Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.06 KB, 109 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát
triển đáng kể. Chỉ số GDP tăng liên tục trong nhìu năm. Muốn duy trì và
phát triển GDP trong thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam cần được đầu tư
một lượng vốn lớn không chỉ từ chính phủ, các đơn vị kinh tế, hộ gia đình,
từng cá nhân trong nước mà còn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Để có thể
huy động nguồn vốn lớn từ mọi đối tượng trong cũng như ngoài nước,
chúng ta cần có hiề kênh huy động vốn hiệu quả. Huy động vốn thông qua
đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh huy động như thế.
Trong nhiều năm qua Việt Nam đã có nhiều cải biến về cơ chế chính
sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và cũng đã đạt được một số
thành tựu nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhìu khó khan tồn tại
đã và đang cản trở quá trình thu hút nguồn vốn này Do đó việc đánh giá
lại thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI thời gian qua đồng thời đề ra những
giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn này nhằm phục vụ chó quá
trình phát triển kinh tế trong thời gian tới là một vấn đề cấp bách và mang
ý nghĩa thực tiễn.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, nhóm thuyết trình rất tâm huyết
khi thực hiện đề tài “Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu
2
− Hệ thống hóa một số các lí luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
− Có được hiểu biết cơ bản về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
− Thực trạng hoạt động quản lí đầu tư trực tiếp ngước ngoài
− Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống đầu tư trục tiếp nước noài
Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu về cơ sở lí
luận và thực tiễn về “Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt


Nam” trong thời gian qua và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lí đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu về pháp luật
điều chỉnh hoạt động quản lí đầu tư trực tiếp ngước ngoài tại Việt Nam, có
sử dụng Luật đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê mô tả
đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề.
Kết cấu của bài tiểu luận
Chương 1: những hiểu biết cơ bản về cơ chế quản lý hoạt động
ĐTNN
Chương 2: ; Cơ chế hiện hành quản lý hoạt động DTNN ở Việt Nam
Chương 3: kiến nghị giải pháp tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lí
để thu hút FDI
3
4
CHƯƠNG 1NHỮNG HIỂU
BIẾT CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN
LÝĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
5
1.1. Khái niệm và phân loại cơ chế:
1.1.1. Khái niệm:
Cơ chế quản lí hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
được hiểu đơn giản là những chính sách, luật lệ, thể chế, qui định, được
ban hành nhằm áp dụng và điều chỉnh các hoạt động đầu tư liên quan tới
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam cũng như hoạt
động dầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
1.1.2. Phân loại cơ chế:
1.1.2.1. Cơ chế quản lí chung về các dự án FDI tại Việt Nam:
Nghiên cứu luật đầu tư và chi tiết thi hành luật đầu tư thì các dự án

đầu tư có vốn nước ngoài cần nắm vững những cơ chế chung sau đây:
a. Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc
thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng
điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
b. Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh:
Cụ thể, sáu hoạt động bị cấm đầu tư kinh doanh gồm có: các chất ma
túy; các loại hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loại thực vật, động vật
hoang dã, mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động
kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
6
c. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư:
Ngành nghề ưu đãi đầu tư: là những ngành nghề khi tham gia đầu tư
vào nó, nhà đầu tư sẽ nhận được một số ưu đãi nhất định tùy theo qui định
tại luật có liên quan. Địa bàn ưu đãi đầu tư: Địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
d. Hình thức và các chính sách ưu đãi:
Nhà nước qui định hình thức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
và ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu.
Thủ tục thưc hiện ưu đãi đầu tư như sau:
− Đối với nhà đầu tư trong nước thuộc diện không phải đăng kí đầu tư và dự
án thuộc diện đăng kí đầu tư, nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện
ưu đãi căn cứ vào các qui định của pháp luật để tự xác định ưu đãi đầu tư
tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
− Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận các ưu đãi đầu tư thì làm thủ
tục đăng kí đầu tư để cơ quan nhà nước quản lí đầu tư ghi ưu đãi đầu tư
vào giấy chứng nhận đầu tư.
− Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện thẩm tra đầu tư đáp ứng điều

kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan quản lí nhà nước ghi ưu đãi đầu tư vào
giấy chứng nhận đầu tư.
− Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện được hưởng ưu
đãi, cơ quan nhà nước quản lí đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào giấy chứng
nhận đầu tư.
Cùng với đó là qui định về điều chỉnh, nổ sung ưu đãi đầu tư cũng
như cách thức áp dụng ưu đãi đầu tư.
7
e. Cơ chế quản lí lao động, tiền lương và BHXH:
Bao gồm một số văn bản pháp qui điền chỉnh: Luật đầu tư số
67/2014/QH13, luật lao động số 10/2012/QH13, số 71/2006/QH11 của
Quốc hội và một số thông tư nghị quyết khác có liên quan.
Một số nội dung chính có liên quan đến quan hệ lao động trong
doanh nghiệp FDI trong đó có 3 vấn đề cần lưu ý. Một là vấn đề tuyển
dụng người nước ngoài, vấn đề này được qui định khá cụ thể vầ điều kiện
làm việc và hình thức làm việc. Hai là qui định về mức lương, thưởng, giờ
làm hành chính, chế độ tính lương lam them giờ. Ba là vấn đề trả lương và
giải quyết các quyền lợi khác cho người lao động tham gia đình công.
Về vấn đề BHXH, theo luật BHXH của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Mức đóng BHXH năm 2015 như bảng sau:
8
Hình 1: Mức đóng BHXH 2015
1.1.2.2. Cơ chế quản lí thuế áp dụng cho các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài:
a Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Cơ sở pháp lí là Luật đầu tư ban hành 11/2014, Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp sửa đổi năm 2013.
Bộ Tài chính vừa mới ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng
dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, từ ngày 01/01/2014 thuế suất thuế thu

nhập doanh nghiệp (TNDN) phổ thông là 22% và từ ngày 01/01/2016 là
20%.
Đối với doanh nghiệp (DN) có tổng doanh thu năm trước liền kề dưới 20
tỷ thì thuế suất thuế TNDN áp dụng là 20%. Nếu năm trước đơn vị hoạt
động sản xuất kinh doanh chưa đủ 12 tháng, tính bình quân doanh thu một
tháng không vượt 1.67 tỷ thì áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%. Đồng
thời luật đưa ra một số ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp )
Điều 20. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm
tiếp theo đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy
định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong
lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định số 218/2013/NĐ-CP.
9
2. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong năm năm
tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới
trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính
phủ.
3. Miễn thuế hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bốn năm
tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại
Khoản 4 Điều 19 Thông tư này và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện
dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa
bàn các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc
trung ương và khu công nghiệp nằm trên địa bàn các đô thị loại I trực
thuộc tỉnh). Trường hợp Khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và

địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với Khu công
nghiệp căn cứ vào địa bàn có phần diện tích Khu công nghiệp lớn hơn.
4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính
liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu
tư mới được hưởng ưu đãi thuế; Trường hợp doanh nghiệp không có thu
nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án
đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự
án đầu tư mới phát sinh doanh thu.
Ví dụ 20: Năm 2014, doanh nghiệp A có dự án đầu tư mới sản xuất
sản phẩm phần mềm, nếu năm 2014 doanh nghiệp A đã có thu nhập chịu
thuế từ dự án sản xuất sản phẩm phần mềm thì thời gian miễn giảm thuế
được tính liên tục kể từ năm 2014. Trường hợp dự án đầu tư mới sản xuất
10
sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp A phát sinh doanh thu từ năm 2014,
đến năm 2016 dự án đầu tư mới của doanh nghiệp A vẫn chưa có thu nhập
chịu thuế thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2017.
5. Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế.
Thời điểm bắt đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ kỳ
tính thuế đầu tiên doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số
lỗ các kỳ tính thuế trước chuyển sang).
Trường hợp, trong kỳ tính thuế đầu tiên có thu nhập chịu thuế mà dự
án đầu tư mới của doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất, kinh
doanh được hưởng ưu đãi thuế dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệp
được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư mới ngay kỳ tính
thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được
hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp
đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định
số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước
theo quy định.
b Thuế xuất nhập khẩu:

