Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Hoàn thiện qui trình thực hiện hợp đồng hợp khẩu nguyên liệu sản xuất thép từ thị trường châu Phi của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.16 KB, 41 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tại công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
thép Hòa Phát, nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong công ty
mà em có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu môi trường làm việc thực tế, làm quen với các
nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Đây chính là cơ sở giúp em có kiến thức thực tế để có
thể hoàn thành khóa luận.
Để hoàn thành khóa luận kịp thời, đảm bảo chất lượng, em đã nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn hết sức nhiệt tình của thầy giáo Vũ Anh Tuấn.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Anh Tuấn cùng Ban lãnh
đạo, các cô chú, anh chị trong công ty TNHH MTV thép Hòa Phát đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này.
Tuy nhiên trong quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hạn
chế về thời gian và trình độ chuyên môn cũng như kiến thức thực tiễn nên không
thể tránh khỏi thiếu sót trong chuyên đề. Em rất mong nhận được những nhận xét,
đánh giá của thầy, cô giáo để bài chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thu Huyền
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ
1 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
2 HĐ Hợp đồng
3 HĐNK Hợp đồng nhập khẩu
4 DN Doanh nghiệp
5 NH Ngân hàng


6 PTVT Phương tiện vận tải
7 BH Bảo hiểm
8 NMP Nhà máy phôi
9 NMC Nhà máy cán
10 TMQT Thương mại quốc tế
11 KCN Khu công nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PSG.TS Doãn Kế Bôn (2010) Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại
quốc tế. Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
2. Phạm Mạnh Hiền (2004) Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế. Nhà xuất bản
Thống Kê.
3. PGS.TS Trần Chí Thành (1996) Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế. Nhà
xuất bản Thống Kê.
4. Nguyễn Văn Tiến (2006) Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C: UCP 600.
Nhà xuất bản Thống Kê.
5. Các luận văn tốt nghiệp khóa trước của trường Đại học Thương mại.
6. Các website:
www.moit.gov.vn
www.customs.gov.vn


/>SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
Chương 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUI TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT SẮT THÉP TỪ THỊ
TRUỜNG CHÂU PHI CỦA CÔNG TY TNHH MTV THÉP HOÀ PHÁT
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ

nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn bề sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, với sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại
và kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc. Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước đưa nền kinh tế hội nhập vào kinh tế
khu vực và thế giới. Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước thì chúng ta phải nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng xây dựng. Vì vậy, nhu
cầu về vật liệu xây dựng nói chung và thép xây dựng nói riêng là rất lớn.
Đánh giá được xu thế phát triển và nhu cầu thị trường, Công ty TNHH MTV Thép
Hòa Phát đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền cán sản xuất thép xây dựng với 02 nhà
máy: Nhà máy Cán thép công suất 220.000 tấn thép/năm và Nhà máy luyện phôi
thép công suất công suất 180.000 tấn phôi/ năm. Để đáp ứng đủ nguyên liệu (thép
phế liệu) sản xuất phôi thép Công ty đã phải nhập khẩu một lượng rất lớn từ nước
ngoài. Qua những năm hoạt động sản xuất và kinh doanh thép xây dựng, Công ty
TNHH MTV thép Hòa Phát đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị
trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV thép Hòa Phát, em chọn đề tài:
“Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất
thép từ thị trường châu Phi của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình
1.2Tổng quan vấn đề cần nghiên cứu
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận
văn của sinh viên trường Thương mại về qui trình thực hiên hợp đồng nhập khẩu
như:
Đề tài “Hoàn thiện qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu điện thoại di
động tại công ty Viettel” của sinh viên Trần Thị Hồng Linh K39E4 năm 2007.
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
Đề tài “ Hoàn thiện quy trình thực hiện HĐ nhập khẩu tại Công ty Cổ phần
Sông Cầu Bắc Ninh” của sinh viên Nguyễn Thị Chuyên K41E1 năm 2009.

Dựa trên tính cấp thiết của vấn đề trong đơn vị thực tập, em đã lựa chọn đề
tài “ Hoàn thiện qui trình thực hiện hợp đồng hợp khẩu nguyên liệu sản xuất thép từ
thị trường châu Phi của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát”
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu như vậy, nhưng trong mỗi công
trình nghiên cứu vẫn có sự khác nhau về đặc điểm công ty, mặt hàng nhập khẩu, thị
trường nhập khẩu,…nên trong mỗi qui trình nhập khẩu mỗi loại hàng hóa thì cách
thức thực hiện của chúng hoàn toàn khác nhau, có những ưu điểm, nhược điểm khác
nhau. Vì thế đề tài này vẫn luôn cần thiết để nghiên cứu.
1.3Mục đích nghiên cứu
 Qua việc nghiên cứu đề tài khóa luận này, em có thể củng cố thêm kiến thức,
bổ sung một số vấn đề cơ bản về hoàn thiện qui trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu trong TMQT thông qua việc tiếp cận vấn đề lý luận trên cơ sở
thực tiễn của công ty.
 Đồng thời em muốn đóng góp một số đề xuất của mình nhằm hoàn thiện hơn
qui trình thực hiện HĐNK nguyên liệu sản xuất thép từ thị trường chấu Phi
của công ty TNHH MTV thép Hòa Phát
 Góp một phần nhỏ giúp công ty có thể nâng cao được chất lượng cũng như
hiệu quả trong qui trình thực hiện HĐNK, tăng số lượng đơn hàng trong thời
gian tới.
1.4Đối tuợng nghiên cứu
Qui trình thực hiện HĐNK và thực trạng qui trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu nguyên liệu sản xuất thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát từ thị
trường châu Phi.
1.5Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
nguyên liệu sản xuất thép của công ty TNHH MTV thép Hòa Phát giai đoạn
từ năm 2010 đến năm 2013.
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
2

