Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

báo cáo thực tập kế tóa tại tại Công ty TNHH Sơn Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.42 KB, 70 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 3
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SƠN LONG 3
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty TNHH Sơn
Long 6
Ngành nghề kinh doanh 6
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH
Sơn Long 7
Sơ đồ 1.1: Mô hình về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty 8
TNHH Sơn Long 8
TNHH Sơn Long 9
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty
TNHH Sơn Long 10
Sơ đồ1.2: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Sơn Long 15
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Sơn
Long 15
1.4.1. Tình hình tài chính của công ty 3 năm gần đây (từ năm 2011 đến năm
2013) 15
Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2012/2011 tăng 2,29 lần; năm
2013/2012 tăng 0,79 lần. Cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến
hạn trong vòng 1 năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền
trong vòng 1 năm tới của Công ty luôn an toàn 18
I.4.2.Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm gần đây
(từ năm 2011 đến năm 2013) 19
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SƠN
LONG 21


Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Sơn Long 21
Sơ đồ 2.1: Mô hình bộ máy kế toán tại công ty TNHH Sơn Long 23
2.1. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty TNHH Sơn Long 23
2.1.1 Các chính sách kế toán chung 23
2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 24
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung tại công ty TNHH
Sơn Long 27
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán tiền lương tại công ty TNHH
Sơn Long 30
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ hoạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương của doanh
nghiệp 31
2.2.2.2. Tài khoản sử dụng 32
2.2.2.3. Hạch toán chi tiết 32
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ
song song 33
2.2.2.4. Hạch toán tổng hợp 34
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL, CCDC 35
2.2.3.2. Tài khoản sử dụng 36
2.2.3.3. Hạch toán chi tiết 36
2.2.3.4. Hạch toán tổng hợp 36
2.2.4.2. Tài khoản sử dụng 39
2.2.4.3. Hạch toán chi tiết 39
2.2.4.4. Hạch toán tổng hợp 40
Sơ đồ 2.10. Sơ đồ hoạch toán tổng hợp trích khấu hao TSCĐ của doanh
nghiệp 41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH SƠN LONG 41
3.3.2. Kiến nghị với bộ phận kế toán của công ty 46
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 51
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VIẾT TẮT NỘI DUNG
NKC Nhật ký chung
GTGT Giá trị gia tăng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ Kinh phí công đoàn
TSCĐ Tài sản cố định
CCDC Công cụ dụng cụ
CPBH Chi phí bán hàng
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
LNST Lợi nhuận sau thuế
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 3
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SƠN LONG 3
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty TNHH Sơn
Long 6
Ngành nghề kinh doanh 6
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH
Sơn Long 7

Sơ đồ 1.1: Mô hình về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty 8
TNHH Sơn Long 8
TNHH Sơn Long 9
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty
TNHH Sơn Long 10
Sơ đồ1.2: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Sơn Long 15
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Sơn
Long 15
1.4.1. Tình hình tài chính của công ty 3 năm gần đây (từ năm 2011 đến năm
2013) 15
Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2012/2011 tăng 2,29 lần; năm
2013/2012 tăng 0,79 lần. Cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến
hạn trong vòng 1 năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền
trong vòng 1 năm tới của Công ty luôn an toàn 18
I.4.2.Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm gần đây
(từ năm 2011 đến năm 2013) 19
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SƠN
LONG 21
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Sơn Long 21
Sơ đồ 2.1: Mô hình bộ máy kế toán tại công ty TNHH Sơn Long 23
2.1. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty TNHH Sơn Long 23
2.1.1 Các chính sách kế toán chung 23
2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 24
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung tại công ty TNHH
Sơn Long 27
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán tiền lương tại công ty TNHH
Sơn Long 30
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ hoạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương của doanh
nghiệp 31
2.2.2.2. Tài khoản sử dụng 32

2.2.2.3. Hạch toán chi tiết 32
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ
song song 33
2.2.2.4. Hạch toán tổng hợp 34
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL, CCDC 35
2.2.3.2. Tài khoản sử dụng 36
2.2.3.3. Hạch toán chi tiết 36
2.2.3.4. Hạch toán tổng hợp 36
2.2.4.2. Tài khoản sử dụng 39
2.2.4.3. Hạch toán chi tiết 39
2.2.4.4. Hạch toán tổng hợp 40
Sơ đồ 2.10. Sơ đồ hoạch toán tổng hợp trích khấu hao TSCĐ của doanh
nghiệp 41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH SƠN LONG 41
3.3.2. Kiến nghị với bộ phận kế toán của công ty 46
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 51
1
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường hoạt động dưới sự điều khiển của “Bàn tay vô hình”
cùng với sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc trưng như quy luật giá trị, quy luật
cạnh tranh, quy luật cung cầu đã tạo nên môi trường cạnh tranh hấp dẫn, sôi động
nhưng cũng đầy những rủi ro và không kém phần khốc kiệt. Điều này đã đặt các doanh
nghiệp trước một thử thách to lớn, với những cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong
nền kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh này không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp
trong nước mà áp lực cạnh tranh lớn hơn từ phía các tập đoàn kinh tế, các doanh
nghiệp nước ngoài. Như một đòn bẩy buộc các doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi thế
cạnh tranh của mình, hợp lý hoá quá trình sản xuất, kinh doanh để không ngừng tăng

