Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tìm hiểu về máy thu hình màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.45 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xem truyền hình đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người.
Trước đây, khi khoa học và công nghệ chưa phát triển con người mới chỉ sáng tạo
được những chiếc máy thu hình đen trắng, chất lượng hình ảnh không tốt, hiệu suất
thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng, phục vụ được một số ít nhu cầu của con người.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhu cầu của con người tăng lên,
yêu cầu xem được cả những hình ảnh màu có trong thực tế. Do vậy, những chiếc
máy thu hình màu dần ra đời, cùng với những sự thay đổi và nhiều tiện ích hơn.
Trong đề tài này, nhóm chúng em tìm hiểu về máy thu hình màu. Trong suốt quá
trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của
các thầy, cô giáo trong trường và nhất là thầy Trần Trung Dũng. Chúng em xin gửi
lời cám ơn tới tất cả các thầy cô và đặc biệt là thầy Trần Trung Dũng.
Do thời gian có hạn nên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình
tìm hiểu. Vì vậy, rất mong nhận được những lời đóng góp của bạn bè và thầy cô.
Chúng em xin chân thành cám ơn.
NHÓM 5
MỤC LỤC

MÁY THU HÌNH MÀU
I. Khái niệm chung về truyền hình màu
1. Khái niệm
Truyền hình đen trắng là bước mở đầu cho việc truyền hình ảnh có trong thực
tế đi xa, nó đã được nghiên cứu và chế tạo hoàn chỉnh trong những năm 1960.
Ngày nay truyền hình đen trắng đã được sử dụng hầu hết tại các nước trên thế
giới, cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành điện tử, chất lượng linh
kiện điện tử ngày càng cao và do đó chất lượng của hệ thống truyền hình ổn
định cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên, truyền hình đen trắng chưa có khả năng
truyền đi các hình ảnh, các cảnh vật thiên nhiên đầy màu sắc sống động trong
thực tế. Do đó, truyền hình màu là bước phát triển tiếp theo của truyền hình
đen trắng.
Truyền hình màu phát triển trên nền tảng của truyền hình đen trắng. Do vậy, hệ


truyền hình màu phải đảm bảo tính kết hợp với truyền hình đen trắng. Cụ thể là
người ta phải làm máy phát màu và máy thu màu sao cho khi phát màu thì cả
máy thu đen trắng vẫn thu được ảnh đen trắng và khi phát đen trắng thì máy
thu màu cũng phải thu được tín hiệu của truyền hình đen trắng.
Như vậy có nghĩa là máy thu đen trắng sẽ luôn thu được tín hiệu hình đen trắng
còn máy thu màu sẽ thu được hình ảnh màu khi phát màu và thu được hình ảnh
đen trắng khi phát đen trắng.
II. Sơ đồ khối máy thu hình màu
1. Sơ đồ khối
Sơ đồ khối của máy thu hình màu được chia làm 7 phần:
 Phần cao tần, trung tần, tách sóng bao gồm các khối: khối kênh UHF, khối
kênh VHF, khuếch đại trung tần, tách sóng, mạch AFC, mạch AGC.
 Phần đường tiếng bao gồm: khối trung tần tiếng, hạn biên, tách sóng tiếng,
công suất tiếng.
 Phần đường hình màu bao gồm: khối xử lý chói, giải mã màu, các mạch ma
trận, các mạch khuếch đại màu cuối, mạch cân bằng trắng.
 Phần đồng bộ và tạo xung quét bao gồm các khối: tách xung đồng bộ, quét
dòng, quét mành, xóa tia quét ngược, chỉnh lưu cao áp.
 Phần vi xử lý điều khiển bao gồm các khối: nhận điều khiển từ xa, mạch vi
xử lý.
 Phần nguồn bao gồm: mạch khử từ, chỉnh lưu, lọc tạo nguồn cấp.
 Đèn hình màu.
Hình 1. Sơ đồ cấu tạo máy thu hình đen trắng
2. Chức năng các khối
a. Phần cao tần, trung tần, tách sóng
Phần cao tần , trung tần, tách sóng có nhiệm vụ chọn lọc tín hiệu truyền
hình từ phía đài phát gửi tới, sau đó khuếch đại sơ bộ để cho tín hiệu lớn
hẳn lên để át nhiễu từ các kênh truyền hình khác hoặc từ các sóng điện từ
khác tác động vào.
 Hộp kênh UHF: xử lý các kênh truyền hình có tần số sóng mang nằm trong

