Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 63 trang )

Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 1
MSSV: B120511
Chương 1: CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển kinh tế và dân số ngày càng
tăng nhanh của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Việt Nam nói chung, đã gây ra một áp
lực không hề nhỏ đối môi trường và tài nguyên thiên. Vấn đề ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí, cảnh quan đô thị … do ảnh hưởng từ Chất thải rắn tại tỉnh Sóc
Trăng ngày càng có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Trong đó các vấn đề quản lý
và xử lý chưa tốt chất thải rắn ở các khu đô thị, các cơ sở sản xuất công nghiệp, các
khu công nghiệp, các cơ sở y tế…. đã là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước,
không khí, tác động xấu tới đời sống, sức khõe người dân và làm mất vẽ mỹ quan
độ thị. Đặc biệt là sự tăng lên CTR trên địa bàn tỉnh không ngừng gia tăng, tạo sức
ép lớn trong công tác bảo vệ môi trường, lựa chọn mặt bằng đầu tư công nghệ thu
gom, xử lý CTR.
Để chủ động ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra và bảo vệ
đến sức khỏe của người dân. Chính vì vây, điều cần thiết mà chúng ta làm hiện nay
là xây dựng một mô hình xử lý rác thải nhằm hướng đến một đô thị xanh-sạch-đẹp
trong tương lai.
Từ các vấn đề trên ta thấy sự cần thiết và cấp bách của đề tài “Quản lý tổng
hợp chất thải rắn sinh hoạt ở Tỉnh Sóc Trăng”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Đánh giá hiện trạng quản lý chất rắn cho thành phố Sóc Trăng
 Đề xuất một số giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn tại thành phố Sóc
Trăng định hướng phát triển đến năm 2030
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Tham khảo tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phân tích thành phần trong rác thải sinh hoạt.
- Dự báo diễn biến của rác đến năm 2025.


- Đề xuất mô hình quản lý rác thải cho Thành phố Sóc Trăng
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 2
MSSV: B120512
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI
2.1.1 Định nghĩa về chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt
động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hửu ích hay khi con
người không còn muốn sử dụng nửa.( theo Nguyễn Văn Phước. 2008).
Chất thải rắn là tất cả các chất thải ở dạng rắn sản sinh ra do các hoạt động của con
người (sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng,…) và sinh vật. Đó là các vật liệu hàng hóa không
còn sử dụng được hay không còn hữu dụng đối với người sở hữu của nó nên bị bỏ đi, kể cả
chất thải của các hoạt động sống của sinh vật. (Theo Lê Hoàng Việt, Nguyễn Hữu Chiếm.
2013).
2.1.2 Nguồn gốc về chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh, Thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ
sở quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình
quản lý chất thải rắn thích hợp
Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải rắn khác nhau nhưng
theo thông thường nhất:
 Từ các khu dân cư
 Từ các trung tâm thương mại
 Từ các khu công nghiệp
 Từ các cơ quan, công sở
 Từ các khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng
 Từ các khu công cộng
 Từ hoạt động nông nghiệp
 Từ các nhà máy xử lý chất thải
Các nguồn phát sinh ra chất thải rắn và các thành phần tương ứng được tóm tắt

trong bảng sau:



Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 3
MSSV: B120513
Bảng 2.1 Nguồn và các loại rác tiêu biểu
Nguồn
Các hoạt động và khu
vực liên quan đến việc
sản sinh ra rác
Các thành phần của rác
Khu dân cư Các hộ gia đình
Thức ăn thừa, rác, tro và
các loại khác
Khu thương mại
Cửa hiệu, nhà hàng, chợ,
văn phòng, khách sạn,
xưởng in, sửa chữa ô tô,…

Thức ăn thừa, rác, tro,
chất thải do quá trình phá
dỡ và xây dựng các loại
khác (có rác nguy hại)
Cơ quan
Trường học, bệnh viện, cơ
quan nhà nước,…
Giống như rác thương
mại

Công nghiệp (không
thuộc quy trình sản
xuất)
Xây dựng, dệt, công
nghiệp nặng, công nghiệp
nhẹ, lọc dầu, hóa chất,
khai thác mỏ, điện,
Thức ăn thừa, rác, tro,
chất thải do quá trình phá
vỡ và xây dựng và các
loại khác (đôi khi có cả
chất thải nguy hại)
Đô thị
Kết hợp tất cả các thành
phần trên
Kết hợp tất cả các thành
phần trên
Xây dựng
Các công trình mới, nâng
cấp, sửa chữa đường,…
Gạch, sắt, gỗ, xà bần,…
Dịch vụ công cộng
Đường phố, khu vui chơi,
bãi công viên,…
Rác và các loại khác
Khu xử lý
Nước, nước thải và các
quy trình xử lý khác
Các chất thải sau xử lý
thường là bùn

Công nghiệp (sản xuất)
Xây dựng, dệt, công
nghiệp nặng, công nghiệp
nhẹ, lọc dầu, hóa chất,
khai thác mỏ, điện,…
Các chất thải từ quy trình
sản xuất, các mảnh vụn
nguyên liệu, rác từ sinh
hoạt của công nhân
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 4
MSSV: B120514
Khu sản xuất nông
nghiệp
Ruộng vườn, chăn nuôi
Phụ phế phẩm nông
nghiệp, rác, các chất thải
nguy hại
(Tchobanoglous và Kreith. 2002, tham khảo từ Lê Hoàng Việt, Nguyễn Hữu Chiếm.
2013)
2.1.3 Thành phần của chất thải rắn
Theo Nguyễn Văn Phước (2008):
Thành phần của CTR là một thuật ngữ dùng để mô tả tính chất và nguồn gốc
các yếu tố riêng biệt cấu thành nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng
phần trăm theo khối lượng.
Thông thương trong CTR đô thị, CTR từ các khu dân cư và thương mại
chiếm tỷ lệ 50-75%. Thành phần của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, địa chất thủy
văn, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng
quốc gia
Theo Lê Hoàng Việt (2005), thành phần của rác là:

- Thức ăn thừa : là những là các mảnh vụn thực vật, động vật trong các quá
trình chế biến và ăn uống của con người. Loại rác này bị phân hủy và thối
rửa nhanh (đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ cao) gây nên mùi hôi.
- Các thứ bỏ đi: bao gồm các loại chất rắn cháy được và không cháy được
của gia đình, cơ quan , khu dịch vụ ngoại trừ thức ăn và các chất dễ thối
rửa.
+ Các loại cháy được như vải, giấy, carton, nhựa, cao su, da, lá, …
+ Các loại không cháy được như vật liệu trơ : thủy tinh, sành sứ, gạch,
kim loại….
- Tro và các phần thừa lại sau quá trình đốt gỗ, than, than cốc và các vật liệu
cháy khác. Các thành phần thừa trong quá trình đốt nhiên liệu ở các nhà máy
điện không được tính đến ở đây. Nó có chứa các vật liệu dạng bột mịn (tro), xỉ
và vật liệu bị cháy một phần. Ngoài ra sứ, thủy tinh và nhiều loại khác cũng có
thể tìm thấy nếu đây là các chất còn thừa của lò đốt rác đô thị.
- Rác trong quá trình tháo dở và xây dựng: bao gồm bụi, gạch vụn, bê tông,
vữa, các ống nước hư và các thiết bị điện bị bỏ đi.
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 5
MSSV: B120515
- Chất thải ở các nhà máy xử lý: ở dạng rắn và bán rắn thành phần tùy thuộc
vào quy trình xử lý.
- Chất thải nông nghiệp: phụ phế phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi),
rơm, rạ, phân gia súc.
- Rác nguy hại ( hazardous waste ):
+ Rác nguy hại của đô thị bao gồm những vật liệu có kích thước lớn,
những dụng tiêu thụ điện đã hư mòn hay thậm chí lỗi thời như tủ lạnh, máy giặt,
bếp điện…
+ Pin và bình accu cũng là một trong nguồn rác nguy hại từ các hộ gia
đình, các phương tiện giao thông. Loại rác này chứa một lượng lớn kim loại như
thủy ngân, bạc, kẽm, niken,…gây nên ô nhiễm nguồn nước bằng cách thấm lọc hay

làm nhiễm bẩn không khí bằng cách tòa mùi.
+ Dầu cặn thất thoát từ việc thu thập, khai thác và tái sử dụng, nếu
không thu gom riêng thì sẽ trộn lẫn với các loại rác thải khác, và làm giảm giá trị tái
sử dụng
+ Bánh xe cao su cũng được tính là một loại rác thải độc hại do sự phân
hủy chúng rất lâu và gây tác động xấu đến nơi chôn lấp.
+ Ngoài ra, các hóa chất gây cháy nổ, phóng xạ, ăn mòn, các nguồn rác
từ khu bệnh viện,…. Ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
2.1.4 Khối lượng chất thải rắn
Việc xác định khối lượng CTR phát sinh và thu gom là một trong những
điểm quan trọng của việc quản lý CTR.
Theo Nguyễn Văn phước (2008). Các phương pháp thường được sử dụng để
ước lượng khối lượng CTR.
- Phân tích khối lượng – thể tích: trong phương pháp nàykhối lượng hoặc thể
tích của CTR được xác định để tính toán khối lượng CTR. Phương pháp đo thể tích
thường có độ sai số cao.
- phương pháp đếm tải: trong phương pháp này số lượng xe thu gom đặc
điểm và tính chất của chất thải tương ứng ( loại chất thải, thể tích ước lượng) được
ghi nhận trong suốt thời gian dài. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian
khảo sát ( gọi là khối lượng đơn vị). sẽ được tính toán bằng cách sử dụng các số liệu
thu thập tại khu vực nghiên cứu trên và các số liệu đã biết trước.
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 6
MSSV: B120516
- Phương pháp cân bằng vật chất: là phương pháp cho kết quả chính xác nhất
thực hiện cho từng nguồn phát sinh riêng rẽ như hộ dân cư, nhà máy cũng như khu
công nghiệp và khu thương mại. Phương pháp này sẽ cho kết quả đáng tin cậy cho
chương trình quản lý CTR.
2.2 TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN
2.2.1 Tính chất vật lý của chất thải rắn

a) Khối lượng riêng
Khối lượng riêng của chất thải rắn là khối lượng vật chất trên một đơn vị thể
tích (kg/m
3
), khối lượng riêng của CTR sẽ khác tùy trường hợp: rác để tự nhiên
không chứa trong thùng, rác chứa trong thùng không nén, rác trong thùng và nén,
ngoài ra khối lượng riêng của rác củng thay đổi theo vị trí địa lý, mùa trong năm,
thời gian lưu trữ.
b) Ẩm độ
Ẩm độ là một trong những thông số quan trọng cho các quá trình xử lý ( đốt,
ủ phân compost, khống chế nước rỉ của rác ). Sauk hi phân loại và định lượng các
thành phần của rác chúng ta cần xác định độ ẩm bằng cách đem từng thành phần sấy
khô ở 105
0
C cho khi đến khối lượng không đổi, sau đó đem cân lại và tính % ẩm
độ. Ẩm độ của rác đô thị biến thiên từ 15 – 40% (Theo Lê Hoàng Việt, Nguyễn Hữu
Chiếm. 2013).
100








a
ba

Trong đó M: độ ẩm (%)

