MỞ ĐẦU
Đầu tư theo dự án là xu hướng khá phổ biến và hiệu quả. Dự án đầu tư có vai trò rất quan
trọng trong việc lên kế hoạch các hoạt động và chi phí cụ thể, là công cụ giúp quản lý việc
sử dụng vốn, vật tư, lao động, là tiền đề quyết định đầu tư và tài trợ vốn. Đối với mỗi
doanh nghiệp các hoạt động đầu tư thường được tiến hành theo dự án thuộc nhiều lĩnh vực
và nội dung khác nhau. Cùng một thời kỳ doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều dự án.
Công nghiệp mía đường là ngành phát triển sớm và có nhiều đóng góp cho nền kinh tế
quốc dân. Ngành công nghiệp mía đường nói chung và tại công ty cổ phần mía đường Lam
Sơn nói riêng cùng với hoạt động sản xuất chính là sản xuất đường đồng thời cùng với quá
trình phát triển của mình công ty tiến hành nhiều hoạt động đầu tư theo nhiều loại dự án
như: Dự án xây dựng cơ bản, dự án khoa học công nghệ, dự án phát triển nguyên liệu…
Tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn kể từ khi thành lập, đặc biệt là từ sau cổ phần hoá
năm 2000 công ty đã, đang và có kế hoạch thực hiện rất nhiều dự án. Buổi đầu khi vừa
thành lập các dự án chủ yếu là dự án tập trung cho đầu tư cho sản xuất sản phẩm chính,
cho đến nay công ty đã đa dạng hoạt động đầu tư của mình sang nhiều loại dựa án thuộc
các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm, dự án bất động sản, dự
án tài chính… Thực trạng hoạt động đầu tư theo dự án của công ty mang lại kết quả và
hiệu quả nhất định cho công ty, đóng góp đáng kể cho sự tồn tại phát triển của công ty.
Cùng với những mặt đạt được thì hoạt động đầu tư theo dự án tại công ty cũng còn tồn tại
rất nhiều hạn chế cần có những giải pháp khắc phục và giúp hoạt động đầu tư theo dự án
tại công ty tiến hành tốt hơn.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn được thực tế tìm
hiểu hoạt động đầu tư của công ty nói chung và hoạt động đầu tư theo dự án nói riêng với
mong muốn tìm hiểu kỹ hơn vể hoạt động đầu tư theo dự án em quyết định lựa chọn đề tài:
Đầu tư theo dự án tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn: Thực trạng và giải pháp.
Chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng đầu tư theo dự án tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
Chương II: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư theo dự án tại công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn.
Chương 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
GIAI ĐOẠN 2000-2008
1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Lamson sugar Join Stock Corporation) -Lasuco- có
trụ sở chính đặt tại thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, đế nay đã trải qua
28 năm xây dựng và phát triển. Trong chặng đường 28 năm, Lasuco đã có nhiều lần thay
đổi tên gắn với những chương trình mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm và đa dạng hoá chủng loại sản phẩm sản xuất; tiến tới thành lập tập đoàn kinh tế
Lam Sơn. Quá trình hình thành và phát triển của Lasuco có thể chia làm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1980- 1988.
Ngày 12/1/1980; Phó Thủ Tướng Đỗ Mười ký quyết định số 24/TTg phê duyệt nhiệm vụ
thiết kế, xây dựng nhà máy đường Lam Sơn, công suất 1.500 Tấn mía/ ngày, thiết bị và
công nghệ của hãng FCB cộng hoà Pháp.
Ngày 31/3/1980; Bộ trưởng lương thực, thực phẩm Ngô Minh Loan ký quyết định số 488
LT-TP/KHCB thành lập ban kiến thiết xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn.
Ngày 28/4/1984 ; Bộ trưởng Bộ công nghiệp thực phẩm (nay là bộ NN&PTNT) ký quyết
định số 24/CNTP-TCCB thành lập Nhà máy đường Lam Sơn, đến ngày 2/11/1986 Nhà
máy đường Lam Sơn đi vào sản xuất vụ đầu tiên. Như vậy, sau hơn 5 năm xây dựng nhà
máy đã cho ra đời những sản phẩm đầu tiên. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu 1980-1988 nhà
máy gặp rất nhiều khó khăn: Vốn thiếu, nguyên liệu không đủ 5% công suất, hơn 600 công
nhân không có đủ việc làm, nhà máy đứng bên bờ vực phá sản, đã nhiều lần bàn tới việc
tháo dỡ chuyển đi nơi khác. Tình hình trên do nhiều nguyên nhân nhưng cái chính là do cơ
chế bao cấp trói buộc. Thành công lớn của thời kỳ này là đặt nền móng cho những bước
tiếp.
* Giai đoạn 1989-1999.
Ngày 8/11/1994 ; Bộ trưởng bộ NN&PTNT ký quyết định số 14/NN/TCCB đổi tên Nhà
máy đường Lam Sơn thành Công ty đường Lam Sơn.
Trong giai đoạn 1989-1999 nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, lãnh đạo Nhà máy đã
sáng tạo tìm cho mình một lối thoát vươn lên. Đó là phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ và
hợp tác của các nhà kế hoạch và các đơn vị bạn, dựa vào dân, giúp nông dân giải quyết 3
cái khó, 3 cái thiếu là: Vốn, kỹ thuật và thị trường, vươn lên làm giàu từ việc xây dựng và
phát triển vùng mía. Trong giai đoạn này, nhà máy hợp tác với người dân trồng mía, làm
sống dậy cả một vùng đất trống đồi trọc hoang hoá, hình thành một vùng mía xanh rộng
ngút ngàn trên địa bàn 97 xã, 4 nông trường thuộc 9 huyện phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, đang
trở thành vùng kinh tế chủ lực của tỉnh.
Sản xuất kinh doanh của công ty liên tục phát triển, tăng trưởng với tốc độ cao; doanh số
tăng 52 lần; sản lượng đường tăng 27,5 lần; nộp ngân sách tăng gần 70 lần; vốn tích luỹ
tăng gần 7 lần; thu nhập và đời sống của công nhân tăng 12 lần…Công ty đã trở thành một
trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành mía đường Việt Nam, được Nhà nước tặng
danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” và nhiều phẩn thưởng cao quý.
* Giai đoạn 2000 - 2008.
Ngày 5/12/1999 ; Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 1133/QĐ-TTg chuyển Công ty
đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Ngày 19/12/1999 đại hội
đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn . Ngày 1/1/2000 công ty đã
đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần; vốn điều lệ là 186 tỷ đồng trong đó vốn
Nhà nước chiếm 37,5%; cán bộ công nhân viên là 32,4%; nông dân trồng mía 22,5%; vốn
ngoài doanh nghiệp là 7,6%. Sau 8 năm thực hiện cổ phần hoá, sản xuất kinh doanh liên
tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân 18-20%/năm, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà
nước, thu nhập người lao động và cổ tức đều tăng cao vượt mục tiêu đề ra. Vùng nguyên
liệu mía được mở rộng vơi tổng diện tích là 16.000ha hang năm cung cấp hơn 1triệu tấn
mía nguyên liệu đáp ứng đủ nguyên liệu cho 2 nhà máy đường. Quan hệ hợp tác công –
nông – trí thức được phát triển đã có tác động thúc đẩy quá trình CNH – HĐH nông nghiệp
và phát triển nông thôn. LSUCO có quan hệ hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm với hơn
30000 hộ nông dân thông qua gần 1000 chủ hợp đồng ở 101 xã, 4 nông trường thuộc 10
huyện trung du miền núi phía tây tỉnh Thanh Hoá, xây dựng mối liên kết hợp tác bền vững
gắn lợi ích của người trồng mía với lợi ích của doanh nghiệp.
