Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói lợp từ Thái Lan tại công ty TNHH CPAC Monier Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.51 KB, 45 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế đang ngày
càng trở nên quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, nó tạo điều kiện
cho mỗi quốc gia tập trung hơn nữa trong công việc chuyên môn hóa sản xuất những mặt
hàng mà mình có lợi thế để tăng cường XK và NK những mặt hàng không phải lợi thế
cạnh tranh của mình.
Tại công ty TNHH CPAC Monier VN, ngói lợp nhập khẩu cao cấp là mặt hàng kinh
doanh chủ yếu, mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp. Thị trường nhập khẩu chủ đạo
của công ty là thị trường Thái Lan Tuy nhiên, việc thực hiện những hợp đồng mà công ty
đã ký kết với đối tác ở thị trường Thái Lan lại chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều bất cập.
Cụ thể là thường xảy ra các sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng như khai
báo hải quan không hợp lý dẫn đến hàng hóa chậm được thông quan, không kiểm tra kỹ
lưỡng hàng hóa khi giao nhận, không cập nhật liên tục và kịp thời thông tin về việc thực
hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng của bên XK… Tất cả những sai sót này đều ảnh hưởng
đến các khâu khác trong sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân sâu xa của những sai sót này
chính là xuất phát từ công tác giám sát và điều hành quá trình thực hiện hợp đồng của
Công ty chưa thực sự hiệu quả. Vì thế, hoàn thiện công tác giám sát và điều hành để góp
phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện HĐNK là vấn đề cần được giải quyết tại Công ty
TNHH CPAC Monier VN hiện nay.
Trong phạm vi nghiên cứu của một đề tài khóa luận tốt nghiệp, việc nghiên cứu nhằm
hoàn thiện công tác Giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là rất
có ý nghĩa và cần thiết về mặt thực tiễn đối với sinh viên cũng như đối với Công ty em
thực tập. Với những kiến thức được học trong thời gian qua tại khoa Tiếng Anh và khoa
Thương mại quốc tế cùng với thời gian thực tập tại Công ty TNHH CPAC Monier VN,
được sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Bích Thủy và cô giáo ThS. Hoàng Thị Thúy
cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên trong Công ty em chọn đề tài “Giám
sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói lợp từ Thái Lan tại
công ty TNHH CPAC Monier Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình.


Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
1
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI.
Trên cơ sở phân tích tính cấp thiết của vấn đề, cùng với quá trình thực tập tại Công ty
TNHH CPAC Monier VN, em đã nhận ra được tầm quan trọng của việc Giám sát và điều
hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Từ các vấn đề cấp thiết nêu trên em xin đề xuất và thực hiện đề tài nghiên cứu khóa
luận tốt nghiệp:
Tên đề tài: “Giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói
lợp từ Thái Lan tại Công ty TNHH CPAC Monier VN”
Đề tài tập trung đi sâu vào công tác giám sát và điều hành quy trình thực hiện HĐNK
tại Công ty CPAC Monier VN. Thông qua đề tài nhằm tìm hiểu những vấn đề khó khăn,
tồn tại của doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình thực tế giám sát và điều hành thực
hiện HĐNK ngói lợp từ thị trường Thái Lan, từ đó cùng với Doanh nghiệp đề ra một số
giải pháp để nâng cao, hoàn thiện công tác giám sát và điều hành thực hiện HĐNK.
1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Trước hết đề tài nghiên cứu và hệ thống hóa các lý luận cơ bản về giám sát và điều
hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu để có được cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động giám
sát và điều hành hợp đồng. Đây cũng chính là cơ sở lý thuyết làm định hướng cho việc
nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập
khẩu ngói lợp tại Công ty TNHH CPAC Monier VN.
Trên cơ sở hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản và so sánh với thực tế, đồng thời thông
qua quá trình khảo sát tình hình giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói
lợp bằng phiếu điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn các chuyên gia, kết hợp với các dữ liệu sơ
cấp và thứ cấp thu thập được để phân tích và đưa ra các kết luận xác thực nhằm phát hiện
ra những vấn đề khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, nguyên nhân của những khó khăn và tồn
tại đó trong công tác giám sát và điều hành hợp đồng nhập khẩu tại Công ty. Từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát và điều hành hành quy trình

thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói lớp từ Thái Lan của Công ty.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu ngói lợp từ Thái Lan.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nhập khẩu từ thị trường Thái Lan tại Công ty
TNHH CPAC Monier VN.
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
2
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
- Giới hạn đối tượng về mặt hàng nghiên cứu: Ngói lợp NK từ Thái Lan.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ năm 2007
đến năm 2011.
1.5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài gồm 3 chương :
Chương I : Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương II : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng công tác giám
sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói lớp từ Thái Lan tại công ty
TNHH CPAC Monier VN.
Chương III : Các kết luận và đề xuất với công tác giám sát và điều hành quy trình thực
hiện hợp đồng NK ngói lớp từ Thái Lan tại công ty TNHH CPAC Monier VN.
1.6. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU.
1.6.1. Một số khái niệm định nghĩa cơ bản.
1.6.1.1. Nhập khẩu.
♦ Khái niệm :
Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài về phục vụ nhu
cầu trong nước nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
♦ Các hình thức nhập khẩu chủ yếu.
Nhập khẩu trực tiếp. Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh

nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu kỹ
thị trường trong nước và quốc tế, tính toán chính xác chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu, tuân thủ đúng chính sách, luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế
Nhập khẩu ủy thác. Nhập khẩu ủy thác là hoạt động dịch vụ thương mại của một doanh
nghiệp trong nước có tham gia kinh doanh ở một số lĩnh vực nhất định, và có nhu cầu nhập
khẩu một số loại hàng hóa nhưng lại không có quyền tham gia các hoạt động nhập khẩu
trực tiếp. Do đó, công ty đã ủy thác cho một doanh nghiệp khác làm nhiệm vụ giao dịch
trực tiếp và tiến hành nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu của mình.
Nhập khẩu liên doanh. Nhập khẩu liên doanh là hoạt động kinh doanh nhập hàng hóa trên
cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
3
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
bên là doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao
dịch và đề ra các chủ trương, hướng hoạt động sao cho có lợi nhất cho tất cả các bên.
Nhập khẩu hàng đổi hàng. Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng trao đổi bù trừ là hai loại
nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu. Nhập khẩu hàng đổi hàng dùng hàng hóa và dịch
vụ để trực tiếp trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác mà không cần sử dụng phương tiện
trung gian, như tiền. Đây là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu.
Nhập khẩu tái xuất. Hoạt động nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập hàng hóa vào trong
nước nhưng không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước thứ ba để thu lợi
nhuận, những mặt hàng này không được qua chế biến ở nước tái xuất.
1.6.1.2. Hợp đồng nhập khẩu.
♦ Khái niệm.
Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, thực
hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán tiền. Hợp đồng nhập khẩu và hợp
đồng xuất khẩu là hai dạng của hợp đồng TMQT.
Hợp đồng thương mại quốc tế (TMQT) là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự có trụ sở
kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên Bán (bên XK) có nghĩa

vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên Mua (bên NK) một tài sản nhất định
gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền.
♦ Nội dung của hợp đồng nhập khẩu.
Điều khoản về tên hàng. Điều khoản này chỉ rõ tên hàng hóa cần giao dịch, cần phải dùng
các phương pháp xác định chính xác tên hàng.
Điều khoản về số lượng. Quy định số lượng hàng hóa giao nhận, đơn vị tính, phương pháp
xác định trọng lượng.
Điều khoản về quy cách và chất lượng. Chất lượng hàng hóa được xác định thông qua các
thông số kỹ thuật, qua hàm lượng các chất cấu thành…
Điều khoản về giá cả. Quy định mức giá cụ thể cùng đồng tiền tính giá, phương thức quy
định giá và quy tắc giảm giá trong một số tình huống phát sinh nếu có.
Điều khoản về thanh toán. Quy định các loại tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm
thanh toán, bộ chứng từ dùng cho thanh toán.
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
4
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Điều khoản về giao nhận hàng. Quy định số lần giao hàng, thời gian giao hàng, địa điểm
giao hàng, phương thức giao nhận, giao nhận cuối cùng, thông báo giao hàng, số lần thông
báo, thời điểm thông báo, nội dung thông báo …
1.6.1.3. Khái niệm và vai trò của điều hành giám sát hợp đồng.
♦ Giám sát thực hiện hợp đồng.
Giám sát hợp đồng là một hệ thống báo động sớm, cảnh tỉnh về các công việc mà
mỗi bên phải thực hiện để đảm bảo cả hai bên tránh được chậm trễ hoặc sai sót trong thực
hiện hợp đồng.
Vai trò của giám sát được thể hiện qua thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu:
- Giám sát hợp đồng đảm bảo mỗi bên có thực hiện nghĩa vụ của mình như đã quy định
hay ngầm quy định trong hợp đồng.Một hợp đồng thường quy định hoặc ngầm quy định
một loạt các nghĩa vụ và bổn phận của mỗi bên tham gia ký kết hợp đồng. Những ràng
buộc này kéo theo hàng loạt hoạt động và công việc mà cả hai bên sẽ cam kết thực hiện.

- Giám sát hợp đồng đảm bảo các bên trong hợp đồng tránh được chậm trễ hoặc sai sót
trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các nghĩa vụ riêng của mỗi bên cần phải thực hiện ở
những thời điểm khác nhau trong giai đoạn thực hiện hợp đồng. Như vậy cần phải thiết lập
một hệ thống nhắc nhở về các nghĩa vụ hợp đồng tại các thời điểm thích hợp để có thể thực
hiện đúng các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
- Giám sát hợp đồng tốt nhằm phòng ngừa rủi ro và tạo dữ liệu thông tin cho hoạt động
điều hành.Thông qua việc giám sát chặt chẽ các bước thực hiện hợp đồng của mình và của
bên đối tác mà co thể giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh, hạn chế và phòng ngừa
các rủi ro có thể xảy ra, những bất lợi không đáng có.
♦ Điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Điều hành hợp đồng là tất cả các quyết định cần phải đề ra để giải quyết những vấn
đề không tính trước được hoặc không giải quyết được một cách đầy đủ trong thời gian xây
dựng hợp đồng và do vậy không được chuẩn bị để đưa vào các quy định và điều kiện của
hợp đồng.
Khi cả hai bên tuân thủ các nghĩa vụ hợp đồng thì thông thường kết quả hợp đồng sẽ
được thực hiện một cách thoả đáng đối với cả hai bên. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều
vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mà lúc xây dựng hợp đồng không tính
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
5
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
trước được. Có nhiều nguyên nhân, song có thể kể ra một số nguyên nhân chính như sau:
Một là, các bên hiểu các điều kiện và điều khoản hợp đồng theo các nghĩa khác nhau cho
nên hành động theo các hướng khác nhau; Hai là, có những sự cố mà không thể khắc phục
để có thể trung thành với các nghĩa vụ trong hợp đồng; Ba là, một số các điều khoản của
hợp đồng có khi còn được để "mở" mà các bên phải quyết định trong quá trình thực hiện
hợp đồng.
1.6.2. Một số lý thuyết cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.6.2.1. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Thông thường quy trình thực hiện hợp đồng NK diễn ra qua các bước sau:

o Xin giấy phép Nhập khẩu.Để nhập khẩu hàng hóa một điều kiện cần phải có là xin
giấy phép nhập khẩu. Từ sau năm 2001, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khâu, Chính phủ ra Quyết định 46/2001/QĐ_TTg ngày
04/04/2001 về Quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa không phải xin giấy phép những hàng hóa
không nằm trong danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu.
o Mở L/C. Trường hợp nhập khẩu quy định thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) thì
việc đầu tiên quan trọng đối với người nhập khẩu mà hai bên đã thỏa thuận là tiến hành mở
L/C. Để tiến hành mở L/C người nhập khẩu phải đến Ngân hàng làm đơn xin mở L/C (theo
mẫu có sẵn của mỗi Ngân hàng). Mở L/C thể hiện ý chí của nhà nhập khẩu đối với việc
thực hiện hợp đồng đã ký kết. Ngoài đơn xin mở L/C và các chứng từ cần thiết theo quy
định, người nhập khẩu phải nộp lệ phí mở L/C và tiến hành ký quỹ một số tiền nhất định
cho Ngân hàng.
o Thuê phương tiện vận tải (nếu có). Việc thuê phương tiện vận tải ảnh hưởng trực
tiếp đến tiến độ giao hàng và sự an toàn của hàng hóa. Để thuê tàu, các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu cần có đầy đủ thông tin về các hãng tàu, về giá cước vận tải, các loại hợp đồng
vận tải, các công ước, luật lệ quốc tế, quốc gia về vận tải.
o Mua bảo hiểm (nếu có). Trong kinh doanh quốc tế, hàng hóa thường được vận
chuyển đi xa, trong những điều kiện vận tải phức tạp do đó hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất
mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Mua bảo hiểm cho hàng hóa có thể giảm bớt phần
nào tổn thất mang lại cho doanh nghiệp trong những rủi ro không tính trước được. Trên thế
giới và Việt Nam thường áp dụng 3 điều kiện bảo hiểm: điều kiện bảo hiểm loại A (Institus
cargo clause A: bảo hiểm mọi loại rủi ro), điều kiện bảo hiểm loại B (Institus cargo clause
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
6
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
B: bảo hiểm tổn thất riêng), điều kiện bảo hiểm loại C (Institus cargo clause C: bảo hiểm
miễn tổn thất riêng). Hai loại hợp đồng bảo hiểm là bảo hiểm chuyến và bảo hiểm bao.
o Kiểm tra chứng từ và thanh toán. Một số phương thức thanh toán quốc tế:
phương thức điện chuyển tiền, nhờ thu, trả ngay, ghi sổ và phương thức tín dụng chứng từ

