Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUAN HỆ GIỮA TINH THẦN DOANH NHÂN CỦA NHÀ QUẢN LÝ CHỦ NHÂN, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ TRI THỨC, ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ THÀNH QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 249 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


TRƯƠNG MINH CHƯƠNG




QUAN HỆ GIỮA TINH THẦN DOANH NHÂN CỦA
NHÀ QUẢN LÝ CHỦ NHÂN, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ
TRI THỨC, ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ
THÀNH QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



Tp. Hồ Chí Minh năm 2013





ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA





QUAN HỆ GIỮA TINH THẦN DOANH NHÂN CỦA
NHÀ QUẢN LÝ CHỦ NHÂN, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ
TRI THỨC, ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ
THÀNH QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số chuyên ngành: 62340501

Phản biện độc lập 1: GS. TS. Nguyễn Thị Cành
Phản biện độc lập 2: TS. Nguyễn Hữu Lam
Phản biện 1: PGS. TS. Lê Bảo Lâm.
Phản biện 2: .PGS. TS. Bùi Xuân Hồi
Phản biện 3: PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. BÙI NGUYÊN HÙNG
2. TS. VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, và không sao chép từ bất
kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu
(nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.


Tác giả luận án

Trương Minh Chương

ii

TÓM TẮT
Tinh thần doanh nhân (TTDN) là một khái niệm đã được nghiên cứu từ nhiều năm
qua dưới nhiều quan niệm khác nhau. Các nghiên cứu về TTDN khảo sát cá nhân,
các cơ hội sáng tạo và quan hệ giữa hai yếu tố này. Về mặt lý thuyết, nhà quản lý
chủ nhân (NQLCN) có TTDN sẽ liên tục tạo sáng tạo cải tiến cho doanh nghiệp và
phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây về TTDN đã tập trung
vào yếu tố cá nhân để khảo sát các đặc điểm tâm lý học của NQLCN và ảnh hưởng
của các đặc điểm này đến thành quả kinh doanh (TQKD) của doanh nghiệp. Nghiên
cứu giải thích cách thức NQLCN có TTDN khám phá và quyết định khai thác cơ
hội sáng tạo vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc khám phá và khai thác cơ hội
sáng tạo phụ thuộc vào việc thu thập, diễn dịch dữ liệu thông tin để định hình môi
trường và lựa chọn các hành động đáp ứng với môi trường để khai thác cơ hội. Việc
thu thập diễn dịch dữ liệu thông tin và lựa chọn hành động đáp ứng với môi trường
được thực hiện bởi định hướng quản lý tri thức (ĐHQLTT), định hướng thị trường
(ĐHTT) của doanh nghiệp.
Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát quan hệ giữa TTDN của NQLCN,
ĐHQLTT, ĐHTT và TQKD, cũng như ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu của
NQLCN đến các quan hệ này.
Mô hình nghiên cứu thể hiện quan hệ giữa TTDN, ĐHQLTT, ĐHTT, TQKD đã
được xây dựng và kiểm định theo phương pháp định lượng với mẫu bao gồm 314
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả kiểm
định cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu. TTDN có ảnh hưởng dương
đến ĐHQLTT, ĐHQLTT tạo sự phát triển ĐHTT, ĐHTT có ảnh hưởng dương đến
TQKD. NQLCN được đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh tạo các quan hệ

này mạnh hơn so với NQLCN được đào tạo các chuyên ngành khác. NQLCN có
kinh nghiệm quản lý đầu ra hay quản lý nội bộ không tạo sự khác biệt về các quan

iii
hệ này. NQLCN trẻ tuổi cũng tạo các quan hệ này mạnh hơn so với NQLCN lớn
tuổi.
Kết quả nghiên cứu đã giải thích phương cách nhà QLCN với TTDN tạo TQKD
thông qua ĐHQLTT và ĐHTT để diễn dịch định hình môi trường và lựa chọn hành
động đáp ứng với môi trường. Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy TTDN có ảnh
hưởng đến ĐHQLTT và vai trò trung gian toàn phần của ĐHQLTT, ĐHTT đối với
quan hệ giữa TTDN và TQKD. Đây là những đóng góp của nghiên cứu cho sự phát
triển lý thuyết TTDN.
Hàm ý quản lý của kết quả nghiên cứu đối với việc xây dựng chính sách hỗ trợ
DNNVV của nhà nước, cũng như việc quản lý DNNVV của NQLCN cũng được đề
xuất.














iv


ABSTRACT
Entrepreneurship is a concept much studied in the passed years under many
perspectives. Entrepreneurship research focuses on personal traits, creative
opportunities and the relations between them. In theory, the owner manager with
entrepreneurship tries to create or innovate continuously for the development of the
enterprise. However, passed studies have paid much attention on impacts of
personal traits on enterprise performance. Studies on the way the owner manager
with entrepreneurship explores and exploits opportunities have not been
significantly interested. The exploration and exploitation of opportunities depend
upon the collection, interpretation of data, information for environment formulation
and selection of responses to the environment for opportunity exploitation. The
collection, interpretation of data, information and selection of responses are
conducted by knowledge management orientation (KMO) and market orientation
(MO) of the enterprise.
Hence, this study aims at establishing the relations among entrepreneurship of the
owner manager, KMO, MO and enterprise performance as well as impacts of
demographics of the owner manager on these relations.
A research model composed of relations among owner manager’ s entrepreneurship,
KMO, MO and enterprise performance has been designed and tested quantitatively
with a sample of 314 Small-and-Medium Enterprises (SMEs) in Hochiminh City.
Test results show that the model fits into the data. The entrepreneurship has positive
impact on KMO, KMO accelerates MO, and MO has positive impact on
performance. The owner manager educated in business administration causes these
relations stronger than the ones educated in other fields. The owner manager with
experiences in internal management causes no difference in the strength of these
relations as compared with the ones with experiences in output management. The
young owner manager creates these stronger relations than the old owner manager.