Các nhà máy đường, cồn với các thiết bị công nghệ hiện đại được đầu tư xây dựng; lĩnh
vực địa bàn kinh doanh được mở rộng. thương hiệu LASUCO được vang xavà in đậm trên
thương trường trong và ngoài nước.
Vị thế hang đầu trong ngành mía đường Vịêt Nam tiếp tục được LASUCO khẳng định và
là tác nhânquan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và vùng kinh tế động lực phía tây tỉnh
Thanh Hoá.
Tập đoàn kinh tế công – nông nghiệp - dịch vụ - thương mại gồm công ty mẹ LASUCO và
20 công ty, nhà máy, xí nghiệp, với diện tích 1.200 ha( trong đó có 12 công ty có vốn đầu
tư của LASUCO) đã và đang được khai thác và sử dụng có hiệu quả.
Hiện nay công ty có 5 phòng ban với đội ngũ cán bộ công nhân viên là 1685 người trong
có 302 kỹ sư; 156 người có trình độ cao đẳng, trung cấp; 1217 công nhân kỹ thuật lành
nghề.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
1.1.2.1. Chức năng:
Tổ chức sản xuất, chế biến đường, cồn, sữa, bánh kẹo…đảm bảo số lượng và chất lượng
theo kế hoạch đề ra. Phấn đấu tiết kiệm chi phi sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
1.1.2.2. Nhiệm vụ:
- Công tác kế hoạch: Căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty, năng lực thiết bị máy
móc, lao động và nhu cầu thị trường, tiến hành xây dựng các kế hoạch năm; tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch tới các đơn vị và giám sát, đánh giá kế hoạch thông qua các báo
cáo.
- Công tác nhân sự: Chấp hành nghiêm túc điều lệ, nội quy, quy chế của pháp luật Nhà
nước.
- Công tác tài chính: Tuân thủ theo các quy định của Nhà nước về công tác quản lý tài
chính, kế toán.
- Công tác cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm: Tuân thủ theo các quy định của
pháp luật.
- Công tác quản lý kỹ thuật: Thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác quản lý kỹ
thuật. Soạn thảo, ban hành các hướng dẫn vận hành, bảo trì, các quy trình quy phạm, các
quy định an toàn và các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật ở các công đoạn, thiết bị phù
hợp với đặc tính của từng thiết bị. Tổ chức lấy mẫu phân tích kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật công nghệ trong quy trình sản xuất, tổ chức kiểm tu, bảo trì đảm bảo thiết bị hoạt
động ổn định và phát huy hết năng lực.
- Đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng
chống cháy nổ, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO
9001-2000.
1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Lasuco.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức hành chính của Lasuco.
1.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua
1.1.4.1. Các loại sản phẩm chính.
Lasuco là công ty là công ty sản xuất nông sản với các sản phẩm chính là: Đường, bánh
kẹo. cồn. sữa…
Hai nhà máy sản xuất đường I và II với công suất lên tới 6500-7000 tấn mía ngày, hàng
năm đã cung cấp cho thị trường 120 nghìn tấn đường gồm 3 loại: Đường tinh luyện xuất
khẩu, đường vàng tinh khiết và đường trắng loại1. Đây chính là sản phẩm chủ đạo của
công ty và góp phần đưa Lasuco thành một trong những doanh nghiệp sản xuất mía đường
hàng đầu ở phía Bắc.
Ngoài sản phẩm đường, với hai nhà máy cồn với công suất lên tới 27 triệu lít/năm, trong
đó nhà máy cồn số II với công suất 25 triệu lít/ năm được xây dựng năm 2000 chuyên sản
xuất cồn phục vụ cho xuất khẩu. Năm 2005 đã sản xuất được 11,86 triệu lít cồn.
Nhà máy bánh kẹo (công ty cổ phần chế biến thực phẩm Lam Sơn) hàng năm sản xuất
một lượng bánh kẹo tới 5000 tấn và phục vụ chính cho việc xuất khẩu.
Nhà máy sữa (Công ty TNHH sữa Milas) tuy mới được xây dựng và đi vào hoạt động
năm 2005 nhưng hàng năm đã cung cấp cho thị trường 100 nghìn tấn sữa tươi.
1.1.4.2. Kết quả hoạt động sản xuất của Lasuco trong những năm gần đây.
Công ty cổ phần hoá năm 2000 trong lúc giá đường và giá mía giảm đáng kể. Ngành mía
đường tại thời điểm ấy đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn.
Trong những năm vừa qua nhờ có đường lối đổi mới công ty đã biết vận dụng linh hoạt,
sáng tạo, đổi mới phát triển sản xuất kinh doanh đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu
trong ngành mía đường cả nước, có tên tuổi trên thương trường; kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty đã có nhiều biến chuyển tích cực các chỉ tiêu có nhiều khởi
sắc. Đạt và vượt mức chỉ tiêu đề ra sản lượng đường tăng 27,5 lần; doanh thu tăng 52 lần;
nộp ngân sách tăng gần 70 lần. Vốn của doanh nghiệp được tích luỹ tăng gần 7 lần, thu
nhập của công nhân tăng 12 lần.
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn
2005-2008
(Nguồn:Báo cáo ĐHĐCĐ thường niên công ty cổ phần mía đườngLam Sơn)
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ doanh thu Biểu đồ 1.2: Biểu đồ lợi nhuận
- Năm 2005 là năm cuối thực hiện Nghị quyết đại hội cổ đông nhiệm kỳ 2 giai đoạn
2003-2005, năm kỷ niệm 25 năm xây dựng và phát triển của công ty. Cơ sở vật chất kỹ
thuật cùng đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động được tăng cường và phát huy; công ty có
thêm các sản phẩm mới như cồn xuất khẩu, sữa tham gia vào thị trường. Giá đường cơ bản
phục hồi; nghành mía đường trên thế giới và trong nước đang trong thời kỳ có những cải
cách, chuyển biến mạnh mẽ và thuận lợi.
Tuy nhiên có thể nhận thấy năm 2005 và 2006 mặc dù các chỉ tiêu đã đạt cao hơn so với
các năm trước - Những năm sau cổ phần hoá tuy nhiên các chỉ tiêu đạt được trong 2 năm
này vẫn còn thấp.
