Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MARKETING VÀ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.15 KB, 4 trang )

Đại học Kinh tế TPHCM Marketing và phát triển địa phương
Ngành Kế hoạch đầu tư Năm học 2011
Biên soạn: Võ Tất Thắng
1
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MARKETING VÀ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG
1. Tên môn học: Marketing và Phát triển địa phương
2. Giảng viên
Ths Võ Tất Thắng Email:
3. Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo : Chính quy Khóa : K35
4. Thời lượng: 3 tín chỉ
5. Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước): Kinh tế phát triển
6. Mô tả môn học
Phần đầu môn học sẽ giúp sinh viên tiếp cận với những điểm cơ bản của marketing, cho biết
marketing thực sự là gì, quy trình chuẩn của marketing và thế nào là tiếp thị theo mục tiêu.
Ở phân kế tiếp, môn học sử dụng ý tưởng marketing để hướng dẫn sinh viên từng bước xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế ở cấp độ địa phương. Cụ thể, sinh viên sẽ học và thảo luận
những cách tiếp cận với các đổi tượng mục tiêu cần thiết cho phát triển kinh tế địa phương
như nhà đầu tư, du khách, lao động có tay nghề và các thị trường xuất khẩu tiềm năng. Trong
đó, những nội dung nổi bật như hình tượng địa phương và cụm ngành sẽ được giới thiệu.
Phần cuối sẽ mở rộng chủ đề marketing, xem xét chiến lược ở tầm quốc gia thông qua việc
phân tích các ngành công nghiệp và sự dịch chuyển lợi thế cạnh tranh ở các quốc gia.
7. Mục tiêu của môn học
Cung cấp cho sinh viên khung lý thuyết và những kiến thức thực tế trong hoạt động xây dựng
kế hoạch và thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế ở địa phương. Ngoài ra, thông qua các
hoạt động nhóm, môn học cũng hướng đến kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình. Kết thúc
môn học, sinh viên sẽ biết cách thực hiện một chiến lược tiếp thị để thu hút các đối tượng
mục tiêu cần thiết cho địa phương.
8. Phương pháp giảng dạy
Môn học được tiến hành dưới hình thức các bài giảng và thảo luận nhóm. Các tình huống
điển hình sẽ được nghiên cứu và thảo luận nhằm áp dụng các mô hình lý thuyết vào thực tiễn.


Đại học Kinh tế TPHCM Marketing và phát triển địa phương
Ngành Kế hoạch đầu tư Năm học 2011
Biên soạn: Võ Tất Thắng
2
9. Đánh giá môn học
Điểm số của toàn môn học sẽ được dựa theo cơ cấu sau:
- Thảo luận 10%
- Bài tập nhóm 40%
- Bài thi hết môn 50%
Yêu cầu đối với sinh viên: Sinh viên cần phải tham dự đầy đủ các buổi lên lớp, tích cực tham
gia thảo luận, và hoàn tất các bài tập theo yêu cầu. Sinh viên cũng được yêu cầu đọc các bài
đọc bắt buộc trước khi đến lớp. Trong một số buổi giảng, sinh viên có thể được yêu cầu
chuẩn bị trước các thông tin, số liệu liên quan để thảo luận.
Bài tập nhóm: Tùy vào quy mô lớp sẽ chia thành các nhóm có từ 3-5 người. Mỗi nhóm sẽ
được tư vấn chọn một địa phương quen thuộc để từng bước xây dựng một chiến lược tiếp thị
cho một hoặc hoặc nhiều đối tượng mục tiêu. Cuối môn học nhóm sẽ trình bày và thuyết phục
người nghe ủng hộ chiến lược của mình. Bài tập này được đánh giá thông qua nỗ lực làm việc
và đóng góp của các thành viên, bài nộp cuối cùng, khả năng thuyết phục trong buổi trình
bày.
Bài thi hết môn: Là một bài viết tự luận không sử dụng tài liệu, thời lượng tùy thuộc vào số
đơn vị học phần. Nội dung bao gồm các nội dung lý thuyết ở các bài giảng. Bài thi được điểm
cao là bài có thể hiện được những hiểu biết chính xác về lý thuyết và thực tế hiện hữu.
10. Tài liệu đọc bắt buộc
Là các tài liệu đọc đi kèm các buổi giảng. Các bài đọc này sẽ được phát cho sinh viên
vào đầu môn học kèm với đề cương môn học.
Hồ Đức Hùng và cộng sự (2005), Marketing địa phương của TP. Hồ Chí Minh, NXB
Văn Hóa Sài Gòn.
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (2007) Bộ tài liệu đào tạo – Lập kế hoạch có tính chiến lược
phát triển kinh tế địa phương.
11. Nội dung môn học

