Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Phương pháp nghiên cứu kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.37 KB, 10 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
//

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT


1. Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu kinh tế

2. Giảng viên :

Họ tên Khoa Email
TS. Trần Tiến Khai Kinh tế phát triển
Ths. Nguyễn Thị Song An Kinh tế phát triển
Ths. Lương Vinh Quốc Duy Kinh tế phát triển
Ths. Nguyễn Ngọc Danh Kinh tế phát triển


3. Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo : Chính quy Khóa :

4. Thời lượng: 45 tiết, tương đương 03 tín chỉ.

5. Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước):

Môn học tiên quyết:
- Các môn kinh tế vi mô, vĩ mô, các môn chuyên ngành;
- Các môn thống kê, kinh tế lượng;
- Kiến thức sử dụng máy tính văn phòng và phần mềm bảng tính Excel;
- Khả năng tự học và sử dụng các phần mềm thống kê như EViews, SPSS.


Môn học kế tiếp: Phân tích dự báo

6. Mô tả môn học:
Một trong những kỹ năng thiết yếu mà sinh viên ngành kinh tế cần có là khả năng
phân tích vấn đề và cách thức giải quyết vấn đề kinh tế. Môn học phương pháp nghiên
cứu sẽ giúp sinh viên nhận dạng, xây dựng và phát triển vấn đề nghiên cứu, thiết kế
một khung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đó, chuyển vấn đề thành câu hỏi nghiên
cứu, thu thập và phân tích số liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu và cuối cùng là viết báo
cáo nghiên cứu. Sinh viên sẽ học nhiều cách thức khác nhau để tiến hành nghiên cứu,
và cách thức nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến cách thức giải quyết vấn đề.
2

Do đó kết quả nghiên cứu không thể giải thích toàn bộ, nó chỉ mang giá trị giải thích
một phần hiện thực. Thực hiện một nghiên cứu khoa học thực tế là cách tốt nhất để
học môn học này.

7. Mục tiêu:
Mục tiêu về kiến thức:
Giới thiệu cho sinh viên phương pháp nghiên cứu kinh tế. Cụ thể là trang bị cho sinh
viên những kiến thức về:
- Bản chất của quá trình nghiên cứu
- Các bước thiết kế nghiên cứu
- Cách thức thu thập và xử lý số liệu
- Cách thức viết báo cáo nghiên cứu
Mục tiêu về kỹ năng:
Nhằm huấn luyện cho sinh viên các kỹ năng sau đây
- Thiết lập đề cương nghiên cứu khoa học ứng dụng trong khoa học kinh tế
- Áp dụng các kiến thức thống kê để hình thành các phương pháp tính toán
- Thiết lập câu hỏi điều tra
- Kỹ năng thu thập dữ liệu

- Kỹ năng viết báo cáo nghiên cứu
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

8. Phương pháp giảng dạy :
Môn học sẽ trải qua tất cả các bước có liên quan đến quá trình nghiên cứu khoa học
kinh tế. Các bước này sẽ được trình bày dưới dạng các bài giảng lý thuyết. Các bài
giảng được biên soạn và tập họp lại dưới dạng tập tài liệu giảng dạy, dùng làm tài liệu
nền cho sinh viên trong quá trình học.
Giờ giảng: các nội dung lý thuyết được giảng trong 45 tiết trên lớp. Các bài giảng cụ
thể trên lớp được thiết kế phù hợp với thời lượng giảng lý thuyết và thực hành trên lớp,
bao gồm các bài sau:
Bài 1. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu khoa học
Bài 2. Xác định vấn đề, mục tiêu, câu hỏi và giả thiết nghiên cứu
Bài 3. Xây dựng cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu
Bài 4. Bản chất, dạng số liệu và cách đo lường
Bài 5. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu
3

Bài 6. Thu thập dữ liệu
Bài 7. Nhập và xử lý số liệu
Bài 8. Viết đề cương nghiên cứu
Bài 9. Viết báo cáo nghiên cứu