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
- Thị trường nghiên cứu: Châu Phi là một trong những thị trường chính cung
cấp nguyên liệu cho Công ty.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
1.6.1.1 Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp em thu thập bằng cách đưa ra các câu hỏi để được giải đáp từ
người trực tiếp chỉ đạo thực hiện qui trình nhập khẩu – là Trưởng phòng và các anh
chị nhân viên trong phòng vật tư, qua đó thấy được những thành quả đạt đã được
và hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình
thực hiện HĐNK của công ty.
1.6.1.2 Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm các nguồn dữ liệu bên trong và dữ liệu bên ngoài.
Nguồn dữ liệu bên trong là: các báo cáo tài chính từ năm 2010 đến 2012, báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, số lưu hợp đồng,… từ các phòng ban
trong công ty.
Nguồn dữ liệu bên ngoài: bao gồm các website, báo điện tử, luận văn của các
khóa trước, sách chuyên ngành thương mại quốc tế và các tài liệu liên quan đến
hoạt động thương mại quốc tế,…
1.6.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Từ những dữ liệu bên trong và bên ngoài công ty
sẽ tiến hành phân tích tổng hợp, gắn liên thực tế và lý thuyết nhằm tìm ra những tồn
tại và nghiên cứu các giải pháp cho công ty.
Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm để thấy được những thay đổi
trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của công ty.
1.7 Kết cấu khoá luận
Ngoài các phần: Lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
và danh mục các từ viết tắt. Kết cấu khóa luận gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
nguyên liệu sản xuất thép từ thị trường châu Phi của công ty TNHH MTV Thép

Hòa Phát.
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
Chương 3: Phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
nguyên liệu sản xuất thép của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thép của công ty
TNHH MTV thép Hòa Phát.
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
Chương 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUI TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU
2.1 Khái niệm chung về hợp đồng thương mại quốc tế
2.1.1 Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế
Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế: Hợp đồng thương mại quốc tế là
sự thỏa thuận về thương mại giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia
khác nhau.
Nguồn “Giáo trình quản trị tác nghiệp TMQT”,PGS.TS Doãn Kế Bôn,nxb
chính trị hành chính Quốc Gia, 2010.
Như vậy chủ thể của hợp đồng là bên có trụ sở kinh doanh ở những quốc gia
khác nhau. Đây có thể là các hợp đồng mua bán hàng hóa ( hợp đồng xuất nhập
khẩu); hợp đồng gia công, hợp đồng đại lý, môi giới; hợp đồng ủy thác. Đối tượng
của hợp đồng là hàng hóa ( Goods) hoặc dịch vụ (Service). Bên bán phải giao hàng
hóa, dịch vụ cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán một đối giá cân xứng
với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã được giao.
Khái niệm hợp đồng nhập khẩu: Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng
của thương nhân nước ngoài, thực hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hóa và

thanh toán tiền hàng.
Nguồn”Giáo trình quản trị tác nghiệp TMQT”,PGS.TS Doãn Kế Bôn,nxb
chính trị hành chính Quốc Gia, 2010.
Như vậy, hợp đồng là cơ sở để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và
đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện thực hiện cá nghĩa vụ của họ. Hợp đồng còn
là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lý quan
trọng để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ
của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2.1.2 Các nguồn luật và các điều khoản áp dụng
Không có một hợp đồng nào là hoàn thiện, khi hợp đồng không chứa đựng
giải pháp, các bên tham gia ký kết hợp đồng không thống nhất được giải pháp thực
hiện, thì lúc này luật áp dụng trong hợp đồng sẽ cung cấp giải pháp để các bên
thống nhất thực hiện.
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
Luật áp dụng trong hợp đồng có thể là luật của nước người mua, người bán,
hoặc của bên thứ ba, có thể là luật của nước hoặc một bang. Về nguyên tắc các bên
được tự do thỏa thuận luật áp dụng trong hợp đồng.
2.2 Nội dung qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.2.1 Xin giấy phép nhập khẩu
Giấy phép NK là một công cụ quan trọng để các quốc gia kiểm soát tình hình
NK, là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi
chuyến hàng NK.
Các doanh nghiệp kinh doanh NK sẽ phải dựa vào danh mục hàng cấm NK,
hàng tạm ngừng NK, hàng NK theo hạn ngạch, không theo hạn ngạch…do các Bộ,
Ngành công bố hàng năm, để biết được mặt hàng nào được phép NK, hàng nào phải
xin giấy phép khi NK…Từ đó, thỏa mãn các yêu cầu pháp lý khi NK.
Với các mặt hàng nhà nước quản lý bằng giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp
nhập khẩu cần nộp hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu lên Bộ công thương. Bộ hồ sơ