v

The results of the study have contribution to the explanations of the way the owner
manager with entrepreneurship produces performance via KMO and MO to
interpret and formulate the environment and select responses to it. The results also
show that entrepreneurship of owner manager impacts on KMO and that KMO,
MO have total mediation role to the relation between entrepreneurship and
enterprise performance. This is a contribution of the study to the development of
entrepreneurship theory. Some implications of the results to the Governmental
policies for SMEs support and SMEs management have been proposed.
















vi

LỜI CẢM ƠN
Thời gian làm nghiên cứu sinh tại Khoa Quản Lý Công Nghiệp đối với cá nhân tôi
là một thời gian có rất nhiều thử thách và cũng là thời gian tôi đã được học rất nhiều
về phương pháp nghiên cứu và thay đổi tư duy cá nhân mình từ tư duy của nhà quản

lý trong công nghiệp sang tư duy của nhà nghiên cứu. Tôi rất quý tất cả những điều
đã học được trong suốt giai đoạn này.
Để có thể học được những điều bổ ích đó, tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiều về tri
thức, kinh nghiệm nghiên cứu và sự hỗ trợ tinh thần từ tất cả các Thầy Cô, các đồng
nghiệp trong Khoa Quản Lý Công Nghiệp và Phòng Sau Đại Học của Trường Đại
Học Bách Khoa, Tp. Hồ Chí Minh, các nhà quản lý chủ nhân của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa mà tôi đã có dịp được tiếp xúc. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Thầy
Cô, các đồng nghiệp trong Khoa Quản Lý Công Nghiệp, Phòng Sau Đại học và các
nhà quản lý chủ nhân nêu trên.
Lời cảm ơn đặc biệt tôi xin được gởi đến:
Thầy PGS. TS. Bùi Nguyên Hùng, người đã hướng dẫn tôi về kiến thức, kinh
nghiệm nghiên cứu, các tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, và đặc
biệt là sự trợ lực tinh thần rất lớn cho tôi trong suốt giai đoạn thực hiện luận án này.
Thầy Vương Đức Hoàng Quân, người đã góp ý và hỗ trợ tôi kiến thức, kinh nghiệm
thực tiễn để thực hiện luận văn và các tiếp xúc với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thầy PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu, người luôn theo dõi và hỗ trợ tôi về phương pháp
nghiên cứu, tài liệu có liên quan, phương pháp xử lý dữ liệu, sự phản biện nhiều lần
cho luận án và đặc biệt là sự động viên liên tục cho tôi trong quá trình thực hiện
nghiên cứu này.
Thầy TS. Cao Hào Thi, Cô TS. Phạm Ngọc Thúy đã luôn dành cho tôi sự hỗ trợ về
tri thức, những ý kiến rất sâu sắc để hoàn chỉnh nghiên cứu và sự động viên khuyến
khích tôi trong việc hoàn thành luận án này.

vii
Cô TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, người đã góp ý cho tôi hoàn thành luận án và hỗ
trợ tôi hoàn thành các thủ tục để trình luận án.
Tất cả các Thầy Cô Bộ Môn Hệ Thống Thông Tin Quản Lý, Khoa Quản Lý Công
Nghiệp đã hỗ trợ tinh thần và chia sẻ khối lượng công tác để tôi có thời gian thực
hiện nghiên cứu này.
Lời cảm ơn đặc biệt cũng xin được gởi đến:

Thầy PGS. TS. Nguyễn Trọng Hoài, TS. Trần Hà Minh Quân, tại Hội Đồng cấp
Khoa, đã dành nhiều thời gian để đọc, phản biện cho luận án và đã đóng góp nhiều
ý kiến, cũng như sự động viên để tôi hoàn thiện bản luận án này .
Cô GS. TS. Nguyễn Thị Cành và Thầy TS. Nguyễn Hữu Lam đã đọc và phản biện
độc lập cho luận án.
Thầy PGS. TS. Lê Bảo Lâm, PGS. TS. Bùi Xuân Hồi, Cô TS. Nguyễn Thị Mai
Trang vì thời gian, công sức các Thầy Cô sẽ dành để đọc và góp ý tiếp tục hoàn
thiện luận án này.
Thầy TS. Lê Trung Chơn và Cô Nguyễn Liêm Ngoan, Phòng Sau Đại Học Trường
Đại Học Bách Khoa, Thành Phố Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm động viên và hỗ trợ
mọi thủ tục để tôi hoàn thành quá trình học của mình.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện bản luận án, nhưng bản luận án này chắc
chắn còn rất nhiều sai sót. Do đó, lời cảm ơn chân thành nhất xin được gởi đến các
Thầy Cô, các nhà nghiên cứu, các đồng nghiệp những người sẽ đọc và góp ý để tiếp
tục hoàn thiện bản luận án này.