Ngày
(số
tiết)
Nội dung giảng dạy
(tên chương, phần,
phương pháp giảng dạy)
Tài liệu đọc (chương, phần)
Chuẩn bị
Buổi 1
(4 tiết)
Giới thiệu môn học và cơ
bản về marketing
Sự thiển cận trong Marketing (Levitt
1960)
Quản trị marketing trong thế kỷ 21,
chương 1,4 (Capon & Hulbert 2001)
Phân nhóm và
nhận bài tập
nhóm
Đại học Kinh tế TPHCM Marketing và phát triển địa phương
Ngành Kế hoạch đầu tư Năm học 2011
Biên soạn: Võ Tất Thắng
3
Buổi 2
(4 tiết)
Marketing theo mục tiêu và
tình huống Hoa tươi
Columbia
Thành công của Marketing qua việc tạo ra
khác biệt cho mọi thứ (Levitt 1960)

Thảo luận
thành công và
thất bại trong
marketing
Buổi 3
(4 tiết)
Marketing địa phương và
lợi thế cạnh tranh quốc gia
Kotler, Philip, Marketing địa phương
Châu Á, Ch1: "Thách thức cho Marketing
ở Châu Á mới"
Michael Porter, Về cạnh tranh, Ch6: “Lợi
thế cạnh tranh của các quốc gia”
Buổi 4
(4 tiết)
Hướng dẫn phân tích
SWOT và xây dựng tầm
nhìn
Marketing một tỉnh: Trường hợp của Bắc
Ninh
Tham khảo trang web:
www.pcivietnam.org
Thảo luận Bắc
Ninh và PCI
Việt Nam
Buổi 5
(4 tiết)
Hình tượng và thương hiệu
địa phương
Marketing các địa phương châu Á:

Chương 7 “Thiết kế hình tượng địa
phương”
Chương 8 “Truyền đạt hình tượng”.
Tìm các bài
viết về hình
tượng và
thương hiệu
Việt Nam
(trong thư
viện và trên
internet)
Buổi 6
(4 tiết)
Thực hiện marketing địa
phương
Marketing các địa phương châu Á:
Chương 9 “Thu hút khách du lịch và
ngành kinh doanh du khách”
Chương 10 “Thu hút, gìn giữ, và mở rộng
kinh doanh”
Chương 11 “Mở rộng xuất khẩu và thu hút
đầu tư nước ngoài”
Chương 12 “Thu hút dân cư”.
Buổi 7
(4 tiết)
Cụm ngành
Michael Porter, Về Cạnh tranh, Nhà Xuất
bản Trường Kinh doanh Harvard, 1998,
Chương 7.
Thảo luận

Cụm ngành ở
các tỉnh Miền
Trung
Buổi 8
(4 tiết)
Các ngành công nghiệp
Michael Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc
gia, phần 5 và 6, Bản dịch tiếng Việt,
NXB Trẻ, 2008
Thảo luận Các
ngành công
nghiệp đang
có lợi thế ở
các quốc gia
Buổi 9
(4 tiết)
Thay đổi lợi thế cạnh tranh
quốc gia
Michael Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc
gia, phần 7, 8 và 9, Bản dịch tiếng Việt,
Thảo luận
Thay đổi lợi
Đại học Kinh tế TPHCM Marketing và phát triển địa phương
Ngành Kế hoạch đầu tư Năm học 2011
Biên soạn: Võ Tất Thắng
4
NXB Trẻ, 2008.
thế cạnh tranh
của các quốc
gia qua các

thời kỳ
Buổi
10
(4 tiết)
Đánh giá bài tập nhóm
Trình bày bài
tập nhóm
Buổi
11
(5 tiết)
Đánh giá bài tập nhóm và
ôn tập
Trình bày bài
tập nhóm
Tổng
cộng :
45 tiết

×