bao gồm: Đơn xin giấy phép phiếu hạn ngạch, bản sao hợp đồng hoặc bản sao L/C,
và các giấy tờ liên quan khác.
2.2.2 Thực hiện bước đầu của khâu thanh toán
Trong TMQT, thanh toán tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai
bên mua bán. Thanh toán tiền hàng được mua hoặc bán có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc quay vòng vốn của hai bên, các loại rủi ro trong lưu thông tiền tệ và chi phí, do
đó đây là điều kiện quan trọng liên quan đến lợi ích của hai bên mua và bán. Vì vậy,
khi đàm phán giao dịch, hai bên mua bán đều cố gắng thỏa thuận điều kiện thanh
toán có lợi cho mình. Các điều kiện thanh toán quy định trong hợp đồng TMQT bao
gồm: Đồng tiền thanh toán, địa điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức
thanh toán và điều kiện đảm bảo hối đoái.
Khi HĐ quy định phương thức thanh toán bằng L/C, người NK sẽ phải tiến
hành mở L/C. Mở L/C là hoạt động thể hiện rõ ý chí thực sự muốn nhận hàng và
thanh toán tiền hàng của bên NK. Do đó, đây là công việc rất quan trọng đối với
người NK để thực hiện HĐ mà hai bên đã thỏa thuận.
Để mở L/C, người NK phải làm đơn xin mở L/C, người NK sẽ phải tiến hành
mở L/C (theo mẫu in sẵn của từng NH) dựa trên các điều khoản của HĐNK. Đơn
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
xin mở L/C là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa NH mở L/C và
người mở L/C, cũng là cơ sở để NH mở L/C cho bên XK hưởng.
Cần cân nhắc các điều kiện ràng buộc bên XK sao cho vừa chặt chẽ, đảm bảo
quyền lợi của mình vừa tôn trọng các điều khoản HĐ, tránh mâu thuẫn để bên XK
chấp nhận được.
Ngoài đơn xin mở L/C và các chứng từ khác, sau khi đã được cơ quan quản
lý kế hoạch thu chi ngoại hối xét duyệt sẽ được chuyển đến NH mở L/C cùng với
hai ủy nhiệm chi: một ủy nhiệm chi để ký quỹ theo quy định về mở L/C và một ủy
nhiệm chi khác để trả thủ tục phí cho NH về việc mở L/C, hoặc đơn yêu cầu mua
ngoại tệ để ký quỹ và trả thủ tục phí, hoặc HĐ vay ngoại tệ (nếu yêu cầu vay tiền

để thanh toán L/C).
2.2.3 Thuê phương tiện vận tải
Việc thuê PTVT để chuyên chở hàng hóa NK trực tiếp ảnh hưởng đến tiến
độ giao hàng, sự an toàn của hàng hóa…Vì vậy, khi thuê PTVT phải am hiểu và
nắm chắc các căn cứ và nghiệp vụ để thuê PTVT.
2.2.3.1 Các căn cứ để thuê phương tiện vận tải (PTVT)
• Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng của HĐTMQT.
• Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm của hàng hóa để tối ưu hóa tải trọng của
phương tiện, từ đó tối ưu hóa chi phí, cũng để đảm bảo cho hàng hóa trong
quá trình vận chuyển.
• Căn cứ vào điều kiện vận tải: Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container,
là hàng thông dụng hay hàng đặc biệt…Để từ đó lựa chọn PTVT thích hợp
nhất.
• Căn cứ vào các điều kiện khác trong hợp đồng như: Quy định về mức tải
trọng tối đa của PTVT, mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ…
2.2.3.2 Nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải
Hàng hóa giao dịch trong TMQT thường được vận chuyển bằng tàu biển,
bằng container, bằng đường sắt và đường hàng không. Nhưng hàng chuyên chở
bằng tàu biển và container là phổ biến hơn cả.
 Nghiệp vụ thuê tàu
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
Có 2 hình thức thuê tàu: Thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến
• Thuê tàu chợ: Là việc người thuê chở yêu cầu người chuyên chở hoặc chủ
tàu giành cho thuê một phần chiếc tàu chợ (Liner) để chuyên chở hàng hóa từ
một cảng này đến một hay nhiều cảng khác và trả cước phí theo biểu giá
cước định sẵn. Tàu chợ chạy định kỳ, thường xuyên trên một tuyến nhất
định, ghé qua những cảng nhất định với lịch trình cụ thể được định trước.
• Thuê tàu chuyến: Là việc người thuê chở đề nghị người chủ tàu cho thuê

toàn bộ con tàu để chở hàng từ một cảng này đến một hay nhiều cảng khác
và phải trả một khoản phí cước thuê tàu do hai bên thỏa thuận. Tuyến đường
và lịch trình hoạt động của tàu chuyến (Tramp) phụ thuộc vào yêu cầu của
người thuê chở.
 Nghiệp vụ thuê container
• Thuê một phần chiếc container ( Gửi hàng lẻ - LCL): Phù hợp khi người gửi
hàng có khối lượng hàng hóa không đủ xếp đầy một container.
• Thuê nguyên cả container (Gửi hàng nguyên container – FCL): Áp dụng khi
chủ hàng có khối lượng hàng hóa lớn và đồng nhất, đủ chứa đầy một hay
nhiều container. Hợp đồng thuê theo FCL có thể ký kết theo 4 dạng: Thuê
chuyến một, thuê không quy định số lượng container với giá cố định, hợp
đồng thuê có quy định số lượng container tối thiểu bắt buộc, hợp đồng thuê
dài hạn.
2.2.4 Mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu có)
Trong kinh doanh TMQT hàng hóa thường phải vận chuyển đi rất xa, trong
những điều kiện vận tải phức tạp. Do đó, hàng hóa rất dễ hư hỏng, mất mát, tổn thất
trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy, việc mua BH cho hàng hóa để giảm bớt
các rủi ro có thể xảy ra có ý nghĩa to lớn. Trên thế giới và Việt Nam hiện nay
thường áp dụng 3 điều kiện BH chính: Điều kiện bảo hiểm loại A,B,C do phòng
thương mại quốc tế ICC quy định.
2.2.4.1 Những căn cứ để mua bảo hiểm hàng hóa
Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong HĐTMQT: Điều kiện cơ sở giao
hàng sẽ quy định rủi ro hàng hóa trong quá trình vẫn chuyển thuộc về bên XK hay
NK. Từ đó, các bên cần xem xét việc mua bảo hiểm (BH) cho hàng hóa, ngoại trừ
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
điều kiện CIF, CIP người bán có nghĩa vụ mua BH hàng hóa theo điều kiện C (mức
BH tối thiểu).
Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển: Nếu lô hàng có giá trị lớn, dễ chịu tác