viii
MỤC LỤC

MỤC LỤC viii
DANH MỤC HÌNH xiii
DANH MỤC BẢNG xiv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xvii
Chương 1. GIỚI THIỆU 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1
1.1.1 Bối cảnh lý thuyết 1
1.1.2 Bối cảnh thực tiễn 8
1.1.3 Các nghiên cứu trong nước có liên quan: 10
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu 12

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 12
1.2.2 Các câu hỏi nghiên cứu 12
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 12
1.4 Phương pháp nghiên cứu 13
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu 13
1.5.1 Ý nghĩa khoa học 13
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn 14
1.6 Bố cục của luận án 15
1.7 Định nghĩa các khái niệm trong bài nghiên cứu 16
1.8 Kết luận 18
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 19
2.1 Giới thiệu 19

ix
2.2 Các đặc điểm trong quản lý DNNVV 20
2.3 Lý thuyết hành vi 26
2.4 Lý thuyết tính hợp lý giới hạn và lý thuyết tâm lý học hành vi cá
nhân 28
2.5 Lý thuyết tinh thần doanh nhân 34
2.6 Quản trị chiến lược 38
2.7 Lý thuyết doanh nghiệp dựa trên nguồn tài nguyên 39
2.8 Lý thuyết quản lý tri thức 40
2.9 Định hướng thị trường 44
2.10 Lý thuyết “tạo ý nghĩa” 48
2.11 Kết luận 53
Chương 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ
THUYẾT 55
3.1 Giới thiệu 55
3.2 Các dạng cấu trúc mô hình 55
3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu 57

3.4 Các giả thuyết 65
3.5 Kết luận 75
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 77
4.1 Giới thiệu 77
4.2 Phương pháp nghiên cứu 77
4.3 Quy trình nghiên cứu 77
4.4 Thiết kế mẫu nghiên cứu 88
4.5 Kết luận 91

x
Chương 5. XÂY DỰNG THANG ĐO 92
5.1 Giới thiệu 92
5.2 Sáng tạo các biến quan sát cho các thang đo 92
5.2.1 Thang đo tinh thần doanh nhân 92
5.2.2 Thang đo ĐHQLTT 97
5.2.3 Thang đo ĐHTT 101
5.2.4 Thang đo TQKD của doanh nghiệp 103
5.3 Kiểm định sơ bộ thang đo 109
5.3.1 Đánh giá về độ giá trị ngôn từ (face validity) và độ giá trị
nội dung của thang đo (content validity) 109
5.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA và độ tin cậy 112
5.4 Kết luận 120
Chương 6. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH THANG ĐO, MÔ HÌNH CẤU
TRÚC VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 121
6.1 Giới thiệu 121
6.2 Thu thập dữ liệu 121
6.3 Thống kê mô tả dữ liệu 122
6.4 Kiểm định các thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố
khám phá, và hệ số Cronbach’s Alpha 129
6.4.1 Thang đo TTDN 129

6.4.2 Kiểm định thang đo ĐHQLTT 131
6.4.3 Kiểm định thang đo ĐHTT 132
6.4.4 Kiểm định thang đo TQKD của doanh nghiệp 134
6.4.5 Kiểm định độ giá trị phân biệt của các thang đo bậc nhất 134

xi
6.5 Kiểm định các thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định
(CFA) 136
6.6 Kiểm định mô hình thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định
(CFA) 140
6.7 Kiểm định mô hình cấu trúc bằng phân tích nhân tố khẳng định
(CFA) 142
6.8 Kiểm định các mô hình liên quan 144
6.9 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 150
6.10 Thảo luận 160
6.10.1 Mô hình nghiên cứu và các thang đo 160
6.10.2 Quan hệ giữa các cấu trúc khái niệm 166
6.10.3 ĐHTT là yếu tố trung gian trong quan hệ giữa ĐHQLTT và
thành quả của doanh nghiệp 169
6.10.4 ĐHQLTT là yếu tố trung gian trong quan hệ giữa TTDN và
TQKD của doanh nghiệp: 171
6.10.5 ĐHQLTT là yếu tố trung gian trong quan hệ giữa TTDN và
ĐHTT: 172
6.10.6 Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu của NQLCN: 172
6.11 Hàm ý về chính sách nhà nước và thực hành quản lý 177
6.11.1 Hàm ý về chính sách nhà nước 177
6.11.2 Hàm ý về thực hành quản lý DNNVV 181
6.12 Kết luận 186
Chương 7. KẾT LUẬN 187
7.1 Giới thiệu 187