sức cạnh tranh bằng những sản phẩm tiên tiến ưu việt nhất của doanh nghiệp. Để đạt
được điều đó thì bên cạnh việc phát huy các nguồn lực về vật chất thì còn phải phát
huy nguồn lực quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp thì Kế
toán có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế toán cung cấp các
thông tin kinh tế tài chính hiện thực, có giá trị pháp lý và độ tin cậy cao giúp doanh
nghiệp và các đối tượng có liên quan đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động của doanh
nghiệp, trên cơ sở đó ban quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định kinh tế phù
hợp nhất.
Sau một thời gian thực tập tại xí nghiệp em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập
tốt nghiệp ,bản này bao gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sơn Long
Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Sơn Long
Chương 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại công ty TNHH
Sơn Long
Là sinh viên thực tập nhằm liên hệ giữa lý thuyết và thực tế, trong thời gian
thực tập tại doanh nghiệp tạo cho em cơ hội được ứng dụng những kiến thức và kỹ
năng có được từ các học phần đã học vào thực tế hoạt động của công ty nhằm củng cố
kiến thức và kỹ năng đã học trong trường Đại học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà
2
Nội. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Sơn Long, em đã nhận được sự
hướng dẫn của Thầy Hoàng Đình Hương - giảng viên trường Đại học Tài Nguyên Và
Môi Trường Hà Nội và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong toàn Công
ty đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Vì đây là lần đầu tiên em tiếp xúc với môi trường làm việc công ty, thời gian
thực tập có hạn, tầm nhận thức còn mang tính lý thuyết chưa nắm bắt được nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp của thầy, các anh chị trong toàn công ty và tất cả những
người quan tâm đến báo cáo thực tập của em để báo cáo được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Hương
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SƠN LONG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Sơn Long
Công ty TNHH Sơn Long (Son Long Limited Liability Company) tiền thân là
Xí nghiệp sản xuất Nhựa và Cơ khí.
Giai đoạn 1: Xí nghiệp được thành lập chính thức theo Quyết định số 3214/QĐ-
UB ngày 19 /11/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh.
Do những năm tháng phát triển và mở rộng nhà máy với số lượng phân xưởng và
công nhân ngày càng lớn, xét đề nghị của Xí nghiệp sản xuất Cơ khí, UBND thành
phố Bắc Ninh ra Quyết định số 776-QĐ/UB cho phép đổi tên Xí nghiệp sản xuất phụ
tùng xe máy thành Xí nghiệp sản xuất nhựa và cơ khí.
Giai đoạn 2: Theo Quyết định số 1613/QĐ-UBND ngày 27/8/2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố Bắc Ninh cho phép được chuyển đổi từ Xí nghiệp sản xuất nhựa
và cơ khí thành “CÔNG TY TNHH SƠN LONG” cho đến thời điểm hiện nay.
Ngày 14/11/2010, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Bắc Ninh
cấp mã số thuế 2300 277 454 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2102 001
039 với mức vốn điều lệ 11.000.000.000 đồng (Mười một tỉ đồng)
Tên công ty: CÔNG TY TNHH SƠN LONG
Tên giao dịch: SON LONG LIMITED LIABILITY COMPANY
Tên viết tắt: Son long Co., Ltd
Trụ sở chính: Số 7, ngõ 178 phố Bắc Hà – Nguyễn Trãi – phường Võ Cường –
Thành phố Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh
Số tài khoản: 0351000388842 tại Ngân hàng ngoại thương tỉnh Bắc Ninh.
Điện thoại:0422.234.688
Sau thời gian hoạt động Công ty đã nhìn nhận thực tế và nắm bắt được nhu cầu

