MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................3
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÁC TỔNG CÔNG XÂY DỰNG VIỆT
NAM VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU ĐÔ THỊ MỚI..4
1.1. Tập đoàn kinh tế...................................................................................4
1.2. Vai trò của các tổng công ty xây dựng đối với hoạt động đầy tư xây
dựng khu đô thị mới tại Việt Nam.............................................................6
1.3. Sự cần thiết phải đầu tư.......................................................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN CỦA TCT
VINACONEX VỀ CÁC KHU ĐÔ THỊ, CỤM TRUNG CƯ CAO TẦNG.
...........................................................................................................................8
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TCT..........................................................................8
2.1.1 Vài nét về Tổng công ty CP VINACONEX ..................................8
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty:...........................................................10
2.1.2.1 Mô hình tổ chức của toàn tổng công ty:.................................10
2.1.2.2 Chức năng - nhiệm vụ của các phòng ban.............................12
2.1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty:................................................19
2.2 Giới thiệc một số dự án trọng điểm tiến hành đầu tư......................23
2.3 Phân tích thực trạng............................................................................26
2.3.1 Phân tích cơ cấu vốn đầu tư...........................................................26
2.4 Đánh giá bằng mô hình SWOT..........................................................32
2.4.1. Điểm mạnh....................................................................................32
2.4.2 Điểm yếu .......................................................................................33
2.4.3 Cơ hội ............................................................................................34
2.4.4. Thách thức.....................................................................................35
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP............................................................................37
3.1 Giải pháp về huy động vốn.................................................................37
1
3.2 Giải pháo về việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư................................40
3.3 Nâng cao chất lượng công trình.........................................................42
3.4 Giải pháp về nguốn nhân lực..............................................................43
3.5 Giải pháp về nghiên cứu khoa học công nghệ - thiết bị máy móc..45
3.6 Giải pháp về cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý của công ty...............46
3.7 Chế độ lương, khen thưởng và phúc lợi của công ty........................47
3.8 Hình thành một tập đoàn kinh tế.......................................................49
KẾT LUẬN....................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................52
2
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người càng nâng cao; đòi hỏi
con người càng nhiều thì nhu cầu ăn, ở đi lại của con người càng ngày càng
bức thiết, nhất là việc ở. Ngày xưa ở những căn nhà nhỏ, tạm bợ nhưng giờ
đây thì việc đó là khó có thể chấp nhận được, đi đôi với với sự phát triển kinh
tế thì cùng với nó là sự hình thành nên các khu đô thị mới để phù hợp với mục
tiêu phát triển và quy hoạch của đất nước. Vậy thì để đáp ứng nhu cầu xã hội
và đất nước như vậy thì ai sẽ là người đứng ra xây dựng các công trình đó?
Đó chính là các công ty xây dựng mà chủ đạo là các công ty thuộc nhà nước
trong đó có Vinaconex, một tổng công ty đã đóng góp không ít vào công cuộc
xây dựng và đổi mới đất nước tiền thân là công ty xuất nhập khẩu lao động
được thành lập từ năm 1988 đến nay 2009 là 21 năm với sự cống hiến và phát
triển vượt bậc đã được mọi người biết đến như một công ty hàng đầu về lĩnh
vực xây lắp ở Việt Nam có xu hướng phát triển lên tập đoàn mạnh tầm cỡ thế
giới. Thấy được sự cần thiết về xây dựng các khu đô thị và việc phát triển
Vinaconex có thể trở thành tập đoàn hay không em đi vào thực tập và nghiên
cứu về Tổng công ty Vinaconex, có gì sai xót mong cô đóng góp ý kiến.
Em xin cảm ơn!
3
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÁC TỔNG CÔNG XÂY DỰNG
VIỆT NAM VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KHU ĐÔ THỊ MỚI.
1.1. Tập đoàn kinh tế
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về “tập đoàn kinh tế” nhưng
chưa có một định nghĩa nào được xem là chuẩn mực, để có cái nhìn tổng quan
về tập đoàn kinh tế cần có sự nghiên cứu một cách khái quát dưới cả góc độ
ngôn ngữ và bản chất của nó.
Tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến “tập đoàn kinh tế” người ta
thường sử dụng các từ: “Consortium”, “conglomerate”, “cartel”, “Trust”,
“Alliance”, “Syndicate” hay “Group”.
Theo quan niệm chung thì tập đoàn kinh tế là một tổ chức kinh tế gồm
nhiều công ty liên kết với nhau trong một cơ cấu thống nhất, hợp lý mà ở đó
mỗi công ty thành viên vừa có tư cách pháp nhân đầy đủ trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, lại có quan hệ ngang dọc với các công ty khác trong và
ngoài tập đoàn. Tuy tư cách pháp lý độc lập, nhưng quan hệ kinh tế vẫn lệ
thuộc với nhau, tạo nên một tiềm lực mạnh, tập trung về vốn, công nghệ hiện
đại, lao động kỹ thuật đa ngành, phạm vi hoạt động rộng, khả năng cạnh tranh
cao, đủ sức đảm trách có hiệu quả các dự án có quy mô lớn.
