Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thuật ngữ chuyên ngành và các câu giao tiếp thông dụng trong giảng dạy Toán lớp 10 bằng tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.31 KB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH
VÀ CÁC CÂU GIAO TIẾP THÔNG DỤNG
TRONG GIẢNG DẠY TOÁN LƠP 10 BẰNG TIẾNG ANH
Tác giả: Lê Việt Phương
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THPT Trần Hưng Đạo
Nam Định, tháng 5 năm 2014
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Thuật ngữ chuyên ngành và các câu giao tiếp thông dụng
trong giảng dạy Toán lớp 10 bằng tiếng Anh.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Học kì II năm học 2013 – 2014.
4. Tác giả:
Họ và tên: Lê Việt Phương
Năm sinh: 1982
Nơi thường trú: TP Nam Định, tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ
Năm vào ngành giáo dục: 2004
Chức vụ công tác: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Hưng Đạo
Địa chỉ liên hệ: Lê Việt Phương – Trường THPT Trần Hưng Đạo
Điện thoại: 01276385169
Email:
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Trần Hưng Đạo
Địa chỉ: 75/203 Trần Thái Tông -Phường Lộc Vượng -TP Nam Định


Điện thoại: 0350.3847042
MỤC LỤC
Trang
A. Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1
III. Đối tượng nghiên cứu 2
IV. Giới hạn của đề tài 2
V. Phương pháp nghiên cứu 2
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận 3
II. Thực trạng 3
III. Một số giải pháp trong giảng dạy Toán bằng tiếng Anh 4
1. Vấn đề chuẩn bị giáo án Toán bằng tiếng Anh
và một số thuật ngữ chuyên ngành toán lớp 10 cần thiết. 4
2. Vấn đề giảng dạy Toán bằng tiếng Anh
và một số câu tiếng anh giao tiếp thông dụng trên lớp. 18
3. Kết quả khảo nghiệm và hướng phát triển của đề tài 27
C. Kết luận và kiến nghị 28
D. Tài liệu tham khảo 30
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Theo đề án của Bộ Giáo dục và đào tạo được triển khai ở tất cả các tỉnh,
thành trên toàn quốc, từ học kỳ II năm học 2013-2014, Sở Giáo dục và Đào tạo
Nam Định bắt đầu tổ chức thí điểm dạy các môn tự nhiên (gồm Toán, Vật lý,
Hóa học, Sinh học) bằng tiếng Anh tại 13 trường THPT trong tỉnh, trong đó
trường THPT Trần Hưng Đạo là một trong 5 trường đầu tiên thực hiện việc này.
Là giáo viên bộ môn Toán được giao nhiệm vụ dạy ít nhất một tiết toán
bằng tiếng Anh trong học kì II năm học 2013-2014. Tôi đã tập trung nghiên cứu
tài liệu chuyên ngành toán viết bằng tiếng Anh, dự giờ một số tiết toán giảng

