PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂN UYÊN
TRƯỜNG MẦM NON SỐ 1 THỊ TRẤN TÂN UYÊN
&
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KẾT HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG,
GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
Người thực hiện: Hồ Thị Vinh
Chức vụ: Hiệu trưởng
Tổ chuyên môn: Mẫu giáo
Tân Uyên, tháng 3 năm 2012
1
PHN M U
I. Lý do chn ti:
Giỏo dc mm non l bc hc u tiờn ca h thng giỏo dc quc dõn, cú
vai trũ c bit quan trng trong vic t nn múng cho s hỡnh thnh v phỏt
trin ca nhõn cỏch con ngi. Chớnh vỡ th, hu ht cỏc quc gia v cỏc t chc
quc t u xỏc nh giỏo dc mm non l mt mc tiờu quan trng ca giỏo dc
cho mi ngi. Thy in coi giai on mm non l Thi k vng ca cuc
i''.
Chm súc giỏo dc tr tui mm non l vic lm ht sc quan trng v cn
thit; cụng vic ú ũi hi phi cú s kt hp cht ch gia nh trng, gia ỡnh
v xó hi to ra mt mụi trng giỏo dc thng nht v thun li, õy cng l
mt nguyờn tc c bn c quỏn trit trong quỏ trỡnh chm súc giỏo dc tr mm
non. iu 93 Lut Giỏo dc 2005 khng nhNh trng cú trỏch nhim ch
ng phi hp vi gia ỡnh v xó hi thc hin mc tiờu, nguyờn lý giỏo dc.
Trng Mm non cú nhim v chm súc, nuụi dng, giỏo dc tr tr
phỏt trin mt cỏch ton din v chun b tõm th cho tr bc vo lp 1. Song
khụng th coi trng Mm non l ni duy nht m bo hon ton quỏ trỡnh giỏo
dc cho tr, bi vỡ hng ngy tr ch trng Mm non vi mt thi gian nht
nh, cũn li tr sng gia ỡnh v chu s nh hng sõu sc ca mụi trng
giỏo dc gia ỡnh. Do ú thc hin mc tiờu giỏo dc núi chung, giỏo dc
Mm non núi riờng, khụng nhng phi lm tt cụng tỏc giỏo dc trong nh
trng m cũn phi kt hp cht ch vi gia ỡnh v xó hi lm tt cụng tỏc
chm súc giỏo dc tr.
H Ch Tch ó dy: "Giỏo dc trong nh trng ch l mt phn, cũn
cn cú s giỏo dc ngoi xó hi v trong gia ỡnh giỳp cho vic giỏo dc
trong nh trng c tt hn. Giỏo dc trong nh trng dự tt n my
nhng thiu giỏo dc trong gia ỡnh v ngoi xó hi thỡ kt qu cng khụng
hon ton". Vỡ vy vic kt hp thng nht gia giỏo dc nh trng, gia ỡnh
v xó hi ó tr thnh mt nguyờn tc c bn ca nn giỏo dc xó hi ch ngha
Vit Nam.
Trong thc t hin nay cho ta thy trng no cú cht lng chm súc
giỏo dc tr tt hn thỡ ni ú mi quan h gia nh trng, gia ỡnh v xó hi
gn bú, thng xuyờn cú s kt hp cht ch thng nht ba mụi trng giỏo dc
trong quỏ trỡnh chm súc giỏo dc tr.
Xỏc nh c tm quan trng cng nh vai trũ, v trớ ca cụng tỏc kt hp
gia nh trng, gia ỡnh v xó hi trong vic chm súc giỏo dc tr nhm lm tt
hn cụng tỏc chm súc giỏo dc tr, tng cng mi quan h cht ch gia nh
trng, gia ỡnh v xó hi, tng bc ỏp ng mc tiờu, chin lc phỏt trin giỏo
dc Mm non trong thi k cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ t nc nên tôi đã
chọn đề tài Mt s bin phỏp kt hp gia nh trng, gia ỡnh, xó hi nhm
2
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non” ở trường Mầm non số 1
thị trấn Tân Uyên - HuyÖn T©n Uyªn.
II. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác chỉ đạo “Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã
hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ” ở trường
Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên.
Nghiên cứu nội dung và biện pháp chỉ đạo kết hợp giữa nhà trường, gia
đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non trong
2 năm học trước tại trường Mầm non Thân Thuộc; tiếp tục nghiên cứu, vận dụng
trong năm học 2011- 2012 tại trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp kết hợp giữa
nhà trường, gia đình, xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
mầm non” tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu
lý luận (Tìm đọc sách và tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề
tài nghiên cứu); phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp quan sát sư
phạm; phương pháp trò chuyện; phương pháp thống kê toán học.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ vấn đề lý luận của công tác kết hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Dựa vào tình hình thực tiễn, đề tài phân tích thực trạng về công tác kết
hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trường Mầm non.
Đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng về nguồn lực, vật
lực, tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho
các hoạt động giáo dục trong nhà trường phát triển, nâng cao chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường Mầm non.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ngành học cho mọi tầng lớp nhân
dân, tạo niềm tin tưởng vào chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở nhà
trường, tuyên truyền sâu rộng về ngành học, nâng cao chất lượng đội ngũ.
Quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức để tuyên truyền
tới phụ huynh học sinh và các đoàn thể xã hội, tổ chức hoạt động dựa trên đặc
trưng của ngành học và có vận dụng linh hoạt giữa lý thuyết và thực tiễn quản lý.
Kết hợp công tác chỉ đạo kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội với
giáo viên.
3
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Chức năng của gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ.
Dân tộc ta vốn có truyền thống rất coi trọng gia đình vì nó là nơi sản sinh,
nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên của mỗi con người. Mỗi con người sinh ra
ai cũng có gia đình, việc nuôi dạy con là công việc quan trọng nhất của mỗi
gia đình.
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ, gia đình có cấu
trúc đa dạng về đời sống, là một tập thể không thuần nhất, khác nhau về tuổi tác,
giới tính, nghề nghiệp. Do đó việc giáo dục mang tính phối hợp mhiều mặt,
phương pháp giáo dục của gia đình là thuyết phục, giảng giải, lắng nghe và trao
đổi ý kiến.
Gia đình là cái nôi của xã hội, cái nôi đầu tiên giáo dục, nuôi dưỡng nhân
cách trẻ. Chăm sóc giáo dục trẻ là một quá trình liên tục và lâu dài, diễn ra mọi
lúc, mọi nơi. Trẻ nhỏ chủ yếu sống trong sự đùm bọc yêu thương của cha mẹ,
của những người thân trong gia đình và trường Mầm non, đặc biệt là sự chăm
sóc giáo dục tận tình của cô giáo Mầm non.
Giáo dục gia đình có ưu thế hơn xã hội và giáo dục nhà trường vì nó xuất
phát từ tình cảm và thông qua tình cảm, có khi không cần lời nói mà chỉ cần qua
thái độ, việc làm, cách đối xử trong gia đình, gia đình là một tổ ấm đảm bảo điều
kiện an toàn cho trẻ nhỏ phát triển. Nhân cách của đứa trẻ phụ thuộc một phần
vào nề nếp gia đình, giáo dục phải được bắt đầu từ gia đình rồi mới đến nhà
trường và xã hội. Gia đình là cơ sở hết sức quan trọng cho sự hình thành nhân
cách của mỗi con người từ nhỏ đến khi trưởng thành và về sau.
Ngày nay xã hội đã xác định giáo dục con cái là trách nhiệm của gia đình,
như điều 64 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định
“Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con trở thành người công dân tốt, con cháu
có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông, bà, cha, mẹ”. Với một nguồn tình cảm
tự nhiên các gia đình đã thực hiên chức năng giáo dục con cái một cách tích cực
với mong muốn có những đứa con khoẻ mạnh, thông minh, ngoan ngoãn, lớn
lên là người công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội.
Maraken đã khẳng định: “Những gì bố mẹ làm được cho con trước 5 tuổi
đó là đã đạt 90% kết quả của quá trình giáo dục”.
2. Vị trí, nhiệm vụ của trường Mầm non trong việc nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ.
Có thể nói giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng
nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Theo su thế tiến bộ của thời đại
đây là khâu đầu tiên của quả trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, những
4
năm đầu của cuộc đời trẻ nhỏ có tầm quan trọng đặc biệt, đó là thời kỳ mà sự
tăng trưởng và phát triển rất nhanh, nhân cách bắt đầu được hình thành; khối
lượng thu hoạch đạt được rất lớn khiến chúng ta có thể coi sự thành đạt trong
những năm đầu đời của trẻ quyết định lớn đến tương lai sau này. Nhiệm vụ của
Giáo dục mầm non là chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi thành người chủ
tương lai của đất nước, đó là một người con người cường tráng về thể chất, phát
triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Bởi vậy trường
Mầm non được xác định là sự khởi đầu cực kỳ quan trọng của sự nghiệp đào tạo
con người vì đối với trẻ nhỏ đây là thời kỳ hình thành và phát triển nhân cách.
Do vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non phải nhằm đạt được mục
tiêu: Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Để thực hiện được mục tiêu trên trường Mầm non cần kết hợp chặt chẽ
việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở nhà trường với gia đình và xã hội
nhằm tạo ra môi trường giáo dục thống nhất.
3. Sự cần thiết phải kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Trong văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII đã khảng định: "Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn đảng, của nhà
nước và của toàn dân. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân,
các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích
cực góp phần phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân
lực, vật lực, tài lực cho giáo dục đào tạo. Kết hợp chặt chẽ giáo dục ở nhà
trường, gia đình và xã hội tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi
nơi, trong từng cộng đồng và từng tập thể".