7.2 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu 187

xii
7.3 Tóm tắt các hàm ý quản lý 188
7.4 Các đóng góp của nghiên cứu về lý thuyết 188
7.5 Các hạn chế của nghiên cứu 192
7.6 Các nghiên cứu tiếp theo 193
7.7 Kết luận 194
TÀI LIỆU THAM KHẢO 196
PHỤ LỤC 209
Phụ lục 1: Định nghĩa và phân loại DNNVV theo Nghị Định
56/2009/NĐ-CP 209
Phụ lục 2: Danh sách các công trình nghiên cứu đã công bố tại Việt
Nam có liên quan đến đề tài 210
Phụ lục 3: Danh sách các biến quan sát được tạo ra cho thang đo
ĐHQLTT (Wang & ctg., 2009) 215
Phụ lục 4: Danh sách các biến quan sát được tạo ra cho thang đo ĐHTT
(Wang & ctg. , 2009) 217
Phụ lục 5: Danh sách các nhà quản lý chủ nhân tại Thành Phố Hồ Chí
Minh tham gia thảo luận tay đôi 219
Phụ lục 6: Phân tích EFA và độ tin cậy Alpha cho thang đo tính linh
hoạt và sự kiểm soát bản thân 219
Phụ lục 7: Phân tích EFA và độ tin cậy Alpha cho thang đo bộ nhớ của
doanh nghiệp và sự tiếp nhận tri thức 220
Phụ lục 8: Phân tích EFA và độ tin cậy Alpha cho thang đo thành quả
kinh doanh của doanh nghiệp 220
Phụ lục 9: Mẫu bảng khảo sát 221
Phụ lục 10: Danh sách doanh nghiệp gởi lại bảng khảo sát 225
Phụ lục 11: Kiểm định tính phân phối chuẩn của dữ liệu 230
Phụ lục 11: Phân tích EFA và độ tin cậy Alpha cho thang đo sự đáp ứng

tri thức thị trường 230


xiii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Thống kê số công trình nghiên cúu theo chủ đề nghiên cứu 11
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các lý thuyết và các cấu trúc khái niệm của các
lý thuyết này (được tạo ra bởi tác giả của nghiên cứu này) 20
Hình 2.2: Khung nguyên tắc về ảnh hưởng của các đặc điểm của NQLCN
đến TQKD 33
Hình 2.3: Mô hình diễn dịch tạo ý nghĩa của (Weick & Daft, 1984) 49
Hình 2.4: Mô hình tạo ý nghĩa (sense making) của Thomas & ctg. (1993) 50
Hình 2.5: Mô hình quan hệ giữa ĐHQLTT, ĐHTT và TQKD của doanh
nghiệp (Wang & ctg., 2009) 52
Hình 2.6: Quan hệ giữa các lý thuyết và cấu trúc khái niệm của các lý
thuyết (được tạo ra bởi tác giả của nghiên cứu này) 54
Hình 3.1: Các dạng cấu trúc mô hình trong các nghiên cứu nhân khẩu học
tổ chức (Lawrence, 1997) 56
Hình 3.2: Cấu trúc nguyên tắc của mô hình nghiên cứu 58
Hình 3.3: Cấu trúc nguyên tắc của mô hình (đã điều chỉnh) 59
Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu 60
Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu và các cấu trúc bậc một 64
Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 75
Hình 6.1: Mô hình cấu trúc dưới dạng SEM 143
Hình 6.2: Các mô hình liên quan sẽ được kiểm định 144

xiv
DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Mối quan hệ giữa các giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 76
Bảng 5.1: Danh sách các biến quan sát cho thang đo TTDN của NQLCN 97
Bảng 5.2: Danh sách các biến được lựa chọn cho thang đo ĐHQLTT 99
Bảng 5.3: Danh sách các biến trong thang đo ĐHQLTT 100
Bảng 5.4: Danh sách các biến quan sát được chọn cho thang đo ĐHTT 102
Bảng 5.5: Danh sách các biến trong thang đo ĐHTT 104
Bảng 5.6: Danh sách biến quan sát trong thang đo TQKD (Choi & Lee,
200) 106
Bảng 5.7: Danh sách các biến quan sát được sáng tạo cho các thang đo 107
Bảng 5.8: Danh sách các biến trong các thang đo sau khi thảo luận tay đôi 113
Bảng 5.9: Phân tích EFA và độ tin cậy cho các thang đo bậc nhất của
TTDN (Kiểm định sơ bộ) 115
Bảng 5.10: Phân tích EFA cho thang đo TTDN (Kiểm định sơ bộ) 116
Bảng 5.11: Phân tích EFA và độ tin cậy cho các thang đo bậc nhất của
ĐHQLTT (Kiểm định sơ bộ) 117
Bảng 5.12: Phân tích EFA cho thang đo ĐHQLTT (Kiểm định sơ bộ) 118
Bảng 5.13: Phân tích EFA và độ tin cậy cho các thang đo bậc nhất của
ĐHTT (Kiểm định sơ bộ) 118
Bảng 5.14: Phân tích EFA cho thang đo ĐHTT (Kiểm định sơ bộ) 119
Bảng 5.15: Phân tích EFA và độ tin cậy cho thang đo TQKD (Kiểm định sơ
bộ) 120
Bảng 6.1: Thống kê loại hình doanh nghiệp của doanh nghiệp 123

xv
Bảng 6.2: Thống kê lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 124
Bảng 6.3: Thống kê số lao động của các doanh nghiệp 124
Bảng 6.4: Thống kê tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp 125
Bảng 6.5: Thống kê tuổi của NQLCN doanh nghiệp 126
Bảng 6.6: Thống kê giới tính của NQLCN doanh nghiệp 126
Bảng 6.7: Thống kê trình độ học vấn của NQLCN doanh nghiệp 126