dải UHF
 Hộp kênh VHF: xử lý các kênh truyền hình có tần số sóng mang nằm trong
dải VHF
Ngoài ra khối hộp kênh còn làm nhiệm vụ:
+ Phối hợp trở kháng giữa anten và tầng khuếch đại cao tần.
+ Cần đạt được tỷ số tín hiệu trên tạp âm lớn, sao cho độ nhiễu nhỏ.
+ Có độ khuếch đại lớn và có chiều rộng dải thông là 8MHz.
+ Có khả năng dao động tự kích nhỏ và ngăn cản được tín hiệu dao động
không quay trở lại anten của tầng trộn tần.
+ Thu tín hiệu từ mọt đài phát bằng nguyên lý cộng hưởng, nhiều đài phát
cùng đến máy thu nhưng tín hiệu từ đài phát nào có tần số trùng với tần số
mạch cộng hưởng sẽ được thu vào. Sau đó khuếch đại tín hiệu đã thu được
bằng mạch khuếch đại cao tần, do dải tần của toàn bộ sóng truyền hình
tương đối rộng nên người ta chia làm 3 dải sóng:
- dải VHL từ kênh 1 đến kênh 3.
- dải VHF từ kênh 4 đến kênh 12.
- dải UHF từ kênh 21 đến kênh 63.
- các kênh 13 đến 20 không dung trong lĩnh vực truyền hình.
+ Tạo dao động nội cung cấp cho mạch.
+ Đổi tần thông qua mạch trộn tần, tín hiệu từ đài phát được trộn với tần số
dao động nội để tạo thành tín hiệu trung tần, tín hiệu trung tần có tần số cố
định từ 31,5MHz đến 38MHz.
 Mạch khuếch đại trung tần
Nhiệm vụ của mạch khuếch đại trung tần
+ Lấy ra tần số trung tần trung của tín hiệu truyền hình.
+ Khuếch đại trung tần chung cho biên độ lên hàng vạn lần.
+ Bảo đảm chọn lọc 40dB đối với các kênh lân cận kể cả mang hình và
mang tiếng.
+ Đảm bảo độ khếch đại điều khiển được 40dB đến 60 dB.
 Mạch tách sóng

Sử dụng một diode tiếp điểm cao tần để tách lấy tín hiệu hình ảnh ra khỏi
sóng mang sau đó khuếch đại sơ bộ tín hiệu.
Nhiệm vụ:
+ Tách sóng AM để lấy ra tần số tín hiệu Video và đưa ra khuếch đại thị
tần.
+ Thực hiện tách sóng phách để lấy tần số trung tần tiếng lần hai rồi đưa
tới mạch khuếch đại trung tần tiếng :
f
TTT
– f
TTH
= 6,5 MHz
 Khối AFT, AFC: Mạch tự động điều chỉnh tần số ngoại sai
AFC(Automatic Frequency Control) và mạch tự động dừng dò( Auto
Frequency Tuning)
Trong quá trình dò kênh, khi thu được tín hiệu nét nhất thì quá trình dò
kênh tự động dừng lại hoặc tự động nhớ, như vậy phải có một mạch phát
hiện điểm tín hiệu nét nhất đó => đó chính là mạch AFT trên IC trung tần.
Mạch AFT tách một phần tín hiệu Video ở đầu ra trung tần để tạo điện áp
AFT. Khi không có tín hiệu chân AFT có điện áp thấp, khi có tín hiệu điện
áp AFT tăng lên. Trong quá trình dò kênh khi thu được tín hiệu thì điện áp
AFT tăng dần đến điểm nét nhất thì điện áp AFT không tăng và bắt đầu
giảm => đó chính là điểm có tín hiệu tốt nhất.
Điện áp AFT được đưa về chân AFC của vi xử lý để thực hiện quá trình
dừng dò kênh và nhớ kênh tự động.
Ở quá trình dò tay, khi thu được tín hiệu thì điện áp AFT tăng để báo về vi
xử lý để dừng quá trình dò kênh tại điểm nét nhất.
Nếu ta đặt chế độ dò kênh tự động thì mỗi khi điện áp AFT tăng đến đỉnh
thì IC vi xử lý tự động nhớ tại điểm điện áp đó.
 Khối AGC: Auto Gain Control