động từ quá trình bốc xếp, vận chuyển thì cần mua BH điều kiện A, những lô hàng
có bản chất rất khó bị hư hỏng, mất mát cho dù có những tác động từ bên ngoài thì
có thể mua BH ở điều kiện thấp hơn hoặc không mua.
Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Các điều kiện vận chuyển như: Loại
phương tiện vận chuyển, loại bao bì bốc dỡ…là các yếu tố tạo nên rủi ro cho hàng
hóa.
2.2.4.2 Nghiệp vụ mua BH cho hàng hóa
• Xác định nhu cầu BH (xác định giá trị BH và điều kiện BH). Giá trị bảo
hiểm là giá trị thực tế của lô hàng.
• Xác định loại hình bảo hiểm: Các DN TMQT thường sử dụng 2 loại hình BH
chính: HĐ BH chuyến và HĐ BH bao.
+ HĐ BH chuyến: Được ký kết cho từng chuyến hàng chuyên chở từ địa
điểm này đến địa điểm khác, được ghi trong HĐ BH.
+ HĐ BH bao: Được ký kết cho một khối lượng hàng vận chuyển trong
nhiều chuyến kế tiếp nhau (thường thời hạn là 1 năm).
• Lựa chọn công ty BH: Công ty BH có uy tín, có quan hệ thường xuyên, tỷ lệ
phí BH thấp và thuận tiện trong quá trình giao dịch là ưu tiên lựa chọn đầu
tiên của các DN kinh doanh XNK. Thực tiễn kinh doanh, các DN Việt Nam
thường mua BH tại Bảo Việt hoặc các công ty BH trong nước để thuận tiện
giải quyết khi có tranh chấp, rủi ro xảy ra.
• Đàm phán ký kết HĐ BH, thanh toán phí BH, nhận đơn BH hoặc giấy chứng
nhận BH.
2.2.5 Làm thủ tục Hải quan
Theo thông tư 222/2009/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan, hàng hóa khi
đi qua cửa khẩu (XK hay NK) đều phải làm thủ tục hải quan.Việc làm thủ tục hải
quan gồm 3 bước chủ yếu sau:
2.2.5.1 Khai và nộp tờ khai hải quan
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn

Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo mẫu tờ khai hải quan do Tổng
cục hải quan quy định. Có hai hình thức khai hải quan là khai trực tiếp tại cơ quan
hải quan hoặc sử dụng hình thức khai điện tử.
Người khai hải quan sau khi khai vào tờ khai hải quan sẽ nộp bộ hồ sơ hải
quan cho Cơ quan hải quan. Bộ hồ sơ gồm có: Tờ khai hải quan (2 bản chính) và
các chứng từ khác có liên quan, chẳng hạn như hóa đơn thương mại (1 bản sao), HĐ
mua bán hàng hóa(1 bản sao), vận đơn (bản gốc)…
2.2.5.2 Xuất trình hàng hóa
Chủ hàng phải đưa hàng hóa đến địa điểm quy định để kiểm tra thực tế hàng
hóa. Kiểm tra thực tế hàng hóa có 3 hình thức:
 Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với những chủ hàng có quá trình chấp
hành tốt pháp luật hải quan, hay các trường hợp mặt hàng NK thường xuyên.

 Kiểm tra đại diện không quá 10% đối với lô hàng NK là nguyên liệu sản xuất
hàng XK và gia công XK, … Thời gian kiểm tra đại diện không quá 8 giờ
làm việc.
 Kiểm tra toàn bộ lô hàng NK của chủ hàng đã vi phạm nhiều lần luật hải
quan, lô hàng có dấu hiệu vi phạm …
2.2.5.3 Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan
Sau khi kiểm tra bộ hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có các
quyết định sau:
• Cho hàng qua biên giới.
• Cho hàng qua biên giới có điều kiện.
• Không được phép NK.
Trách nhiệm của chủ hàng là nghiêm chỉnh thực hiện các quyết định trên.
2.2.6 Nhận hàng
Việc nhận hàng có thể do chính DN tự đảm nhận hoặc ủy thác cho một công
ty giao nhận. Công việc này tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều thủ tục hành
chính. Nếu không nắm vững các thủ tục này người NK sẽ không biết lập các chứng
từ liên hệ như: Giấy chứng nhận hàng thiếu, biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng, mời cơ

