Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
Chương 1
TỔNG QUAN VÀ MỘT SÓ QUY ĐỊNH CHUNG CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẠI SƠN THUỶ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty:
- Tên giao dịch: CÔNG TY TRÁCH NGHIỆM HỮU HẠN MTV ĐẠI SƠN THỦY.
- Trụ sở chính: 1D,KP 13,phường Hố Nai,TP.Biên Hòa,Đồng Nai.
- Ngày thành lập: Tháng 07/08/2009
- Mã số thuế: 3602027300
- Vốn điều lệ : 1.900.000.000 đồng ( một tỷ chín trăm triệu đồng VN)
- Điện thoại: 0919388889
- Giám đốc: Nguyễn Duy Sơn.
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh,kinh doanh của công ty: Mua báng phế liệu.
- Hình thức hoạt động: Hạch toán độc lập.
- Tổng nhân viên: 50 người, trong đó nhân viên quản lý 6 người.
- Website: www.daisonthuy.com
- Tài khoản: Số 10220188489018- Ngân hàng TECHCOMBANK chi nhánh Đồng
Nai.
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty.
Tháng 08/2009, công ty TNHH MTV Đại Sơn Thủy ra đời và đặt trụ sở chính tại
số 1D, Khu phố 13,phường Hố Nai,TP.Biên Hòa,Đồng Nai. Sau đó đến tháng 06/2012
phân xưởng thứ 2 được thành lập tại Hố Nai 3. Với sự phát triển đó công ty Đại Sơn
Thủy đã nhanh chóng đi vào ổn định và tạo uy tín rộng lớn trên thị trường.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Sơn Thủy thuê 625m
2
nhà xưởng
xây dựng sẵn ở Hố Nai 3 để đầu tư mốt số máy móc thiết bị hình thành nên phân
xưởng gia công phế liệu Vốn đầu tư của công ty là 1.900.000.000 đồng.Giám đốc
công ty là ông Nguyễn Duy Sơn cho biết lĩnh vực phế liệu đang rất phát triển ở thị
trường Việt Vam.
Nguồn lao động:
Tổng số lao động trên 100 người , trong đó lao động gián tiếp quản lý là 10 người
và số còn lại là lao động trực tiếp. Nhưng hiện nay, tổng số lao động của công ty là 50
người trong đó nhân viên quản lý là 6 người, phân bổ trong các phòng ban của công ty,
số còn lại là công nhân trực tiếp sản xuất. Do thời gian gần đây lượng hàng hoá không
ổn định.
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 1
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
Doanh thu:
Trong những năm qua công ty đã gặp không ít những khó khăn và trở ngại.Đa
phần từ năm 2011 đến năm 2012 công ty chủ yếu dựa vào nguồn hàng vải vụn ,bao ni
lon, thùng cát tong phế.
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
tại công ty.
1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất.
Những sản phẩm chính của công ty: là vải vụn ,bọc nilon,cám ,thùng cat tong
Công ty Đại Sơn Thủy đã xây dựng được mạng lưới khách hàng tương đối lớn
trên thị trường Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. Công ty chủ yếu là mua
bán thanh lý phế liệu ,gia công phế liệu.Nhưng tất cả các loại sản phẩm của công ty
với chất lượng tốt,và ổn định.Công ty chủ yếu là mua bán nên không cần máy móc
thiết bị công nghệ cao,mà chủ yếu làm bằng thủ công.
Đặc điểm quy trình gia công:
(1) (2) (3) (4)
Giải thích:
(1)Gồm: Vải các loại,bọc ni lon …. do phòng kế toán đặt hàng người phụ trách.
(2)Lựa sai,bóc tách theo chất liệu của từng loại vải theo yêu cầu của bộ phận kho
Do Trần Thị Tiến phụ trách.
(3) Tùy theo đặc tính của từng loại sản phẩm mà phân loại, sản phẩm được phân loại
theo kỷ thuật yêu cầu của khách hàng.
(4)Thành phẩm hoàn chỉnh do quản lý kho chịu trách nhiệm.
1.2.1.2. Khách hàng chủ yếu của công ty là.
Công ty Đại Phát Thắng lợi, doanh nghiệp Uyển Nhi,công ty Thái Sơn,công ty Tân
Phát Tài,doanh nghiệp tư nhân Duy Khương.
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 2
Gia công chi tiết:
Bóc tách ,lựa sai,
Lựa chất liệu
Nguyên
liệu
Gia công
phân loại
Kiểm tra và
đóng gói
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
1.2.1.3. Quy trình kinh doanh:
- Qui trình mua hàng:
(2)
(1) (3)
(6) (4)
(5)
(7) (8)
Giải thích sơ đồ .
(1)Khi có nhu cầu nhận hàng, khách hàng fax đơn đặt hàng theo biểu mẫu tới phòng
kinh doanh để bộ phận bán hàng có căn cứ làm thgu3 tục bán hàng.
(2)khách có nhu cầu lấy hàng phải thanh toán theo hợp đồng đã ký.
(3)Sau khi bộ phận kế toán nhận được tiền mặt hoặc giấy ủy quyền của ngân hàng fax
tới ký xác nhận vào đơn đặt hàng ,để xác nhận công nô của khách hàng.Bộ phận bán
hàng căn cứ vào số tiền hiện có của khách hàng để lập chứng từ trên nguyên tắc số
lượng hàng bán ra không vượt quá số tiền hiện có.
(4) khi khách đến xưởng nhận hàng các phương tiện vận tải phải để bên ngoài người
nhận hàng vào phòng bán hàng làm thủ tục nhận hàng.thuận tiện cho việc quản lý xe
ra vào xưởng cũng như việc quản lý xuất hàng hóa của công ty chặt chẽ chính xác, tất
cả các phương tiện khi vào nhà máy nhận hàng đều phải có lệnh xuất hàng của phòng
bán hàng.Phiếu xuất mới được nhận hàng.phiếu xuất hàng phải có bảo vệ đóng dấu.
