Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Thuyết minh THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG- HẠNG MỤC BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.29 KB, 43 trang )

MỤC LỤC THUYẾT MINH
PHỤ LỤC: CÁC QUY ĐỊNH CHỦ YẾU VỀ VẬT LIỆU 33
V trí l p c p ph i gia c xi m ngị ớ ấ ố ố ă 40
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN
THIẾT KẾ SỐ MỘT
  
Số: 01/2015/TKCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015
THUYẾT MINH
THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Hạng mục: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Dự án: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ICD TÂN CẢNG NHƠN
TRẠCH
Địa điểm:
XÃ PHÚ THẠNH - HUYỆN NHƠN TRẠCH - TỈNH
ĐỒNG NAI
Chủ đầu tư:
CÔNG TY CP ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN
CẢNG

I. THUYẾT MINH TỔNG QUÁT
I.1. Các căn cứ thiết kế
- Luật xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
số: 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;


- Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số: 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009
của Chính phủ;
- Nghị định số: 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ ban hành về Quản
lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số: 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi
tiết một số nội dung của Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP;
- Thông tư số: 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định chi
tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ vào dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ICD Tân Cảng Nhơn Trạch do
Công ty CP Đầu tư và Tư vấn Thiết kế Số Một lập tháng /2014 đã được Tổng công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

1
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
Tân Cảng Sài Gòn phê duyệt.
- Căn cứ vào dự án đầu tư xây dựng ICD Tân Cảng Nhơn Trạch do Công ty CP
Đầu tư và Tư vấn Thiết kế Số Một lập tháng /2014 đã được Chủ đầu tư phê duyệt.
- Căn cứ Hợp đồng số: …/2014/HĐ-KHHC ngày …./…/2014 ký giữa Công ty CP
Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng và Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Thiết
kế Số Một về việc: “Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán Bãi Container sử dụng cẩu
RMG thuộc Dự án đầu tư xây dựng ICD Tân Cảng Nhơn Trạch”.
I.2. Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong thiết kế
STT Ký hiệu Tên tiêu chuẩn
Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong thiết kế

1 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (03 tập)
2 Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (11 tập)
3
Tuyển tập tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông
đường bộ (12 tập)
4 TCVN 2737:1995 Tiêu chuẩn tải trọng và tác động
5 22TCN 273-01 Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô
6 22TCN 274-01 Chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế mặt đường mềm
7 22TCN 211-06 Quy trình thiết kế áo đường mềm
8 22 TCN 223 - 95 Quy trình thiết kế áo đường cứng
9 TCXDVN 104-2007 Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế
10 TCVN 4054:2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế
11 TCVN 41:2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
12 22TCN 262 - 2000 Quy trình khảo sát TK nền đường ôtô đắp trên đất yếu
13 TCVN 9844:2013
Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật
trong xây dựng nền đắp trên đất yếu
14 TCVN 1770:1986 Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
15 AASHTO:M288-96 Ứng dụng vải địa kỹ thuật cho đường cao tốc
16 BS 8006:1995
Tiêu chuẩn thực hành đất và các VL đắp khác có gia
cường
17 TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế
18 TCVN 5575-2012 Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế
19 TCVN 1916-1995 Bu lông, vít, vít cấy và đai ốc. Yêu cầu kỹ thuật
20 TCVN 3223-2000
Que hàn điện dùng cho thép các bon và thép hợp kim
thấp
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT


2
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
STT Ký hiệu Tên tiêu chuẩn
21 TCVN 6476:1999 Gạch bê tông tự chèn
22 TCVN 7957:2008
Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu
chuẩn thiết kế
23 TCVN 4474 - 1987 Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế
24 TCVN 4756-1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện
25 TCXDVN 46:2007
Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế,
kiểm tra và bảo trì hệ thống
26
Tiêu chuẩn tính toán chiếu sáng đường (Road lighting
Calculations): CIE 140-2000 (để tham khảo)
Tiêu chuẩn tham khảo trong thiết kế
1
Hướng dẫn thiết kế kết cấu mặt đường - bãi; Tiêu chuẩn
do hiệp hội Quốc gia các cơ quan cầu đường Úc:
NAASRA (National Association of Australian State
Road Authorities).
2
Thiết kế bãi Container theo hướng dẫn của Liên hiệp
Cảng Anh BPF (British Ports Federation) và Hiệp hội
chính quyền cảng Mỹ AAPA (American Association of
Port Authorities).
Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong thi công và nghiệm thu
1 TCVN 8858:2011

Móng CPĐD và cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng
trong kết cấu áo đường ô tô - Thi công và nghiệm thu
2 TCVN 8859:2011
Lớp móng CPĐD trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu,
thi công và nghiệm thu
3 TCVN 4447 - 2012 Thi công và nghiệm thu công tác đất
4 TCVN 8864 : 2011
Mặt đường ô tô - xác định độ bằng phẳng bằng thước
dài 3m
5 TCVN 8867 : 2011
Áo đường mền - xác định mô đun đàn hồi chung của kết
cấu áo bằng cần đo võng Benkelman
6 TCVN 4453-1995
Quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép toàn khối
7 TCVN 8865 : 2011
Mặt đường ô tô - phương pháp đo và đánh giá xác định
độ bằng phẳng theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI
Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu hiện hành
II. VỊ TRÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
II.1. Vị trí xây dựng công trình
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

3
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
Địa điểm xây dựng công trình tại khu đất 9.84ha thuộc ICD Tân Cảng Nhơn Trạch.
Ranh giới khu đất xây dựng như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp với tuyến đường 796, căn cứ 696 vùng 2 và khu đất hiện hữu

bến sà lan Tân Cảng - Nhơn Trạch;
- Phía Tây và phía Nam tiếp giáp với khu đất căn cứ 696 - Vùng 2 Hải quân;
- Phía Đông tiếp giáp với Nông trường cao su Tuy Hạ.
II.2. Điều kiện địa hình
 Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình do Công ty Cổ phần Tư vấn XDCT Hàng
Hải thực hiện tháng 10/2014 và qua khảo sát thực địa cho thấy: Khu đất xây dựng có
nhiều cây xanh, địa hình tương đối dốc - hướng dốc chủ yếu từ phía trong khu đất ra
đường DT 769 với độ dốc tự nhiên trung bình 3.30%, cụ thể như sau:
- Phía Đông khu đất xây dựng tiếp giáp với tuyến đường nhựa hiện hữu và Căn cứ
696 là phạm vi cây xanh; địa hình tương đối dốc, cao độ thay đổi từ +8.67m ÷ +18.33m
(hệ Hải đồ).
- Phía Nam khu đất xây dựng tiếp giáp với đường đất hiện hữu và Căn cứ 696 địa
hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ+15.68m ÷ +18.33m (hệ Hải đồ).
- Phía Đông khu đất xây dựng tiếp giáp với tuyến đường đất hiện hữu và Nông
trường cao su Tuy Hạ: địa hình tương đối dốc, cao độ thay đổi từ +8.46m ÷ +17.76m (hệ
Hải đồ).
- Phạm vi tiếp giáp với tuyến đường DT769 tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi
từ +6.52m ÷ +6.60m (hệ Hải đồ).
 Căn cứ hồ sơ san gạt ICD Tân Cảng Nhơn Trạch:
- Cao trình sau san gạt có cao độ thay đổi từ +5.85 đến +16.76 (hệ Hải Đồ) độ dốc
thiết kế 1.5%.
- Phạm vi xây dựng Bãi Container sử dụng xe nâng có cao độ +11.60 (hệ Hải Đồ),
độ dốc thiết kế 0%.
II.3. Điều kiện địa chất
Căn cứ tài liệu khảo sát địa chất tại khu ICD Tân Cảng Nhơn Trạch, số
07/2014/KSĐC do Công ty Cổ phần Tư vấn XDCT Hàng Hải thực hiện tháng 10 năm
2014. Địa tầng khu vực gồm các lớp địa chất chính sau:
1. Lớp đất 1:
Sét pha nhẹ màu xám vàng, trạng thái dẻo mềm. Lớp đất 1 phân bố trên bề mặt
khu vực khảo sát ở khu vực các lỗ khoan LK-01, LK-02 và LK-03. Bề dày của lớp đất 1

biến đổi trong khoảng từ 1.4m (LK-03) đến 3.1m (LK-01), bề dày trung bình đạt 2.3m.
Lớp đất 1 có sức chịu tải và tính nén lún trung bình. Giá trị SPT trung bình đạt 6 búa.
2. Lớp đất 2:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