Bảng 6.8: Thống kê chuyên ngành được đào tạo của NQLCN doanh nghiệp 127
Bảng 6.9: Thống kê kinh nghiệm quản lý của NQLCN doanh nghiệp 127
Bảng 6.10: Thống kê kinh nghiệm làm việc của NQLCN doanh nghiệp 128
Bảng 6.11: Thống kê thâm niên công tác tại doanh nghiệp của NQLCN
doanh nghiệp 128
Bảng 6.12: Phân tích EFA và độ tin cậy cho các thang đo bậc nhất của
TTDN (Kiểm định chính thức) 130
Bảng 6.13: Phân tích EFA thang đo TTDN (Kiểm định chính thức) 130
Bảng 6.14: Phân tích EFA cho các thang đo bậc nhất của ĐHQLTT (kiểm
định chính thức) 131
Bảng 6.15: Phân tích EFA cho thang đo ĐHQLTT (kiểm định chính thức) 132
Bảng 6.16: Phân tích EFA cho các thang đo bậc nhất của ĐHTT (kiểm định
chính thức) 133
Bảng 6.17: Phân tích EFA cho thang đo ĐHTT 133
Bảng 6.18: Phân tích EFA cho thang đo TQKD (Kiểm định chính thức) 134
Bảng 6.19: Phân tích EFA toàn thể các thang đo bậc nhất 135
Bảng 6.20: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA của từng thang đo 137
Bảng 6.21: Phân tích độ giá trị phân biệt nội của các thang đo bậc nhất 139

xvi
Bảng 6.22: Kết quả phân tích CFA cho các thang đo bậc hai 141
Bảng 6.23: Kết quả phân tích độ giá trị phân biệt giữa các thang đo bậc hai 142
Bảng 6.24: Hệ số hồi quy giữa các khái niệm nghiên cứu 143
Bảng 6.25: Hệ số hồi quy cho các quan hệ có trong các mô hình liên quan 146
Bảng 6.26: Kích thước mẫu theo ba nhóm đặc điểm của NQLCN 151
Bảng 6.27: Kiểm định sự tương đương về mô hình thang đo (giả thuyết H5) 152
Bảng 6.28: Kiểm định sự tương đương về mô hình cấu trúc (giả thuyết H5) 152
Bảng 6.29: Hệ số hồi quy giữa các khái niệm (giả thuyết H5) 153
Bảng 6.30: So sánh tương đối về giá trị trung bình của các cấu trúc khái
niệm (giả thuyết H5) 154

Bảng 6.31: Kiểm định sự tương đương về mô hình thang đo (giả thuyết H6) 155
Bảng 6.32: Kiểm định sự tương đương về mô hình cấu trúc (giả thuyết H6) 155
Bảng 6.33: Hệ số hồi quy giữa các khái niệm (giả thuyết H6) 156
Bảng 6.34: So sánh tương đối về giá trị trung bình của các cấu trúc khái
niệm (giả thuyết H6) 157
Bảng 6.35: Kiểm định sự tương đương về mô hình thang đo (giả thuyết H7) 157
Bảng 6.36: Kiểm định sự tương đương về mô hình cấu trúc (giả thuyết H7) 158
Bảng 6.37: Hệ số hồi quy giữa các khái niệm (giả thuyết H7) 159
Bảng 6.38: So sánh tương đối về giá trị trung bình của các cấu trúc khái
niệm (giả thuyết H7) 159


xvii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CFA: Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis)
CFI: Chỉ số so sánh phù hợp (Comparative Fit Index)
DF: Bậ c tự do (Degree of Freedom)
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐHQLTT: Định hướng quản lý tri thức
ĐHTT: Định hướng thị trường
EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
KMO: Kaiser-Meyer-Olkin
NQLCN: Nhà quản lý chủ nhân
RMSEA: Chỉ số đo sự phù hợp dựa trên sai số của sự gần đúng (Root Mean
Square Error of Approximation)
SEM: Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling)
TLI: Chỉ số đo sự phù hợp gia tăng (Tucker Lewis Index)
TQKD: Thành quả kinh doanh
TTDN: Tinh thần doanh nhân

VRIN: Giá trị (Value), hiếm có (Rare), không thể bắt chước (Imimitable) và
không thể thay thế (Not substitue)
χ
2
: Bình phương của chỉ số Chi


1
Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
1.1.1 Bối cảnh lý thuyết
Tinh thần doanh nhân (TTDN) là một khái niệm đã được hình thành từ những năm
1934 bởi Schumpeter và được định nghĩa là khả năng tạo các kết hợp mới
(Schumpeter, 1934). TTDN thường được xem là một thuộc tính của những người
thành lập, quản lý các doanh nghiệp, được gọi tắt là nhà quản lý chủ nhân
(NQLCN), đặc biệt là DNNVV. Do DNNVV là một bộ phận quan trọng trong các
nền kinh tế, nên nghiên cứu về TTDN trong các DNNVV đã được tiến hành bởi
nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau như kinh tế học, xã hội học, tâm
lý học (Davidsson & ctg., 2001; Landstroem, 2005; Low & MacMillan, 1988). Do
đó, định nghĩa, mục tiêu, nội dung nghiên cứu TTDN rất đa dạng, cho đến nay vẫn
chưa có được sự thống nhất (Davidsson & ctg., 2001). Shane & Venkataraman
(2000) đã định nghĩa TTDN là một hướng nghiên cứu học thuật nhằm trả lời câu
hỏi các cơ hội sáng tạo ra hàng hóa và dịch vụ tương lai được khám phá, được đánh
giá và được khai thác bằng cách nào, bởi ai và với các ảnh hưởng gì. Các cơ hội
sáng tạo khác với các cơ hội kinh doanh (tạo lợi nhuận, nâng cao hiệu quả khai thác
tài nguyên, sản phẩm, công nghệ…) ở điểm cơ hội sáng tạo phải tạo ra một kết hợp
mới giữa phương tiện và mục tiêu (Shane & Venkataraman, 2000). Định nghĩa của
Shane & Venkataraman (2000) đã chi tiết hóa định nghĩa của Schumpeter và xác
định nội dung của nghiên cứu TTDN bao gồm các cá nhân có TTDN, hành động
của họ và ảnh hưởng của các hành động này trong việc khám phá, đánh giá và khai