Nguyên nhân: Trong 2 năm này hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp phải những
khó khăn thách thức lớn: Thời tiết diễn biến phức tạp, đầu năm 2005 hạn hán kéo dài, giữa
năm mưa bão liên tục ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng của cây mía. Giá cả nguyên
liệu vật tư đều tăng cao. Nhiều cây trồng hiệu quả đang cạnh tranh gay gắt với cây mía dẫn
đến vùng nguyên liệu không ổn định, năng suất chất lượng mía tụt giảm. Chương trình xây
dựng vùng nguyên liệu mía năng suất chất lượng cao chưa đạt yêu cầu. Chất lượng hiệu
quả và sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị
trường và hội nhập kinh tế.
TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008
1 SP SX chủ yếu Tấn
- Mía ép ” 757.430 785.474 965.290 1.038.890
- Đường các loại “ 84.609 83.412 107.147 105.125
- Cồn thực phẩm 1000L 10.796 8.837 16.036 190.754
2 Doanh thu có thuế Tr đồng 685.319 658.030 854.393 932.630
3 Lợi nhuận trước
thuế
Tr đồng 91.034 74.424 112.308 106.645
4 Nộp ngân sách TrĐ 35.610 45.703 49.311 66.437
5 Thu nhập bình
quân
TrĐ 2,5 2,75 4,01 4,3
6 Cổ tức/vốn góp % 20,00 20,00 20,00 17,00
- Các chỉ tiêu đạt được trong năm 2007, 2008 tăng đáng kể so với những năm trước.
Năm 2007; 2008 sản xuất kinh doanh đạt tốc độ tăng trưởng cao về sản lượng, doanh thu,
nộp ngân sách và lợi nhuận. Doanh thu (VTA) đạt 854,39 tỷ đồng năm 2007; 932,630 tỷ
đồng năm 2008. Năm 2007 lợi nhuận trước thuế đạt 112, tỷ đồng, sau thuế đạt 81,57 tỷ
đồng tăng 50,91% so với cùng kỳ. Khối lượng sản phẩm tăng cao. Sản phẩm đường
107.147 tấn tăng 28,86% so với cùng kỳ; sản phẩm cồn 16.036 lít tăng 81,45 so với cùng
kỳ. Nộp ngân sách 49.311 tỷ đồng tăng 7,3% so với cùng kỳ. Sản lượng mía ép, đường,
cồn tiêu thụ các loại đều tăng cao. Doanh thu và lợi nhuận tăng đã khiến cho thu nhập bình
quân của người lao động cũng tăng đáng kể từ 2,5 triệu đồng/tháng năm 2005; 2,75 triệu
đồng/tháng năm 2006; 4,01 triệu đồng /tháng năm 2007 và 4,3 triệu đồng/tháng năm 2008.
Nguyên nhân: Trong 2 năm này công ty tiến hành nhiều biện pháp thâm canh tăng năng
suất, chất lượng giống mía như: Triển khai tích cực dự án thay đổi cơ cấu giống mía, đưa
giống mía chín sớm, chất lượng cao vào trồng để thu hoạch và chế biến, đầu tư thêm phân
bón và đưa vào sử dụng phân bón thế hệ mới K-Humate, hỗ trợ thêm giá cho nông dân…
Nhờ có những chính sách nguyên liệu phù hợp làm sản lượng mía của công ty tăng lên
đáng kể. Cụ thể mía nguyên liệu năm 2007 đạt 965.290 tấn tăng 22,89% so với cùng kỳ;
năm 2008 đạt 1.038.890 tấn. Sản lượng mía tăng cao cùng với giá đường trên thị trường
cũng tăng cao làm cho các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm
này tăng lên rất nhiều so với những năm trước đó.
1.2. Tổng quan tình hình đầu tư của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Trong những năm vừa qua tình hình đầu tư của công ty đã có rất nhiều thay đổi tích cực
trong cả hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.
Lượng vốn huy động được cho đầu tư tăng đáng kể bao gồm vốn tự có của doanh nghiệp;
nguồn vốn vay ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. và qua thị trường vốn. Vốn tự
có từ tích luỹ nội bộ của công ty tăng, chiếm khoảng 55% tổng vốn đầu tư và là nguồn vốn
đảm bảo tính tự chủ và hạn chế rủi ro cho công ty. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín
dụng, và thị trường vốn là kênh huy động vốn hữu hiệu và phổ biến trong nguồn vốn đầu
tư của công ty. Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng chiếm khoảng 35% vốn đầu
tư; Thị trường vốn chiếm khoảng 10% vốn đầu tư của công ty.
1.2.1. Tổng quan hoạt động đầu tư của công ty
1.2.1.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn tự có tích luỹ từ nội bộ của công ty bao gồm vốn góp ban đầu, thu nhập giữ lại
và phần khấu hao hàng năm. Năm 2000 công ty tiến hành cổ phần hoá, các chỉ tiêu hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty kể từ sau cổ phần hoá đều tăng, lợi nhuận sau thuế
tăng cũng là nguồn cung cấp vốn tự có quan trọng. Vốn tự có chiếm khoảng 60% trong
tổng vốn đầu tư của công ty. Nguồn vốn này đảm bảo tính tự chủ và hạn chế về tín dụng.
Tuy nhiên vốn tự có thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Sử dụng nguồn vốn
này nhiều gây gánh nặng thuế cho công ty.
Trong thập niên này thị trường tài chính ngân hàng phát triển rất mạnh là nguồn cung cấp
tín dụng khá hữu hiệu cho công ty. Vốn vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
chiếm khoảng 35% trong tổng vốn đầu tư dự án của công ty.
Thị trường vốn: Thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng thuê mua cung cấp trên
dưới 5% vốn đầu tư của công ty. Ngày 21/12/2007 sở giao dịch Thành phố HCM đã có
quyết định cấp giấy phép giao dịch chứng khoán cho Lasuco. Ngày 9/1/2008 cổ phiếu của
Lasuco chính thức giao dịch đây là mốc quan trọng, đánh dấu một kênh huy động vốn quan
trọng của công ty. Bên cạnh đó những năm qua hoạt động trên thị trường tín dụng thuê
mua chưa được công ty quan tâm nhiều.
1.2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn
Huy động được nguồn vốn tốt là một việc còn việc sử dụng nguồn vốn vào đâu, vào lĩnh
vực gì, có đúng có mang lại hiệu quả hay không thì lại khác.
Trong những năm vừa qua công ty đã đẩy mạnh và đa dạng hoá các nội dung và lĩnh vực
đầu tư. Không chỉ dùng vốn đầu tư nhiều các lĩnh vực phục vụ cho sản xuất sản phẩm
chính là đường, cồn, sữa mà công ty đã và đang đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác như
thương mại, tài chính, bất động sản…
Đầu tư xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị: Những năm qua kể từ khi cổ phần hoá năm
2000 công ty rất quan tâm đến hoạt động đầu tư XD. Có nhiều dự án được tiến hành đã
hoàn thành và có nhiều dự án đang được thực hiện. Tổng vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt
giai đoạn 2000-2008 khoảng 393 tỷ đồng.