Giảng viên sẽ giới thiệu các bước chủ yếu trong nghiên cứu khoa học kinh tế giới thiệu
cách thức tiếp cận và các khung sườn có thể áp dụng để xây dựng một đề tài nghiên
cứu.
Sinh viên sẽ tham gia thảo luận, phát triển kỹ năng phương pháp cho riêng mình đối
với các bước nghiên cứu đó và phải hoạch định kế hoạch nghiên cứu của riêng mình
dựa trên các phương pháp, kỹ năng đã được hướng dẫn.
Ở các nội dung lý thuyết, sinh viên sẽ được học 9 buổi, mỗi buổi 5 tiết. Bố trí xen lẫn

trong các buổi học lý thuyết là các phần học thực hành trên lớp để hỗ trợ sinh viên xây
dựng ý tưởng nghiên cứu, đề cương nghiên cứu và xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn.
Giờ thực hành: bao gồm 15 tiết cho sinh viên tự làm bài tập nhóm. Các phần học thực
hành được thiết kế lồng ghép với các nội dung lý thuyết đã học.
Ở nội dung thực hành, sinh viên sẽ được chia thành nhóm. Mỗi nhóm có từ 3-5 sinh
viên. Nhiệm vụ tổng quát của nhóm là:
(1) mỗi nhóm sinh viên sẽ xác định một vấn đề nghiên cứu;
(2) dựa trên chủ đề nghiên cứu để thiết kế đề cương nghiên cứu và phiếu câu hỏi
điều tra, khảo sát;
(3) trình bày đề cương nghiên cứu và phiếu câu hỏi điều tra, khảo sát
Sản phẩm của nhóm sẽ được sử dụng làm nền tảng cho việc áp dụng ở môn học Phân
tích dữ liệu và dự báo kinh tế mà sinh viên sẽ tham dự tiếp theo. Sinh viên dựa trên đề
cương sẵn có để điều chỉnh, thực hiện nghiên cứu, phân tích dữ liệu, viết báo cáo
nghiên cứu và trình bày kết quả.
Như vậy, quá trình học cũng là quá trình phát triển đề cương nghiên cứu và chuẩn bị
thực hiện nghiên cứu đó.
Với cách giảng dạy này, các nhóm sinh viên cần phải thảo luận, làm việc với giảng
viên để phát triển các kế hoạch nghiên cứu của nhóm, nghe góp ý để chỉnh sửa dự thảo
đề cương, dự thảo phiếu điều tra.
Sinh viên sẽ có 1 buổi thực hành trình bày đề cương nghiên cứu nhóm được tổ chức
vào các buổi cuối khóa học.
Kết quả nghiên cứu nhóm chính là điểm quá trình.
Ngoài ra sẽ có một bài thi cuối khóa cho các nội dung lý thuyết.
4

Các nhóm sinh viên phải nộp đề cương nghiên cứu đến địa chỉ email của giảng viên
theo đúng lịch quy định (căn cứ theo lịch giảng và làm việc cụ thể).

9. Phương pháp đánh giá:
- Phương pháp đánh giá quá trình (chuyên cần, bài tập, làm việc nhóm, thảo luận,

kiểm tra giữa kỳ…): kết quả làm việc nhóm (xây dựng đề cương và bảng câu
hỏi điều tra, khảo sát) (50%)

- Thi hết môn (50%)

Tổng cộng : 100%

Tiêu chí các đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh
viên.
Tiêu chí đánh giá đối với đề cương nghiên cứu bao gồm:
- Vấn đề nghiên cứu: có quan trọng và phù hợp hay không
- Đặt vấn đề: viết rõ ý, thể hiện thuyết phục hay không
- Mục tiêu, câu hỏi, giả thiết nghiên cứu: cụ thể, rõ ràng và phù hợp với tên đề tài
- Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước: có áp dụng hay không
- Phương pháp phân tích áp dụng: mức độ phù hợp và tin cậy của phương pháp
- Hình thức đề cương: có phù hợp với hình thức quy định hay không.
Tiêu chí đánh giá đối với bảng câu hỏi
- Nội dung các câu hỏi có giúp đạt được nục tiêu nghiên cứu hay không
- Nội dung các câu hỏi có giúp ghi nhận được các thông tin cần thiết cho nghiên
cứu hay không
- Cách thiết kế câu hỏi có phù hợp với các loại dữ liệu định tính, định lượng hay
không
- Cách thiết kế câu hỏi có cho phép ghi nhận dữ liệu, nhập dữ liệu và xử lý dữ
liệu trên máy tính hay không
- Các câu hỏi thiết kế có bị thừa, thiếu hay không
10. Tài liệu đọc bắt buộc (giáo trình, tài liệu tham khảo chính, tài liệu địch, phương
tiện học tập khác,…):

Khoa Kinh tế Phát triển. (2009). Tài liệu giảng dạy Phương pháp nghiên cứu kinh tế.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. TP.HCM. NXB Thống Kê.
5

D. Cooper and P. Schindler. (2006). Business Research Methods. McGraw-Hill Irwin.
Một số báo cáo nghiên cứu của sinh viên các khóa trước do nhóm giảng viên chuẩn bị.