thác cơ hội sáng tạo.
Theo định nghĩa đó, nội dung của các nghiên cứu TTDN tập trung vào các cá nhân,
cơ hội sáng tạo và quan hệ giữa hai đối tượng này (Ireland & Webb, 2007a). Từ đó
ba câu hỏi chính thể hiện mục tiêu của các nghiên cứu về TTDN là: (1) Tại sao, khi
nào và bằng cách nào các cơ hội cho việc sáng tạo hàng hóa dịch vụ trong tương lai
xuất hiện trong một nền kinh tế, (2) Tại sao, khi nào và bằng cách nào một số người

2
có thể khám phá và khai thác các cơ hội này trong khi những người khác thì không
thể, (3) Các hệ quả kinh tế, tâm lý và xã hội của việc theo đuổi các thị trường tương
lai đối với người theo đuổi, những người có liên quan và xã hội.
Các nghiên cứu lý thuyết tổ chức và quản lý tập trung vào câu hỏi thứ hai. Để trả lời
câu hỏi thứ hai này, các nghiên cứu TTDN tập trung vào góc độ cá nhân và quan hệ
giữa cá nhân – cơ hội sáng tạo.
Hướng nghiên cứu chính của các nghiên cứu TTDN trong thời gian qua nhằm trả lời
câu hỏi “Ai là người có TTDN?”, và “bằng cách nào” (hành động) họ đã khai thác
các cơ hội sáng tạo. Các nghiên cứu này tập trung khảo sát các đặc điểm tâm lý thể
hiện TTDN, và ảnh hưởng của các đặc điểm này đến việc thành lập, quản lý doanh
nghiệp và tạo TQKD cho doanh nghiệp. Các hành động được khảo sát bao gồm
thành lập doanh nghiệp, xây dựng cấu trúc tổ chức, hệ thống quản lý cho doanh
nghiệp, văn hóa doanh nghiệp hướng về việc khai thác cơ hội sáng tạo và tạo
TQKD (Gartner, 1985; Ireland & Webb, 2007b; Miller & Droge, 1986; Rauch &
ctg., 2009; Westerberg & Wincent, 2008). Một số nghiên cứu cũng đã khảo sát sự
quản lý lãnh đạo của nhà quản lý có TTDN đối với doanh nghiệp trong việc lựa
chọn chiến lược (Papadakis, 2006), lãnh đạo doanh nghiệp (Garcia-Morales &
Llorens-Montes, 2006), lãnh đạo tri thức doanh nghiệp (Lakshman, 2006). Hướng
nghiên cứu này đã tạo ra khái niệm định hướng tinh thần doanh nhân
(entrepreneurship orientation) để mô tả các quá trình bên trong doanh nghiệp thể
hiện TTDN (Lumpkin & Dess, 1996; Wiklund & Shepherd, 2005).
Tuy nhiên, quan hệ giữa cá nhân người có TTDN và cơ hội sáng tạo, đặc biệt là

cách thức TTDN ảnh hưởng đến việc khám phá, quyết định khai thác cơ hội sáng
tạo, trả lời câu hỏi “bằng cách nào“ chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều (Ireland
& ctg., 2005). Nhận xét về điều này, Ireland & Webb (2007a) đã cho rằng “mặc dù
các nhà nghiên cứu quản lý đã có đóng góp lớn cho các nghiên cứu liên quan
TTDN, các cơ hội nghiên cứu vẫn còn rất lớn. Các nhà nghiên cứu quản lý đã kiên
trì xây dựng nền tảng cho khung lý thuyết quan hệ cá nhân – cơ hội. Tuy nhiên, các
phân tích của chúng tôi đã chỉ ra rằng phần lớn nghiên cứu này theo hướng cá nhân

3
nhà quản lý có TTDN. Các nghiên cứu tập trung vào các cơ hội vẫn chưa được công
bố nhiều trên các tạp chí hàng đầu về quản lýײ.
Cơ hội nghiên cứu:
Cơ hội sáng tạo tồn tại trong thị trường một cách khách quan (Venkataraman,
1997), nhưng vì môi trường là phức tạp, không có cấu trúc rõ ràng và thay đổi
nhanh, NQLCN phải dựa vào nhận thức của mình, được hình thành từ tri thức và
kinh nghiệm của mình, để chủ động tìm kiếm thông tin thị trường khách hàng, diễn
dịch thông tin này để định hình thị trường, khách hàng (Simon, 1959). Do đó, việc
khám phá ra cơ hội lại phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người và lượng thông tin
thị trường, khách hàng mà họ có được (Kim & ctg., 2006; Shane & Venkataraman,
2000). Các phương án để đáp ứng với thị trường, khách hàng và hệ quả của mỗi
phương án được xây dựng dựa trên kết quả diễn dịch định hình môi trường cũng
không thể được xác định chính xác. NQLCN sẽ dựa vào các đặc điểm tâm lý và
nhận thức của mình để lựa chọn phương án hành động thỏa mãn tâm lý của mình
(Simon, 1959). Do vậy, việc khám phá và quyết định khai thác các cơ hội sáng tạo
phụ thuộc vào nhận thức và các đặc điểm tâm lý của NQLCN.
Sự tìm kiếm và diễn dịch thông tin thị trường khách hàng được giải thích chi tiết bởi
lý thuyết tạo ý nghĩa (Weick & Daft, 1984). Theo lý thuyết này, sự diễn dịch diễn ra
ở mức cá nhân của nhà quản lý và được sự đồng thuận của các cá nhân có liên quan
sẽ tạo thành sự diễn dịch ở mức doanh nghiệp. Nhà quản lý tích cực tìm hiểu thị
trường khách hàng sẽ chủ động xây dựng trong doanh nghiệp của mình cơ chế để

