Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tín dụng đầu tư phát triển. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.92 KB, 68 trang )

Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
Nhóm 8
ĐỀ TÀI MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài: Tín dụng đầu tư phát triển. Thực
trạng và giải pháp
Giáo viên hướng dẫn:PGS-TS Từ Quang Phương.
Thành viên của nhóm:
Lê Thị Xuân (Nhóm trưởng)
Nguyễn Huy Hùng.
Dương Thị Hằng.
Nguyễn Duy Thành.
Phạm Văn Tường
Nhóm 8 1
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
Mục lục
Mục lục hộp tra cứu…...…………...……………………………………...4
Danh mục bảng tra cứu……………………………………………………..6
A.Lời nói đầu………………………………………………………………7
Nhóm 8.................................................................................................................................................1
B.NỘI DUNG.........................................................................................................................................7
Chương I. Những vấn đề lý thuyết về tín dụng đầu tư.......................................................................7
1. Nguồn vốn đầu tư:.......................................................................................................................7
1.1. Khái niệm .............................................................................................................................8
1.2. Bản chất................................................................................................................................8
1.3. Các nguồn huy động vốn:.....................................................................................................9
2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng đầu tư.................................................................11
2.1. Khái niệm tín dụng đầu tư..................................................................................................11
2.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư:...........................................................................................12
VDB: “Chúng tôi cho vay theo chỉ đạo”.............................................................................................12
2.4. Huy động các nguồn vốn cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển...............................14
2.5. Đối tượng chủ yếu của hoạt động tín dụng đầu tư...........................................................15


2.6. Mục đích và vai trò của tín dụng đầu tư đối với sự phát triển kinh tế xã hội ..................17
3. Quá trình phát triển của tín dụng đầu tư:.................................................................................19
3.1.Vài nét chính về hoạt động tín dụng đầu tư của một số nước trên thế giới sau năm 1945
đến nay......................................................................................................................................19
1. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam..........................................................30
1.1. Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư tại Tổng cục Đầu tư phát triển Việt Nam và quỹ hỗ
trợ đầu tư quốc gia (Từ năm 1990-1999)..................................................................................30
1.2.Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ Hỗ trợ đầu tư (DAF) từ năm
2000 đến năm 2006...................................................................................................................31
1.3. Ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Sau
năm 2006 cho tới nay)...............................................................................................................36
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, tức là đến giữa năm 2010, chúng tôi đã có những con số ghi
nhận hoạt động tín dụng đầu tư của VDB.................................................................................36
2. Đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam....................................................................43
Nhóm 8 2
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
3.1. Kết quả đạt được................................................................................................................43
3.2. Những hạn chế:.................................................................................................................45
3. Các nguyên nhân cho những tồn tại về hoạt động đầu tư tín dụng tại Việt Nam....................51
3.1. Nguyên nhân từ chính sách và môi trường triển khai hoạt động đầu tư tín dụng phát
triển............................................................................................................................................51
3.2. Nguyên nhân từ cơ quan tổ chức thực hiện (Ngân hàng phát triển Việt Nam).................53
3.3. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp:............................................................................54
Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tới năm 2020......55
1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT đến năm 2020........................55
1.1. Ổn định môi trường KT-XH và hoàn thiện hệ thống pháp luật..........................................55
1.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo hướng minh bạch hoá, nâng
cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của HNPTVN................................................................57
1.3. Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động NHPTVN..............................................................58
1.4. Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho NHPTVN........................................................59

1.5. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của NHPTVN.................................................................60
2. Kiến nghị ....................................................................................................................................64
2.1. Kiến nghị với Chính phủ......................................................................................................64
2.2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành, địa phương và các Doanh nghiệp........................................65
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................................................66
Tài liệu tham khảo……………………..………………………………..70
Danh mục Hộp tra cứu
Hộp1: Phát biểu của Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng (Tr 13)
Hộp 2 :Phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải về tầm quan trọng củ VDB (
Tr 20)
Hộp 3:Một vài hạn chế của DAF (Tr 27)
Hộp 4 :Phương châm chiến lược trong hoạt động của VDB (Tr 28)
Hộp 5 :Thành lập và hoạt động của các quỹ HTPT tại địa phương trên cả
nước (Tr 29)
Nhóm 8 3
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
Hộp 6:Trích “Báo cáo phát triển VN-2006”-Trang 125.Nội dung:”Sự hỗ trợ
cảu Nhà nước có tác động như thế nào?( Tr 32)
Hộp 7 :Báo cáo của giám đốc VDB cho thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng (Tr 37)
Hộp 8:Bài báo “ VDB: “Chúng tôi cho vay theo chỉ đạo (Tr 39)
Hộp 9: Ghi nhận vài con số và sự kiện của VDB (Tr 40)
Hộp 10 :Nhìn nhận tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư những năm gần đây nhất
(Tr 43)
Hộp 11:VDB cho VRG vay vốn đầu tư dự án không thuộc lĩnh vực kinh
doanh chính (Tr 45)
Hộp 12:VDB thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện các giải pháp
kiềm chế lạm phát năm 2011(tr 47)
Hộp13: Nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế lạm phát năm 2011( Tr 48 )
Hộp 14 :Thất bại của DAF tại chương trình phát triển sản xuất mía đường

