Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Kết hợp trò chơi trong tiết dạy tiếng Anh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.73 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
" MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY
HỌC MÔN TIẾNG ANH"
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Trong tình
hình hiện nay, đất nước trên con đường đổi mới, chính sách mở cửa quan hệ với các nước
trên thế giới đã tăng đáng kể. Sự giao tiếp rộng rãi với các nước trên thế giới bằng tiếng
Anh – Ngôn ngữ quốc tế - ngày được quan tâm hơn.
Chính vì vậy môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học và cũng là
một môn chính trong các kỳ thi phổ thông với mục tiêu giúp các em học sinh trên cơ sở
rèn luyện bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết đạt được khả năng đọc hiểu tiếng Anh ở
chương trình phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tìm hiểu khoa học kỹ
thuật và kho tàng văn hóa phong phú của thế giới.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc
hứng thú học môn Tiếng Anh. Vì thế tôi đã suy nghĩ làm thế nào để các em học Tiếng
Anh một cách vui và bổ ích. Để giúp các em hứng thú hơn trong học tập tôi chọn đề tài:
“Một số kinh nghiệm sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Anh” nhằm giúp các
em thông qua trò chơi các em sẽ yêu thích môn Tiếng Anh và xem môn Tiếng Anh không
phải là một môn học khô khan và khó hiểu nữa. Đề tài mà tôi sẽ giới thiệu dưới đây có
thể không được đầy đủ lắm, nhưng cũng mong góp phần nào đó giúp các em học sinh
thấy rằng việc học tiếng Anh cũng có nhiều thú vị, đồng thời giúp các em học tiếng Anh
dễ dàng hơn.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Ở trường của tôi các em học sinh bắt đầu học Anh văn từ lớp 1 đến lớp 5. Giáo trình dạy
là sách LET’S GO của trường đại học Oxford. Sách có nhiều hình ảnh đẹp, số lượng từ
mới vừa phải nên dễ dàng thu hút các em … Bên cạnh đó, để giúp các em hứng thú hơn
trong việc học tôi thường sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động kết hợp với máy
cassette để giúp các em hứng thú hơn trong việc học Tiếng Anh. Ngoài những đồ dùng
trực quan sinh động tôi còn tổ chức các hoạt động trò chơi để các em nắm bắt bài tốt hơn.


Nhưng những trò chơi mà tôi sử dụng trước đây các em đã quá quen thuộc cũng dễ dàng
gây ra nhàm chán (tôi hay cho các em chơi trò chơi clap the board, noughts and crosses,
lucky number hoặc matching). Nên tôi thường xuyên tư duy thay đổi trò chơi để giúp các
em cảm thấy lạ lẫm và hứng thú hơn trong việc học.
Sử dụng trò chơi trong học tập vừa hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến
thức kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để
2
củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi như thế nào để có
hiệu quả mới là điều quan trọng.
Năm học 2010 – 2011 tôi được phân công giảng dạy ở lớp 2,3,4,5 của nhà trường vì thế
tôi quyết định chọn học sinh của lớp 2,3,4,5 để đầu tư nghiên cứu hoàn thiện sáng kiến
kinh nghiệm này. Ban đầu theo dõi tình hình học tập của lớp tôi thấy các em rất ngại phát
biểu, các em học tiếng Anh rất thụ động. Tôi liền sử dụng các trò chơi mới trong việc
giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh. Nó thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng
thú khi được học tập môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi này.
Học ngoại ngữ đòi hỏi phải có tính hứng thú (enjoyable) các trò chơi giúp ta thực hiện
điều này. Người dạy và học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các trò chơi là phí phạm
thời gian học tập. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được những tiến bộ rất nhiều
thông qua việc sử dụng các trò chơi. Học sinh sẽ học ngoại ngữ rất tốt thông qua các trò
chơi. Các trò chơi giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng
thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu
sắc. Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã sử dụng trong tiết dạy của mình:
1. Car racing (Đua xe):
Đây là một trò chơi rất hay, giúp học sinh vừa học vừa chơi mà lại là một phương pháp
ôn luyện từ vựng hiệu quả. Giáo viên có thể làm trên bảng hoặc chuẩn bị ở bảng phụ. Kẻ
ba đường thẳng để tạo ra hai đường đua song song và chia đường đua thành những ô chữ
nhật bằng nhau (Học sinh có thể thực hiện trên giấy nháp) để chơi được lâu tùy theo thời
gian cho phép bạn có thể kẻ thêm nhiều đường đua khác nhau.
Racer I kite table go thin ear eight red net game
Racer II bat egg eat orange name ruler ten dog telephone