Xuất phát từ khái niệm và đặc điểm trung của tập đoàn kinh tế có thể
nghiên cứu một số mô hình tập đoàn kinh tế xây dựng đáp ứng nhu cầu của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hiện đại hóa trong đó sự nghiệp
phát triển khu đô thị của nước như sau:
• Thứ nhất: điều kiện thành lập: các công ty thành viên có quan hệ hữu
cơ với nhau, tự nguyện liên kế, thống nhất và có trình độ quản lý cao, môi
trường tài chính mạnh, trong sạch, có kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Mỗi
4
công ty cần có ít nhất một thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp hoặc phục vụ,
quản lý quá trình xây lắp.
• Mô hình tổ chức: tập đoàn sẽ bao gồm các côn ty thành viên chịu sự chi
phối của công ty mẹ, mức chi phối chiếm từ 100% đến 0% tùy thuộc vào lĩnh
vực mà công ty thành viên đảm nhận. Có hai dạng là công ty con và công ty
liên kết:
o Công ty con: vốn công ty mẹ thường chiếm tỷ
trngj khống chế là trên 50% thậm chí nếu công ty con hoạt động chủ lực như
xây lắp, cung cấp nguyên vật liệu, thì tỷ trọng có thể lên tới 100%.
o Công ty liên kết: công ty mẹ chỉ cần góp vốn dưới
50% vốn điều lệ, thậm chí không có phần góp vốn nào. Những công ty này đa
phần hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực và gồm nhiều thành phần kinh tế tham
gia. Việc chấp nhận các công ty này vào tập đoàn nhằm tăng cường phạm vi
hoạt động và khả năng bao thầu các lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Mô hình ta thấy gần giống với các Tổng công ty Vinaconex, tổng công ty
xây dựng và phát triển nhà ở; tổng công ty Sông Đà… nhưng về bản chất đã
có thay đổi trong quản lý điều hành. Quan hệ cấp vốn và điều hành bằng
mệnh lệnh hành chính được thay bằng quan hệ đầu tư mang tính kinh doanh
bình đẳng và cùng có lợi. Ở đây sự rằng buộc về vốn trong quan hệ kinh tế
giữa các pháp nhân được thông qua các hợp đồng kinh tế. Các công ty con
dạng liên kết dù công ty mẹ không có cổ phần chi phối hoặc không tham gia
góp vốn, nó vẫn chịu sự điều hành ở mức độ nhất định từ công ty mẹ quan hệ
ngang nhau là chủ yếu, học có thể tham gia hoặc rút khỏi dễ dàng hơn các
công ty con khác. Tuy nhiên việc tự nguyện tham gia tập đoàn để tranh thủ uy
tín, thương hiệu, thị trường và danh tiếng của tập đoàn đã là một đảm bảo và
rằng buộcv ới họ.
Đối với Việt Nam mặc dù Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định
trong những năm tới sẽ “hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở
5
các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế đa
ngành…” nhưng đây vẫn là vấn đề rất mới mẻ đòi hỏi nghiên cứu đầy đủ và
sớm áp dụng một cách mạnh dạn.
1.2. Vai trò của các tổng công ty xây dựng đối với hoạt động đầy tư xây
dựng khu đô thị mới tại Việt Nam.
Xây dựng là một ngành không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế,
các công ty xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng cho xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Như ta đã biết ngày
xưa khi vừa thoát khỏi chiến tranh bước vào xây dựng đất nước thì việc nhà ở
là quan trọng cho các thành viên trong xã hội vì thế nhà nước chủ trương xây
các căn hộ tập thể cho công nhân viên chức ở nhưng đến xu hướng hiện nay
thì các căn hộ tập thể bằng những chung cư cao tầng, các khu đô thị mới
thoáng hơn, sang trọng hơn đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho xã hội, như ta đã
thấy những năm vừa qua vô số những công trình dự án khu đô thị mới được
hình thành như các khu đô thị Linh Đàm, Khu đô thị Văn Quán, khu đô thị
Trung Hòa Nhân Chính, Làng Thăng Long quốc tế, Khu đô thị Định Công…
góp phần phát triển đất nước đáp ứng một phần nào đó nhu cầu của người
dân.
1.3. Sự cần thiết phải đầu tư
Nhu cầu về nhà ở tăng mạnh: theo số liệu của Cục quản lý nhà (bộ xây
dựng), mỗi năm diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 30 triệu m
2
, riêng trong
năm 2008 con số này là 50 triệu m
2
. Tuy nhiên, thị trường nhà ở chỉ chú trọng
vào nhóm nhà ở cao cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đang có mức thu nhập
thấp, trong khu nhu cầu nhà ở của người dân ngày càng tăng. Chỉ tính riêng
khối sinh viên, trong khoảng 600 trường đại học và cao đẳng, dự kiến đến
năm 2015. tổng số sinh viên có thể lên đến con số gần 3 triệu. Dự kiến tổng
vốn đầu te để giải quyết nhà ở là 21000 tỷ đồng.về công nhân lao động trong
194 khu công nghiệp (KCN)được thành lập, và hiện có khoảng 1 triệu lao
6
động trực tiếo và 1.5 triệu lao động gián tiếp. Trong số đó khoảng 20% có nhà
ở, 2% được trọ ở nhà họ hàng. Trên 30% các hộ gia đình có nhà dưới 36 m2.