bằng tiếng Anh tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và tranh thủ sự giúp đỡ
của đồng nghiệp trong và ngoài trường để xây dựng giáo án, giảng bằng tiếng
Anh một số tiết trong chương trình toán lớp 10. Qua đó tôi đã rút ra được một số
kinh nghiệm trong việc soạn giáo án và giảng dạy bộ môn này bằng tiếng Anh.
Được biết, việc giảng dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh đã
được triển khai khá lâu ở trường chuyên Lê Hồng Phong nhưng đối với các
trường đại trà trong tỉnh thì đây mới là giai đoạn thí điểm và trong các năm tiếp
theo sẽ mở rộng ra tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh. Với đặc thù riêng của
các trường đại trà chắc chắn việc dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh sẽ khó
khăn hơn so với trường chuyên và chắc hẳn cũng như tôi, các giáo viên khi được
giao nhiệm vụ dạy bằng tiếng Anh cũng không tránh khỏi những khó khăn bước
đầu. Với mong muốn giúp các đồng chí đồng nghiệp thuận lợi hơn khi soạn và
giảng các tiết Toán bằng tiếng Anh tôi chọn đề tài cho sáng kiến của mình là:
“THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH VÀ CÁC CÂU GIAO TIẾP THÔNG DỤNG
TRONG GIẢNG DẠY TOÁN LƠP 10 BẰNG TIẾNG ANH”
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
Tìm hiểu những khó khăn gặp phải khi chuẩn bị và thể hiện bài giảng bằng
tiếng Anh của những giáo viên Toán bước đầu tiếp xúc với việc giảng dạy này.
Từ đó đề xuất giải pháp giúp giáo viên thuận tiện hơn trong soạn giáo án và
giảng dạy các tiết Toán bằng tiếng Anh.
1
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Giáo viên dạy Toán của trường THPT Trần Hưng Đạo.
IV. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Bước đầu sang kiến tập trung vào chương trình toán lớp 10.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện sáng kiến, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các
nhóm phương pháp sau:
Nghiên cứu các tài liệu: Bao gồm từ điển toán học, một số trang web Toán
có nội dung tương đương chương trình THPT và một số tài liệu chuyên ngành

toán viết bằng tiếng Anh.
Phương pháp quan sát (Dự giờ một số tiết dạy toán và các môn khoa học
khác bằng tiếng Anh tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT Trần Hưng
Đạo và một số trường THPT khác trong tỉnh).
Phương pháp đàm thoại phỏng vấn (Thông qua trao đổi trực tiếp với các
đồng nghiệp nhất là các giáo viên dạy tiếng Anh và các giáo viên đã từng dạy
toán bằng tiếng anh).
Phương pháp thực nghiệm (Thông qua giảng dạy thực tế một số tiết toán
bằng tiếng Anh tại các lớp 10D3 và lớp 10B2 của trường THPT Trần Hưng Đạo).
2
B - NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Ngày nay, khi nhân loại đang vững bước tiến vào thế kỉ 21, với ánh sáng
của văn minh tiến bộ thì con đường của giáo dục càng khẳng định được vai trò
quan trọng của mình. Cùng với sự đổi mới đó, đòi hỏi nền giáo dục nước ta có sự
hóa thân, lột xác để bắt kịp thời đại. Nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế về
lĩnh vực giáo dục và khoa học, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
1400/QĐ-TTG ngày 30-9-2008 về việc phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”. Việc triển khai thí
điểm dạy bằng tiếng Anh môn Toán và các môn khoa học trong trường THPT là
một trong những nội dung của đề án này.
Từ đó đến nay trong cả nước đã có nhiều trường đưa việc dạy Toán và
các môn khoa học bằng tiếng Anh vào chương trình giảng dạy của mình nhất là
các trường tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Qua quá trình
khảo sát cho thấy với học sinh, thông qua việc học Toán và các môn Khoa học
bằng tiếng Anh thì khả năng ngoại ngữ của các em được nâng lên rất nhiều,
không chỉ thành thạo hơn trong giao tiếp, các em hoàn toàn có thể tiếp cận các tài
liệu khoa học bằng tiếng Anh ở cùng trình độ giúp các em tìm hiểu, khám phá
kiến thức rộng lớn của nhân loại.
II. THỰC TRẠNG.

Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy lợi ích to lớn từ việc giúp các thế hệ học
sinh trong tương lai tiếp cận nhanh hơn, hiệu quả hơn với kiến thức khoa học tiên
tiến thay đổi từng ngày của nhân loại bằng công cụ tiếng Anh, nhưng thực tế hiện
nay việc giảng dạy Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh ở các trường
THPT gặp rất nhiều khó khặn. Cụ thể
Thứ nhất: Chưa có sách giáo khoa chuẩn viết bằng tiếng Anh. Giáo viên
muốn dạy thì phải tham khảo các sách giáo khoa tương ứng của nước ngoài để
lấy các thuật ngữ chuyên ngành chuẩn, nhưng vẫn phải đảm bảo mức độ kiến
thức chuyên môn theo chương trình của Việt Nam, vì vậy để chuẩn bị một giáo
án tốt mất rất nhiều thời gian và việc dịch xuôi, dịch ngược là không thể tránh
khỏi.
Thứ hai: Trình độ ngoại ngữ của học sinh không đồng đều, dẫn tới khả
năng tiếp thu môn học bằng tiếng Anh rất khó khăn.
3
Thứ ba: Trình độ ngoại ngữ của giáo viên nói chung còn hạn chế nhất là
thiếu các thuật ngữ chuyên ngành, việc theo học các lớp bồi dưỡng tiếng Anh và
sự trợ giúp của các giáo viên bộ môn tiếng Anh cũng thường chỉ dừng lại ở tiếng
Anh giao tiếp, thực tế rất khó để tìm được lớp dạy tiếng Anh chuyên ngành vì
vậy các giáo viên phải tự học hoặc theo học các lớp do các trường Đại học tổ
chức hoặc đi du học nước ngoài.
Đứng trước những khó khăn không dễ gì thay đổi trong thời gian ngắn, để
đề án thành công rất cần sự cố gắng lớn của đội ngũ giáo viên nhất là những giáo
viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG DẠY TOÁN BẰNG TIẾNG ANH
Tuy có nhiều khó khăn nhưng việc giảng dạy bằng tiếng Anh không phải
là không thực hiện được. Theo tôi, việc giảng dạy bằng tiếng Anh cũng tuân theo
một số bước tương tự như đối với việc giảng dạy bằng tiếng Việt bao gồm:
- Chuẩn bị bài soạn theo nội dung và mức độ chuẩn kiến thức.
- Sử dụng phương pháp phù hợp với kiểu bài và với đối tượng học sinh
để giảng bài giúp học sinh chiếm lĩnh được các kiến thức cần thiết của

tiết học.
Trong hai bước trên mỗi bước lại có những khó khăn riêng. Nắm bắt được
những khó khăn trong quá trình soạn bài và thể hiện bài giảng môn Toán bằng
tiếng Anh, tôi đưa ra hai giải pháp chính trong hai phần tiếp theo.
1. VẤN ĐỀ CHUẨN BỊ GIÁO ÁN TOÁN BẰNG TIẾNG ANH VÀ MỘT SỐ
THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH TOÁN LỚP 10 CẦN THIẾT.
Thiết kế bài giảng là khâu rất quan trọng trong giảng dạy. Như đã đề cập ở
trên, việc giảng dạy Toán bằng tiếng Anh do thực tế hiện nay vẫn chưa có
chương trình chuẩn nên giáo viên thường có xu hướng chọn một chương trình
của nước ngoài để tham khảo. Việc này cũng không dễ thực hiện vì sách giáo
khoa trung học của nước ngoài rất đắt và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành của
giáo viên thường còn chưa tốt. Hơn nữa, với mục tiêu là đưa việc giảng dạy bằng
tiếng Anh vào môn Toán để học sinh vừa phát triển được ngoại ngữ lại vừa đảm
bảo được chương trình môn học theo chuẩn của quốc gia, bởi vì học sinh vẫn
phải thi tốt nghiệp và thi đại học theo chương trình của Việt Nam, giáo viên sẽ
phải soạn bài giảng của mình với nội dung không khác nhiều so với chương trình
đang giảng dạy mà vẫn phải đưa vào được vấn đề ngôn ngữ và rèn tư duy cho
4
học sinh. Việc làm này sẽ là rất khó khăn cho những giáo viên mới làm quen với
việc giảng dạy này. Theo tôi để soạn được một giáo án bằng tiếng Anh tốt ta cần
làm theo các bước sau:
Bước 1: Tìm các thuật ngữ chuyên ngành chuẩn cần sử dụng phù hợp với nội
dung đang chuẩn bị. Việc này có thể thực hiện bằng cách tìm đọc nội dung bài
giảng tương tự bằng tiếng Anh để lọc ra các thuật ngữ chính, cấu trúc câu chính.
Bước 2: Kết hợp nội dung của SGK tiếng Việt và tài liệu tiếng Anh (nếu có) để
soạn giáo án giảng dạy. Với giáo án bằng tiếng Anh thường có các phần như sau
(Có thể không có một số phần tùy vào bài học là bài lý thuyết hay luyện tập):
1. Hệ thống thuật ngữ và cấu trúc câu sử dụng trong bài học.
2. Giáo án theo các bước lên lớp.
3. Hệ thống bài tập dạng cơ bản.