Cơ chế điều tiết: theo luật thuế xuất nhập khẩu 45/2005/QH11. Do đó,
đối tượng điều chỉnh bao gồm người nộp thuế - hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; Hàng hóa được đưa từ thị trường
trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường
trong nước. Và đối tượng nộp thuế là tồ chức, cá nhân có hàng hóa xuất
khẩu nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế.
11
Xác định cách tính thuế, phương pháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế
đều được qui định cụ thể trong điều 8 luật thuế xuất nhập khẩu
45/2005/QH11.
Thuế suất: Thuế suất đối với hang hóa xuất khẩu được qui định cụ thể
cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu; Thuế xuất đối với hàng hóa nhập
khẩu gồm thuế xuất ưu đãi, thuế xuất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông
thường.
Những ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, trong đó định ra rõ:
Các đối tượng được miễn thuế:
− Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư
qui định tại Danh mục A, Danh mục B hoặc vủng 1, Vùng 2.
− Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để SX các dự án thuộc Danh mục
lĩnh vực đặc biệt, khuyến khích đầu tư qui đinh tại Danh mục A, Danh mục
B hoặc Vủng 1/Vùng 2 kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
− Nguyên iệu, vật tư bán thánh phẩm trong nước chưa sản xuất được, nhập
khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục B: bán thánh phẩm
trong nước, chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án
Thuế sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước Danh mục A hoặc
Vủng 1 được miễn giảm thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ ngày
bắt đầu sản xuất.
Đối tượng đươc xét miễn thuế
− Hàng hóa nhập khẩu là hàng chuyên dụng trực tiếp vào quốc phòng, an
ninh, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học đc xét miễn giảm thuế

nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu do Bộ tài chính thông nhất
với các bộ, ngành liên quan qui định.
− Hàng hóa là quà biêu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nước ngoài
cho tổ chưc, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại được xét miễn thuế theo
định mức.
12
− Hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế cho người xuất cảnh,
nhập cảnh và các đối tượng khác theo qui định của chính phủ, bao gồm cả
hàng hóa khuyến mãi, hàng hóa dùng thử được phía nước ngoài cung cấp
miễn phí để bán kèm với hàng hóa bán kèm bán tại cửa hàng miễn thuế.
Đối tượng được xét giảm thuế
− Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trỉnh giám sát của cơ quan
hải quan nếu bị hỏng, mất mát được cơ quan hải quan hoặc tổ chức có
thẩm quyền giám định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỉ
lệ tổn thất thực tế của hàng hóa đã được giám định.
Những trường cụ thể hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khác
c Thuế sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước:
− Cơ sở pháp lí: Luật đất đai 2013 thang1/2013, Qui định chi tiết thi hành
một số điều của luật đất đai thang1/2014 và một số thông tư nghị định khác
có liên quan.
− Nguyên tắc chung với nhà đầu tư sử dụng đất ở Việt Nam bao gồm:
nguyên tắc một giá, nhà đầu tư được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, miễn tiền thuê đất đối với
các dự án nghiên cứ phát triển công nghệ và đạo tạo nhân lực công nghệ,
thời hạn thuê và sử dụng đât không quá 50 năm có thể gia hạn thêm 20
năm.
2 Cơ chế quản lí tài chính đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên lãnh
thổ Việt Nam:
a Mức vốn pháp định:
Nhìn chung các dự án nước ngoài đang đầu tư hoạt động trên lãnh

thổ Việt Nam, tương tự như các nhà đầu tư nội địa không bị qui định ức
13
vốn pháp định ở từng dự án đầu tư trừ các lĩnh vực sau: Kinh doanh chứng
khoán và tổ chức tín dụng.
b Mở tài khoản ngoại tệ:
− Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ: người cư trú là doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng
hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng
ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu,
chi.
− Lưu ý hồ sơ mở tài khoản bao gồm: giấy đăng kí mở tài khoản, giấy phép
hành nghề, văn bản xác định tư cách (quyết định bổ nhiệm), giấy phép đầu
tư/ giấy chứng nhận đầu tư, hợp đồng liên doanh.
− Mở và sử dụng tài khoản vốn vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam:
Người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư
gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng đc phép để thực hiện
đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải bán lấy đồng
Việt Nam để đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Mọi hoạt động giao dịch liên
quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp phải thực hiện thông qua tài khoản vố
đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam.
− Mở hồ sơ tài khoản: giấy đăng kí mở tài khoản, giấy phép hành nghề,
quyết định bổ nhiệm/hợp đồng, giấy phép đầu tư/chứng nhận đầu tư, hợp
đồng liên doanh.
c Chuyển nhượng vốn đầu tư:
Điều kiện: Bảo đảm yêu cầu theo qui định của luật doanh nghiệp.
Nghị định này là pháp luật có liên quan; Bảo đảm tỉ lệ và các điều kiện phù
hợp với qui định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Việc
14
chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất phải phù hợp với qui định
pháp luật về đất đai và các qui định pháp luật có liên quan.