Đây là mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại cho tầng khuếch đại cao
tần và khuếch đại trung tần hình lần thứ nhất nhằm giữ cho hình ảnh, âm
thanh ở đầu ra của tivi luôn đồng đều trong suốt quá trình làm việc, mặc dù
tín hiệu đến máy thu hình là thay đổi.
b. Phần đường tiếng
 Khối khuếch đại trung tần tiếng: thực hiện khuếch đại tín hiệu trung tần
tiếng SIF lên đủ lớn sau đó đưa tín hiệu lên mạch hạn biên
 Mạch hạn biên: có nhiệm vụ khử điều biên ký sinh của tín hiệu hình lên tín
hiệu tiếng điều tần
 Khối tách sóng tiếng: có nhiệm vụ tách sóng điều tần để lấy ra tín hiệu âm
tần f
a
đưa vào khối khuếch đại âm thanh
 Khối khuếch đại công suất tiếng: có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm thanh
để đưa ra loa
c. Phần đường hình
 Khối xử lý chói:
+ Thực hiện tách tín hiệu chói U
Y
từ tín hiệu Video sau đó khuếch đại đén
giá trị cần thiết đưa và ma trận.
+ Làm trễ tín hiệu chói Uy để đảm bảo cho tín hiệu chói và các tín hiệu
màu cùng đến đầu vào mạch ma trận nhằm làm cho ảnh màu và ảnh đen
trắng trùng khít nhau.
+ Nén tần số tín hiệu hiệu màu và sóng mang màu lúc thu chương trình
truyền hình đen trắng (làm cho tín hiệu chói trung thực hơn).
+ Thực hiện điều chỉnh tương phản và độ sáng của truyền hình màu. Đa số
các máy thu hình màu hiện nay đều có các mạch tự động điều chỉnh độ
sáng ( ABL).
 Khối giải mã màu

Là khối quan trọng của máy thu hình màu, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng truyền hình màu bao gồm đường kênh màu và kênh đồng bộ màu có
nhiệm vụ:
+ Tách tín hiệu màu U
c
từ tín hiệu Video, sau đó khuếch đại đủ lớn và
đưa vào mạch giải mã màu. Đầu ra của mạch giải mã màu là các tín hiệu
hiệu màu U
R-Y
, U
B-Y
.
+ Mạch đồng bộ màu thực hiện tách tín hiệu đồng bộ màu từ tín hiệu
Video và xung dòng đưa về để đồng bộ.
+ Tự động tắt khối màu lúc thu chương trình truyền hình đen trắng hoặc
thu chương trình truyền hình màu khác hệ hay mức thu tín hiệu ở lối máy
thu hình quá yếu.
 Khối ma trận G – Y
Có nhiệm vụ khôi phục tái tạo lại tín hiệu màu thứ 3 là U
G
- U
Y
từ hai tín
hiệu U
R
– U
Y
và U
B
– U

Y
theo biểu thức:
U
G
- U
Y
= -0.59( U
R
– U
Y
) – 0.19( U
B
– U
Y
)
Ma trận này nằm trong IC giải mã màu.
 Khối ma trận R, G, B
Có 4 tín hiệu cùng đưa tới U
Y
, U
R
– U
Y
, U
B
– U
Y
, U
G



- U
Y
để thực hiện khôi
phục lại 3 tín hiệu màu cơ bản là U
R
, U
G
, U
B
theo biểu thức:
U
R
= (U
R
– U
Y
) + U
Y
U
G
= ( U
G