Đầu tư cho khoa học công nghệ: Máy móc thiết bị là khâu có liên quan và quyết định
đến chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm. Hoạt động chính của công ty là hoạt động
sản xuất. Chính vì vậy công ty rất chú trọng cho hoạt động đầu tư theo chiều sâu, đầu tư
cho máy móc thiết bị, và công nghệ, tạo tiền đề cho bước phát triển mới và tiếp tục khai
thác tiềm năng thế mạnh Lam Sơn. Từ sau cổ phần hoá công ty đã tiến hành nhiều dự án
đầu tư cho máy móc thiết bị và khoa học công nghệ. Tổng vốn đầu tư cho khoa học công
nghệ giai đoạn 2000-2008 khoảng gần 100 tỷ đồng
Đầu tư cho công tác thương mại – thị trường – sản phẩm: Trong xu thế hội nhập khu
vực và quốc tế thì phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, mở rộng và thúc đẩy các
dịch vụ thương mại là nhiệm vụ trọng tâm quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.
Sản xuất phải gắn giá cả - chất lượng phù hợp. Chỉ tổ chức sản xuất khi có đảm bảo về thị
trường, phải tìm kiếm và xác lập thị trường để sản xuất không chỉ trước mắt mà cho bước
phát triển lâu dài. Tuy nhiên tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực này chiếm tỷ trọng chưa nhiều
trong tổng vốn đầu tư. khoảng 18 tỷ đồng cho giai đoạn 2000-2008.
Đầu tư cho nguyên liệu: Để tập trung xây dựng phát triển vùng nguyên liệu mía - nguyên
liệu đầu vào cho sản xuất đường công ty cho đến nay công ty đã có nhiều chính sách đầu
tư nhằm đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu ổn định, bền vững gắn với tăng cường củng
cố mối quan hệ hợp tác liên kết công – nông – trí, gắn chặt với các địa phương có vùng
nguyên liệu vì mục tiêu phát triển toàn diện lâu dài. Tổng vốn đầu tư cho nguyên liệu
chiếm trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp khoảng gần 400 tỷ đồng cho cả
giai đoạn 2000-2008
Bên cạnh đó công ty cũng đầu tư hỗ trợ các địa phương dồn điền, đổi thửa, quy hoạch lại
vùng nguyên liệu mía tập trung, chuyên canh, thâm canh. Xúc tiến các địa phương thành
lập các hợp tác xã trồng mía thay thế cho các hộ trồng mía nhỏ lẻ và đầu tư nâng cấp, sửa
chữa và xây mới giao thông vùng nguyên liệu.
Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp: Ngoài các hoạt động đầu tư phát triển
trực tiếp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm… công ty còn chú trọng tới đầu
tư tài chính vào các doanh nghiệp. Cho đến nay có 12 công ty mà LASUCO đang nắm giữ
quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối với tổng mức đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. Hầu hết
các công ty này đều có mối liên kết gắn bó, hỗ trợ mật thiết với nhau trong các lĩnh vực
mía đường, cồn, phân bón, sữa, giấy bao bì, thương mại – dịch vụ, chế biến thực phẩm, du
lịch và bảo hiểm. Qua thực tiễn hoạt động do có tác động quan trọng về vốn và kinh
nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh của LASUCO đã thúc đẩy các công ty từ chỗ là doanh
nghiệp yếu kém, thua lỗ đến nay SXKD đã có lợi nhuận và có chiều hướng phát triển
mạnh. Bước đầu thúc đẩy quá trình hình thành tập đoàn kinh tế công – nông nghiệp –
thương mại và dịch vụ Lam Sơn trong thời gian tới.
Bảng 1.2: Tổng kết đầu tư tài chính vào các công ty giai đoạn 2003 – 2007
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần mía đường Lam Sơn)
Có thể khái quát tình hình đầu tư tài chính vào các công ty con và công ty liên kết như sau:
• Công ty cổ phần phân bón Lam Sơn: Lasuco góp 5,2 tỷ đồng vốn điều lệ năm
2004. Sản xuất phân bón phục vụ vùng mía; xuất nhập khẩu phân bón, dịch vụ vận tải
đường bộ.
• Công ty TNHH Lam Thành: Tổng vốn góp thực của Lasuco là 12,75 tỷ đồng
chiếm 51%. Công ty này hoạt động trong kinh doanh đường cát, cho thuê kho bãi.
• Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Lam Sơn: Vốn góp của Lasuco đến năm
2006 là 10 tỷ đồng chiếm 50%. Kinh doanh tổng hợp đường, bánh kẹo, sữa, cồn thực
phẩm, kinh doanh khách sạn, chứng khoán, vận tải…
• Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông năm 2004 Lasuco góp vốn 15,96 tỷ
đồng, chiếm 7,98%; đến năm 2007 tăng vốn góp lên 23,142 tỷ đồng chiếm 11,6% vốn điều
lệ. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm, đầu tư tín dụng…
• Công ty cổ phần vận tải Lam Sơn: Năm 2003 Lasuco góp vốn thành lập công
ty 2,58 tỷ đồng chiếm 51,6%. Kinh doanh vận tải vật tư hàng hoá, mua bán ô tô và dịch vụ
sửa chữa.
STT Tên dự án đầu tư 2003 2004 2005 2006 2007
V. Số công ty Lasuco đầu tư 2 5 1 2_2 6
2003 Công ty CP phân bón Lam Sơn 5,2
2004 Công ty TNHH Lam Thành 12,75
Công ty CP đầu tư thương mại Lam Sơn 10
Công ty bảo hiểm Viễn Đông 15,96
Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng 18,29
Công ty CP vận tải Lam Sơn 3,5
2005 Công ty cổ phần du lịch Thanh Hoá 3,78
Công ty cổ phần cơ giới nông nghiệp Lam Sơn 0,63
2006 Công ty TNHH sữa MiLas 85,76
2007 Công ty địa ốc Sài Gòn-Thường Tín 16
Quỹ đầu tư chứng khoán con hổ Việt Nam
Công ty bảo hiểm Viễn Đông +7.18
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
Công ty sữa Lam Sơn
Công ty mía đường Sơn La
• Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn: đến 2007 Lasuco đã ký hợp tác chiến lược
nắm giữ cổ phần là 16 tỷ đồng chiếm 5% vốn điều lệ. Có khả năng phát triển tốt, hứa hẹn
khả năng thu lợi nhuận cao trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản;
• Công ty cổ phần cơ giới nông nghiệp Lam Sơn: Năm 2005 Lasuco góp vốn
mua cổ phần 630 triệu đồng chiếm trên 30% vốn điều lệ. Hoạt động kinh doanh khai hoang
làm đất bằng máy phục vụ vùng nguyên liệu, san ủi, sửa chữa phụ tùng…
• Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng Năm 2004 Lasuco góp vốn 18,296 tỷ
đồng vốn điều lệ chiếm 90,98%.
• Công ty cổ phần giấy Lam Sơn: Lasuco đầu tư 5,2 tỷ đồng góp vốn năm 2002
chiếm 52% vốn điều lệ, ngoài ra Lasuco tạo điều kiện cho vay 10tỷ đồng để tạo vốn kinh
doanh.
