Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Thực Hành Thẩm Định Dự Án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.51 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

1. Tên môn học: Thực Hành Thẩm Định Dự Án

2. Giảng viên : Phùng Thanh Bình
Trần Thu Vân
Trương Công Thanh Nghị
Hồ Hoàng Anh

3. Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo : Chính quy

4. Thời lượng: 3 tín chỉ

5. Điều kiện tiên quyết:

Để học tốt môn thực hành thẩm định dự án, sinh viên phải được trang bị trước các môn
học sau đây:
 Thẩm định tài chính dự án (Thiết lập & thẩm định dự án đầu tư)
 Phân tích lợi ích chi phí (Phân tích kinh tế dự án)
 Phân tích dữ liệu & dự báo kinh tế (Kinh tế lượng căn bản)
 Kinh tế môi trường

6. Mô tả môn học:

Môn học này được đưa vào giảng dạy cho sinh viên năm cuối chuyên ngành Kế hoạch –
Đầu tư từ năm 2008. Trên nền tảng lý thuyết của hai môn (i) Thẩm định tài chính dự án,
và (ii) Phân tích lợi ích – chi phí, môn học này được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho sinh
viên thực hành trên máy tính các dự án tương đối phức tạp ở cả khu vực tư và công. Nội
dung khóa học được chia thành bốn phần:

Phần I chủ yếu tập trung vào thực hành phân tích tài chính và phân tích rủi ro.


Trong phân tích tài chính, sinh viên sẽ ôn tập lại việc xây dựng báo cáo ngân lưu theo
quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư; lựa chọn suất chiết khấu tài chính thích
hợp cho từng quan điểm thẩm định; tính toán các tiêu chí quyết định đầu tư như NPV,
IRR, MIRR, PP, DSCR, và BCR; và phân tích tác động của lạm phát. Trong phân tích rủi
ro, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ thuật phân tích rủi ro định lượng, đặc biệt là hướng
dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng Crystal Ball. Kết thúc Phần I sinh viên sẽ thực hiện
theo nhóm một dự án cụ thể (sau đó thuyết trình trên lớp).

Phần II chuyên về phân tích kinh tế và phân phối các dự án công hoặc dự án tư có
tác động đến môi trường, xã hội. Ở đây, phân tích tài chính và phân tích rủi ro vẫn được
sử dụng, nhưng mục đích chính là giúp sinh viên hiểu các khái niệm giá ẩn, chi phí cơ hội
và WTP được sử dụng như thế nào trong việc đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế của dự
án, các loại rủi ro tiềm ẩn trong từng nhóm dự án, và tại sao phương pháp phân tích dự án
tích hợp (integrated project analysis) đang trở nên phổ biến trong việc ra quyết định phân
bổ nguồn lực. Trong phần này, mỗi nhóm sẽ được phân công một dự án cụ thể (sau đó
trình bày trên lớp).

Phần III bao gồm các buổi chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia với nhiều năm
kinh nghiệm trong thẩm định dự án. Ở phần này, sinh viên sẽ được tiếp cận với hai nhóm
chuyên gia thuộc hai lĩnh vực khác nhau: (i) Dự án khu vực tư (cụ thể là các dự án về bất
động sản), và (ii) Dự án khu vực công (cụ thể là các dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ).
Qua các buổi nói chuyện như vậy, sinh viên sẽ có cơ hội hiểu biết thực tế về công tác
thẩm định dự án ở Việt Nam.

Cuối cùng, Phần IV sẽ cung cấp sinh viên một số ý tưởng nghiên cứu liên quan đến
thẩm định dự án. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với các nghiên cứu
định lượng (có sử dụng phân tích hồi quy) từ các bài báo quốc tế để những sinh viên giỏi,
yêu thích nghiên cứu, và có khả năng đọc hiểu tiếng Anh phát triển đề cương nghiên cứu
cho đề tài tốt nghiệp của mình.