- U
Y
) + U
Y
U

B
= ( U
B
– U
Y
) + U
Y

Ma trận này được thực hiện ở 3 tầng khuếch đại màu cuối.
 Khối khuếch đại màu cuối
Bao gồm:
+ khuếch đại màu đỏ (Red)
+ khuếch đại màu lục(Green)
+ khuếch đại màu lam( Blue)
Ba tầng khuếch đại riêng biệt cho 3 tín hiệu màu cơ bản đến giá trị đủ lớn
để đảm bảo có thể điều khiển được dòng điện tử phát ra 3 Katôt đèn hình
màu.
Hệ số khuếch đại của các tầng khoảng 35dB đến 40dB và giá trị điện áp ra
từ 60V đến 200V( tùy thuộc vào loại đèn hình màu sử dụng trong thu hình
màu).
 Khối điều chỉnh cân bằng trắng
Thực tế nó không phải là một khối riêng biệt mà chỉ là một bộ phận điều
khiển nằm ngay trong 3 tầng khuếch đại màu cuối.
Nhiệm vụ : điều chỉnh cường độ dòng điện của 3 Katôt đèn hình màu sao
cho đúng tỉ lệ pha trộn:
U
Y
= 0.3U
R
+ 0.59 U

G
+ 0.11U
B

để toàn bộ màn hình lúc không thu được tín hiệu truyền hình hoặc thu
chương trình truyền hình đen trắng thì màu của màn hình là đen trắng,
không bị nhuốm màu. Như vậy lúc thu chương trình truyền hình màu ảnh
mới trung thực.
d. Phần đồng bộ và tạo xung quét
 Khối tách xung đồng bộ: bao gồm mạch tách xung đồng bộ, khuếch đại và
phân chia xung đồng bộ.
Nhiệm vụ: Mạch tách xung đồng bộ để lấy ra tín hiệu xung đồng bộ dòng
và xung đồng bộ mành để đưa tới điều khiển khối quét dòng và quét mành
sao cho nhịp quét đồng bộ phía máy phát. Các xung quét dòng f
h
=
15750Hz và quét mành f
v
= 60Hz được đẫn lên cuộn lái tia, tạo ra từ trường
lái các tia điện tử lần lượt bắn phá các điểm phát màu tương ứng trên màn
hình theo quy luật từ trái sang phải, từ trên xuống dưới làm cho mọi điểm
trên màn hình được các tia điện tử bắn vào.
 Khối quét dòng: Tạo xung răng cưa để quét dòng.
Yêu cầu chức năng của khối quét dòng:
+ Có độ ổn định cao, có thể đồng bộ tốt, chống được nhiễu.
+ Trong thời gian quét, dòng quét phải tuyến tính, có biên độ không đổi.
+ Thời gian xóa dòng quay trở lại phải đúng với yêu cầu của từng hệ.
+ Đảm bảo trị số điện áp.
+ Tạo ra cao áp 1 chiều phù hợp với yêu cầu.
+ Tự phát xạ và gây nhiễu ở mức nhỏ nhất.