Ngoài ra cơ chế quản lí tài chính còn liên quan đến vấn đề chuyển
lỗ, vấn đề khấu hao tài sản cố định, quyền được mua và cân đối ngoại tệ,
công tác kế toán kiểm toán, v.v đều được dẫn chiếu trong luật đầu tư 2014
tháng 11/2014.
3 Cơ chế quản lí hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
a) Văn bản điều chỉnh: Chương VI Luật đầu tư 2014 và các nghị định thông
tư có liên quan
b) Đối tượng đầu tư ra nước ngoài: Công ti TNHH, công ti cổ phần, … nhận
đăng kí kinh doanh hoạt động theo Luật đầu tư; Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại VN theo luật đầu tư; DN thuộc
tổ chức chính trị, chính trị xã hội; Cơ sở dịch vụ y tế, khoa học, giáo dục,
văn hóa thể thao; Hộ kinh doanh cá nhân Việt Nam.
Trong Luật đầu tư cũng qui định rõ về điều kiện đầu tư ra nước
ngoài, vấn đề câp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại các
điều 58,59.
2 Nguyên tắc xây dựng cơ chế quản lý hoạt động ĐTNN:
1 Cơ chế tối huệ quốc:
1 Định nghĩa:
Là nguyên tắc mà một nước sẽ dành tất cả các đều kiện thuận lợi (ưu
đãi cho các nhà đầu tư cảu một nước khác, không kém hơn những ưu đãi
mà họ dành cho các nhà đầu tư ở nước thứ ba khác, khi nhà đầu tư tiến
hành đầu tư trên lãnh thổ cổ quốc gia mình
1
.
1theo định nghĩa sách giáo trình “Kĩ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài” của
GS.TS. Võ Thanh Thu và TS. Ngô Ngọc Huyền
15
2 Trường hợp áp dụng:
Về các trường hợp áp dụng MFN (để trả lời cho câu hỏi “Khi nào thì
Việt Nam áp dụng MFN”), Điều 6 Pháp lệnh quy định nguyên tắc MFN

được áp dụng (một phần hoặc toàn bộ) trong các trường hợp sau đây:
- Pháp luật Việt Nam quy định áp dụng MFN (tức là trong những
văn bản pháp luật cụ thể có quy định áp dụng MFN cho từng vấn
đề/lĩnh vực thương mại cụ thể);
- Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng
MFN (WTO hoặc các Hiệp định thương mại - đầu tư mà Việt Nam tham
gia có quy định về nghĩa vụ MFN cho các thành viên);
- Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng MFN
đối với Việt Nam (thực chất là các trường hợp “có đi có lại”, các nước áp
dụng cho hàng hoá dịch vụ Việt Nam thì Việt Nam cũng áp dụng MFN trở
lại cho hàng hoá dịch vụ của họ);
- Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định (đây là quy
định mở cho phép Chính phủ có thể linh hoạt cho áp dụng MFN cho
những trường hợp đặc biệt không thuộc 03 trường hợp nói trên)
Việt Nam đã cam kết đối xử MFN với bao nhiêu nước?
Theo danh sách cập nhật tại Công văn của Bộ Thương mại
(nay là Bộ Công Thương) số 0622/BTM-PC ngày 26/1/2007 thực hiện
ngay sau khi Việt nam gia nhập WTO thì tổng số các nước và vùng lãnh
thổ đã có thoả thuận đối xử tối huệ quốc với Việt Nam là 164 nước và
vùng lãnh thổ (trong đó 149 nước và vùng lãnh thổ là thành viên WTO).
Về nội dung cụ thể của nguyên tắc MFN, Pháp lệnh có quy định
riêng về nội dung nguyên tắc này đối với các lĩnh vực cụthểnhưthương mại
hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Điều này cũng xuất
phát từ tính khác biệt đặc thù của từng lĩnh vực cụ thể được áp dụng MFN.
16
a MFN trong thương mại hàng hoá:
Nguyên tắc MFN trong thương mại hàng hoá được định nghĩa là
việc “đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng
hoá nhập khẩu có xuất xứ từ một nước so với hàng hoá tương tự nhập khẩu
có xuất xứ từ một nước thứ ba hoặc hàng hoá xuất khẩu đến một nước so