(L/C). Trong trường hợp thanh toán bằng L/C được sử dụng nhiều nhất do đảm bảo quyền
lợi của tất cả các bên trong hợp đồng. Sau khi L/C được người xuất khẩu chấp nhận và tiến
hành giao hàng, đồng thời gửi bộ chứng từ nhận hàng (gồm các chứng từ nhận hàng quy
định rõ trong L/C: hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ,
bản kê đóng gói… cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu phải tiến hành kiểm tra bộ
chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì trả tiền cho Ngân hàng hoặc cho nhà xuất khẩu, nhận bộ
chứng từ đi nhận hàng.
o Làm thủ tục hải quan. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hóa qua cửa
khẩu Việt Nam (xuất khẩu hoặc nhập khẩu) đều phải làm thủ tục hải quan. Quy trình làm
thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo Luật hải quan Việt Nam hiện hành
(Quyết định 56/2003/QĐ_BTC) gồm ba bước:
- Khai nộp tờ khai hải quan: Người nhập khẩu phải lập một bộ hồ sơ hải quan bao
gồm: tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa, các chứng từ
khác theo quy định… xuất trình cho cơ quan hải quan.
- Xuất trình hàng hóa: hàng hóa được đưa đến địa điểm quy định để kiểm tra thực tế
hàng hóa, xem có đúng như tờ khai hải quan người nhập khẩu lập hay không.
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ thuế của cơ quan hải quan: Sau khi kiểm tra hồ
sơ hải quan và thực tế hàng hóa, cơ quan hải quan ra quyết định nộp thuế, nộp lệ phí và
được phép cho hàng qua biên giới.
o Giao nhận hàng nhập khẩu. Để nhận hàng, người nhập khẩu xuất trình bộ chứng
từ nhận hàng do người xuất khẩu cung cấp cho chủ phương tiện vận tải. Người nhập khẩu
nhận về số lượng và xem xét sự phù hợp về chất lượng, tên hàng, chủng loại, kích thước,
thông số kỹ thuật, bao bì, kí mã hiệu có đúng với thỏa thuận ghi trong hợp đồng không, và
giám sát việc giao nhận phát hiện những sai phạm để giải quyết kịp thời các tình huống
phát sinh, thanh toán các chi phí giao nhận hàng hóa.
o Giám định hàng hóa, khiếu nại và giải quyết tranh chấp. Thông thường hàng hóa
sẽ được giám định lại về chất lượng, số lượng, mẫu mã, bao bì… Nếu có sự sai khác với
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
7

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
L/C người nhập khẩu sẽ khiếu nại người XK hoặc người chuyên chở. Khiếu nại là phương
pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, khiếu nại trước hết được
giải quyết thông qua thương lượng, thỏa thuận giữa hai bên, sau đó nếu hai bên không thể
giải quyết được phải đệ đơn lên trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp.
1.6.2.2 . Nội dung và phương pháp của giám sát thực hiện HĐNK
♦ Nội dung giám sát thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Người mua cần giám sát các nhiệm vụ sau:
− Khối lượng hàng hóa: Các chủng loại, số lượng của từng chủng loại, phạm vi lựa
chọn về số lượng.
− Chất lượng hàng hóa: Sự tuân thủ về chất lượng, thời gian, địa điểm giám định chất
lượng, chỉ định các cơ quan giám định.
− Bao bì hàng hóa: Loại và chất lượng bao bì, người cung cấp bao bì, thời điểm và
địa điểm cung cấp bao bì.
− Lịch giao hàng: Thời điểm và lịch trình giao hàng, số lần giao hàng, ngày cuối
cùng phải giao của từng lần giao hàng, thông báo giao hàng, các điều kiện về cảng, thông
báo về điều kiện cảng, thời điểm dự tính tàu đến nơi
− Chỉ định giám định: Khi hàng cần giám định, cần giám sát cơ quan giám định, nội
dung giám định, căn cứ giám định, yêu cầu về chứng thư giám định, thông báo yếu cầu
giám định đến các cơ quan có liên quan.
− Chỉ định tầu/ cảng: Nếu HĐ quy định người bán chỉ định tầu để chở hàng, cần
giám sát các đặc điểm của con tàu như tải trọng, tuổi tàu, đặc điểm về chở hàng của tàu,
thời gian cập cảng để nhận hàng, địa điểm đến nhận hàng, địa điểm trả hàng, mức bốc dỡ,
thưởng phạt bốc dỡ, giám sát quá trình đàm phán để thuê tàu, hợp đồng thuê tàu.
− Giá: Nếu là giá để ngỏ thì thời điểm và địa điểm để gặp gỡ nhau đàm phán về giá,
những thông tin và dữ liệu cần thiết để đàm phán lại giá.
− Mua bảo hiểm: Giám sát thời điểm mua bảo hiểm, mức bảo hiểm, giá trị bảo hiểm,
giấy chứng nhận bảo hiểm.
− Bảo hành: Thời gian bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung và phạm vi trách
nhiệm về bảo hành.

Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
8
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
− Thanh toán: Giám sát tiến độ thanh toán, hạn cuối cùng của từng lần thanh toán,
các chứng từ cho mỗi lần thanh toán, thời điểm mở L/C, yêu cầu mở L/C, ký quỹ, tu chỉnh
L/C, yêu cầu và thời gian kiểm tra chứng từ.
− Thủ tục hải quan: Thời điểm khai và nộp hồ sơ hải quan, những chứng từ cần thiết
để xuất trình Hải quan và các thủ tục khác: các loại chứng từ.
− Khiếu nại: Thời gian khiếu nại, đơn khiếu nại, chứng tà cần lập khi khiếu nại, giải
quyết khiếu nại.
− Giải quyết tranh chấp: Cần giám sát về địa điểm trọng tài, luật xét xử, các nội dung
về giải quyết tranh chấp, các chứng cứ…
♦ Phương pháp giám sát thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
− Phương pháp phiếu giám sát hợp đồng: Liệt kê các sự kiện và công việc đã ngầm định
hoặc quy định rõ ràng trong các điều khoản của hợp đồng, ngày tháng mà các sự kiện đó
xảy ra và các biện pháp giám sát phòng ngừa cần được thực hiện.
− Phương pháp hồ sơ theo dõi hợp đồng: Thiết lập một hồ sơ giám sát cho mỗi hợp
đồng, liệt kê các sự kiện và công việc cần làm và giám sát dựa trên các công việc đó.
− Phương pháp phiếu chỉ số giám sát hợp đồng: Gồm một bộ phiếu ghi chỉ số của hợp
đồng mà mỗi công việc của giám sát được ghi vào một phiếu riêng, các phiếu được sắp xếp
theo thứ tự thời gian.
− Phương pháp sử dụng máy điện toán: Các hợp đồng đều được ghi vào một bảng hệ
thống lưu trong máy tính.
1.6.2.3 . Nội dung và mô hình điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
♦ Nội dung điều hành hợp đồng nhập khẩu.
Nội dung điều hành là những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cần phải
tập trung giải quyết:
− Chất lượng, số lượng hàng hóa: Sự thay đổi về quy định chất lượng, số lượng hàng
hóa giao nhận so với quy định trong hợp đồng.

− Hợp đồng vận tải: Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người
mua có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải.
− Bảo hiểm cho hàng hóa: Tùy vào điều kiện cụ thể mà người quản lý phải đưa ra các
quyết định: (1) Có mua bảo hiểm hay không; (2) Nếu mua thì mua điều kiện bảo hiểm nào,
trị giá bảo hiểm là bao nhiêu? (3) Hình thức mua? (4) Mua ở hãng bảo hiểm nào? (5) Mua
khi nào? Người mua phải làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa có hư hại mất mát không, Khi
hàng hóa được bảo hiểm công ty phải điều hành để nhận được chế độ bảo hiểm đầy đủ nhất
từ hãng bảo hiểm.
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
9
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
− Thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan về cơ bản gồm 3 bước: khai báo hải quan, xuất
trình hàng hóa để công chức hải quan kiểm tra, thực hiện các quyết định của công chức hải
quan. Người quản lý phải điều hành các vấn đề phát sinh trong cả ba bước này sao cho
hàng hóa được thông quan nhanh nhất.
− Giao nhận hàng hóa: Việc giao nhận hàng hóa thường phát sinh các vấn đề như giao
hàng chậm, giao không đúng phương thức, đặc biệt là khi bốc hàng lên tàu và dỡ hàng ra
khỏi tàu…Như vậy người điều hành cần ra các quyết định như thế nào để giải quyết những
vấn đề này.
− Điều chỉnh giá: Sự xem xét về giá hàng hóa có thể phát sinh do điều kiện giá để "mở"
trong hợp đồng.
− Các điều khoản thanh toán: Việc thi hành các điều khoản thanh toán trong các hợp
đồng giá cố định và thanh toán một lần là tương đối đơn giản. Tuy nhiên, việc thực hiện
thanh toán nhiều lần thì điều hành hợp đồng phải bảo đảm những hoạt động điều kiện cho
việc thanh toán phải được thực hiện đúng thời hạn.
− Giải quyết các khiếu nại: Khi có khiếu nại là lúc người quản lý phải điều hành chặt
chẽ nhất. Người quản lý phải đưa ra các quyết định: có khiếu nại hay không, bằng chứng
của việc khiếu nại, hồ sơ khiếu nại, yêu cầu về giải quyết khiếu nại. Còn bên bị khiếu nại
phải xem xét việc khiếu nại của đối tác có đúng hay không, điều hành quá trình tham gia