Trường Mầm non là nơi nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ một cách khoa
học. Đội ngũ giáo viên Mầm non được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có
năng lực sư phạm, thực sự biết tổ chức và thu hút trẻ tích cực tham gia các hoạt
động bằng phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp, tạo điều kiện tối ưu cho
sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và trang bị những kiến thức cơ bản
nhất định, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Kết hợp giữa nhà trường và gia đình
sẽ tạo ra môi trường thuận lợi và thống nhất về nội dung, phương pháp, cách tổ
chức chăm sóc trẻ ở lớp cũng như ở nhà, tránh được sự trái ngược về cách thức
tác động đến trẻ, nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
II. Thực trạng của đề tài
1. Thực trạng:
Năm học 2011-2012 được sự phân công UBND, Phòng Giáo dục và Đào
tạo huyện Tân Uyên bản thân tôi được điều động về công tác tại trường Mầm
non số 1 thị trấn Tân Uyên. Trường có 2 điểm trường cách nhau 1,5 km; địa bàn
tương đối rộng gồm 9 khu phố. Thị trấn Tân Uyên là nơi sinh sống của 10 dân
5
tộc gồm: Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Dao, Lào, Dáy Trong đó, người Kinh
chiếm số đông với gần 58%. Mặc dù là trường thị trấn thuộc trung tâm huyện
nhưng phần đa học sinh là con em công nhân Công ty trà, nông dân, buôn bán;
và một điểm trường 100% học sinh là dân tộc thiểu số nên phần do mải lo toan
cuộc sống gia đình, phần nhận thức về ngành học Mầm non của một số phụ
huynh còn hạn chế bởi vậy chưa thực sự quan tâm tới việc chăm sóc, nuôi dạy
trẻ còn phó mặc cho nhà trường; đóng góp bữa ăn cho trẻ tại trường chưa đủ nhu
cầu dinh dưỡng cho trẻ….
Tìm hiểu những năm qua cho thấy công tác phối kết hợp giữa nhà trường,
gia đình và xã hội của trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên đã được quan tâm
và bước đầu đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quá trình
triển khai công tác này còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Để đẩy
mạnh hơn nữa công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non cần sử dụng một cách đồng
bộ các giải pháp khác nhau.
Với việc vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm chỉ đạo “Kết hợp chặt chẽ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội", sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự nhiệt
tình tâm huyết với nghề của đội ngũ cán bộ, giáo viên nên năm học 2011 - 2012
nhà trường đã đạt được những thành công nhất định, góp phần phát triển giáo
dục mầm non trên địa bàn thị trấn Tân Uyên nói riêng và huyện Tân Uyên nói
chung.
Năm học 2011 - 2012 quy mô phát triển được tăng lên rõ rệt, mạng lưới lớp
học được phát triển theo quy hoạch. Toàn trường hiện có 2 điểm trường/ 11 lớp
với 328 học sinh. Công tác phát triển số lượng, chất lượng của nhà trường ngày
càng tăng lên được thể hiện ở bảng 1 và bảng 2.
* Bảng 1: Công tác phát triển số lượng:
Năm học 2010 - 2011 2011 - 2012
Tổng số lớp 10 11
Tổng số học sinh 0 đến 2 tuổi 81 96
Tỷ lệ huy động 0 - 2 tuổi ra lớp 36% 45,3%
Tổng số học sinh 3 - 5 tuổi ra lớp 221 232
Tỷ lệ huy động 3 -5 tuổi ra lớp 90,1% 95,7%
Học sinh 5 tuổi 69 72
Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 100% 100%
6
Qua bảng 1 cho thấy tỷ lệ trẻ đến trường tăng dần, hệ thống trường lớp
ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc địa
phương.
* Bảng 2: Công tác chất lượng nuôi dạy trẻ:
Năm học 2010 -2011 nhà trường có 90% học sinh được ăn bán trú với
hình thức nấu ăn, mức ăn 8000 đồng/ngày/1 trẻ; 10% học sinh ăn cơm cặp lồng.
Đến năm 2011 -20112 đã có 100% học sinh ăn bán trú với hình thức nấu ăn,
mức ăn nâng lên 12000 đồng/ngày/1 trẻ; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày
được nâng cao.
Cụ thể:
Chất lượng chăm sóc Chất lượng giáo dục
CNBT SDDV CCBT TCĐ1 Bé khoẻ
Bé
ngoan
Bé
chăm
Bé
sạch
2010 - 2011
273
(90,4%)
29
(9,6%)
272
(90,1%)
30
(9,9%)
272
(90,1%)
258
(85,4%)
273
(90,4%)
284
(94%)
2011 - 2012
310
(94,5%)
18
(5,5%)
307
(93,5%)
21
(6,5%)
315
(96%)
310
(94,5%)
312
(95,1%)
326
(99,4)
* Về cơ sở vật chất:
- Các lớp đều được cấp bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo
độ tuổi đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và học tập của học sinh.