4
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
Sét pha màu xám vàng, trạng thái cứng, đôi chỗ nửa cứng. Lớp đất 2 phân bố ở khu
vực LK-02 và LK-03 với bề dày là 0.9m (LK-02 và LK-03). Đây là lớp đất có sức chịu
tải
cao, tính nén lún nhỏ. Trong lớp đất 2 chỉ có 01 giá trị SPT, đạt 30 búa.
3. Lớp đất 3:
Sét pha màu xám vàng, nâu đỏ, lẫn dăm sạn đá ong, trạng thái nửa cứng, đôi chỗ
dẻo cứng. Lớp đất 3 phân bố ở khu vực lỗ khoan LK-01, LK-02 và LK-04, với bề dày
thay đổi từ 2.6m (LK2&LK4) đến 2.9m (LK1), trung bình đạt 2.7m. Lớp đất 3 có sức
chịu tải tương đối cao, tính nén lún khá nhỏ. Trong lớp đất 3a chỉ có 01 giá trị SPT, đạt
40 búa.
4. Lớp đất 3a:
Sét pha màu xám vàng, nâu đSỏ, lẫn dăm sạn đá ong, trạng thái cứng. Lớp đất 3a
chỉ thấy xuất hiện khu vực LK-03 với bề dày là 1.9m. Lớp đất 3a có sức chịu tải cao,
tính nén lún khá nhỏ. Trong lớp đất 3a chỉ có 01 giá trị SPT, đạt 40 búa.
5. Lớp đất 4:
Sét màu xám vàng, nâu đỏ, đôi chỗ lẫn dăm sạn đá ong, trạng thái cứng. Lớp đất 4
phân bố trong khu vực LK-02 và LK-03 với bề dày lớp lần lượt là 2.1m (LK-02) và
2.2m (LK-03). Lớp đất 4 có sức chịu tải cao, tính nén lún khá nhỏ. Giá trị SPT của lớp
biến đổi trong khoảng từ 35 đến 42 búa, giá trị SPT trung bình của lớp là 39 búa.
6. Lớp đất 5:
Sét pha nhẹ màu vàng nhạt, xám vàng, xám nâu, nâu tím, trạng thái cứng. Lớp đất

5 bắt gặp ở khu vực lỗ khoan LK-01, LK-03 và LK-04, với bề dày thay đổi từ 1.1m (LK-
04) đến 4.5m (LK-01), bề dày trung bình đạt 2.4m. Lớp đất 5 có sức chịu tải cao, tính
nén lún khá nhỏ. Giá trị SPT của lớp biến đổi trong khoảng từ 27 đến 32 búa, giá trị SPT
trung bình của lớp là 30 búa.
7. Lớp đất 5a:
Sét pha nhẹ màu vàng nhạt, xám vàng, xám trắng, trạng thái nửa cứng. Lớp đất 5a
bắt gặp ở khu vực lỗ khoan LK-01, LK-02 và LK-03, với bề dày thay đổi từ 1.7m (LK-
01) đến 6.3m (LK-02), bề dày trung bình đạt 4.5m. Lớp đất 5a có sức chịu tải khá cao,
tính nén lún khá nhỏ. Giá trị SPT của lớp biến đổi trong khoảng từ 19 đến 29 búa, giá trị
SPT trung bình của lớp là 24 búa.
8. Lớp đất 6:
Cát pha, đôi chỗ là sét pha nhẹ, màu xám vàng, xám trắng, nâu tím, nâu đỏ, trạng
thái dẻo. Lớp đất 6 phân bố ở cả 4 lỗ khoan, tất cả đều chưa khoan qua đáy lớp, mới
khoan vào lớp lần lượt là 7.8m, 5.8m, 6.5m và 14.8m. Lớp đất 6 có sức chịu tải trung
bình, tính nén lún khá nhỏ. Giá trị SPT của lớp biến đổi trong khoảng từ 10 đến 25 búa,
giá trị SPT trung bình của lớp là 16 búa.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

5
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
9. Lớp đất 7:
Sét màu nâu đỏ, xám vàng, kẹp sét pha, trạng thái dẻo cứng. Lớp đất 7 chỉ được
bắt
gặp ở vị trí lỗ khoan LK4 với bề dày lớp là 1.5m. Lớp đất 7 có sức chịu tải và tính
nén lún trung bình. Trong lớp đất 7 chỉ có 01 giá trị SPT đạt 14 búa.
Các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất được tổng hợp tại bảng sau:
Bng No.1. Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất tại khu vực xây dựng
Tên

lớp
đất
Độ
ẩm
tự
nhiên
Khối
lượng
thể
tích
Khối
lượng
riêng
Giới
hạn
chảy
Giới
hạn
dẻo
Chỉ
số
dẻo
Độ
sệt
Góc
ma
sát
trong
Lực
dính

Góc
nghỉ
khô
Góc
nghỉ
ướt
W
(%)
γ
w
(g/cm
3
)

(g/cm
3
)
W
l
(%)
W
p
(%)
I
p
(%)
I
s
ϕ
(

0
)
C
(kg/cm
2
)
α
k
(
0
)
α
u
(
0
)
1
17.7 1.98 2.70 22.6 12.3 10.3 0.52
15°04’
0.355

2
13.0 2.13 2.69 29.1 14.0 15.1 -0.07
19°08’
0.692
3
16.9 2.01 2.71 26.9 14.8 12.1 0.17 17
0
00' 0.538
3a

15.2 2.11 2.69 31.5 18.0 13.5 -0.21 18
0
33' 0.685
4
15.1 2.11 2.71 39.6 18.9 20.7 -0.18 15
0
03' 0.827
5
13.3 2.10 2.68 27.4 16.2 11.2 -0.26 20
0
20' 0.653
5a
16.5 2.05 2.68 27.9 16.1 11.8 0.03 18
0
40' 0.618
6
20.2 1.97 2.67 23.3 17.1 6.2 0.50 19
0
49' 0.163
7
28.1 1.95 2.69 41.4 22.2 19.2 0.31 13
0
42' 0.439
II.4. Điều kiện khí tượng
Vị trí xây dựng công trình tại xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
cách trạm khí tượng Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) khoảng 20km về phía Tây Nam
nên điều kiện về khí tượng tương tự với khu vực TP. Hồ Chí Minh mà trạm quan trắc là
trạm khí tượng Tân Sơn Nhất. Theo số liệu của trạm này, các đặc điểm về điều kiện khí
tượng như sau:
II.5.1. Chế độ gió

Khu vực xây dựng tồn tại 3 hệ thống gió chính:
- Gió Đông Bắc - Bắc từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.
- Gió Đông Nam - Nam từ tháng 2 đến tháng 5.
- Gió Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 10.
Vận tốc gió bình quân là 3.38m/s; Vận tốc gió bình quân lớn nhất là 19.75m/s, vận
tốc gió lớn nhất đo được là 36m/s (tháng 6/1972) theo hướng Tây Nam.
II.5.2. Mưa
Gồm có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10.
Lượng mưa năm: Lượng mưa trung bình năm là 1,908.3 mm. Số ngày mưa trung
bình trong năm là 159 ngày. Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 (từ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

6
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
100÷300 mm/tháng). Các tháng giữa mùa mưa có số ngày mưa xấp xỉ nhau (trên 20
ngày/tháng). Các tháng mùa khô có lượng mưa rất nhỏ (dưới 50 mm/tháng).
II.5.3. Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ trung bình năm là 27
o
C.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất không dưới 25
o
C.
- Nhiệt độ trung bình cao nhất không quá 29
o
C.
II.5.4. Bão

Tại khu vực TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai rất ít bão, nếu có chỉ tập trung xuất hiện
vào tháng 10, tháng 11 với cường độ không lớn, vận tốc gió dưới 20m/s.
II.5.5. Độ ẩm không khí
- Trong năm độ ẩm tương đối TB các tháng mùa mưa cao hơn các tháng mùa khô.
- Từ tháng 5 đến tháng 11 độ ẩm tương đối trung bình từ 80%÷86%, cao nhất là
tháng 9 đạt trên 86%.
- Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, độ ẩm tương đối trung bình từ 71%÷78%,
trong đó tháng 2, tháng 3 thấp nhất là 71%.
- Độ ẩm tối cao trung bình các tháng đều đạt trên 90%, các tháng mùa mưa đạt từ
91% đến 96%.
- Độ ẩm tối thấp trung bình từ 43%÷64%.
III. QUY MÔ DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT
Trên cơ sở quy hoạch mặt bằng tổng thể được duyệt, dự án được duyệt có quy mô
như sau:
Bng No.2. Bảng thống kê các hạng mục công trình
STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Ghi chú
1 Bãi Container sử dụng xe nâng RSD m2 26,731
2 Bãi Container sử dụng cẩu RMG m2 8,650
3 Bãi Container rỗng m2 13,241
4 Đường nội bộ m2 27,125
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