Nhu cầu về các nhà ở cao cấp cũng tăng: mức sống xã hội ngày càng
tăng thì việc chi trả cho những căn nhà có giá trị không thành vẫn đề đối với
xã hội, những căn nhà được các dự án khi vừa khởi công đã thu hút đông đảo
nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đặt tiền mua, ta biết rằng nhu cầu con người thì
ngày càng tăng, dân số thì ngày càng tăng với tốc độ tăng hơn 1 triệu người/
năm mà diện tích đất thì không thể nở ra trong khi đó kiến trúc của những
ngôi nhà, những khu tập thể trước thì ngày càng xuống cấp vì thế việc hình
thành và phát triển các khu đô thị mới nhằm đáp ứng về ở, nhu cầu thẩm mỹ,
mức sống của người dân là tất yếu.
7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN CỦA
TCT VINACONEX VỀ CÁC KHU ĐÔ THỊ, CỤM TRUNG
CƯ CAO TẦNG.
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TCT.
2.1.1 Vài nét về Tổng công ty CP VINACONEX
Quá trình thành lập và phát triển:
Sinh ra trong thời kỳ đổi mới và dưới ánh sáng đường lối đổi mới của
đảng, Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam-
VINACONEX không ngừng phát triển cùng với sự phát triển kỳ diệu của đất
nước. Đến nay, VINACONEX đã trở thành một trong những công ty đa
doanh vững mạnh hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam, đã khẳng định
được năng lực, uy tín, vị thế trong trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh
quyết liệt.
Quá trình hoạt động và trưởng thành gần 20 năm qua của tổng công ty
là quá trình phát triển đi lên của một doanh nghiệp nhà nước từ xuất phát
điểm là một đơn vị rất nhỏ bé không được cấp vốn, không có tài sản, với hoàn
cảnh khách quan và chủ quan đầy khó khăn phức tạp. Trong một thời gian
ngắn từ ngày đầu thành lập, vượt qua những thử thách gay go ác liệt, trụ vững
trước sự thay đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nhanh chóng chọn
được mô hình tổ chức và phương thức hoạt động, nắm bắt và tận dụng được
thời cơ và điều kiện khách quan, vừa thay đổi và ổn định tổ chức và phương
thức hoạt động, nắm bắt và tận dụng được thời cơ và điều kiện khách quan và
nỗ lực chủ quan, vừa thay đổi và ổn định tổ chức vừa triển khai hoạt động sản
xuất kinh doanh đạt nhiều thành quả ngày càng cao.
Trải qua gần hai thập kỷ phát triển và trưởng thành, Tổng công ty đã
không ngừng mở rộng và phát triển với chức năng chính là: Kinh doanh bất
8
động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư- thiết kế- khảo sát quy hoạch, kinh doanh
xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế
khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao
động ra nước ngoài và các lĩnh vực kinh doanh khác.
Được thành lập ngày 27/09/1988, Tổng công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX), tiền thân là công ty dịch vụ và
xây dựng nước ngoài (có nhiệm vụ quản lý cán bộ, công nhân ngành xây
dựng làm việc ở nước ngoài), và sau đó tổng công ty xuất nhập khẩu xây
dựng Việt Nam được thành lập, đã xác định mục tiêu đa doanh, đa lĩnh vực và
đa sản phẩm là mục tiêu lâu dài. Tổng công ty hiện có trên 70 đơn vị đầu mối
trực thuộc với hơn 40.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân có kiến thức
chuyên sâu và giàu kinh nghiệm hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước
cũng như ở nước ngoài.
Để tận dụng được tiềm năng của thị trường vốn nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh và năng lực sản xuất cũng như mở rộng quy mô,
VINACONEX đã mạnh dạn đi đầu trong việc Cổ phần hoá, chuyển đổi hình
thức sở hữu. Ngày 01/12/2006 được coi là 1 dấu ấn quan trọng cuat
VINACONEX khi tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình tổng
công ty cổ phần. Đây là 1 bước ngoặt ý nghĩa, đánh dấu 1 sự phát triển mới
trong quá trình xây dựng tổng công ty trở thành một tập đoàn kinh doanhhàng
đầu Việt Nam và khu vực.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, VINACONEX luôn coi trọng
và xác định chữ tín với khác hàng là yếu tố vô cung quan trọng. Nhờ đó, đến
nay, thương hiệu của VINACONEX đã được biết đến rộng rãi trên thương
trường, được khách hàng trong và ngoài nước tôn trọng và đặt niềm tin khi
thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh.