quan giám định, lập biên bản giám định … Do đó sẽ khó khiếu nại đòi bồi thướng
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
sau này. Hiện nay các DN thường nhờ đến các công ty giao nhận để có được sự
chuyên môn hóa của họ nhắm đạt được hiệu quả thực hiện cao nhất.
2.2.7 Kiểm tra hàng hóa
Kiểm tra hàng hóa là công việc hết sức cần thiết. Nội dung kiểm tra như sau:
 Kiểm tra về số lượng: Số lượng hàng thiếu, hàng đổ vỡ và nguyên nhân.
 Kiểm tra về chất lượng.
 Kiểm tra bao bì hàng hóa.
 Kiểm dịch động, thực vật nếu hàng hóa là động, thực vật.
 Khi nhận hàng từ phương tiện ga, cảng phải kiểm tra niêm phong cặp chì
trước khi dỡ hàng ra khỏi PTVT.
2.2.8 Thanh toán
Thanh toánh tóan là nội dung quan trọng trong hoạt động TMQT, chất lượng
của công việc này có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoat động kinh
doanh.
 Nếu sử dụng phương thức thanh toán L/C
Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một trong
các việc đầu tiên mà bên Mua phải làm để thực hện hợp đồng đó là việc mở L/C.
Sau khi kiểm tra toàn bộ chứng từ, Ngân hàng phát hành L/C giao cho người
NK. Sau khi giao hàng, bên XK gửi bộ chứng từ gốc đến Ngân hàng của doanh
nghiệp NK, Ngân hàng kiểm tra chứng từ và chuyển cho người NK kiểm tra. Ngân
hàng tiền hành kiểm tra toàn bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ thì sau
một thời gian quy định kể từ ngày mở L/C Ngân hàng sẽ tự động chuyển khoản giá
trị HĐ và tài khoản bên bán. Nếu chứng từ sai sót Ngân hàng sẽ thông báo ngay cho
bên NK, bên NK chấp nhận sai sót thì phải cam kết thanh toán, nhận vận đơn đã ký
hậu để đi nhận hàng.
Sau khi nhận hàng doanh nghiệp NK nộp tờ khai nhận cho Ngân hàng, chờ

đến hạn thanh toán cho Ngân hàng hoặc ký nhận nợ với Ngân hàng.
Trường hợp chứng từ không thể chấp nhận, doanh nghiệp NK từ chối thanh toán thì
phải chỉ thị bằng văn bản theo mẫu của Ngân hàng và Ngân hàng sẽ gửi lại cho nhà
XK để sửa chữa bổ sung chứng từ phù hợp với L/C tạo điều kiện cho bên NK nhận
hàng.
 Nếu thanh toán bằng phương thức nhờ thu
Sau khi nhận chứng từ ở NH, đơn vị Nk phải kiểm tra các chứng từ. Nếu phù
hợp với HĐ đã ký kết thì chấp nhận trả tiền hoặc trả tiền để nhận chứng từ nhận
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
hàng. Nếu chứng từ không phù hợp, người NK có quyền từ chối thanh toán. Việc vi
phạm HĐ của người XK sẽ được hai bên trực tiếp giải quyết.
 Nếu thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền
Khi đến kỳ hạn thanh toán bằng phương thức này, người NK đến NH phục
vụ mình yêu cầu thực hiện CAD, COD ký một bản ghi nhớ, đồng thời thực hiện lý
quỹ 100% giá trị thương vụ để lập tài khoản ký thác.
2.2.9 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có )
Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện
hợp đồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp
mang tính pháp ly thỏa mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của bên khiếu nại.
Người mua và người bán có quyền khiếu nại nhau khi một trong hai bên vi
phạm bất cứ điều khoản quy định về nghĩa vụ của người bán và người mua trong
hợp đồng. Người mua và người bán có thể khiếu nại người chuyên chở khi người
chuyên chở vi phạm hợp đồng chuyên chở, cũng có thể khiếu nại hãng bảo hiểm khi
hàng hóa bị tổn thất do các rủi ro đã được mua bảo hiểm gây nên.
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THÉP CỦA CÔNG TY
TNHH MTV THÉP HÒA PHÁT.
3.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát.

3.1.1 Quá trình thành lập và phát triển
Hoà Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng
đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
tháng 8/1992, Hoà Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), ống
thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007 Hòa
Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà
Phát giữ vai trò là công ty mẹ cùng 10 công ty thành viên và 3 công ty liên kết.
Ngày 15/11/2007, Hoà Phát chính thức niêm yết cố phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.
Công ty TNHH MTV Thép Hoà Phát được tách từ Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hoà Phát từ tháng 11/2010 nhằm tái cơ cấu hoạt động Tập đoàn. Công ty có
ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất sắt, thép, gang với vốn điều lệ lên tới 600 tỷ
đồng, trong đó công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ. Một số thông tin cơ bản của
công ty:
Tên công ty : Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát
Tên Tiếng Anh : Hoa Phat Steel One Member Co., Ltd
Trụ sở chính : Tầng 9 Tòa nhà Hòa Phát, 39 - Nguyễn Đình Chiểu –
Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại : (84-4) 62797096
Fax : (84-43) 9747762/ 9747748
Nhà máy sản xuất : Nhà máy Phôi thép: KCN Như Quỳnh – Hưng Yên
Nhà máy Cán thép : KCN Phối Nối A – Hưng Yên
Số CBCNV : 899 người, trong đó: trên ĐH : 2 người
ĐH & CĐ : 212 người
Trung cấp : 215 người
Trình độ khác : 471 người
Vốn điều lệ : 600.000.000.000 (sáu trămtỷ đồng)