• Công ty cổ phần du lịch Thanh Hoá: Năm 2005 Lasuco góp 3,784 tỷ đồng
chiếm 31,53%. sản phẩm chủ yếu là kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, tốc độ phát triển có
chiều hướng đị xuống, hiệu quả đầu tư thấp.
• Công ty TNHH sữa Milas. đến năm 2006 lasuco góp vốn 85,76 tỷ đồng chiếm
92,28%.
• Công ty cổ phần vận tải Lam Sơn: Năm 2004 Lasuco góp vốn 3,5 tỷ đồng
bằng tài sản cố định hữu hình chiếm 53,8%.
Hầu hế các công ty này đều có mối liên kết gắn bó, hỗ trợ mật thiết với nhau trong các lĩnh
vực mía đường, cồn, phân bón, sữa, giấy bao bì, thương mại – dịch vụ, chế biến thực
phẩm, du lịch và bảo hiểm. Qua thực tiễn hoạt động do có tác động quan trọng về vốn và
kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh của LASUCO đã thúc đẩy các công ty từ chỗ là
doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ đến nay SXKD đã có lợi nhuận và có chiều hướng phát
triển mạnh. Bước đầu thúc đẩy quá trình hình thành tập đoàn kinh tế công – nông nghiệp –
thương mại và dịch vụ Lam Sơn trong thời gian tới.
=> Trong tổng số 12 công ty, chỉ có 4 công ty sản xuất kinh doanh hiệu quả và có chiều
hướng phát triển tốt; 5 công ty phát triển chậm và khả năng có thể phát triển; 3 công ty
làm ăn thua lỗ, khả năng thu hồi vốn khó. Lasuco đang xúc tiến các giải pháp để tái kiến
trúc lại vốn và chấn chỉnh lại hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời ở một số công ty làm
ăn kém hiệu quả.
Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài: Cho đến nay công ty đã có quan hệ hợp
tác đầu tư với nhiều công ty đên từ nhiều nước trên thế giới. Vốn đầu tư vào công ty chủ
yếu là đầu tư vốn dưới dạng máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, công nghệ sản xuất
đường, công nghệ xử lý nước thải, công nghệ tưới nước nhỏ giọt, công nghệ phần mềm
quản trị doanh nghiệp, công nghệ thâm canh tăng năng suất chất lượng mía… từ các nước
như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ, Thái lan…Đầu tư vốn bằng tiền vào công ty thì
hoạt động này còn nhiều hạn chế. Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, hiện nay công
ty đã có hoạt động hợp tác đầu tư chuyển giao công nghệ với cộng hoà dân chủ nhân dân
Triều Tiên về công nghệ sản xuất đường thô thành đường tinh luyện đã thực hiện thành
công trong năm 2008. Công ty cũng đang có những yêu cầu hợp tác đầu tư với Lào. Thanh
Hoá và Hủa Phăn Lào là 2 tỉnh kết nghĩa có đường biên giới chung có nhiều điều kiện
thuận lợi để hợp tác đầu tư phát triển kinh tế cùng có lợi được UBND tỉnh và sở ngành hai
tỉnh đặc biệt quan tâm. Công ty có nhiều kế hoạch hợp tác đầu tư với tỉnh Hủa Phăn Lào
trên các lĩnh vực: Sản xuât chế biến Mía- đường - cồn - điện; khai thác khoáng sản; khai
thác chế biên gỗ, phát triển sản xuất dầu DIESEL từ cây JSTROPHA; cung cấp dịch vụ
thương mại vật tư hang hoá từ hai bên.
Lĩnh vực chuyển giao công nghệ: Hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu lá là
máy móc thiết bị, công nghệ dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất đường, công nghệ
xử lý nước thải, công nghệ tưới nước nhỏ giọt, công nghệ phần mềm quản trị doanh
nghiệp, công nghệ thâm canh tăng năng suất chất lượng mía… từ các nước như Trung
Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ, Thái lan…
1.3. Thực trạng đầu tư theo dự án của công ty của công ty cổ phần mía đường
Lam Sơn
Từ tháng 1/2000 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn chính thức đi vào hoạt động. Từ
doanh nghiệp nhà snước chuyển sang công ty cổ phần, vào lúc cả ngành đường trong nước
và thế giới gặp khủng hoảng thừa, giá đường giảm sút liên tục ( chỉ bằng %50% giá bán
năm 1998), làm cho giá mía cũng bị giảm theo, gây hẫng hụt cho cả nhà máy và người
trồng mía.
Bắt đầu từ năm 2000 là năm đầu tiên công ty bước vào cổ phần hoá. Đứng trước tình hình
đó công ty đã có nhiều chính sách đầu tư vốn vào các dự án trên tất cả các khía cạnh của
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển. Các dự án đầu tư vào xây
dựng cơ bản, dự án đầu tư khoa học công nghệ, dự án đầu tư tài chính, dự án thị trường -
sản phẩm, dự án nguyên liệu, dự án đầu tư nguồn nhân lực và nhiều dự án khác.
1.3.1. Theo quy mô và số dự án được triển khai
1.3.1.1. Quy mô vốn đầu tư dự án
Về khối lượng:
Tình hình đầu tư vốn theo dự án của công ty qua các năm xét trên phương diện tổng vốn
đầu tư tăng đáng kể. Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2000-2007 gần 900 tỷ đổng.
Bảng 1.3: Khối lượng vốn đầu tư dự án giai đoạn 2000-2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2000-2002 2003 2004 2005 2006 2007
DA đầu tư XDCB
50.639 18.917 148.635 22.068 70.245 36.627
DA đầu tư KHCN
5.124 2.682 4.261 40.215 22.745 24.326
DA đầu tư nguyên liệu
40.452 42.109 32.101 45.659 76.996 94.635
DA TT-SP
2.019 1.119 3.269 3.152 3.658 4.125
DA đầu tư tài chính
36.503 7.993 53.534 90.514 9.568 154.599
DA đầu tư nguồn nhân
lực
1.23 0.736 1.236 0.963 0.62 0.75
DA khác
13.256 6.213 10.721 7.692 8.321 8.987
Tổng cộng 149.223 79.769 253.757 210.263 192.153 324.049
(Nguồn:Báo cáo ĐHĐCĐ thường niên công ty cổ phần mía đườngLam Sơn)
Tổng vốn đầu tư vào dự án của 3 năm sau cổ phần hoá là 237.422 tỷ đồng, trong khi vốn
đầu tư vào các dự án trung bình mỗi năm kể từ năm 2003 cũng khoảng 200 tỷ đồng. Tuy
nhiên vốn tăng qua từng năm từ sau năm 2003 không đồng đều. Vốn đầu tư tăng cao trong
năm 2004 và sụt giảm trong năm 2005, 2006 tăng trở lại trong năm 2007.