9
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty:
2.1.2.1 Mô hình tổ chức của toàn tổng công ty:
Hình 1: mô hình tổ chức của TCT
Ngày 5/10/2006 Bộ trưởng bộ xây dựng đã có quyết định số 1384/QĐ-
BXD phê duyệt phương án cổ phần hoá Tổng công ty VINACONEX . Theo
phương án được duyệt, VINACONEX được phép giữ nguyên phần vốn nhà
nước hiện có, phát hành cổ phiếu để thu hút vốn. Tổng công ty cổ phần xuất
nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX là Công ty mẹ của tổ hợp công
ty Mẹ- Công ty Con, hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005, với vốn điều lệ
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Các Phòng, Ban chức
năng của tổng công ty
Các đơn vị có phần
vốn góp chi phối
của tổng công ty
Các công ty liên
kết
Các đơn vị SXKD hạch
toán phụ thuộc và các
trường đào tạo
10
là 1.500 tỷ đồng trong năm 2006 và đã tăng lên 2.000 và 3.000 tỷ vào tháng 7
năm 2008. Trong đó, tỷ trọng cổ phần nhà nước chiếm 63.35%, các cổ đông
khác chiếm 36.65% vốn điều lệ. Mô hình hình cổ phần hoá đã thu hút có hiệu
quả nguồn vốn xã hội, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời phát
huy cao độ trí tuệ xã hội, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá trong
quản lý.
Theo chủ trương đổi mới của đảng và chính phủ, Tổng công ty
VINACONEX cũng đã tiến hành cổ phần hoá các đơn vị thành viên, ngoài ra,
Tổng công ty còn thành lập mới nhiều Công ty cổ phần và Công ty TNHH.
Sau cổ phần hoá, Tổng công ty đã hoạt động dưới hình thức một Tổng
công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp và theo mô hình Công ty
Mẹ- Công ty Con, trong đó:
- Tổng công ty cổ phần VINACONEX đóng vai trò là công ty mẹ vừa
thực hiện chức năng kinh doanh độc lập vừa thực hiện chức năng đầu tư vốn
cho các công ty con.
- Các Công ty do Tổng công ty cổ phần VINACONEX nắm cổ phần chi
phối sẽ đóng vai trò là các công ty con chịu sự chi phối của các công ty mẹ
trong một số lĩnh vực nhất định và được quyền chủ động trong các hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình.
- Các công ty do Tổng công ty cổ phần VINACONEX nắm cổ phần
không chi phối sẽ đóng vai trò là các công ty liên kết, quan hệ với công ty mẹ
bình đẳng và cùng có lợi. Công ty liên kết tự chủ và chịu trách nhiệm trong
các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Để mô hình Công ty Mẹ- Công ty Con được phát triển bền vững, bên
cạnh việc xác định tôn chỉ hoạt động xây dựng các mục tiêu chiến lược, xây
dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc
điểm của tổng công ty thì việc xác định cơ cấu tổ chức tối ưu để nâng cao tính
tương thích trên thị trường, xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp phù hợp
11
bao gồm việc chuyển đổi hình thức hoạt động với một cơ cấu tổ chức hợp lý
phù hợp với đặc điểm của Tổng công ty.
2.1.2.2 Chức năng - nhiệm vụ của các phòng ban
a) Ban phát triển nhân lực
• Chức năng:
oTham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc
tổng công ty trong việc điều hành các giao dịch nội bộ của tổng công ty
trong công tác tổ chức, nhân sự, tiền lương, giải quyết các chế độ chính
sách, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
oNghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược
phát triển chung trong công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát
triển nguồn nhân lực của tổng công ty và các công ty con.
oPhối hợp với các công ty con và công ty liên kết giải quyết các
vấn đề trong công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn
nhân lực theo quy chế phân cấp giữa tổng công ty và các đơn vị.
oĐại diện tổng công ty trong việc kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các chủ trương, nghị quyết, định hướng của tổng công ty trong
công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực tại
các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các công ty con nhằm ngăn chặn và xử
lý kịp thời các vụ việc vi phạm xảy ra, đồng thời có biện pháp tổ chức
và xây dựng hệ thống quản lý thống nhất trong công tác tổ chức – lao
động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực từ tổng công ty đến các đơn
vị thành viên.
oCác chức năng khác khi được lãnh đạo tổng công ty giao.
12
• Nhiệm vụ:
oCông tác tổ chức: Chủ trì việc nghiên cứu, xây dựng đề án,
phương án sắp xếp tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý sản xuất kinh
doanh của tổng công ty; xây dựng các quy chế, quy định nội bộ trong
lĩnh vực tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực phù
hợp với mô hình tổ chức của tổng công ty.
oCông tác cán bộ: Xây dựng phương án quy hoạch, đào tạo, sử
dụng, quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt của tổng công ty theo yêu cầu
nhiệm vụ; đề xuất với lãnh đạo tổng công ty phương án sắp xếp, bố trí
nhân sự trong tổng công ty; chủ trì thực hiện công tác kiểm tra, nhận
xét, đánh giá cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của tổng công ty.
oCông tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn
nhân lực: Xây dựng tổng định biên lao động và phương án bổ sung
nhân lực hàng năm, xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực trong từng thời kỳ; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược
thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực theo
kế hoạch hàng năm và theo định hướng phát triển của tổng công ty.