của xã hội: Nhựa được dùng phổ biến đến mức hầu như chẳng ai để ý rằng đó là vật
liệu tổng hợp, gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến môi trường. Với những chai
4
nhựa đã qua sử dụng, chúng thường được bỏ đi hoặc tái sử dụng. Cách phân loại này
thực ra chỉ dựa trên cảm tính và mục đích sử dụng. Điều quan trọng là những vật liệu
này tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên, trở thành một trong những loại rác thải
khó xử lý hiện nay. Đặc biệt, một số chai nhựa chứa chất hóa học độc hại có thể phát
tán ra môi trường trong quá trình tái chế, tái sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe con người.
Từ khi thành lập cho công ty cho đến nay công ty đã không ngừng lớn mạnh,
hoạt động có hiệu quả, mạng lưới phân phối và bán hàng chủ yếu ở Bắc Ninh, Hà Nội,
và các tỉnh thành phố trên cả nước. Đây là điều kiện rất thuận lợi để công ty nắm bắt
được thông tin và đảm bảo phân phối hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy thời
gian hoạt động chưa lâu nhưng kinh nghiệm và khả năng tổ chức của Công ty đã
chiếm được cảm tình của các đối tác khách hàng và khẳng định vị trí của Sơn Long
trong đội ngũ doanh nghiệp chuyên cung cấp các thiết bị càng ngày càng được nâng
cao. Hòa nhập cùng với nền kinh tế đang có nhiều biến đổi lớn, sự đổi mới các chính
sách xã hội về thuế, tài chính kế toán. Công ty đã cố gắng tận dụng hết nguồn nhân lực
có quyết định phù hợp với tình hình kinh tế tạo lòng tin cho khách hàng nhằm đạt hiệu
quả cao nhất. Bên cạnh thuận lợi công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn do:
Điều kiện chủ quan: Nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế, trang thiết bị vật chất
còn hạn chế…
Điều kiện khách quan: Thay đổi các chính sách kinh tế, sự bất ổn kinh tế trong
nước và thế giới, nhu cầu thị trường lớn nhưng rất nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng,
nhiều đối thủ cạnh tranh:
Công ty vẫn luôn ý thức được tầm quan trọng của dịch vụ cung cấp cho khách
hàng, vì vậy mọi sự thay đổi của công ty đều hướng tới lợi ích khách hàng. Các sản
phẩm cung cấp đều có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng được kiểm nghiệm chặt chẽ bởi
nhà sản xuất, thời gian bảo hành cụ thể, chi tiết có khả năng đáp ứng cao nhu cầu của
khách hàng.

Khi mỗi hợp đồng được ký kết, Công ty luôn chịu trách nhiệm cao trong việc
thực hiện hợp đồng, các thoả thuận được triển khai đến mức tối đa đúng như những
điều khoản đã được ký trừ những trường hợp bất khả kháng. Chính vì vậy, công ty đã
5
dần thu hút được sự quan tâm của khách hàng và duy trì, phát triển các mối quan hệ đó
trong suốt thời gian dài. Ngoài ra, khách hàng còn tiếp tục lựa chọn các dịch vụ khác
của công ty bởi chính chất lượng tốt và giá cả phù hợp.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Sơn Long
 Chức năng của Công ty
Sử dụng nguồn vốn, khả năng quản lý, lao động và uy tín của các sáng lập viên,
của các cổ đông để tối đa hóa lợi nhuận của Công ty, nhằm gia tăng lợi tức cho các cổ
đông và tích lũy tái đầu để phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
Thông qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty góp
phần đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề cho người lao động,
phát triển kinh tế địa phương, đóng góp tích cực cho Ngân sách nhà nước.
 Nhiệm vụ của Công ty
Công ty TNHH Sơn Long là đơn vị thành viên hạch toán độc lập, có tư cách
pháp nhân, được mở các tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước, được sử dụng
con dấu riêng theo mẫu quy định của Nhà nước.
Tuy đã đi vào hoạt động được 10 năm cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh
tế đất nước, sự hòa nhập trong công cuộc đổi mới, Công ty đã trụ vững và phát triển đạt
được những kết quả đáng ghi nhận. Luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất năm bảo đảm có
lãi để tái sản xuất mở rộng, bảo toàn và phát triển vốn được giao, đồng thời giải quyết
hài hòa lợi ích của người lao động và của Công ty. Với uy tín ngày càng cao trên thị
trường, Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất hàng hoá với số lượng lớn. Sản
phẩm của Công ty đã được khách hàng chấp nhận và đã khẳng định được vị trí của
Công ty trên thị trường ngày càng tăng.
Sử dụng nguồn vốn, khả năng quản lý, lao động và uy tín của các sáng lập viên,
của các cổ đông để tối đa hóa lợi nhuận của Công ty, nhằm gia tăng lợi tức cho các cổ