Ngoài các yêu cầu và chức năng trên, khối quét dòng của máy thu hình màu
còn đảm nhiệm thêm các chức năng sau để đảm bảo ảnh truyền hình có chất
lượng cao và ổn định:
+ Cung cấp xung điện áp cho mạch tạo dòng điện, cho kênh đồng bộ màu.
+ Cung cấp xung điện áp cho mạch sửa méo gối.
Do chức năng đảm nhiệm nhiều hơn nên công suất tiêu thụ lớn. Do vậy
mạch điện trong khối quét dòng của máy thu hình màu phức tạp hơn so với
máy thu hình đen trắng.
 Khối quét mành: Tạo xung răng cưa quét mành.
Mạch điện của khối quét mành phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Cho điện áp răng cưa lớn, độ tuyến tính cao.
+ Thời gian xóa đúng với giá trị yêu cầu của từng hệ.
+ Có tần số 50Hz hoặc 60Hz ổn định, không phụ thuộc vào sự thay đổi
nhiệt độ và điện áp.
+ Bảo đảm sự chắc chắn tự điều khiển đồng bộ, các xung nhiễu không gây
ảnh hưởng.
Ngoài ra nó còn cung cấp điện áp tần số quét mành cho mạch tạo dòng điện
đồng quy ( nếu có), mạch sửa méo gối và mạch đồng bộ màu trong máy thu
hình màu.
 Khối xóa tia quét ngược: Mạch phối hợp để xóa tia quét ngược.
 Khối chỉnh lưu cao áp: Mạch chỉnh lưu cao áp tạo điện áp một chiều
14000V đến 22000V để cung cấp cho Anôt đèn hình.
e. Phần vi xử lý điều khiển
Nhằm đáp ứng yêu cầu cao của người sử dụng, người xem không cần phải
đến cạnh máy để điều chỉnh mà dùng điều khiển từ xa để điều chỉnh hoạt
động của máy thu hình. Thực hiện được những điều trên là nhờ hệ vi xử lý
hoạt động.
 Khối nhận điều khiển: Mạch tiếp nhận điều khiển từ xa bằng tia hồng
ngoại.
 Khối vi xử lý: Mạch vi xử lý, xử lý các tín hiệu để điều khiển các hoạt

động của máy thu hình.
f. Phần nguồn
 Khối khử từ dư: Mạch khử từ dư là mạch tạo ra dòng điện biến thiên với
biên độ rất lớn từ vài mA đến Ampe, chạy qua một cuộn dây điện cảm
trong một thời gian rất ngắn để tạo ra từ trường mạnh để khử hết từ dư
đọng lại trên màn chắn, màn che từ, đai giữ đèn hình hoặc từ trường bên
ngoài và từ trường Trái Đất gây ra.
Mạch khử từ dư cứ mỗi lần bật máy lên làm việc một lần để xóa sạch các
vết ố trên màn hình do từ dư gây ra.
 Khối tạo nguồn cấp: Bao gồm các mạch chỉnh lưu, lọc và ổn áp để tạo ra
các mức điện áp một chiều cần thiết để nuôi máy thu hình.
• Mạch chỉnh lưu: Biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều
nhưng mấp mô.
• Mạch lọc: Lọc gợn xoay chiều sau chỉnh lưu cho nguồn 1 chiều
bằng phẳng.
• Mạch ổn áp: Giữ một điện áp cố định cung cấp cho máy thu hình.
g. Đèn hình màu
Đèn hình màu là khâu cuối cùng của máy thu hình. Chất lượng của nó ảnh
hưởng lớn đến ảnh truyền hình, hơn nữa xét về giá thành của máy thu hình
màu nó cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn.
Đèn hình màu là thiết bị biến đổi các tín hiệu điện thành tín hiệu quang
( ảnh màu) lúc thu chương trình truyền hình màu. Đèn hình màu có nhiều
loại, có loại có tới 3 súng điện tử, có loại cũng chỉ có 1 súng điện tử.
Nếu dùng loại đèn hình màu có 3 súng điện tử thì việc tạo ảnh truyền hình
màu thực hiện trên màu của nó, thực hiện theo phương pháp trộn không
gian đồng thời. Do khả năng phân biệt của mắt người có hạn nên khi người
xem ngồi cách xa màn hình một khoảng cách nhất định sẽ không phân biệt
được từng điểm hoặc từng sọc phát ra màu cơ bản riêng rẽ. Màu sắc mà mắt
người cảm nhận được lúc đó là tổng hợp màu của cả 3 điểm hoặc 3 sọc màu
cơ bản trong từng bộ ba.