oCông tác quản lý tiền lương và thực hiện chế độ chính sách:
Quản lý quỹ tiền lương của tổng công ty; thực hiện nâng bậc, nâng
ngạch lương hàng năm đối với cán bộ công nhân viên, trực tiếp giải
quyết chế độ chính sách đối với người lao động…
oCông tác thống kê báo cáo, tổng hợp, lưu trữ và phát hành văn
bản: Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo kết quả đăng ký định mức lao
động, tăng giảm lao động, chất lượng lao động, tiền lương và thu nhập
của người lao động; hướng dẫn kiểm tra và tổng hợp các báo cáo thống
kê định kỳ của các đơn vị thành viên trong công tác tổ chức – lao động
– đào tạo – phát triển nguồn nhân lực…
13
oCông tác thanh tra kiểm tra: Phối hợp với công đoàn, ban thanh
tra tổng công ty và các bộ phận có liên quan thực hiện công tác thanh
tra, kiểm tra việc giải quyết các đơn vị thư khiếu nại, tố cáo liên quan
đến lĩnh vực tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực.
b) Ban đối ngoại – pháp chế:
• Chức năng:
Tham mưu và giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty trong công tác pháp
chế, đối ngoại, quan hệ công chúng và các công việc khác khi được lãnh đạo
tổng công ty giao.
• Nhiệm vụ:
oCông tác pháp chế: Tư vấn cho hội đồng quản trị, ban tổng giám
đốc về toàn bộ các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của tổng công ty; hệ thống hóa các văn bản pháp luật…
oCông tác đối ngoại: Tham mưu cho hội đồng quản trị, ban tổng
giám đốc các vấn đề về định hướng hoạt động đối ngoại, mở rộng, tìm
hiểu cơ hội kinh doanh, hợp tác với các đối tác nước ngoài; chủ trì triển
khai hoạt động kinh tế đối ngoại của tổng công ty…
oCông tác quan hệ công chúng: tham mưu cho hội đồng quản trị,
ban tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến định hướng, chiến lược
phát triển quan hệ với công chúng và cổ đông; tham gia xây dựng kế
hoạch và triển khai thực hiện các buổi họp báo, gặp gỡ của tổng công
ty; quản lý nội dung website, bảo về và phát triển thương hiệu của tổng
công ty…
14
c) Ban tài chính – kế hoạch:
• Chức năng:
oLà đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch tài chính phù hợp với chiến lược phát triển của tổng công ty
trong từng thời kỳ.
oLà đầu mối thu xếp, huy động vốn cho các dự án đầu tư; theo dõi
và giám sát việc các nguồn vốn đàu tư vào các dự án của tổng công ty.
oLà đơn vị tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty trong
hoạt động đầu tư tài chính
oLà đơn vị chủ trì tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo
tài chính của tổng công ty.
• Nhiệm vụ:
oCông tác kế hoạch, thống kê: Tham gia cùng các ban của tổng
công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm,
tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên; lập
báo cáo thực hiện kế hoạch định kỳ…
oCông tác tài chính dự án, đầu tư phát triển: Tham gia và chỉ đạo
công tác quyết toán tài chính các dự án đàu tư hoàn thành, bàn giao đưa
vào sử dụng; là đầu mối xây dựng phương án tài chính, thu xếp các
nguồn vốn…
oCông tác đầu tư tài chính: Quản lý các chứng từ có giá liên quan
đến vốn góp của tổng công ty vào các công ty cổ phần, công ty liên
doanh, liên kết; thực hiện các thủ tục quản lý chứng khoán lưu ký, chi
trả cổ tức, thu nhận vốn góp…
oCông tác kế toán và quản lý chi tiêu của tổng công ty: Tổ chức
hạch toán kế toán cảu tổng công ty; tổ chức quản lý theo dõi và chỉ đạo
15
hoạt động tài chính kế toán, nghĩa vụ thuế tại các đơn vị hạch toán phụ
thuộc, lập báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp
nhất của toàn tổng công ty…
d) Ban đầu tư:
• Chức năng:
oTham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc
tìm kiếm cơ hội đầu tư, xác định rõ mục tiêu đầu tư, tổ chức và tập
trung nhân lực hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đầu tư các dự án của
tổng công ty.
oTham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc
trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch hàng năm trong công tác
đầu tư nhằm từng bước đưa mọi hoạt động đầu tư của tổng công ty hội
nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
oTham gia trong việc định hướng hoạt động cho các công ty con
và công ty thành viên liên kết (nếu có).
oCác chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
• Nhiệm vụ:
oTổ chức thực hiện thủ tục pháp lý đối với các dự án đầu tư của
tổng công ty và công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có).
oQuản lý quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành
khai thác sử dụng các dự án đầu tư của tổng công ty và các công ty con,
công ty thành viên liên kết (nếu có).
oLập báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư.
oTheo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình khai thác, sử dụng dự
án đầu tư.