11. Nội dung môn học (lịch giảng dạy; các chương, phần; thời lượng cho mỗi
chương, phần):

Ngày
(số tiết)
Nội dung giảng dạy
(tên chương, phần, phương
pháp giảng dạy)
Tài liệu đọc
(chương,
phần)
Chuẩn bị của sinh viên
(bài tập, thuyết trình,
giải quyết tình huống…)
Ghi
chú
Ngày 1
(4 tiết)
Chương 1: Giới thiệu phương
pháp nghiên cứu và Quy trình
nghiên cứu khoa học
- Giới thiệu cho SV các vấn đề

tổng quát về nghiên cứu
khoa học; tầm quan trọng
của môn học với việc trang
bị kiến thức và thực tập tốt
nghiệp; các khái niệm và
loại hình nghiên cứu.
- Giới thiệu quy trình nghiên
cứu khoa học; nội dung, ý
nghĩa của từng bước trong
quy trình. SV sẽ có khả năng
hiểu được các bước thực
hiện một đề tài nghiên cứu
thực tiễn.
Chương 1







Sinh viên đọc Chương 1 và
Chương 2 trong tập tài liệu
giảng

Chia nhóm nghiên cứu (3-5
sinh viên/nhóm)

Giao SV một số đề cương
mẫu và báo cáo nghiên cứu

mẫu


Sinh viên đọc trước Chương
2 trong tập tài liệu giảng

Ngày 2
(4 tiết)
Chương 2. Xác định vấn đề,
mục tiêu, câu hỏi và giả thiết
nghiên cứu
Hướng dẫn các cách thức và
kỹ năng xác định vấn đề và
mục tiêu nghiên cứu.
Chỉ dẫn cách thiết lập câu hỏi
và giả thiết nghiên cứu tương
ứng với các chủ đề nghiên cứu
cụ thể trong khoa học kinh tế.
Hướng dẫn sinh viên xác định
ý tưởng, chủ đề nghiên cứu của
từng nhóm.
Chương 2 Sinh viên đọc trước Chương
3 trong tập tài liệu giảng

SV đăng ký danh sách nhóm
đến lớp trưởng, và lớp
trưởng chuyển danh sách
đăng ký cho giảng viên qua
email
Nhóm sinh viên thảo luận

nhóm, xác định ý tưởng, chủ
đề nghiên cứu

6

Ngày
(số tiết)
Nội dung giảng dạy
(tên chương, phần, phương
pháp giảng dạy)
Tài liệu đọc
(chương,
phần)
Chuẩn bị của sinh viên
(bài tập, thuyết trình,
giải quyết tình huống…)
Ghi
chú
Ngày 3
(4 tiết)
Chương 3. Tổng quan tài liệu
Hướng dẫn SV nội dung, ý
nghĩa và cách thức xây dựng
cơ sở lý thuyết và tổng quan tài
liệu phù hợp cho nghiên cứu
Chương 3 Sinh viên đọc trước Chương
4 trong tập tài liệu giảng





Ngày 4
(4 tiết)
Chương 4. Bản chất, dạng số
liệu và cách đo lường
Giúp SV hiểu các loại dữ liệu,
số cần cần thu thập cho nghiên
cứu và bản chất đo lường của
chúng; các cách thức lập câu
hỏi ghi nhận dữ liệu phù hợp

Chương 4 Sinh viên đọc trước Chương
5 trong tập tài liệu giảng
Nhóm sinh viên xác định tên
chủ đề nghiên cứu, gởi đến
lớp trưởng, và lớp trưởng
chuyển danh sách nhóm cùng
với chủ đề nghiên cứu cho
giảng viên qua email

Ngày 5
(4 tiết)
Chương 4. Bản chất, dạng số
liệu và cách đo lường
Giúp SV hiểu các loại dữ liệu,
số cần cần thu thập cho nghiên
cứu và bản chất đo lường của
chúng; các cách thức lập câu
hỏi ghi nhận dữ liệu phù hợp
Chương 4 Sinh viên đọc trước Chương

6 trong tập tài liệu giảng
SV tham khảo một số phiếu
điều tra mẫu áp dụng các
thang đo