(4.5.6.7) khi khách đến xưởng nhận hàng các phương tiện vận tải phải để bên ngoài
người nhận hàng vào phòng bán hàng làm thủ tục nhận hàng.thuận tiện cho việc quản
lý xe ra vào xưởng cũng như việc quản lý xuất hàng hóa của công ty chặt chẽ chính
xác, tất cả các phương tiện khi vào nhà máy nhận hàng đều phải có lệnh xuất hàng của
phòng bán hàng.Phiếu xuất mới được nhận hàng.phiếu xuất hàng phải có bảo vệ đóng
dấu.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty.
Tại công ty Đại Sơn Thủy mối quan hệ giữa các phòng ban, các bộ phận sản
xuất kinh doanh, là mối quan hệ chặt chẽ trong một cơ chế chung.Hạch toán kinh tế
độc lập,quản lý trên cơ sở phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động. Nhằm
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 3
Phòng kinh doanhKhách hàng BP.kế toán
Vận chuyển
Bảo vệ
kho
Xuất hàng
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
thực hiện quản lý có hiệu quả, công ty đã chọn mô hình quản lý trực tuyến, đang được
sử dụng phủ biến và phù hợp với thực tế quản lý ở nước ta.
1.2.2.1 sơ đồ tổ chức bộ máy toàn công ty.
Sơ đồ 1.1 : Bộ máy tổ chức của công ty
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
Giám đốc :
Ông NGUYỄN DUY SƠN Là người diều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của
công ty.
Phòng tổ chức hành chính
- Theo dõi việc chấm công và lập bảng thanh toán tiền lương hàng tháng cho cán bộ,
công nhân toàn Công ty
- Quản lý theo dõi dụng cụ hành chính các phòng ban và xưởng gia công.
- Chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm,
thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Công ty.
- Thực hiện quản lý, theo dõi chế độ đối với người lao động, đảm bảo đủ nguồn nhân
lực.Thực hiện công tác văn thư.Mua sắm văn phòng phẩm và thiết bị cho công ty.
Phòng kinh doanh:
- Tham mưu cho GĐ công ty về định hướng kế hoạch kinh doanh của công ty về giá cả
thị trường, tiêu thụ và kinh doanh , về mặt kĩ thuật, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào
và sản phẩm đầu ra của công ty
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 4
Giám đốc
Pòng kinh
doanh
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế toán
Phân xưởng sản
xuất
Tổ phân loại
chất liệu
Tổ bóc tách Tổ lựa sai Tổ KCS
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hoạch định chiến lược phát triển
của công ty .
- Thống kê tổng hợp, theo dỏi, báo cáo quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh của
công ty đề xuất với GĐ công ty các giải pháp hiệu chỉnh cho từng quý, từng năm
- Định hướng chiến lược tiếp thị tuyên truyền quảng bá các sản phẩm của công ty ở thị
trường trong nước
- Kiểm tra theo dỏi tồn kho vật tư, nguyên vật liệu và lập kế hoạch đặt hàng,giám sát
việc cung ứng các loại vật tư, hàng hóa kịp thời theo yêu cầu
- Phối hợp với phân xưởng,phòng kế toán lập kế hoạch sản xuất và lệnh sản xuất cho
GĐ xét duyệt
- Tham mưu cho GĐ định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh ở thị trường nước
ngoài, tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Phòng kế toán tài vụ :
- Phòng kế toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và có chức năng giúp đỡ
Giám đốc tổ chức chỉ đạo và thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kế
toán và hạch toán kế toán. Thường xuyên kiểm tra, đề xuất các phương án sản xuất
kinh doanh, sử dụng, đầu tư tài sản một cách có hiệu quả nhất.
- Phòng kế toán có nhiệm vụ thực hiện đúng điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban
hành.
- Trưởng phòng kế toán là kế toán trưởng đảm nhận thực hiện điều lệ kế toán trưởng
của công ty .
- Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ mọi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức kiểm kê định kỳ theo đúng quy định của Nhà nước và đề xuất biện pháp xử
lý.
- Tổ chức quản lý lưu trữ tài liệu theo đúng quy định của Nhà nước.
- Ký chính thức vào tất cả báo cáo kế toán, chứng từ thu chi tiền mặt và các văn bản đề
nghị thanh toán.
- Hàng tuần, hàng tháng tổng hợp tình hình công nợ.
- Lập và gửi đúng hạn các báo cáo tài chính, thống kê và quyết toán cho cơ quan quản
lý Nhà nước theo đúng quy định.
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 5
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
1.22.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
- Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
Kế toán trưởng – chị Nguyễn Thị Bích Sơn chịu trách nhiệm:
- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ tài chính kế toán do Nhà
nước ban hành.
- Kiểm tra việc ghi chép, lập báo cáo từng phần hành của các kế toán phần hành.
- Ký duyệt các báo cáo kế toán phần hành như: Bảng tổng hợp tiền lương phải trả và
trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; báo cáo tài sản cố định; báo
cáo tài chính; phiếu thu, phiếu chi…
- Là người giúp đỡ Giám đốc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán.
- Là người chịu trách nhiệm trong quan hệ với cơ quan quản lý Nhà nước về các số
liệu kế toán mà Công ty báo cáo.
- Thực hiện công việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả
kinh doanh vào mỗi cuối kỳ dựa vào số liệu trong các chứng từ, hoá đơn, sổ chi tiết.
- Kế toán thanh toán - chị Trần Thị Tiến chịu trách nhiệm:
Theo dõi, đôn đốc kiểm tra các khoản tạm ứng và thanh toán tạm ứng.
Lập các thủ tục thu chi tài chính và các chứng từ thanh toán
Theo dõi hợp đồng xuất nhập
Theo dõi hồ sơ thanh toán của các hợp đồng trong và ngoài nước
Lập báo cáo tình hình công nợ hàng tuần.
Đối chiếu với thủ quỹ để lập báo cáo thu chi hàng tuần.