Mặt hàng SXKD : Sắt, thép, gang
Công ty hiện đang điều hành 2 nhà máy Phôi thép và Cán thép tại Hưng Yên.
Nhà máy Phôi thép tại KCN Phố Nối A được đầu tư 13 triệu USD với dây chuyền
hiện đại, công suất đạt 200.000 tấn/ năm. Nhà máy Cán thép tại KCN Như Quỳnh
được trang bị dây chuyền hiện đại nhất của Danieli (Italia) với công suất 300.000
tấn/ năm. Sản phẩm thép Hoà Phát là thép cốt bê tông cán nóng: thép cuộn đường
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
13
Khúa lun tt nghip GVHD: V Anh Tun
kớnh 6mm, 8mm, 10mm, cun D8mm gai v thộp thanh vn ng kớnh t
D10mm - D55mm.
Trong nm 2011, sn lng thộp ca cụng ty chim gn ẵ sn lng sn
xut v m trỏch ton b mng tiờu th ca tp on Hũa Phỏt. Cụng ty ó trin
khai rt nhiu ci tin, nht l nghiờn cu lp t thnh cụng h thng lũ sinh khớ
than cho Nh mỏy cỏn thộp v nõng cp hai lũ in h quang cho Nh mỏy phụi
thộp ti Hng Yờn. Vic nõng cp v lp t mi thit b ny ó giỳp cỏc nh mỏy
hot ng n nh v gúp phn ln vo vic tng sn lng, gim chi phớ sn xut.
Trong nm 2012, Cụng ty TNHH MTV Thộp Hũa Phỏt ó lt vo top 1000 doanh
nghip np thu thu nhp doanh nghip nhiu nht nc.
3.1.2 Lnh vc kinh doanh
Sản phẩm của Công ty TNHH MTV Thép Hoà Phát là các loại théo cốt bê
tông cán nóng bao gồm thép cuộn đờng kính 6mm, 8mm, thẹp cuộn D8mm và thép
thanh vằn đờng kính D10mm - D55mm.
Điểm nổi bật nhất của sản phẩm của Công ty là thép xây dựng D41 - D55,
kích thớc lớn nhất hiện cha có nhà sản xuất nào tại Việt Nam cung cấp.
SV: Nguyn Thu Huyn Lp: K45E1
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV thép Hòa Phát

Nguồn: phòng tổ chức công ty TNHH MTV thép Hòa Phát
Công ty được tổ chức xây dựng theo mô hình trực tuyến - chức năng, người
đứng đầu là giám đốc - ông Kiều Chí Công. Công ty hiện đang quản lý 2 nhà máy:
Nhà máy Cán thép và Nhà máy Phôi thép ở Hưng Yên. Ngoài trụ sở chính ở Hà
Nội, công ty còn có 2 chi nhánh ở TP. Đà Nẵng và TP.HCM.
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
15
Chủ tịch công ty
Ban giám đốc công ty
Văn phòng công ty
Chủ tịch công ty
Khối sản xuất
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Kế toán
Phòng
vật Tư
Đội
Bảo Vệ
Phòng
Tổ Chức
Nhà
máy
Phôi
thép
Nhà
máy
Cán

thép
Chi nhánh Đà Nẵng
Nhân viên thị trường
Chi nhánh TP HCM
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Thép
Hòa Phát.
3.2.1 Thị trường nhập khẩu
Sản phẩm của Công ty TNHH MTV Thép Hoà Phát là các loại thép cốt bê
tông cán nóng bao gồm thép cuộn đường kính 6mm, 8mm, thép cuộn D8mm và
thép thanh vằn đường kính D10mm - D55mm. Điểm nổi bật nhất của sản phẩm của
Công ty là thép xây dựng D41 - D55, kích thước lớn nhất hiện chưa có nhà sản xuất
nào tại Việt Nam cung cấp.
Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Phát là đơn vị sản xuất quy mô lớn có
dây chuyền công nghệ liên tục, khép kín, tổ chức theo 2 nhà máy: Nhà máy Phôi
(NMP) và Nhà máy Cán (NMC), mỗi nhà máy có chức năng nhiệm vụ riêng. Khối
lượng sản phẩm mà công ty sản xuất ra rất lớn nhưng lại được phân chia thành các
sản phẩm nhất định. Sản phẩm của Nhà máy Phôi là Phôi thép; sản phẩm của Nhà
máy Cán là Thép 3SP, Thép 5SP và Thép G60. Do đó chi phí sản xuất phát sinh
được tính cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Phátcó quy trình công nghệ sản xuất
phức tạp chế biến kiểu liên tục gồm 2 giai đoạn công nghệ cấu thành, tương ứng với
từng giai đoạn công nghệ được tổ chức thành 2 nhà máy sản xuất.Sảnphẩm của Nhà
máy Phôi cũng chính là nguyên vật liệu chính của Nhà máy Cán, đồng thời cũng có
thể bán ra thị trường.
Để phục vụ cho việc sản xuất công ty nhập khẩu phế liệu sắt thép từ các thị
trường chính chủ yếu là các nước ở các khu vực và các nước: Trung Nam Mỹ, Châu
Phi, Nhật Bản Trong đó thị trường Trung Nam Mỹ và Châu Phi chiếm tỉ trọng lớn
trong tổng sản lượng nhập khẩu thép phế liệu của Công ty. Trong đó, thị trường
Trung Nam Mỹ chiếm 40%, thị trường Châu Phi chiếm 40%, thị trường Nhật Bản