và đánh bắt xa bờ (Tr 50)
Hộp 15 :Ghi nhận khó khăn khi triển khai vay vốn của VDB (Tr 51)
Hộp 16:Phản ánh của Doanh nghiệp khi vay vốn tại VDB (Tr 51)
Danh mục bảng tra cứu
Bảng 1:.Chính sách CN và công cụ được các nước châu Á vận dụng trong
Công nghiệp hóa.(Trang 22)
Bảng2:Tình hình huy động vốn giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005(Theo giá
năm 2000). (tr 30)
Bảng 3:Quy mô tương đối của các định chế tài chính
Nhóm 8 4
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
(Trang32)
Bảng 4:Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2005(%)
(tr 33)
Bảng 5 :Thống kê hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển.(2000-2006)
(tr 33)
Bảng 6: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế quốc dân
(tr 34)
Bảng 7: Cơ cấu cho vay theo vùng kinh tế giai đoạn 2000 – 2005
(Tr35)
LỜI NÓI ĐẦU
Xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay đã đặt nền
kinh tế nước ta trước nhiều cơ hội và không ít thử thách. Yêu cầu đặt ra là cần phải
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Để thực hiện được
nhiệm vụ đó cần phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, ngân
sách nhà nước hạn hẹp thì hình thức tín dụng đầu tư phát triển tỏ ra rất ưu việt trong
việc huy động và quản lý nguồn lực của nhà nước cho đầu tư phát triển.
Nhóm 8 5
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.

Thông qua hình thức tín dụng đầu tư phát triển nguồn vốn huy động cho đầu
tư phát triển đa dạng hơn, bền vững hơn không những từ nguồn vốn ngân sách mà
còn thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội.
Là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ đối với nền kinh tế hoạt động tín
dụng đã quản lý và sử dụng nguồn vốn ưu đãi hiệu quả hơn, phù hợp với các ưu tiên
phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, góp phần phát triển cân đối nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng đầu tư mới thực sự được thực hiện ở Việt Nam từ năm
1990 tuy cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất nước
nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, chưa thực sự phát huy tốt là công
cụ chính sách của nhà nước.
Tiếp tục thực hiện chủ trương phát huy nội lực để đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa đất nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới khi Việt Nam chính thức
là thành viên của WTO hoạt động tín dụng nhà nước đã có những bước chuyển hợp
lý hơn với thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do đó việc nghiên cứu đề tài: “Tín dụng đầu tư phát
triển. Thực trạng và giải pháp” là cần thiết để có những giải pháp tăng cường hoạt
động tín dụng đầu tư phát triển cho phù hợp với các thông lệ quốc tế về giảm trợ
cấp; phát huy hơn nữa vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội.
Nhóm 8 6
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
B.NỘI DUNG
Chương I. Những vấn đề lý thuyết về tín dụng đầu tư
1. Nguồn vốn đầu tư:
Đầu tư phát triển là một hoạt động thường xuyên, liên tục của một nền
kinh tế.
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực, một trong những
nguồn lực quan trọng nhất chính là nguồn vốn đầu tư, trong khuôn khổ vấn đề được
giao, đề tài này chỉ đề cập đến một vài mục nguồn vốn đầu tư với mục tiêu đầu tiên
là chỉ rõ vốn tín dụng đầu tư thuộc bộ phận nào trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Nhóm 8 7
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
1.1. Khái niệm
Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới
dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã
hội. Đây chính là thuật ngữ để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư
phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và của xã hội.
1.2. Bản chất
Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền
kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này
được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị Mác-Lênin và kinh tế học hiện đại
chứng minh.
- Theo quan điểm kinh tế học cổ điển về bản chất của nguồn vốn đầu tư, đại
diện điển hình Adam Smith khẳng định “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng
vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo
ra bao nhiêu chăng nữa,nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”.
Khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến tích
lũy,C.Mac đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế với hai khu vực, khu vực I
sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dung. Cơ cấu tổng giá trị
của từng khu vực đều bao gồm (c+v+m) trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v+m)
là phần giá trị mới sáng tạo ra. Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng
không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo (v+m) của khu vực I lớn hơn tiêu
hao vật chất (c) của khu vực II. Tức là :
(v+m)> c
II
hay (c+v+m) > c
II
+c
I
Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ

bồi hoàn toàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế mà còn phải dư thừa để đầu
tư làm tăng qui mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo.
Đối với khu vực II, yêu cầu phải đảm bảo:
(c+v+m)
II
> (v+m)
I
+(v+m)
II

Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản
phẩm sản xuất ra của khu vực II. Chỉ khi điều kiện này được thỏa mãn, nền kinh tế
Nhóm 8 8
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
mới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng. Từ đó quy mô vốn đầu
tư cũng sẽ gia tăng.
-Theo quan điểm kinh tế học hiện đại về bản chất nguồn vốn đầu tư. John
Maynard Keynes đã chứng minh được rằng: đầu tư chính bằng phần thu nhập mà
không chuyển vào tiêu dung. Tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập vào tiêu
dùng. Tức là:
Thu nhập= Tiêu dụng + Đầu tư
Tiết kiệm= Thu nhập – Tiêu dung
Như vậy: Đầu tư = Tiết kiệm hay I=S
Trong nền kinh tế đóng đầu tư chính là phần thu nhập không chuyển vào tiêu
dung (I=S). Trong nền kinh tế mở,nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích lũy nội bộ của
nền kinh tế vài tài khoản vãng lai (CA=S-I,CA là tài khoản vãng lai) bị thâm hụt thì
có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi đó, đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ
có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Nếu
tích lũy của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư
tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho vay vốn

nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.
1.3. Các nguồn huy động vốn:
1.3.1. Phân loại nguồn vốn trên góc độ vĩ mô ( toàn bộ nền kinh tế):
1.3.1.1. Các nguồn vốn huy động từ trong nước:
Bao gồm các nguồn sau:
-Nguồn vốn của Nhà nước:
 Nguồn vốn của ngân sách Nhà Nước: Đây là nguồn chi của NSNN cho
đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội.
 Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà Nước: Cùng với quá
trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng
vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Nếu như trước năm 1990,
Nhóm 8 9
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
vốn đầu tư phát triển của Nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và
điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng
trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của Nhà
nước
 Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà Nước: Nguồn vốn này
chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp
Nhà nước.
-Nguồn vốn của dân cư và tư nhân: gồm phần tích kiệm của dân cư, phần
tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh,các hợp tác xã.
1.3.1.2. Các nguồn vốn huy động từ nước ngoài:
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá
nhân,các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động
vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.Theo tính chất luân chuyển vốn,có
thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài như sau:
-Tài trợ phát triển chính thức(ODF): Nguồn này bao gồm Viện trợ phát triển
chính thức (ODA) và các hình thức tài trợ khác. Trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ

yếu trong nguồn ODF
-Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
-Đầu tư trực tiếp nước ngoài.(FDI)
-Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
1.3.2. Phân loại nguồn vốn dựa trên góc độ vi mô ( các doanh nghiệp)
- Các nguồn vốn bên trong: Hình thành từ phần tích lũy từ nội bộ doanh
nghiệp (Góp vốn ban đầu ,thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hằng năm.
- Các nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp:Có thể hình thành từ
việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra công chúng (public offering).Nguồn
vốn tín dụng đầu tư là một trong những nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động bên
ngoài cho đầu tư phát triển của mình.
Nhóm 8 10
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng đầu tư
2.1. Khái niệm tín dụng đầu tư
Tín dụng đầu tư phát triển là một hình thức nhằm thực hiện chính
sách đầu tư phát triển của Nhà nước, thể hiện mối quan hệ vay - trả giữa Nhà
nước (hiện nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam đại diện cho Nhà nước) với
các pháp nhân và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được Nhà nước hỗ trợ
với chính sách ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của Nhà nước.
Tín dụng đầu tư phát triển ra đời khi việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
cho đầu tư phát triển chuyển từ việc cấp phát không hoàn lại sang hình thức cho vay
có hoàn lại là chủ yếu . Cùng mục đích như các hình thức tín dụng khác, tín dụng
đầu tư phát triển không chỉ giúp cho nền kinh tế tập trung được lượng vốn cần thiết
mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển được nguồn
vốn cho đầu tư phát triển.
Hiện nay, tín dụng ĐTPT của Nhà nước bao gồm các hình thức sau:
 Nghiệp vụ cho vay đầu tư với điều kiện ưu đãi.
(Về lãi suất,thời hạn trả nợ,thời hạn ân hạn…).

 Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Nhà nước (Ở đây Ngân hàng
Phát triển Việt Nam là tổ chức được ủy thác thực hiện tín dụng đầu tư) với tổ chức
cho vay vốn về việc sẽ trả nợ thay cho chủ đầu tư, trong trường hợp chủ đầu tư
không trả hoặc trả nợ không đủ cho bên nhận bảo lãnh.
(Khoản 11-Điều 3, nghị định 151/2006/NĐ-CP)
 Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất
cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án đã
hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay.
(Khoản 14-Điều 3, nghị định 151/2006/NĐ-CP)
Trong đó, hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chỉ có duy nhất tại Việt
Nam.
Nhóm 8 11
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
2.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư:
Tín dụng đầu tư phát triển có các đặc điểm chủ yếu sau:
- Nguyên tắc cơ bản : Chỉ tài trợ cho các dự án có khả năng thu hồi vốn,có
hiệu quả về kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch và mục tiêu ưu tiên phát triển
kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Hoạt động này được thực hiện theo nguyên tắc
không cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại,đảm bảo sự phối hợp bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế, phù hợp với nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế.
- Là hình thức tín dụng trung và dài hạn, đầu tư nhằm mục đích hướng đến
việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho nền kinh tế.
- Một chủ thể trong hoạt động tín dụng đầu tư luôn là Nhà nước. Hiện nay,
Nhà nước ủy thác cho một tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư là Ngân hàng phát triển
Việt Nam.
- Tín dụng đầu tư phát triển có chức năng phân phối và phân bổ các nguồn
lực tài chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Không vì mục đích sinh lời: Tín dụng đầu tư phát triển gắn với việc điều
tiết kinh tế vĩ mô và vấn đề quản lý hành chính theo chủ trương của Nhà nước. Do
đó tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, cho vay là các đơn vị, cơ quan chuyên môn của

