Tải bản đầy đủ (.doc) (199 trang)

Các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở miền núi tỉnh Quảng Nam (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.73 KB, 199 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN TẤT THẮNG
CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
Ở MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Giáo dục
Mã số: 62.14.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
2
HÀ NỘI - 2007
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN Cøu
1.1 Bước vào thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa và những vấn đề liên quan đến
nguồn nhân lực đang đặt ra cho nhân loại trước nhiều thời cơ và thách thức lớn.
Mỗi quốc gia, cộng đồng, gia đình và từng cá nhân có chiến thắng được thách thức,
nắm được thời cơ để đạt đến sự phát triển mạnh mẽ và bền vững hay không, vấn đề
quan trọng bậc nhất là “con người” và "chất lượng con người”.
Đảng ta luôn đề cao nhân tố con người. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VIII, đã khẳng định vai trò chiến lược con người,
của việc phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và
bền vững mọi mặt của xã hội. Quan điểm của Chiến lược Dân số Việt Nam giai
đoạn 2001-2010 xác định “ Thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm việc
điều hòa giữa số lượng và chất lượng dân số, giữa phát triển dân số và phát triển
nguồn nhân lực”. Mục tiêu về chất lượng dân số của Chiến lược cũng đã khẳng định
“ Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Phấn đấu đạt chỉ số
phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến của thế giới vào năm 2010”.
Mét trong những giải pháp để đạt được mục tiêu đó là tăng cường công tác giáo dục
và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhân dân, mà trước hết là sức khỏe sinh sản cho


vị thành niên (SKSS VTN).
1.2 Vị thành niên (VTN) là một bộ phận dân cư có vị trí quan trọng trong gia
đình và xã hội, chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng quy mô dân số. Cả nước, hằng
năm, có khoảng 1,2 triệu vị thành niên bước vào tuổi lao động. Đây là nguồn nhân
lực bổ sung, thay thế, bảo đảm cho việc duy trì, phát triển gia đình và xã hội; đồng
thời cũng là lực lượng kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa, lối sống của dân téc.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế năm 2002, có 11,2% vị thành niên có
quan hệ tình dục; hằng năm có 300.000 phụ nữ thai nghén dưới tuổi 20, trong đó
80% có thai mà không hề hay biết, 5,7% có chồng, mang thai và sinh con; 30% sè
ca phá thai là những phụ nữ trẻ chưa lập gia đình; và tính đến cuối năm 2003 đã có
3
76.180 người nhiễm HIV, trong đó vị thành niên và thanh niên chiếm khoảng 60%.
Rõ ràng là vấn đề sức khỏe sinh sản của vị thành niên đang ảnh hưởng nghiêm
trọng, trực tiếp đến chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực ở hiện tại và
tương lai.
1.3. Hiện nay, tại Quảng Nam, nhóm tuổi 10-19 ở miền núi chiếm 23,9% dân
số toàn vùng, và dự báo vẫn tiếp tục gia tăng trong thập kỷ tới. Họ là lực lượng lao
động hùng hậu và tương lai của địa phương, và là những người hưởng lợi từ nhiều
chương trình của Đảng và Nhà nước được thực hiện trong vùng, trong đó có chương
trình Dân số, sức khỏe sinh sản/KÕ hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, có rất Ýt tài liệu
phân tích riêng về tình hình sức khỏe sinh sản vị thành niên. Mét số nghiên cứu dân
téc học khá sâu sắc tại Quảng Nam đã được thực hiện, đề cập đến đời sống cũng
như các phong tục, tập quán liên quan đến hôn nhân, sinh nở của các dân téc thiểu
số, nhưng, nhìn chung, những nghiên cứu này chưa đi sâu vào khía cạnh sức khỏe
sinh sản của vị thành niên, trong những điều kiện của hệ thống truyền thông và
chăm sóc sức khỏe sinh sản đang tồn tại trong cộng đồng tại miền núi, cùng với nó
là các số liệu và tư liệu về thực trạng và các biện pháp giáo dục, chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên ở các địa bàn miền núi khác nhau còn rất Ýt ái, mang tính
chất đơn lẻ, thiếu tổng hợp; trên thực tế chưa có công trình nghiên cứu khoa học đi
sâu vào các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở miền núi.

Do đó, đầu tư giáo dục toàn diện cho vị thành niên ở miền núi, trong đó
dành ưu tiên về giáo dục sức khỏe sinh sản, với các biện pháp giáo dục phù hợp, sẽ
là những đóng góp hiệu quả nhất đảm bảo nguồn nhân lực thực sự trở thành thế
mạnh và tài sản của địa bàn này cho cả hiện tại và các thế hệ mai sau.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Các biện
pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở miền núi tỉnh Quảng Nam”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN Cøu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản VTN ở miền núi tỉnh Quảng Nam.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN Cøu
4
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở miền núi tỉnh
Quảng Nam.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở miền núi hiện nay
đã đem lại một số kết quả, song vẫn còn thiếu hiệu quả dẫn đến nhận thức, thái độ
và hành vi về sức khỏe sinh sản của vị thành niên còn thấp kém. Nếu xây dựng
được các biện pháp giáo dục đồng bộ và phù hợp, trong đó có biện pháp giáo dục
thông qua mô hình giáo dục đồng đẳng thì sẽ nâng cao hiệu quả việc thực hiện mục
tiêu giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên ở khu vực miền núi.
5. NHIỆM VÔ NGHIÊN Cøu
5.1. Xác định cơ sở lý luận, quan điểm chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên; nhận thức, thái độ, và hành vi về sức khỏe sinh sản của vị thành
niên ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, và lý giải nguyên nhân của thực trạng.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có hiệu

quả; tiến hành thực nghiệm tác động biện pháp giáo dục thông qua mô hình giáo
dục đồng đẳng để khẳng định tính khả thi của nã.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN Cøu
6.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khảo sát các khách thể thuộc các nhóm dân téc đông người hơn : Kinh, Cơ-
tu, Xơ-đăng, Giẻ-Triêng, Cor, bao gồm vị thành niên, cha mẹ hoặc người thân trực
tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc vị thành niên, giáo viên, cán bộ lãnh đạo, cán bé quản lý,
cán bộ chuyên môn, và những người có uy tín trong cộng đồng.
5
6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
- Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản vị thành niên ở
lứa tuổi 14-19.
- Đánh giá thái độ và xu hướng hành vi xử lý của người lớn về những vấn đề
liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Đánh giá các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên đã thực
hiện và đề xuất các biện pháp có tính khả thi.
7. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN Cøu
7.1. Những phương pháp nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa và khái quát tài liệu lý luận liên quan đến vấn đề giáo dục sức
khỏe sinh sản vị thành niên; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, văn
bản Chiến lược Dân số và Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản.
7.2. Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học
7.2.1.1 Khách thể được điều tra
- Trẻ vị thành niên.
- Cha mẹ, người thân của vị thành niên.
- Cán bộ lãnh đạo,cán bộ quản lý, cán bộ dân số, y tế, giáo viên và những
người có uy tín trong cộng đồng.
7.2.1.2. Cách tiến hành
Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định