với hàng hoá tương tựxuất khẩu đến một nước thứba” (Điều 3.1 Pháp
lệnh). Hiểu một cách đơn giản, với nguyên tắc này, Việt Nam không được
phân biệt đối xử giữa hàng hoá từcác nước khác nhau nhập khẩu vào Việt
Nam, cũng không được phân biệt đối xửgiữa hàng hoá từ Việt Nam xuất
khẩu đi các nước.
Về phạm vi áp dụng của nguyên tắc này, theo quy định tại
Điều 7 Pháp lệnh thì việc không phân biệt đối xử MFN được áp dụng đối
với:
- Thuế (ví dụ như thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá nhập khẩu
hoặc thuế xuất khẩu đánh vào hàng xuất khẩu)
- Các khoản phí đánh vào hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (ví dụ
như phụ thu nhập khẩu, các khoản thu thay đổi theo từng thời kỳ, thuếtiêu
thụ hoặc phí xuất khẩu)
- Các khoản phí thuộc bất kỳloại nào có liên quan tới hàng nhập
khẩu hoặc xuất khẩu (ví dụnhưphí hải quan, phí lãnh sự, phí kiểm tra chất
lượng)
- Các khoản phí đánh vào việc chuyển khoản thanh toán quốc tế đối
với hàng xuất khẩu, nhập khẩu (ví dụ như phí do nhà nước thu khi thực
hiện chuyển khoản)
- Các biện pháp đánh các khoản thuếvà phí (ví dụ như biện pháp
đánh giá giá trị cơ sở để tính thuếhoặc phí hoặc hình thức tìm thông tin để
tính lượng thuế/phí phải thu hoặc quyết định mức độ thiệt hại để sử
dụng thuế chống phá giá hoặc thuế đối kháng)
17
- Tất cảcác quy định và thủ tục liên quan đến việc xuất khẩu
và nhập khẩu (ví dụyêu cầu cung cấp thông tin cụthểhoặc thông báo khi
xuất khẩu hoặc nhập khẩu)
- Các khoản thuế nội địa và phí nội địa (thu trực tiếp hoặc gián tiếp)
(ví dụ như thuế bán hàng, phí do các cơquan địa phương thu)
- Các luật lệ, quy định và yêu cầu ảnh hưởng tới việc bán

hàng trong nước đối với việc tiêu thụ, mua hàng, vận chuyển, phân phối
hoặc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào (ví dụ như yêu cầu về chứng nhận
chất ượng, các hạn chếcó liên quan tới việc chuyên chở, lưu kho hoặc các
kênh bán lẻ, yêu cầu đóng gói đặc biệt hay việc hạn chế sử dụng). Về các
ngoại lệ, mặc dù đã có quy định chung về các trường hợp áp dụng
MFN, Pháp lệnh có quy định vềnhững trường hợp ngoại lệmà MFN sẽ
không áp dụng trong thương mại hàng hoá, bao gồm:
- Các ưu đãi dành cho các thành viên của thoả thuận về liên kết kinh
tế mà Việt Nam là thành viên (ví dụ Việt Nam tham gia AFTA trong
khuôn khổ ASEAN với các mức cam kết giảm thuế nhập khẩu mạnh hơn
so với cam kết giảm trong khuôn khổWTO; và ưu đãi này được xem là
ngoại lệcủa nguyên tắc MFN chung - Tức là Việt Nam chỉ áp dụng mức
thuế nhập khẩu thấp theo AFTA cho các nước ASEAM mà không có
nghĩa vụ áp dụng chung mức thuế này cho các nước ngoài ASEAN);
- Các ưu đãi dành cho các nước có chung đường biên giới với Việt
Nam trên cơ sở các hiệp định song phương (ví dụ ưu đãi mà hiện Việt
Nam đang áp dụng với hàng hoá từ Lào);
- Các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển hoặc kém
phát triển (ngoại lệnày thường biết tới dưới tên quy tắc GSP mà nước
nhập khẩu có thể áp dụng trong từng trường hợp cụ thể- quy định này hiện
nay ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có tiền lệ);
- Các ưu đãi theo các hiệp định quá cảnh mà Việt Nam là thành
viên;
18
- Hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá đối với các dựán sửdụng
nguồn vốn tài trợ của các tổchức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dựán
khác theo quy định của Chính phủ;
b MFN trong thương mại dịch vụ:
Nguyên tắc MFN trong thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc
“đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và