đông và tích lũy tái đầu để phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
Thông qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty góp
phần đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề cho người lao động,
phát triển kinh tế địa phương, đóng góp tích cực cho Ngân sách nhà nước.
6
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty TNHH Sơn Long
 Đặc điểm tổ chức sản xuất
Nhằm bố trí công tác sản xuất được hợp lý, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh,
hiện nay Công ty có 3 phân xưởng với chức năng nhiệm vụ của từng phân xưởng:
 Xưởng nhựa: Có nhiệm vụ sản xuất bộ nhựa mộc xe máy và ép gia công
các sản phẩm nhựa khác tùy theo đơn đặt hàng của các khách hàng.
 Xưởng sơn: Có nhiệm vụ phun sơn bộ nhựa xe máy và xử lý các sản phẩm
chưa đạt sau khi sơn.
 Xưởng đúc – gia công cơ khí: Có nhiệm vụ gia công các sản phẩm kim
loại cho các ngành sản xuất khác và dân dụng.
Tại mỗi phân xưởng đều có một quản đốc, một phó quản đốc và các trưởng ca
giám sát, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn kịp thời từng khâu của quá trình sản xuất.
 Ngành nghề kinh doanh
- Hạt nhựa tái sinh, Tái chế;
- Nhựa kỹ thuật; Hạt nhựa - Nguyên liệu; Nhựa phế liệu
- Sản xuất hạt nhựa PP và bao bì nhựa các loại: Túi xốp, túi HDPE, túi LLDPE,
túi khác, bao bì PP, PE.
- Thiết kế sản xuất giá, kệ bày hàng các loại.
- Sản xuất và kinh doanh: linh kiện động cơ, sản phẩm đồ nhựa và
phụ tùng xe hai bánh, xe gắn máy.
- Lắp ráp hoàn chỉnh, sửa chữa và bảo hành xe hai bánh, gắn máy.
- Nhập khẩu: máy móc, vật tư, nhiên liệu, nguyên - phụ liệu phục vụ sản xuất.
- Xuất khẩu: các sản phẩm do Công ty sản xuất.
- Các sản phẩm làm từ nhựa tái chế, bao gồm:
+ Ống cống PVC, ván sàn và khung cửa sổ

+ Hàng rào và đồ nội thất sân vườn
+ Các phụ kiện văn phòng
7
+ Các thùng chứa đồ uống lon, chai thủy tinh, PET (nhựa) chai và ly bán hàng tự
động
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Sơn Long
 Đặc tính và công dụng của sản phẩm
- Hoạt động sản xuất của Công ty là sơn, ép nhựa và kim loại; làm gia công
nhựa và cơ khí, chính xác là những sản phẩm hữu hình có thể lượng hóa được cụ thể
thành số lượng. Đối với các sản phẩm Nhựa có tính chất khô cứng và nhẹ, còn đối với
các sản phẩm Cơ khí là những chi tiết nhỏ được thiết kế và sản xuất bởi những linh
kiện có kỹ thuật cao và tự động.
- Sản phẩm được sản xuất để cung cấp và phục vụ cho ngành sản xuất lắp ráp xe
máy.
 Công nghệ sản xuất sản phẩm
Sản phẩm của Công ty gồm nhiều chủng loại. Mỗi chủng loại có một quy trình
công nghệ riêng biệt. Các sản phẩm của Công ty đều được áp dụng công nghệ sản
xuất theo tiêu chuẩn của Công ty Honda – Nhật Bản.
8
Sơ đồ 1.1: Mô hình về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
TNHH Sơn Long
*Trình tự các bước như sau :
Trước mỗi ca sản xuất, tất cả các công đoạn quy trình công nghệ đều được thực
hiện công tác chuẩn bị về con người, trang thiết bị, nguyên vật liệu. Các máy phun ép
nhựa được khởi động trước để làm nóng khuôn.
- Xử lý nguyên liệu như: Nguyên liệu để sản xuất nhựa bao gồm hạt nhựa gốc,
hạt nhựa tái chế (được làm từ nhựa tái chế gồm nhiều sản phẩm không phù hợp, các
phoi nhựa, bavia cắt từ các sản phẩm nhựa). Tại công đoạn xử lý nguyên liệu, hạt nhựa
gốc và hạt nhựa màu được trộn đều và sấy khô bằng máy trộn và máy sấy. Nhựa tái
chế được băm nhỏ như hạt nhựa mới và được trộn thêm vào theo tỉ lệ cho phép. Hỗn

hợp nguyên liệu nhựa sau khi trộn sấy đạt yêu cầu về tỉ lệ pha trộn, độ đồng đều, độ
Nhập kho
Nhập
Xử lý nguyên liệu nhựa, nhựa nguyên sinh
Cấp nguyên liệu
Gia công tạo hình
Kiểm tra đóng gói
Hoàn thiện sản phẩm
Làm
sạch
Hỏng
Đạt
9
ẩm được chuyển ngay tới các máy phun ép nhựa và được cơ cấu hút hạt nhựa của máy
đưa vào các bình sấy.
Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật trộn và sấy với 1 số loại nhựa tại công ty như sau:
STT
LOẠI
HẠT
NHỰA
GỐC
LOẠI
HẠT
NHỰA
MÀU
TỶ LỆ
HẠT
MÀU
(%)
TỶ LỆ

HẠT
NHỰA
TÁI CHẾ
(%)
THỜI
GIAN
TRỘN
(PHÚT)
THỜI
GIAN
SẤY
(GIỜ)
NHIỆT
ĐỘ
SẤY
(
0
C)
1 ABS Grey 0,8 0-25 0 2 - 3 80
2 ABS Black 2 0-25 20 2 - 3 80
3 PP White 1,2 0-25 20 1 80
4 PP Black 0 0-25 20 1 80
5 PVC 0 0 0-25 20 1 - 2 80
6 AA Yellow 0-25 0-25 20 2 - 3 80
7 PMMA 0 0 0-25 20 2 - 4 80