lượng (thông qua bảng hỏi) và nghiên cứu định tính (thông qua phỏng vấn sâu và
thảo luận nhóm tập trung).
Bước 1: Nghiên cứu định lượng, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng tại hộ gia
đình, cơ quan bằng bảng hỏi nhằm mô tả thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi, các
biện pháp giáo dục đã thực hiện và mô tả các mối liên quan đến nhận thức, thái độ,
hành vi của đối tượng được nghiên cứu.
6
Bước 2: Nghiên cứu định tính nhằm mô tả các yếu tố liên quan đến nhận
thức, thái độ, hành vi, và những nguy cơ cao liên quan đến sức khỏe sinh sản vị
thành niên thông qua:
- Thảo luận nhóm tập trung: Nhóm cán bộ chính quyền, đoàn thể cấp xã (1
nhóm), nhóm giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường (1 nhóm), nhóm vị thành niên đã
thôi học (1 nhóm), nhóm vị thành niên đang đi học (1 nhóm).
- Phỏng vấn sâu 5 hé gia đình làm nông nghiệp.
7.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tổ chức hội thảo chuyên đề báo cáo sơ bộ kết quả điều tra và xin ý kiến các
chuyên gia cấp tỉnh, huyện và xã.
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm tác động
- Thực hiện thực nghiệm tác động "Biện pháp giáo dục thông qua mô hình
giáo dục đồng đẳng" tại 2 xã và 1 trường Phổ thông Dân téc nội trú.
7.3 Phương pháp thống kê toán học trong xử lý số liệu
7.3.1. Nhập số liệu, phân tích
Số liệu từ bảng hỏi phỏng vấn đánh giá thực trạng được nhập vào máy tính
bằng chương trình Foxpro, sau đó chuyển sang chương trình Excel kết hợp sử dụng
Visual Basic để xử lý (nghiên cứu định lượng) và tổng hợp các biên bản thảo luận,
các cuộc phỏng vấn sâu (định tính).
Phần thực nghiệm được nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0; kiểm
định bằng Chi-Square và hệ số tương quan thứ bậc Spearman, theo công thức:
r
s

= 1 -
6

d
2
n (n
2
- 1)
Trong đó:
r = hệ số tương quan thứ bậc
d = hiệu sè thứ bậc giữa 2 đại lượng cần so sánh
n = số nội dung cần so sánh (số các biện pháp tác động giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên cần so sánh)
7
Phương pháp tính điểm giá trị trung bình trong nghiên cứu xã hội học cũng
được sử dụng trong phân tích, đánh giá để so sánh và xếp bậc, với công thức:
7.3.2. Nội dung phân tích
- Mô tả tần số, giá trị trung bình các đặc điểm theo từng huyện và cả miền núi.
- Phân tích, tìm hiểu các biện pháp giáo dục ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết ,
thái độ và hành vi sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Phân tích các lực lượng giáo dục theo giới tính, vùng địa lý, trình độ học vấn,
ngành nghề, dân téc, nơi cư trú
(Trong các phương pháp nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu lý luận,
phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp thực nghiệm tác động là các
phương pháp chủ yếu).
Luận án có 188 trang gồm mở đầu, kết luận - kiến nghị và 3 chương:
- Chương 1 - Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên.
- Chương 2 - Thực trạng giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở miền
núi tỉnh Quảng Nam.

- Chương 3 - Các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở miền
núi tỉnh Quảng Nam.
(n
1
x 1)+(n
2
x 2)+(n
3
x 3)+
n
1
+n
2
+n
3
+
X =
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN Cøu
1.1.1 Những nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên ở nước
ngoài:
Trong nhiều năm qua, trên thế giới, cả những nước đang phát triển và các
nước đã phát triển, đang đối mặt với nhiều vấn đề bất ổn và thách thức của SKSS
VTN. Nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ tình dục, mang thai và sinh đẻ, phá
thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục trong lứa tuổi VTN đã được tiến hành và
công bố rộng rãi. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về SKSS
VTN, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 2000 trở lại đây: [133].

- Wu Shi-Zhong, Luo Lin, Xiao Yu, Tang Yongjun, Mao Yuanling (Trung
Quốc) “ Nghiên cứu so sánh hành vi tình dục và nhu cầu tránh thai của nam nữ vị
thành niên chưa lập gia đình ở vùng nông thôn Sichuan, Trung Quốc”.
- Lusia Alvarez Vazquez (Cuba) “Quan niệm và hành vi của vị thành niên:
định hướng sức khỏe sinh sản theo giới”.
- Sunil Mehra (Ên Độ) “Xác định mô hình quan hệ tình dục của vị thành niên
sống ở vùng nghèo và tái định cư ở thành phố“.
- Susan Pick (Mexico) “Những lo lắng tình dục và ảnh hưởng của những xúc
cảm về sức khỏe tình dục của vị thành niên“.
- Soori E.A Nnko (Tanzania) “Hành vi tảo hôn trong vị thành niên đã thôi
học: động cơ, mô hình và ý nghĩa do tác động của bạn tình“.
- Ayse Akin (Thổ Nhĩ Kỳ) “Thực trạng và những yếu tố đến sức khỏe tình
dục và sức khỏe sinh sản của vị thành niên ở Thổ Nhĩ Kỳ“.
- Danuta Duch, Wanda Nowicka, Anna Titkow (Ba Lan) “Làm thế nào vị
thành niên vùng Warsaw đương đầu với những thông điệp trái ngược nhau về vấn
đề tình dục và sinh sản“.
9
- Mohammad Reza Mohammadi (Iran) “Kiến thức, thái độ, hành vi về sức
khỏe sinh sản của nam vị thành niên Iran (15-18 tuổi)“.
- Shadia Wannous (Syria) “Đánh giá nhu cầu sức khỏe sinh sản của học sinh
trung học ở Syria“.
- Zheng Zhenzhen (Trung Quốc) “Thực trạng sức khỏe sinh sản và nhu cầu
của nữ công nhân di cư đến các thành phố Trung Quốc“.
- Abigail Harrison (Nam Phi) “Sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản vị
thành niên ở Nam Phi trong bối cảnh xung đột xã hội và sự tái lập”.
- Laurike Moeliono (Indonesia) “Hoạt động tình dục của vị thành niên và các
nguy cơ về mang thai ngoài ý muốn và bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản: tiếp cận
nhận thức và xây dựng chiến lược“.
- Laurie Ramiro (Philippines) “Cưỡng bức tình dục và bạo lực trong vị thành
niên ở vùng đô thị của Philippines”.