Ngày 6
(4 tiết)
Chương 4. Bản chất, dạng số
liệu và cách đo lường (tt)
Giúp SV hiểu các loại dữ liệu,
số cần cần thu thập cho nghiên
cứu và bản chất đo lường của
chúng; các cách thức lập câu
hỏi ghi nhận dữ liệu phù hợp

Chương 5. Phương pháp chọn
mẫu và xác định cỡ mẫu
Hướng dẫn lý thuyết về các
phương pháp lấy mẫu n ghiên
cứu và xác định cỡ mẫu phù
hợp

Chương 4 Sinh viên đọc trước Chương
5 trong tập tài liệu giảng
SV tham khảo một số phiếu
điều tra mẫu áp dụng các
thang đo

7


Ngày
(số tiết)
Nội dung giảng dạy
(tên chương, phần, phương
pháp giảng dạy)
Tài liệu đọc
(chương,
phần)
Chuẩn bị của sinh viên
(bài tập, thuyết trình,
giải quyết tình huống…)
Ghi
chú
Ngày 7
(4 tiết)
Chương 5. Phương pháp chọn
mẫu và xác định cỡ mẫu (tt)
Hướng dẫn lý thuyết về các
phương pháp lấy mẫu nghiên
cứu và xác định cở mẫu phù
hợp

Chương 6. Các phương pháp
thu thập dữ liệu
Hướng dẫn các phương pháp
thu thập dữ liệu định tính, định
lượng và điều tra khảo sát cho
nghiên cứu kinh tế
Chương 5 Đọc trước Chương 6 trong
tập tài liệu giảng



Ngày 8
(4 tiết)
Chương 6. Các phương pháp
thu thập dữ liệu (tt)
Hướng dẫn các phương pháp
thu thập dữ liệu định tính, định
lượng và điều tra khảo sát cho
nghiên cứu kinh tế







Chương 6 Sinh viên đọc trước tài liệu
sử dụng phần mềm SPSS;
Đọc trước Chương 6 trong
tập tài liệu giảng
Nhóm sinh viên chuẩn bị
bảng câu hỏi

Sinh viên đọc trước Chương
7 trong tập tài liệu giảng
Nhóm sinh viên chuẩn bị
bảng câu hỏi
Nhóm sinh viên hoàn thiện
đề cương và bảng câu hỏi,

gởi đến giảng viên qua email


Ngày 9

(4 tiết)
Chương 7. Nhập và xử lý số
liệu
Hướng dẫn nhập dữ liệu và xử
lý dự liệu định tính, định lượng
Học sử dụng phần mềm SPSS


Chương 8 Nhóm sinh viên tiếp tục hoàn
thiện đề cương và bảng câu
hỏi, gởi đến giảng viên qua
email
Nhóm sinh viên trình bày đề
cương và bảng câu hỏi

8

Ngày
(số tiết)
Nội dung giảng dạy
(tên chương, phần, phương
pháp giảng dạy)
Tài liệu đọc
(chương,
phần)

Chuẩn bị của sinh viên
(bài tập, thuyết trình,
giải quyết tình huống…)
Ghi
chú
Ngày 10

(4 tiết)
Chương 7. Nhập và xử lý số
liệu
Hướng dẫn nhập dữ liệu và xử
lý dự liệu định tính, định lượng
Học sử dụng phần mềm SPSS

Xét duyệt đề cương và phiếu
điều tra của nhóm sinh viên
Đọc, góp ý và hướng dẫn
chỉnh sửa phiếu điều tra
nghiên cứu của sinh viên
Nhóm sinh viên trình bày đề
cương và bảng câu hỏi

Ngày 11

(4 tiết)
Chương 8. Viết đề cương
nghiên cứu và viết báo cáo
nghiên cứu
Hướng dẫn cách viết đề cương
nghiên cứu và báo cáo nghiên

cứu
Xét duyệt đề cương và phiếu
điều tra của nhóm sinh viên
Đọc, góp ý và hướng dẫn
chỉnh sửa phiếu điều tra
nghiên cứu của sinh viên
Nhóm sinh viên trình bày đề
cương và bảng câu hỏi