15%, còn lại 5% sản lượng thép phế liệu nhập khẩu còn lại là từ các thị trường khác
.
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
Bảng 3.1: Kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu từ các thị trường từ năm 2010
đến năm 2012
Kim ngạch
( Triệu USD)
Thị trường
nhập khẩu
2010
2011
2012
Châu Phi 40,3 43,6 58,8
Trung Nam Mỹ 36,5 35,6 35,8
Thị trường khác 6,2 25,8 22,3
Tổng 83 105 116,9
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thị trường của Phòng vật tư Công ty TNHH MTV
Thép Hòa Phát
Ta có thể dễ dàng nhận thấy, kim nghạch nhập khẩu ở thị trường Châu Phi
luôn đứng đầu qua các năm với tỷ trọng ngày càng lớn. Từ 40,3 triệu USD vào năm
2010 lên tới 43,6 triệu USD vào năm 2011. Tỷ lệ tăng đạt 8,2% và tiến tới 58,8
triệu USD vào năm 2012 (tăng 34,9% so với năm 2011). Thị trường Trung Nam Mỹ
vẫn giữ vị trí ổn định qua các năm riêng các thị trường khác có xu hướng tăng dần
theo các năm. Điều đó phản ánh đúng thực trạng mở rộng thị trường, tăng cường
tìm kiếm các nguồn cung cấp mới, tránh tình trạng lệ thuộc thị trường của công ty.
Thị trường Châu Phi là thị trường quan trọng của Công ty bởi ba lý do chính:
Nguồn cung dồi dào, chất lượng đảm bảo và giá thành phải chăng. Bởi tại các quốc
gia này, nhằm khuyến khích phát triển nền kinh tế, các chính phủ ở đây luôn có

chính sách rộng mở, thông thoáng, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu đặc
biệt là hoạt động xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ. Vì thế hoạt động xuất khẩu
gặp nhiều thuận lợi hơn các quốc gia Châu Âu – với hàng rào về thuế quan, môi
trường gây nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên do đặc điểm địa lý
cách xa Việt Nam, việc nhập khẩu phế liệu từ thị trường này cũng gặp những khó
khăn nhất định về thời gian nhận hàng. Thực tế cho thấy, thời gian vận chuyển thép
phế liệu từ thị trường Châu Phi về Việt Nam trung bình từ 60 đến 70 ngày kể từ thời
điểm giao hàng so với thời gian vận chuyển từ thị trường Châu Úc về Việt Nam
trung bình từ 30 đến 40 ngày. Thời gian vận chuyển quá dài kéo theo những khó
khăn trong kế hoạch mua hàng, kế hoạch sản xuất dự tính, khó theo sát, thay đổi
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
cho phù hợp với thị trường thành phẩm biến động từng ngày. Thời gian vận chuyển
kéo dài cũng dẫn đến các chi phí tín dụng kéo dài, tăng cao.
Do đó, để tăng tính ưu việc của yếu tố thị trường trong việc nâng cao hiệu
quả nhập khẩu, Công ty cần tăng cường hơn nữa các thị trường nhập khẩu, đan xen
hài hòa các lợi ích từ các thị trường, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào một thị
trường chủ lực dẫn đến bị động khi có những thay đổi bất ngờ.
3.2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty tại trị trường châu Phi
Như đã giới thiệu ở trên, thép phế liệu là nguyên liệu chính để sản xuất phôi
thép (nguyên liệu cán thép). Hiện nay tiêu chuẩn chất lượng thép phế liệu nhập khẩu
căn cứ TCVN 7342: 2004 – Tiêu chuẩn thép phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất
thép cacbon thông dụng. Phân loại và yêu cầu kỹ thuật ban hành ngày 29 tháng 10
năm 2004. Theo đó thép phế liệu dùng để sản xuất thép được chia thành năm loại
như sau:
Bảng 3.2 Phân loại thép phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất thép các bon
STT Loại Chiều dầy
(mm)
Chiều dài x rộng

( max, mm)
Khối lượng
Kg/cục, thanh
Tỷ khối,
kg/m3
1 Loại 1 > 6 2000 x 800 < 1000 -
2 Loại 2 Từ 3 đến 6 2000 x 800 < 1000 -
3 Loại 3 < 3 2000 x 1000 < 1000 -
4 Loại đóng bánh - - - ³ 1000
5 Loại cắt vụn - - - ³ 800
Nguồn: TCVN 7342: 2004 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban
hành ngày 29/10/2004.
Trong năm loại thép phế liệu trên, Công ty chỉ nhập khẩu hai loại thép phế
liệu từ các thị trường quen thuộc là: thép phế liệu loại 1 và thép phế liệu loại 2.
Trong đó thép phế liệu loại 1 chiếm 80% lượng thép phế liệu nhập khẩu và 20% còn
lại là thép phế liệu loại 2.
Thép phế liệu được nhập từ các thị trường : Trung Nam Mỹ, Châu Phi,
Trung Đông, Úc, EU… Chi phí cho nguyên vật liệu này chiếm 82,2% chi phí sản
xuất phôi thép Những năm gần đây nhờ sự năng động tìm kiếm nguồn hàng từ
những thị trường khác nhau, Công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn với
nhiều bạn hàng mang tính chất lâu dài.Thị trường được chủ yếu là các nước ở các
khu vực và các nước: Trung Nam Mỹ, Châu Phi Trong đó thị trường Trung Nam
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
Mỹ và Châu Phi chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng nhập khẩu thép phế liệu
của Công ty. ,Cụ thể thị trường Trung Nam Mỹ chiếm 30%, thị trường Châu Phi
chiếm 50%, thị trường còn lại 20% sản lượng thép phế liệu nhập khẩu còn lại là từ
các thị trường khác .
3.2.3 Kết quả hoạt động nhập khẩu