- Zenilda Vieira Bruno (Brazil) “Hậu quả về xã hội và hành vi của việc mang
thai ở tuổi vị thành niên”.
- Monica A Magadi, Alfred Otieno Agwanda (Kenya) “Nghiên cứu về làm
mẹ an toàn trong vị thành niên ở vùng Nam Nyanza của Kenya”.
- Zhang Liying (Trung Quốc) “Nghiên cứu về việc tiếp cận và tiếp nhận dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên”.
- Arurat Tangmunkongvorakul (Thái Lan) “Việc tiếp cận với chăm sóc sức
khỏe và định hướng của người cung cấp dịch vụ về nhu cầu sức khỏe sinh sản vị
thành niên: nghiên cứu vùng Bắc Thái Lan”.
- Sabina Faiz Rashid (Bangladesh) “Nghiên cứu dân téc học về sức khỏe sinh
sản đối với nữ vị thành niên vùng nghèo ở thành phè Dhaka”.
- Vanphanom Sychareun (Lào) “Định hướng chăm sóc của người cung cấp
dịch vụ về sức khỏe sinh sản vị thành niên”.
- Nilar Tin (Myanmar) “Sự bất cập của hệ thống y tế và những người cung
cấp dịch vụ về nhu cầu sức khỏe sinh sản vị thành niên”.
10
- Cristian Pereda Feliu (Chile) “Chuẩn mực phòng ngõa nhóm về các bệnh
lây truyền qua đường tình dục/ AIDS, mang thai ngoài ý muốn và tác động về sự
thay đổi trong nam nữ vị thành niên trường học tại Santigo, Chile“.
- Gao Ersheng (Trung Quốc) “Nghiên cứu can thiệp dùa vào cộng đồng về
giáo dục và cung cấp dịch vụ sức khỏe tình dục/ sức khỏe sinh sản cho vị thành niên
và thanh niên tuổi 15-24 chưa lập gia đình ở Thượng Hải“.
Nhận xét: Các tác giả nêu trên đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau như điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung,
phương pháp hồi quy, can thiệp, Labô, nhân trắc, khám lâm sàng, tổng kết bệnh án,
nhưng rộng rãi nhất vẫn là điều tra xã hội học. Khách thể được khảo sát là vị thành
niên từ 12 - 19 tuổi. Công trình nghiên cứu có số lượng khảo sát Ýt nhất là 200 vị
thành niên và nhiều nhất là 2400 vị thành niên, 80% vị thành niên ở ngoài nhà
trường, vùng chịu nhiều thiệt thòi, nhưng chưa có ở vùng núi.
Chủ đề nghiên cứu tập trung ở các nội dung hành vi nguy cơ về tình dục,

hành vi nguy cơ của các nhóm vị thành niên thiệt thòi, cưỡng bức tình dục, hậu quả
thai nghén đối với vị thành niên, xã hội học, vai trò của giới, thái độ về quan hệ tình
dục, hành vi ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng chăm sóc, quan điểm của người
cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhưng chưa đi sâu
vào các biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.
1.1.2 Những nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên trong nước:
1.1.2.1 Theo Nguyễn Duy Khuê, Trịnh Hữu Vách và các cộng sự, giai đoạn
1995-2001, đã có 118 công trình nghiên cứu về các vấn đề SKSS vị thành niên đã
được công bố, bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học của các Viện nghiên
cứu, Trường Đại học, Bộ, Ngành, đoàn thể trên các tạp chí, tập san kỷ yếu hội
nghị, hội thảo trong và ngoài nước; các báo cáo tổng kết đề tài, dự án nghiên cứu và
can thiệp đã được nghiệm thu; các luận án tiến sĩ, thạc sĩ khoa học đã được bảo vệ
[20].
Các chủ đề chính của 118 đề tài nghiên cứu này có thể phân chia nh sau:
- Đặc điểm phát triển về thể chất, tâm sinh lý, trí tuệ của VTN: 16 nghiên cứu.
11
- Hiểu biết về dậy thì và các đặc điểm giới tính của VTN: 6 nghiên cứu.
- Tình hình bệnh tật ở vị thành niên: 11 nghiên cứu.
- Hiểu biết về bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS ở vị thành niên: 25 nghiên cứu.
- Nhận thức, thái độ , hành vi về QHTD, BPTT ở VTN: 20 nghiên cứu.
- Nhận thức, thái độ , hành vi và thực trạng về phá thai ở VTN: 6 nghiên cứu.
- Tệ nạn mại dâm và lạm dụng tình dục trẻ em: 6 nghiên cứu.
- Tệ nạn ma túy ở vị thành niên: 4 nghiên cứu.
- Tệ nạn nghiện hót thuốc lá và uống rượu bia vị thành niên: 4 nghiên cứu.
- Tội phạm vị thành niên: 4 nghiên cứu.
- Trẻ em lang thang cơ nhỡ, lao động trẻ em: 6 nghiên cứu.
- Phân biệt đối xử nam - nữ đối với vị thành niên: 2 nghiên cứu.
- Tai nạn chấn thương: 1 nghiên cứu.
- Các hoạt động can thiệp và các yếu tố có liên quan đến sức khỏe vị thành
niên: 16 nghiên cứu.

Theo Đỗ Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Tấn Thắng và các cộng sự
[78], từ năm 1995-2003 đã có 146 tài liệu, công trình nghiên cứu về sức khỏe sinh
sản vị thành niên, đề cập đến những chủ đề chính:
- Thực trạng tình hình sức khỏe, sức khỏe sinh sản vị thành niên, có 82/146
nghiên cứu, chiếm 56,1%, bao gồm:
+ Về thể lực, trí tuệ, tâm lý, sinh lý, bệnh lý và những nghiên cứu cơ bản có
liên quan đến sức khỏe, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
+ Về thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của VTN đối với sức khỏe, SKSS
VTN gồm các chủ đề liên quan đến tình bạn, tình yêu, tình dục, quan hệ tình dục, sử
dụng các BPTT, có thai sớm và phá thai trong lứa tuổi VTN; nhận thức về
HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm và những thực trạng có liên quan.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, sức khỏe sinh sản vị thành niên, có
18 nghiên cứu, chiếm 12,4%, bao gồm:
+ Về ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS và các tệ nạn ma túy, mại dâm đối
với sức khỏe, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
+ Về ảnh hưởng của bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy và tai nạn thương tích
đối với sức khỏe, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
12
- Những yếu tố, giải pháp, biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục, chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản vị thành niên, có 46 nghiên cứu, chiếm
31,5%, bao gồm các yếu tố, giải pháp, biện pháp thuộc về trách nhiệm của chính
quyền các cấp, các đoàn thể xã hội, của nhà trường và của gia đình.
Như vậy, có tới 56,1% các công trình nghiên cứu đã tập trung vào việc khảo
sát đánh giá thực trạng và nghiên cứu cơ bản. Các nghiên cứu đi sâu vào việc tìm
kiếm đề xuất các giải pháp chỉ chiếm 31,5%, và các nghiên cứu nhằm tìm ra những
yếu tố tác động ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản vị thành niên chỉ chiếm 12,4%.
Đáng chó ý, từ năm 2000 trở lại đây, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, có
nhiều luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề này và có thể nêu một
số nghiên cứu tiêu biểu nh sau:
Hoàng Thị Lợi, “Thực trạng và các biện pháp nâng cao nhận thức về sức

khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT các huyện miền núi tỉnh Phú Thọ”.
Luận văn Thạc sĩ (2000) [ 61].
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm
nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh THPT các
huyện miền núi, với hai vấn đề trọng tâm: hiểu biết về tình dục và biện pháp tránh
thai. Khách thể được khảo sát gồm 300 học sinh của hai trường THPT. Nhằm nâng
cao nhận thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên, đề tài tập trung các biện pháp:
đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa; hoàn thiện nội
dung giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền;
tăng cường quản lý văn hóa phẩm; phát huy vai trò của chương trình Dân sè -
KHHGĐ, chương trình phòng chống AIDS.
Trần Mai Hương, “Một số biện pháp quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên cho học sinh THPT tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn
Thạc sĩ (2003) [56].
Mục đích nghiên cứu là đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý nhằm
nâng cao nhận thức về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT. Khách thể
được khảo sát gồm 360 học sinh, 60 bậc cha mẹ và 96 cán bộ quản lý, đoàn thể.
Nhiệm vụ nghiên cứu là nâng cao nhận thức về giới tính và tình dục, về sức khỏe
tình dục, về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên; nâng cao chất lượng chăm sóc sức
13
khỏe sinh sản vị thành niên; phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
HIV/AIDS. Các biện pháp giáo dục bao gồm: tăng cường quản lý nội khóa; tổ chức
giáo dục ý thức xây dựng nếp sống văn hóa truyền thống; cải tiến quản lý các hoạt
động ngoại khóa; tăng cường đầu tư nguồn lực; hoàn thiện cơ chế quản lý.
Lê Thị Ngọc Bích, “Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh THPT Hà
Nội với giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên - Những giải pháp trong thời gian
tới”. Luận văn Thạc sĩ (2004) [6].
Phạm vi nghiên cứu của đề tài dừng lại ở mức độ khảo sát thực trạng và đề
xuất giải pháp giáo dục, chưa có tiến hành thực nghiệm tác động các giải pháp.
Khách thể được khảo sát gồm 500 học sinh, 170 bậc cha mẹ và 86 giáo viên, cán bộ

đoàn thể. Các giải pháp giáo dục đã được đề xuất gồm: tăng cường công tác quản
lý của gia đình, cung cấp tài liệu, hưởng ứng xây dựng gia đình văn hóa mới, giáo
dục kết hợp với nhà trường; triển khai và xây dựng chương trình giáo dục, lồng
ghép giảng dạy ở các bộ môn, kết hợp với các hoạt động ngoại khóa trong nhà
trường; tăng cường hoạt động của các cơ quan thông tin đại chúng, huy động đội
ngò cộng tác viên, tuyên truyền viên, xây dựng trung tâm tư vấn, gia đình văn hóa
mới ở cộng đồng, mô hình cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản cho vị thành niên; và
tăng cường giải pháp tự giáo dục từ phía cá nhân vị thành niên.
Nguyễn Thế Hùng, “ Biện pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên đối với các bậc cha mẹ”. Luận án Tiến sĩ (2005) [54].
Luận án tập trung nghiên cứu, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi
dưỡng năng lực giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các bậc cha mẹ; xác
định các biện pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho
các bậc cha mẹ; và đề xuất một số biện pháp giúp cho các cơ quan, đoàn thể, các
nhà khoa học, các nhà giáo dục tổ chức việc hỗ trợ cho các bậc cha mẹ tăng cường
năng lực giáo dục con cái. Các nhóm biện pháp đã được đề xuất bao gồm: xây dùng
và chuẩn hóa nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; tổ chức hoạt động
truyền thông giáo dục cộng đồng; bồi dưỡng cho cha mẹ thông qua các líp học phi
chính qui, chuyên đề linh hoạt, thông qua các đoàn thể mà cha mẹ là thành viên,
thông qua các phong trào thi đua quần chúng; và tổ chức quản lý. Luận án có 152
trang, với 94 tài liệu tham khảo, trong đó có 3 tài liệu tiếng Anh. Địa bàn nghiên
14
cứu là khu vực đồng bằng , nơi có số đông dân cư sinh sống, chưa có điều kiện triển
khai ở miền núi.
Nhận xét: Những phát hiện chính từ các nghiên cứu khoa học núi trên có thể
được tóm tắt nh sau:
- Mét bộ phận không nhá vị thành niên, ngay cả nhóm vị thành niên lớn(17-
19 tuổi), còn thiếu những hiểu biết hoặc hiểu sai lệch các đặc điểm dậy thì, các đặc
trưng về giới tính của chính bản thân mình. Phần lớn vị thành niên còn rất e ngại
khi núi đến vấn đề có liên quan đến giới tính, tình dục với bạn bè, ngay cả trong

sinh hoạt của câu lạc bộ "tiền hôn nhân” mà chủ đề chính trong những cuộc trao đổi
của họ thường là tình bạn, tình yêu.
- Tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
đang có chiều hướng gia tăng, xu hướng “trẻ hóa” đối tượng nhiễm HIV/AIDS
ngày càng thể hiện rõ nét. Không Ýt vị thành niên còn hiểu sai về con đường lây
nhiễm hoặc cho rằng vấn đề mắc HIV/AIDS chỉ là của người nước ngoài, gái
mại dâm, và họ khó có khả năng bị lây nhiễm.
- Quan niệm về vấn đề quan hệ tình dục trong vị thành niên không còn quá
khắt khe như trước đây. Việc chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân khá dễ
dàng là một thực tế. Giới trẻ Việt Nam đang chạy theo những lối sống thực dụng.
Người lao động trẻ và sinh viên Đại học đang thích thử nghiệm tình dục. Số trẻ 14-
15 tuổi có quan hệ tình dục trước hôn nhân đang gia tăng [20], [52].
- Nhận thức về tác hại của phá thai ở VTN khá cao. Tuy nhiên, tình trạng có
thai ngoài ý muốn và phải đi phá thai rất đáng báo động. Tỷ lệ phá thai ở nước ta
vào loại một trong ba nước cao nhất thế giới; trong đó có 20% ở độ tuổi VTN.
Các tài liệu nghiên cứu, trong gần 10 năm qua, còng đã phản ảnh rõ phần lớn
các nhà trường phổ thông đã triển khai các nội dung giáo dục Dân số-
SKSS/KHHGĐ. Về cơ bản, các giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn Sinh vật,
Giáo dục công dân, Địa lý, Ngữ văn ở các trường học đã được bồi dưỡng kiến thức
về Dân số, sức khỏe, sức khỏe sinh sản vị thành niên; đồng thời các hoạt động ngoại
khóa về sức khỏe sinh sản vị thành niên đã được tổ chức thực hiện trong nhiều
trường học.
15
Các hoạt động truyền thông trực tiếp, qua các phương tiện thông tin đại
chúng, sự kết hợp các hình thức tuyên truyền với các loại hình văn hóa, nghệ thuật,
thể thao đã đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao nhận thức chung của xã hội,
cũng như của VTN về những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Các nhà khoa học thuộc các cơ quan và đơn vị thực hiện nghiên cứu trong
thời gian từ 1995-2006 tương đối phong phú và đa dạng. Trong đó, các cơ quan đi
đầu nghiên cứu trong lĩnh vực này là Ủy ban Dân số, Gia đình & Trẻ em, Bé y tế,

Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh,
Hội Liên hiệp Phô nữ, Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, các trường Đại học Y Hà Nội, Thái Bình, TP.Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Thái Nguyên, Viện Xã hội học, Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ và Gia đình,
Viện Nghiên cứu Thanh niên… Ngoài ra, các tổ chức Quốc tế, các tổ chức Phi
chính phủ [94],[97] còng đã quan tâm nghiên cứu hoặc hỗ trợ kỹ thuật và tài chính
để nghiên cứu như UNFPA, WHO, UNICEF, UNDP, SIDA Thụy Điển, Hội đồng
Dân số Mỹ, Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh, CARE International, Marie Stopes
International, PDI, Pathfinder, WVI, World Population Foundation ….
Khách thể được lùa chọn khảo sát chủ yếu là học sinh đang đi học; vị thành
niên đã thôi học, trẻ em đường phố, và các vị thành niên khác ngoài nhà trường
chiếm tỷ lệ thấp so với học sinh các trường học. Các địa bàn được nghiên cứu chủ
yếu tập trung ở khu vực đô thị, những nơi thuận lợi về giao thông và có đông dân
cư. Các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng miền núi, cũng đã được quan tâm
nghiên cứu, nhưng chỉ chiếm mét tỷ lệ thấp và khiêm tốn.
Tuy còn nhiều vấn đề cần có những nghiên cứu cơ bản và rộng khắp hơn
nhằm đưa ra những giải pháp tổng thể, những biện pháp khả thi nhằm huy động
toàn xã hội cộng đồng trách nhiệm giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên,
nhưng những kết quả thu được từ những nghiên cứu trong vòng 10 năm qua đã
mang lại những kết quả quý báu, đáng trân trọng, và tiếp tục được rút kinh nghiệm,
phát huy lâu dài. Nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên
cứu vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên và giáo dục SKSS cho VTN với nhiều
mức độ khác nhau, chỉ ra nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức giáo dục
16
SKSS VTN, chỉ ra chiến lược giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có tính quốc
gia và toàn cầu.
1.1.3 Giáo dục Sức khỏe sinh sản Vị thành niên ở Việt Nam
Sau Hội nghị Quốc tế về Dân sè-Phát triển ở Cai-rô năm 1994, hàng loạt
hội thảo đã được tổ chức ở Việt Nam để phổ biến khái niệm sức khỏe sinh sản và
vai trò của nó trong Dân sè - Phát triển. Các hoạt động tuyên truyền do Chính phủ,

các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan quốc tế và các nhà tài trợ tiến hành đã và
đang dần nâng cao rất nhiều nhận thức và hiểu biết chung về SKSS. Vì thế, chương
trình Dân số Quốc gia còng chuyển mạnh từ định hướng kÕ hoạch hóa gia đình
sang định hướng SKSS toàn diện hơn, thể hiện ở Chiến lược Dân số Việt Nam giai
đoạn 2001-2010, và Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc SKSS giai đoạn 2001-2010.
* Giáo dục dân số/ sức khỏe sinh sản trong nhà trường Việt Nam được ngành
Giáo dục quan tâm đặc biệt vì nó có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Vào cuối thập niên 80
của thế kỷ vừa qua, các đề án thực nghiệm giáo dục dân số mang mã hiệu VIE/88/P09,
VIE/88/P10 đã triển khai vào các trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông
(THPT). Những đề án này có tính thực nghiệm về giáo dục dân số núi chung, giáo dục
giới tính và đời sống gia đình núi riêng, đã thu được những kết quả nhất định [13].
Từ 1982 - 1992, được sự tài trợ của UNFPA, ngành Giáo dục và Đào tạo đã
tiến hành 3 dự án: Dự án giáo dục dân số trong nhà trường phổ thông; Dự án giáo
dục giới tính và đời sống gia đình; Dự án giáo dục các bậc cha mẹ có con dưới 6
tuổi tại 17 trên 53 tỉnh, thành phố trong toàn quốc.
Những kết quả thực nghiệm này đã tạo ra những tiền đề và điều kiện thuận
lợi cho ngành Giáo dục và Đào tạo tiến hành đại trà hoạt động giáo dục DS/Kế
hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) cho mọi nhà trường, cấp học, ngành học vào những
năm 1990. Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo - Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã ra
các chỉ thị liên tịch tới mọi nhà trường trong ngành (Chỉ thị 11/CTLT ngày
22/5/1992) yêu cầu phải coi công tác giáo dục dân số cho học sinh, KHHGĐ trong
đội ngò giáo viên như một thành tố quan trọng trong quá trình đào tạo [11],[12].
Từ năm 1992 -1996, giáo dục Dân số/sức khỏe sinh sản đã được thực hiện
với mục tiêu là “bước đầu thể chế hóa việc giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ
17
thông chính quy”. Lần đầu tiên một chương trình tích hợp giáo dục DS/SKSS trong
các môn học của trường phổ thông được biên soạn và sử dụng trên toàn quốc. Tại
thời kỳ này, có 5 chủ đề cơ bản về giáo dục Dân sè/SKSS được tích hợp vào
chương trình dạy học ở các trường phổ thông là: nhân khẩu học, môi trường, gia
đình, giới , dinh dưỡng. Những nội dung này được tích hợp vào 5 môn học ở bậc

tiểu học ( Toán, Tiếng Việt, Tìm hiểu tự nhiên- xã hội, Đạo đức và Sức khỏe), và
được tích hợp vào 3 môn học ở bậc trung học (Địa lý, Sinh vật và Giáo dục công
dân) [5],[11 ], [14].
Từ năm 1997 -2000, giáo dục Dân sè/sức khỏe sinh sản được tăng cường
thêm một bước nữa thông qua các hoạt động của dự án VIE/97/P13 với mục tiêu cơ
bản là thực hiện giáo dục Dân sè/sức khỏe sinh sản ở phổ thông với tinh thần nhấn
mạnh tới các chủ đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, tập trung ở cấp
THCS.
Từ 2001- 2005, thông qua dự án VIE/01/P11, giáo dục sức khỏe sinh sản
được tiếp tục thực hiện ở cấp THPT để phù hợp với tiến độ đổi mới giáo dục ở
THPT của ngành Giáo dục và Đào tạo theo NQ 40 của Quốc hội, với các mục tiêu
cụ thể là: dạy và học giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở các líp THPT, thí
điểm dạy học giáo dục sức khỏe sinh sản ở mét số trường Đại học Sư phạm, thực
hiện các biện pháp tuyên truyền vận động để tạo sự đồng tình, phối hợp với xã hội.
Các sách giáo khoa có tích hợp giảng dạy sức khỏe sinh sản vị thành niên ở
cấp THPT gồm các môn Ngữ văn, Địa lý, Sinh học và Giáo dục công dân. Ví dụ,
sách giáo khoa Ngữ văn THPT mới có tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản
vị thành niên vào các chương, các bài học văn và làm văn sau đây: Ca dao châm
biếm, hài hước; tục ngữ về đạo đức, lối sống của con người Việt nam; luyện núi
trình bày một vấn đề; văn thuyết minh, văn biểu cảm (Líp 10). Lão Gôriô (Banzac);
luyện núi phỏng vấn, lập luận bác bỏ; Truyện Kiều; tranh luận, phản bác về một vấn
đề xã hội (Líp 11). Văn nhật dông, bình luận về một hiện tượng trong đời sống;
phát biểu theo chủ đề; Vợ chồng A phủ, Chiếc thuyền ngoài xa (Líp 12) [7].
18
* Trong thời gian gần đây, những nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản đã
được nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức xã hội quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển
khai các hoạt động cụ thể. Sức khỏe sinh sản đã từng bước trở thành một nội dung
quan trọng của hầu hết các hoạt động dân số; các mục tiêu của sức khỏe sinh sản
còng là những mục tiêu cần đạt của KÕ hoạch hóa gia đình.
Tháng 5/1998, Ủy Ban Quốc gia Dân sè/KÕ hoạch hóa Gia đình đã thông