Biểu đồ 1.3 : Biểu đồ vốn đầu tư dự án
Nguyên nhân chính của sự không đồng đều giưa các năm hoàn toàn không phải do hoạt
động đầu tư của của công ty là tốt hay không – đó chỉ là một phần. Ví dụ: Năm 2003 là
năm đầu tiên sau 3 năm cổ phần hoá 2000 – 2002 công ty cổ phần trong lúc giá đường, giá
mía giảm thấp, ngành mía đường đang đứng trước khó khăn thách thức rất lớn mặc dù các
kết quả đạt đựơc của công ty trong 3 năm này có nhiều khởi sắc tuy nhiên cũng chưa phải
là cao. Trong năm 2003 công ty mới chỉ bắt đầu đầu tư một số dự án với tổng lượng vốn
chưa cao. Lượng vốn đầu tư vào các dự án năm 2004 tăng đáng kể so với năm 2003 là do
trong năm này công ty đầu tư xây dựng nhà máy cồn số 2 với tổng vốn 138.786 tỷ đồng và
nhiều hoạt động tài chính đầu tư vào 5 công ty…. Năm 2006 vốn đầu tư tài chính của công
ty giảm mạnh điều này là do qua thực tiễn hoạt động của các công ty khác mà công ty góp
vốn chưa đem lại hiệu quả, khả năng thu hồi vốn khó khăn do đó công ty đã thu hồi vốn
góp cụ thể: Giảm vốn góp vào công ty cổ phần giấy Lam Sơn từ 5,2 tỷ đồng xuống 1,9 tỷ
đồng, công ty cổ phần vận tải Lam Sơn giảm từ 2,58 tỷ xuống 1,9 tỷ đồng
Về tỷ trọng
Trong các loại dự án xét trên. Vốn cho dự án phát triển nguyên liệu, xây dựng cơ bản và
đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng chủ yếu, trên dưới 50% tổng vốn đầu tư cho dự án. Qua đó
cho thấy công ty rất quan tâm chú trọng và đầu tư cho phát triển nguyên liệu như đầu tư
cho phân bón, giống mía công nghệ cao, các kỹ thuật phát triển vùng nguyên liệu và đầu tư
giao thông vùng mía. Đầu tư xây dựng cơ bản nhiều nhà máy, cơ sơ hạ tầng… quan trọng
trong gia tăng tài sản cố định của công ty. Quan tâm đến hoạt động đầu tư tài chính của
công ty.
Bảng 1.4: Tỷ trọng vốn đầu tư dự án
Đơn vị: %
STT Chỉ tiêu 2000-2002 2003 2004 2005 2006 2007
1 DA đầu tư XDCB
33,94 23,71 58,57 10,50 36,56 11,30
2 DA đầu tư KHCN
3,43 3,36 1,68 19,13 11,84 7,51
3 DA đầu tư nguyên liệu
27,11 52,79 12,65 21,72 40,07 29,20
4 DA TT-SP
1,35 1,40 1,29 1,50 1,90 1,27
5 DA đầu tư tài chính
24,46 10,02 21,10 43,05 4,98 47,71
6
DA đầu tư nguồn nhân
lực
0,82 0,92 0,49 0,46 0,32 0,23
7 DA khác
8,88 7,79 4,22 3,66 4,33 2,77
8 Tổng cộng
100 100 100 100 100 100
(Nguồn:Báo cáo ĐHĐCĐ thường niên công ty cổ phần mía đườngLam Sơn)
Biểu đồ 1.4: Biểu đồ tỷ trọng vốn
Tuy nhiên vốn đầu tư cho các dự án thị trường - sản phẩm và dự án phát triển nguồn nhân
lực chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho dự án. Tỷ lệ này chỉ chiếm trên dưới
1% tổng vốn đầu tư cho dự án.
Tốc độ tăng tổng vốn đầu tư cho dự án năm 2004/2003 là 3,18 lần; 2007/2003 là 4,06 lần.
Trong đó vốn đầu tư cho dự án nguyên liệu, thị trường - sản phẩm và nguồn nhân lực có xu
hướng ổn định, không có nhiều đột biến. Điều này là vì công ty có dự án đầu tư lớn đầu tư
cho vùng mía công nghệ cao 194 tỷ đồng bắt đầu triển khai năm 2005 và giải ngân cho các
năm sau, đồng thời hàng năm có các dự án đầu tư cho nguyên liệu, nâng cấp và sửa chữa
giao thông vùng mía ổn định. Mặt khác mía là nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất
hàng năm của công ty.
Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị và tài chính có
biến động rõ rệt. Vốn xây dựng cơ bản 2004/2003 là 7,86 lần và 2007/2003 là 1,94 lần;
Vốn đầu tư tài chính 2004/2003 là 6,7 lần và 2007/2003 là 19,34 lần. Điều này là do năm
nào công ty quyết định đầu tư xây dựng cơ bản một công trình nào đó hoặc quyết định đầu
tư vốn tài chính vào một công ty nào đó thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư tài
chính năm đó tăng rõ rệt, đặc biệt là những dự án lớn.
Như vậy có thể nói tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh, huy động vốn và kế hoạch
sản xuất kinh doanh mà ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho các loại dự án của công ty.
1.3.1.2. Vốn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư
* Đầu tư các dự án XDCB
Đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của công ty.
Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của công ty bao gồm các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng,
nhà xưởng phục vụ sản xuất, hoàn thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả các nhà máy, xí
nghiệp, trung tâm sản xuất kinh doanh sản phẩm sau đường như: bánh, kẹo, cồn, bia nha,
phân bón tổng hợp, dịch vụ sửa chữa cơ khí, cơ giới hoá nông nghiệp, nhà nghỉ cán bộ
công nhân viên…
Nội dung vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công ty bao gồm
+ Vốn cho xây dựng và lắp đặt: Đầu tư chuẩn bị xây dựng; chuẩn bị mặt bằng, xây dựng
công trình nhà xưởng…
+ Vốn mua sắm máy móc thiết bị: Toàn bộ chi phí cho công tác mua sắm và vận chuyển
bốc dỡ máy móc thiết bị được lắp đặt…
+ Vốn kiến thiết cơ bản khác: Chi phí tư vấn, đền bù, thẩm định, dự phòng…
Bảng 1.5: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Giai đoạn Bình quân/năm
2000-2002 2003-2005 2006-2008 2000-2002 2003-2005 2006-2008
ĐT xây dựng và
lắp đặt
35.45 132.73 113.49 11.81 44.24 37.84
ĐT mua sắm
MMTB
12.66 47.41 40.53 4.22 15.81 13.51
Kiến thiết cơ bản
khác
2.53 9.48 8.10 0.85 3.16 2.70
Tổng vốn
ĐT XDCB
50.639 189.62 162.141 16.88 63.21 54.0
(Nguồn:Báo cáo ĐHĐCĐ thường niên công ty cổ phần mía đườngLam Sơn)
Bảng số liệu cho thấy tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của công ty tăng qua
các giai đoạn. Cho đến nay trung bình mỗi năm công ty đầu tư khoảng hơn 60 tỷ cho xây
dựng cơ bản.