- 100% học sinh có đủ đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân.
- Các lớp trang trí đẹp phù hợp chủ đề và môi trường giáo dục.
- Bếp ăn được trang cấp đầy đủ dụng cụ phục vụ công tác nuôi dưỡng.
- Nhà trường được cấp đất chuẩn bị xây dựng trường theo quy hoạch mới
nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương.
* Về danh hiệu thi đua, giáo viên dạy giỏi:
- Năm học 2010 - 2011: Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường là 50%; tổ Mẫu
giáo và tổ Nhà trẻ được UBND huyện tặng Giấy khen “Tập thể lao động tiên
tiến”, có 56,5% cá nhân đạt lao động tiên tiến trở lên, trong đó 12,5% cán bộ
giáo viên đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”.
- Năm học 2010 - 2011: Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường là 72,5%. Tập
thể nhà trường và 2 tổ Nhà trẻ, Văn phòng phấn đấu đạt danh hiệu “Tập thể lao
động tiên tiến” đề nghị UBND huyện tặng Giấy khen; tổ mẫu giáo phấn đấu đề
nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen “Tập thể lao động xuất sắc”.
7
2. Đánh giá thực trạng:
Đời sống của một số phụ huynh trên địa bàn còn khó khăn về kinh tế, sự
nhìn nhận về giáo dục mầm non một số phụ huynh còn chưa đúng, chưa nhận
thấy trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ; các
yêu cầu của nhà trường chưa được phụ huynh thực hiện đầy đủ, bữa ăn của trẻ ở
trường chưa đủ dinh dưỡng.
Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền
với cha mẹ trẻ, các biện pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa
đồng bộ. Xuất phát từ những tồn tại cơ bản trên, muốn nâng cao chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường cần có sự kết hợp chặt chẽ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn và từ
nhận thức vấn đề nêu trên tôi đã tiến hành nghiên cứu vận dụng một số biện
pháp “Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ” mà tôi đã thực hiện thành công tại trường
Mầm non Thân Thuộc
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1. Nâng cao nhận thức vai trò vị trí ngành học mầm non cho đội ngũ
giáo viên, đoàn thể xã hội và cộng đồng.
Tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập các Chỉ thị Nghị quyết của Trung
ương, Nghị quyết của tỉnh và chính sách phát triển giáo dục Mầm non, kế hoạch
thực hiện đề án phổ cập cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015. Tiếp tục tăng
cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên gắn liền với
việc học tập “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua việc học tập các Nghị quyết
cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc quan điểm chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước về giáo dục Mầm non đồng thời thấy rõ vị trí, nhiệm vụ quan trọng
của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ đó nâng cao ý thức
trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu đổi
mới của giáo dục Mầm non hiện nay.
Xây dựng kỷ cương, nề nếp nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục
khoa học lành mạnh phù hợp với giáo dục Mầm non.
Tăng cường công tác Đảng trong nhà trường, lấy Chi bộ Đảng là hạt nhân
chính trị giúp đội ngũ giáo viên nắm bắt nhanh nhất các quan điểm của Đảng về
giáo dục mầm non; đồng thời giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ.
Nâng cao hiệu lực của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên; thực hiện
cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng tập thể đoàn kết.
Khi cán bộ, giáo viên nhà trường hiểu, nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của
mình, của ngành học thì chính họ là những tuyên truyền viên tuyên truyền tới
phụ huynh học sinh, cộng đồng và toàn xã hội về ngành học. Từ đó nâng cao
8
trách nhiệm, phối hợp giũa nhà trường, gia đình và xã hội nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân tôi nhận thấy giáo dục Mầm non khác với các bậc học khác
trong hệ thống giáo dục quốc dân: Giáo dục Mầm non gắn liền với dân, sự tồn
tại, phát triển hay tụt hậu phụ thuộc vào sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội. Như Bác Hồ đã dạy: "Dễ trăm lần không dân cũng
chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong ". Vì vậy làm tốt công tác kết hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội sẽ đẩy giáo dục Mầm non tiến lên đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tạo niềm tin và đáp ứng nguyện vọng
của nhân dân các dân tộc địa phương.
2. Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức để tuyên truyền với các
gia đình và đoàn thể xã hội.
* Đối với lãnh đạo nhà trường:
- Trường Mầm non là nơi tập trung lực lượng phụ huynh khá đông nên
công tác tuyên truyền có nhiều thuận lợi, vì vậy tôi đã lập kế hoạch, nội dung
hình thức tuyên truyền cụ thể thiết thực.
- Thông qua chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học mà nhà trường cần được thực
hiện trong năm học. Cụ thể về số lượng, chất lượng, xây dựng cơ sở vật chất
thực hiện các chuyên đề…
- Thông báo các nội quy, nề nếp quy định cụ thể về cán bộ giáo viên, phụ
huynh, học sinh để thống nhất cùng thực hiện.