giải quyết khiếu nại, quyết định về giải quyết khiếu nại.
− Các nội dung khác: Ngoài các nội dung trên còn rất nhiều các vấn đề cần phải điều
hành như giải quyết các tranh chấp, vấn đề bảo hành, vấn đề bất khả kháng, vấn đề bảo
lãnh
♦ Sơ đồ 1.1: Mô hình giám sát và điều hành hợp đồng.
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
10
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
- Nhận dạng vấn đề phát sinh.
Khi có các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, các nhà quản lý phải nhận
dạng được các phát sinh, thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết, phân tích nguyên nhân
của các phát sinh…
- Phân tích tình hình.
+ Phân tích tình hình chung: Là phân tích tình hình thị trường hiện tại có ảnh hưởng
đến vấn đề giải quyết các phát sinh như: đặc điểm thị trường, tình hình cung cầu, giá cả
của hàng hóa mua bán, giá cả vận tải, bảo hiểm, xu hướng vận động cung cầu và giá cả,
tình hình tỷ giá, tình hình hệ thống ngân hàng, thanh toán, các chính sách của Chính phủ và
các yếu tố khác tác động đên hoạt động kinh doanh của cả hai bên.
+ Phân tích thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp: Phân tích các đặc điểm của doanh
nghiệp như quy mô, các nguồn lực, khả năng tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh, hệ
thống quản trị, vị thế và danh tiếng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
thế giới, hệ thống khách hàng, hệ thống nguồn cung cấp, đối thủ cạnh tranh, mối quan hệ
của doanh nghiệp với các bộ phận liên quan khác như hệ thống ngân hàng, vận tải, bảo
hiểm, hải quan, các tổ chức giám định, nguồn cung cấp, khách hàng kinh nghiệm điều
hành và các yếu tố khác.
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
Nhận dạng các phát sinh
Phân tích tình huống

Phân tích tình
hình chung
Phân tích thuận lợi,
khó khăn của DN
Phân tích thuận lợi,
khó khăn của đối tác
Xác định các phương án giải quyết
Đánh giá các phương án
Lựa chọn phương án tối ưu để điều hành
11
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
+ Phân tích thuận lợi và khó khăn của đối tác: Tương tự như phân tích các yếu tố thuộc
doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích các tình huống, đặc điểm, thuận lợi của doanh nghiệp, đối tác trong
giải quyết các vấn đề phát sinh cần xác định các phương án giải quyết, từ đó đánh giá các
phương án, lựa chọn phương pháp phù hợp tối ưu nhất đối với doanh nghiệp và cả với đối
tác.
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH QUY TRÌNH
THỰC HIỆN HĐNK NGÓI LỢP TỪ THÁI LAN TẠI
CÔNG TY TNHH CPAC MONIER VN
2.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ.
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
 Phiếu điều tra. Sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm gồm các câu hỏi liên quan trực
tiếp đến giám sát và điều hành hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH CPAC Monier VN.
Phiếu điều tra trắc nghiệm này được phát trực tiếp cho các các cán bộ quản lý và các nhân
viên trực tiếp tham gia vào các khâu trong quá trình giám sát và điều hành tổ chức thực
hiện hợp đồng.

 Phỏng vấn chuyên gia. Dựa trên kết quả thu được từ phiếu trắc nghiệm, em sẽ đặt
ra những câu hỏi phỏng vấn đối với họ nhằm giải thích rõ hơn câu trả lời trong phiếu mà
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
12
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
họ đã điền. Nguồn dữ liệu sơ cấp phỏng vấn trực tiếp nhân viên XNK, trưởng phòng kế
hoạch dự án, trưởng phòng kinh doanh và trưởng phòng marketing.
 Phương pháp quan sát. Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã được tham gia
thực hiện một số công việc của phòng xuất nhập khẩu. Thông qua trực tiếp thực hiện công
việc đồng thời quan sát công việc của các cán bộ công nhân viên khác, kết hợp với khả
năng tổng hợp đánh giá của bản thân nên em đã rút ra được một số kết luận liên quan đến
hoạt động giám sát và điều hành hợp đồng của công ty.
2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
 Từ nguồn dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp.
Trực tiếp thu thập tài liệu liên quan đến quy trình nhập khẩu, giám sát và điều hành
hợp đồng nhập khẩu từ các phòng ban liên quan. Thu thập dữ liệu từ nguồn nội bộ phần
lớn phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh của Công ty, các báo cáo kết quả kinh
doanh từ năm 2008 – 2011 từ phòng kế toán, các mục tiêu phát triển trong tương lai.
 Nguồn dữ liệu ngoại vi.
- Từ Internet. Thu thập dữ liệu trên Internet phần lớn về môi trường vĩ mô, môi trường
kinh tế, yếu tố cạnh tranh làm cơ sở phân tích, đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy trình
NK cũng như công tác giám sát và điều hành HĐNK. Công cụ đắc lực tìm kiếm là Google.
- Từ các tạp chí, sách, báo. Với phương pháp này, kết quả thu được phần lớn là môi
trường cạnh tranh ngành của DN, môi trường vĩ mô. Tham khảo tài liệu trên thư viện
trường Đại học Thương mại. Ngoài ra em còn tham khảo những mẫu chuyên đề của các
anh chị khóa trước có cùng hướng đề tài về giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu nhằm so sánh những kết quả nghiên cứu trước với kết quả nghiên cứu thời
điểm hiện nay có gì thay đổi và đạt được kết quả như thế nào. Để từ đó đưa ra những giải
pháp cụ thể nhất trong giám sát và điều hành hợp đồng ngoại thương…