- Kế toán vật tư – hàng hóa chị Nguyễn Thị Cúc chịu trách nhiệm:
Theo dõi tình hình sử dụng, nhập xuất vật tư tại kho Công ty
Theo dõi thành phẩm trong từng công đoạn chế biến
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 6
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
KẾ TOÁN
THANH TOÁN
KẾ TOÁN VẬT
TƯ HÀNG HÓA
THỦ QUỸ
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
- Thủ quỹ là cô Hồ Thị Nga chịu trách nhiệm :
Kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu, phiếu chi trước khi thu hay chi tiền.Chỉ được thu
hoặc chi đúng số tiền trong phiếu thu hoặc phiếu chi khi có đầy đủ chữ ký của giám
đốc và kế toán trưởng
Theo dõi tình hình tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng và bảo quản tiền của công ty an
toàn.Quảnlý, lưu trữ các chứng từ sổ sách có liên quan đến việc thu, chi tiền theo đúng
quy định của Nhà nước
1.2.3. Một số qui định chung tại công ty Đại Sơn Thủy.
1.2.3.1. Quy định chung về nội quy lao động.
Y Thời gian làm việc:
- Thời gian làm việc: Buổi sáng từ 8h – 12h, buổi chiều từ 13h – 17h.
- Làm việc 6 ngày trong tuần, từ thứ hai đến thứ bảy, chủ nhật nghỉ.
Trong trường hợp cần thiết để đáp ứng đúng tiến độ giao hàng thì công ty có
quyền yêu cầu Người Lao Động tăng ca nhưng không quá 200h/năm và giờ
tăng ca được tính đúng theo Luật lao Động quy định.
- Chế độ nghỉ phép hàng tháng và nghỉ lễ được áp dụng theo Luật lao động.
Y Nội quy công ty:
- Làm việc đúng giờ, trong giờ làm việc phải chấp hành nhiệm vụ được phân
công.
- Không làm mất trật tự hay đùa giỡn tại nơi làm việc.
- Không xâm phạm (lấy cắp hoặc phá hoại) tài sản công ty
- Không mang chất dễ cháy, chất nổ, chất độc vào công ty.
- Có ý thức bảo vệ tài sản của công ty.
- Không tự ý nghỉ việc nếu chưa có sự đồng ý của ban Giám Đốc. Khi nghỉ
việc phải làm đơn báo cho chủ quản phụ trách và gởi cho ban Giám Đốc ký
duyệt.
- Không hút thuốc tại nơi làm việc và kho.
- Tham gia vào công tác bảo hộ lao động, hòng cháy chữa cháy tại công ty
Y Hình thức xử lý vi phạm kỷ luật:
- Nghỉ việc quá ngày quy định, hoặc không có lý do chính đáng.
- Không làm tốt công việc được giao gây thiệt hại tài sản công ty.
- Làm mất trật tự trong giờ làm việc, tự ý rời vị trí đi làm việc riêng hay làm
ảnh hưởng đến người khác.
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 7
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
- Ăn uống, hút thuốc, hoặc ngủ trong giờ làm việc.Không giữ vệ sinh chung
khu vực sản xuất.
- Không chấp hành hay vi phạm các quy định về an toàn lao động tại công ty.
- Trộm cắp tài sản công ty.
Việc xử lý vi phạm kỷ luật của Công ty được thực hiện theo quy định của pháp
luật lao động và theo các quy định của công ty.
Tùy vào mức độ vi phạm mà người lao động sẽ bị khiển trách, cảnh cáo hay kỷ
luật.
Y Quy định an toàn lao động:
- Phải mang đồ bảo hộ, giày bảo hộ, đội nón, đeo khẩu trang, nút chống ồn và
bao tay trước khi vào xưởng làm việc.
- Không được tự ý mở máy móc thiết bị hay cầu dao điện khi không có sự đồng
ý của chủ quản.
- Sử dụng máy theo hường dẫn có ghi trên bảng hướng dẫn vận hành máy.
- Không tự ý vào khu vực cấm .
- Tham gia các buổi huấn luyện về nội quy và công tác an toàn lao động do
công ty tổ chức.
- Khi có sự cố tai nạn lao động xảy ra cần áp dụng các biện pháp sơ cứu kịp
thời và báo cho chủ quản để kịp thời giải quyết.
Y Quy định về phòng cháy,chữa cháy:
PCCC là nghĩa vụ của toàn thể CBCNV kể cả khách hàng đến làm việc tại Công
ty. Để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng của CBCNV trong Công ty, Công ty nghiêm
cấm:
- Cấm sử dụng lửa, củi đun nấu, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất và nơi cấm
lửa.
- Cấm câu móc, sử dụng điện tùy tiện.
- Cấm dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm.
- Cấm dùng dây đồng, dây bạc thay cầu trì.
- Cấm để các chất dễ cháy gần cầu chì, táp lô điện và đường dây dẫn điện.
- Cấm dùng khoá mở nắp phuy xăng bằng thép.
Khi hết giờ làm việc, các Xí nghiệp, Phòng phải kiểm tra tắt hết đèn, quạt, bếp
điện, trước khi ra về và bảo vệ kiểm tra hai lần giao ca sổ sách.
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 8
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
Sắp xếp vật tư, hàng hoá trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ. Xếp riêng từng loại
có khoảng cách ngăn cháy (0.5 mét cách tường) để tiện việc kiểm tra hàng và chữa
cháy khi cần thiết.
Khi xuất hàng, xe không được mở máy trong kho, nơi sản xuất và không được
hút thuốc lá, khi xe đậu phải hướng đầu xe ra ngoài.
Không để các chướng ngại vật trên lối đi lại.
Phương tiện chữa cháy không được sử dụng vào việc khác và phải để nơi dễ
thấy, dễ lấy để chữa cháy.
Ai thực hiện tốt nội qui này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ
bị xử lý từ cảnh cáo đến truy tố trước pháp luật (áp dụng Luật PCCC).
Y Tiêu lệnh chữa cháy :
Khi xảy ra phải báo động gấp (hệ thống PCCC tự động).
Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy.
Dùng bình CO2 + bột nước, máy bơm và vòi ròng cứu hỏa để dập tắt đám cháy.
Gọi điện cho đội PCCC.
Y Quy định khác:
- Tổ chức tham gia khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần.
- Bảo vệ môi trường, phòng ,chống ô nhiễm và suy thoái mội trường .
- Tuân thủ quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Luật bảo vệ mội trường
và các quy định liên quan của Bộ tài nguyên và môi trường.
- Thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên máy móc thiết bị, bình hơi
chịu lực, máy nén khí…
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 9
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
Chương 2
NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1.Quy trình làm việc và công việc thực tế tại phòng kế toán công ty.
- Ghi chép,tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản,
vật tư , tiền vốn, quá trình và kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài
chính, kỹ thuật thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản,
vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm chính sách,
chế độ, kỷ luật kinh tế, tài chính của công ty và những qui định do nhà nước ban
hành.
- Cung cấp các số liệu , tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi việc
thực hiện kế hoạch, phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế.
2.1.1.Quy trình làm việc tại phòng kế toán:
- Công ty áp dụng chế độ, chính sách kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty được xây dựng
trên nguyên tắc tuân thủ.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng là : Việt Nam đồng (VNĐ) và ngoại tệ là đồng đôla Mỹ
(USD)
- Nguyên tắc ghi nhận ngoại tệ : các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được
quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá giao dịch thực tế ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Tại thời điểm cuối năm, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ
giá bình quân Liên Ngân Hàng do Ngân hang Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày
kết thúc niên độ kế toán.
- Nguyên tắc khấu hao áp dụng theo Quyết định 206/2003/QĐ- BTC. Phương pháp
khấu hao theo đường thẳng.
-Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:Gía trị thuần có thể thực hiện được
của hàng tồn kho được xác định theo quy định của chuẩn mực số 02”Hàng tồn
kho”:Nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thuần(giá trị thực hiện
ước tính) từ việc bán hay sử dụng tài sản.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: giá gốc
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, vô hình: Nguyên giá
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho : nhập trước xuất trước.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên
- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: Phân bổ 2 lần: 50% khi xuất dùng, 50% vào
năm kế tiếp
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 10
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu
hoạt động tài chính: Ghi nhận theo quy định của Chuẩn mưc kế toán số 14”Doanh thu
và thu nhập khác”:Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản
tiền đã thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc kế toán dồn tích
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính: Là tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ
không bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính
Nguyên tắc ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên thu nhập chịu thuế
và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành
- Không có chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Hệ thống tài khoản áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành vào ngày
20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ .
- Sổ sách kế toán công ty đang sử dụng:
Công ty áp dụng hệ thống chứng từ và tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Ngoài ra công ty còn quy định thêm một số
tài khoản cấp II, cấp III và cấp IV cho phù hợp với đặc thù của từng ngành. Các tài
khoản chi tiết được đánh số liên tục
Các loại sổ sách kế toán công ty đang áp dụng là:
- Sổ cái
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Bảng cân đối phát sinh
- Các sổ thẻ kế toán chi tiết
- Hình thức ghi sổ:
Để công việc kế toán được thuận lợi,công ty áp dụng hình thức bộ máy kế toán
tập trung, cách ghi sổ sách kế toán theo dạng chứng từ ghi sổ kết hợp với xử lý số liệu
trên phần mềm máy vi tính ( phần mềm WINKTSYS của công ty phần mềm thông tin
InFoBus), nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép vào sổ sách một cách hợp
lý và có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Các chứng từ, phiếu, hóa đơn thì được lập bằng
tay còn các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo thuế, báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh….đều được lập trên máy. Công ty nhập
dữ liệu vào máy rồi in ra sổ
Phân công kế toán trên mạng thông tin: mọi việc cập nhật dữ liệu đầu vào, khai
thác thông tin đầu ra, nhận và truyền dữ liệu tới các cấp liên quan phải được thực hiện
bởi cán bộ chuyên viên có thẩm quyền theo bảng phân công cụ thể của công ty
Cán bộ nghiệp vụ được phân công cập nhật sửa đổi số liệu là người chịu trách
nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn của các thông tin trên cơ sở dữ liệu kế toán, các cán
bộ nghiệp vụ được trao quyền khai thác thông tin đầu ra có trách nhiệm bảo vệ những
bí mật thông tin của hệ thống ứng dụng, chỉ truy cập theo đúng quyền hạn được phân
công.
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 11
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
Sơ đồ như sau:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ :
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán
lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ.
Căn cứ chứng từ ghi sổ ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ
lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Cuối tháng phải khóa sổ, tính tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong tháng trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Tính tổng phát sinh nợ, tổng phát sinh có
và số dư tài khoản trên sổ cái. Căn cứ sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 12
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng cân đối
số phát sinh
Sổ cái
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tông
hợp kế toán
chứng từ củng
loại
Chứng từ kế toán
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Sổ thẻ
kế toán
chi tiết
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi
tiết,bảng cân đối phát sinh được dùng để lập báo cáo tái chính
Đối với các khoản có mở thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết, cuối tháng tiến hành cộng
thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết, căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp
chi tiết để đối chiếu với sổ cái thông qua bảng cân đối phát sinh. Số dư trên bảng tổng
hợp chi tiết và bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau.
2.1.2 Công việc thực tề tại công ty:
- Cộng việc của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty em gồm
các nội dung sau:
+ Tính lương công nhân viên hàng tháng.
+ Tính BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ.
+ Thanh toán lương cho nhân viên.
+ Nộp các khoản BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ theo quy định.
+ Định khoản các nghiệp vụ liên quan đến lương và các khoản trích theo lương.