thu thập và diễn dịch dữ liệu thông tin thị trường khách hàng. Đối với DNNVV,
NQLCN là người chủ và trực tiếp quản lý doanh nghiệp nên họ sẽ là người thiết kế
hệ thống quản lý doanh nghiệp của chính mình và hệ thống này sẽ phản ảnh các đặc
điểm nhận thức, tâm lý của chính họ (Simon, 1959). Do đó, khi NQLCN có TTDN
họ sẽ luôn mong muốn khám phá, khai thác các cơ hội sáng tạo nên sẽ xây dựng
trong doanh nghiệp của mình các hệ thống để thu thập, diễn dịch dữ liệu thông tin
thị trường khách hàng, và liên tục thu thập dữ liệu thông tin thị trường khách hàng
để diễn dịch và khám phá các cơ hội sáng tạo.

4
Thomas & ctg. (1993) đã dựa trên lý thuyết tạo ý nghĩa của Weick & ctg. (1984) để
xây dựng mô hình nguyên tắc thể hiện quan hệ giữa việc tìm kiếm, diễn dịch dữ liệu
thông tin thị trường khách hàng, hành động đáp ứng với thị trường, khách hàng và
TQKD. Mô hình của Thomas & ctg. (1993) đã xác định hai cơ chế chính là thu thập
và diễn dịch dữ liệu thông tin để làm nền tảng lựa chọn hành động và tạo TQKD.
Tuy nhiên, mô hình này chưa bao gồm các đặc điểm tâm lý, đặc biệt là TTDN và
nhận thức của NQLCN, nên chưa giải thích được ảnh hưởng của các đặc điểm này
đến việc thu thập và diễn dịch dữ liệu thông tin thị trường, khách hàng mặc dù sự
thu thập, diễn dịch dữ liệu thông tin như thế được cho là phụ thuộc vào nhận thức
và các đặc điểm tâm lý của NQLCN (Simon, 1959; Weick & Daft, 1984).
Wang & ctg. (2009) đã dựa trên mô hình nguyên tắc của Thomas & ctg. (1993) để
xây dựng mô hình thể hiện quan hệ giữa ĐHQLTT, ĐHTT và TQKD, trong đó,
ĐHQLTT được xem là cơ chế diễn dịch dữ liệu thông tin thị trường, khách hàng và
ĐHTT là cơ chế để thu thập dữ liệu thông tin thị trường khách hàng cũng như tạo
hành động đáp ứng với dữ liệu thông tin này. Vì cũng dựa trên mô hình nguyên tắc
của Thomas & ctg. (1993) nên mô hình của Wang & ctg. (2009) cũng chưa bao
gồm TTDN, các đặc điểm nhân khẩu của NQLCN nên chưa giải thích được ảnh
hưởng của TTDN, các đặc điểm nhân khẩu này đến ĐHQLTT, ĐHTT để tạo
TQKD. Do đó, quan hệ giữa các khái niệm này cần thiết được nghiên cứu làm rõ
(Raju & ctg., 2011).

Quan hệ giữa TTDN và ĐHQLTT
Các nghiên cứu về quản lý tri thức, dựa trên lý thuyết doanh nghiệp dựa vào tài
nguyên, đã xem tri thức là một tài nguyên chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Do đó, các nghiên cứu quản lý tri thức trước đây thường tập trung
khảo sát quan hệ giữa các yếu tố ở mức độ doanh nghiệp (cấu trúc tổ chức, quy
trình quản lý, văn hóa, hạ tầng công nghệ thông tin) và quản lý tri thức như ảnh
hưởng của quản lý tri thức đến TQKD, các quá trình quản lý tri thức và các yếu tố
hỗ trợ các quá trình này để tạo TQKD (Kulkami, 2007; Wong & Aspinwall, 2004b).
Vai trò của nhà quản lý đã được khảo sát trong việc tố chức hấp thụ tri thức, lựa