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn kỹ thuật trộn và sấy với 1 số loại nhựa tại công ty
TNHH Sơn Long
- Phun ép nhựa: là công đoạn trực tiếp tạo ra sản phẩm nhựa theo nguyên lý
nhựa được làm nóng chảy rồi phun vào trong khuôn, nhựa nóng chảy được ép đều vào

đầy khoảng trống trong lòng khuôn, khi đông đặc trở lại tạo thành sản phẩm nhựa có
dạng hình học theo kết cấu định hình của khuôn. Thời gian tạo ra 1 sản phẩm được
định mức và cài đặt sẵn cho máy. Khi xong 1 chu trình sản phẩm, máy tự động mở cửa
để công nhân lấy sản phẩm từ máy ra.
- Xếp lên xe: Sản phẩm sau khi lấy ra khỏi khuôn được kiểm tra theo quy định
về quy cách kích thước, độ dày trọng lượng. Sản phẩm đạt sẽ được xếp lên xe chờ
nguội để chuyển tới bộ phận hoàn thiện.
- Làm sạch nhựa tái chế: Sản phẩm không đạt bao gồm phôi liệu, bavia được
phân loại tại các công đoạn lấy sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm (gọt bavia), được
làm sạch để chuyển sang công đoạn xử lý nguyên liệu nhựa.
- Hoàn hiện sản phẩm: sản phẩm đạt yêu cầu được chuyển tới các vị trí thực
hiện cắt bỏ bavia.
10
- Kiểm tra - đóng gói: Trước khi đóng gói, nhập kho thành phẩm hoặc chuyển
sang đơn vị tiếp sau sản phẩm được kiểm tra theo quy định về quy cách sản phẩm, về
chủng loại sản phẩm sau đó được đóng gói, đóng thùng và dán tem theo quy định.
- Nhập kho: Sản phẩm sau khi xếp lên xe đóng gói được chuyển sang xưởng
sơn hoặc nhập kho theo kế hoach sản xuất.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty TNHH
Sơn Long
Để đảm bảo cho việc kinh doanh chặt chẽ và có hiệu quả công ty TNHH Sơn
Long tổ chức bộ máy gọn, nhẹ theo mô hình trực tuyến có tính chuyên môn hóa cao.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất chịu trách nhiệm lớn về mọi hoạt
động của công ty. Điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, tham gia ký kết các hợp
đồng kinh tế, đưa ra các quyết định mục tiêu, định hướng phát triển của toàn bộ công
ty, quyết định thành lập các bộ phận trực thuộc.
Phó giám đốc: Là người trực tiếp giúp đỡ giám đốc, là người đại diện theo
pháp luật của công ty có quyền và nhiệm vụ sau đây:
+Quyết định về tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
+ Kiến nghị phương án bố chí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty
+ Quyết định lương và phụ cấp(nếu có) đối với người lao động trong công ty,
kể cả cán bộ quản lý thẩm quyền bổ nhiệm.
Phòng kinh doanh: Đây là bộ phận rất quan trọng của công ty bởi nó tác động
trực tiếp đến khối lượng tiêu thụ, khối lượng sản phẩm sản xuất ra đem đi tiêu thụ như
bán bán buôn, bán lid, bán đại lý. Nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh là:
+ Thực hiện công việc kinh doanh theo đường lối của ban giám đốc
+ Nghiên cứu, theo dõi diễn biến của thị trường, báo cáo ban giám đốc để kịp
thời có phương hướng thích hợp.
+ Tìm kiếm và phát triển thị trường
11
+ Xây dựng các phương án quảng bá hình ảnh công ty và quảng cáo về hàng
hóa và dịch vụ công ty cung cấp.
Phòng Kế hoạch: Là đơn vị lập và tổ chức kế hoạch sản xuất của Công ty.
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất trình Giám đốc duyệt. Điều phối, đôn đốc và
theo dõi các kế hoạch sản xuất một cách chi tiết.
+ Truyền đạt mệnh lệnh sản xuất, tham mưu cho Giám đốc giải quyết các vấn
đề vướng mắc đảm bảo đáp ứng tiến độ sản xuất.
+ Thông tin liên lạc các đơn vị liên quan trong Công ty.
+ Tổng hợp kết quả hoàn thành kế hoạch sản xuất và phân tích đánh giá số liệu.
+ Xây dựng hoàn thiện định mức sản xuất kịp thời và chính xác.
+ Hỗ trợ Phòng Kế toán tài vụ tính giá thành sản phẩm.
+ Cập nhật xử lý các dữ liệu liên quan đến khách hàng và lập kế hoạch báo cáo.
+ Tìm hiểu khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Tạo lập và phát triển các
mối quan hệ với khách hàng.
+ Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, quan hệ giao dịch và khai thác nguồn
hàng phục vụ cho phương án sản xuất kinh doanh của Công ty; lập và tổ chức thực
hiện kế hoạch sản xuất của Công ty; ký và thực hiện hợp đồng với khách hàng, phụ trách