Sơ đồ quy trình làm việc:
Giải thích quy trình :
(1)Phòng hành chánh sẽ lập bảng lương cho cán bộ công nhân viên và xác nhận các
bảng lương gửi về từ các bộ phận, sau khi kiểm tra sẽ gửi cho bộ phận kế toán cụ thể
là kế toán tiền lương. Nhân viên kế toán phụ trách tiền lương tiến hành tính lưong cho
công nhân viên.
(2)Kế toán tính lương xong gửi bảng lương đã được kiểm tra lên Kế toán trưởng duyệt.
Sau khi Kế toán trưởng duyệt, tiếp tục trình lên cho Giám đốc xem xét ký duyệt cuối
(3)cùng.
(4.5)Giám Đốc ký duyệt xong kế toán đem bảng lương xuống thủ quỹ làm phiếu chi.
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 13
Thủ quỹ
Hồ Thị Nga
Kế toán tiền lương
Nguyễn T. Tiến
Công nhân viên & đại
diện các tổ sản xuất
4
5
6
P. hành chánh
Trần T.Thanh
Tuyền
Kế toán tiền
lương
Nguyễn T.Tiến
Giám Đốc
Nguyễn duy
Sơn
Kế toán trưởng
Nguyễn Thị Bích
Sơn
1
2
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
(6) Kế toán tiền lương in bảng thanh toán tiền lương ra để phát lương cho công nhân
viên.
Tại công ty em được phân công phụ trách kế toán thuế.
- Nhiệm vụ của kế toán thuế
- Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp: Nhiệm vụ của kế toán thuế đầu tiên là phải tính
toán ghi chép chính xác số thực có, tình hình luân chuyển, tình hình giữ gìn sử dụng
các loại vật tư và vốn bằng tiền …ở doanh nghiệp;
- Phản ánh và giám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế tài chính của doanh
nghiệp: Các nhà quản lý thông qua số liệu kế toán, đối chiếu giữa số liệu kế toán và số
liệu kế hoạch để thấy được tình hình hoạt động sản xuất doanh nghiệp-> từ đó có biện
pháp cụ thể cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Phản ánh và giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của nhà
nước;
- Phát hiện khả năng tiền tàng trong doanh nghiệp: Từ số liệu kế toán cung cấp được
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp ở một thời kỳ nào
đó, qua số liệu này các nhà quản lý phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
-> từ đó nhà quản lý thấy được những mặt mạnh và mặt yếu của doanh nghiệp, nhứng
khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.
- Công việc cụ thể:
Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào , đầu ra của từng cơ sở;
Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn Cty, phân loại theo;
thuế suất;
Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn Cty theo tỉ lệ phân bổ
đầu ra được khấu trừ;
Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách , tồn đọng ngân sách ,hoàn thuế của Cty;
Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa
báo cáo với quyết toán;
Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh;
Kiểm tra hóa đơn đầu vào (sử dụng đèn cực tím) đánh số thứ tự để dễ truy tìm, phát
hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan;
Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở, toàn Cty.
Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế
Kiểm tra đối chiếu biên bản trả ,nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp
thời khi có phát sinh;
Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế ,soạn thông báo các nghiệp vụ qui định
của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty để cơ sở biết
thực hiện;
Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp ,nộp ngân sách.
Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật;
Cập nhật thep dõi việc giao nhận hoá đơn (mở sổ giao và ký nhận).
Theo dõi tình hình giao nhận hoá đơn các đơn vị cơ sở;
Hằng tháng, quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 14
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
2.2.1.Kế toán tiền lương.
2.2.1.1. Khái niệm tiền lương.
- Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh và đựơc thanh toán theo kết quả lao động cuối
cùng.
- Tiền lương của người lao động đựơc xác định theo hai cơ sở chủ yếu là số lượng và
chất lượng lao động của mỗi người. Tiền lương hình thành có tính đến kết quả của cá
nhân, của tập thể và của xã hội, nó có quan hệ trực tiếp đến việc thực hiện lợi ích của
cá nhân người lao động.Qua mối quan hệ phụ thuộc này cho phép thấy được vai trò
của tiền lương là công cụ tác động của công tác quản lý trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố cấu
thành nên giá trị của các loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, do
đó các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tích
lũy cho đơn vị, tăng thu nhập cho ngừoi lao động.
2.2.1.2. Qũy tiền lương :
- Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương trả cho số CNV của doanh nghiệp do doanh
nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp gồm:
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và các khoản phụ
cấp thường xuyên như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp khu vực
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất, do những nguyên
nhân khách quan, thời gian nghĩ phép.
- Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm
đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp
công tác lưu động, phụ cấp cho những người làm công tác khoa học- kỹ thuật có tài
năng
Phân loại:
- Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chia thành 2
loại: tiền lương chính và tiền lương phụ
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện
nhiệm vụ chính: gồm tiền lương cấp bậc các khoản phụ cấp
- Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghĩ việc theo
quy định của nhà nước như: nghĩ lễ, nghĩ phép,… hoặc vì những lý do bất thường khác
không phải do công nhân gây ra như: thiếu nguyên vật liệu, máy hỏng…
- Trong công tác hạch toán kế toán tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch
toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân
sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có
liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 15
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
2.2.1.3. Tình hình quản lý lao động tai công ty Đại Sơn Thủy.
- Công ty Đại Sơn Thủy hiện nay có khoảng 50 người trước đây tổng số nhân viên là
105 người, nhưng do đất nước đang trong giai doạn hậu của khủng hoẳng kinh tế
những năm gần đây. Nên công ty đã cắt giảm bớt tổng số nhân viên xuống còn 50
người. Tuy lực lượng nhân viên giảm nhưng chất lượng phục vụ khách hàng vẫn
không hề giảm sút, mà tính chuyên nghiệp của nhân viên ngày càng được phát huy,đáp
ứng tốt nhu cầu khách hàng.
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công Ty là mua bán phế liệu do vậy Công Ty
không đòi hỏi tất cả mọi người đều phải có trình độ đại học mà chỉ bắt buộc đối với
các trưởng văn phòng đại diện và những người làm trong phòng kế toán là phải có
bằng trung cấp, đại học, diều này được thể hiện qua bảng sau.