Nếu dùng loại đèn hình màu chỉ có 1 tia điện tử, thì việc tạo ảnh màu trên
màn của nó thực hiện theo phương pháp trộn không gian lần lượt. Lúc đó
vừa sử dụng khả năng phân biệt của mắt người có hạn vùa lợi dụng cả tính
chất lưu ảnh của mắt.
Cho đến nay trên thế giới đã nghiên cứu và sản xuất ra nhiều loại đèn hình
màu khác nhau.
 Đèn hình DELTA
Do hãng RCA chế tạo đầu tiên vào năm 1956. Ba tia được bố trí trên 3 đỉnh
của một tam giác đều
Hình 2. Sơ đồ nguyên lý đèn hình DELTA

Hình . Đèn hình DELTA
Bên trong vỏ thủy tinh gồm có:
- Màn huỳnh quang gồm nhiều điểm rất nhỏ, độc lập với nhau. Khi chùm
tia điện tử bắn vào mỗi điểm sẽ phát ra một màu cơ bản (đỏ, lục lam).
Các điểm này sắp xếp theo trình tự nhất định. Ba điểm huỳnh quang kề
nhau phát ra các màu cơ bản khác nhau và hình thành nên “bộ ba”. Mỗi
bộ ba tương ứng với một ảnh màu phần tử. Ở các đèn hình hiện có tổng
số điểm huỳnh quang trên màn nhiều hơn 1,5.10
6
.
- Màng nhôm : có tác dụng đề phòng ion âm thui cháy chất huỳnh quang
ở vùng tâm màn hình, và tăng độ tương phản, độ rõ nét và độ sáng của
ảnh truyền hình. Về phương diện điện màng nhôm nối với Anôt thứ hai
của súng điện tử.
- Màn chắn : cách màn huỳnh quang tầm 10mm. Số lượng lỗ tròn trên
màn chắn bằng số bộ ba trên màn huỳnh quang. Các lỗ tròn trên màn
chắn phải bó trí sao cho tâm của lỗ tròn được chiếu trùng với tâm của bộ
ba khi nguồn chiếu ở vô tận. Màn chắn có tác dụng tách riêng các màu
cơ bản, nghĩa là làm cho các tia điện tử của mỗi sung điện tử bắn đúng

vào các điểm huỳnh quang đã được quy định, do đó cải thiện được độ
sạch màu của đèn hình.
- Súng điện tử : Ở đuôi đèn hình có 3 súng điện tử năm cực gồm : sợi
nung, katôt, cực điều khiển, cực gia tốc, cực hội tụ và Anôt thứ hai, độc
lập với nhau. Để tạo ra 3 tia điện tử nhằm kích thích các điểm huỳnh
quang phát ra ba màu cơ bản, ba sung điện tử được bố trí ở đỉnh của tam
giác đều có tâm trùng với trục của ống đèn hình.
Bên ngoài vỏ thủy tinh có :
- Lớp dẫn điện phủ ở mặt ngoài phần loe.
- Cuộn lái tia, dùng để đồng thời làm lệch cả ba tia điện tử.
- Cơ cấu làm sạch màu: gồm 2 xuyến nam châm vĩnh cửu, hình xuyến
dẹt, để làm cho màu sắc trên toàn bộ màn hình đồng nhất khi không có
tín hiệu màu cơ bản đặt nên đèn hình màu.
Với hai ưu điểm này đèn hình màu DELTA nếu hiệu chỉnh đúng sẽ
cho chất lượng màu cao nhất trong tất cả các loại đèn hình màu có từ trước
tới nay. Các máy nội địa Nhật sản xuất trước năm 1979 còn loại đèn hình
này.
Hình 3. Cấu trúc các tổ hợp màu và mặt nạ đục lỗ của đèn hình DELTA
Trước mặt máy có mặt nạ đục lỗ giúp cho chùm tia hội tụ tại điểm O trước
khi đập vào màn hình màu( shadow mask). Mặt nạ đục lỗ làm bằng thép
cứng, khi các chùm tia đến lỗ thì có một số e đập vào mặt nạ sinh nhiệt nên
rất nóng, năng lượng mất mát có khi đến 60%. Ngoài ra khi mặt nạ bị
nhiễm từ do loa, nam châm thì hình bị lem, nhiều vân nhiễu. Lúc đó phải
khử từ bằng máy khử từ dùng dòng cao tần. Ở loại máy này có 12 biến trở
ở đuôi đèn hình để chỉnh màu nên việc cân chỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất
là vấn đề chỉnh chùm tia.
Ưu điểm của đèn hình DELTA
- Việc trộn màu hoàn hảo vì 3 điểm RGB xếp thành tam giác đều đến mắt
người với góc độ như nhau
- Độ tinh màu cao vì có khoảng hở thấm quang ( không phát quang khi bị