giới thiệu và bán sản phẩm cho Công ty.
Phòng kĩ thuật: Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thực
hiện các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ và các dự án nghiên cứu triển khai thử
nghiệm về lĩnh vực sản xuất.
+ Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra kỹ thuật, bảo đảm chất lượng sản
phẩm.
+ Quản lý các sáng kiến cải tiến tiến bộ kỹ thuật.
+ Tham mưu với Giám đốc các vấn đề liên quan kỹ thuật để hoàn thiện công
tác quản lý hành chính và sản xuất.
Xây dựng dây truyền sản xuất thi công tiên tiến, xây dựng kế hoạch đầu tư
trang bị, đổi mới công nghệ đưa vào sản xuất.
12
+ Giúp Giám đốc quản lý các dự án, đề tài về Khoa học kỹ thuật, công nghệ
trong toàn công ty.
+ Quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đối với máy móc thiết
bị và người lao động, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thành viên trong sản xuất để đảm
bảo chất lượng sản phẩm đúng quy định, quy trình đề ra.
+ Kết hợp cùng phòng Kế hoạch Kinh doanh nghiên cứu tạo mẫu dáng thương
hiệu, nhãn mác sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Làm các thủ tục đăng ký bản
quyền thương hiệu, kiểu dáng bao bì với các cơ quan hữu trách của Nhà nước
+ Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế kỹ thuật, công nghệ các
công trình về sản xuất.
Phòng vật tư mua bán: Thực hiện cung ứng vật tư phục vụ hoạt động sản xuất
của Công ty.
+ Lập kế hoạch mua nguyên liệu, trang thiết bị, phụ tùng, công cụ, dụng cụ và
vật tư cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảo đảm hợp lý kịp thời không
làm gián đoạn sản xuất cũng như lãng phí lưu kho.
+ Tổ chức thực hiện kịp thời các nghiệp vụ quản lý sử dụng, bảo dưỡng, sửa
chữa, nâng cấp trang thiết bị, dụng cụ sản xuất.
+ Kết hợp với các đơn vị liên quan để quản lý, cung ứng, cấp phát vật tư, phụ

tùng theo định mức.
Quản lý và đảm bảo cung ứng vật tư, trang thiết bị cho các đơn vị, quản lý và
xây dựng định mức vật tư vật liệu chỉ đạo các đơn vị thực hiện.
Là đơn vị thực hiện các nghiệp vụ hành chính hỗ trợ cho toàn bộ các đơn vị sản
xuất và quản lý trong Công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Quản lý và sử dụng con dấu; tổ chức tiếp nhận, lưu chuyển công văn tài liệu,
lưu trữ, telex, FAX; tiếp nhận các văn bản đến và đi, phân phối cho các đơn vị có liên
quan.
+ Có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc tổ chức thực hiện việc quản lý và bố trí nhân
sự sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất; tổ chức và xây dựng các chương trình đào tạo, phát
13
triển nguồn nhân lực, chăm lo về mặt đời sống tinh thần cho cán bộ nhân viên; xây dựng
đơn giá tiền lương, định mức lao động và các chế độ chính sách khác như bảo hộ lao
động, tai nạn lao động.
+ Đón tiếp khách ra vào Công ty.
+ Tổ chức thực hiện công tác văn thư đánh máy thông tin.
+ Thực hiện nghiệp vụ đời sống, y tế, tạp vụ.
+ Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ các công tác bảo
đảm an ninh trật tự nội bộ, bảo vệ sản xuất và tài sản của Công ty, công tác phòng
cháy chữa cháy và thanh tra
Phòng Tổ chức hành chính - Lao động tiền lương:
Là đơn vị thực hiện việc quản lý và bố trí nhân sự, tổ chức và xây dựng các
chương trình phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đơn giá tiền lương, định mức lao
động và các chế độ chính sách như bảo hiểm xã hội, tai nạn lao động
+ Thực hiện quản lý nhân sự bao gồm lập kế hoạch, tuyển dụng, đào tạo, lưu
giữ bảo quản hồ sơ.
+ Thực hiện công tác tiền lương theo đúng quy định của Nhà nước và Công ty.
+ Quản lý theo dõi giải quyết các chế độ chính sách bảo hộ lao động và bảo
hiểm xã hội đối với toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.