qua dự án "Tăng cường giáo dục dân số cho học sinh độ tuổi trung học từ 12 đến
18", nhằm giúp nâng cao nhận thức cho học sinh về giới tính, đời sống gia đình,
SKSS, môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực. Từ đó giúp học sinh có thái độ đúng, có lối sống lành mạnh, hình thành và
phát triển nhân cách, thực hiện tốt những quy định của Nhà nước về DS/KHHGĐ
[100].
Năm 1998, dự án "Hỗ trợ tăng cường sức khỏe sinh sản vị thành niên-
VIE/97/P12" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì đã được triển khai,
nhằm tuyên truyền trong thanh thiếu niên và học sinh, sinh viên về SKSS vị thành
niên, về các biện pháp tránh thai và quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, phòng
tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, giúp cho học sinh, sinh
viên, thanh thiếu niên có nhận thức đúng, tự điều chỉnh hành vi của mình, góp phần
hạ tỷ lệ phá thai và có con ngoài ý muốn trước tuổi 18 [37].
Gần đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng đã triển khai "Chương
trình chăm sóc sức khỏe sinh sản" (RHITA) cho VTN và thanh niên Việt Nam.
Từ năm 2000 đến nay, Trung ương Hội Liên hiệp Phô nữ Việt Nam đã phối
hợp với các cơ quan hữu quan, triển khai trong phạm vị cả nước "Chương trình
giáo dục kỹ năng sống cho vị thành niên". Thông qua các loại hình hoạt động xã
hội, kết hợp với nhà trường phổ thông, chương trình đã triển khai tác động đến
nhiều lĩnh vực như: Quyền trẻ em, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, chống xâm
hại tình dục trẻ em, giáo dục giới tính, cũng như các vấn đề liên quan đến SKSS
VTN [25].
19
Ủy Ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại
dâm, Hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt nam, trong nhiều năm qua, thông qua các
chương trình, dự án đã huy động nhiều lực lượng xã hội và nhiều tổ chức quốc tế
đang hoạt động tại Việt Nam, tham gia tổ chức các hoạt động truyền thông, hoạt
động can thiệp tại cộng đồng, tổ chức nghiên cứu khảo sát thực trạng tình hình,
đánh giá những yếu tố tác động của đại dịch HIV/AIDS và của các tệ nạn xã hội đối
với thanh thiếu niên, trong đó có đối tượng vị thành niên, trẻ em đường phố Đồng

thời thông qua các hoạt động đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả của công tác
giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên [93].
Như vậy, việc cải thiện tình hình SKSS VTN, thông qua giáo dục, tư vấn
cung cấp các dịch vô chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN phù hợp với lứa tuổi là một
trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược Dân số Việt Nam và Chiến lược
Quốc gia về Chăm sóc SKSS giai đoạn 2001- 2010. Chính vì thế, nhiều chương
trình, dự án với các hoạt động, mô hình đã được triển khai áp dụng ở các địa
phương với sự tham gia của nhiều ngành, đoàn thể và các tổ chức liên quan đã tạo
nên sự phong phú, đa dạng trong công tác giáo dục SKSS VTN ở Việt Nam trong
thời gian gần đây.
1.1.4 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục SKSS vị thành niên
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng về chính
sách DS-KHHGĐ đã khẳng định công tác thông tin, giáo dục, truyền thông là một
trong những giải pháp quan trọng vận động nhân dân thực hiện công tác DS-
KHHGĐ, “làm cho mọi người, trước hết là líp trẻ, chuyển biến sâu sắc nhận thức,
hiểu rõ sự cần thiết và lợi Ých của KHHGĐ, chấp nhận gia đình Ýt con” [37].
Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VIII đã xác định
rõ “vai trò, vị trí chiến lược của con người, nguồn lực con người trong chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đồng thời Đảng và Nhà nước cũng rất coi
trọng vai trò, vị trí của giáo dục và đào tạo, đặc biệt là công tác giáo dục, đào tạo
trong các trường phổ thông, nhằm xây dựng những líp người mới, đủ năng lực và trí
20
tuệ đáp ứng mọi yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
[12].
Luật Thanh niên (Điều 22) quy định “Gia đình có trách nhiệm tôn trọng quyền
của thanh niên trong hôn nhân và gia đình, giáo dục tình bạn, tình yêu và các kỹ năng
cần thiết để thanh niên tổ chức cuộc sống gia đình; Nhà nước có chính sách khuyến
khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các hoạt động tư vấn về tình yêu, hôn
nhân, gia đình, thực hiện KHHGĐ cho thanh niên; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ
chức khác của thanh niên, phối hợp với nhà trường, gia đình tuyên truyền, vận động

thanh niên thực hiện hôn nhân tiến bộ, xây dựng gia đình hạnh phúc” [40].
Pháp lệnh Dân số (Điều 9,11, 21, 29) còng quy định công tác truyền thông,
vận động, giáo dục và tư vấn SKSS cho VTN. Quan điểm của Chiến lược Dân số
Việt Nam đã khẳng định “ĐÈy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về dân số và
phát triển, kết hợp với việc thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chương trình chăm sóc
SKSS/KHHGĐ là giải pháp cơ bản để đảm bảo tính bền vững của chương trình Dân
số và phát triển”. Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc SKSS đã xác định mục tiêu cụ
thể là ”cải thiện tình hình SKSS, sức khỏe tình dục của VTN, thông qua việc giáo
dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp với lứa tuổi” [103].
Chiến lược Truyền thông Chuyển đổi Hành vi về Dân số, sức khỏe sinh
sản/kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006-2010, cũng đã xác định công tác giáo dục
cho VTN, thanh niên là nhằm “Nâng cao hiểu biết và nhận thức đầy đủ, đúng đắn
của VTN, thanh niên về SKSS/KHHGĐ còng như các kỹ năng cần thiết về chăm
sóc SKSS. Hạn chế các trường hợp mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an
toàn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS trong VTN, thanh niên.
Đẩy mạnh sự ủng hộ của xã hội đối với truyền thông, giáo dục Dân sè, sức khỏe
sinh sản/kế hoạch hóa gia đình cho VTN, thanh niên trong và ngoài nhà trường”
[103].
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa giáo dục Dân sè/ sức khỏe sinh
sản vị thành niên vào chương trình học từ cấp tiểu học đến THCS và THPT; lồng
ghép giáo dục DS/SKSS VTN trong chương trình đào tạo giáo sinh ở các trường
Đại học và Cao đẳng Sư phạm và các trung tâm giáo dục không chính quy tại tuyến
21
tỉnh; nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề chung của dân số thông qua các
chiến dịch tuyên truyền, đối thoại với các bậc phụ huynh, các nhà giáo và các nhà
lập chính sách giáo dục. Với sự hỗ trợ của UNFPA trong những năm qua, đặc biệt
trong mười năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành giáo dục dân số và
giáo dục SKSS VTN theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (1989-1992) tập trung vào giáo
dục các vấn đề quy mô dân số; giai đoạn 2 (1992-2005) tập trung vào giáo dục chất
lượng dân số, đặc biệt là giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; và giai đoạn 3