16
oTìm hiểu thị trường, nghiên cứu các quy định của pháp luật để
tìm kiếm cơ hội đầu tư.
oCác nhiệm vụ khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
e) Ban xây dựng:
• Chức năng:
oTham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc
về các lĩnh vực liên quan đén hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp
của tổng công ty.
oCác chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
• Nhiệm vụ:
oĐảm bảo hiệu quả, tiến độ của dự án, nâng cao vai trò quản lý,
điều hành của tổng công ty.
oThực hiện công tác tìm kiếm, lựa chọn những công nghệ kỹ thuật
phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
oThực hiện công tác tìm kiếm, lựa chọn khách hàng, tăng cường
hiệu quả của công tác đấu thầu.
oChủ trì giám sát, đôn đốc công tác an toàn lao động, vệ sinh môi
trường, phòng chống cháy nổ.
oCác nhiệm vụ khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
f)Ban giám sát kinh tế - tài chính:
• Chức năng:
oTham mưu, giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty trong việc kiểm
tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và các công
ty con.
17
oCác chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
• Nhiệm vụ:
oTrình lãnh đạo tổng công ty ban hành các quyết định, chỉ thị…
về lĩnh vực kiểm tra giám sát việc tuân thủ chế độ chính sách nhà nước
tại công ty mẹ và các công ty con.
oTiến hành kiểm tra giám sát việc tuân thủ chế độ chính sách của
nhà nước và tổng công ty tại các công ty con.
oKiểm tra việc ký kết và thực hiện các hợ đồng kinh tế.
oKiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo
cáo định kỳ.
oCác nhiệm vụ khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
g) Văn phòng tổng công ty:
• Chức năng:
oTham mưu, giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty trong công tác
hành chính, công nghệ thông tin, báo chí, quản trị hậu cần, thi đua khen
thưởng, bảo vệ - quân sự.
oCác chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
• Nhiệm vụ:
oCông tác hành chính: Thư ký giúp việc cho ban tổng giám đốc,
chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận trong việc chuẩn bị hồ sơ tài liệu
cho lãnh đạo tổng công ty đi công tác; tiếp nhận và xử lý công văn đi,
đến theo lưu trình…
oLĩnh vực công nghệ thông tin và báo chí: Quản lý các thiết bị
thông tin, tin học phục vụ công việc của cơ quan tổng công ty; khai
thác hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý…
18
oLĩnh vực thi đua và khen thưởng: tham mưu cho lãnh đạo trong
việc phát động, theo dõi, đoàn kết, khen thưởng phong trào thi đua yêu
nước, phối hợp tham gia hội chợ, triển lãm…
oLĩnh vực quản trị hậu cần: Quản lý tài sản; mua sắm trang thiết
bị, đồ dùng, phục vụ tiếp khách, phân công lái xe đưa đón lãnh đạo
tổng công ty, thực hiện công tác thăm hỏi…
oCông tác bảo vệ - quân sự: Thường trực tuần tra, canh gác, bảo
vệ cơ quan, phòng cháy chữa cháy…
oCác nhiệm vụ khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
2.1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty:
Các hoạt động kinh doanh chính:
Từ một công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và
chuyên gia nước ngoài, VINACONEX hiện là một tổng công ty lớn với các
lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản,
xây lắp công trình, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế,
xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính, kinh doanh thương mại,
du lịch và khách sạn, giáo dục đào tạo và nhiều lĩnh vực khác.
Phương hướng cơ bản và lâu dài của VINACONEX trong hoạt động sản
xuất kinh doanh là thực hiện đa doanh, đa dạng hoá ngành nghề, đa sở hữu
trên cơ sở trên cơ sở các lĩnh vực sản xuất, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp
trong đó đầu tư và kinh doanh bất động sản tiếp tục là thế mạnh, là lĩnh vực
then chốt tạo đà cho VINACONEX đầu tư mạnh vào các dự án công nghiệp
khác, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng trong lĩnh vực tài
chính, VINACONEX sẽ thành lập các mô hình tài chính phù hợp nhằm thu
hút, quản lý các nguồn vốn phục vụ cho phát triển và tăng cường mở rộng đầu
tư vào thị trường bảo hiểm và thị trường chứng khoán.
19
Với các sản phẩm được đa dạng hoá dựa trên một cơ cấu hợp lý, hoạt
động đầu tư được đẩy mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá và xuất khẩu lao động được nâng cao cùng quá trình cổ phần
hoá vững mạnh, VINACONEX đang phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế
mạnh của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á
Mô hình các lĩnh vực hoạt động chính của VINACONEX:
hình 2: Mô hình sản xuất kinh doanh của TCT
Về đầu tư và kinh doanh bất động sản:
Kinh doanh bất động sản là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng mang lại
hiệu quả cao và được VINACONEX xác định là lĩnh vực kinh doạnh trọng
yếu, nhất là đối với một doanh nghiệp có năng lực về xây lắp, sản xuất vật
VINACONEX
Đầu tư và kinh
doanh bất động
sản
Kinh doanh thương mại,
du lịch và siêu thị
Tư vấn và
thiết kế
Xuất nhập khẩu
Xây
lắp
công
trình
Giáo dục
đào tạo
Xuất khẩu lao động
Sản xuất công nghiệp
và vật liệu xây dựng
Đầu tư
tài chính
20
liệu xây dựng, xuất nhập khẩu và có kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng.