2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.
2.1.2.1. Xử lý thông tin định lượng
Phương pháp thống kê: thống kê các kết quả thu được từ các nguồn dữ liệu sơ cấp và
thứ cấp. Thống kê những số liệu về việc thực hiện hợp đồng NK của Công ty từng năm, số
hợp đồng vi phạm của Công ty … tiến hành phân tích những số liệu đã tìm được.
2.1.2.2. Xử lý thông tin định tính
Từ phiếu điều tra công ty, câu hỏi phỏng vấn đưa ra những nhận xét của bản thân về
tình hình giám sát và điều hành thực hiện HĐNK của Công ty hiện nay. Với sự giúp đỡ của
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
13
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
nhân viên thực hiện nghiệp vụ XNK trong Công ty và của giáo viên hướng dẫn.
2.1.2.3. Phương pháp tổng hợp
Căn cứ vào các kết quả thu được từ phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn chuyên gia,
nguồn dữ liệu ngoại vi để đưa ra các kết luận về hoạt động giám sát và điều hành quy trình
thực hiện HĐNK.
2.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH
HƯỞNG TỚI VIỆC GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH QUY TRÌNH THỰC HIỆN
HĐNK NGÓI LỢP TỪ THÁI LAN TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 - 2011
2.2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH CPAC Monier Việt Nam
2.2.1.1. Tên công ty.
Tên gọi : CÔNG TY TNHH CPAC MONIER VIỆT NAM
Tên giao dịch : CPAC MONIER VIET NAM CO.,LTD
Địa chỉ : 196 Trường Chinh – Quận Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại : +84.4.39744351 - 353
Fax : +84.4.39744350
Website : www.cpac roof.com. vn /
2.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty TNHH CPAC Monier Việt Nam là công ty nhập khẩu ngói mới nhất trong

khu vực Đông Nam Á của Công ty CPAC Roof Tile (Thái Lan), được thành lập năm 2001,
có trụ sở chính tại 196 Trường Chinh, Quận Đống Đa, Hà Nội. Tọa lạc tại khu công nghiệp
Việt Nam - Singapore, nhà máy CPAC Monier Việt Nam chuyên sản xuất, nhập khẩu ngói
bê tông màu, các phụ kiện và linh kiện dành cho mái với công suất lên đến 1,5 triệu m2
ngói mỗi năm. CPAC Monier Việt Nam tự hào là nhà cung cấp duy nhất tại Việt Nam hội
tụ đủ năm ưu điểm vượt trội: - Màu sắc bền đẹp - Đầy đủ các loại phụ kiện và linh kiện cho
mái nhà - Thiết kế khoa học, mẫu mã phong phú - Kinh nghiệm và danh tiếng - Dịch vụ kỹ
thuật chuyên nghiệp.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, CPAC Monier VN đã và đang được
thừa nhận là chuyên gia ngói lợp số một, CPAC Monier cam kết mang đến cho khách hàng
những giá trị đích thực của “Mái nhà hoàn hảo”.
Từ vốn kinh nghiệm quý báu, sự chuyên nghiệp, CPAC Monier đã tạo ra một hệ thống mái
nhà hoàn hảo vì lợi tính sử dụng đa năng của mái nhà hơn chỉ là để chống nắng chống
mưa. Đem lại vô số những chức năng hữu dụng khác cho mái nhà, tạo niềm vui và sự hứng
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
14
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
khởi cho người trú ngụ dưới mái nhà đó, sản phẩm của công ty đã tạo được chỗ đứng trong
lòng người tiêu thụ của cả trong và ngoài nước.Khẩu hiệu CHUYÊN GIA NGÓI LỢP đã
phản ánh cam kết và khát vọng của chúng tôi.
♦ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty.
Phòng kinh doanh.
Phòng kinh doanh sẽ đảm nhận những công việc:
- Tìm kiếm, đàm phán và ký kết hợp đồng.
- Kết hợp với phòng dịch vụ lên kế hoạch giao nhận hàng cho khách hàng.
- Lập kế hoạch quảng cáo và xúc tiến nhằm quảng bá hình ảnh cho công ty.
Phòng tài chính kế toán.
- Thực hiện tất cả các công việc kế toán tài chính doanh nghiệp cho công ty.
- Cố vấn cho giám đốc công tác tài chính theo qui định của pháp luật.

- Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn cho
công ty.
- Quản lý tài sản của công ty, thu hồi công nợ, tính lương, quyết toán định kỳ với ngân
hàng.
Phòng dịch vụ khách hàng.
- Lên kế hoạch tiếp xúc, hỗ trợ, tư vấn và các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng trên cơ sở
phối hợp với phòng kinh doanh.
- Giải quyết và làm các chứng từ cần thiết cho các lô hàng xuất nhập
- Mở file và lưu trữ thông tin của các khách hàng sau khi đã hoàn thành việc vận chuyển
hàng.
Phòng xuất nhập khẩu.
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
15
Ban Giám Đốc
Phòng Kinh
Doanh
Phòng kế toán Phòng Dịch vụ
Khách hàng
Phòng xuất
nhập khẩu
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
- Có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác XNK,
- Tìm kiếm và khai thác thị trường các nước trên thế giới để mở rộng hoạt động kinh
doanh XNK của Công ty.
2.2.1.3. Nghành, nghề kinh doanh chính.
- Buôn bán, XNK ngói lợp cao cấp.
- Buôn bán các phụ kiện, linh kiện đính kèm với ngói lợp : như lấy sáng, mè, sơn, các phụ
kiện có liên quan.
2.2.1.4. Mục tiêu và tôn chỉ hoạt động.

- Trở thành một trong những nhà thầu ngói lợp số một Việt Nam với chất lượng ngói
hàng đầu gắn liền với thời gian.
- Đem lại vô số những chức năng hữu dụng khác cho mái nhà, tạo niềm vui và sự
hứng khởi cho người trú ngụ dưới mái nhà đó
- Tuyệt đối trung thành với khách hàng và thực hiện các trách nhiệm xã hội của
mình, đem đến cho khách hàng những công trình đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao.
2.2.1.5. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty giai đoạn 2007 – 2010.
Sau gần 10 năm hoạt động, Công ty TNHH CPAC Monier VN không ngừng được
mở rộng cả về quy mô và lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt là doanh thu của công ty không
ngừng tăng lên trong các năm qua.
Bảng 2.1 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua một số năm gần đây.
Đơn vị: (VND)
2007 2008 2009 2010
Doanh Thu 1092952085.430 1803370940.954 2825503721.172 3327790361.280
Chi Phí 509206376.602 1339543934.941 1773286135.408 1822963559.909
Lợi Nhuận 583745708.828 463827006.013 1052217585.764 1504826801.371
% Tăng DT
65.00 56.68 57.04
% Tỷsuất
LN
53.41 25.72 37.24 45.22
Số nhân viên
10 15 18 20
Doanh Thu/ 109295208.543 120224729.397 156972428.954 166389518.064
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
16
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Người
Lợi nhuận/

Người
58374570.883 30921800.401 58456532.542 75241340.069
(Nguồn: Phòng kế toán-CPAC Monier VN )
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy, doanh thu tăng dần trong các
năm, đặc biết là năm 2010 tăng một cách đáng kể. Phần doanh thu tăng nhanh trong năm
2010 chủ yếu là do việc thực hiện những hợp đồng đã ký kết vào những tháng cuối của của
năm 2009 và hàng loạt những hợp đồng mới có giá trị lớn trong năm 2010.
2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu và công
tác giám sát điều hành hợp đồng nhập khẩu.
Thực hiện hợp đồng là một quá trình cần thiết và quan trọng đối với mỗi Công ty
xuất nhập khẩu, hợp đồng nhập khẩu được đánh giá là có hiệu quả khi thực hiện hợp đồng
tốt. Có rất nhiều nhân tố có thể là chủ quan cũng có thể do khách quan mang lại ảnh hưởng
đến quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu nhưng điều quan trọng là các Công ty
xuất nhập khẩu phản ứng như thế nào trước những tình huống để đảm bảo cho quá trình
đạt hiệu quả cao nhất.
2.2.2.1. Những nhân tố chủ quan.
− Nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất của
doanh nghiệp, nó ảnh hương rất lơn đến việc thực hiện và giám sát hợp đồng của công ty.
Do nguồn lực của Công ty có giới hạn: Đội ngũ cán bộ nhập khẩu của Công ty trẻ, năng
động, có trình độ chuyên môn và nhiệt tình trong công việc nhưng chưa có nhiều kinh
nghiệm trong công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Vậy nên trong quá trình thực hiện
vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và đôi khi đã để xảy ra sai sót.
− Nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn là nhân tốt rất quan trọng đối với một
doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng và quyết định lớn đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, cơ
cấu tổ chức, quy mô của doanh nghiệp đó. Đối với công ty TNHH CPAC Monier, dù đã
thành lợp được hơn mười năm, nhưng nguồn vốn của công ty còn nhiều hạn chế, do việc
không mở rộng mặt hàng kinh doanh, và công ty thường xảy ra các rủi ro trong hoạt động
kinh doanh quốc tế, khiến công ty không tạo được lòng tin đối với các bạn hàng. Ngoài ra
công ty cũng gặp khó khăn do tồn đọng quá nhiều công nợ đối với các đơn vị trong Tổng
công ty. Do hạn chế nguồn tài chính, công ty đã không chú trọng tới việc đào tạo, hay