(2006-2010) tập trung vào giáo dục HIV/AIDS và giáo dục kỹ năng sống cho VTN [70].
Như vậy, từ trước đến nay, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục
SKSS vị thành niên là nhất quán, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với Chương
trình Hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, và là những định
hướng cụ thể để thực hiện các hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành
niên.
1.1.5 Kinh nghiệm quốc tế về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
1.1.5.1 Vài nét về giáo dục sức khỏe sinh sản VTN trước Hội nghị Cai rô
Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong nhiều năm trước đây, nhu cầu
của vị thành niên bị quên lãng trong các chương trình Dân số và Sức khỏe Sinh sản.
Có nhiều lý giải cho sự lãng quên này. Những vấn đề liên quan đến tình dục của vị
thành niên và sức khỏe sinh sản vô cùng nhạy cảm. Việc thiếu đào tạo và nhận thức
của các nhà giáo dục, của các chuyên gia sức khỏe, và thiếu hiểu biết đối với nhu
cầu và ảnh hưởng của các chương trình sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của
vị thành niên trong quá khứ đã ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực hiện các chương
trình giáo dục sức khỏe sinh sản và sức khỏe giới tính vị thành niên [120].
Các nghiên cứu với phụ huynh, giáo viên và nhân viên y tế chỉ ra rằng họ
không được chuẩn bị để thảo luận vấn đề tình dục với vị thành niên, thường thì vì
họ cảm thấy bất tiện hoặc quá sức, hoặc bởi họ không đồng ý việc thanh niên quan
tâm đối với vấn đề tình dục.
Trong quá khứ, nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của vị thành niên thường
được lồng ghép trong các chương trình dành riêng cho người lớn hoặc bị lãng quên
hoàn toàn trong các chương trình sức khỏe và giáo dục. Hơn nữa, hầu hết các
chương trình và dịch vụ sức khỏe sinh sản được tập trung cho các đôi lứa đã kết hôn
22
hoặc người lớn, lãng quên nhu cầu vị thành niên đã có sinh hoạt tình dục và chưa
sinh hoạt tình dục.
Ở Châu Á-Thái Bình Dương, giai đoạn trước năm 1970, giáo dục dân số
được coi là một bộ phận của kế hoạch hóa gia đình và chỉ khu trú ở giáo dục giới
tính. Điều đó đã không được dư luận xã hội ở nhiều quốc gia đồng tình, ủng hộ.

Cho đến năm 1970, Hội thảo quốc tế về giáo dục dân số được tổ chức tại Thái Lan
đã đưa ra một số định nghĩa hết sức quan trọng:" Giáo dục dân số là chương trình
giáo dục về dân số ở mức độ gia đình, cộng đồng, đất nước và thế giới, nhằm mục
đích tạo ra cho mọi người thái độ và phong cách ứng xử hợp lý và có trách nhiệm
về vấn đề này" [120], [128], [131].
Năm 1978, Hội nghị Tư vấn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã khẳng
định mục tiêu giáo dục dân số là việc trang bị tri thức về quan hệ giữa các yếu tố
dân số, phát triển kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống. Hội nghị Tư vấn năm
1982 đã khuyến nghị chương trình giáo dục dân số nên tập trung tích hợp vào các
môn học thích hợp. Năm 1983 đã xác định được chương trình giáo dục dân số trong
hệ thống giáo dục chính qui và không chính qui. Năm 1984 đã xác định việc biên
soạn tài liệu mẫu để dùng cho các nước tham khảo. Đến năm 1988, 25 nước trong
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã tiến hành riêng các chương trình giáo dục
dân số trong từng quốc gia.
1.1.5.2 Định hướng giáo dục sức khỏe sinh sản VTN của Hội nghị Cai rô
Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển được tổ chức tại Cai rô, Ai Cập vào
năm 1994 thể hiện một bước thay đổi lớn và chứng tỏ vai trò quan trọng của việc
giáo dục sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục.
Trong Chương trình Hành động được chấp thuận tại Hội nghị Quốc tế về
Dân số và Phát triển (ICPD), cộng đồng quốc tế, lần đầu tiên, công nhận sức khỏe
sinh sản và sức khỏe tình dục vị thành niên liên quan đến nhu cầu riêng biệt, khác
hẳn nhu cầu của người lớn. Các Chính phủ, với hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và các
tổ chức phi chính phủ, phải bảo vệ và hỗ trợ quyền của vị thành niên đối với giáo
dục sức khỏe sinh sản, thông tin và quan tâm đáp ứng nhu cầu của vị thành niên
thông qua các chương trình thích hợp. Khi giáo dục, tư vấn và cung cấp dịch vụ cho
23
vị thành niên, các quốc gia phải đảm bảo các chương trình và các nhà cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe nên có thái độ không hạn chế vị thành niên tiếp cận với
những dịch vụ và thông tin họ cần biết, kÓ cả thông tin về bệnh nhiễm khuẩn đường
sinh sản và lạm dông tình dục [121].