5
chọn tri thức để hấp thụ (Easterby-Smith & ctg., 2008), lãnh đạo tri thức
(Lakshman, 2009), chấp nhận công nghệ thông tin (Chuang & ctg., 2009). Tuy vậy,
theo các tài liệu tham khảo được, ảnh hưởng của TTDN của NQLCN đến quản lý tri
thức của các DNNVV để tạo TQKD vẫn chưa được nghiên cứu. Ngoài ra, các
nghiên cứu quản lý tri thức trước đây phần lớn tập trung vào các doanh nghiệp lớn
trong khi các DNNVV có những đặc điểm quản lý khác biệt với doanh nghiệp lớn
và điều này có thể làm cho các kết quả nghiên cứu quản lý tri thức bị hạn chế khi áp
dụng vào bối cảnh DNNVV. Do đó, việc khảo sát quan hệ giữa TTDN của NQLCN
các DNNVV đến ĐHQLTT là một điều có ý nghĩa.
Quan hệ ĐHQLTT - ĐHTT
ĐHTT được định nghĩa theo hướng văn hóa doanh nghiệp (Narver & Slater, 1988)
hay hành vi của doanh nghiệp (Kohli & Jaworski, 1990) và có thể được xem là một
chiến lược của doanh nghiệp để đáp ứng các thay đổi trong nhu cầu của thị trường,
khách hàng. ĐHTT cũng được cho là có quan hệ với sự học tập của tổ chức - một
dạng của quản lý tri thức (Farrell & Oczkowski, 2002; Sinkula, 1997; Slater &
Narver, 1995). Tuy nhiên, quan hệ nhân quả giữa sự học tập của tổ chức hay quản
lý tri thức và ĐHTT vẫn còn đang được tranh luận. Một số nghiên cứu cho rằng
quản lý tri thức tạo nền tảng phát triển ĐHTT (Day, 1994; Farrell & Oczkowski,
2002; Sinkula, 1997; Wang & ctg., 2009), trong khi một số nghiên cứu khác lại cho

rằng ĐHTT tạo nền tảng hành vi và văn hóa để phát triển quản lý tri thức (Keskin,
2005; Slater & Narver, 1995). Các nghiên cứu trước đây về quan hệ này được thực
hiện ở các nền kinh tế phát triển, và cả hai khái niệm này đều đã được phổ biến
trong việc quản lý doanh nghiệp. Do đó, việc khảo sát quan hệ nhân quả giữa hai
khái niệm này trong bối cảnh của các DNNVV của các nền kinh tế chuyển đổi như
Việt Nam sẽ đóng góp làm rõ quan hệ nhân quả này.
Quan hệ TTDN - ĐHTT
Các nghiên cứu về tiền tố của ĐHTT thường dựa theo khung của (Jaworski &
Kohli, 1993) bao gồm sự quản lý cấp cao, động học quan hệ giữa các bộ phận và
các hệ thống tổ chức doanh nghiệp. Sự quản lý cấp cao được định nghĩa là sự dấn

6
thân của nhà quản lý trong việc định hình các giá trị, định hướng và tạo văn hóa cho
doanh nghiệp trong việc đáp ứng với các thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, thị
trường (Becherer & ctg., 2001). Các giá trị và định hướng này sẽ hướng hành vi của
mọi thành viên trong doanh nghiệp vào việc thu thập, chia sẻ dữ liệu thông tin thị
trường, khách hàng và tạo đáp ứng đối với các thông tin dữ liệu này (Jaworski &
Kohli, 1993). Các nghiên cứu theo hướng này đã nhấn mạnh đến sự chấp nhận rủi
ro và trình độ học vấn của nhà quản lý đến ĐHTT của doanh nghiệp (Kohli &
Jaworski, 1990; Mahmoud, 2011). Các nghiên cứu về ảnh hưởng của TTDN bao
gồm nhiều đặc điểm tâm lý khác bên cạnh sự chấp nhận rủi ro của nhà quản lý đến
ĐHTT của doanh nghiệp vẫn chưa được khảo sát đầy đủ, đặc biệt là các khảo sát
định lượng. Vì vậy, nghiên cứu giải thích và định lượng hóa quan hệ giữa TTDN
của NQLCN và ĐHTT của doanh nghiệp là một điều cần thiết.
Quan hệ ĐHTT – TQKD
ĐHTT được cho là một tiền đề đê tạo sự sáng tạo cải tiến đáp ứng nhu cầu của thị
trường và khách hàng, từ đó, tạo TQKD (Erdil & ctg., 2004; Han & ctg., 1998). Tuy
nhiên, phần lớn các nghiên cứu về ĐHTT tập trung vào các doanh nghiệp lớn vì các
doanh nghiệp này thường có cấu trúc chuyên môn hóa với bộ phận chuyên về tiếp
thị, có khả năng lập kế hoạch và có quy trình làm việc ổn định, có nguồn lực để

thực hiện ĐHTT (Desphande, 1993). Các DNNVV thường không lập kế hoạch rõ
ràng, không nghiên cứu thị trường một cách có hệ thống, và NQLCN không quan
tâm nhiều về tiếp thị vì không có nguồn lực để thực hiện (Stokes & Blackburn,
1999) nên sẽ khó áp dụng khái niệm ĐHTT. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng
DNNVV có nhiều thuận lợi trong ĐHTT vì có cấu trúc đơn giản nên rất linh hoạt,
dễ thay đổi để thích nghi với các thay đổi của môi trường, khách hàng, có tốc độ
thực hiện thay đổi nhanh (Becherer & ctg., 2001) nên sẽ tạo ĐHTT cao. Sự thích
hợp của ĐHTT trong các DNNVV vẫn còn đang được tranh luận (Mahmoud, 2011).
Một số nghiên cứu gần đây đã khảo sát ĐHTT trong DNNVV và mối quan hệ giữa
ĐHTT – TQKD. Các kết quả nghiên cứu cho thấy ĐHTT có thể áp dụng cho
DNNVV, ĐHTT tạo TQKD thông qua việc tạo các sáng tạo cải tiến tương tự như

×