Ban đầu hai “tay đua” (ví dụ số 1 ghi “kite” còn số 2 ghi “bat”) sau đó bốc thăm đi trước
sẽ ghi từ có chữ cái đầu của mình là chữ cái cuối của từ của đối thủ, như ví dụ trên nếu II
3
đi trước sẽ ghi từ có chữ “E” ở đầu (ví dụ “egg” vào ô tiếp theo của mình vì ở trên từ
“kite” có chữ cuối là “e”, tương tự đến lượt I đi thì ghi từ “table” chẳng hạn (bat – table),
đến lượt II đi “eat” (table – eat), đến lượt I đi “go” (egg – go) lần lượt như vậy trò chơi sẽ
tạo thành hai chuỗi dích dắc, đan xen gồm các từ nối đầu – đuôi (kite – egg – go – orange
– ear – ruler – red – dog – game – telephone). Cuộc đua sẽ kết thúc khi một tay đua bị
“nổ lốp” tức là ghi sai từ, hay hết xăng (không tìm được từ tiếp theo nữa). Trò chơi này
giáo viên có thể làm trọng tài, cho điểm và chia lớp thành hai đội đua với nhau hoặc hai
cá nhân ở hai bên, hoặc một nam, một nữ. Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này khi bắt
đầu hoặc kết thúc bài dạy hoặc để củng cố trong các bài ôn tập.
2. Guessing word (Đoán chữ)
Đây là trò chơi giống như trong chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” tức là đoán chữ trong
ô chữ nhưng hơi khác một chút. Yêu cầu trò chơi này tối thiểu có hai người chơi. Người
chủ trò (giáo viên hoặc một học sinh) lấy một cái tên hoặc từ theo một chủ đề cho trước
rồi viết lên bảng hoặc ra giấy một số ô vuông tương ứng với số chữ cái của cái tên đó
hoặc từ đó, người chơi sẽ đoán mỗi lần một chữ cái, nếu chữ cái đó có trong ô chữ thì chủ
trò sẽ viết chữ cái ấy vào đúng vị trí. Ai tìm ra tên thì người đó thắng. Ngược lại sau năm
lần đoán sai (Số lần là do người chủ trò và người chơi quy định) mà chưa tìm ra thì người
chơi sẽ thua. Có thể hai hay nhiều học sinh làm chủ trò thay nhau. Ai thắng nhiều lần thì
sẽ thắng trong cuộc.
Ví dụ: Giáo viên làm chủ trò. Giáo viên cho biết ô chữ mà hai học sinh chơi là một ô chữ
gồm năm chữ cái, đây là tên một đồ dùng học tập. Giáo viên ghi năm ô chữ lên bảng.
Chẳng hạn người chơi I đoán trước là chữ “A” người chủ trò nói là không có chữ “A”,
như vậy thì người thứ hai sẽ đến lượt, người thứ II đoán chữ “E” người chủ trò nói có
chữ “E” và viết vào đúng vị trí đúng trong ô chữ.
E
Người II lại được tiếp tục đoán, nếu đoán đúng người chủ trò sẽ làm như trên, nếu đoán
sai thì người I lại được đoán. Cứ như thế cho đến khi tìm ra từ. Trong trường hợp một

trong hai người chơi đã biết chắc chắn đó là từ gì thì có thể nói với người chủ trò ngay
4
và giành chiến thắng. Còn nếu đoán sai cả từ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và người còn lại sẽ
tiếp tục đoán. Nếu như cả hai cùng không đoán ra thì sẽ nhờ “cổ động viên” đoán ra từ
đó. Đây là một trò chơi rất vui và bổ ích, học sinh sẽ rất thích thú vì nó vừa gần gũi với
các em vừa phát huy khả năng tư duy của chúng.
3. Simon says (Nói theo mệnh lệnh)
Đây là trò chơi mà học sinh phải làm theo mệnh lệnh của giáo viên. Chỉ cần một vài phút
để thực hiện trò chơi này vì rất đơn giản. Trò chơi này phát triển kỹ năng nghe (listening
skill) của học sinh và tạo sự chú ý, lôi cuốn học sinh vào bài học mới.
Ví dụ: T (teacher): (nói với cả lớp) “Simon says, stand up”
S (student): Cả lớp đứng dậy
T: “Simon says, open your book”
S: Cả lớp mở sách ra.
T: Không nói “Simon says” mà chỉ nói “Sit down”
S: Không làm theo mệnh lệnh này vì giáo viên không nói “Simon says”
Giáo viên có thể sử dụng các mệnh lệnh mà học sinh đã biết. Khi nói mệnh lệnh giáo viên
nên nói thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn và buộc học sinh phải chú ý và phản xạ nhanh
hơn. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi khi bắt đầu bài học.
Do được giao trực tiếp dạy lớp 2,3,4,5 nên để đánh giá được tác dụng cụ thể của trò chơi
đối với kết quả học tập của học sinh tôi đã phân lớp để áp dụng trò chơi. Khối 2 tôi chọn
2A, khối 3 tôi chọn 3B, khối 4 tôi chọn 4B và khối 5 tôi chọn 5A và kết quả thu được có
phần khích lệ. Tôi nhận thấy rằng những trò chơi này đã tạo cho các em một cách học bổ
ích, vừa chơi lại vừa học không chỉ ở trên lớp mà còn ở mọi nơi, mọi chỗ. Học sinh rất
hứng thú khi đến giờ học, hiểu bài sâu hơn và tự nhiên hơn bớt đi những rụt rè vốn có.
Còn với lớp 2B, 3A, 4A, 5B là những lớp tôi ít đưa trò chơi vào trong các giờ học thì kết
quả là thực sự có hạn chế đó là : Cơ bản học sinh ngại nói, kiến thức không sâu, e ngại
khi đến giờ học, không thật sự hứng thú về môn học.
Trong quá trình giảng dạy tại đơn vị công tác. Tôi nhận thấy rằng những trò chơi này đã
tạo cho các em một cách học bổ ích và đặc biệt khi áp dụng trò chơi vào bài giảng. Tôi