- Thông qua Hội nghị phụ huynh toàn trường đầu năm học, cuối học kì
và tổng kết năm học, để phụ huynh cùng nắm được những kết quả của cô, trẻ và
nhà trường đã đạt được đồng thời cùng đánh giá chỉ rõ những tồn tại cần quán
triệt khắc phục cho năm học tới.
- Xây dựng kế hoạch nội dung và thời gian để cùng ban phụ huynh họp
bàn trao đổi các vấn đề liên quan đến các hoạt động của nhà trường tối thiểu 5
lần /năm.
* Đối với giáo viên đứng lớp:
- Xây dựng góc tuyên truyền của lớp học: 100% các lớp đều có góc tuyên
truyền với nội dung tuyên truyền và hình thức phong phú hấp dẫn:
Ví dụ: - Tuyên truyền về một số bài học trong tháng: Làm quen với Toán,
Chữ Cái, Thơ, Truyện, Môi trường xung quanh, kết hợp góc chơi: Bé tập làm
bác sĩ, an toàn giao thông .
- Tuyên tuyền về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho học sinh theo giai đoạn,
theo mùa, một số thức ăn phù hợp giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ, vệ sinh an
toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thức ăn, phòng chống các bệnh thường gặp ở
trẻ, kết quả khám sức khoẻ và theo dõi biểu đồ định kỳ.
9
- Tuyên truyền về các hoạt động của cô và cháu trong trường, lớp.
- Trưng bày một số sản phẩm tạo hình cô và cháu tự làm như: vẽ, nặn, cắt,
xé, dán
- Các nội dung tuyên truyền được thay đổi theo mùa, theo tháng nên gây
được sự chú ý và để phụ huynh nắm bắt được nhiều thông tin mới.
- Thống nhất với các bậc phụ huynh của nhóm lớp về nội quy, nề nếp,
những yêu cầu về đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng phục vụ các chuyên đề cần có của
trẻ ở trường để cùng kết hợp thực hiện.
Tối thiểu 3 lần /năm (họp toàn thể) và các hình thức khác ngoài các cuộc
họp đã định cần chủ động tuyên truyền qua góc tuyên truyền, qua sinh hoạt hàng
ngày, qua các sản phẩm của trẻ và nhiều hình thức khác.
* Lãnh đạo nhà trường và giáo viên:
Cần chủ động về phương tiện tuyên truyền, nội dung tuyên truyền sao cho
sát với yêu cầu của từng thời điểm, tạo hiệu quả cao nhất.
3. Tuyên truyền qua thông tin đại chúng:
Nhà trường có hệ thống loa đài thường xuyên mở nhạc để cho các cháu
tập thể dục buổi sáng và mở băng nhạc thiếu nhi, những băng cô hát cho trẻ
nghe, băng trẻ thơ hát chúng tôi đã sắp xếp thời gian để mở băng tuyên truyền
và đọc tin bài viết qua loa phát thanh vào giờ đón, trả trẻ phụ huynh đưa đón con
vào các ngày thứ 3 và thứ 5.
Để có tin nhà trường đã mua các băng tuyên truyền của Vụ giáo dục
Mầm non; băng của y tế về chăm sóc sức khoẻ ban đầu; viết tin bài cứ một
tháng viết một bài, nội dung viết được thống nhất trong ban giám hiệu. Tuỳ theo
thời điểm và các hoạt động trong tháng mà viết bài cho phù hợp.
Ví dụ: Ngày khai giảng thì đưa tin về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường;
Ngày tết trung thu thì đưa tin về lễ hội trung thu mà nhà trường đã tổ chức cho
các cháu tại trường; bài viết về kết quả khám sức khoẻ lần 1, 2 cho trẻ trong
trường Mầm non; bài viết về các hội thi của trường trong năm học; bài viết về
cách phòng chống bệnh chân tay miệng….bên cạnh đó nhà trường còn mời
phóng viên truyền thanh truyền hình huyện về quay hình ảnh và đưa tin các hội
thi do trường tổ chức để đông đảo quần chúng nhân dân được nghe, được nhìn
thấy các hoạt động, kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường.
Qua hội thi họ hiểu hơn về các hoạt động của trường Mầm non, nắm bắt được
các nội dung giáo dục trẻ trong nhà trường, tạo niềm tin về chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ và có trách nhiệm hơn về công tác phối hợp với nhà trường thực
hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây là biện pháp tuyên truyền của nhà
trường trong năm học qua có sự thành công đáng kể.
10
4. Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tạo niềm tin
tưởng của các bậc phụ huynh, đoàn thể xã hội.
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường
phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng nuôi dưỡng,
giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh và phát triển tốt thì
vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Vì vậy,
nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ phải là vấn đề được quan tâm hàng
đầu trong trường Mầm non.
Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trường Mầm non cần
chú ý đến việc đảm bảo môi trường, cảnh quan sư phạm. Các phòng học, phòng
ăn, phòng ngủ, khu vệ sinh phải thoáng mát, sạch sẽ. Khuôn viên của Trường
phải đủ rộng để tạo dựng được một khu vui chơi rộng rãi, an toàn. Trong việc
nuôi dưỡng, nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các chế độ sinh hoạt của trẻ
theo qui định của Bộ Gáio dục và Đào tạo, phải nuôi dưỡng trẻ theo khoa học
như: Cung cấp cho trẻ đủ năng lượng phù hợp với từng độ tuổi; cân đối các chất
protit, lipit, gluxit, các vitamin và khoáng chất, cân đối năng lượng cần cung cấp
cho trẻ trong các bữa ăn trong ngày; phấn đấu giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tỉ
lệ trẻ béo phì. Trong việc dạy dỗ phải thực hiện đúng nội dung, chương trình các
lĩnh vực phát triển để cung cấp cho trẻ những tri thức ban đầu về thế giới xung
quanh, giúp trẻ phát triển được các phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu
của xã hội. Trên cơ sở đó, chuẩn bị cho trẻ những tiền đề cần thiết để bước vào
học lớp một và các lớp tiếp theo một cách thuận lợi.
Nhà trường thực hiện phương châm “Trăm nghe không bằng được thấy,
được nhìn, được trực tiếp quan sát”. Do đó nhà trường đã có những yêu cầu cụ
thể với các lớp như sau:
Các lớp mẫu giáo mời phụ huynh tham dự ít nhất 2 tiết học/1 học kỳ.
(việc tổ chức không bắt buộc phải có 100% phụ huynh tham gia một lần nhưng
tối thiểu/ 1 học kì hoặc /1 chủ điểm mỗi phụ huynh được dự 1 lần, sau mỗi lần
dự, hoặc 1 đợt dự giáo viên và phụ huynh sẽ giành 1 khoảng thời gian nhất định
để cùng trao đổi, thống nhất, cùng có trách nhiệm bồi dưỡng chăm sóc con em
mình đặc biệt trong việc đáp ứng yêu cầu về đồ dùng học tập, đồ chơi và sưu
tầm các vật liệu thiên nhiên sẵn có bổ sung thêm đồ chơi cho trẻ.
Tham mưu cho ban phụ huynh chia nhóm 3 lần/tháng đến kiểm tra công
tác vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng bữa ăn của trẻ. Với cách làm này
cán bộ giáo viên nhà trường cũng nâng cao ý thức trách nhiệm hơn trong công
việc và phụ huynh qua kiểm tra thấy chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường đảm
bảo thì họ yên tâm và tin tưởng nhà trường hơn.
Đây là kinh nghiệm mà nhà trường tổ chức trong năm qua đây là hình thức
mới song mang hiệu quả cao và thiết thực nhất.
11
5. Phối hợp với các ban nghành đoàn thể:
- Hội phụ nữ:
Đây là lực lượng đông đảo và mạnh nhất để làm công tác tuyên truyền do
vậy tôi đã làm việc với hội phụ nữ thị trấn trình bày kế hoạch phối hợp với các
chi hội phụ nữ các khu phố, nắm các số liệu của các hội viên lên lịch tổ chức các
cuộc họp tuyên truyền.
Tuỳ vào tình hình của từng khu phố có thể tổ chức riêng một buổi họp với
các hội viên phụ nữ hoặc có thể kết hợp với các buổi họp của khu.
Ví dụ: Vào thời điểm tổ chức ngày 20/10, 8/3 trước đó các chi hội đều có
họp chuẩn bị nhân buổi đó tôi phát tài liệu cho các chi hội lồng luôn vào nội
dung họp để tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha
mẹ với nhiều hình thức: Trao đổi, thảo luận,
Chi hội nào có tuyên truyền viên tốt, các chi hội tự đảm nhiệm công tác
tuyên truyền, còn chi hội nào cần phối hợp của nhà trường thì tôi cử giáo viên về
cùng kết hợp. Trong năm qua nhờ công tác phối hợp tốt tôi đã tổ chức tuyên
truyền qua các buổi họp khu phố số phụ huynh tham gia là 94%.
- Trung tâm y tế thị trấn:
Đây là đơn vị thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc
khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu và có nhiều nội dung tuyên truyền phong
phú về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em và phụ nữ, chính vì vậy tôi đã xây
dựng kế hoạch liên hệ với trung tâm y tế thị trấn khám sức khoẻ cho học sinh và
giáo viên.