4. Hệ thống bài tập nâng cao vận dụng linh hoạt kiến thức của bài học.
5. Hệ thống câu hỏi hoặc trò chơi củng cố bài giảng và ngôn ngữ.
6. Giao nhiệm vụ cho bài học kế tiếp.
Hệ thống bài tập cơ bản và nâng cao thì hầu hết các giáo viên đã có sẵn
qua quá trình giảng dạy bằng tiếng Việt và chúng ta chỉ cần chuyển sang ngôn
ngữ tiếng Anh, vấn đề khó nhất với các giáo viên khi dạy bằng tiếng Anh chính
là hệ thống các thuật ngữ chuyên ngành ít nhất cũng phải đáp ứng đủ cho nội
dung bài học, các thuật ngữ này không dễ dàng tìm được nếu họ không được đào
tạo bằng tiếng Anh theo đúng chuyên ngành. Vì vậy một hệ thống các thuật ngữ
chuyên ngành theo mảng kiến thức theo tôi là rất cần thiết, nhất là với những giáo
viên mới tiếp xúc với việc giảng dạy bằng tiếng Anh.
Để thuận tiện cho công việc soạn giảng tôi hệ thống các thuật ngữ cần
dùng cho từng mảng kiến thức theo chương trình của Bộ giáo dục, bước đầu tôi
làm với chương trình toán lớp 10. Phần Đại số gồm có các chương: Mệnh đề -
Tập hợp, Hàm số bậc nhất và bậc hai, Phương trình và hệ phương trình, Bất đẳng
thức và bất phương trình, Thống kê. Phần Hình học gồm có các chương: Vectơ,
Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng, Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng.
Qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế tôi thấy để các em có thể diễn đạt được
các bài toán bằng tiếng anh thì trước tiên nên cho các em học cách đọc các số và
các biểu thức toán học, đây là phần mà các em ít được tiếp xúc và luyện tập khi
học tiếng Anh giao tiếp. Phần này ta thường sử dụng các từ sau:
5
number (n) /ˈnʌmbə(r)/ số
even number (n) /ˈiːvn/ -/ˈnʌmbə(r)/ số chẵn
odd number (n) /ɒd/ -/ˈnʌmbə(r)/ số lẻ
infinity (n) /ɪnˈfɪnəti/ vô cực, vô tận
equal(adj) /'i:kwəl/ bằng, ngang bằng
plus(n) /plʌs/ dấu cộng
plus(adj) /plʌs/ cộng với
add (v) /æd/ cộng

