủ
Ưu điểm
Hạn chế côn trùng gây hại. (Rầy phấn trắng, Ruồi đục lòn lá, Sâu xanh ăn lá,…)
Ảnh hưởng
của màng phủ lên thiên địch
Ưu điểm
Màu xám bạc của màng phủ có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời nên cung cấp thêm ánh sáng và
xua đuổi rầy mềm, bù lạch (côn trùng môi giới truyền bệnh siêu vi khuẩn gây xoăn đọt), bọ rầy dưa.
Ngoài ra còn giảm ấu trùng bọ rầy dưa cắn phá rễ cây dưa; giảm sâu ăn tạp, sâu trưởng thành lẫn trốn
dưới đất lên cắn phá cây rau vào ban đêm.
Vì vậy sử dụng màng phủ giảm số lần phun xịt thuốc sâu trên rau đặc biệt là giai đoạn cây con (20 ngày
sau khi trồng). Hiệu quả giảm sự tấn công của côn trùng gây hại cũng giảm khi tán lá cây càng lớn.
Màng phủ cách ly mầm bệnh tấn công từ đất hay từ rơm lên cây, bề mặt màng phủ khô nhanh sau khi
mưa, bộ lá chân luôn khô ráo, không thuận lợi cho nấm bệnh phát triển nên giảm được bệnh do nấm
Rhizoctonia, Sclerotium trên gốc thân, giảm bệnh đốm phấn, thán thư trên bộ lá dưa leo.
Hạn chế bệnh hại
Màng phủ có một mặt đen ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ, không cần
làm cỏ trên mặt liếp trong suốt thời gian cây rau ở ngoài đồng. Cỏ dại không những cạnh tranh dinh
dưỡng với rau mà còn là nơi trú ngụ của côn trùng gây hại, làm cỏ không những tốn chi phí mà còn
làm làm động rễ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây rau.
Hạn chế cỏ dại
Ảnh hưởng
của màng phủ lên đất và nhiệt độ đất
Điều hoà độ ẩm mặt đất và giữ cấu trúc đất:
Mùa nắng mặt đất có màng phủ ngăn cản sự bốc hơi, giữ độ ẩm tốt, đỡ công tưới nước. Mùa
mưa, lượng nước mưa không trực tiếp rơi trên mặt liếp nên rễ cây không bị úng nước, mặt liếp
không bị xói mòn, không lèn mặt, đất giữ cấu trúc tơi xốp và độ ẩm ổn định trong suốt mùa vụ nên
bộ rễ phát triển tối đa, rộng khắp mặt liếp.
Ưu điểm
Tăng nhiệt độ đất:
Màng phủ giữ ấm mặt đất vào ban đêm, đặc biệt là trong mùa lạnh hoặc khi mưa dầm thiếu nắng
mặt đất bị lạnh, bộ rễ phát triển kém; màng phủ giúp duy trì nhiệt độ đất, bộ rễ phát triển tổn định,
cây tăng trưởng khoẻ.
Giữ phân bón:
Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi của phân đạm (Urea), làm giảm sự thẩm lậu và rửa trôi của phân
bón khi tưới nước hoặc mưa to. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg từ bộ rễ cây trồng
có sử dụng màng phủ cao hơn 1,4-1,5 lần so với mặt đất trần (không phủ); phân bón sử dụng cho
rau hữu hiệu hơn.
Hạn chế độ phèn, mặn:
Đất nhiễm phèn, mặn có sử dụng màng phủ sẽ hạn chế bớt vì màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua
mặt đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn, năng suất cây trồng
tăng cao hơn.
Màng phủ được làm bằng nhựa khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, do đó sau khi sử dụng
xong cần thu gom tàn dư màng phủ tập trung lại đốt hoặc tìm chổ chôn sâu. Nếu vứt bừa bãi,
màng phủ lưu tồn lâu ngày trong đất dễ gây ô nhiễm môi trường.
Giá màng phủ cao, đầu tư ban đầu nhiều.
Nhược điểm
Kỹ trồng rau sử dụng màng phủ
nông nghiệp
Chuẩn bị trước
khi trồng
Lên liếp
Liếp cao trung bình
15-40 cm tuỳ theo mùa
Rãi phân lót
Bao gồm tổng lượng vôi,
Phân chuồng và khoảng
1/3-1/4 tổng lượng
phân hóa học.
Phủ màng phủ
Cần có 2 người một người
cố định ở một đầu liếp
Và một người khác kéo
màng phủ theo chiều dài liếp,
đến cuối liếp rồi cắt ngang
Đục lổ màng phủ
Xom lổ mặt đất
)$"!./"0!1
)'23"0""1,
Xử lý mầm bệnh
Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lổ
trước khi đặt cây con
Chuẩn bị trước
khi trồng
Rãi một ít đất mịn hoặc rơm hoặc trấu mục vào trong lổ, gieo hột hoặc đặt cây con vào lổ rồi lắp đất
xung quanh gốc.
Nên cấy cây con sớm hơn bình thường(cà chua, ớt khoảng 15-20 ngày thay vì 25-30 ngày). Nếu
trồng trễ hơn cây cao quá, khi trồng trên màng phủ gặp nắng mạnh, cây bị héo lá hoặc chóp ngọn
chạm đất bị cháy, cây mất sức, chậm phục hồi.
Cần xử lý côn trùng phá hại cây con bằng thuốc hột như Basudin 10H, Regent rãi xung quanh gốc
sau khi gieo hột hoặc sau khi cấy cây con (2 kg/1.000 m
2
).
Trồng cây
Chăm sóc sau khi trồng
Bón phân thúcTưới nước
-
.' 4566*76%8'+9(!$++"
+/2$:6(,8;('$+*%8$!9!(!$""#
%!'",
-
<.4=!>"?99*"'*!6(+%++"*
+.@++!$,
Tưới nước
Tưới phân vào gốc: Giai đoạn cây nhỏ (dưới 20 ngày tuổi) dùng lon, ấm hoặc thùng vòi pha phân
loãng tưới ngay gốc cây.
Rải phân vào đất: Thường 2 lần vào các ngày (15-20 ngày và 30-40 ngày sau khi trồng đối với
rau ngắn ngày như dưa leo, khổ qua, đậu đũa, đậu cove, rải 3 lần đối với rau dài ngày như cà
chua, ớt, cà phổi, đậu bắp (ngoài 2 lần trên bón thêm 1 lần 50-60 ngày). Mỗi lần khoảng 1/4 tổng
lượng phân, có đủ các thành phần dinh dưỡng NPK.
Bón phân thúc
Hiệu quả
Sử dụng màng phủ nông nghiệp tiết
kiệm nước tưới trong mùa khô.
Sử dụng màng phủ nông nghiệp tiết kiệm
phân bón cho cây trồng
Tăng hiệu quả canh tác các loại
đất cát, phèn…
Kết luận
Màng phủ nông nghiệp là một ứng dụng kỹ thuật trong canh tác rau màu, mang lại hiệu quả cao về
năng suất, chất lượng, và góp phần quản lý tốt các đối tượng gây hại đối với hoa màu hiện nay.
Bên cạnh, kỹ thuật trồng rau dùng màng phủ nông nghiệp lại có ưu điểm cao hơn so với canh tác theo
lối truyền thống vì vậy cần được nhân mô hình canh tác nhiều hơn để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người nông dân hiện nay.