Hưởng ứng Chương trình Hành động của hội nghị này, các quốc gia ở khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương đã có nhiều nỗ lực trong việc giới thiệu các chương
trình sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên. Khởi đầu từ năm 1998,
đã có những tiến bé trong việc chú trọng những vấn đề về sức khỏe tình dục và sức
khỏe sinh sản vị thành niên một cách có hệ thống và hài hòa. Phổ biến nhất, sức
khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên được coi như một chương trình bộ
phận của các chương trình sức khỏe sinh sản do UNFPA tài trợ, thường được điều
hành bởi Bé Giáo dục và Bộ Y tế. Ngoài ra, vị thành niên còn được phân loại thành
nhiều nhóm nhỏ khác nhau, và nhiều cơ quan, cả thuộc chính phủ và phi chính phủ,
được phân công nhiệm vụ phụ trách và tiếp cận các nhóm thanh niên.
1.1.5.3 Kết quả bước đầu của giáo dục SKSS VTN sau Hội nghị Cai rô
Kết quả bước đầu cho thấy các cơ quan khác nhau đã có những thể thức khác
nhau để tiếp cận giới trẻ trong và ngoài trường học. Đối với trong nhà trường, các
chương trình giáo dục, khởi đầu bằng các chương trình giáo dục đời sống gia đình
và giáo dục dân số, đã được giới thiệu trong nhiều cấp trường, từ tiểu học đến trung
học và đến đại học. Được tài trợ bởi UNFPA, hầu hết các chương trình này đều
hướng về nhân khẩu học, tập trung vào mối quan hệ qua lại giữa phát triển dân số
và các mặt khác nhau của chất lượng cuộc sống. Dần dần, các nội dung về sức khỏe
tình dục và sức khỏe sinh sản được lồng ghép vào chương trình giáo dục như các
nội dung về hành vi không an toàn, bạo lực tình dục, kế hoạch hóa gia đình, trách
nhiệm cha mẹ , các bệnh lây nhiễm đường sinh sản, HIV, AIDS, các mặt xã hội của
giáo dục giới tính, bình đẳng giới, và quan hệ nam- nữ. Quan sát cho thấy rằng các
quốc gia tiếp tục nhận hỗ trợ của UNFPA thường có khuynh hướng lồng ghép các
nội dung về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản vào chương trình giảng dạy;
trong khi các quốc gia không nhận hỗ trợ của UNFPA thì tiếp tục dạy theo mô hình
phát triển dân số và phát triển [125].
24
Phối hợp giáo dục trong và ngoài nhà trường. Bởi vì môi trường truyền
thống thường ngăn trở ngành giáo dục chính thống không chấp nhận các chiến lược
mới, các tổ chức phi chính phủ thường được kêu gọi để hỗ trợ Bé Giáo dục phát

triển và thực thi các chương trình giáo dục sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở
nhiều quốc gia trong khu vực [127]. Can thiệp của họ có thể thấy từ mức độ tập
huấn cho giáo viên đến định hướng cho sinh viên và tổ chức các hội thảo, cho đến
các chiến dịch lớn dành cho vị thành niên, thanh niên và giới thiệu tài liệu. Một vài
ví dô:
• Ở Thái Lan, Hội Cha mẹ học sinh hỗ trợ Bộ Giáo dục tập huấn cho giáo viên
về giáo dục giới tính. Hoạt động tương tự được tiến hành bởi Liên hiệp Hội Cha mẹ
Nam Triều Tiên, bao gồm tập huấn cho giáo viên và thủ lĩnh học sinh.
• Ở Malaysia, Liên hiệp Hội Kế hoạch hóa Gia đình của Malaysia đã tổ chức
những buổi tọa đàm về giáo dục đời sống gia đình tại các buổi cắm trại của thanh
niên và các trường học, tập huấn cho giáo viên về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh
sản.
• Ở Indonesia, sách và các tài liệu tham khảo đã được các tổ chức phi chính
phủ soạn cho vị thành niên, thanh niên và các nhóm thanh niên được lùa chọn để
tập huấn. Một số các bệnh viện cũng đã tổ chức việc cung cấp thông tin về sức khỏe
sinh sản cho các trường trung học.
Đối với ngoài nhà trường, các chương trình ngoài nhà trường có nhiều hình
thức, từ phương pháp giới thiệu thông qua bạn bè, các vị thành niên, thanh niên
ngoài nhà trường, cung cấp thông tin cho nhau thông qua các buổi thảo luận nhóm,
hay hội thảo, cắm trại, cho đến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn,
điện thoại, đường dây nóng, tập huấn, các chiến dịch tuyên truyền bằng phương tiện
truyền thông, việc sử dụng các hình thức văn hóa và giải trí như kịch trên đường
phố, các lễ hội thể thao Thông qua các hình thức này, thông điệp về sức khỏe tình
dục và sức khỏe sinh sản đã được chuyển đến vị thành niên và thanh niên ở nhiều
địa bàn khác nhau [131].
* Hội Kế hoạch hóa Gia đình của Philippines đã điều hành Dự án Giáo dục
gia đình và Phát triển cho vị thành niên, thanh niên kể từ năm 1983, cung cấp các
dịch vụ sức khỏe tổng quát để giúp vị thành niên, thanh niên hiểu được hậu quả
25
nghiêm trọng của việc mang thai và kết hôn sớm. Việc cung cấp các dịch vụ còn

được thông qua trung tâm thanh thiếu niên, được trang bị các phương tiện giải trí và
thư viện mi ni, sử dụng các phương tiện nghe nhìn và các trò chơi trong nhà, và các
hoạt động cộng đồng như hoạt động thể dục thể thao là những phương tiện hữu hiệu
để tiếp cận vị thành niên, thanh niên [127].
* Ở Ên độ, hàng loạt các buổi tư vấn được tổ chức bởi các thủ lĩnh thanh
niên để phòng ngõa hữu hiệu AIDS. Các vở kịch đường phố, trò chơi chủ đề AIDS
và việc tạo lập một mạng lưới các thanh niên thuộc các tổ chức phi chính phủ đã
được sử dụng để giới thiệu các phương pháp giáo dục thông qua bạn bè.
1.1.5.4 Những thách thức trong giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành
niên
Mặc dầu có những tiến bộ trong việc phát triển các chương trình giáo dục
SKSS VTN, ngay từ khi mới bắt đầu, đã có những trở ngại, khiến cho việc giáo dục
sức khỏe sinh sản và sức khỏe giới tình dục khó thực hiện được ở các trường học. Đó là:
- Sù miễn cưỡng của các nhà hoạch định chính sách, phụ huynh và giáo viên
đối với các vấn đề về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Một số nhà quản lý của
ngành giáo dục theo phái truyền thống thường đưa ra các quyết định quá cứng nhắc
và né tránh những chính sách gây phản ứng từ phía phụ huynh, giáo viên và cộng
đồng. Phản ứng khó chịu và ngại ngần từ phía người lớn đối với sức khỏe sinh sản và
sức khỏe tình dục là một trở ngại lớn. Theo Dr. Nafis Sadik, Giám đốc Quỹ Dân số
Liên hiệp quốc, yếu tố chính để tiến hành các chương trình SKSS VNT hữu hiệu là
phải nâng cao nhận thức của những người có ảnh hưởng lớn đến VTN, thanh niên
[133].
- Các chương trình giáo dục đời sống gia đình hay dân số hiện hành thường
không có hoặc Ýt có liên quan đến những chọn lùa thật sự vì những áp lực chung
quanh sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục ảnh hưởng đến giới thanh niên Việc
tập trung vào khía cạnh sinh học của cơ quan sinh sản người đã ngăn cản sức khỏe
sinh sản được xem xét trong bối cảnh văn hóa và xã hội mà các hành vi tình dục xảy
ra.Trong môi trường này, những đề tài nhạy cảm thường có khuynh hướng được
xem qua một cách vội vàng, nhanh chóng, và không có giám sát tiếp sau. Phương
pháp này đã tạo một cảm giác ảo về sự an toàn cho vị thành niên, khi cho rằng vị

×