điện tử chạm vào giữa các điểm photpho RGB).
Nhược điểm của đèn hình DELTA
- Cơ cấu hội tụ 3 tia điện tử vào bộ ba khó khăn và phức tạp
- Hiệu suất có ích chỉ đạt 10%- 15% => đèn hình mau già
 Đèn hình TRINITRON
Đèn hình DELTA có chất lượng tương đối tốt nhưng việc hiệu chỉnh chùm
tia khó khăn và hiệu suất thấp. Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1968 hãng
SONY cho ra đời sản phẩm đèn hình màu TRINITRON.
Hình 4. Sơ đồ mặt phát quang và mặt nạ đục lỗ của đèn hình TRINITRON
Màn hình photpho bây giờ gồm các sọc đỏ, lục, lam xếp xen kẽ như hình
vẽ.
Mặt nạ đục lỗ bây giờ cũng thay đổi là các khe hở nằm song song với sọc
màu lục, ba tia R, G, B nằm ngang, tia G đi thẳng chui qua khe đập vào sọc
màu lục, hai tia R, G được chụm tại khe và đập chéo vào các sọc photpho
tương ứng của chúng, như vậy điểm tam sẽ là 3 điểm R, G, B xếp theo
chiều ngang như hình dưới đây:

Hình 5. Sọc huỳnh quang và lưới khe hở
• Cấu tạo
Cấu tạo của ống phóng tia đèn hình TRINITRON
Hình 6. Cấu tạo ống phóng tia đèn hình TRINITRON
Đầu tiên là 3 Katôt có dạng hình ống bên trong là sợi nung được xếp
thành hàng ngang. Lưới 1 hay còn gọi là giới hạn dòng tia có hình ống,
rỗng 1 bên để ôm kín cả 3 Katôt, bên còn lại kín đục 3 lỗ thẳng hàng R, G,
B để cho ba tia R, G, B đi ra.
Lưới 2 hay còn gọi là lưới gia tốc cũng có hình ống rỗng 1 bên, bên
kia áp mặt với G1.
Lưới G3, G4 cũng được khoét một lỗ để cho các tia lọt vào nhằm tạo điện
trường để hội tụ 3 tia. Điện áp của G4 được nối chung với đại cao áp, điện
áp G3 có thể điều chỉnh được nhờ núm xoay.

Vì các lưới đều có hình ống và xếp thẳng hàng với nhau nên điện trường
luôn đối xứng qua trục. Tia G trùng với trục nên không bị ảnh hưởng, 2 tia
R, B bị điện trường hội tụ của G3, G4 làm lệch hướng đi chéo vào nhau.
Tiếp đó, 3 tia tiếp tục đi vào 4 bản lệch. Hai bản lệch trong P1, P2 được nối
với cao áp 20kV. Tia G chui vào giữa 2 bản lệch này nên không bị ảnh
hưởng nên tiếp tục đi thẳng.
Hai bản lệch P3, P4 nối vào điện áp 1 chiều 5kV. Tia B lọt vào giữa P2, P4
sẽ bị kéo về phía trục, tia R cũng tương tự như vậy. Cả ba tia R, G, B sẽ
tụm với nhau ngay tại khe hở của lưới, để đập đúng vào các sọc phopho của
chúng.
Ưu điểm:
+ Độ sáng của màn hình tương đối lớn, do số lượng điện tử bắn tới
huỳnh quang tăng nhiều.
+ Độ nét và độ bão hòa màu của ảnh tốt.
+ Giảm ảnh hưởng của từ trường trái đất đến độ sạch màu.
+ Giảm nhỏ được công suất quét dòng và quét mành cung cấp cho
cuộn lái tia.
+ Cơ cấu đơn giản, dễ điều chỉnh.
+ Hiệu suất cao do đó ống phóng tia không cần phải khỏe và nhờ vậy
đèn TRINITRON có tuổi thọ cao hơn.
Nhược điểm:
+ Sự trộn màu không hoàn hảo vì điểm tam xếp thẳng hàng, góc độ
đến mắt người của 3 tia R, G, B không đồng đều.
+ Độ tinh màu theo chiều dọc kém, đường quét của dòng bên trên có
thể bị nhòe vòa dòng quét của dòng bên dưới. Để khắc phục điều này
phải tăng điện đại cao áp nên giá thành đèn hình cao.
 Đèn PIL ( Precision In Line)
TRINITRON vừa ra đời đã được hưởng ứng ngay trong thương mại
và đẩy đèn màu DELTA trên thị trường bị đào thải. Điều này đặt ra
cho công nghiệp truyền hình màu của Mỹ yêu cầ phải cạnh tranh ráo