Hiện nay VINACONEX đang tập trung triển khai hàng loạt các dự án đầu tư
kinh doanh bất động sản lớn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh,
thành phố khác.
Về xây lắp công trình:
VINACONEX đang được biết đến là một nhà thầu xây lắp hàng đầu
trong ngành xây dựng Việt Nam với năng lực thực hiện các dự án lớn như xây
dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, thuỷ lợi…
dưới các hình thức nhận thầu, tổng thầu xây lắp, tổng thầu EPC. Đây là lĩnh
vực hoạt động then chốt, sẽ luôn được VINACONEX tăng cường về nguồn
lực, đổi mới công nghệ, thiết bị để đảm nhận các dự án quy mô lớn và phức
tạp hơn…
Về tư vấn, thiết kế:
Tư vấn thiết kế là một trong những lĩnh vực hoạt động còn mới của
VINACONEX. Nhận thưc được trình độ và năng lực tư vấn của doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay chậm sau hàng chục năm so với các nước khác trong khu
vực và trên thế giới, VINACONEX luôn tìm tòi và đưa ra những ý tưởng để
các sản phẩm của mình có thể bắt kịp xùng với xu hướng phát triển chung
hiện nay. Các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kết cấu… do VINACONEX
đề xuất đều hướng tới mục tiêu chung phát triển bền vững, đáp ứng tốt nhất
nhu cầu của cuộc sống, mang hơi thở thời đại nhưng cũng đậm đà bản sắc dân
tộc…
Về sản xuất công nghiệp:
Gắn kết giữa kinh doanh bất động sản- tư vấn thiết kế và xây lắp, sản
xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng là lĩnh vực hoạt động trọng tâm trong
các lĩnh vực hoạt động của VINACONEX. Các sản phẩm công nghiệp và vật
liệu xây dựng của công ty là những sản phẩm thiết yếu đối với đời sống xã
21
hội, hàm chứa yếu tố công nghệ cao, được sản xuất trên dây chuyền công
nghệ hiện đại và mang tính cạnh tranh trên thị trường …
Về xuất khẩu lao động:
Với kinh nghiệm là đơn vị hàng đầu trong xuất khẩu lao động,
VINACONEX đã góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, mang lại lợi
ích cho người lao động và doanh nghiệp. Với đội ngũ kỹ sư và công nhân có
chất lượng cao kết hợp với việc quản lý có hiệu quả lực lượng lao động và
chuyên gia sang làm việc ở nước ngoài, uy tín của VINACONEX trên thị
trường quốc tế ngày càng được nâng cao và được các đối tác đánh giá là địa
chỉ đáng tin cậy…
Về xuất nhập khẩu:
Trong lĩnh vực kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư ngành xây dựng, từ
lâu Tổng công ty CP VINACONEX đã là một nhà cung cấp có uy tín cho các
doanh nghiệp trong ngành xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, đặc biệt là những
dây chuyền đồng bộ sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị thi công, thiết bị vật
tư chuyên ngành cấp thoát nước và xử lý môi trường. Hiện nay,
VINACONEX còn mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu sang tất cả các hoạt
động hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng
Về đầu tư tài chính:
VINACONEX đang mở rộng đầu tư tài chính, tham gia thị trường vốn,
thị trường tiền tệ, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước và các cổ đông,
mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng trong
và ngoài nước. Định hướng mang tính chiến lược trong lĩnh vực đầu tư tài
chính sẽ làm động lực thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh
phát triển.
22
Các lĩnh vực khác:
Luôn kiên trì với phương châm hoạt động đa doanh, đa dạng hoá lĩnh
vực hoạt động và sản phẩm, Tổng công ty đã không ngừng mở rộng các
ngành nghề kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhau kinh doanh thương
mại, du lịch, khách sạn, khu vui chơi giải trí, giáo dục đào tạo, bóng đá, dịch
vụ bảo hiểm, dịch vụ thuê bảo vệ, dịch vụ đô thị…
2.2 Giới thiệc một số dự án trọng điểm tiến hành đầu tư.
• Dự án Khu đô thị Bắc An Khánh
Dự án khu đô thị mới Bắc An Khánh, Hà Tây là một trong những dự án
phát triển chuỗi đô thị dọc tuyến đường Láng – Hoà Lạc của Thủ tướng Chính
phủ, do Tổng Công ty VINACONEX làm chủ đầu tư. Đây là một dự án quy
mô lớn, tổng diện tích 264,4 ha, có tầm quan trọng đặc biệt với Tổng Công ty
do kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty trong 5 năm tới phụ thuộc
lớn vào nguồn lợi nhuận đem lại từ dự án này.