nhà cung cấp dịch vụ của một nước so với dịch vụvà nhà cung cấp dịch
vụtương tự của nước thứ ba”. Với nguyên tắc này, Việt Nam phải dành cho
các nhà cung cấp dịch vụ và các dịch vụ tương tự nhau nhưng đến từ các
nước khác nhau sự đối xử bình đẳng.
Như vậy điểm khác biệt đầu tiên giữa MFN trong hàng hoá và MFN
trong dịch vụ là đối với trường hợp thứnhất đối tượng nhắm tới là chỉlà
hàng hoá (không bao gồm chủ thể sản xuất ra hàng hoá) thì ở trường hợp
thứ hai MFN lại áp dụng đối với cả dịch vụ lẫn chủ thể cung cấp dịch
vụ(điều này được lý giải là trong hầu hết các trường hợp, không thểtách rời
dịch vụvới người cung cấp dịch vụ).
Điểm khác biệt thứ hai là MFN trong thương mại dịch vụ có phạm
vi áp dụng là các biện pháp điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụcó
sựtham gia của nhà cung cấp dịch vụnước ngoài trên lãnh thổViệt Nam
(mà không liệt kê cụ thể các biện pháp nhưtrong trường hợp MFN đối với
thương mại hàng hoá). Bởi các vấn đề về dịch vụ bao hàm cản hà cung cấp
dịch vụ nên các biện pháp áp dụng có thể rất a dạng, và không chỉ dừng lại
ởcác loại thuế, phí như đối với hàng hoá nên khó có thểliệt kê hết (ví dụ
ác biện pháp áp dụng cho người cung cấp dịch vụ như giấy phép hành
nghề, chứng chỉ ).
Các trường hợp ngoại lệ không áp dụng MFN trong lĩnh vực dịch vụ
cũng đa dạng hơn so với ngoại lệ đối với MFN trong thương mại hàng hoá
19
(do mức độ cam kết nhượng bộ về dịch vụgiữa các nước còn hạn chế hơn
rất nhiều so với thương mại hàng hoá), cụ thểbao gồm:
- Các ngoại lệghi nhận trong bản thân các điều ước quốc tế(song
phương hoặc đa phương) mà Việt Nam là thành viên;
- Các ưu đãi dành cho dịch vụvà nhà cung cấp dịch vụcủa các nước
có chung đường biên giới với Việt Nam;
- Các ưu đãi dành cho dịch vụvà nhà cung cấp dịch vụnước ngoài
trong các thoả thuận khu vực hoặc các thoả thuận thương mại tự do (về