tuyển dụng nhưng người có kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư trang
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
17
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
thiết bị vật chất nên việc xẩy ra sai sót trong hợp đồng nhập khẩu là thường xuyên, mà lỗi
chính là do các nhân viện trực tiếp thực hiện giám sát và điều hành không chặt chẽ. Bên
cạnh đó, việc sử dụng các nguồn vốn của Công ty cũng chưa thực sự hiệu quả.
− Cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Do hạn chế về nguồn vốn, vì vậy cơ sở vật chất
của công ty không được đầu tư thích đáng. Chỉ có một số nhân viên chủ chốt mới được
trang bị máy vi tính, các phòng ban làm việc quá nhỏ, chật hẹp khiến cho nhiên viên làm
việc không thoải mái. Các phần mềm công nghệ thông tin lưu trữ tài tài liệu, cập nhật sự
thay đổi, biến động trên thị trường quốc tế còn quá đơn giản. Khiến cho các phòng ban làm
việc chậm chạp, thiếu sự thống nhất, tin tức truyền xuống cấp dưới hay bị sai lệch không
chính xác. Nên việc giám sát và điều hành hợp đồng NK là không đồng bộ.
2.2.2.2. Những nhân tố khách quan.
− Chính sách của Nhà nước. Để khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu, các nước
xuất khẩu không nên đưa ra quá nhiều chính sách hạn chế đối với hoạt động xuất nhập
khẩu như thuế xuất khập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, mặt hàng cấm xuất… Chính sách của
Nhà nước người nhập khẩu đôi khi cũng gây hạn chế cho quá trình tổ chức thực hiện hợp
đồng nhập khẩu, như chính sách bảo hộ hàng sản xuất trong nước - thuế nhập khẩu cao, thủ
tục hải quan phức tap, rườm rà ,…
− Do việc áp dụng luật thuế giá trị gia tăng. Việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đã làm
tăng giá thành sản xuất của nhiều đơn vị thành viên trong Tổng công ty nên gây sức ép lớn
về tài chính đối với các đơn vị này. Điều này dẫn đến một hệ quả là công nợ của các đơn vị
thành viên trong Tổng công ty đối với Công ty tăng lên, từ đó gây khó khăn cho Công ty
về mặt tài chính, làm ảnh hưởng không tốt đến các khâu trong quy trình tổ chức thực hiện
hợp đồng nhập khẩu của Công ty đặc biệt là khâu mở L/C và khâu thanh toán.
− Rủi ro bất khả kháng. Trong thương mại quốc tế luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: sự
biến động thị trường nước xuất khẩu gây khó khăn cho hoạt động giao hàng của nhà xuất

khẩu, rủi ro trong vận chuyển - đắm tàu, tai nạn, do cố ý từ bên ngoài,…
− Khả năng cung ứng của nhà xuất khẩu. Khả năng tài chính của nhà cung cấp phải
cần được xem xét bởi nó ảnh hưởng nhiều đến khả năng cung cấp hàng của họ, có khả
năng tài chính mới có khả năng đầu tư và sản xuất từ đó đảm bảo nguồn hàng liên tục cho
cung ứng hàng hóa.
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
18
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
− Đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh cũng có thể gây khó dễ cho các Công ty xuất
nhập khẩu trong quá trình thực hiện hợp đồng, ví dụ như: đưa ra một giá cao hơn Công ty
để giành quyền mua lô hàng.
2.3. KẾT QUẢ TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.
2.3.1. Công tác giám sát và điều hành.
Để đánh giá được tình hình giám sát và điều hành hợp đồng tại Công ty trong thời
gian vừa qua, em đã tiến hành điều tra phỏng vấn hai nhóm đối tượng đó là các nhà quản lý
các cấp và các nhân viên trực tiếp tham gia vào các khâu trong quá trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu của Công ty. Thông qua hai hình thức phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng
vấn trực tiếp với mục đích là phát hiện ra những điểm còn hạn chế trong giám sát và điều
hành hợp đồng nhập khẩu của công ty để từ đó có những giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác này, em đã tổng hợp được các kết quả như sau (mẫu phỏng vấn được trình bày trong
phần Phụ lục).
Bảng 2.2: Mức độ quan trọng của Công tác giám sát và điều hành quy trình thực hiện
HĐNK.
Nội dung Độ quan trọng
Rất quan
trọng
Quan trọng Không quan
trọng
Số phiếu 1/7 4/7 2/7

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy: có 14.3 % cho rằng công tác giám sát và điều hành
quy trình thực hiện HĐNK là rất quan trọng, 57.1 % cho rằng là quan trọng.Phần lớn nhìn
chung họ đều nhận xét là giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng có tầm quan
trọng rất lớn đối với công ty, nhưng những người này đều tập trung ở nhà quản trị, nhưng
việc họ giám sát nhân viên dưới quyền trực tiếp thực hiệp hợp đồng lại đang còn nhiều hạn
chế, sao nhãng. Để các nhân việc trực tiếp tham gia giám sát và điều hành quy trình thực
hiện hợp đồng một cách bị động, thiếu kiến thức về XNK, nên không thể linh hoạt xử lý
khi có các sự cố trong hợp đồng. Và 28.6 % còn lại cho rằng giám sát và điều hành là
không quan trọng lắm vì theo họ công việc của họ là đơn giản, lặp đi lặp lại, chỉ cần cấp
trên giao nhiệm vụ xuống cho cấp dưới thực hiện, nếu có lỗi thì nhân viên đó phải chịu
toàn bộ trách nhiệm. Như vậy, cán bộ cũng như nhân viên của Công ty chưa thấy hết được
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
19
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
tầm quan trọng của công tác giám sát và điều hành hợp đồng. Đây chính là một nhược
điểm rất lớn cần được khắc phục ngay.
Trong phần phỏng vấn về công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, giám sát
và điều hành hợp đồng nhập khẩu, các lỗi mà công ty thường mắc phải đó là lỗi trong khâu
mở L/C, kiểm tra và nhận hàng từ phương tiện vận tải, làm thủ tục hải quan. Các cán bộ,
nhân viên được phỏng vấn cho biết một số hợp đồng thì mở L/C quá sớm, một số khác L/C
không được chấp nhận do ghi sai các thông tin, không đúng với hợp đồng dẫn đến việc L/C
không được chấp nhận, phải chỉnh sửa lại và công ty bị chậm trễ trong việc đi nhận hàng
do chưa nhận được các chứng từ cần thiết. Họ cũng thừa nhận rằng khi giao nhận hàng họ
chỉ kiểm tra rất qua loa do không có sự am hiểu nhiều về chất lượng và các thông số kỹ
thuật của sản phẩm. Ngoài ra, việc giám sát về việc chuẩn bị hàng hóa của bên đối tác cũng
chưa được quan tâm sát xao dẫn đến tình trạng hàng giao không đúng số lượng, chất lượng,
thời hạn… như yêu cầu đã ký kết trong hợp đồng. Khâu làm thủ tục hải quan là khâu được
các nhân viên đánh giá là rất phức tạp. Các lỗi thường mắc phải trong khâu này như: không
chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết, khai báo hải quan không chính xác, áp mã thuế cho các