Dự án nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, thuộc địa phận tỉnh Hà Tây. Dự
án nằm dọc theo trục đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, trong phạm vi từ km
8+400 đến km 10+700, thuộc ranh giới của các xã An Khánh, Lại Yên, Song
Phương, Vân Canh - huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Theo quy hoạch tổng thể
khu đô thị Bắc An Khánh, đây là khu đô thị được quy hoạch và xây dựng mới
đồng bộ thành tổ hợp hoàn chỉnh. Toàn khu được chia thành 6 lô bao gồm các
khu chung cư cao tầng, khu biệt thự và nhà liền kề, văn phòng cho thuê, trung
tâm thương mại, siêu thị…
Dự án được thực hiện theo cơ chế đổi đất tạo vốn xây dựng hạ tầng, cụ
thể là đổi đất tạo vốn xây dựng tuyến đường Láng – Hoà Lạc mở rộng. Tổng
Công ty sẽ phải nộp cho tỉnh số tiền sử dụng đất để chuyển sang làm đường
tương ứng với tổng số tiền sử dụng đất toàn khu trừ đi các chi phí hạ tầng của
khu đất. Tổng vốn đầu tư của dự án là 11.414.400.680.400 đồng.
23
Tính tới tháng 5/2006, Ban quản lý đã chi trả tiền đền bù giải phóng mặt
bằng với diện tích là 80 ha, phần diện tích còn lại 185,9 ha dự kiến sẽ giải
phóng mặt bằng xong vào đầu năm năm 2006. Bên cạnh chi phí hạ tầng và
đền bù 1.667,59 tỷ đồng, Tổng Công ty sẽ nộp thêm phần chi phí sử dụng đất
sẽ chuyển sang làm Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc có giá trị 1.472,2 tỷ đồng.
Theo phương án kinh doanh cũ trong đó Tổng Công ty tự thực hiện dự án, dự
án dự tính sẽ mang lại cho Tổng Công ty 1.733,5 tỷ đồng trong thời kỳ 2007-
2013. Hiện nay Tổng Công ty đã ký hợp đồng với Posco E&C (Hàn Quốc) để
thành lập Công ty liên doanh (Tỷ lệ 50:50) để triển khai dự án và đang trình
các cơ quan có thẩm quyền xin Giấy phép đầu tư cho Công ty Liên doanh.
Sau khi liên doanh được thành lập, liên doanh sẽ xây dựng phương án kinh
doanh mới phù hợp với tình hình hiện nay.
• Dự án khu đô thị Thảo Điền
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở
cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ
VINACONEX-Thảo Điền tại phường
Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí
Minh gồm 5 cụm có chiều cao dự
kiến từ 6 tới 40 tầng, được xây dựng
trên diện tích 8,222 ha. Sau khi hoàn
thành giải phóng mặt bằng, Tổng Công ty sẽ tiến hành hợp tác với các đối tác
nước ngoài có năng lực, uy tín để triển khai dự án..
Tổng mức đầu tư cho toàn dự án của Tổng Công ty là: 4.358,088 tỷ
đồng, bao gồm 500,044 tỷ đồng nhu cầu vốn cho giai đoạn giải phóng mặt
bằng toàn khu và 3.858,044 tỷ đồng nhu cầu vốn cho giai đoạn xây lắp. Hiện
nay chủ đầu tư đã ký hợp đồng tín dụng trị giá 199,9 tỷ đồng với Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
24
Tính tới cuối tháng 7 năm 2006, dự án đã bồi thường được 6,2 ha trên
tổng số 8,222 ha diện tích đất dự án và được thành phố cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất để đầu tư dự án. Chủ đầu tư đang tiến hành thi công đường
nội bộ, hạ tầng kỹ thuật và nhà mẫu trong tháng 11/2006. Dự án dự tính sẽ
mang lại cho Tổng Công ty 752,4 tỷ đồng.
• Dự án khu Đô Thị Cái Giá Cát Bà.
Địa điểm: Đảo Cát Bà, huyện Cát
Hải thành phố Hải Phòng. Diện tích xây
dựng là 171,57ha trong đó đất
ở:336.672,0 m
2
; đất khách sạn dịch vụ
thể dục thể thao là 510.824,0 m
2
. Có
tổng mức đầu tư là 4.768,076 tỷ đồng trên cơ sở nguồn vốn tự có của doanh
nghiệp và vốn huy động hợp pháp của chủ đầu tư. Dự kiến đến 30/6/2009
hoàn thành.
• Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng
Nằm trong khu đất N05
thuộc dự án khu đô thị Đông
Nam Trần Duy Hưng phường
Trung Hòa, Quận Cầu Giấy Hà
Nội.
Quy mô dự án: bố trí xây
dựng hai khối nhà cao 25 tầng và 02 khố nhà cao 29 tầng với tổng diện tích
sàn là 271.244 m
2
. Tổng mức đầu tư là 1.842,383 tỷ đồng với nguồn vốn tự
có, huy động hợp pháp từ khách hàng và vay ngân hàng.
Thời gian thực hiện từ quý I/2007-quý I/2009
25