7. Mục tiêu:

Mục đích của môn học này là giúp sinh viên chuyên ngành Kế hoạch – Đầu tư có thể hiểu
và vận dụng hợp lý những kiến thức thực tiễn tốt nhất trên thế giới về thẩm định dự án
cho nghề nghiệp tương lai của mình. Sau khi học xong môn học, chúng tôi kỳ vọng sinh
viên có thể:
(1) Thực hiện thành thạo việc phân tích tài chính một dự án cụ thể trên Excel (từ khâu
lập bảng thông số cho đến tính toán các tiêu chí quyết định đầu tư);
(2) Sử dụng tốt phần mềm Crystal Ball cho việc phân tích mô phỏng Monte Carlo trong
thẩm định dự án cũng như nhiều ứng dụng khác;
(3) Hiểu được tầm quan trọng của phân tích kinh tế (kể cả đánh giá tác động môi
trường) và phân tích phân phối trong các quyết định đầu tư;
(4) Biết viết một báo cáo thẩm định dự án cho một mục đích sử dụng nhất định (gửi cơ
quan thẩm quyền nhà nước, chủ đầu tư, hoặc nộp hồ sơ vay vốn);
(5) Đọc hiểu các nghiên cứu thực tế về các vấn đề quan trọng trong thẩm định đầu tư ở
các nước trên thế giới nhằm phát triển ý tưởng cho khóa luận tốt nghiệp;
(6) Hiểu biết thực trạng thẩm định dự án ở Việt Nam.

8. Phương pháp giảng dạy :

Phần lớn thời gian lên lớp sẽ được dành cho việc thực hành máy tính các tình huống thực
tế (case studies), thuyết trình nhóm, và thảo luận. Giảng viên chỉ đóng vai trò dẫn dắt, hỗ
trợ, và giới thiệu ý tưởng nghiên cứu, cho nên để đạt kết quả tốt từ môn học này, chúng
tôi đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần tự học ở mức cao nhất. Ngoài ra, sẽ có chuyên gia
đầu tư và thẩm định dự án đến chia sẻ kinh nghiệm thực tế ở Việt nam.
9. Phương pháp đánh giá:
- Phương pháp đánh giá quá trình: Bài tập cá nhân (20%)
Bài tập nhóm (30%)
- Thi hết môn: Bài kiểm tra (50%)


10. Tài liệu đọc bắt buộc:

Belli, P. (2001). Phân tích Kinh tế các Hoạt động Đầu tư: Công cụ Phân tích và Ứng
dụng thực tế. Viện Ngân hàng Thế giới, NXB Văn hóa Thông tin.
Campbell, H., and Brown, R. (2003). Benefit-Cost Analysis: Financial and Economic
Appraisal Using Spreadsheets. Cambridge.
Damodaran, A. (2003). Corporate Finance: Theory and Practice (2 ed.). New York: John
Wiley & Sons.
Jenkins, G.P., and Harberger, A.C. (2003). Cost-Benefit Analysis of Investment Decisions.
Harvard Institute for International Development.
Savvides, S. (1998). Phân tích Rủi ro trong Thẩm định Đầu tư. Harvard.
USAID. (2009). The Project Appraisal Practitioners’ Guide. USAID. Retrieved from
Fiscal Reform and Economic Governance database Available from
ttp://www.fiscalreform.net/ (Cost-Benefit Analysis).
Cao Hào Thi. (2009). Bài giảng phân tích rủi ro trong thẩm định dự án.
Phùng Thanh Bình. (2010). Bài giảng Phân tích lợi ích chi phí.
Phùng Thanh Bình. (2010). Bài giảng thẩm định tài chính dự án.
Trần Văn Đức. (2009). Mẫu báo cáo thẩm định dự án.
Các tình huống thực tế.
Luận văn của các khóa trước.
Các bài báo quốc tế.
Sổ tay hướng dẫn thẩm định dự án của Ngân hàng thế giới.

11. Nội dung môn học:

Ngày Nội dung giảng dạy

Tài liệu đọc Chuẩn bị
của sinh
viên


Ghi
chú
Ngày 1
(4 tiết)
Ôn tập thẩm định dự án tài chính
dự án
 Tổng quan về thẩm định dự án đầu

 Xây dựng báo cáo ngân lưu
 Tiêu chí đánh giá dự án
 Suất chiết khấu tài chính
 Bài tập ôn tập trên máy tính (Case
Study 1)
 USAID. 2009
Part 1-7
 Phùng Thanh
Bình. 2010
Bài giảng 1-5
 Case Study 1


Sinh viên
xem lại bài
giảng thẩm
định tài
chính dự án

Ngày 2
(4 tiết)

Phân tích rủi ro trong thẩm định
dự án
 Giới thiệu về rủi ro
 Các công cụ phân tích rủi ro
 Phân tích độ nhạy
 Phân tích kịch bản
 Phân tích mô phỏng
 Các giải pháp hạn chế rủi ro
 Thực hành dự án trên máy tính
(Case Study 2)
 USAID. 2009
Part 7-8
 Cao Hào Thi.
2010
Bài giảng 7
 Savvakis, S.
1998
 Belli. 2001
Chương 11
 Case Study 2
 Case Study 3

Làm bài tập
về nhà (Case
Study 3)


Ngày 3
(4 tiết)
Phân tích rủi ro trong thẩm định

dự án
(tiếp theo và kết thúc)