mặt hàng chưa đúng khiến cho hàng hóa không được thông quan ngay, có một số lô hàng
bị lưu kho bãi trong thời gian dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Khi được hỏi về các giải pháp để hạn chế những sai sót trên, đa số đều cho rằng bên
cạnh yếu tố kinh nghiệm của nhân viên, công ty cần có chương trình đào tạo các nghiệp vụ
cho nhân viên một các bài bản, chuyên sâu hơn, các cán bộ quản lý cần sát xao hơn nữa
trong việc giám sát công việc của nhân viên cấp dưới để có những điều chỉnh kịp thời, đặc
biệt là phải xây dựng một hệ thống giám sát và điều hành quy trình HĐNK có hiệu quả.
2.3.2. Kết quả tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp.
2.3.2.1. Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các mặt hàng của Công ty trong
những năm gần đây.
Hầu hết các doanh nghiệp XNK Việt Nam hiện nay đều tiến hành NK theo điều kiện
CIF hoặc CFR vì chưa có đủ năng lực cũng như kinh nghiệm NK theo điều kiện FOB, hơn
nữa điều kiện tàu, cảng ở Việt Nam cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong một vài năm
gần đây do ngành bảo hiểm Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể. Vì vậy hiện nay Công ty
chủ yếu (90%) NK theo điều kiện CFR, tức là Công ty sẽ chịu trách nhiệm mua bảo hiểm.
Do vậy quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty diễn ra qua các bước sau: mở
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
20
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
L/C, mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu nhập theo CFR), kiểm tra chứng từ và thanh toán,
giao nhận hàng và làm thủ tục hải quan, khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có).
Trong những năm gần đây, Công ty đã không ngừng mở rộng các lĩnh vực hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động chính của công ty vẫn là thương mại, với nhiệm
vụ chủ yếu là nhập khẩu ngói lợp từ Thái Lan…để phục vụ cho các công trình trong nước.
Thị trường nhập khẩu ngói lợp của Công ty.
Đối với công ty kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu là hoạt động quan trọng nhất. Do
hoạt động kinh doanh được thực hiện ở cả trong nước và ngoài nước nên việc nghiên cứu
thị trường trở nên hết sức phức tạp. Các thị trường chủ yếu là: Thái Lan, Singapore …

Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
21
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Bảng 2.3 : Kim ngạch NK của Công ty giai đoạn 2007-2010
Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ
tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Kim
ngạch
Tỷ
trọng
(%)
Kim
ngạch
Tỷ
trọng
(%)
Kim
ngạch
Tỷ
trọng
(%)
Kim
ngạch
Tỷ trọng
(%)
KN
nhập

khẩu
34,43
1
91,61 15,766 81,28 19,598 79,93 21,917 83,77
Như vậy trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu của Công ty biến động
không ổn định. Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu của Công ty đạt 34,431 triệu USD, sang
năm 2008 kim ngạch nhập khẩu của Công ty chỉ đạt 15,766 triệu USD giảm 48,98% so với
năm 2007, nhưng đến năm 2008 - 2010 kim ngạch nhập khẩu của Công ty lại liên tục tăng
qua các năm: năm 2009 kim ngạch nhập khẩu đạt 19,598 triệu USD tăng 24,3% so với năm
2008, năm 2010 kim ngạch nhập khẩu đạt 21,917 triệu USD tăng 11,84% so với năm 2009.
2.3.2.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói lợp tại Công ty.
Sơ đồ 2.2: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty
Mở L/C.
Trưởng phòng là người trực tiếp chuẩn bị bộ hồ sơ xin mở L/C bao gồm đơn xin mở
L/C, bản sao hợp đồng nhập khẩu, và phương án kinh doanh (phương án kinh doanh cho lô
hàng nhập khẩu là thủ tục cần thiết để thuyết phục Ngân hàng cho vay vốn). Nội dung L/C
thường dựa vào hợp đồng nhập khẩu.
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
Mở L/C Mua bảo
hiểm
Kiểm tra chứng từ
và thanh toán
Giao nhận và làm
thủ tục hải quan
Khiếu nại và giải quyết
khiếu nại (nếu có)
22
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Bộ hồ sơ xin mở L/C được giao cho phòng kế toán để thực hiện các giao dịch với Ngân

hàng (Ngân hàng Vietcombank là Ngân hàng Công ty thường xuyên giao dịch)
Khi mở L/C nếu trong tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Công ty không có số dư thì Công ty
thường làm khế ước vay hoặc làm công văn đề nghị mua ngoại tệ để mở L/C và chi trả một
phần tiền ký quỹ khi tiến hành mở L/C.
Để mở L/C, Công ty phải xuất trình với ngân hàng bộ hồ sơ gồm: bản sao hợp đồng nhập
khẩu hàng hoá, đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng (nơi công ty xin mở L/C). Ngoài
ra, Công ty còn phải gửi cho ngân hàng hai uỷ nhiệm chi:
− Một uỷ nhiệm chi để ký quỹ mở L/C.
− Một uỷ nhiệm chi trả chi phí cho ngân hàng về việc mở L/C.
Phần ký quỹ là 20% giá trị hợp đồng nếu là bạn hàng tin cậy có quan hệ giao dịch thường
xuyên và 100% giá trị hợp đồng nếu hai bên lần đầu tiên giao dịch với nhau (con số này có
thể dao động đối với từng trường hợp cụ thể). Phí ký quỹ thường là 1% giá trị hàng nhập
và phí mở L/C thường là 0.15% giá trị hàng nhập. Đây là một tỷ lệ trả phí tương đối cao
cho việc thanh toán, Công ty cần linh hoạt và cân nhắc khi nào thì thanh toán bằng hình
thức gì để hạn chế mức phí phải trả.
Sau khi L/C được mở sẽ được chuyển đến cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng
thông báo ở nước xuất khẩu, ngân hàng sẽ thanh toán cho đơn vị xuất khẩu trong vòng 30
ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng này để đổi lấy bộ chứng từ hàng hoá.
Mua bảo hiểm.
Nhân viên nhập khẩu được cử đến Công ty bảo hiểm làm thủ tục mua bảo hiểm cho
hàng hóa, trưởng phòng giám sát dựa trên giấy chứng nhận bảo hiểm mà công ty bảo hiểm
cấp.
Nếu Công ty kí kết hợp đồng nhập khẩu hàng hoá theo điều kiện CIF thì người bán có
nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá, còn đối với những lô hàng được nhập khẩu theo giá
EXW hoặc FOB hoặc C&F thì Công ty phải tiến hành mua bảo hiểm.
Khi mua bảo hiểm cho hàng hoá nhập khẩu Công ty thường hay sử dụng điều kiện bảo
hiểm A và điều kiện C. Đối với hàng hoá có giá trị thấp và gặp ít rủi ro thì Công ty sử dụng
điều kiện tối thiểu là C, đối với những hàng hoá trị giá cao hơn, đòi hỏi bảo hiểm cao hơn
thì Công ty sử dụng bảo hiểm loại A.
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1