Bảng biểu 3.1: Đặc điểm lao động của công ty
2.2.1.4. Hình thức trả lương tại Công ty Đại Sơn Thủy.
- Hiện nay Công ty TNHH MTV Đại Sơn Thủy thực hiện 2 phương pháp tính trả
lương cho công nhân viên là: Tính trả lương theo thời gian và theo sản phẩm. Đối với
công nhân viên trong hợp đổng lương theo thang bảng lương công ty quy định,gồm
các chức danh: Giám đốc,trưởng phòng,tổ trưởng,nhân viên trình độ đại học/cao đẳng,
nhân viên trình độ trung cấp, lao động khác (bảo vệ, lái xe, nấu ăn,….) và công nhân
trực tiếp. Lương có 12 bậc từ 01-12.
- Trả lương theo thời gian: chủ yếu áp dụng đối với những người lao động gián tiếp
như công tác quản lý. Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời
gian làm việc thực tế Ở hình thức này có hai cách trả lương là: Trả lương theo thời
gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng.
+ Đối với lao động gián tiếp: Lương tháng tính theo bậc và ngày công
Lương = (Lương theo bậc)/26 ngày * ngày công thực tế + các khoản phụ cấp
- Trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số
lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra.Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 16
CHỈ TIÊU SỐ CNV TỶ TRỌNG
(%)
-Tổng số CBCNV 50 50
+Nam 30 30
+Nữ 20 20
- Trình độ
+ Đại học 2 5
+ Trung cấp 4 5
+ Công nhân 44 40
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
theo nhiều hình thức khác nhau, trả lương theo sản phẩm trực tiếp, trả lương theo sản
phẩm gián tiếp.
- Trả tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng
chất lượng công việc mà họ hoàn thành trong một thời gian nhất định.
Tiền lương sản phẩm = khối lượng sản phẩm ,công việc hoàn thành * đơn giá tiền
lương sản phẩm.
Các khoản phụ cấp của công ty được tính như sau:
- Phụ cấp chuyên cần : 600.000 đ/ tháng (áp dụng cho đi làm đủ 26 ngày công).
* Thang Bậc lương chi tiết tại công ty như sau :
Đơnvị :triệu đồng
T
T
CHỨC DANH
BẬC
01
BẬC
02
BẬC
03
BẬC
04
BẬC
05
BẬC
06
BẬC
07
BẬC
08
BẬC
09
BẬC
10
BẬC
11
BẬC
12
2 Giám đốc
10.6 12.2 14.1 16.3 18.8 21.7 25.0 28.8 33.2 38.2 44 50.6
3 Trưởng phòng
6.9 8.0 9.2 10.6 12.2 14.1 16.3 18.8 21.7 25.0 28.8 33.2
4 Quản đốc
5.3 6.1 7.1 8.2 9.5 11.0 12.7 14.7 17.0 19.6 22.6 26.0
6 Tổ trưởng
4.2 4.9 5.7 6.6 7.6 8.8 10.2 11.8 13.6 15.7 18.1 20.9
7 NV trình độ đại học
3.3 3.8 4.4 5.1 5.9 6.8 7.9 9.1 10.5 12.1 14.0 16.2
8 NV trình độ trung cấp
2.3 2.7 3.2 3.7 4.3 5.0 5.8 6.7 7.8 9.0 10.4 12.0
9
NV khác (tài xế, tạp
vụ, nấu ăn, bảo vệ, )
2.0 2.3 2.7 3.2 3.7 4.3 5.0 5.8 6.7 7.8 9.0 10.4
10 Công nhân trực tiếp
2.3 2.7 3.2 3.7 4.3 5.0 5.8 6.7 7.8 9.0 10.4 12.0
Một vài ví dụ về cách tính lương tại công ty
Ví dụ 1: Nguyễn Bích Sơn:
Áp dụng theo thang bảng lương của công ty kế toán trưởng lương bậc 1 là 5.6 theo
quy định thì cứ 3 năm công tác công ty nâng bậc lương 1 lần. Chị Sơn làm việc tại
công ty được 2 năm.
- Lương cơ bản : 1.050.000 * 6.2 = 6.510.000 đ/tháng.
- Phụ cấp chức vụ : 1.000.000 đ/tháng.
- Phụ cấp xăng : 50.0000 đ/tháng.
- Phụ cấp chuyên cần : 0 đ/tháng.
Trong tháng 12/2012 chị làm việc như sau :
- Ngày làm việc thực tế : 26 ngày công
Vậy lương của chị Sơn được tính như sau :
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 17
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
Lương = ((Lương căn bản)/26 ngày * ngày công thực tế )+các khoản phụ cấp
Lương =
000.50000.000.126
26
000.510.6
++
x
= 7.560.000 đ/tháng.
Trong tháng có một số phát sinh như sau :
- Trích 9.5% lương cơ bản đóng BHXH,YT,TN = 6.510.000 x 9.5% = 618.450 đ
- Đóng thuế thu nhập cá nhân : 756.000.
- Số tiền lương thực lãnh của chị Sơn tháng 01/2013:
7.560.000 – 756.000 – 618.450 = 6.185.550 đồng.
Ví dụ 2: Chị Trần Thị Tiến nhân viên phòng kế toán:
Áp dụng theo thang bảng lương của công ty nhân viên trình độ trung cấp lương bậc
2 là 2.7, theo quy định thì cứ 3 năm công tác công ty nâng bậc lương 1 lần. Chị
Trang làm việc tại công ty được hơn 3 năm
- Lương cơ bản : 1.050.000 * 2.7 = 2.835.000 đ/tháng.
- Phụ cấp chức vụ : 0 đ/tháng.
- Phụ cấp chuyên cần : 600.000 đ/tháng
- Phụ cấp xăng : 50.0000 đ/tháng
Trong tháng 12/2012 chi làm việc như sau :
- Ngày làm việc thực tế : 26 ngày công
Vậy lương của chi Tính được tính như sau :
Lương = (Lương căn bản)/26 ngày * ngày công thực tế +các khoản phụ cấp
Lương =
000.50000.60026
26
000.835.2
++
x
=3.485.000 đ/tháng.