+ Tổ chức duy trì thực hiện các chế độ chính sách của Công ty, của Nhà nước
trong công tác hành chính, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.
Phòng kế toán: Thực hiện công tác Tài chính và thống kê trong Công ty:
- Lập và xúc tiến kế hoạch huy động tài chính, đầu tư tài chính, cân đối các
nguồn vốn phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ.
- Xây dựng, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quy chế tài chính và
những quy định khác về chi phí áp dụng trong nội bộ Công ty.
- Theo dõi, tính toán, cập nhật, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình sử
dụng quản lý các quỹ, tài sản, vật tư, các nguồn vốn, quá trình và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty.
14
- Quản lý mọi khoản thu chi, thanh toán tiền lương, các chế độ chính sách cho
người lao động theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty; Lập sổ theo dõi thu
nhập cá nhân và tính thu nộp thuế thu nhập cá nhân.
- Tính toán, trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ
thuế và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo luật định; Giao dịch thanh quyết toán
mua bán điện năng; Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ giải ngân, thanh toán. Tổng hợp,
lập báo cáo thống kê về tài chính, kế toán.
Xưởng sản xuất: là đơn vị sản xuất trực thuộc công ty, thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh được công ty giao dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.
- Bộ phận xưởng tổ chức hoạt động bao gồm các bộ phận, ban ngành phối hợp
tổ chức sản xuất bao gồm : Ban quản lý, kế toán, thủ kho, hành chính
- Chủ động xây dựng bộ máy quản lý trình Giám đốc công ty phê duyệt, hướng
dẫn kỹ thuật và đào tạo công nhân học việc và thực tập nghề.
- Đảm bảo kế hoạch công ty giao, tổ chức sản xuất đúng tiến độ, chất lượng số
lượng hàng hoá.
- Khuyến khích tự khai thác hàng bên ngoài và được chủ động tìm khách hàng,
khai thác nguồn hàng, trực tiếp thảo luận và ký kết hợp đồng trình Giám đốc duyệt.
• Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của trưởng xưởng.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về việc quản lý và sử dụng đúng

mục đích vốn và tài sản được giao cho xưởng.
- Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, để thực hiện tốt nhiệm vụ
công ty giao, thực hiện tốt các Hợp đồng kinh tế đã ký kết, chấp hành nghiêm chỉnh
Pháp luật Nhà nước và quy định của Công ty.
- Chịu trách nhiệm trước công ty trong viện đề nghị điều động thuyên
chuyển…, xét kỷ luật, khen thưởng, tăng lương….theo đúng quy định của công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý đơn bị và thực hiện tốt chế độ báo cáo, giao ban
định kỳ theo quy định của công ty.
- Được ký các văn bản giấy tờ theo uỷ quyền của Giám đốc công ty và tham gia
ký hợp đồng kinh tế tự khai thác theo quy định của công ty
15
Phối hợp cùng phòng HC- TC trong việc kiểm tra tay nghề trước khi tuyển
dụng đào tạo công nhân, kiểm soát sát hạch tay nghề.
Sơ đồ1.2: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Sơn Long
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Sơn Long
1.4.1. Tình hình tài chính của công ty 3 năm gần đây (từ năm 2011 đến năm 2013)
Phó Giám Đốc
Giám Đốc
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Kế hoạch
Phòng
Kỹ thuật
Phòng Vật
tư mua bán
Phòng
Kế toán
Xưởng sản xuất
Phòng TCHC –

LĐ tiền lương
16
Tình hình tài chính của công ty 3 năm gần đây thể hiện qua bảng cân đối kế toán:
(ĐVT: đồng)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

số
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
100 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
11.5599.982.93
1
12.419.762.230 13.584.005.986
110
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
9.267.071.748 9.887.950.382 10.997.019.268
111 1.Tiền 9.267.071.748 9.887.950.382 10.997.019.268
120
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
- - -
130 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.386.923.300 1.418.689.594 1.397.767.693
131 1.Phải thu khách hàng 485.584.688 398.754.154 288.284.694
132 2.Trả trước cho người bán 771.458.954 821.365.569 898.326.688
135 5.Các khoản phải thu khác 129.879.658 198.569.871 211.156.311
140 IV. Hàng tồn kho 304.567.736 568.953.513 744.694.878
141 1.Hàng tồn kho 304.567.736 568.953.513 744.694.878
150 V. Tài sản ngắn hạn khác 641.420.147 544.168.741 444.524.147
152 2.Thuế GTGT được khấu trừ 594.258.736 487.526.136 349.599.639
158 4.Tài sản ngắn hạn khác 47.161.411 56.642.605 94.924.508