nguyên tắc các thoả thuận kiểu nhưvậy có giá trị ưu tiên áp dụng so với
nguyên tắc MFN trong khuôn khổ WTO);
- Đấu thầu cung cấp dịch vụcho các dựán sửdụng nguồn vốn tài trợ
của các tổchức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dựán khác theo quy
định của chính phủ.
Danh sách các ngoại lệnày cũng để mở cho Chính phủ có thể bổ
sung các trường hợp khác phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh từng thời
kỳ.
Nguyên tắc là vậy nhưng trên thực tếthếgiới cũng nhưViệt Nam,
việc áp dụng MFN trong dịch vụhạn chếrất nhiều so với MFN trong
thương mại hàng hoá bởi có rất nhiều lĩnh vực dịch vụchưa có cam kết
hoặc không cam kết MFN hoặc cam kết MFN nhưng với rất nhiều điều
kiện. So với thương mại hàng hoá, mức độ mở cửa thị trường của thương
mại dịch vụ còn rất hạn chế.
c MFN trong đầu tư:
MFN trong đầu tư được định nghĩa là việc “đối xửkhông kém thuận
lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho đầu tưvà nhà đầu tư của một nước
so với đầu tư và nhà đầu tưcủa nước thứba trong những điều kiện tương
tự”. Điều này được hiểu là các khoản đầu tư, hoạt động đầu tư và các nhà
20
đầu tư đến Việt Nam từ các nước khác nhau nhưng có các điều kiện tương
tự nhau sẽ được đối xử bình đẳng ởViệt Nam.
Phạm vi áp dụng của nguyên tắc MFN được quy định tại Điều 11
Pháp lệnh bao gồm:
- Thủ tục, điều kiện thành lập, bán, mua lại, mởrộng cơ sở kinh
doanh và các khoản đầu tư
- Quy tắc quản lý, điều hành, vận hành cơsởsản xuất, kinh doanh và
các khoản đầu tư;
- Các biện pháp định đoạt bằng các hình thức khác.
Các ngoại lệ đối với nguyên tắc MFN trong đầu tư không được liệt

kê cụ thể, và chỉ phải tuân thủ điều kiện “phù hợp với pháp luật Việt Nam
và các điều ước quốc tếmà Việt Nam là thành viên”. Điều này cũng có
nghĩa phạm vi ngoại lệ của MFN trong đầu tưlà rất rộng (so với MFN
trong thương mại hàng hoá, dịch vụ).
d MFN đối với quyền sở hữu trí tuệ:
MFN đối với quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa là việc “đối xử
không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo
hộvà thực thi các quyền sởhữu trí tuệvà mọi lợi ích có được từ các quyền
đó của tổ chức, cá nhân một nước so với tổchức, cá nhân nước thứ ba”. Có
thể hiểu ngắn gọn là với nguyên tắc này, các quy trình, thủtục và nội dung
về xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sởhữu trí tuệcủa các chủ thể đến
từcác nước khác nhau tại Việt Nam sẽ như nhau, không có khác biệt.
Đối tượng áp dụng của nguyên tắc là tất cả các quyền sở hữu trí tuệ
được
Việt Nam bảo hộ theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc
tếmà Việt Nam là thành viên, cụ thể:
- Quyền tác giả và quyền liên quan;
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích,
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý bao gồm cả tên
21
gọi xuất xứ hàng hoá, tên thương mại, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí
mạch tích hợp, giống cây trồng;
- Quyền chống cạnh tranh không đúng pháp luật liên quan đến
quyền sở hữu công nghiệp và các quyền sởhữu trí tuệkhác.
3 Các trường hợp ngoại lệ không áp dụng MFN trong lĩnh vực này bao
gồm:
- Các ngoại lệ quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên;
- Các biện pháp (bằng quy định hoặc biện pháp thực tế) để đảm bảo
thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam (bao gồm cả

các yêu cầu về đại diện và địa điểm giao dịch tại Việt Nam của các chủ
thể nước ngoài trong các thủ tục hành chính hoặc xét xử tư pháp).
2 Nguyêntắc đối xử quốc gia – Nguyên tắc đãi ngộ quốcgia -National
Treatment:
1 Định nghĩa:
Theo WTO (Điều III của Hiệp định GATT) “Đối xử quốc gia” là
một trong những nguyên tắc quan trọng nhất. Nội dung cơ bản của nguyên
tắc này là nước thành viên có nghĩa vụ phải đối xử với hàng hóa, dịch vụ,
nhà đầu tư nước ngoài không kém thuận lợi hơn so với đối xử với hàng
hóa, dịch vụ, nhà đầu tư trong nước (về thủ tục, điều kiện, quy định…).
Theo quy định tại Điều III Hiệp định GATT, Điều 17 GATS và Điều
3 TRIPS, nguyên tắc đối xử quốc gia được hiểu là hàng hóa nhập khẩu,
dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém
22
thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Trong đó, nếu một nhà
nước cấp quyền, lợi ích đặc biệt hoặc đặc quyền cho các công dân của
mình, nó cũng phải cấp những lợi thế đó cho công dân của các quốc gia
khác trong khi họ đang ở trong quốc gia đó.
Theo các điều ước quốc tế, Nguyên tắc đối xử quốc gia, một nhà
nước phải cung cấp đối xử bình đẳng với những công dân của các quốc gia
khác đang tham gia vào thỏa thuận. Các hàng hóa nhập khẩu và sản xuất
trong nước phải được đối xử bình đẳng, ít nhất là sau khi hàng hoá nước
ngoài đã vào thị trường. Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ qua các hiệp
định của tổ chức thương mại quốc tế, đồng thời cũng là những nguyên tắc
quan trọng áp dụng trong quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa
phương.
2 Cơ sở pháp lý:
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1947 sau này
là GATT 1994): Điều III. (Phụ lục 1).
Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS): Điều XVII. (Phụ