Ví dụ: Một năm 2 lần nhà trường đã kết hợp với y tế khám sức khỏe cho
học sinh và cán bộ giáo viên để xác định nắm bắt điều trị kịp thời bệnh tật, sau
đó giáo viên chủ nhiệm trao đổi cụ thể với phụ huynh về tình trạng sức khoẻ của
các cháu, đồng thời tuyên truyền một số bệnh thường gặp ở trẻ và cách phòng
tránh một số bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Chính vì vây mà tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng giảm so với năm trước là 4,1%.
- Toàn thể khu phố:
Khu phố là nơi gắn các mối quan hệ gần gũi nhất với nhà trường. Để làm
tốt công tác kết hợp ở đây đạt hiệu qủa tôi đã làm việc với cán bộ khu phố về kế
hoạch tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con cho mọi người dân cùng biết và thực
hiện, đặc biệt là phụ huynh có con ở độ tuổi Mầm Non. Khi họ đã hiểu được
biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, biết rõ hơn về các hoạt động trong nhà trường
thì việc huy động học sinh đến trường, duy trì tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần sẽ
thuận lợi hơn và công tác vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở vật chất,
tu sửa trường lớp cũng dễ dàng hơn.
12
Ví dụ: Như điểm trường 24 là điểm trường có 100% học sinh dân tộc với
cách làm như trên được sự ủng hộ của cán bộ khu phố, nhân dân và phụ huynh
học sinh công tác huy động học sinh ra lớp đạt 100% kế hoạch giao, tỉ lệ học
sinh đi học chuyên cần đạt 95%, cao hơn năm học trước 4,2%; phụ huynh đóng
góp để nấu ăn tại trường cho trẻ thay trước đây mang cơm cặp lồng; phụ huynh
tích cực tham gia đóng góp quỹ "Khuyến học".
6. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ:
Lê nin dạy: “Cái quyết định trong nhà trường không phải là chương trình,
sách giáo khoa mà là đội ngũ thầy, cô giáo”. Đội ngũ giáo viên là nguồn lực quý
báu, có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Xây dựng
và bồi dưỡng đội ngũ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là thực hiện quan điểm
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Muốn công tác bồi dưỡng được thực hiện tốt cần phải triển khai tổ chức
một cách hợp lý. Xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung bồi dưỡng đồng bộ
bao gồm: Kiến thức văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm và các
kiến thức bổ trợ khác để bổ sung kiến thức, tăng vốn hiểu biết cho giáo viên, hình
thành năng lực truyền đạt kiến thức, phát huy sáng tạo, tinh thần tự học tự bồi dưỡng.
Bồi dưỡng bằng nhiều hình thức như: Bồi dưỡng qua sinh hoạt chuyên
môn, bồi dưỡng qua dự giờ kiểm tra, bồi dưỡng chuyên môn thông qua phong
trào hội giảng, xây dựng đội ngũ nòng cốt trong nhà trường, đa dạng hoá các
loại hình bồi dưỡng.
Nội dung bồi dưỡng phải chú ý đến từng đối tượng giáo viên, trình độ đào
tạo, nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên để lựa chon nội dung, phương pháp
bồi dưỡng phù hợp. Chú ý đến đặc tính đi trước của công tác bồi dưỡng giáo
viên, những kinh nghiệm tiên tiến phải hướng vào phục vụ và đón trước những
thay đổi của giáo dục Mầm non. Nội dung bồi dưỡng phải đi đôi với thực hành,
rèn luyện kỹ năng, năng lực sư phạm.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm “Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nâng
cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ” đã được áp dụng tại trường
Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên và đã đạt được một số kết quả như sau:
- Công tác huy động số lượng học sinh ra lớp đạt 110,4% kế hoạch; tỉ lệ
trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến trường đạt 45,3%, tăng so với năm học trước 9,3%;
tỉ lệ trẻ 3 - 5 tuổi ra lớp 95,7%, tăng so với năm học trước 5,6%; tỉ lệ học sinh đi
học chuyên cần đạt 95,1%, cao hơn năm học trước 4,7%.
- Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm là 3,8%; giảm so
với năm học trước 3,4%. Đến nay trẻ có cân nặng bình thường 94,5%, chiều cao
phát triển bình thường đạt 93,5%.
- Chất lượng giáo dục 100% học sinh đạt yêu cầu trở lên.
13
- Các lớp có đủ đồ dùng phục vụ sinh hoạt, học tập của trẻ; bếp ăn đảm
bảo yêu cầu nuôi dưỡng.
- Phụ huynh học sinh tham gia đóng góp quỹ khuyến học với số tiền là
92.150.000 đồng (Chín mươi hai triệu một trăm năm mươi nghìn đồng).