Nhà nước (hiện nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam), được Nhà nước cấp vồn
pháp định, cấp bù lãi suất, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm
bảo thu hồi đủ vốn đầu tư và phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nước.
Hộp1: Phát biểu của Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng
VDB: “Chúng tôi cho vay theo chỉ đạo”
- Tính chất ưu đãi của tín dụng đầu tư phát triển thể hiện ở một số điểm cụ
thể như: lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, quy mô cho vay lớn, thời gian cho vay
dài, điều kiện đảm bảo nợ vay ưu đãi hơn...
Các quy định về cơ chế, chính sách của tín dụng đầu tư phát triển:
Nhóm 8 12
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
 Lãi suất cho vay do Chính phủ quy định phù hợp với yêu cầu, mục
tiêu và đặc điểm của phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn
phát triển của đất nước.
 Đối tượng cho vay: theo quy định của Chính phủ, giới hạn chủ yếu
tập trung vào các lĩnh vực then chốt, cần thiết có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc các lĩnh vực mà các thành phần
kinh tế tư nhân không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư do hiệu quả
thấp, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài... Về nguyên tắc, tín dụng đầu tư
phát triển chỉ cho vay đối với các dự án đầu tư theo định hướng phát triển của Nhà
nước và phải nằm trong kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển
hàng năm của Nhà nước. Danh sách đối tượng cho vay được quy định rõ tại mục
lục của nghị định 106/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
 Nguồn vốn cho vay: là vốn ngân sách của Nhà nước được cân đối để
cho vay đầu tư; nguồn vốn huy động theo kế hoạch của Nhà nước để phục vụ cho
đầu tư phát triển theo chủ trương của Nhà nước.
- Đặc điểm cuối cùng : tín dụng đầu tư phát triển có tính lịch sử, nó chi tồn
tại và phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Khi
nền kinh tế phát triển, chuyển sang kinh tế thị trường, các nhà đầu tư quen với hoạt
động trong môi trường cạnh tranh... thì phạm vi của tín dụng đầu tư phát triển thu

hẹp lại và chuyển đổi sang các hình thức tín dụng khác.
2.3.Tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước:
Với đặc điểm quan trọng là công cụ nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển
KT-XH của Nhà nước, tín dụng ĐTPT của Nhà nước được giao cho một tổ chức cụ
thể để triển khai nhằm đảm bảo sự quản lý, giám sát và thực thi một cách có hiệu
quả để đạt được mục tiêu đề ra. Đa số các nước trên thế giới đều thành lập một tổ
chức trung gian tài chính để thực hiện nhiệm vụ này với tên gọi phổ biến là “Ngân
hàng phát triển”. Ngân hàng phát triển khác với Ngân hàng thương mại và Ngân
hàng đầu tư ở một số điểm cơ bản sau:
Nhóm 8 13
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
-Do Chính phủ thành lập và thuộc sở hữu của Chính phủ hoặc Chính phủ
nắm giữ lượng vốn chi phối rất mạnh nhằm đảm bảo hoạt động của NHPT theo
đúng mục tiêu đề ra đáp ứng nhu cầu ĐTPT đất nước.
-Hoạt động của NHPT có gắn bó mật thiết với hoạt động của Chính phủ và
các bộ, ngành, cơ quan của Chính phủ như: cơ quan về kế hoạch hóa và phát triển
kinh tế đất nước, cơ quan về quản lý chuyên ngành (công nghiệp, nông nghiệp, hạ
tầng, xã hội và các cơ quan khác về chương trình phát triển của Chính phủ).
-Các NHTM chủ yếu cung cấp tín dụng ngắn hạn, hầu hết các khoản vay có
thời hạn dưới 1 năm trong khi NHPT tập trung vào tín dụng trung và dài hạn.
-Các NHĐT tập trung vào huy động vốn trung - dài hạn thông qua việc bảo
lãnh hoặc phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) và các công cụ tài chính
khác để đáp ứng các nục tiêu kinh doanh mang tính dài hạn. Trong chính sách hoạt
động của mình, các NHĐT không tập trung ưu tiên/hướng tới tài trợ cho các dự án
phát triển KT-XH như ở các dự án phát triển của NHPT.
Điều quan trọng là, chính sách hoạt động của NHPT nhằm tài trợ cho các dự
án phát triển trên cơ sở:
 Thẩm định/phân tích dự án về cả lợi ích kinh tế và xã hội
 Thực hiện vai trò cho vay/tài trợ cuối cùng khi các dự án này không
hoặc rất khó tìm kiếm được các nguồn tài trợ khác một cách phù hợp hoặc chưa tìm

đủ nguồn vốn cần thiết. Điều đó có nghĩa là khi các tổ chức khác không muốn hoặc
không thể hoặc không đủ vốn thì NHPT sẽ sử dụng nguồn vốn dài hạn của mình để
cho vay phần còn thiếu để đầu tư dự án. Trong quá trình đó, hỗ trợ về vốn và huy
động vốn từ NHPT có thể coi là biện pháp quan trọng để đạt mục tiêu phát triển
KT-XH theo nguyên tắc thị trường.
2.4. Huy động các nguồn vốn cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
Theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng phát triển
VN, nguồn vốn dành cho hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển gồm:
- Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước:
Nhóm 8 14
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
 Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
 Vốn của Ngân sách Nhà nước cho các dự án theo kế hoạch hàng
năm;
 Vốn ODA được Chính phủ giao.
- Vốn huy động:
 Phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp
luật.
 Vay của Tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài
chính, tín dụng trong và ngoài nước.
- Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh
tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội,
các tổ chức trong và ngoài nước.
- Vốn nhận ủy thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ
chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức, các cá
nhân trong và ngoài nước.
- Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
2.5. Đối tượng chủ yếu của hoạt động tín dụng đầu tư
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một trong những công cụ điều

tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Đối tượng của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước có thể là một bộ phận dân cư, ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc là những dự án
đầu tư chương trình kinh tế lớn có hiệu quả kinh tế - xã hội, có khả năng hoàn trả
vốn vay. Do vậy tuỳ theo từng mặt hàng cần khuyến khích hỗ trợ mà Nhà nước quy
định đối tượng ưu tiên trong từng thời kỳ, từng năm. Điều này thể hiện một quan
điểm rất rõ ràng của Nhà nước là: do nguồn lực tài chính có hạn Nhà nước không
thể hỗ trợ cho tất cả các mặt hàng, nên chỉ nhằm hỗ trợ vào các mặt hàng mới có thị
trường chưa có sức cạnh tranh mạnh mẽ và những mặt hàng để duy trì các thị
trường truyền thống. Mặc khác, mục đích của Nhà nước hỗ trợ nhằm giúp cho mặt
Nhóm 8 15
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
hàng đó nhanh chóng đứng vững trên thị trường, nhanh chóng đủ sức cạnh tranh khi
bước vào hội nhập và lúc đó không cần sự trợ giúp của Nhà nước.
Một điểm nữa cần nói đến đó là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và
khu vực, khi đã cùng một sân chơi, các tổ chức thương mại quốc tế không cho phép
bất cứ một nước nào có hình thức bảo hộ cho các mặt hàng riêng của mình trong
thời gian quá dài.
DANH MỤC
Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư
(Ban hành kèm theo Nghị định số 106/2008/NĐ-CP
ngày 19 tháng 09 năm 2008 của Chính phủ)
STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC
I Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt.
2
Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô
thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện
và các cụm công nghiệp làng nghề.
3 Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nhân lao động làm việc trong
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; ký túc xá cho sinh viên.

4
Dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong
lĩnh vực xã hội hóa: giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao,
môi trường thuộc Danh mục hưởng chính sách khuyến khích phát triển theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
II Nông nghiệp, nông thôn (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án xây dựng mới và mở rộng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm
tập trung.
2 Dự án phát triển giống thuỷ, hải sản.
3 Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp.
III Công nghiệp (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1
Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Sản xuất Alumin có công suất tối thiểu 300 nghìn tấn/năm; sản xuất nhôm
kim loại có công suất tối thiểu 100 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm.
2 Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300CV trở lên.
3 Dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa.
4
Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh từ công đoạn nguyên liệu ban đầu
đến thành phẩm, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh
HIV/AIDS; sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP.
5 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện từ gió, Dự án đầu tư xây dựng nhà
Nhóm 8 16
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
6 Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50
MW

thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
7 Dự án đầu tư sản xuất DAP và phân đạm.
IV
Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống
tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc
chương trình 120, các xã vùng bãi ngang (không bao gồm các dự án thủy
điện (trừ các dự án nêu tại điểm 6 Mục III của Danh mục này), dự án nhiệt
điện, sản xuất xi măng, sắt thép; dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ,
đường sắt và cầu đường sắt).
V Các dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ; các dự án đầu tư ra
nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2.6. Mục đích và vai trò của tín dụng đầu tư đối với sự phát triển kinh
tế xã hội
2.6.1. Mục đích
Khi chúng ta bắt đầu chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế
kinh tế thị trường có sự điều tiết và quản lý của Nhà nước, Chính phủ với quyết tâm
hạn chế bao cấp cho các Doanh nghiệp (Ở đây là các doanh nghiệp Nhà nước)
nhưng cũng cố gắng không tạo ra các cú sốc cho các doanh nghiệp này trong quá
trình chuyển đổi, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ra đời với mục tiêu trước
tiên là giúp các doanh nghiệp thích nghi dần với tình hình, môi trường mới. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế, chính phủ đã từng bước trao thêm cho tín dụng
đầu tư phát triển các vai trò khác, biến nó thành một công cụ đắc lực phục vụ cho sự
phát triển.
Cho đến thời điểm hiện nay, mục đích của tín dụng đầu tư phát triển được
ghi rõ trong điều lệ khi thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam - cơ quan được
Nhà nước ủy quyền nhận cấp phát và hoạt động tín dụng đầu tư là hỗ trợ các dự án
đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan
Nhóm 8 17
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.

trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
2.6.2. Vai trò
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng cho
việc thúc đẩy phát triển kinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển, điều này
thể hiện ở các điểm như sau:
Thứ nhất, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hỗ trợ tích
cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Tín dụng đầu tư là công cụ để Nhà nước tham gia quản lý và điều tiết nền kinh tế.
Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đầu tư cho
những dự án trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, lĩnh vực kinh tế trọng
điểm quốc gia, lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, sản xuất vật liệu
mới, sản phẩm công nghệ cao,... có tác dụng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành, vùng lãnh thổ và quốc gia theo hướng tăng trưởng bền vững. Đối với các
loại dự án này nếu sử dụng hoàn toàn vào vốn vay thương mại là rất khó thực hiện
và nhiều dự án sẽ không thực hiện được.
Thứ hai, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước động viên
thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tìm kiếm thị trường, đổi mới công
nghệ, nâng cao năng lực sản xuất để thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tăng kim ngạch
xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân thương mại quốc tế,
giảm bớt nhập siêu như hiện nay. Bởi trong lĩnh vực này đòi hỏi đầu tư cho công
nghệ cao với quy mô vốn lớn, thời gian thu hồi dài, rủi ro lớn nếu không có sự hỗ
trợ của Nhà nước thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì
rất khó khăn cho doanh nghiệp khi phải tiếp cận nguồn vốn tín dụng thương mại.
Thứ ba, cung cấp một lượng vốn cho việc đầu tư phát triển các dự án ở các
khu vực, vùng, ngành khó khăn nhằm khai thác tài nguyên tại chỗ, giải quyết việc
làm cho người lao động, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, tạo nên sự ổn định tình
hình chung của quốc gia, tạo môi trường cho sự phát triển.
Nhóm 8 18
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.

Thứ tư, thông qua hệ thống tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tạo
thêm một kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, phục vụ cho quá trình phát triển
kinh tế đất nước. Tuy còn những định chế ràng buộc nhưng là một định chế tài
chính Nhà nước nên dễ tạo nên niềm tin cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính
tiền tệ này.
Hộp 2 :Phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải về tầm quan trọng của
VDB.
( 5a/ngan-hang-phat-trien-viet-
nam-vdb.html)
“…VDB phải là công cụ quan trọng của Nhà nước định hướng cho đầu tư
vào những dự án thiết yếu, quan trọng về kinh tế-xã hội, những sản phẩm quan
trọng mà khả năng thu hồi vốn chậm, tư nhân hoặc nhà đầu tư nước ngoài không
muốn hoặc không có khả năng đầu tư, đồng thời góp phần thúc đẩy xuất khẩu…”
“…Thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu VDB, cùng với Ngân hàng Chính
sách xã hội, phải góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo thông
qua đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông và hạ tầng kinh tế-xã hội ở
các vùng sâu, vùng xa…”
Trích lời thủ tướng Phan Văn Khải ngày 30/06/2006 .phát biểu tại lễ thành
lập VDB.
3. Quá trình phát triển của tín dụng đầu tư:
3.1.Vài nét chính về hoạt động tín dụng đầu tư của một số nước trên
thế giới sau năm 1945 đến nay
Để tăng cường hoạt động tín dụng ĐTPT các nước trên thế giới đã chú trọng
xây dựng và phát triển mô hình tổ chức thực hiện để tổ chức này phát huy tốt hơn
vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách tín
dụng ĐTPT Nhà nước. Các mô hình tổ chức thực hiện này đã đem lại những hiệu
Nhóm 8 19
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
quả cao trong hoạt động tín dụng ĐTPT và phù hợp với diễn biến thực tế. Việt
Nam là nước đi sau sẽ có nhiều thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế về

xây dựng và phát triển tổ chức thực hiện tài trợ phát triển của Chính phủ. Sau đây
là một số nét về hoạt động tín dụng ĐTPT của Đức và Trung Quốc.
3.1.1.Ngân hàng phát triển Đức (KFW)
KFW là một tổ chức công được thành lập vào tháng 11 năm 1948 theo luật
KFW về khuyến khích tái thiết nền kinh tế của Tây Đức sau chiến tranh.
Phần lớn nguồn vốn của KFW là tự huy động thông qua phát hành trái phiếu
và các khoản vay trên hối phiếu nhận nợ, hoặc các khoản vay của các quỹ xã hội.
Nguồn vốn chính dành cho tài trợ đầu tư là từ vốn tự có của KFW. Đối với các
chương trình ổn định ngân hàng duy trì lãi suất thấp bằng cách phối hợp các nguồn
vốn từ các quỹ công cộng. Ngoài ra để có đủ nguồn vốn cần thiết, KFW dùng vốn
vay với lãi suất thấp từ quỹ đặc biệt chương trình khôi phục Châu Âu hoặc phát
hành trái phiếu huy động vốn trực tiếp từ thị trường vốn và cũng nhận vốn ủy thác
từ Chính phủ liên bang.
KFW rất chú trọng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Để phòng ngừa rủi
ro phát sinh do thay đổi lãi suất và tỷ giá, KFW tham gia vào một số các giao dịch
có kỳ hạn tương lai. KFW đã tiến hành một số bước để cải thiện khả năng cải thiện
tài sản nợ của mình, và những bước này đã góp phần tăng khả năng sinh lời và ổn
định tài chính của ngân hàng.
Về lãi suất cho vay: Thời gian đầu thực hiện KFW cấp tín dụng với lãi suất
thấp hơn lãi suất thị trường nhưng sau đó lãi suất sẽ được điều chỉnh sát với lãi suất
thị trường để giảm sự bao cấp của Nhà nước. Bên cạnh việc giảm ưu đãi về lãi suất
là mở rộng thời hạn cho vay, chất lượng dịch vụ, điều kiện vay vốn…
Hệ thống kế toán kiểm toán của KFW được quy định tại Luật KFW, trong đó
quy định rằng báo cáo kế toán hàng năm do hội đồng quản trị soạn thảo, có sự tham
gia ý kiến của cơ quan kiểm toán Chính phủ. Các báo cáo tài chính của KFW phải
được lập phù hợp với các quy định của kế toán ngân hàng.
Nhóm 8 20
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
3.1.2.Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB)
CDB được thành lập vào tháng 3 năm 1994. Là tổ chức chịu sự điều hành