a: trọng lượng ban đầu của mẫu (mg)
b: trọng lượng sau khi sấy của mẫu (mg)
Độ ẩm của CTR được xác định theo một trong hai cách: Tính theo thành phần phần
trăm khối lượng ướt và thành phần trăm khối lượng khô. Trong lĩnh vực quản lý
CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn.
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 7
MSSV: B120517
Bảng 2.2. Trọng lượng riêng và ẩm độ các thành phần của rác thải đô thị
Trọng lượng riêng lb/yd
3
Ẩm độ
Thành phần
Khoảng biến
thiên
Giá trị tiêu
biểu
Khoảng biến
thiên
Giá trị tiêu
biểu
Thức ăn thừa 220 – 810 490 50 – 80 70
Giấy 70 – 220 150 4 – 10 6
Carton 70 – 135 85 4 – 8 5
Nhựa 70 – 220 110 1 – 4 2
Vải 70 – 170 110 6 – 15 10
Cao su 170 – 340 220 1 – 4 2
Da 170 – 440 270 8 – 12 10
Lá và cành cây 100 – 380 170 30 – 80 60
Gỗ 220 – 540 400 15 – 40 20

Thủy tinh 270 – 810 330 1 – 4 2
Lon thiếc 85 – 270 150 2 – 4 3
Nhôm 110 – 405 270 2 – 4 2
Các kim loại khác 220 – 1940 540 2 – 4 3
Bụi, tro, gạch, 540 – 1685 810 6 – 12 8
Ẩm độ rác đô thị 15 – 40 20
* Ghi chú: lb/yd
3
x 0.5933 = kg/m
3

(Tchobanoglous et al. 1993, tham khảo từ Lê Hoàng Việt, Nguyễn Hữu Chiếm.
2013)

Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 8
MSSV: B120518
c) Khả năng giữ nước thực tế của rác
Khả năng giữ nước thực tế của CTR là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ
lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của CTR là
một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác.
Khả năng giử nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân hủy
của chất thải. Khả năng giữ nước của hỗn hợp CTR ( không nén) từ các khu dân cư
và thương mại dao động trong khoảng 50 – 60%. (Nguyễn Văn Phước, 2008).
d) Khả năng thấm dẫn của rác nén
Tính dẫn nước của chất thải đã nén là thong số quan trọng khống chế sự vận
chuyển của chất lỏng và khí trong bãi rác. Độ thẩm thấu thực, chỉ phụ thuộc vào
tính chất của CTR, kể cả sự phân bố kích thước lỗ rỗng, bề mặt và độ xốp. Giá trị
độ thấm đặc trưng đối với CTR đã nén trong một bãi rác thường dao động trong
khoãng 10

-11
đến 10
-12
m
2
/s theo phương thẳng đứng và khoảng 10
-10
m
2
/s.
Hệ số thấm được tính như sau:




kCdK 
2

Trong đó: K: Hệ số thấm, m
2
/s
C: Hằng số không thứ nguyên
d: Kích thước trung bình của các lổ rỗng trong rác, m
:. Trọng lượng riêng của nước, kg.m/s
2
: Hệ số nhớt của nước, Pa.s
k: Độ thấm riêng, m
2

e) kích thước và sự phân bố kích thước

kích thước và sự phân bố kích thước của các thành phần có trong CTR đóng
vai trò quan trọng đối với quá trình thu hồi vật liệu, nhất là khi sử dụng phương
pháp cơ học như sàng, quay. Kích thước của từng thành phần chất thải có thể xác
định bằng một trong các công thức sau đây:
S
c
= l
S
c
= (l + w)/2
S
c
= (l + w + h)/3
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 9
MSSV: B120519
S
c
=
2/1
)( wl 

Sc=
 
3/1
hwl 

Trong đó: S
c
: kích cỡ của các thành phần hay hạt

l: chiều dài, (mm)
w: chiều rộng, (mm)
h: chiều cao, (mm)
Do sự khác nhau đáng kể của các nguồn vật liệu mà tùy vào từng trường hợp cụ
thể, chúng ta có thể sử dụng một trong các công thức trên cho phù hợp
(Tchobanoglous et al. 1977, tham khảo từ Lê Hoàng Việt, Nguyễn Hữu Chiếm.
2013).
2.2.2 Tính chất hóa học của chất thải rắn
Tính chất hóa học của CTR đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án
xử lý và thu hồi vật liệu.
2.2.2.1. Những tính chất cơ bản
a/ Độ ẩm (phần mất đi khi sấy ở 105
o
C trong thời gian 1 giờ)
b/ Chất dễ bay hơi (khối lượng bị mất khi đem mẫu CTR đã sấy ở 105
o
C
trong 1 giờ nung ở nhiệt độ 550
o
C trong lò kín).
c/ Cacbon cố định ( phần cacbon còn lại sau khi đốt ở 600 – 900
o
C)
d/ Tro ( phần còn lại sau khi đốt trong lò hở)
2.2.2.2. Điểm nóng chảy của tro
Theo Nguyễn Văn Phước (2008), Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ mà tại đó
tro tạo thành từ quá trình đốt cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng
rắn. Nhiệt độ nóng chảy đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt CTR dao động từ 1100
– 1200
o

C.
2.2.2.3. Phân tích thành phần nguyên tố tạo thành CTR
Theo Nguyễn Văn Phước (2008), Phân tích thành phần nguyên tố tạo thành
CTR chủ yếu là xác định phần trăm (%) của các nguyên tố C, H, O, N, S và
tro.trong suốt quá trình đốt CTR sẽ phát sinh các hợp chất Clo hóa, nên phân tích
cuối cùng thường bao gồm cả phân tích xác định các halogen. Kết quả phân tích
cuối cùng được sử dụng để mô tả các thành phần hóa học của chất hữu cơ trong
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 10
MSSV: B1205110
CTR. Kết quả phân tích còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định tỉ số
C/N nhằm đánh giá CTR có thích hợp cho quá trình chuyển hóa sinh học hay
không.
Bảng 2.3. Thành phần hóa học của các chất trong rác
% theo khối lượng khô
Thành phần
C H O N S Tro
Chất hữu cơ