7
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Ghi chú
4a Đường vào ICD m 200
5 Kho hàng m2 5,400
6 Bãi quanh kho m2 8,442

7 Cổng vào ICD CT 1.0
8 Cổng ra cầu cảng CT 1.0
9 Nhà văn phòng (11x20m) m2 220 02 Tầng
10 Nhà xe (10x30m) m2 300
11 Sân khu văn phòng m2 1,018
12 Nhà bảo vệ CT 1.0
13 Tường rào quanh ICD m 2,042
14 Cây xanh trong ICD m2 11,908
15 Trạm biến áp CT 1.0
16 Trạm cấp nước PCCC CT 1.0
CHỈ TIÊU QUY HOẠCH
1. Tổng diện tích đất quy hoạch :

103,035
m2
100.0%
- Diện tích bãi container hàng :

35,381
m2
34.3%
- Diện tích bãi container rỗng :

13,241
m2
12.9%
- Diện tích bãi quanh kho :

8,442
m2

8.2%
- Diện tích đường giao thông :

27,125
m2
26.3%
- Kho hàng :

5,400
m2
5.2%
- Công trình phụ trợ :

1,538
m2
1.5%
- Cây xanh

11,908
m2
11.6%
2. Tổng số lượng container xếp trên bãi

6,687
Teus
Số lượng container hàng (xếp 3 chồng)

3,642
Teus
Số lượng container rỗng (xếp 5 chồng)


3,045
Teus
IV. NỘI DUNG THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
 Nội dung hồ sơ thiết kế bao gồm:
Trên cơ sở mặt bằng quy hoạch và yêu cầu của Chủ đầu tư. Nội dung hồ sơ thiết kế
gồm các hạng mục chính sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

8
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
- Thiết kế kết cấu áo Bãi Container sử dụng cẩu RMG;
- Thiết kế đường chạy cẩu RMG;
- Thiết kế thoát nước mặt trong phạm vi Bãi Container sử dụng cẩu RMG.
 Cơ sở nghiên cứu:
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, ), mặt bằng hiện trạng tại khu
vực xây dựng công trình và các khu vực lân cận;
- Căn cứ yêu cầu khai thác của Chủ đầu tư sau này là khu đất xây dựng kho bãi;
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
 Nguyên tắc thiết kế
Trên cơ sở các phân tích đánh giá hiện trạng khu đất nêu trên, việc Thiết kế đường
bãi, thoát nước và đường chạy cẩu phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Mặt bằng đường bãi phù hợp với mặt bằng quy hoạch ICD;
- Cao độ khu đất XD phù hợp với cao độ đường phía ngoài và khu đất bên cạnh;
- Kết cấu đưa ra phù hợp với tải trọng khai thác, địa chất CT tại khu vực xây dựng;
- Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của đường bãi và kết cấu công trình;
- Đảm bảo xe chạy êm thuận, phù hợp với loại thiết bị và yêu cầu khai thác;
- Thỏa mãn điền kiện địa chất, điều kiện thủy văn;

- Hướng thoát nước phù hợp với hướng thoát nước của tổng thể của ICD;
- Giải pháp thiết kế kết cấu, trình tự và biện pháp thi công phải phù hợp để giảm
kinh phí đầu tư xây dựng.
IV.1.HỆ THỐNG ĐƯỜNG BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
IV.1.1. Quy mô và tải trọng khai thác của đường bãi
Bãi sử dụng cẩu RMG có tổng diện tích: 8,650m
2
được khống chế bởi các điểm có
tọa độ như sau:
Bng No.3. Tọa độ khống chế phạm vi xây dựng Bãi Container sử dụng cẩu RMG
STT Điểm
Tọa độ (VN-2000)
STT Điểm
Tọa độ (VN-2000)
X (m) Y (m) X (m) Y (m)
1 B1 1,185,735.35 400,027.24 6 B6 1,185,701.35 400,295.64
2 B2 1,185,735.35 400,049.19 7 B7 1,185,701.35 400,267.91
3 B3 1,185,735.35 400,267.91 8 B8 1,185,701.35 400,049.19
4 B4 1,185,735.35 400,271.71 9 B9 1,185,701.35 400,043.82
5 B5 1,185,719.18 400,295.64
a) Quy mô Bãi Container sử dụng cẩu RMG
- Quy mô và các thông số chính của Bãi Container sử dụng cẩu RMG như sau:
+ Loại đường thiết kế : Đường nội bộ trong cảng;
+ Cấp kỹ thuật : 20km/h;
+ Cấp công trình (theo QCVN 03:2009/BXD) : Cấp III;
+ Tổng diện tích đường bãi : 8,650m
2
;
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT


9
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
+ Độ dốc ngang đường - bãi : i = 0.00%;
+ Cao trình mặt bãi hoàn thiện : +12.35m
(Hải Đồ);
b) Ti trọng thiết kế
- Bãi Container sử dụng cẩu RMG được thiết kế theo tải trọng khai thác như sau:
+ Tải trọng cẩu RMG (loại cẩu 3+1 theo chiều cao);
+ Tải trọng trục xe H30;
+ Xe nâng container 40 feet có hàng di chuyển;
+ Tải trọng rải đều tương đương 4T/m
2
.
IV.1.2. Thiết kế nền đường bãi
a) Phạm vi đường chạy cẩu RMG
- Nền san gạt gạt được đào bóc 15cm và được bù lại bằng 20cm cấp phối đá dăm
loại II đến cao trình đáy dầm.
- Trước khi thi công cần kiểm tra lại cao độ, độ chặt và mô đun đàn hồi mặt nền
bãi E ≥ 50Mpa, K ≥ 0.98, CBR ≥ 6.
b) Phạm vi bãi còn lại
- Nền bãi sử dụng nền san gạt (không bù thêm).
- Trước khi thi công cần kiểm tra lại cao độ, độ chặt và mô đun đàn hồi mặt nền
bãi E ≥ 50Mpa, K ≥ 0.98, CBR ≥ 6.
IV.1.3.Thiết kế đường chạy cẩu RMG
IV.1.3.1. Dầm đường chạy
- Dầm đường chạy có kết cấu dầm trên nền đàn hồi, gồm 02 dầm BTCT chạy song
song. Dầm đường chạy cẩu RMG có các thông số cơ bản:
- Chiều dài dầm : 2x226m

- Khẩu độ (tim dầm) : 32m
- Cao trình đỉnh dầm : +12.35m (hệ Hải Đồ)
- Dầm đường chạy có dạng chữ T ngược kích thước tiết diện (Bxb)xh =
(170x74)x70cm, kết cấu bằng BTCT M300, đá 1x2 đổ tại chỗ.
- Dầm đường chạy được chia làm các phân đoạn dài 11.8m và 13.24m. Toàn bộ có
36 phân đoạn dài 11.8m và 02 phân đoạn dài 13.24m. Các phân đoạn dầm được ngăn
cách bởi khe phân đoạn rộng 2cm được chèn bằng gỗ nhóm 3 tẩm nhựa đường.
- Đáy dầm bố trí lớp cấp phối đá dăm loại II dày 20cm đầm chặt E ≥ 91.13Mpa,
CBR ≥ 30.
Chi tiết xem bản vẽ TK-10.
IV.1.3.2. Đường ray
Đường ray được bố trí phía trên 02 dầm đường chạy. Hệ thống ray bao gồm các
phần chính sau:
- Ray cẩu: Sử dụng loại ray P43, một phần được tận dụng lại đoạn ray di dời từ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

10
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
Tân Cảng, một phần được mua mới đồng bộ với ray cũ. Tổng chiều dài ray tận dụng lại
là 360m và tổng chiều dài ray mua mới là 91.64m.
- Thanh ray hiện hữu dài 12.5m, được cắt bỏ mỗi đầu 0.25m (theo kết quả kiểm tra
ray của chủ đầu tư). Chiều dài thanh ray tận dụng là 12.0m, thanh ray mua mới có 2 loại
là 12.5m và 8.32m.
- Các thanh ray được bố trí khe nhiệt rộng 1cm so le với khe phân đoạn của dầm,
và được nối với nhau bằng lập lách, bu lông M22 đồng bộ với ray.
- Tấm đệm ray bằng thép tấm d10 kích thước lxb = 30x25cm được bố trí bước
a=25÷50cm. Phía dưới tấm đệm thép bố trí tấm đệm cao su chịu nhiệt kích thước lxb =
11.4x25cm dày 0.5cm.