lục 2).
Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs): Điều 3 (Phụ lục 3).
3 Nội dung chính:
Các khoản thuế và các khoản thu nội địa khác áp dụng cho hàng hóa
nhập khẩu không được phép cao hơn các khoản thuế và các khoản thu nội
địa khác áp dụng cho sản phẩm tương tự trong nước.
23
Hàng nhập khẩu không phải chịu sự đối xử kém thuận lợi hơn so với
sự đối xử dành cho các sản phẩm nội địa tương tự liên quan đến luật lệ,
điều kiện vận chuyển, phân phối và sử dụng.
Không đưa ra các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa.
Các thành viên không thể áp dụng thuế hay các khoản thu nội địa
khác theo cách nhằm tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu
với hàng hóa trong nước
Các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại cam kết dành
cho hàng hoá, công dân hoặc công ty nước kia những ưu đãi trên thị trường
nội địa giống như những ưu đãi dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty
nước mình.
Với việc áp dung Nguyên tắc này thì sẽ không có sự phân biệt đối
với hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa sản xuất trong nước.
4 Phạm vi áp dụng:
Đối với hàng hóa và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc Đối xử
quốc gia là một nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hóa và sở hữu trí tuệ
nước ngoài sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng kí hoặc được bảo vệ
hợp pháp được đối xử bình đẳng như hàng hóa và sở hữu trí tuệ trong nước
đối với phí và lệ phí nội địa, các quy định về mua, bán, phân phối vận
chuyển.
Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng với những lĩnh vực,
ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể của mình
và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra các ngoại lệ

24
Các loại thuế, phí nội địa. Trong Nguyên tắc Đối xử quốc gia thì khi
hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong nước rồi thì những thuế trong
nước như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hoặc các loại phí khác
có cao hơn so với thuế và phí mà ta dành cho hàng nhập khẩu hay không.
Các quy định nội địa có ảnh hưởng đến việc kinh doanh hàng nhập khẩu
Phạm vi áp dụng của nguyên tắc này không chỉ trong thương mại
hàng hóa mà còn đối với các lĩnh vực khác như: Các lĩnh vực áp dụng:
thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ.
Lưu ý: MFN và NT mặc dù phạm vi được áp dụng trong cả 4 lĩnh
vực nhưng mức độ áp dụng có khác nhau. MFN và NT được áp dụng trong
thương mại hàng hóa vẫn là phổ biến nhất, rộng rãi nhất, trong thương mại
dịch vụ có những hạn chế hơn tùy theo các cam kết của các nước, khi VN
gia nhập WTO thì các nước sẽ có các cam kết cụ thể với VN.
5 Tác dụng của nguyên tắc đối xử quốc gia:
Tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá, dịch vụ đầu tư trong
nước và ngoài nước. (Không phân biệt giữa ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất
trong nước; không chỉ riêng trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ mà còn trong
lĩnh vực đầu tư – nếu một nước như VN trước kia chi phí quảng cáo đối
với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải cao hơn chi phí quảng
cáo cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước; hoặc giá bán điện cho
các doanh nghiệp nước ngoài cao hơn cho các doanh nghiệp trong nước
v.v… – Đó là sự vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia).
Nguyên tắc đối xử quốc gia cùng với nguyên tắc tối huệ quốc là hai
nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ thương mại đa phương mà ý
25

×