Thức ăn thừa 48 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0
Giấy 43,5 6 44,0 0,3 0,2 6,0
Carton 44,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0
Nhựa 60,0 7,2 22,8 - - 10,0
Vải 55,0 6,6 31,2 4,6 0,15 2,5
Cao su 78,0 10,0 - 2,0 - 10,0
Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0
Rác vườn 47,8 6,0 38,0 3,4 0,3 4,5
Gỗ 49,5 6 42,7 0,2 0,1 1,5
Chất vô cơ


Tro, bụi 26,3 3 2 0,5 0,2 68,0
Thủy tinh 0,5 0,1 0,4 <0,1 - 98,9
Kim loại 4,5 0,6 4,3 <0,1 - 90,5
Rác đô thị 15-30 2-5 12-24 0,2-1,0 0,02-0,1 -
(gốc kaiser, 1969: tham khảo từ Tchobanoglous et al., 1993)
2.2.3 Tính chất sinh học của chất thải rắn
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 11
MSSV: B1205111
Ngoài nhựa, cao su, da, phần chất hữu cơ của hầu hết CTR có thể được phân
loại như sau:
1. Những chất tan được như đường, tinh bột, amino acid, và nhìu loại hữu cơ
khác.
2. Hemicellulose và các hợp chất tạo thành từ đường 5 và 6 cacbon.
3. Cellulose và các hợp chất tạo thành từ đường 6 cacbon
4. Chất béo, dầu, sáp là những ester của rượu và acid béo chuỗi dài.
5. Lignin là hợp chất cao phân tử chứa các vòng thơm và các nhóm methoxyl (-
OCH
3
).
6. Liginocellulose là kết hợp của lignin và cellulose
7. Protein là sự kết hợp của các chuỗi amino axit
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong CTR là
thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành khí, chất rắn hữu cơ
trơ, và các chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối
rữa có trong rác.
2.2.3.1 Khã năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 550
o
C,

thường được sử dụng để dánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ trong
CTR. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học
của phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn là không chính xác vì một số thành phần
chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng khó bị phân hủy sinh học, như giấy in báo và phần
xé bỏ từ cây trồng

Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 12
MSSV: B1205112
Bảng 2.4 Tỉ lệ phân hủy sinh học của một số thành phần hữu cơ trong rác theo
hàm lượng lignin
Thành phần
VS (% của chất
rắn tổng cộng TS)
Hàm lượng lignin
(% của VS)
Phần có khả năng
phân hủy sinh học
(BF)
Thức ăn thừa 7 – 15 0,4 0,82
Giấy
Giấy báo 94,0 21,9 0,22
Giấy văn phòng

96,4 0,4 0,82
Giấy carton 94,0 12,9 0,47
Rác vườn 50 – 90 4,1 0,71
(Gốc Tchobanoglous et al. 1997; tham khảo từ Lê Hoàng Việt, Nguyễn Hữu Chiếm.
2013).
2.2.3.2 Sự hình thành mùi

Mùi sinh ra khi tồn trữ CTR trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, trung
chuyển và thải rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá trình phân hủy kỵ khí
các chất hữu cơ dễ phân hủy có trong CTR. Trong điều kiện kỵ khí sulfate có thể
khử thành sulfide (S
2-
), sau đó kết hợp với H
2
tạo thành H
2
2CH
3
CHOHCOOH + SO
4

2-
→ 2CH
3
COOH + S
2-
+ H
2
O + CO
2
Lactate Sulfate Acetate Sulfide ion
4H
2
+ SO
4
2-
→ S

2-
+ 4H
2
O
S
2-
+ 2H
+
→ H
2
S
Ion sulfide có thể kết hợp với muối kim loại sẵn có, ví dụ muối sắt, tạo thành sulfide
kim loại
S
2-
+ Fe
2+
→ FeS
Màu đen bên dưới các đống rác là do sự hình thành các sulfide kim loại này.
Ngoài ra việc khử các hợp chất hữu cơ có chứa gốc sulfur có thể tạo nên
những hợp chất có mùi hôi như methyl mercaptan và aminobutyric acid.
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 13
MSSV: B1205113
CH
3
SCH
2
CH
2

CH(NH
2
)COOH + 2H → CH
3
SH + CH
3
CH
2
CH
2
(NH
2
)COOH
methionine methyl mercaptan
Methylmercaptan có thể bị thủy phân sinh học tạo thành methyl alcohol và
hydrogen sulfide
CH
3
SH + H
2
O → CH
4
OH + H
2
S
2.2.3.3 Sự sản sinh ruồi nhặng
Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng có khí hậu ấm áp, sự
sinh sản ruồi ở khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm. Quá trình phát triển từ
trứng thành ruồi thường ít hơn 2 tuần kể từ ngày đẻ trứng. Thông thường chu kỳ
phát triển của ruồi ở khu dân cư từ trứng thành ruồi có thể biểu diễn như sau:

Trứng phát triển: 8 - 12 giờ.
- Giai đoạn I của ấu trùng: 20 giờ.
- Giai đoạn II của ấu trùng: 24 giờ.
- Giai đoạn III của ấu trùng: 3 ngày.
- Giai đoạn chuyển thái: 4 - 5 ngày.
Tổng cộng: 9 – 11 ngày
2.2.4.1 Chuyển hóa lý học
Những biến đổi lý học cơ bản có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống quản
lý CTR bao gồm: Phân loại, giảm thể tích cơ học, giảm kích thước cơ học. Những
biến đổi lý học không làm chuyển pha (ví dụ từ pha rắn sang pha khí)quá trình như
các quá trình biến đổi hóa học và sinh học.
2.2.4.2. Chuyển hóa hóa học
Biến đổi hóa học CTR bao hàm cả quá trình chuyển pha, từ rắn sang lỏng, từ
rắn sang khí,… để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, những quá trình chuyển
hóa hóa học chủ yếu sử dụng trong xử lý CTR bao gồm: đốt, nhiệt phân, khí hóa.
2.2.4.3 Chuyển hóa sinh học
Các biến đổi sinh học có thể dùng để làm giảm thể tích và trọng lượng rác, sản
xuất phân compost và biogas. Các vi sinh vật tham gia các quá trình này bao gồm:
vi khuẩn, nấm, nấm men, và khuẩn tia (actinomycetes). Các quá trình sinh học này
có thể diễn ra trong điều kiện hiếu khí hay yếm khí và các quá trình thường sử dụng
trong xử lý rác là ủ phân compost hiếu khí, lên men yếm khí.
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 14
MSSV: B1205114
Bảng 2.5 Các quá trình chuyển hóa sử dụng trong quản lý CTR
Quá trình Phương pháp thực hiện
Sự chuyển hóa hoặc các
sản phẩm chuyển hóa cơ
bản
Lý học

Phân loại
Phân loại thủ công hoặc
cơ khí
Các thành phần riêng rẽ có
trong CTR
Giảm thể tích Nén, Ép Giảm thể tích chất thải
Giảm kích thước Cắt, xay, nghiền Giảm kích thước chất thải
Hóa học
Đốt Oxy hóa
CO
2
, SO
2
, tro, các sản
phẩm khác
Nhiệt phân Chưng cất phân hủy
Khí hóa Đốt thiếu khí
Khí gồm hỗn hợp khí, cặn
dầu và than.
Sinh học
Làm phân compost hiếu khí
Biến đổi sinh học hiếu
khí
Phân compost
Phân hủy kỵ khí Biến đổi sinh học kỵ khí CH
4
, CO
2
, bùn
Làm phân compost kỵ khí Biến đổi sinh học kỵ khí

CH
4,
CO, chất thải đã phân
hủy
(Theo Nguyễn Văn Phước, 2008)
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh rác
2.2.5.1 Điều kiện địa lý.
Vị trí địa lý, khí hậu có thể ảnh hưởng đến khối lượng rác cả thời gian phát
sinh của một số loại chất thải. Ví dụ, sự biến thiên khối lượng rác vườn sinh ra từ
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 15
MSSV: B1205115
những nơi khác nhau phụ thuộc vào khí hậu, ở những vùng ấm áp, mùa trồng trọt sẽ
dài hơn đáng kể mà thời gian phát sinh cũng lâu dài hơn.
2.2.5.2 Mùa trong năm.
Khối lượng của một số thành phần chất thải rắn cũng bị ảnh hưởng của mùa
trong năm. Ví dụ khối lượng rác thực phẩm liên quan đến mùa trồng rau và trái cây.
2.2.5.3 Sử dụng các máy nghiền chất thải từ thức ăn thừa.
Làm giảm đáng kể lượng rác do thức ăn thừa được nghiền và thải vào nước
theo đường cống rãnh
2.2.5.4 Tần suất thu gom.
tần suất số lần thu gom càng cao thì số lượng rác thu gom được càng nhiều.
Điều này không có nghĩa là rác được sản sinh nhiều hơn mà là do nếu tần suất thu
gom thấp các thùng rác gia đình không đủ lớn do đó họ phải trữ lại giấy báo, carton
trong các nhà kho hay nhà xe. Trong khi đó nếu tần suất thu gom cao họ thường có
khuynh hướng bỏ đi.
2.2.5.5 Luật pháp.
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khối lượng và thành phần của rác. Ví dụ
như các qui định về tái sử dụng các bao bì, chai nước giải khát.
2.2.5.6 Thái độ cộng đồng.

Việc thay đổi tập quán sinh hoạt trên cơ sở tự nguyện nhằm bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho toàn xã hội trong vấn đề quản lý
chất thải rắn.
2.2.6 Dự báo khối lượng và thành phần chất thải rắn trong tương lai
Theo Nguyễn Văn Phước (2008) dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh
trong tương lai là vấn đề cần thiết và quan trọng để có kế hoạch đầu tư cho việc thu
gom, vận chuyển chất thải rắn một cách hợp lý. Khối lượng chất thải rắn phát sinh
trong tương lai của một khu vực được dự báo dựa trên 3 căn cứ sau:
+ Số dân và tỷ lệ tăng dân số
+ tỷ lệ phần trăm (%) dân cư được phục vụ
+ Khối lượng rác thải bình quân đầu người theo mức thu nhập
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 16
MSSV: B1205116
2.2.6.1 Dự báo theo số dân và tỷ lệ tăng dân số
Theo cách này căn cứ theo dân số của khu vực hiện tại, kết hợp với mô hình
toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo. Từ đó có thể tính tổng lượng
chất thải rắn phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của khu vực
Công thức toán được dùng để dự báo dân số là công thức Euler cải tiến, được
biểu diễn như sau:

tNrNN
NN
N
tNrNN
i
ii
ii
i
iii











2

2
11
*
1
2
1
*
1

Trong đó:
i
N - Số dân ban đầu ( người).
*
1i
N
- số dân sau một năm (người)
N
i+1/2