Đỗ Thị Thúy _K43N3
23
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Giá trị của bảo hiểm thường là 110%CIF vì người ta coi như 10% là lãi dự tính từ lô hàng
nhập khẩu, tuy nhiên tuỳ vào từng mặt hàng và đặc điểm của nó mà Công ty mua bảo hiểm
với mức nào cho phù hợp. Hiện tại Công ty thường mua bảo hiểm hàng hoá của Bảo Việt,
PVIC, PIJCO để tiện cho việc khiếu nại bồi thường khi có sự thiếu hụt hoặc hư hỏng hàng
hoá trên đường vận chuyển.
Kiểm tra chứng từ và thanh toán.
Phương thức thanh toán chủ yếu mà Công ty thường sử dụng để thanh toán hàng
nhập khẩu là: phương thức tín dụng chứng từ (L/C), phương thức điện chuyển tiền (TTR)
và phương thức nhờ thu trả tiền ngay (D/P). Trong đó, Công ty thường sử dụng nhiều nhất
là phương thức L/C. Thường thì công ty thanh toán với bên đối tác bằng đồng đô la Mỹ.
Thời hạn thanh toán được hai bên ký kết trong hợp đồng, thường là 15 ngày sau khi nhận
hàng công ty thanh toán lần đầu chiếm 30% giá trị hợp đồng, và 50% còn lại thanh toán
sau 1 tháng, 20% thanh toán sau tháng rưỡi.Các bộ chứng từ dùng cho thanh toán được
công ty xử lý và kiểm tra rất chặt chẽ. Vì đây là điều khoản rất quan trọng, nếu lựa chọn
được điều kiện thanh toán thích hợp sẽ giảm được chi phí và rủi ro cho mối bên.
Giao nhận và làm thủ tục hải quan.
+Đối với làm thủ tục hải quan: Sau khi nhận được giấy thông báo nhận hàng, Công ty
TNHH CPAC Monier Vietnam phải tiến hành bước tiếp theo là làm thủ tục hải quan cho
hàng hoá nhập khẩu khi hàng về đến cảng hoặc cửa khẩu. Các hợp đồng của công ty phần
lớn do công ty cử nhân viên đi làm thủ tục hải quan, các thủ tục được làm tại cảng Hải
phòng,nội dung theo quy đình của Tổng cục hải quan 197/1999/QĐ-TCQH.
+Đối với giao nhận hàng hóa: Khi hàng về đến cảng Hải Phòng, cảng thông báo cho
Công ty biết để làm thủ tục nhận hàng. Công ty uỷ thác cho cảng về việc giao nhận hàng
với tàu, trình vận đơn đến đại lý hãng tàu để họ phát lệnh giao hàng (D/O). Khi có lệnh
giao hàng này, cảng mới cho Công ty được phép nhận hàng. Trước khi nhận hàng, việc
kiểm tra hàng hoá được tiến hành. Thông thường việc kiểm nghiệm, giám định hàng nhập
này của Công ty do VINACONTROL thực hiện. Kết quả kiểm tra là căn cứ cho việc hoàn

thành các thủ tục hải quan.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có).
Đối với Công ty TNHH CPAC Monier Vietnam, trong quá trình thực hiện hợp đồng
nếu xảy ra những vi phạm hợp đồng thì cả hai bên sẽ cùng nhau thương lượng để đi đến
hoà giải chứ không sử dụng hình thức toà án vì Công ty muốn duy trì quan hệ lâu dài và để
xây dựng hình ảnh của mình trên thương trường quốc tế. Và trên thực tế thì chưa có vụ
việc nào xảy ra khiếu nại đối với Công ty phải giải quyết bằng con đường toà án. Đây là
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
24
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
điểm rất tốt của Công ty, cần duy trì và phát huy. Nó thể hiện sự chuyên nghiệp và chu đáo
khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
2.3.2.3. Thực trạng những vấn đề còn tồn tại trong quy trình thực hiện hợp đồng của
công ty CPAC Monier VN
Mở L/C. Mặc dù trên phiếu điều tra việc mở L/C được các nhân viên trong công ty đánh
giá là rất quan trọng. Song vẫn còn có các lỗi nhỏ trong khi thực hiện mở L/C
Trong khâu mở L/C này, điều bất cập thường gặp nhất ở Công ty là khi viết thư xin mở thư
tín dụng, thường có lỗi tuy không gây thiệt hại nhưng cũng làm cho quá trình mở L/C phải
mất công và thời gian sửa chữa. Đây là lỗi có thể tránh hoặc khắc phục được. Và một điều
quan trọng nữa là các cán bộ XNK cần tỉnh táo sáng suốt trước những bẫy (Trap) mà các
bên xuất khẩu đặt ra, một số Trap mà một số công ty đã gặp phải như bên bán yêu cầu ký
vào bản chấp nhận mọi rủi ro để bên mua có thể lấy hàng về sớm hơn khi bộ chứng từ chưa
về, thực chất đây là một Trap để bên bán có thể giao hàng thiếu, hỏng hoặc kém phẩm
chất. Công ty cần thận trọng khi gặp các tình huống thương tự.
L/C thường được soạn thảo trên cơ sở nội dung của hợp đồng nhập khẩu. Tuy nhiên trong
một số trường hợp, bên nhập khẩu tự thêm một số điều kiện có lợi cho mình vào L/C và
không được sự chấp nhận của người xuất khẩu gây chậm trễ cho tiến trình nhận hàng của
bên nhập khẩu.
Kiểm tra chứng từ và thanh toán. Đôi lúc việc kiểm tra chứng từ và thanh toán còn gặp

một số thiếu sót, nhân viên của công ty do không kiểm tra sát sao bộ chứng từ nên một số
chứng từ không trùng khớp với nhau. Bên cạnh đó công ty chưa linh hoạt trong việc chọn
phương thức thanh toán nên chưa có thể tận dụng mức phí thấp mà vấn đảm bảo an toàn
cho công ty.
Giao nhận và làm thủ tục hải quan. Nhân lực của Công ty còn thiếu, thêm vào đó, chủ
trương của Công ty trong những năm qua là tập trung vào công tác xuất khẩu nên đã làm
hạn chế rất nhiều nhân lực dành cho hoạt động nhập khẩu nói chung cũng như khâu kiểm
tra giám sát hàng hoá nhập khẩu nói riêng. Vậy nên khâu kiểm tra hàng hoá nhập khẩu của
Công ty thường qua loa, đại khái, thiếu cẩn thận…
Đối với thủ tục hải quan, công ty vẫn tự cử nhân viên thực hiện công việc làm thủ tục hải
quan cho mình mà không thuê bên trung gian, chính vì vậy việc khai quan rất chậm, dẫn
đến việc mất phí lưu kho container, phí lưu kho bãi tại cảng.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Do đội ngũ nhân viên còn thiếu, việc công ty bị bạn
hàng khiếu nại là việc xảy ra khá thường xuyên, dù mức độ không gây ảnh hưởng lớn công
ty, nhưng cũng làm mất uy tín của công ty trên thương trường. Mặt khác, việc giải quyết
khiếu nại của công ty chưa được chú trọng thích đáng, kéo dài làm mất thời gian của cả hai
bên.
Huỳnh Thị Hải Hà _K43E1
Đỗ Thị Thúy _K43N3
25

×