trực tiếp từ Quốc vụ viện, CDB phải trình báo các hoạt động lên Quốc vụ viện theo
quy định. Hội đồng quản lý được thành lập như một đơn vị điều hành nội bộ; bao
gồm các thành viên đại diện cho: Ủy ban kế hoạch Nhà nước, Ủy ban thương mại
và kinh tế Nhà nước, Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tế, Kiểm toán.
Mỗi năm CDB được kiểm tra tổng thể một lần xem các chính sách hoạt động
của CDB có phù hợp với chính sách quốc gia hay không, không hề có việc kiểm tra
nhỏ lẻ ở tầm vi mô và Hội đồng quản lý không được phép can thiệp tùy tiện vào các
hoạt động hàng ngày của CDB.
Nguồn vốn của CDB phần lớn từ phát hành trái phiếu. Trái phiếu của CDB
phát hành trong nước được Chính phủ bảo lãnh. Phần lớn các trái phiếu 5 năm được
các ngân hàng thương mại và trái phiếu 8 năm do tiết kiệm bưu điện mua. Lãi suất
do ngân hàng nhân dân quyết định và có cân nhắc tới lãi suất của các công cụ tài
chính khác có cùng thời hạn. Từ năm 1998, CDB đưa ra một phần hệ thống đấu
thầu thông qua việc kết hợp một nhóm các ngân hàng thương mại để quyết định lãi
suất của trái phiếu, do vậy mà huy động được vốn với lãi suất thấp.
Các hình thức hỗ trợ của CDB ngày càng được đa dạng hơn. Đặc biệt là việc
mở rộng hình thức tư vấn đầu tư cho các dự án. Đây là hình thức mới nhưng lại
mang lại hiệu quả cao đối với các dự án đầu tư. Hiện nay CDB đã tư vấn cho các dự
án mới của Nhà nước trước khi nó được trình lên nội các.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đã thu thập thông tin về những chính sách cụ thể
của các nước châu Á hỗ trợ cho quá trình Công nghiệp hóa, hầu hết các nước đều
đưa ra các chính sách về tín dụng đầu tư:
Đây là phần đầu của một bảng tư liệu trong tài liệu được nhóm thu
nhập được:
Bảng 1:.Chính sách CN và công cụ được các nước châu Á vận dụng trong
Công nghiệp hóa.
Nhóm 8 21
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
Loại biện pháp. Mal Phil Thl H
Q

SNG IDN HK JP T
Q
IDA
1.Các biện pháp ảnh hưởng
đến sản xuất.
Chính sách phát triên công
nghiệp.
Chính sách chung.
Ưu tiên ngành cụ thể.
Chiến lược / Trong nước.
CN xuất khẩu.
C
C
C
C
-
C
C
C
C
C
C
C
C
K
C
C
C
K
K

K
C
C
C
C
C
C
K
C
C
C
C
C
K
K
K
C
C
-
-
-
C
C
C
C
-
C
C
C
C

C
Biện pháp hỗ trợ.
Bảo hộ nhập khẩu.
Kiểm soát giá.
Quy định đầu tư.
Tín dụng và trợ cấp.
Đào tạo nhân lực.
C
C
-
C
C
C
K
Giảm
-
C
C
-
-
C
-
K
K
K
C
C
K
K
K

C
C
C
C
Giả
m.
C
C
K
K
K
C
C
K
-
-
C
C
C
Gi
ảm
C
C
-
C
K
-
C
C
C:Có. ; K:Không. Nguồn:Theo Pangestu(2002).