– số dân sau nửa năm (người)
R – tốc độ tăng trưởng (% / năm)
t

- thời gian (năm).
2.3 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay
2.3.1 Xử lý bằng phương pháp cơ học
2.3.1.1 Giảm kích thước
Mục đích của phương pháp này là giảm kích thước của các loại nguyên liệu CTR.
Các vật liệu CTR được làm giảm kích thước có thể sử dụng trực tiếp làm chất che phủ trên
bề mặt hay sử dụng làm phân compost hoặc một phần được sử dụng cho các hoạt động tái
sinh CTR. (theo Nguyễn Văn phước.2008).
2.3.1.2 Phân loại theo kích thước
Là quá trình phân loại một hỗn hợp các loại vật liệu CTR có kích thước khác nhau
thành 2 hay nhiều loại vật liệu phần có cùng kích thước bằng cách sử dụng các loại sàng có
kích thước khác nhau. Quá trình phân loại thực hiện ckhi vật liệu còn ướt hoặc khô
2.3.1.3 Phân loại theo tỷ trọng
Là một phương pháp kỹ thuật được sử dụng để phân loại các vật liệu CTR dựa vào
khí động lực và sự khác nhau về khối lượng riêng khác nhau. Phương pháp này được sử
dụng để phân loại vật liệu từ quá trình tách nghiền thành 2 phần riêng biệt loại khác nhau:
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 17
MSSV: B1205117
dạng có khối lượng nhẹ như giấy, nhựa, các chất hữu cơ và dạng có khối lượng riêng nặng
như là kim loại, gỗ
2.3.1.4 Phân loại theo điện trường và từ tính
Dựa vào tính chất điện từ và từ trường của các loại vật liệu có trong thành phần
CTR.
Phương pháp phân loại bằng từ trường được sử dụng phổ biến khi tiến hành
tách các kim loại màu ra khỏi kim loại đen. Phương pháp phân loại bằng tĩnh điện

cũng được áp dụng để tách nhựa và giấy dựa vào sự khác nhau về sự tích điện bề
mặt của hai loại vật liệu này. Phân loại bằng dòng điện xoáy là kỹ thuật phân loại
trong đó các dòng điện xoáy được tạo ra trong các kim loại không chứa sắt như
nhôm và tạo thành nam châm nhôm.
2.3.1.5 Nén chất thải rắn.
Phương pháp nén CTR được sử dụng với mục đích là để gia tăng khối lượng
riêng của các loại CTR nhằm tăng cường tính hiệu quả của công tác lưu trữ và
chuyên chở sẽ có hiệu quả hơn.
2.3.2 Xử lý bằng phương pháp thiêu đốt
Theo Nguyễn Văn Phước (2008), quà trình đốt chất thải rắn là quá trình oxy
hóa khử CTR bằng oxy không khí ở nhiệt cao. Bằng cách đốt chất thải, ta có thể
giảm thể tích của CTR đến 80 – 90%.
Xử lý CTR bằng phương pháp đốt là một phương pháp hiệu quả và hiện nay
được sử dụng phổ biến
Phương pháp xử lý CTR bằng thiêu đốt có những ưu điểm và khuyết điểm
sau:
* Ưu điểm:
- Giảm thể tích CTR ( giảm 80 - 90% trọng lượng thành phần hưu cơ trong
CTR)
- Thu hồi năng lượng
- Có thể xử lý CTR tại chỗ mà không cần phải vận chuyển đi xa, tránh được
rủi ro và chi phí vận chuyển.
* Khuyết điểm:
- Đòi hỏi chi phí đầu tư xây dựng lò đốt, chi phí vận hành và xử lý khí thải
lớn.
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 18
MSSV: B1205118
- Việc thiết kế, vận hành lò đốt phức tạp, người vận hành lò đốt phải có trình
độ chuyên môn cao.

2.3.3 Xử lý bằng phương pháp Ủ phân compost
Là quá trình biến đổi sinh học được sử dụng rộng rãi, mục đích là biến đổi
các chất thải rắn hữu cơ thành vô cơ dưới tác dụng của vi sinh vật. sản phẩm tạo
thành ở dưới dạng mùn gọi là phân compost.
Ưu điểm: ổn định chất thải, ức chế và tiêu diệt mầm bệnh, cải tạo đất trồng
và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, làm khô bùn.
Nhược điểm:
 Cần diện tích lớn
 Gây mất vẽ mỹ quan và tạo mùi hôi
 Phân compost đắt tiền hơn và không đưa đến lợi ích trước mắt như
phân vô cơ.
 Cồng kềnh hơn phân vô cơ.
2.3.4 Xử lý bằng phương pháp chôn lấp
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được định nghĩa là bãi chôn lấp chất thải rắn được
thiết kế và vận hành sao cho tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường được
giảm đến mức thấp nhất. (Theo Nguyễn Văn Phước. 2008).
Là phương pháp xử lý cuối cùng đối rác khi các biện pháp khác đã sử dụng
hết. Quá trình sử dụng bãi chôn lấp bao gồm 4 giai đoạn: tìm địa điểm, thiết kế, vận
chuyển và kết thúc hoạt động.
Sản phẩm sinh ra từ quá trình chôn lấp thường là khí CH
4
, CO
2
và nước
thấm. Do vây, cần phải có hệ thống thu gom nước rò rỉ từ rác và xử lý khí (bằng hệ
thống cây xanh bao quanh bãi chôn lấp nhằm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm
không khí)
 Ưu điểm:
- Ít tốn kém so với các phương pháp khác.
- Hình thức chôn lấp dễ thực hiện