- Bu lông liên kết sử dụng loại M24 dài 70cm và cóc ray đồng bộ ray P43.
Chi tiết xem bản vẽ TK-19 và TK-20.
IV.1.3.3. Mốc chắn ray
- Mốc chắn ray: Hai đầu đường ray bố trí 04 mốc chắn để đảm bảo an toàn cho
cẩu. Mốc chăn ray có kết cấu bằng thép tấm d20 và d27.5, được liên kết với ray bằng
đường hàn và bu long M24.
Chi tiết xem bản vẽ TK-20.
IV.1.3.4. Chốt khóa
- Chốt khóa chần trục được bố trí trên 01 dầm đường chạy có kích thước lxbxh =
10x10x10cm, bước a= 30m.
- Bệ chốt khóa được đổ bê tông M300 đá 1x2 liền với dầm đường chạy, và được
viền bằng thép hình L100x10.
Chi tiết xem bản vẽ TK-16.
IV.1.3.5. Máng tri cáp
- Máng rải cáp điện được bố trí tại mép ngoài dầm chạy đường chạy.
- Trụ đỡ máng cáp sử dụng thép ống D141.3x4.78mm, chiều dài 30cm, chôn sâu
26cm dưới mặt bãi. Trong lòng trụ được đổ đầy cát hạt mịn. Khoảng cách giữa các trụ là
2m.
- Gía đỡ máng sử dụng thép L50x5 được hàn vào trụ đỡ ở cao độ 5cm so với mặt
bãi hoàn thiện.
- Máng rải cáp điện sử dụng loại thép tấm sơn tĩnh điện có kích thước BxHxT =
300x100x3mm, lòng máng có đục lỗ thoát nước. Máng trải cáp liên kết với giá đỡ bằng
bu lông M6.
- Toàn bộ kết cấu thép được sơn 02 lớp sơn chống gỉ, 2 lớp sơn màu trắng đỏ.
Chi tiết xem bản vẽ TK-17 .
IV.1.3.6. Cấp điện
- Đường ống luồn cáp cấp điện cho cẩu RMG sử dụng loại STK D114 dày 4.9mm.
Đường ống được nối từ trạm biến áp đến các hố ga điện trong bãi. Ống luồn cáp bố trí
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT


11
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
02 ống trong đó có 01 ống để dự phòng.
- Hố ga điện GĐ1 và GĐ2 có bằng BTXM M300 đá 1x2 kích thước lxbxh =
120x120x110 cm. Phía trên miệng được viền bằng thép hình L100x10 để đỡ nắp và hàn
chân tủ điện. Nắp hố ga bằng BTCT có kích thước lxbxh = 98x50x9cm, nắp ga được
viền bằng thép hình L90x8.
- Khối lượng cáp điện, tủ điện không thuộc hồ sơ này.
Chi tiết xem bản vẽ TK-22 và TK-23.
- Phễu chuyển hướng cáp được bố trí trùng tim với tuyến máng trải cáp. Phễu
chuyển hướng bằng bê tông M300 đá 1x2 đổ liền với dầm đường chạy. Phễu chuyển
hướng được vuốt để cáp từ hố ga điện sang phễu chuyển hướng lên máng trải cáp được
thuận lợi.
Chi tiết xem bản vẽ TK-24.
- Rào bảo vệ tủ điện được cấu tạo từ cột thép D114 và thanh giằng D60. Bệ móng
có kích thước lxbxh = 40x40x40cm. Rào bảo vệ được sơn chống gỉ 02 lớp + 01 lớp phản
quang trắng đỏ.
Chi tiết xem bản vẽ TK-26.
IV.1.3.7. Tiếp địa cho cẩu RMG
- Dây thoát sét: sử dụng dây thoát sét bằng đồng tiết diện 50mm2 (φ8), được hàn
nối với ray cổng trục.
- Cọc tiếp địa sử dụng cọc đồng φ20 dài 2.5m. Cọc được đóng sâu vào trong đất
cao độ đầu cọc thấp hơn mặt nền bãi H =1.0m. Số lượng 18 cọc.
- Lưu ý: các mối hàn của hệ thống chống sét đều được thực hiện bằng hàn hóa
nhiệt. Sau khi thi công xong hệ thống chống sét cần kiểm tra để đảm bảo thông mạch,
điện trở nối đất cần đảm bảo ≤ 10Ω, nếu không đảm bảo cần có biện pháp xử lý như
đóng thêm cọc tiếp địa hoặc sử dụng hóa chất làm giảm điện trở của đất.
Chi tiết xem bản vẽ TK-15.

IV.1.4. Thiết kế kết cấu áo đường bãi
IV.1.4.1. Phân tích gii pháp kết cấu áo đường bãi
- Căn cứ vào tải trọng khai thác, địa chất khu vực xây dựng; Trong bước báo cáo
đầu tư xây dựng và bước lập dự án đầu tư, Tư vấn thiết kế đã đưa ra một số phương án
kết cấu áo đường bãi. Phạm vi đường nội bộ và bãi container rỗng làm kết cấu áo mềm:
lớp mặt dùng bê tông nhựa hoặc gạch bê tông tự chèn, lớp móng sử dụng cấp phối đá gia
cố xi măng kết hợp với cấp phối đá dăm. Qua phân tích ưu nhược điểm các phương án;
Để phù hợp với tải trọng khai thác, địa chất công trình và giảm kinh phí đầu tư xây
dựng, tăng hiệu quả kinh tế trong khai thác; Tư vấn kiến nghị chọn phương án sử dụng
kết cấu áo mềm: mặt bãi dùng gạch bê tông tự chèn, lớp móng sử dụng cấp phối đá gia
cố xi măng kết hợp với cấp phối đá dăm phù hợp với nền. Phương án này đã được Chủ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

12
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
đầu tư chấp nhận.
Chi tiết giải pháp kết cấu áo đường bãi như sau:
IV.1.4.2. Các thông số vật liệu của kết cấu áo bãi:
Các thông số vật liệu sử dụng của kết cấu áo đường bãi như sau:
+ Gạch bê tông tự chèn M450, dày 8cm, cường độ 45MPa.
+ Cấp phối đá gia cố xi măng 7%: E
vl
= 800MPa.
+ Cấp phối đá dăm loại II: E
vl
= 240MPa.
IV.1.4.3. Gii pháp thiết kế kết cấu áo bãi phạm vi xếp Container
- Kết cấu áo bãi phạm vi xếp Container sử dụng cẩu RMG từ trên xuống gồm các

lớp như sau:
+ Gạch bê tông tự chèn M450, dày 8cm;
+ Cát hạt thô đầm chặt dày 3cm;
+ Cấp phối đá gia cố xi măng 7% dày 30cm, E ≥ 260.24Mpa, CBR ≥ 80;
+ Cấp phối đá dăm loại II dày 34cm, E ≥ 119.13Mpa, CBR ≥ 30;
+ Nền san gạt đảm bảo mô đun đàn hồi trên mặt E ≥ 50Mpa, K ≥ 0.98, CBR ≥
6.
Chi tiết xem trong bản vẽ TK-07.
IV.1.5. Bố trí gạch màu định vị mặt bãi
- Để đảm bảo yêu cầu khai thác, mặt bãi được bố trí gạch màu vàng xếp định vị
các đường phân chia ranh đường bãi, định vị mép xếp container, chữ số đầu line, tên vị
trí xếp container…
- Gạch được xếp đúng kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế.
Chi tiết xem trong bản vẽ TK-08 và TK-09.
IV.1.6. Bó vỉa
- Bó vỉa có 02 loại:
+ Bó vỉa loại 1 bố trí quanh phạm vi hố ga thu nước và mương thoát nước. Kích
thước bó vỉa BxH = 15x20cm, cấu tạo bằng BTCT M300 đá 1x2, đổ tại chỗ. Phía dưới
bó vỉa bố trí lớp giấy dầu lót chống thấm.
+ Bó vỉa loại 2 bố trí phân cách giữa đường nội bộ trong ICD với Bãi Container
sử dụng cẩu RMG. Kích thước lxbxh = 200x20x46cm, được làm BTXM M300 đá 1x2,
đổ tại chỗ theo các phân đoạn cách nhau a=3m (mép đến mép là 1m).
Chi tiết xem trong bản vẽ TK-18 và TK-28 ÷ TK-36.
IV.2.HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MẶT
Hệ thống thoát nước mặt được bố trí phù hợp với giai đoạn hoàn thiện. Trong phạm
vi hồ sơ này chỉ xét 01 tuyến mương G59-G61 và 01 tuyến cống G57-G60:
Chi tiết xem trong bản vẽ TK-06.
IV.2.1. Tuyến cống
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT


13
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
- Cống D600-H30 bằng bê tông cốt thép chế tạo theo phương pháp quay ly tâm với
chiều dài đốt cống L = 4m, tại các vị trí đặc biệt bố trí các đốt cống L = 1.0m. Khi lắp
đặt các đốt cống được nối với nhau bằng gioăng cao su, phía ngoài được chít bằng vữa
xi măng M100.
- Cống D600 được bố trí các gối cống đồng bộ bước a = 2.0m. Gối cống đặt trên
lớp bê tông lót M100 đá 4x6 dày 10cm.
- Độ dốc thoát nước của cống i ≥ 0.2%.
Chi tiết xem trong bản vẽ TK-38 và TK-39.
IV.2.2.Tuyến mương
- Mương có kích thước BxH
tb
= 65x56cm, bằng BTCT M300 đá 1x2, thành và đáy
mương dày 15cm. Thép mương sử dụng Φ12 CB240-V, a=200, phần trên miệng bố trí
cốt thép để đỡ nắp mương. Miệng mương được viền bằng thép hình L80x8 chạy suốt
theo chiều dài của mương, thép hình được liên kết với thành mương bằng các râu thép
Φ6 CB240-T, a=200. Mương được đổ tại chỗ, phía dưới đáy mương bố trí lớp bê tông
lót M100 đá 4x6 dày 10cm.
- Hai bên thành mương được bố trí bó vỉa loại 1 có kích thước BxH = 15x20cm
bằng BTCT đổ tại chỗ để chặn gạch và cát xuống mương.
- Mương xây dựng mới được bố trí với độ dốc là 0.2%.
- Nắp mương có kích thước BxLxH = 65x100x10cm được gia công từ thép tấm.
Các tấm thép d8 và d10 được liên kết với nhau bằng đường hàn ∆5 và ∆10 trên suốt
phạm vi tiếp xúc. Toàn bộ thép nắp hố ga được sơn 02 lớp sơn chống gỉ.
- Để đảm bảo thoát nước dưới lớp cát đệm khi nước mặt ngấm qua khe hở các viên
gạch: cứ 5m bố trí 01 vú lọc bằng đá dăm 1x2, bên ngoài bọc vải địa kỹ thuật không dệt
25kN/m. Nước từ lớp cát đệm được thu xuống mương thông qua ống uPVC D60.

Chi tiết xem trong bản vẽ TK-28 và TK-30.
IV.2.3. Kết cấu hố ga
- Hố ga nằm trong phạm vi bãi, được bố trí tại giao giữa tuyến cống D600-H30 và
tuyến mương. Kích thước hố ga G57: LxBxH
tb
= 120x120x186cm, Kích thước hố ga
G60: LxBxH
tb
= 120x120x192cm, thành và đáy hố ga dày 20cm.
- Bản đáy và phần thành của hố ga có kích thước LxBxH = 120x120x54cm bằng
BTCT M300 đá 1x2 được đúc sẵn đặt trên lớp bê tông lót M100 đá 4x6 dày 10cm.
- Phần thành còn lại của hố ga bằng bê tông xi măng M300 đá 1x2 được đổ tại chỗ.
Miệng hố ga được bố trí cốt thép. Mép trong miệng hố ga được viền bằng thép hình
L100x10; Thép hình được liên kết với thành ga bằng các râu thép Φ6 CB240-T, bước
a=200. Tại phạm vi tuyến cống và mương đi qua, thành ga được để lỗ phù hợp với kích
thước của cống và mương.
- Để phục vụ sửa chữa, nạo vét hố ga về sau này, thành hố ga được bố trí các bậc
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

14
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
thang lên xuống bằng thép Φ20 CB240-V. Thép bậc thang được sơn 02 lớp sơn chống
gỉ.
- Nắp hố ga có kích thước BxLxH = 120x120x10cm. Nắp ga được gia công từ thép
tấm. Các tấm thép d10 và d20 được liên kết với nhau bằng đường hàn ∆10 trên suốt
phạm vi tiếp xúc. Toàn bộ thép nắp hố ga được sơn 02 lớp sơn chống gỉ.
Chi tiết xem trong bản vẽ TK-31 và TK-37.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT


15
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
V. CÁC BƯ&C THI CÔNG CHÍNH VÀ MỘT S( LƯU * KHI THI CÔNG
IV.1. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THI CÔNG CHÍNH
- Định vị mặt bằng khu vực xây dựng.
- Dọn dẹp mặt bằng đường bãi trước thi công.
- Kiểm tra cao độ và mô đun nền đường bãi san gạt.
- Thi công hệ thống thoát nước mặt:
+ Thi công tuyến cống hố ga làm mới;
+ Thi công tuyến mương làm mới trong phạm vi đường bãi.
- Thi công hệ thống cấp điện ngầm:
+ Thi công hệ thống ống luồn cáp điện;
+ Thi công các hố ga điện.
- Thi công dầm đường chạy
+ Đào đất hố móng.
+ Tiến hành thi công lớp cấp phối đá dăm loại II dày 20cm được thi công 01
lớp. Lu lèn đảm bảo yêu cầu thiết kế.
+ Lắp dựng ván khuôn, thi công BTCT dầm đường chạy.
+ Quá trình thi công kết hợp thi công chốt khóa, lắp đặt ống luồn cáp điện, phễu
chuyển hướng
- Thi công các lớp kết cấu áo bãi
+ Tiến hành thi công lớp cấp phối đá dăm loại II dày 34cm được chia làm 02
lớp để thi công, chiều dày mỗi lớp 17cm. Lu lèn đảm bảo yêu cầu thiết kế.
+ Lớp cấp phối đá gia cố xi măng 7% dày 30cm được chia làm 02 lớp, chiều
dày mỗi lớp 15cm để thi công. Lu lèn đảm bảo yêu cầu thiết kế. Khoan lấy mẫu và thí
nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành lớp móng cấp phối đá gia cố
xi măng.

+ Trong quá trình thi công kết cấu áo đường bãi kết hợp thi công bó vỉa mương,
hố ga, bó vỉa dải phân cách.
+ Thi công lớp cát đệm dày 3cm.
+ Thi công lớp mặt bằng gạch bê tông tự chèn dày 8cm.
- Hoàn thiện, làm vệ sinh, nghiệm thu và bàn giao công trình.
IV.2. TỔ CHỨC THI CÔNG TẠI CÔNG TRƯỜNG
V.2.1. Công tác chuẩn bị
- Xây dựng văn phòng: văn phòng ban điều hành nhà thầu, nhà ở cán bộ và công
nhân phục vụ thi công, phóng thí nghiện hiện trường nếu có…
- Xây dựng lán trại, kho bãi chữa vật liệu.
- Cung cấp năng lượng điện, nước cho công trường.
- Chuẩn bị máy móc, phương tiện vận chuyển và các phương tiện sửa chữa các loại
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

16
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
máy móc thiết bị.
- Chuẩn bị nhân lực thi công và sửa chữa cơ khí.
- Cần phải tổ chức giao thông liên lạc thông suốt trong quá trình thi công giữa các
đơn vị, các xí nghiệp và các cơ quan hành chính.
- Vật liêu xây dựng dùng cho công trình phải có chất lượng tốt, trữ lượng lớn, điều
kiện khai thác và vận chuyển thuận lợi.
V.2.2. Công tác tổ chức thi công
 Mặt bằng thi công
- Căn cứ vào thực tế giải phóng mặt bằng, nhà thầu tổ chức đặt lán trại tại các vị trí
phù hợp.
- Vị trí tập kết vật liệu ngay tại bãi. Vị trí trạm trộn BT và cấp phối đá gia cố XM
nhà thầu có thể bố trí tại công trường hoặc mua thương phẩm bên ngoài, tuy nhiên phải