Trong tháng có một số phát sinh như sau :
- Trích 9.5% lương cơ bản đóng BHXH,YT,TN = 2.835.000 x 9.5% = 269.325 đ.
- Số tiền lương thực lãnh của chị Trang tháng 12/2012:
3.485.000 – 269.325 = 3.215.675 đồng.
Ví dụ :Tính lương tháng 12/2012 cho anh Nguyễn Văn Trung công nhân sản xuất phân
xưởng.
Số sản phẩm hoàn thành:432 kg
Đơn giá 1 sản phẩm hoàn thành: 1.500đ
Vậy tiền lương trong tháng 12 của anh Trung là:
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 18
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
532 x 1.500 = 798.000đ
2.2.1.5. Tài khoản sử dụng và cách tính lương.
Tài khoản sử dụng:
Tại Công ty để hạch toán tiền lương, kế toán sử dụng TK :
- TK 334 “Phải trả cán bộ công nhân viên”.
- TK 622 Tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất
- TK 627 Tiền lương bộ phận quản lý trực tiếp
- TK 642 Tiền lương bộ phận quản lý công ty
- Kế toán sử dụng TK 334- Phải trả công nhân viên .
- TK 334 phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán các
khoản đó( gồm: tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thuộc thu nhập của công
nhân viên)
- Kết cấu của TK 334- Phải trả CNV
Bên Nợ
+ Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác đã trả đã ứng
trước cho CNV
+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV
Bên Có:
+Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác phải trả CNV
Dư có: Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả
CNV
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 19
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
Sơ đồ kế toán tổng hợp:
TK 141,138,338,333 TK 334 TK622
Tiền lương phải trả công
Các khoản khấu trừ vào nhân sản xuất
Lương CNV
TK 111 TK627
Thanh toán tiền lương và các
Khoản khác cho CNV bằng TM Tiền lương phải trả nhân
viên phân xưởng
TK 512 TK 641,642
Thanh toán lương bằng sản phẩm Tiền lương phải trả nhân viên
Bán hàng, quản lý DN
TK3383
TK 3331 BHXH phải trả
Sơ đồ 2.1: Hạch toán các khoản phải trả CNV
2.2.2. Các khoản trích theo lương:
Khái niệm bảo hiểm xã hội:
Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định là 24% trên tổng quỹ
lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm giúp
đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp CNV bị ốm đau, thai sản, tai
nạn, mất sức lao động.
Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp các CNV có tham gia đóng góp quỹ trong
trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:
- Trợ cấp CNV ốm đau, thai sản
- Trợ cấp CNV bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp CNV khi về hưu mất sức lao động
Khái niệm bảo hiểm y tế:
Quỹ BHYT là khoản tiền được tính toán và trích lập theo tỷ lệ quy định là
4.5% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ CBCNV của công ty nhằm phục
vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khỏa cho người lao động. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 20
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà nhà nước quy định cho những
người đã tham gia đóng bảo hiểm
Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp:
Quỹ BHTN có trách nhiệm chi trả trợ cấp thất nghiệp, kinh phí hỗ trợ học nghề ,tư
vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.
Khái niệm kinh phí công đoàn:
Kinh phí công đoàn là các khoản tài trợ cho các hoạt động công đoàn các cấp.khoản
tiền được trích lập theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ CNV
của DN nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, đồng thời
duy trì hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.
Bảng tỷ lệ trích các khoản trích theo lương:
STT
Các Khoản Trích
Theo Lương
Doanh Nghiệp
Chịu
(%)
Người Lao Động
Chịu(%)
Cộng
(%)
1 BHXH 17% 7% 24%
2 BHYT 3% 1,5% 4,5%
3 BHTN 1% 1% 2%
4 KPCĐ 2% 2%
5 Cộng 23% 9,5% 32,5%
Tài khoản sử dụng:
Trong kế toán lương và các khoản trích theo lương,kế toán sử dụng những tài khoản
sau:
TK 334 phải trả công nhân viên
TK 338 phải trả phải nộp khác
Và các tài khoản liên quan khác: 111,112,138,641,642,622,627…
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 21
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
Sơ đồ kế toán tổng hợp:
TK 622, 627
TK 111, 112 TK 338 641, 642
Quỹ BHXH trả thay lương Trích BHXH, BHYT,KPCĐ
cho CNV
TK 334
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ BHXH,BHYT trừ vào
lương của CNV
Chi quỹ BHXH, KPCĐ
TK 111, 112
Thanh toán các khoản phải KPCĐ chi vượt được cấp bù
trả phải nộp khác
Sơ đồ 2.2: Hạch toán các khoản trích theo lương
Phương pháp tính BHXH,BHYT,BHTN,KPCĐ.
Quỹ bảo hiểm xã hội( BHXH):
Dùng để chi trả cho người lao động trong thời gian nghỉ do ốm đau theo chế độ hiện
hành BHXH phải được tính là 24% BHXH tính trên tổng quỹ lương trong đó 17%
tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, 7% do người lao động đóng góp tính
trừ vào lương, công ty nộp hết 24% cho cơ quan bảo hiểm.
Tổng quỹ lương của công ty tháng 12 năm 2012 là: 175.012.870 đồng .
Theo quy định công ty sẽ nộp BHXH với số tiền là:
175.012.870 x 24% = 42.003.088 đồng
Trong đó người lao động sẽ chịu là: 175.012.870 x 7% = 12.250.901 đồng
Còn lại 17% công ty sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là: 29.752.188 đồng
Ví dụ1:
Lương trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của chị Nguyễn Thị Bích Sơn:
Tính vào chi phí: 17%BHXH, 3%BHYT, 2% KPCĐ, 1%BHTN:
= 6.510.000 x 23% = 1.497.300
Trừ vào lương: 7%BHXH, 1.5%BHYT, 1%BHTN
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 22
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
= 6.510.000 x 9.5% = 618.450
Ví dụ 2:
Lương trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của chị Trần Thị Tiến:
Tính vào chi phí: 17%BHXH, 3%BHYT, 2% KPCĐ, 1%BHTN:
= 2.835.000 x 23% = 652.050
Trừ vào lương: 7%BHXH, 1.5%BHYT, 1%BHTN
= 2.835.000 x 9.5% = 269.325.