nhận thấy học sinh yêu tiết học hơn, không khí lớp sôi nổi hơn. Học sinh có cơ hội luyện
tập Tiếng Anh nhiều hơn. Song cũng phải nói thêm rằng bất kỳ một phương pháp nào,
một cách thức nào cũng đều có mặt trái của nó, không có gì thực sự hoàn chỉnh. Với
những trò chơi mà tôi đã trình bày thì phải cần có sự chuẩn bị, bố trí thời gian thích hợp,
linh hoạt.
5
III. KIỂM NGHIỆM LẠI SÁNG KIẾN - KINH NGHIỆM :
Với chất lượng đầu năm là 80% số học sinh ngại học Tiếng Anh. Chỉ có 20% là các em
chịu học và nói Tiếng Anh. Cho đến nay sau khi áp dụng các trò chơi vào trong tiết dạy
thì đã thu được kết quả rất đáng khích lệ. Các em không còn ngại khi phát biểu nữa và
chất lượng tăng đáng kể.
Đây là kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm và hai bài kiểm tra của học sinh khối lớp 5 (lớp
5B ít áp dụng trò chơi trong dạy học, lớp 5A được áp dụng trò chơi vào trong tiết dạy)
sau một thời gian thực hiện đề tài trong đầu năm học 2010 – 2011
Bài kiểm tra Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu
5A 60% 30% 10% /
5B 40% 20% 30% 10%
Qua cuộc khảo sát trên chúng ta có thể khẳng định được tầm quan trọng của việc sử dụng
trò chơi vào trong tiết dạy. Để có thể sử dụng trò chơi một cách có hiệu quả thì đòi hỏi
giáo viên phải thẩm thấu bài giảng, tiết giảng, phải tham khảo các loại sách, tài liệu liên
quan đến bài dạy, tiết dạy để chọn trò chơi cho phù hợp. Giáo viên phải có tâm huyết,
trách nhiệm với học sinh, phải có sự chuẩn bị chu đáo về phương tiện và đồ dùng.
IV. KẾT LUẬN:
Sau khi thực hiện cuộc điều tra thực nghiệm cũng như nghiên cứu một vài trò chơi bổ trợ
kĩ năng nói, tôi thấy rằng quả thật các trò chơi đóng vai trò như một hoạt động cần thiết và
quan trọng trong việc học và dạy tiếng Anh. Chúng ta không thể phủ định được những lợi
ích thiết thực của việc ứng dụng các trò chơi bổ trợ học nói đem lại. Tóm lại chúng không

chỉ kích thích sự hứng thú, nhiệt tình cho học sinh mà còn là phương pháp hiệu quả giúp
các em phát triển tinh thần và trí tuệ.
Với bộ môn Tiếng Anh đôi phút ồn ào trong lớp là không tránh khỏi song đó là phút ồn
ào có ích. Nhưng ở đơn vị công tác của mình sự ồn ào này sẽ làm ảnh hưởng tới các lớp
học khác vì đôi khi thực hiện trò chơi, tâm lý học sinh rất nhạy cảm và hiếu động đôi khi
chúng không làm chủ được mình, có khi cười rất to, vỗ tay to. Như vậy giáo viên phải
thực sự là người chủ trò năng động, giải quyết mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra thì
mới mong thực hiện trò chơi một cách hiệu quả được.
Theo ý kiến chủ quan của mình tôi nghĩ những trò chơi nên được áp dụng và sáng tạo
nhiều hơn nữa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mà mình giảng dạy – Những trò
6
chơi mà tôi trình bày chắc chắn sẽ không tránh khỏi những điều chưa hợp lý. Rất mong
sự tìm hiểu đánh giá và góp ý của đồng nghiệp.
7

×