Trong các nội dung của xây dựng cơ bản vốn đầu tư cho xây dựng và lắp đặt chiếm
tỷ lệ chính khoảng 70%, vốn mua sắm máy móc thiết bị khoảng 25%, còn lại là vốn kiến
thiết cơ bản khác.
Giai đoạn 2003-2005 vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng cao nhất. Điều này là do đây
là giai đoạn công ty mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng đa ngành, đa nghề, đa dạng
hoá sản phẩm; đầu tư chiều rộng xây dựng nhiều hạng mục công trình phục vụ sản xuất.
Một số dự án xây dựng lớn triển khai xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng như
- Dự án XD NMPB Lam Sơn tổng mức đầu tư 16 tỷ
- Dự án XD nhà máy cồn xuất khẩu : 165 tỷ
- Dự án XD trung tâm thương mại: 28 tỷ
- Dự án xây dựng nhà máy chế biến sữa: 80 tỷ
- Dự án xây dựng trung tâm dịch vụ du lịch Sầm Sơn: 3tỷ
- Dự án di chuyển nhà máy phân bón Sao Vàng: 8 tỷ
- Dự án xây dựng trại bò Thọ Sơn: 5 tỷ
- Dự án XD trại bò Sao Vàng: 20 tỷ
* Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
Mía là nguyên liệu chính cho sản xuất sản phẩm của công ty. Vốn đầu tư cho nguyên liệu
chiếm trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp khoảng gần 400 tỷ đồng cho cả
giai đoạn 2000-2008.
- Đầu tư cho giống mía và công tác chăm sóc thu hoạch: Trong thời gian qua công ty đã
đầu tư khoảng 100 tỷ cho khảo nghiệm các giống mới có năng suất, chất lượng cao; cơ giới
hoá mạnh mẽ trong khâu làm đất trồng mía bầu, trồng mía che phủ nilon… đầu tư thâm
canh mía, làm đất, công tác thuỷ nông.
- Đầu tư giao thông vùng mía: Công ty đầu tư gần 15tỷ cho cả giai đoạn 2000-2008 đầu
tư sửa chữa, nâng cấp và làm mới đường giao thông vùng bổ sung và nâng cấp các xe vận
chuyển mía để đảm bảo kế hoạch thu hoạch cho mỗi vụ ép.
Bảng 1.6: Vốn đầu tư nguyên liệu
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Giai đoạn Bình quân/năm
2000-2002 2003-2005 2006-2008 2000-2002 2003-2005 2006-2008
ĐT giống mía và chăm
sóc thu hoạch
37,67 36,18 25,36 12,56 12,06 8,45
ĐT đường giao thông
vùng mía
2,78 5,93 6,74 0,93 1,98 2,25
Tổng vốn ĐT nguyên
liệu
40,452 42,109 32,101 45,659 76,996 94,635
(Nguồn:Báo cáo ĐHĐCĐ thường niên công ty cổ phần mía đườngLam Sơn)
Tổng vốn đầu tư cho nguyên liệu tăng đều qua các năm.
Vốn đầu tư cho nguyên liệu tăng cao nhất trong giai đoạn 2003-2005. Năm 2005
công ty bắt đầu triển khai dự án thay đổi cơ cấu giống mía. Dự án vùng nguyên liệu mía
CN cao: 194 tỷ trong cả giai đoạn đây là dự án “Thay đổi cơ cấu giống mía đưa nhanh các
giống mía ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao”
Dự án đầu nâng cao năng suất cây mía như dự án đầu tư tưới nước nhỏ giọt cho cây mía
NETAFIM. Tổng vốn đầu tư 60 tỷ đồng bắt đầu triển khai năm 2008.
Đầu tư phân hữu cơ vi sinh có chất lượng cao và sử dụng phân bón lá K- Humate để tăng
năng suất, chất lượng mía phòng trừ sâu bệnh hại mía.
1.3.1.3. Nguồn vốn cho đầu tư dự án
Trong thời gian qua công ty đã thực hiện rất nhiều dự án đầu tư thuộc nhiều
lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ, tài chính…Nguồn vốn cho đầu tư dự
án của công ty được huy động từ nguồn huy động nội bộ vốn tự có của công
ty, vốn vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, vốn huy động
qua thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng thuê mua.
Bảng 1.7: Huy động vốn dự án của công ty giai đoạn 2003-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
1 Vốn tự có 47,861 152,254 126,158 115,292 194,429
2 Vốn vay thương mại 27,919 88,815 73,592 67,254 113,417
3 Vốn huy động khác 3,988 12,688 10,513 9,608 16,202
8 Tổng cộng 79.769 253.757 210.263 192.153 324.049
(Nguồn:Báo cáo ĐHĐCĐ thường niên công ty cổ phần mía đườngLam Sơn)
Trong đó vốn tự có thường chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư dự án; vốn
vay thương mại 35%; vốn huy động trên thị trường vốn 5%.
• Vốn tự có
- Vốn huy động từ nội bộ: Đây là nguồn vốn an toàn trong quá trình đầu tư.
Công ty sử dụng nguồn vốn này với tỷ lệ nhiều chủ yếu trong các dựa án đầu
tư xây dựng cơ bản và dự án đầu tư máy móc thiết bị khoa học công nghệ.
Tuy nhiên việc công ty sử dụng vốn chủ sở hữu với tỷ lệ lớn trong vốn đầu
tư dự án lớn sẽ làm giảm khả năng tài chính hiện tại của công ty, giảm tỷ
suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó công ty còn tìm cách tài trợ vốn
bằng cách tăng vốn cổ phần. Đặc điểm cơ bản của việc tài trợ bằng vốn cổ
phần không phải trả lãi cho nguồn vốn đã huy động mà sẽ chia lợi tức cổ
phần cho các cổ đông.
Công ty cổ phần hoá trong lúc giá đường, giá mía giảm thấp, ngành mía đường đang đứng
trước khó khăn thách thức rất lớn, nhưng vẫn được cán bộ, công nhân và bà con nông dân
trong vùng mía đường hưởng ứng rất tích cực, mua hết và vượt mức vốn điều lệ ban đầu
và là một doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước bán cổ phần cho nông dân. Mối quan hệ liên
kết mới giữa công nhân, nông dân, trí thức trong một doanh nghiệp có điều kiện phát triển.
Điều kiện quan trọng trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Trong 3 năm đầu sau cổ phần hoá nguồn tích luỹ vốn của doanh nghiệp tăng khá. Nguồn
vốn kinh doanh phần chủ sở hữu đến ngày 31/12/2002 tăng so với 31/12/1999 ( trước cổ
phần hoá) tăng trưởng 104%; năm 2001/2000 tăng 24%; năm 2002/2001 tăng 8,15%.
Trong 3 năm này công ty đã mua lại số cổ phần đã phát hành ra là 31,64 tỷ đồng: Trong đó
mua lại cổ phần của nhà nước là 30,50 tỷ đồng, của các cổ đông khác là 1,14 tỷ đồng.