Tổng
cộng:
45 tiết
Tổng cộng: 15 tiết


9

Phụ lục. Các quy định về viết và nộp đề cương nghiên cứu
a. Sinh viên phải tuân thủ lịch trình viết và nộp đề cương như đã ghi ở Lịch giảng dạy.
- Tuần 1: Sinh viên tự chia nhóm sinh viên (3-5 thành viên).
- Tuần 2: các nhóm sinh viên đăng ký danh sách nhóm cho lớp trưởng. Lớp
trưởng chuyển danh sách nhóm (có số thứ tự các nhóm) cho giảng viên.
- Tuần 4: các nhóm sinh viên đăng ký chủ đề nghiên cứu để viết đề cương cho
lớp trưởng. Lớp trưởng chuyển danh sách nhóm kèm theo tên chủ đề nghiên
cứu cho giảng viên.
- Tuần 7-8: các nhóm sinh viên phải hoàn thiện hoàn thiện đề cương và bảng câu
hỏi, gởi đến giảng viên qua email.
- Tuần 8-9-10: các nhóm sinh viên đã hoàn thiện và gởi đề cương vào tuần 8 sẽ
trình bày đề cương vào tuần 9. Các nhóm sinh viên hoàn thiện và gởi đề cương
vào tuần 9 và 10 sẽ trình bày đề cương vào tuần 10 và 11.

- Các đề cương được gởi sau tuần 10 là không hợp lệ, cũng có nghĩa là nhóm sẽ
nhận điểm 0 cho phần kết quả đánh giá quá trình.
b. Phân công giảng viên phụ trách các lớp
- Các giảng viên sẽ được phân công phụ trách hướng dẫn một số lớp cụ thể.
c. Nộp đề cương và hình thức đề cương
- Sử dụng tiếng Việt không dấu khi đặt tên file. Tên file được đặt như sau: tên
lớp-decuong-tên nhóm , ví dụ: nhóm 1 lớp TĐG1 nộp đề cương thì file Word
sẽ được đặt tên là TDT1-decuong-nhom 1.doc
- Đề cương phải được gửi trong email dưới dạng đính kèm file Word (.doc, .rtf)
hoặc Acrobat (.pdf). Font chữ quy định là Times New Roman, Arial, hoặc
Courier New, cỡ chữ (font size) 13 (không áp dụng đối với tiêu đề. SV có thể
định cỡ chữ lớn hơn cho tiêu đề). Đề cương phải được viết theo format chuẩn
như được hướng dân trong môn học.
- Trong đề cương cần ghi rõ tên lớp, tên nhóm và các thành viên trong nhóm.
- Lưu ý rằng nội dung chính của bài báo cáo cuối cùng SV đều phải nộp trong 1
file duy nhất, không được tách ra từng phần, ví dụ: bìa trong 1 file, chương 1
trong 1 file khác
- Tất cả các file nộp vi phạm quy định về định dạng file, font chữ đều không
được xem xét. Sinh viên không đạt môn học này có thể thi lại. Nếu thi lại, điểm
thi là điểm kết luận cuối cùng, SV không phải làm đề tài nghiên cứu nữa.
- SV nộp đề cương sẽ nhận được phản hồi trong vòng 24 giờ tính từ thời điểm
email được gửi đi. Nếu sau 24 giờ mà không nhận được phản hồi bằng email thì
10

có nghĩa là email chưa được gửi thành công. Trong trường hợp này SV phải
liên hệ lại với giảng viên hoặc gửi lại.
- Thời hạn cuối cùng nộp đề cương: 3 ngày sau buổi học ở tuần thứ 8.
- Không chấp nhận bất kỳ hình thức gởi danh sách và đề cương nào khác, hoặc
địa chỉ email nào khác.
d. Danh sách nhóm

- Số thành viên trong nhóm có thể dao động từ 3 đến 5 thành viên và giữ cố định
cho đến bài báo cáo cuối cùng. Nếu tên thành viên trong báo cáo cuối cùng
khác với tên thành viên trong đề cương thì thành viên mới xuất hiện sẽ nhận
điểm 0 cho bài tập nhóm.
- Mọi sự chuyển đổi thành viên sau khi nộp đề cương đều không được phép.
- Trong trường hợp đặc biệt, nhóm GV sẽ xem xét và chấp thuận bằng email cho
từng trường hợp cụ thể.
e. Giải đáp thắc mắc trong quá trình học
Nhóm giảng viên sẽ dành thời gian để trả lời những thắc mắc của các nhóm trong suốt
quá trình học. Trong trường hợp các nhóm có thắc mắc, có thể sử dụng các phương án
sau:
- Hỏi giảng viên trong các buổi lên lớp (được khuyến khích nhất).
- Gửi email trao đổi với các giảng viên phụ trách lớp như đã ghi ở trên.


×