đảm bảo chất lượng theo yêu càu thiết kế.
- Với các cấu kiện yêu cầu đúc sẵn nhà thầu có thể tổ chức đúc trên nền bãi sau khi
san gạt.
- Nguồn điện và nước được lấy từ khu vực bến sà lan.
 Phương pháp tổ chức thi công
Tổ chức thi công theo phương pháp hỗn hợp, trong đó:
- Công tác chuẩn bị, xây dựng nền đường: thi công theo phương pháp song song.
- Hệ thống thoát nước được thi công theo phương pháp song song kết hợp dây
chuyền.
- Lớp móng và lớp mặt đưòng được thi công theo phương pháp dây chuyền.
 An toàn trong thi công xây dựng
Trong quá trình thi công nhà thầu cần tuyết đối đảm bảo an toàn trong lao động
trên công trường. Cụ thể như sau:
- Nguồn điện cung cấp trong xây dựng cần được tuyệt đối an toàn. Sau mỗi ngày
làm việc cần ngắt điện tại những vị trí không cần thiết.
- Trong quá trình xây dựng phải sử dụng máy hàn cắt, trong khi đó bến phải vừa
khai thác, vừa xây dựng nên khả năng xẩy ra cháy nổ rất cao, do vậy Chủ đầu tư và nhà
thầu xây dựng cần phải có phương án đề phòng sự cố xẩy ra.
- Các trạm trộn cấp phối đá gia cố xi măng hoạt động bằng động cơ điện có công
suất lớn nên có thể gây ra hiện tượng chập điện, mặt khác, tại khu vực cầu cảng và bãi
hàng hiện hữu sẽ có nhiều thiết bị bốc xếp, vận chuyển hàng hóa do vậy công tác phòng
chống cháy, nổ trong quá trình khai thác là rất quan trọng.
- Nhà thầu phải bố trí rào vây quanh khu vực xây dựng để đảm bảo an toàn.
- Giải pháp phòng chống cháy nổ bao gồm:
+ Lắp đặt hệ thống chống sét tại các thiết bị, công trình trong cảng.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

17
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG

Thuyết minh TKBVTC
+ Huấn luyện về PCCC cho đội ngũ công nhân làm việc tại công trường.
+ Trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy cho các bộ phận.
+ Dự trữ nguồn nước chữa cháy.
+ Tổ chức hệ thống báo động chữa cháy đồng bộ.
- Ngoài ra cảng cần phối hợp với các đơn vị PCCC trong khu vực để được kiểm tra,
trang bị và đề ra kế hoạch hành động chung khi có sự cố xẩy ra.
IV.3. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG THI CÔNG
- Trong quá trình thi công đơn vị thi công phải tuân thủ theo các quy trình, quy
phạm thi công hiện hành của Nhà nước:
+ Các quy định về vật liệu: xi măng, cát, đá, cốt thép…
+ Các quy định về cấp phối đá dăm, cấp phối đá gia cố xi măng …
+ Quy định về thép xây dựng.
+ Quy định về loại que hàn, đường hàn.
+ Quy định về kiểm tra và nghiệm thu đường hàn như siêu âm, chiếu tia xuyên
qua mối hàn …
+ Tất cả các mối hàn phải được kiểm tra nghiệm thu mới được sơn chống rỉ.
+ Các quy định về sai số cho phép khi lắp đặt ván khuôn đổ bê tông tại chỗ.
+ Các quy định về nghiệm thu công tác đổ bê tông.
+ Các quy định về nghiệm thu các công tác thi công, hoàn thiện.
+ Các quy định về an toàn lao động.
- Hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước thải… không nằm trong hồ sơ này. Khi
thi công Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và các nhà thầu cần phối hợp với nhau, xem xét kỹ
các hồ sơ liên quan để thi công đồng bộ, đúng thứ tự và các hạng mục không bị chồng
chéo, tránh tình trạng sau khi thi công xong phải đào bóc kết cấu áo đường bãi gây lãng
phí và thiếu mỹ quan.
V.3.1. Thi công nền đường bãi
- Dọn dẹp mặt bằng, kiểm tra cao độ và mô đun dàn hồi mặt bãi đảm bảo E ≥
50Mpa, K ≥ 0.98, CBR ≥ 6.
- Sau khi đào hố móng dầm đường chạy cũng phải lu lèn đảm bảo E ≥ 50Mpa, K ≥

0.98, CBR ≥ 6.
V.3.2. Thi công lớp móng đường bãi
- Thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm theo Lớp móng cấp phối đá
dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu TCVN 8859:2011;
Một số yêu cầu chính như sau:
- Việc thi công lớp móng cấp phối đá dăm chỉ được tiến hành khi mặt bằng thi
công dưới lớp móng này đã được nghiệm thu theo đúng yêu cầu thiết kế.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

18
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
- Vật liệu CPĐD, sau khi chấp nhận đưa vào sử dụng trong công trình, được tập kết
trên mặt bằng thi công bằng cách: Đổ trực tiếp trên phễu máy rải hoặc đổ thành các
đống trên mặt bằng thi công.
- Sơ đồ vận hành của các xe tập kết vật liệu, khoảng cách giữa các đống vật liệu
phải được dựa vào kết quả của công tác thi công thí điểm.
- Yêu cầu về độ ẩm của vật liệu CPĐD:
+ Độ ẩm tốt nhất của vật liệu CPĐD nằm trong phạm vi độ ẩm tối ưu (W
o
± 2
%) cần duy trì trong suốt quá trình chuyên chở, tập kết, san hoặc rải và lu lèn.
+ Trước và trong quá trình thi công, cần phải kiểm tra và điều chỉnh kịp thời độ
ẩm của vật liệu CPĐD.
+ Công tác san rải:
o Đối với lớp móng trên, vật liệu CPĐD được rải bằng máy rải.
o Đối với lớp móng dưới, nên sử dụng máy rải để nâng cao chất lượng công
trình. Chỉ sử dụng máy san để rải vật liệu CPĐD khi có đủ các giải pháp chống phân
tầng của vật liệu CPĐD và được tư vấn giám sát chấp thuận.

+ Phải thường xuyên kiểm tra cao độ, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ dốc
dọc, độ ẩm, độ đồng đều của vật liệu CPĐD trong suốt quá trình san rải.
+ Công tác lu lèn:
o Phải lựa chọn loại lu và phối hợp các loại lu trong sơ đồ lu lèn tùy thuộc vào
loại đá dùng làm vật liệu, chiều dày, chiều rộng và độ dốc dọc của lớp móng đường.
Thông thường, sử dụng lu nhẹ 60 ÷ 80 kN với vận tốc chậm 3 Km/h để lu 3 ÷ 4 lượt đầu,
sau đó sử dụng lu rung 100 ÷ 120 kN hoặc lu bánh lốp có tải trọng bánh 25 ÷ 40 kN để
lu tiếp từ 12 ÷ 20 lượt cho đến khi đạt độ chặt yêu cầu, rồi hoàn thiện bằng 2 ÷ 3 lượt lu
bánh sắt nặng 80 ÷ 100 kN.
o Số lần lu lèn phải đảm bảo đồng đều đối với tất cả các điểm trên mặt móng
(kể cả phần mở rộng), đồng thời phải bảo đảm độ bằng phẳng sau khi lu lèn.
o Việc lu lèn phải thực hiện từ chỗ thấp đến chỗ cao, vệt bánh lu sau chồng
lên vệt lu trước ít nhất là 20 cm. Những đoạn đường thằng, lu từ mép vào tim đường và
ở các đoạn đường cong, lu từ phía bụng đường cong dần lên phía lưng đường cong.
o Ngay sau giai đoạn lu lèn sơ bộ, phải tiến hành ngay công tác kiểm tra cao
độ, độ dốc ngang, độ bằng phằng và phát hiện những vị trí bị lồi lõm, phân tầng để bù
phụ, sửa chữa kịp thời:
o Sơ đồ công nghệ lu lèn áp dụng để thi công đại trà cho từng lớp vật liệu
như các loại lu sử dụng, trình tự lu, số lần lu phải được xây dựng trên cơ sở thi công thí
điểm lớp móng CPĐD.
- Bảo dưỡng và tưới lớp nhựa thấm bám
+ Phải thường xuyên giữ đủ độ ẩm trên mặt lớp móng CPĐD để tránh các hạt
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

19
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
mịn bị gió thổi. Đồng thời không cho xe cộ đi lại trên lớp móng khi chưa tưới nhựa thấm
bám để tránh bong bật.