Vốn cổ phần nhà nước giảm từ 66,925 triệu đồng năm 2000 và 2001 xuống và giữ nguyên
36,425 triệu đồng trong các năm từ sau năm 2002. Tuy nhiên tỷ trọng vốn nhà nước đã
giảm về số tương đối từ 19,31% năm 2003 xuống 12,14% năm 2007.
Vốn cổ phần cán bộ công nhân viên cũng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Từ
102,634 triệu đồng chiếm 55,65% năm 2000 giảm đến 66,038 triệu đồng chiếm 22,01%
năm 2007.
Vốn của người ngoài doanh nghiệp là tăng rõ nhất. Tăng từ 14,855 triệu đồng năm 2000
đến 76,926 triệu đồng năm 2005 và tăng vượt bậc 146,128 triệu đồng năm 2006, 197,538
triệu đồng năm 2007
Bảng 1.8: Bảng vốn và cơ cấu vốn cổ phần của công ty
Chỉ tiêu ĐV 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Vốn cổ phần trđ 186,623 188,623 188,623 200,624 200,264 260,000 300,000
Nhà nước " 66,925 36,425 36,425 36,425 36,425 36,425 36,425
CBCNV " 103,154 102,586 101,567 83,578 85,080 75,254 66,038
Người ngoài
DN " 16,545 18,545 16,715 52,902 76,926 146,128 197,538
Cổ phiếu quỹ " 31,067 33,917 27,719 2,193 2,193
Cơ cấu vốn
cổ phần % 100 100 100 100 100 100 100
Nhà nước " 35.86 19.31 19.31 18.16 18.19 14.01 12.14
CBCNV " 55.27 54.39 53.85 41.66 42.48 28.94 22.01
Người ngoài
DN " 8.87 9.83 8.86 26.37 38.41 56.20 65.85
Cổ phiếu quỹ " 0.00 16.47 17.98 13.82 1.10 0.84 0.00
(Nguồn:Báo cáo ĐHĐCĐ thường niên công ty cổ phần mía đườngLam Sơn)
=> Tổng khối lượng vốn cổ phần tăng tuyệt đối qua các năm. Và cơ cấu vốn cổ phần của
doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi đáng kể.
• Vốn vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
Đây là nguồn vốn vay trung và dài hạn nguồn tài trợ vốn khá hiệu quả cho
dự án. Công ty nhận được các khoản tài trợ này từ những thành phần không
phải là chủ sở hữu sau khi nó được chuyển cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp
phải trả lãi cho khoản vay này. Vốn vay chứa đựng nhiều rủi ro hơn vốn chủ
sở hữu nhưng có lợi thế trong thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Vay thương mại lãi suất thường cao hơn vay tín dụng
- Thông qua việc tận dụng các chính sách hộ trợ phát triển của nhà
nước, hợp tác chặt chẽ với các quỹ tín dụng trung và dài hạn, công ty đã lợi
dụng tối đa nguồn vốn tín dụng này.
Tuỳ theo mục đích của từng loại chi phí mà khai thác các nguồn vốn cho
phù hợp. Đối với chi phí hình thành nên tài sản cố định và một phần tải sản
lưu động thì nên khai thác nguồn vốn vay dài hạn. Đối với chi phí không thu
hồi, không tham gia vào hình thành tài sản của dự án nên khai thác vốn tự có
hoặc vốn vay ngắn hạn.
• Vốn huy động qua thị trường vốn: Thị trường chứng khoán và
thị trường tín dụng thuê mua.
Nguồn vốn cổ phần là nguồn thuộc chủ sở hữu hết sức quan trọng. thể hiện khả năng tự
chủ của doanh nghiệp trong việc đầu tư vào các dự án. Từ năm 2007 công ty chính thức
niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, đánh dấu mốc quan trọng trong huy động
vốn của doanh nghiệp. thông qua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
1.3.2. Theo chu kỳ của dự án
1.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Là giai đoạn quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn còn lại. Vấn đề chất
lượng, chính xác của kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng nhất. Làm tốt
công tác này sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào các dự án ở giai
đoạn sau (đúng tiến độ, không phải phá đi làm lại, tránh những chi phí không cần thiết
khác…) và vận hành tốt các kết quả đầu tư , nhanh chóng thu hồi vốn và phát huy năng
lực.
Kể từ sau cổ phần hoá công ty đã tiến hành đầu tư rất nhiều dự án lớn nhỏ thuộc các lĩnh
vực xây dựng cơ bản, khoa học công nghệ và thiết bị, dự án nguyên liệu, tài chính, thị
trường sản phẩm. Hoạt động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn tuỳ vào quy mô dự
án lớn hoặc dự án nhỏ, tính chất của từng dự án mà có phương pháp các bước tiến hành
khác nhau.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, trong thời gian gần đây, công tác lập dự án đầu tư ở
công ty đã được thay đổi ngày càng nhiều và ngày càng hoàn thiện về quan niệm và
phương pháp, là một nội dung quan trọng mà công ty rất quan tâm.
Dự án nhỏ: Do phòng kế hoạch đầu tư phát triển lập lấy thêm số liệu thông tin
từ các phòng ban khác. Tự lập, thẩm định sau đó trình HĐQT phê duyệt.
Dự án lớn: là những dự án có quy mô lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực do nhiều
phòng, đơn vị phụ trách như: - Nguyên liệu : có xí nghiệp nguyên liệu;
- Công nghiệp : phòng kế hoạch đầu tư và phòng tài chính;
- Lĩnh vực thị trường: phòng vật tư – tiêu thụ sản phẩm;
- Lĩnh vực kỹ thuật: phòng kế hoạch - đầu tư và nhóm chuyên viên kỹ thuật .
Sơ đồ 1.2: Quy trình lập dự án lớn của công ty
Cụ thể như sau:
1. Tìm kiếm nắm bắt cơ hội đầu tư:
Ban giám đốc công ty, các phòng chức năng có trách nhiệm tìm kiếm và nắm bắt cơ hội
đầu tư.
2. Đề nghị lập dự án đầu tư và quyết định phê duyệt triển khai DA
Dự án đầu tư được trình hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty quyết định thành lập dự
án đầu tư.
Khi có quyết định thành lập dự án, lãnh đạo công ty cho ý kiến triển khai các bước để lập
dự án hoặc căn cứ vào định hướng nhiệm vụ và sản xuất kinh doanh của công ty có thể tự
thành lập ban dự án hoặc thuê chuyên gia lập dự án.
3. Tự lâp dự án:
Tiến hành thành lập ban dự án và thực hiện các bước của lập dự án.
- Ban dự án được lập bao gồm những người được lấy từ các phòng ban đơn vị có liên quan
trên. Phòng kế hoạch đầu tư, phòng tài chính kế toán, phòng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, xí
nghiệp nguyên liệu.
Các bước của lập dự án được thực hiện: Nghiên cứư cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi,
nghiên cứu khả thi:
+ Nghiên cứu điều kiện vĩ mô: Công ty tiến hành nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng
quát có ảnh hưởng đến dự án đầu tư từ lúc có quyết định đến thực hiện và vận hành dự án;