Năm 2011-2012 được xem là giai đoạn đầy khó khăn cả trên phương diện
kinh tế vĩ mô và góc độ vĩ mô ngành, doanh nghiệp. Ngành sản xuất thép Việt Nam
bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ diễn biến thị trường thế giới, khu vực và trong nước về
biến động tăng giảm giá cả, nguyên liệu năng lượng đầu vào; đặc biệt là tình hình
trong nước do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ
mô, cắt giảm đầu tư công, sự tăng trưởng chậm lại của các khu vực xây dựng và
công nghiệp đã ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ thép. Lượng thép xây đựng sản
xuất toàn thị trường đạt 5,47 triệu tấn, giảm 3,3% so với năm 2010, lượng thép tiêu
thụ đạt 5,5 triệu tấn, giảm 7,8% ( Theo Hiệp hội Thép Việt Nam – VSA) Những
khó khăn này đã khiến một vài doanh nghiệp lớn của ngành thép phá sản và nhiều
doanh nhiệp khác trong tình trạng tạm dừng hoạt động. Với đặc thù hoạt động của
mình, Công ty cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của những biến động đó
nhưng dù lợi nhuận sau thuế của Công ty tuy có sụt giảm nhưng nhìn chung vẫn
duy trì vị trí của mình trên thị trường.
Bảng 3.3 : Doanh thu và lợi nhuận của CTY TNHH MTV Thép Hòa Phát
năm 2011-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế
2011 2012 % Tăng 2011 2012 % Tăng
5,607 10,749 91,7% 317 242 - 23,6%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011, 2012 của Tập đoàn Hòa Phát
Năm 2011 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn hoàn thành kế
hoạch và đạt mức tăng trưởng cao cụ thể doanh thu thuần đạt 5,607 tỷ đồng và lợi
nhuận sau thuế đạt 317 tỷ đồng vươn lên đứng thứ 2 trong top 5 doanh nghiệp thép
dẫn đầu thị trường.
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn
Năm 2012 giá thép thành phẩm chịu nhiều áp lực tăng giá trong khi nhu cầu
tiêu thụ thấp. Giá nguyên vật liệu, điện, xăng, dầu tăng cao cùng với lãi suất cho

vay còn ở mức cao đã làm tăng chi phí sản xuất nhưng để khuyến khích tiêu thụ,
Công ty hầu như vẫn giữ nguyên giá bán dẫn đến mặc dù doanh thu thuần vẫn đạt
mức tăng trưởng cao nhưng lợi nhuận sau thuế đã giảm rõ rệt. Nguyên nhân của sự
sụt giảm lợi nhuận này cũng đã được Công ty dự đoán trước bởi tác động xấu của
thị trường cộng hưởng với các chính sách điều hành tiền tệ của Chính phủ trước đó.
Và cũng có thể nói, đây là một thành tích đáng tự hào trong hoàn cảnh rất nhiều
doanh nghiệp chưa thể vượt qua khó khăn thời kỳ hậu khủng hoảng như hiện nay.
3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng
3.3.1 Các nhân tố bên trong
 Nhân tố cơ cấu tổ chức của công ty
Là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống cán bộ công nhân viên nhằm
mục đích buộc phải thực hiện một hoạt động. Để quản lý tập trung thống nhất phải
sử dụng phương pháp hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh
nghiệp cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định
tính hiệu quả trong kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý,
cách điều hành sáng suốt sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh,
ngược lại nếu cơ cấu tổ chức xệch xoạc, cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu
quả thấp trong hoạt động kinh doanh.
 Nhân tố con người.
Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể
sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện
qua hai chỉ tiêu chủ yếu nhất. Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh
thần làm việc được biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết
và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ
năng điều hành, công tác nghiệp vụ cụ thể và qua kết quả của hoạt động. Để nâng
cao vai trò của nhân tố con người, các doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Vũ Anh Tuấn

cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải quan
tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần.
 Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm các máy
móc, thiết bị sản xuất, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, các đại lý,
chi nhánh và trang thiết bị của nó cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động
kinh doanh. Các khả năng này quy định quy mô, tính chất của lĩnh vực hoạt động
nhập khẩu, và vì vậy cũng góp phần quyết định đến hiệu quả kinh doanh.
3.3.2 Các nhân tố bên ngoài
 Các chế độ chính sách luật pháp trong nước và quốc tế:
Đây là những vấn đề quan trọng mà công ty TNHH MTV thép Hòa Phát buộc
phải nắm vững và tuân theo một cách vô điều kiện. Vì nó thể hiện ý chí của Đảng
lãnh đạo mỗi nước, sự thống nhất chung của Quốc tế, nó bảo vệ lợi ích chung của
các tầng lớp trong xã hội, lợi ích của các nước trên thương trường Quốc tế. Hoạt
động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể các Quốc gia khác nhau. Bởi vậy,
nó chịu sự tác động của các chính sách, chế độ, luật pháp của các quốc gia đó.
Chẳng hạn như tự sửa đổi thực hiện, sửa đổi luật pháp quốc gia hay sự thực hiện
thay đổi chính sách thuế ưu đãi của một nước hay một nhóm nước, điều đó không
những chỉ ảnh hưởng đến nước đó mà còn ảnh hưởng đến các nước có quan hệ kinh
tế xã hội với những nước đó. Đồng thời, hoạt động xuất nhập khẩu phải nhất định
tuân theo những quy định luật pháp Quốc tế chung. Luật pháp quốc tế buộc các
nước vì lợi ích chung phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong
hoạt động của mình trong hoạt động nhập khẩu, do đó tạo nên sự tin tưởng cũng
như hiệu quả cao trong hoạt động này.
 Tỷ giá hối đoái.
Nhân tố này có ý nghĩa quyết định trong việc xác định mặt hàng, bạn hàng,
phương án kinh doanh, quan hệ kinh doanh của các DN kinh doanh XNK, cụ thể ở
SV: Nguyễn Thu Huyền Lớp: K45E1
21

×