- Thu hồi năng lượng từ khí gas
 Nhược điểm
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 19
MSSV: B1205119
- Đòi hỏi diện tích mặt bằng rộng, tốn nhiều diện tích
- Có nguy cơ gây ô nhiễm cho đất và nước ngầm do sự rò rỉ của nước rác
- Sản phẩm khí sinh ra từ bãi chôn lấp CH
4
, CO
2
những trong đó CH
4

khí dễ gây cháy nổ
- Công tác quan trắc phải tiến hành sau khi đóng cửa để kiểm tra chất lượng
môi trường.
2.3.3.1
Phân loại bãi chôn lấp chất thải rắn
- Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn: được chia làm 4 loại.
Bảng 2.8 Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn theo TTLT
1/2001/BKHCNMT - BXD
STT Loại bãi chôn lấp Diện tích (ha)
1 Nhỏ < 10
2 Vừa Từ 10 đến dưới 30
3 Lớn Từ 30 đến dưới 50
4 Rất lớn Bằng hoặc trên 50
(Nguồn: TCVN 6696:2009)
2.3.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng tớiChọn địa điểm cho một bãi chôn lấp
rác

a) Diện tích đất
Diện tích đất ít nhất phải đủ để tiến hành chôn lấp chất thải rắn của khu vực
trong thời gian 10 năm để các chi phí đầu tư cho hệ thống giao thông, thoát nước,
thoát nước, hàng rào và trạm cân mang tính kinh tế. Nếu thời gian sử dụng ngắn
hơn, thì phương pháp này trở nên tốn kém hơn do quá trình chuẩn bị bãi, cung cấp
các thiết bị phụ trợ và việc phủ lên lớp đất cuối cùng để hoàn thành việc chôn lấp
rác.
d) Điều kiện đất đai và địa mạo, địa chất
Vì hàng ngày và sau khi đã sử dụng hết công suất của bãi chôn lấp rác chúng
ta cần dùng một lượng đất để phủ lên rác, do đó, chúng ta cần biết về số lượng cũng
như đặc điểm của đất được sử dụng cho công việc này.
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 20
MSSV: B1205120
Địa mạo sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp vận hành ở bãi chôn
lấp, các thiết bị và công nghệ để chuẩn bị bãi chôn lấp rác.
e) Điều kiện khí hậu
Các điều kiện thời tiết phải được ghi nhận và đánh giá đầy đủ để có các biện
pháp phòng ngừa và giảm thiểu các ảnh hưởng bởi khí hậu.
f) Điều kiện nước mặt
Các điều kiện về nước mặt như thoát nước, rửa trôi, lũ lụt cần phải được xem
xét để hạn chế việc lựa chọn nhằm những khu vực không thích hợp.
g) Các điều kiện về môi trường của khu vực
Khi đạt đủ điều kiện để xây dựng một bãi chôn lấp rác gần khu công nghiệp và
dân cư, nên chú ý tới các tiêu chuẩn về môi trường cần phải đạt về tiếng ồn, mùi,
bụi và các động vật gây bệnh. Tránh để giấy và plastic bay khỏi khu vực bãi chôn
lấp.
h) Các mục tiêu tận dụng lại bãi chôn lấp chất thải rắn
Một trong những thuận lợi của bãi chôn lấp rác là sau khi đã sử dụng hết công
suất, người ta có thể tận dụng lại diện tích này cho các mục đích khác như sử dụng

làm bãi đổ xe, công viên, sân golf,…. Việc tận dụng này sẽ ảnh hưởng đến việc
thiết kế và vận hành bãi chôn lấp.

Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 21
MSSV: B1205121
CHƯƠNG 3:
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ SÓC
TRĂNG

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Tỉnh Sóc Trăng được thành lập sau 30-04-1975, thutộc tỉnh Hậu Giang, Ngày
26-12-1991, tỉnh Hậu Giang được chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng
Ngày 02-11-2005, Thị Xã Sóc Trăng được công nhân là đô thị loại 3
Ngày 08-02-2007, Thị Xã Sóc Trăng được nâng lên là Thành Phố Sóc TRăng
3.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
3.2.1 Ví trí địa lý

Tỉnh Sóc Trăng là một trong những tỉnh ven biển của bán đảo Cà Mau thuộc phạm
vi cửa sông Hậu. Phía đông giáp tỉnh Trà Vinh với ranh giới là sông Hậu, phía nam giáp
Biển Đông (với chiều dài khoảng 72km), phía tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía bắc giáp tỉnh
Hậu Giang và một phần tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích là 3.331,76km
2
, bao gồm TP. Sóc
Trăng và 10 huyện (Cù Lao Dung, Kế sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm,
Thạnh Trị, Châu Thành,Vĩnh Châu và Trần Đề (với 10 phường, 12 thị trấn và 87 xã. Được
giới hạn trong khung tọa độ địa lý:
- Từ 09
o
14’ đến 09

o
56’ vĩ độ Bắc
- Từ 105
o
30’ đến 106
o
20’ kinh độ Đông










Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 22
MSSV: B1205122
3.2.2 Đặc điểm địa hình
Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần
đất bằng xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở
phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ địa hình thay đổi trong khoảng 0,2 - 2m
so với mực nước biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 - 1,0m. Đất đai
thuộc loại trầm tích hỗn hợp sông biển, có hàm lượng sét cao, chứa nhiều chất hữu
cơ. Cao độ tương đối thấp so với địa hình chung của ĐBSCL.
Tỉnh Sóc Trăng nhìn chung có địa hình trũng thấp bao gồm 3 dạng:

- Đồng bằng tích tụ ven sông: chiếm phần lớn diện tích tỉnh Sóc Trăng, độ
cao địa hình phổ biến trong khoảng 0,5 - 1,5m.
- Đồng bằng tích tụ ven biển: chiếm phần nhỏ diện tích từ Lịch Hội Thượng
đến Vĩnh Châu, độ cao địa hình phổ biến trong khoảng 0,5 - 2,0m.
- Các giồng cát cổ: phân bố thành từng dải hình cánh cung kéo dài theo
hướng song song bờ biển, độ cao địa hình phổ biến trong khoảng 1,5 - 2,0m.
Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh
mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm
mặn), nhất là vào mùa khô.
-Về sông ngòi
Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày
lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng
biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa
phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du
lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.
3.2.3 Khí hậu
Gió: Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia
làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, chịu ảnh hưởng của
gió mùa Tây Nam là chủ yếu. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 27,4ºC (năm 2012), nhiệt độ cao nhất
trong năm vào tháng 4 (28,4ºC) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (26,1ºC).
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 23
MSSV: B1205123
Nắng: Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2.611,9 giờ (khoảng
7,16giờ/ngày), cao nhất thường vào tháng 3 là 255,1 giờ, thấp nhất thường vào
tháng 9 là 161.8 giờ.
Mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1827,6 mm, chênh lệch lớn theo
mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa.