Như trên

Như trên

Ngày 4
(4 tiết)
Bài tập thực hành nhóm
 Ý tưởng về dự án
 Thu thập dữ liệu
 Lập bảng thông số
 Phân tích tài chính
 Phân tích rủi ro
 Thuyết trình nhóm
 Luận văn các
khóa trước
của ngành Kế
hoạch – Đầu
tư.
 Dự án thực tế
tại công ty
(nếu có)

Mỗi nhóm tự
tìm một dự
án, làm trên
Excel, và
thuyết trình

trên lớp

15%
điểm
của
môn
học
Ngày 5
(4 tiết)
Thực hành phân tích kinh tế dự án
 Bảng thông số
 Phân tích tài chính
 Phân tích kinh tế
 Phân tích phân phối
 Phân tích rủi ro
 Thực hành dự án trên máy tính
(Case Study 4)
 USAID. 2009
Part 9-12
 Phùng Thanh
Bình. 2010
Bài giảng 8-
12
 Campbell.
2003
 Belli. 2001
 Case Study 4
 Case Study 5

Làm bài tập

về nhà (Case
Study 5)


Ngày 6
(4 tiết)
Trình bày nhóm
Dự án ở các lĩnh vực:
 Đường bộ
 Thủy điện
 Du lịch
 Nhà ở
 Khuyến nông
 Thủy lợi
 Cấp nước
 Xử lý nước thải
 USAID. 2009
Appendix
 Bell. 2001

Chuẩn bị dự
án theo sự
phân công
của giáo viên


15%
điểm
của
môn

học
Ngày 7
(4 tiết)
Chia sẻ kinh nghiệm thẩm định dự
án bất động sản
 Mục tiêu cơ bản của tài chính
doanh nghiệp
 Lập các báo cáo tài chính
 Thẩm định của ngân hàng về dự
án đầu tư
 Tài chính dự án (hoạch định ngân
sách, xây dựng mô hình tài chính,
quản lý rủi ro)
 Quy trình quản lý tài chính của dự
án đầu tư
 Tiến trình phát triển dự án bất
động sản
 Rủi ro trong quá trình phát triển
dự án
 Cấu trúc phát triển dự án
 Mẫu báo cáo thẩm định dự án
 Thực hành dự án bất động sản
(Case Study 6)
 Thảo luận các vấn đề khác
 Trần Văn
Đức. 2009
Mẫu báo cáo
thẩm định dự
án
 Case Study 6




Sinh viên
xem trước
tình huống 6
và mẫu báo
cáo thẩm
định

Ngày 8
(4 tiết)
Chia sẻ kinh nghiệm thẩm định dự
án bất động sản
(Tiếp theo và kết thúc)

Như trên

Như trên

Ngày 9
(4 tiết)
Chia sẻ kinh nghiệm thẩm định dự
án do ngân hàng thế giới tài trợ
 Giới thiệu vay trò của các quỹ đầu
tư phát triển địa phương đối với
phát triển kinh tế
 Giới thiệu về các dự án có nguồn
vốn tài trợ của ngân hàng thế giới
 Các khía cạnh quan trọng thẩm

định dự án đối với ngân hàng thế
giới
 Thảo luận các vấn đề khác
 Sổ tay hướng
dẫn thẩm
định dự án
của Ngân
hàng thế giới


Ngày 10
(4 tiết)
Ước lượng suất chiết khấu tài chính
 Định nghĩa rủi ro
 Mô hình CAPM
 Các thành phần trong mô hình
CAPM
 Phát triển ý tưởng nghiên cứu
liên quan đến chi phí sử dụng vốn
và mô hình CAPM
 Damodaran,
2002:
Chapter 4-8
 Phùng Thanh
Bình. 2010
Bài giảng 6
 Các bài báo
quốc tế

 Lưu ý: Xem lại mô hình hồi quy

đơn
Ngày 11
(4 tiết)
Lợi ích của lá chắn thuế
 Phát triển ý tưởng nghiên cứu
liên quan đến lá chắn thuế của lãi
vay
 Lưu ý: Xem lại mô hình hồi quy
bội
 Hồ Hoàng
Anh. 2009
Luận văn đại
học
 Các bài báo
quốc tế

Ngày 12
(1 tiết)
Tiêu chí quyết định đầu tư trên thực
tế
 Phát triển ý tưởng nghiên cứu liên
quan đến lựa chọn các tiêu chí
quyết định đầu tư
 Lưu ý: Xem lại mô hình hồi quy
bội và nghiên cứu mô hình logit
 Các bài báo
quốc tế

Tổng cộng:
45 tiết














×