3.2.Sự hình thành hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam
Giai đoạn những năm 60 cho tới đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Ở Việt
Nam, sự tài trợ của Nhà nước trong thời gian được thực hiện dưới dạng cấp phát
vốn. Từ những năm 1990-1995 manh múm hình thành hình thức tài trợ có thu hồi
vốn. Lý do chính là Nhà nước ta trong giai đoạn “Mở cửa” thực hiện chuyển đổi
hình thức cấp phát vốn sang cơ chế tự hạch toán.
Để thấy được ưu đãi tín dụng của Nhà nước, ta chỉ xem xét ba thời kỳ của
quá trình hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước, thời kỳ chuyển tiếp 1995-1999,
Nhóm 8 22
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
thời kỳ đi vào hoạt động theo cơ chế thị trường 2000-2006 và thời kỳ 2006-nay, khi
các thể chế thực hiện tín dụng đầu tư đi vào chuyên nghiệp hơn. Các giai đoạn này
gắn với sự hình thành và phát triển của ba tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư là Tổng
cục ĐTPT và quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia trong giai đoạn 1995-1999, quỹ hỗ trợ phát
triển (DAF) giai đoạn 2000-2005, Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) giai đoạn
2006-nay.
3.2.1.Chính sách tín dụng của Nhà Nước giai đoạn 1995-1999:
Trước nhu cầu nâng cao hiệu quả tín dụng ĐTPT Nhà nước, thu hút các
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cho ĐTPT đồng thời tách bạch dần hoạt động cho
vay chính sách ra khỏi vay thương mại. Chính phủ đã thành lập Tổng cục Đầu tư
phát triển, trực thuộc Bộ Tài chính, với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về Tài chính ĐTPT, tổ chức việc thực hiện việc
cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư và vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối
với các dự án, mục tiêu, chương trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hàng
năm.
Cũng trong thời gian này, Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia được thành lập ngày
9/12/1995 theo quyết định 808/TTg của Thủ tướng chính phủ, để huy động vốn và
cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển các ngành, nghề, thuộc diện ưu đãi và
các vùng kinh tế khó khăn theo quy định của Chính phủ. Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia
là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ tài chính.
Như vậy trong thời gian từ 1995 – 1999, hoạt động tín dụng ĐTPT Nhà nước
được nhiều tổ chức chung tay thực hiện, đó là: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam (BIDV), Tổng cục đầu tư phát triển, trực thuộc Bộ tài chính, Quỹ hỗ trợ đầu tư
quốc gia thuộc Chính phủ và các Ngân hàng thương mại quốc doanh khác. Nghĩa là
giai đoạn này chính phủ vẫn chưa tách cho vay chính sách ra khỏi ngân hàng thương
mại Quốc doanh. Sự khác biệt so với trước đó thể hiện ở việc cho vay có tính đến
lãi suất, có thu hồi vốn, bỏ dần hình thức cấp phát vốn.
Nhóm 8 23
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
*Ưu điểm:
-Hình thành cơ chế vay trả có tính đến lãi suất, có thu hồi vốn, bỏ dần hình
thức cấp phát vốn
*Hạn chế:
-Mỗi đầu mối cho vay và quản lý nhiều chương trình khác nhau, làm cho
nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước bị phân tán, giảm hiệu quả vốn đầu tư,
gây khó khăn trong quản lý vốn.
-Tổ chức cho vay không có sự độc lập và tự chủ về tài chính cũng như quyết
định tài trợ dự án, kế hoạch trả nợ được xác định dựa trên đặc điểm của dự án, việc
thẩm định tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án còn rất sơ khai, hầu như chỉ
dừng ở mức xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thủ tục do việc cho vay dựa
trên kế hoạch chỉ định hàng năm.
3.2.2.Chính sách tín dụng của Nhà Nước giai đoạn 2000-2006
Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế và cơ
chế quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhằm góp phần thực hiện chủ
trương phát huy nội lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần, nghị quyết TW 4 và TW 6 lần
1 khóa VIII. Tháng 6 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/1999/NĐ –
CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, đồng thời thành lập Quỹ hỗ trợ phát
triển (QHTPT) theo Nghị định số 50/1999/NĐ– CP ngày 8/7/1999 để thực hiện

chính sách tín dụng ĐTPT Nhà nước(Ngoài ra có kèm theo thực hiện tín dụng xuất
khẩu).
Đây là một bước đi quan trọng trong việc đổi mới quản lý tín dụng ĐTPT
Nhà nước, tập trung vào một đầu mối, khắc phục những tồn tại của cơ chế tín dụng
ĐTPT trong 10 năm trước theo hướng giảm bao cấp, tăng cường hiệu quả vốn đầu
tư, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan cho vay,
tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ bản.
Nhóm 8 24
Đề tài môn kinh tế đầu tư:Tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
QHTPT chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2000 với những nhiệm vụ:
huy động vốn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính
sách tín dụng ĐTPT Nhà nước thông qua các hình thức cho vay đầu tư, bảo lãnh tín
dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, cho vay theo hiệp
định của Chính phủ và thực hiện một số nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ
giao.
Tháng 4/2004, chính phủ ban hành nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày
01/04/2004 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thay thế nghị định
43/1999/NĐ-CP, với một số thay đổi chính là:
 Mục đích của tín dụng ĐTPT của Nhà Nước: chuyển từ việc tập trung
hỗ trợ các dự án thuộc địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn cần khuyến khích đầu tư
sang hỗ trợ các dự án ĐTPT thuộc nhóm ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình
kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế bền vững.
 Bổ sung các hình thức cho vay đầu tư theo Hiệp định chính phủ, hàng
năm với nguồn vốn thực hiện được chuyển từ NSNN (Bộ tài chính).
 Một dự án có thể được hỗ trợ đồng thời bằng hình thức cho vay đầu tư,
hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc đồng thời cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư.
 Đối tượng ngành nghề được cho vay đã thu hẹp và thống nhất lại so
với trước đây, áp dụng chung một mức lãi suất và giữ nguyên trong suốt thời hạn

cho vay. Lãi suất cho vay được xác định tương đương 70% lãi suất thị trường thay
vì ấn định cụ thể so với trước đây.
 Xóa bỏ sự đối xử phân biệt theo thành phần kinh tế trong việc bảo đảm
tiền vay; các chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền
vay.
 Quỹ dự phòng rủi ro được trích hàng năm tối đa bằng 0,2% trên dư nợ
bình quân cho vay đầu tư và nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư (trước đây được
trích tối đa 2% số lãi thực thu), tăng thẩm quyền của bộ trưởng bộ tài chính trong
Nhóm 8 25

×