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 84% (cao nhất 89% vào mùa mưa, thấp
nhất 79% vào mùa khô).
Các yếu tố khác: Tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực rất ít gặp bão. Theo tài
liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào
Sóc Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn. Những năm gần đây, lốc thường
xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời
sống của nhân dân.
3.3 HIỆN TRẠNG DÂN SỐ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIAO THÔNG
3.3.1 Dân số
Dân số trung bình năm 2012 của tỉnh là 1.304.965 người đứng thứ 6 ĐBSCL,
trong đó dân số tại thành phố 137.294 (chiếm 10%). Từ năm 2009 đến năm 2012,
dân số của tỉnh đã tăng 11.800 người, tỷ lệ gia tăng trung bình từng năm là
0,37%,mật độ trung bình là 394 người/km
2
,
Bảng 3.1 Diện tích và dân số các huyện và thành phố của tỉnh Sóc Trăng
Thành phố - huyện,
thị xã
Diện tích (km
2
)
Dân số trung bình
(Người)
Mật độ dân số
(Người/km
2
)
Thành phố Sóc trăng 76,1 137294 1804
Huyện Châu Thành 236,3 101702 430
Huyện Kế Sách 352,9 159261 451

Huyện Mỹ Tú 368,2 107357 292
Huyện Cù Lao Dung 261,4 63520 243
Huyện Long Phú 263,8 113203 429
Huyện Mỹ Xuyên 371,9 156868 422
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 24
MSSV: B1205124
Huyện Ngã Năm 242,2 80423 332
Huyện Thạnh Trị 287,6 86366 300
Thị xã Vĩnh Châu 473,3 165334 349
Huyện Trần Đề 377,9 133637 354
Tổng Số: 3311,6 1304965 394
(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Sóc Trăng 2012)
3.3.2 Kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2012 đạt 9,06%; trong đó, khu vực I
tăng 5,01%, khu vực II tăng 1,96% và khu vực III tăng 17,03%. Cơ cấu GDP khu
vực I - II - III tương ứng là 43,93% - 14,46% - 41,61%. GDP bình quân đầu người
đạt 27,052 triệu đồng/năm. Theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, giai đoạn
2011 - 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12 - 12,5%/năm, giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp và tăng dần các ngành công nghiệp, dịch vụ. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ
trọng các khu vực trong cơ cấu GDP như sau: nông nghiệp 28%, công nghiệp
34,2%, thương mại dịch vụ 37,8%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với phát
sinh lượng chất thải ngày càng lớn.
- Sản xuất nông nghiệp và vấn đề gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
Là tỉnh sản xuất nông nghiệp, với lúa là cây trồng chính trong hệ thống canh
tác. Theo Niên giám thống kê (2012), diện tích trồng lúa trong năm 2012 là 365.909
ha với sản lượng trên 2,2 triệu tấn, năng suất lúa trung bình 6,15 tấn/ha, do thâm
canh tăng vụ đã tạo áp lực lớn về sâu bệnh và vấn đề sử dụng thuốc BVTV.
- Phát triển công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2012 ước đạt

21.624.445 triệu đồng; trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 2,13%, khu vực
kinh tế ngoài nhà nước chiếm 97,79% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm 0,08%. Công nghiệp Sóc Trăng phát triển tập trung ở các ngành công nghiệp
chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm, chiếm 93% giá trị sản xuất công nghiệp,
các sản phẩm chủ yếu trong lĩnh vực này gồm tôm đông lạnh, gạo, đường các loại
Đây là nhóm ngành có lượng phát sinh CTNH khá thấp (theo Lê Ngọc Tuấn, 2009).
Quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Sóc Trăng
SVTH: Nguyễn Văn Tâm 25
MSSV: B1205125
Các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn tập trung chủ yếu tại khu vực thành phố
Sóc Trăng, Trần Đề, KCN An Nghiệp - Châu Thành, thị xã Vĩnh Châu.
3.3.3 Giao thông
Sóc Trăng là tỉnh có hệ thống giao thông thủy bộ phát triển trung bình khá.
+ Đường bộ: tổng chiều dài mạng lưới đường bộ là 4.028 km, trong đó có
249,61 km đường bê tông nhựa, 614,33 km đường nhựa, 1.518,2 km đường bê tông
xi măng, 111,7 km đường cấp phối còn lại là đường đất.
+ Đường thủy: Sóc Trăng có 32 tuyến đường sông với chiều dài 670 km,
trong đó tỉnh quản lý 12 tuyến có chiều dài 266 km.
+ Doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải năm 2012 đạt
1.042.920 triệu đồng, trong đó vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng 66,08%, đường thủy
chiếm 33,92%.
3.3.4 Du lịch
Với tiềm năng du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham quan các di tích văn
hóa, lịch sử, nhân văn, phát huy ưu thế là địa điểm di tích của vùng ĐBSCL. Thành
phố Sóc Trăng là trung tâm du lịch của thành phố, tập trung nhiều di tích nổi tiếng
như Chùa Dơi, Chùa Đất Sét, lễ hội Oóc-Om-Bok.


×