Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.9 KB, 4 trang )


1
ĐỀ CƯƠNG GIẢNG DẠY
MÔN HỌC: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Khoa Kinh Tế Phát Triển - Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Ngành học: Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Tên môn học: Phát triển nông thôn
2. Giảng viên:
- ThS. Nguyễn Thị Song An
- TS. Trần Tiến Khai
3. Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo: Chính qui
4. Thời lượng: 45 tiết, tương đương 2 tín chỉ được chia làm 9 buổi giảng
5. Điều kiện tiên quyết:
6. Mô tả môn học: Loạt bài giảng và thảo luận này được chia làm hai phần:
Phần 1. Phát triển nông thôn toàn diện
Phần này giới thiệu tổng quan về các lý thuyết phát triển nông nghiệp và nông thôn chủ
yếu và sự tiến triển của các lý thuyết này qua từng giai đoạn khác nhau và theo các quan
điểm phát triển khác nhau.
Bài giảng sẽ trình bày các khái niệm cơ bản về phát triển nông thôn và sự phát triển của
các khái niệm này theo thời gian và chuyển biến kinh tế - xã hội và thể chế của các nền
kinh tế. Sau đó, bài giảng sẽ đi sâu vào trình bày các thành phần của phát triển nông thôn
toàn diện. Đồng thời, các giải pháp phát triển nông thôn, với hình thức như là các biện
pháp vận dụng từ các lý thuyết trên sẽ được báo cáo cho học viên.
Tài liệu giảng chính: Micheal Dower. (2004). Bộ Cẩm nang Đào tạo và Thông tin về Phát
triển Thông tin Toàn diện. Nhà Xuất bản Nông nghiệp.
Phần 2. Con đường Phát triển nông thôn Việt Nam: nhìn từ kinh nghiệm các nước
Loạt bài giảng lý thuyết này cũng chú trọng tổng hợp và đưa ra một số kinh nghiệm phát
triển nông thôn của một số quốc gia có điều kiện hoàn cảnh gần như Việt Nam như Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và kinh nghiệm của châu Âu.


Cuối cùng, bài giảng sẽ cung cấp khái quát con đường và giải pháp phát triển nông thôn
của nước ta hiện nay và các vấn đề tồn tại ở khu vực nông nghiệp nông thôn cần phải
được giải quyết trong thời kỳ hội nhập.
Tài liệu giảng chính: các bài giảng của ThS. Nguyễn Thị Song An, TS. Trần Tiến Khai,
Khoa Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

2
Chương trình học sẽ được chia làm các bài giảng nhỏ, mỗi bài được giảng trong 5 tiết (1
buổi giảng). Tất cả gồm 9 bài giảng, trong đó có 6 bài thuộc Phần 1và 3 bài thuộc Phần 2.
7. Mục tiêu của môn học:
Phát triển nông thôn là một vấn đề quan trọng của hầu hết các nước trên thế giới, nơi có
một phần nền kinh tế hoạt động dựa vào nông nghiệp và trên địa bàn nông thôn. Đối với
các nước đang phát triển có nền tảng kinh tế quốc dân dựa chủ yếu vào nông nghiệp thì
phát triển nông thôn lại càng trở nên hết sức quan trọng, có ảnh hưởng đến kinh tế - xã
hội và chính trị của quốc gia.
Vì vậy, đối với Việt Nam, nơi mà dân số nông thôn chiếm đến 60,7% dân số quốc gia,
ngành nông lâm thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho 56,8% người trong độ tuổi lao
động và đóng góp đến 20,9% GDP quốc gia, vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn
nên được chú trọng đúng mức.
Mục tiêu chính của loạt bài giảng là giúp cho sinh viên nắm được một cách tổng quát các
lý thuyết về phát triển nông thôn và kinh nghiệm phát triển nông thôn từ thực tiễn của
một số nước và Việt Nam.
Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể:
- Đối chiếu, đánh giá cách tiếp cận và thực hiện phát triển nông nghiệp nông thôn ở
Việt Nam so với lý thuyết và kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới;
- Nắm bắt được các ý tưởng cơ bản về phát triển nông thôn toàn diện và hiện đại,
hiểu được hoàn cảnh và con đường phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Việt
Nam và có thể áp dụng được các ý tưởng này cho địa phương của mình.
- Thảo luận về các kinh nghiệm bổ ích rút ra được từ các mô hình thực tiễn đã được
áp dụng. Ngoài ra, học viên có thể nắm bắt được các vấn đề chính của nông

nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
- Được nâng cao kiến thức và kỹ năng trong phân tích chính sách nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
8. Phương pháp giảng dạy:
Đối với các bài lý thuyết, giảng viên sẽ trình bày bằng PowerPoint cho các nội dung chủ
yếu và hướng dẫn thảo luận trên lớp. Các tài liệu, thông tin chi tiết sẽ được cung cấp dưới
dạng bản sao giấy hoặc file để tự đọc.
9. Phương pháp đánh giá:
Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua quá trình bao gồm tham dự đầy đủ giờ
lên lớp, tham gia thảo luận nhóm và làm bài thuyết trình nhóm, và làm bài thi hết môn.
Hình thức thi tự luận hoặc vấn đáp.
Cơ cấu điểm:

3
Thuyết trình nhóm và bài soạn 40%
Thi hết môn: 60%
Thang điểm: 10
10. Tài liệu đọc bắt buộc:
Michael Dower, biên dịch Đặng Hữu Vĩnh, hiệu chỉnh Vũ Trọng Khải (2005): Bộ cẩm
nang Đào tạo và Thông tin về Phát triển Nông Thôn Toàn Diện, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
Phân công giảng môn học Phát triển Nông thôn
Bu
ổi

Tên bài

Gi
ảng vi

ên


Ph
ần 1. Phát triển nông thôn to
àn di
ện


Buổi 1.

Bài 1. Khái niệm và Nguyên tắc Phát triển nông thôn
(Micheal Dower, Bộ Cẩm nang Đào tạo và Thông tin về Phát
triển Thông tin Toàn diện - Cẩm nang 2. Trang 28-46)
TS. Trần
Tiến Khai
Buổi 2.

Bài 2. Các khía cạnh xã hội của Phát triển nông thôn: vai trò
của người dân trong Phát triển nông thôn – Phát triển dựa trên
cộng đồng và sinh kế bền vững
(Micheal Dower, Bộ Cẩm nang Đào tạo và Thông tin về Phát
triển Thông tin Toàn diện - Cẩm nang 4. Trang 76-97)
ThS.
Nguyễn Thị
Song An
Buổi 3.

Bài 2. Các khía cạnh xã hội của Phát triển nông thôn: vai trò
của người dân trong Phát triển nông thôn – Phát triển dựa trên

cộng đồng và sinh kế bền vững
(Micheal Dower, Bộ Cẩm nang Đào tạo và Thông tin về Phát
triển Thông tin Toàn diện - Cẩm nang 4. Trang 76-97)
Video: Nghèo đói ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Thảo luận
ThS.
Nguyễn Thị
Song An
Buổi 4.

Bài 3.
- Vai trò của Chính phủ và các tổ chức khác trong Phát triển
nông thôn
(Micheal Dower, Bộ Cẩm nang Đào tạo và Thông tin về Phát
triển Thông tin Toàn diện - Cẩm nang 3. Trang 50-71)
- Dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng ở nông thôn
(Micheal Dower, Bộ Cẩm nang Đào tạo và Thông tin về Phát
triển Thông tin Toàn diện - Cẩm nang 5. Trang 102-115)
TS. Trần
Tiến Khai
Buổi 5.

Bài 4. Đẩy mạnh kinh tế nông thôn:
chuy
ển dịch c
ơ c
ấu kinh
tế nông thôn
(Micheal Dower, Bộ Cẩm nang Đào tạo và Thông tin về Phát
triển Thông tin Toàn diện - Cẩm nang 6. Trang 120-141)
ThS.

Nguyễn Thị
Song An


Phần 2. Con đường Phát triển nông thôn Việt Nam: nhìn từ
kinh nghiệm các nước

Buổi 6.

Bài 5. Con đường Phát triển nông thôn: nhìn từ kinh nghiệm
các nước
TS. Trần
Tiến Khai

4
Bu
ổi

Tên bài

Gi
ảng vi
ên

(Trần Tiến Khai, Bài giảng Chương trình Fulbright, ĐH Kinh tế
TP.HCM)
Hình ảnh. Giới thiệu tổ chức kinh tế nông thôn Đài Loan. Thảo
luận

Buổi 7.


Bài 6. Cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
(Trần Tiến Khai, Bài giảng Chương trình Fulbright, ĐH Kinh tế
TP.HCM)
Bài 7. Chuyên đề. Sản xuất và Thương mại lúa gạo: các vấn đề
Chính sách và Sinh kế nông thôn
(Trần Tiến Khai, Bài giảng Chương trình Fulbright, ĐH Kinh tế
TP.HCM)
TS. Trần
Tiến Khai

Buổi 8.

Nhóm sinh viên trình bày chuyên đề
Cộng 30 tiết







×