+ Đối với lớp móng trên, cần phải nhanh chóng tướ i nhựa thấm bám bằng nhựa
lỏng MC-70 (phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 8818-1:2011) hoặc nhũ tương nhựa đường
loại SS-1h hoặc CSS-1h (phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 8817-1:2011).
+ Nếu phải bảo đảm giao thông, ngay sau khi tưới lớp thấm bám thì phải phủ
một lớp đá mạt kích cỡ 0.5cm x 0.1cm với định lượng 10(l/m
2
) ± 1(l/m
2
) và lu nhẹ
khoảng 2 ÷ 3 lần/điểm. Đồng thời, phải bố trị lực lượng duy tu, bảo dưỡng hành ngày để
thoát nước bề mặt, bù phụ, quét gạt các hạt đá bị văng dạt và lu lèn những chỗ có hiện
tượng bị bong bật do xe chạy.
- Công tác lấy mẫu vật liệu CPĐD phục vụ kiểm tra nghiệm thu chất lượng
Bng No.4. Yêu cầu khối lượng tối thiểu lấy mẫu tại hiện trường
Cỡ hạt lớn nhất danh định (mm) Khối lượng lấy mẫu vật liệu (kg)
Loại cấp phối có D
max
= 37.5
≥ 200
Loại cấp phối có D
max
= 25
≥ 150
Loại cấp phối có D
max
= 19
≥ 100
- Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng vật liệu. Công tác kiểm tra, nghiệm thu chất
lượng vật liệu CPĐD phải được tiến hành theo các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn kiểm tra phục vụ công tác chấp thuận nguồn cung cấp vật liệu

CPĐD cho công trình:
o Mẫu kiểm tra được lấy tại nguồn cung cấp, cứ 3,000m
3
vật liệu cung cấp
hoặc khi liên quan đến một trong các trường hợp sau, tiến hành lấy 01 mẫu:
Nguồn vật liệu lần đầu cung cấp cho công trình;
Có sự thay đổi địa tầng khai thác của đá nguyên khai;
Có sự thay đổi dây chuyền nghiền sàng hoặc hàm nghiền hoặc cỡ sàng;
Có sự bất thường về chất lượng vật liệu.
+ Giai đoạn kiểm tra phục vụ công tác nghiệm thu chất lượng vật liệu CPĐD đã
được tập kết tại chân công trình để đưa vào sử dụng.
o Mẫu kiểm tra được lấy ở bãi chứa tại chân công trình, cứ 1,000m
3
vật liệu
phải lấy ít nhất một mẫu cho mỗi nguồn cung cấp hoặc khi có sự bất thường về chất
lượng vật liệu;
o Vật liệu phải thỏa mãn tất cả các chỉ tiêu cơ lý quy định theo tiêu chuẩn
trước khi đem thí nghiệm đầm nén trong phòng.
- Kiểm tra trong quá trình thi công. Trong suốt quá trình thi công, đơn vị thi công
phải thường xuyên tiến hành thí nghiệm, kiểm tra theo các nội dung sau:
+ Độ ẩm, sự phân tầng của vật liệu CPĐD (quan sát bằng mắt và kiểm tra thành
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

20
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
phần hạt). Cứ 200 m
3
vật liệu CPĐD hoặc một ca thi công phải tiến hành lấy một mẫu

thí nghiệm thành phần hạt, độ ẩm.
+ Độ chặt lu lèn
o Việc thí nghiệm thực hiện theo 22 TCN 346 - 06 và được tiến hành tại mỗi
lớp móng CPĐD đã thi công xong;
o Đến giai đoạn cuối của quá trình lu lèn, phải thường xuyên thí nghiệm kiểm
tra độ chặt lu lèn để làm cơ sở kết thúc quá trình lu lèn. Cứ 800m
2
phải tiến hành thí
nghiệm xác định độ chặt lu lèn tại một vị trí ngẫu nhiên.
+ Các yếu tố hình học, độ bằng phẳng
o Cao độ, độ dốc ngang của bề mặt lớp móng được xác định dựa trên số liệu
đo cao độ tại tim và tại mép của mặt móng;
o Chiều dày lớp móng được xác định dựa trên số liệu đo đạc cao độ trước và
sau khi thi công lớp móng tại các điểm tương ứng trên cùng một mặt cắt (khi cần thiết,
tiến hành đào hố để kiểm tra);
o Bề rộng lớp móng được xác định bằng thước thép;
o Độ bằng phẳng được đo bằng thước 3 m phù hợp với TCVN 8864:2011. Khe
hở lớn nhất dưới thước được quy định tại Bảng 4;
o Mật độ kiểm tra và các yêu cầu cụ thể quy định tại Bảng sau:
Bng No.5. Yêu cầu về kích thước hình học và độ bằng phẳng của lớp móng bằng CPĐD
TT Chỉ tiêu kiểm tra
Giới hạn cho phép
Mật độ kiểm tra
Móng dưới Móng trên
1 Cao độ - 10mm - 5mm
Cứ 40 ÷ 50m với đoạn
tuyến thẳng, 20 ÷ 25m với
đoạn tuyến cong bằng hoặc
cong đứng đo một trắc
ngang

2 Độ dốc ngang ± 0.5% ± 0.3%
3 Chiều dày ± 10mm ± 5mm
4 Bề rộng - 50mm - 50mm
5
Độ bằng phẳng: khe
hở lớn nhất dưới
thước 3m
≤ 10mm ≤ 5mm Cứ 100m đo tại một vị trí
- Kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công
+ Kiểm tra độ chặt lu lèn, kết hợp kiểm tra thành phần hạt sau khi lu lèn và
chiều dày lớp móng: cứ 7,000m
2
hoặc ứng với 1 km dài (mặt đường 2 làn xe) cần thí
nghiệm kiểm tra bằng phương pháp đào hố rót cát tại hai vị trí ngẫu nhiên (riêng trường
hợp rải bằng máy san, cần kiểm tra tại ba vị trí ngẫu nhiên).
+ Kiểm tra các yếu tố hình học và độ bằng phẳng: cần tiến hành kiểm tra với
mật độ đo đạc chỉ bằng 20 % khối lượng quy định nêu tại Bảng trên, tương đương với
mật độ đo như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

21
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
+ Đo kiểm tra các yếu tố hình học (cao độ tim và mép móng, chiều rộng móng,
độ dốc ngang móng) : 250m/vị trí trên đường thẳng và 100m/vị trí trong đường cong. Đo
kiểm tra độ bằng phẳng bề mặt móng bằng thước 3m : 500m/vị trí.
V.3.3. Yêu cầu thi công lớp móng cấp phối đá gia cố xi măng
Lớp móng cấp phối đá gia cố xi măng 7% được thi công theo Móng cấp phối đá
dăm và cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ô tô - Thi công và

nghiệm thu TCVN 8858:2011. Một số yêu cầu chính như sau:
a) Công tác chuẩn bị thi công cấp phối đá gia cố xi măng
- Trước khi thi công phải tiến hành mọi thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu
theo các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn, phải tiến hành thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn
(cối proctor cải tiến quy định tại 22TCN 333-06) ứng với hỗn hợp cấp phối - xi măng đã
được thiết kế (với tỷ lệ xi măng thiết kế) để xác định chính xác độ ẩm tốt nhất W
op

khối lượng thể tích khô lớn nhất γ
kmax
, đồng thời phải căn cứ vào kết quả thí nghiệm đầm
nén này để tiến hành đúc mẫu kiểm tra các chỉ tiêu cường độ theo tiêu chuẩn. Các kết
quả đều phải được phía Tư vấn giám sát xác nhận và chấp thuận trên cơ sở các quy định
của Tiêu chuẩn này. Nếu kết quả thí nghiệm không đạt yêu cầu thì cần phải trao đổi với
Tư vấn thiết kế và Tư vấn giám sát để thay đổi tỷ lệ xi măng rồi lặp lại các thí nghiệm
nói trên.
- Chuẩn bị thi công lớp CPĐD gia cố xi măng
+ Việc chế tạo hỗn hợp CPĐD gia cố xi măng phải được tiến hành ở trạm trộn,
không cho phép trộn trên đường. Trạm trộn phải có các điều kiện sau:
o Thiết bị cân đong phải đảm bảo chính xác, đặc biệt là bộ phận cân đong
lượng xi măng và lượng nước; sai số cân đong cho phép đối với cốt liệu là ± 2%, với xi
măng là ± 0.5% và với nước là ± 1% theo khối lượng.
o Thiết bị trộn hỗn hợp cấp phối gia cố xi măng phải là thiết bị cưỡng bức;
o Năng suất và vị trí của trạm trộn phải tương ứng với đoạn dây chuyền thi
công sao cho đảm bảo được thời gian trộn, chuyên chở, rải và đầm nén kết thúc trước
thời gian bắt đầu ninh kết của hỗn hợp gia cố xi măng đối với xi măng quy định (thông
thường là 100 phút) và đối với xi măng có sử dụng phụ gia làm chậm ninh kết thì phải
theo thiết kế chi tiết.
+ Yêu cầu về thiết bị thi công. Nhà thầu phải có các loại thiết bị sau:
o Xe bồn hoặc ô tô ben có bạt phủ thùng xe để chuyên chở hỗn hợp cấp phối