riết với SONY. Vào những năm đầu của thập kỷ 70, hãng General
Electric ( Mỹ) đã cho ra đời đèn màu PIL.
Hình 7. Đèn hình PIL
Về cơ bản đèn PIL vẫn là đèn TRINITRON, màn huỳnh quang gồm nhiều
dải huỳnh quang dọc và mảnh. Ba dải màu R, G, B hợp thành bộ ba, giữa
các dải huỳnh quang người ta phủ một chất có khả năng hấp thụ ánh sáng.
Nhưng để tăng thêm chất lượng tinh màu theo chiều dọc, các sọc phát
quang được ngắt ra từng sọc tương ứng với từng dòng một. Khe lưới hở
cũng phải thay đổi sao cho phù hợp và trước mỗi điểm G lại lại khoan một
lỗ hình dạng giống như hình vẽ. Điều này có nghĩa là đèn PIL hy sinh một
số hiệu suất và hiệu suất có ích đạt được trong thực tế chỉ còn 20% - 25%.
Việc hiệu chỉnh hội tụ tia điện tử vẫn còn. Ở đây để đồng quy người ta
dùng 4 xuyến nam châm vĩnh cửu dẹt ( hai xuyến 4 cực từ và hai xuyến 6
cực từ) quàng ở cổ đèn hình. Tuy nhiên, quá trình hiệu chỉnh này được
thực hiện một lần tại hãng sản xuất và sau đó, các sửa chữa viên không còn
bận tâm gì đến việc hiệu chỉnh hội tụ nữa.
Hình 8. Sơ đồ mặt phát quang và mặt nạ đục lỗ của đèn hình PIL
Hình 9. Ba Katôt được bố trí cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang
Loại đèn hình màu PIL có nhiều ưu điểm so với đèn hình DELTA :
+ Màn hình sáng hơn là do màn chắn ít cản trở và diện tích màn huỳnh
quang được chiếu sáng so với toàn bộ diện tích màn huỳnh quang cũng lớn
hơn.
+ Từ trường Trái Đất ít ảnh hưởng đến độ sạch màu trên toàn bộ màn, vì
từ trường Trái Đất chủ yếu ảnh hưởng tới sự dịch chuyển của tia điện tử
theo chiều thẳng đứng, nhưng đối với đèn PIL thì tia điện tử luôn bắn vào
một dải huỳnh quang.
+ Ít cơ cấu điều chỉnh phụ, sử dụng đơn giản.


Tài liệu tham khảo

[1]. Đỗ Hoàng Tiến, Dương Thanh Phương, Giáo Trình Kỹ Thuật Truyền Hình, NXB
Khoa Học và Kỹ Thuật, 2004.
[2]. Đỗ Hoàng Tiến, Bùi Như Phong, Đinh Thị Kim Phượng, Giáo Trình Kỹ Thuật
Truyền Hình, NXB Giáo Dục, 2009.
[3]. Đỗ Huy Khôi, Giáo trình Kỹ Thuật Truyền Hình, Trường Đại Học Công Nghệ Thông
Tin và Truyền Thông, Đại Học Thái Nguyên.
[4]. truy nhập cuối cùng
ngày 6/10/2012.
[5]. truy nhập cuối cùng
ngày 6/10/2012.
[7]. truy nhập
cuối cùng ngày 6/10/2012.

×