14
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm:
Với điều kiện thực tế hiện nay muốn làm tốt sự phối kết hợp này không
phải đơn giản mà rất phức tạp, vì nó đụng chạm đến thời gian, kinh tế, đặc biệt
là đụng chạm đến thói quen nhận thức từ thời bao cấp nhiều năm nay của một số
người dân chưa thay đổi. Bởi vậy chúng ta không được nóng vội mà phải làm
từng bước một, trước hết là nhận thức tư tưởng và người quản lý phải biết kết
hợp tốt các thành viên trong nhà trường. Thiết lập chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà
trường, đoàn thể, cơ quan, chính quyền địa phương nhằm tạo ra các mối quan hệ
thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ về vật chất lẫn tinh thần. Khi tham mưu phải
kiên trì, bền bỉ tạo được niềm tin cho lãnh đạo và nhân dân, phụ huynh học sinh
- Vận dụng linh hoạt giữa lý thuyết và thực tiễn, phát huy trách nhiệm, huy
động tối đa các nguồn lực.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về ngành học bằng nhiều hình thức
cho phụ huynh học sinh, cộng đồng, lãnh đạo địa phương.
- Tổ chức các hoạt động thiết thực, tranh thủ sự quan tâm của các cấp, các
ngành, cộng đồng xã hội, phụ huynh học sinh
- Phối hợp với các ban nghành đoàn thể.
Thực hiện tốt các biện pháp đã đưa ra trong phần “Giải pháp thực hiện”
trong bài viết này.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc quản lý trường
mầm non:
Công tác kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội của trường Mầm non
đây chính là môi trường tạo ra các mối quan hệ với các cấp, các ngành, với cộng
đồng và phụ huynh học sinh, nhằm thu hút các lực lượng trong xã hội cùng
chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục Mầm non. Nhằm thực hiện mục tiêu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đây chính là động lực
thúc đẩy đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường cần cố gắng
nhiều hơn nữa, đồng thời cũng là một địa chỉ đáng tin cậy để các bậc phụ huynh
yên tâm gửi gắm con em mình.
III. Khả năng ứng dụng triển khai:
Công tác "Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội mà tôi đã chỉ đạo áp
dụng tại trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên trong năm qua đã đạt được những
thành công nhất định. Đây là những biện pháp đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế và có
khả năng áp dụng ở bất cứ trường Mầm non nào, tuy nhiên còn nhiều biện pháp khác
chưa có điều kiện đề cập tới tôi sẽ nghiên cứu trong những năm học tiếp theo.
Do tài liệu và khả năng còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Kính mong hội đồng khoa học góp ý và giúp đỡ để đề tài của
15
tôi được hoàn thiện hơn.
IV. Kiến nghị, đề xuất:
- Đối với UBND huyện:
Ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng trường mới tại khu vực đất đã
quy hoạch.
- Đối với phòng giáo dục:
Tham mưu tạo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học cho nhà trường.
Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, giúp cán bộ quản lý
làm giàu thêm tri thức và kinh nghiệm chỉ đạo.
- Đối với UBND thị trấn Tân Uyên:
Có kế hoạch chỉ đạo các đoàn thể ở cơ sở kết hợp với nhà trường để làm
tốt hơn công tác tuyên truyền về ngành học mầm non
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chủ Tịch - Bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng toàn ngành giáo dục
tháng 6/1957
2. Đào Thanh Âm - Trịnh Dân - Nguyễn Hoà (Tài liệu giáo dục mầm non
ĐHSP Hà Nội - 1993).
3. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (Luật giáo dục 2005)
4. NXB chính trị quốc gia - 1993 “Giải pháp tình huống gia đình”
5. NXB phụ nữ 1996 - “Thành công trong bổn phận làm cha mẹ”.
6. Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII
7. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của giáo dục mầm non.
8. Báo cáo tổng kết năm học từ năm 2009 – 2010; 2010 - 2011 và 2011 -
2012 trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên.
\
17
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU: 01
I. Lý do chọn đề tài 02
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 03
III. Mục đích nghiên cứu 03
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 03
PHẦN NỘI DUNG 04
I. Cơ sở lý luận 04
1. Chức năng của gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
04
2. Vị trí của trường Mầm non trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ
04
3. Sự cần thiết phải kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
05
II. Thực trạng của đề tài 05
1. Thực trạng 05
2. Đánh giá thực trạng 08
III. Biện pháp giải quyết 08
1. Nâng cao nhận thức vai trò vị trí ngành học mầm non cho đội ngũ
giáo viên, đoàn thể xã hội và cộng đồng.
08
2. Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức để tuyên truyền với các gia
đình và đoàn thể xã hội.
09
3. Tuyên truyền qua thông tin đại chúng 10
4. Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tạo niềm tin
tưởng của các bậc phụ huynh, đoàn thể xã hội.
11
5 Phối hợp với các ban ngành đoàn thể 12
6 Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ 13
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13
PHẦN KẾT LUẬN 15
I. Những bài học kinh nghiệm 15
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc quản lý trường Mầm non
15
III Khả nảng ứng dựng và triển khai 15
IV. Kiến nghị đề xuất 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
18
19
PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN TÂN UYÊN
PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỈNH LAI CHÂU
20