Bảo hiểm y tế( BHYT):
Dùng để chi trả cho người tham gia đóng góp trong thời gian khám chữa bệnh. 4.5%
BHYT tính trên tổng quỹ lương trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của
công ty còn 1.5% người lao động chịu trừ vào lương.
Theo quy định công ty sẽ nộp BHYT với số tiền là:
175.012.870 x 4.5% = 7.875.579 đồng
Trong đó người lao động sẽ chịu là: 175.012.870 x 1.5% = 2.625.193 đồng
Còn lại 3% công ty sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là: 5.250.386 đồng
Ví dụ : Nguyễn Thị Bích Sơn, lương cơ bản là :6.510.000 đồng vậy số tiền nộp BHXH
sẽ là 6.510.000 x 1.5 % = 97.650 đồng
Số tiền mà công ty phải chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh sẽ là:
6.510.000 x 3% = 195.300 đồng
Bảo hiểm thát nghiệp (BHTN):
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho người bị mất việc mà
đáp ứng đủ yêu cầu theo luật định.Doanh nghiệp được tính trên 2% tổng quỹ lương
trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, còn 1% người lao động
chịu trừ vào lương.
Theo qui đinh công ty sẽ nộp BHTN với số tiền là:
175.012.870 x 2% = 3.500.275
Trong đó người lao động sẽ chịu là: 175.012.870 x 1% = 1.750.129 đồng
Còn lại 1% công ty tính vào chi phí SXKD là : 1.750.129 đồng
Ví dụ : Nguyễn Thị Bích Sơn, lương cơ bản là :6.510.000 đồng vậy số tiền nộp BHXH
sẽ là 6.510.000 x 1 % = 65.100 đồng
Số tiền mà công ty phải chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh sẽ là:
6.510.000 x 1% = 65.100 đồng
Kinh phí công đoàn( KPCĐ):
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 23
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
Dùng để duy trì hoạt động của công đoàn doanh nghiệp được tính trên 2% tổng
quỹ lương. 1% nộp cho công đoàn cấp trên 1% giữ lại tại Doanh nghiệp 2% KPCĐ
được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Theo quy định công ty sẽ nộp KPCĐ với số tiền là:
.175. 012.870 x 2% = 3.500.257 đồng
Tại Công Ty Đại Sơn Thủy 3 khoản BHXH,BHTN, BHYT phải thu của người
lao động được tính vào là 9.5% và trừ luôn vào lương của người lao động khi trả:
175.012.870 x 9.5% = 16.626.223 đồng
Ví dụ : Nguyễn Thị Bích Sơn, lương cơ bản là :6.510.000 đồng vậy số tiền nộp BH các
loại sẽ là 6.510.000 x 9.5% = 618.450 đồng
Hàng tháng căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng
kế toán trích BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí sản
xúât kinh doanh của các bộ phận sử dụng lao động:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 627 - Chi phí sán xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.
BHXH, BHYT khấu trừ vào tiền lương công nhân viên:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.
Tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên khi CNV bị ốm đau, thai sản:
Nợ TK 338(3383) - Phải trả, phải nộp khác.
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên.
Nộp BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ cho cơ quan chuyên trách.
Nợ TK 338 Phải trả, phải nộp khác.
Có TK 111, 112.
Khi chi tiêu sử dụng kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp:
Nợ TK 338(3382) - Phải trả, phải nộp khác.
Có TK 111- Tiền mặt.
Thanh toán tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên:
Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên
Có TK 111- Tiền mặt
2.2.3. Các khoản thu nhập có tính chất lương.
Tiền thưởng:
Doanh nghiệp trích thưởng từ lợi nhuận còn lại ( sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với
Nhà nước ) để thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ một năm trở
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 24
Chuyên đề thực tập GVHD: Vưu Thị Thu Thuỷ
lên. Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người
lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn
Có các hình thức thưởng sau đây :
- Thưởng năng suất, chất lượng : áp dụng khi người lao động thực hiện tốt hơn mức độ
trung bình về số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
- Thưởng sang kiến: áp dụng khi người lao động có các sang kiến cải tiến kĩ thuật, tìm
ra các phương pháp mới có tác dụng làm nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành
hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, kí kết được hợp đồng mới: áp dụng cho các
nhân viên tìm thêm được các địa chỉ tiêu thụ mới, giới thiệu khách hàng, kí kết thêm
được hợp đồng cho doanh nghiệp hoặc có các hoạt động khác có tác dụng làm tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp
- Thưởng đảm bảo ngày công: áp dụng khi nguời lao động làm việc với số ngày công
vượt mức qui định của doanh nghiệp.
Phụ cấp:
Các khoản phụ cấp lương của người lao động trong Công Ty Đại Sơn Thủy bao gồm
các khoản sau :
Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp thu hút, phụ cấp làm thêm giờ .
Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng, kế toán ghi:
+Trường hợp thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ:
Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334- Phải trả công nhân viên
+Trường hợp thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng năng
suất lao động:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334- Phải trả công nhân viên
Tiền ăn ca phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp:
Nợ TK 622, 627, 641, 642…
Có TK 334 : Phải trả CNV
Các khoản khấu trừ vào lương của CNV: khoản tạm ứng chi không hết khoản bồi
thường vật chất, BHXH, BHYT Công Nhân Viên phải nộp, thuế thu nhập phải nộp
ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên
Có TK 141- Tạm ứng
Có TK 138 -Phải thu khác
Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác
Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
SVTH: Trần Thị Thu Thuỷ Trang 25