đá gia cố xi măng;
o Máy rải: Trường hợp không có máy rải thì cho phép dùng máy san san gạt
thành từng lớp;
o Ván khuôn thép cố định xuống lớp dưới để tạo bờ vách vệt rải;
o Lu bánh thép 8÷10 tấn; lu bánh lốp loại 4 tấn/bánh với áp suất lốp lớn hơn
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

22
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
0.5MPa hoặc lu rung bánh cứng có thông số M/L ≥ 20÷30 (M là khối lượng rung tính
bằng kg; L là chiều rộng bánh lu rung tính bằng cm);
o Thiết bị tồn trữ, bơm hút, phun tưới nhũ tương (nếu thực hiện việc bảo
dưỡng lớp gia cố xi măng bằng nhũ tương); thiết bị phun tưới nước (nếu bảo dưỡng bằng
cách phủ cát tưới nước);
o Đầm rung hoặc đầm cóc loại nhỏ để đầm nén các dải mép.
+ Chuẩn bị thi công lớp CPTN gia cố xi măng: Việc trộn CPTN với xi măng có
thể thực hiện ở trạm trộn (như trộn CPĐD với xi măng) hoặc cũng có thể trộn tại đường.
Nếu trộn tại trạm thì nhà thầu phải có đủ các trang thiết bị quy định. Nếu trộn ở đường
thì không được dùng máy san mà phải dùng máy phay với thiết bị phun nước kèm theo
(các thiết bị lu và bảo đưỡng cũng cần chuẩn bị như quy định).
+ Nhà thầu phải tính toán, thiết kế dây chuyền công nghệ thi công chi tiết để
đảm bảo sao cho mỗi ca chỉ để một khe thi công, tức là việc rải, đầm nén và hoàn thiện
được thực hiện liên tục trong một ca với các điều kiện khống chế sau:
o Hỗn hợp cấp phối gia cố xi măng đã rải ra đường không được để quá 30 phút
rồi mới lu.
o Toàn bộ quá trình công nghệ thi công từ khi đổ nước vào trộn đến khi lu lèn,
hoàn thiện xong bề mặt lớp gia cố xi măng không vượt quá thời gian bắt đầu ninh kết
của xi măng.

o Dựa vào dây chuyền công nghệ thiết kế, nhà thầu phải tổ chức thi công rải
thử 1 đoạn tối thiểu là 100m trước khi triển khai thi công đại trà, với sự chứng kiến của
tư vấn giám sát, qua đó rút kinh nghiệm hoàn chỉnh quy trình và dây chuyền công nghệ,
đồng thời qua đó kiểm tra chất lượng cấp phối gia cố xi măng trên thực tế; kiểm tra khả
năng thực sự của trạm trộn, của các phương tiện xe, máy; kiểm tra các lối ra, vào và các
chỗ quay đầu của xe máy.
+ Nhà thầu phải chuẩn bị các thiết bị phục vụ công tác kiểm tra chất lượng
trong quá trình thi công và nghiệm thu sau khi thi công xong gồm các hạng mục quy
định tại Mục 7, phải chuẩn bị một số mái che phòng khi mưa đột ngột trong quá trình thi
công.
+ Phải tu sửa và lu 2÷3 lần trên điểm lòng đường hoặc móng phía dưới lớp cấp
phối gia cố xi măng để bảo đảm lòng đường hoặc móng phía dưới vững chắc, đồng đều
và đạt độ dốc ngang quy định; nếu dùng cấp phối gia cố xi măng làm lớp móng tăng
cường trên mặt đường cũ thì phải phát hiện, xử lý triệt để các vị trí cao su, ổ gà và phải
vá sửa, bù vênh mặt đường cũ. Lớp bù vênh phải được thi công trước bằng các vật liệu
có cỡ hạt thích hợp với chiều dày bù vênh, tuyệt đối không được thi công lớp bù vênh
gộp với lớp móng tăng cường. Nếu phía dưới là lòng đường hoặc lớp móng có thể thấm
hút nước thì phải tưới đẫm nước trước khi rải hoặc trộn cấp phối gia cố xi măng.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

23
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
HẠNG MỤC: BÃI CONTAINER SỬ DỤNG CẨU RMG
Thuyết minh TKBVTC
b) Chế tạo cấp phối hỗn hợp cấp phối đá gia cố xi măng ở trạm trộn
- Cấp phối dùng để gia cố xi măng có thể được đưa vào máy trộn theo một trong
hai phương thức sau:
+ Cấp phối được sản xuất có thành phần hạt đạt sẵn yêu cầu.
+ Cấp phối được tạo thành từ nhiều cỡ hạt được đưa vào máy trộn riêng rẽ theo
những tỷ lệ tính toán trước để sau khi trộn sẽ đạt được thành phần hạt yêu cầu;

+ Tại nơi điều khiển của trạm trộn, dù theo phương thức nào cũng cần có bảng
ghi rõ khối lượng phối liệu (kể cả khối lượng xi măng và nước) để tiện kiểm tra với sai
số theo quy định.
- Trong mỗi ca hoặc khi mưa nắng thay đổi cần phải thí nghiệm xác định độ ẩm
của đá, cát để kip thời điều chỉnh lượng nước đưa vào máy trộn.
- Công nghệ trộn phải được tiến hành theo hai giai đoạn:
+ Trộn khô với xi măng;
+ Trộn với nước;
+ Thời gian trộn của mỗi giai đoạn phải được xác định thông qua trộn thử (với
sự chấp thuận của tư vấn giám sát) tuỳ thuộc loại thiết bị trộn thực tế sử dụng;
- Để tránh hỗn hợp sau khi trộn bị phân tầng, thì chiều cao rơi của hỗn hợp đã trộn
kể từ miệng ra của máy trộn đến thùng xe của xe chuyên chở không được lớn hơn 1.5 m.
Thùng xe của hỗn hợp phải được phủ bạt kín (chống mất nước).
c) Thi công tại hiện trường
- Hệ số lu lèn của lớp cấp phối gia cố xi măng được xác định bằng tỷ số giữa trị số
khối lượng thể tích khô lớn nhất γ
kmax
, của hỗn hợp được xác định theo thí nghiệm đầm
nén tiêu chuẩn quy định với trị số khối lượng thể tích khô của hỗn hợp lúc ra khỏi máy
trộn. Hệ số này được chính xác hoá thông qua việc tiến hành rải thử đã quy định.
- Việc rải cấp phối gia cố xi măng phải được thực hiện bằng máy rải trong ván
khuôn thép cố định (trừ trường hợp sử dụng máy rải ván khuôn trượt). Chiều cao của
ván khuôn phải bằng bề dày của lớp hỗn hợp gia cố xi măng sau khi lu lèn chặt nhân với
hệ số lu lèn quy định. Nếu rải bằng máy rải thì xe chở hỗn hợp đã trộn đổ trực tiếp vào
máy rải. Nếu rải bằng máy san thì xe đổ thành đống với cự ly tính toán trước để tiện cho
máy san gạt thành lớp.
- Lớp kết cấu cấp phối gia cố xi măng (sau khi đã lu lèn chặt) có bề dày nhỏ hơn
hoặc bằng 18 cm chỉ được phép thi công một lần (rải một lần và lu lèn đến độ chặt yêu
cầu). Trường hợp lớp kết cấu cấp phối gia cố xi măng (sau khi đã lu lèn chặt) có bề dày
lớn hơn 18 cm được phân thành các lớp. Sau khi lu lèn xong lớp dưới có thể thi công

ngay lớp trên (trước đó phải tưới ẩm bề mặt lớp dưới). Nếu làm xong lớp dưới nhưng
không có điều kiện làm ngay lớp trên thì phải tiến hành bảo dưỡng lớp dưới như quy
định. Nhà thầu phải có đủ thiết bị đảm bảo được yêu cầu thi công trên đây. Việc kiểm
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ SỐ MỘT

24
FIRST INVESTMENT AND DESIGN CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY

×