200 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 6.356.772.069 7.145.447.494 8.835.528.289
210 I. Các khoản phải thu dài hạn - - -
220 II. Tài sản cố định 6.292.642.679 7.073.513.053 8.746.256.875
221 1.Tài sản cố định hữu hình 3.394.075.179 3.032.242.140 4.834.349.920
222 - Nguyên giá 3.604.327.634 3.983.327.634 5.865.000.000
223 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (210.252.455) (951.085.494) (1.030.650.000)
227 2.Tài sản cố định vô hình 2.547.430.567 3.607.168.755 3.411.906.955
228 - Nguyên giá 2.705.236.000 3.905.236.000 3.905.236.000
229 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (157.805.433) (298.067.245) (493.329.045)
230 4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 351.136.933 434.102.158 500.000.000
240 III. Bất động sản đầu tư - - -
250
IV. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
- - -
260 V. Tài sản dài hạn khác 64.129.390 71.934.441 89.271.414
261 1.Chi phí trả trước dài hạn 64.129.390 71.934.441 89.271.414
270 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 17.956.755.000 19.565.209.724 22.419.534.275
300 A. Nợ phải trả 11.969.065.545 13.021.043.673 14.742.829.820
310 I. Nợ ngắn hạn 2.503.627.897 1.794.500.044 1.762.570.376
312 2.Phải trả cho người bán 1.975.000.000 1.210.000.000 1.150.000.000
314
4.Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước
108.627.897 155.500.044 194.570.376
17
315 5.Phải trả người lao động 285.000.000 289.000.000 293.000.000
319 9.Các khoản phải nộp nhà nước 135.000.000 140.000.000 125.000.000
330 II. Nợ dài hạn 9.465.437.648 11.226.543.629 12.980.259.444
334 4.Vay và nợ dài hạn 9.465.437.648 11.226.543.629 12.980.259.444

400 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.987.689.455 6.544.166.051 7.676.704.455
410 I. Vốn chủ sở hữu 5.987.689.455 6.544.166.051 7.676.704.455
411 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.897.789.150 3.138.308.794 3.524.952.059
420
10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối
3.107.900.305 3.405.857.257 4.151.752.396
430 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - -
440 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 17.956.755.000 19.565.209.724 22.419.534.275
(Nguồn : Phòng kế toán của CT TNHH Sơn Long)
Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Sơn Long
Nhìn bảng Cân đối kế toán ta thấy một số chỉ tiêu cơ cấu vốn kinh doanh qua các năm
như sau:
Chỉ tiêu cơ cấu vốn kinh doanh ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tỉ số nợ = (Nợ phải trả/Tổng nguồn
vốn)*100
% 66,65 66,55 65,76
Tỉ số tự tài trợ = (Vốn chủ sở
hữu/Tổng nguồn vốn)*100
% 33,35 33,45 34,24
Tỉ số tự tài trợ TSCĐ = (Vốn chủ sở
hữu/Giá trị TSCĐ)*100
% 95,15 92,52 87,77
Hệ số đảm bảo nợ dài hạn = (TSCĐ
+ Đầu tư dài hạn)/ Nợ dài hạn
0,66 0,63 0,67
Vốn luân chuyển = Tổng tài sản ngắn
hạn – Nợ ngắn hạn
Đồn
g

9.096.355.034 10.625.262.186 11.821.435.610
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản
ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
4,63 6,92 7,71
Hệ số thanh toán nhanh = (Tiền +
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn + phải
thu ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn
3,70 5,51 6,24
Bảng 1.3: Một só chỉ tiêu cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH Sơn Long
18
Qua biểu tính toán một số chỉ tiêu cơ cấu vốn kinh doanh ta thấy được sự chênh
lệch qua các năm như sau:
Tỉ số nợ năm 2012 so với năm 2011 là: 0,1%; năm 2013 so với năm 2012 là:
0,79% cho thấy Công ty đang chiếm dụng một nguồn vốn lớn từ bên ngoài, huy động
được nguồn vốn vay.
Tỉ số tự tài trợ năm 2012/2011 là: 0,1%; năm 2013/2012 là: 0,79% cho thấy vốn
chủ sở hữu của công ty không ngừng tăng nhanh qua các năm.
Tỉ số tự tài trợ TSCĐ năm 2012/2011 là: 2,64%; năm 2013/2012 là: 4,75% cho
thấy Tài sản cố định tăng đáng kể qua các năm, Vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Công ty tự
chủ về tài chính cao, ngày một phát triển vững mạnh và mở rộng quy mô.
Hệ số đảm bảo nợ dài hạn (hiện hành) năm 2012/2011 là: 0,03; năm 2013/2012
là: 0,04 cho thấy hệ số đảm bảo nợ dài hạn hiện tại của công ty tăng nhẹ qua các năm
do xu hướng tăng của Tài sản cố định. Công ty mua sắm mới TSCĐ đảm bảo sản xuất
nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vốn luân chuyển năm 2012/2011 tăng: 1.528.907.152 đồng; năm 2013/2012
tăng: 1.196.173.424 đồng. Cho thấy Công ty có nguồn vốn bằng tiền tăng qua các
năm. Nguồn vốn lưu động tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty được đảm
bảo.
Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2012/2011 tăng 2,29 lần; năm
2013/2012 tăng 0,79 lần. Cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong

vòng 1 năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng 1 năm tới
của Công ty luôn an toàn.
Hệ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2012/2011 tăng 1,81 lần; năm
2013/2012 tăng 0,7 3 lần. Cho thấy Công ty có khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn
hạn cao hơn sơ với hệ số thanh toán ngắn hạn.

×