sum (n) /sʌm/ tổng số
minus(n) /'mainəs/ dấu trừ
minus(adj) /'mainəs/ trừ
subtract (v) /səbˈtrækt/ trừ
difference (n) /ˈdɪfrəns/ hiệu
times(n) /'taimz/ gấp (sự nhân lên)
times(adj) /'taimz/ nhân với
multiply (v) /ˈmʌltɪplaɪ/ nhân
product (n) /ˈprɒdʌkt/ tích
multiple (n) /ˈmʌltɪpl/ bội số
divide (v) /dɪˈvaɪd/ chia
quotient (n) /ˈkwəʊʃnt/ thương số
fraction (n) /ˈfrækʃn/ phân số
numerator (n) /ˈnjuːməreɪtə(r)/ tử số
denominator (n) /dɪˈnɒmɪneɪtə(r)/ mẫu số
Divisor (n) /dɪˈvaɪzə(r)/ số chia
ratio (n) /ˈreɪʃiəʊ/ tỷ số
divisibility (n) /dɪˌvɪzəˈbɪləti/ tính chia hết
remainder (n) /rɪˈmeɪndə(r)/ dư, số dư
natural number (n) /'nætʃrəl//ˈnʌmbə(r)/ số tự nhiên
integral number (n) /'intigrəl//ˈnʌmbə(r)/ số nguyên
rational number (n) /ˈræʃnəl//ˈnʌmbə(r)/ số hữu tỷ
irrational number (n) /ɪˈræʃənl//ˈnʌmbə(r)/ số vô tỷ
real number (n) /riəl//ˈnʌmbə(r)/ số thực
power (n) /ˈpaʊə(r)/ lũy thừa
exponent (n ) /ɪkˈspəʊnənt/ số mũ
root (n) /ruːt/ căn, nghiệm
6
absolute(n) /'æbsəlu:t/ Giá trị tuyệt đối
factorial (n) /fækˈtɔːriəl/ giai thừa

bracket (n) /ˈbrækɪt/ dấu ngoặc
Left bracket /left/ -/ˈbrækɪt/ dấu ngoặc trái
right bracket /raɪt/ -/ˈbrækɪt/ dấu ngoặc phải
curly bracket /ˈkɜːli/ -/ˈbrækɪt/ dấu ngoặc {}
comma (n) /ˈkɒmə/ dấu phẩy
prime number(n) / praɪm/ -/ˈnʌmbə(r)/ Số nguyên tố
relatively prime (n) /ˈrelətɪvli/ -/praɪm/ số nguyên tố cùng nhau
gcd [= greatest common divisor] ước số chung lớn nhất
lcm [= least common multiple] bội số chung nhỏ nhất
CÁCH ĐỌC CÁC SỐ:
Đọc các số tự nhiên: Các em học sinh đã được học trong tiếng Anh giao tiếp.
Đọc các số nguyên âm: Để đọc các số nguyên âm và các số âm nói chung ta
thêm từ “minus” trước khi đọc các số, chẳng hạn
-527 minus five hundred and twenty-seven
Đọc số hữu tỉ: Đọc tử số trước mẫu số sau và mẫu số đọc như số thứ tự

1
3
one third

1
4
one quarter [= one fourth]

4
9
four ninths
20
34


minus twenty thirty-fourths

5
3
7
three and five sevenths
Đọc số thực dạng số thập phân, lũy thừa hoặc căn số
2.35
two point three five
0.05−
minus nought point zero five
2
10
ten squared
3
10
ten cubed
4
10
ten to the (power of) four
7
1
10

ten to the minus one
2
10

ten to the minus two
9

the square root of night
3
8
the cube root of eight
5
32
the fifth root of thirty two
π
pi
[ 3.14159 ]=
Đọc các biểu thức toán học:
x y+
x plus y
x y−
x minus y
.x y
x times y

x
y
x over y
( )x y z+
x plus y in brackets z
2 3
x y+
x squared plus y cubed
n n n
x y z+ =
x to the n plus y to the n equals z to the n
( )

n
x y−
x minus y , all to the (power of) n
2 3
x y
Two to the x times three to the y
2
ax bx c+ +
a x squared plus b x plus c
3
x y−
The square root of x minus the cube root of y
n
x y+
The n -th root of x plus y
x
The absolute of x
Đọc các biểu thức có chỉ số
0
x
x zero; x nought
2
2 1
( )x x−
x two minus x one, all to the (power of) two
2 2
1 1
x y+
x one squared plus y one squared
Khi trình bày lời giải bài toán ta thường dùng các từ sau:

Argument(n) /'ɑ:gjumənt/ Lập luận
Conjecture(n) /kən´dʒektʃə/ Giả sử
assume (v) /ə'sju:m/ Giả sử
8
assumption /ə'sʌmpʃn/ Sự giả sử
Case(n) /keis/ cách
special case /'speʃəl keis / cách đặc biệt
Axiom(n) /'æksiəm/ tiên đề
Concept (n) /ˈkɒnsept/ khái niệm
Define(v) /di'fain/ định nghĩa
Well-defined /´weldi´faind/ Được định nghĩa
Definition(n) /defini∫n/ lời định nghĩa
corollary (n) /kə'rɒləri/ Hệ quả
Consequence(n) /'kɔnsikwəns/ hệ quả, kết quả
Lemma(n) /´lemə/ bổ đề
Property(n) /'prɔpəti/ tính chất
Proposition(n) /ˌprɒpəˈzɪʃən/ mệnh đề
theorem (n) / 'θiərəm/ định lý
True(a) /tru:/ đúng
Truth(n) /tru:θ/ chân lý
False(a) /fɔ:ls/ sai
Proof(n) /pru:f/ Chứng minh
Reasoning(n) /´ri:zəniη/ sự biện luận
Conclude(v) /kənˈklud/ kết luận
Conclusion(n) /kənˈkluʒən/ sự kết luận
Result (v) /ri'zʌlt/ kết quả
Condition (n) /kən'dɪʃn/ điều kiện
Satisfy /'sætisfai/ thỏa mãn
Equivalent(a) /i´kwivələnt/ tương đương
Deduce(v) /di´dju:s/ suy ra

iff [=if and only if] Khi và chỉ khi
Imply(v) /im'plai/ bao hàm; kéo theo
Induction on(v) /In'dʌkʃn/ phép quy nạp
Consider(v) /kən´sidə/ xét, chú ý đến rằng
contradict (v) /¸kɔntrə´dikt/ mâu thuẫn với, trái với
Contradiction(n) /,kɔntrə'dik ʃn/ sự mâu thuẫn
Conversely(adv) /kən'və:sli/ ngược lại
Example(n) /ig´za:mp(ə)l/ ví dụ
Exercise (n) /'eksəsaiz/ bài tập
9
s.t = such that Sao cho
Explain(v) /iks'plein/ giải thích
Explanation(n) /,eksplə'neiʃn/ sự giải thích
Formal(a) /'fɔ:məl/ hình thức
Reduce to(v) /ri'dju:s/ rút gọn
Hand(n) /hænd/ tay
on one hand Một mặt
on the other hand Mặt khác
Remark(v) /ri'mɑ:k/ chú ý, chú thích
Require(v) /ri'kwaiə/ đòi hỏi, cần tìm
Một số cụm từ thường dùng khi trình bày bài bằng tiếng Anh
It follows from that Từ….suy ra …
We deduce from that Ta suy ra từ… rằng…
Conversely, Ngược lại, …….
implies that có nghĩa là……
Equality (1) holds đẳng thức (1) đúng.
By Proposition… Theo mệnh đề…
By definition, Theo định nghĩa …
By assumption, … Theo giả thiết …
has the following properties: …có những tính chất sau:

hold unconditionally hiển nhiên đúng
This result is conditional on… Kết quả này được suy ra từ …
Note that Chú ý rằng ….
is well-defined, since luôn đúng vì …
It is enough to show that là diều kiện đủ để ….
a necessary and sufficient condition điều kiện cần và đủ
We are reduced to proving that Ta cần chứng minh rằng…
The main idea is as follows : Ý tưởng chính là như sau
Consider the special case when xét trường hợp đặc biệt …
Which proves the required claim điều cần chứng minh
On the other hand, mặt khác….
which mean that điều đó chứng tỏ rằng…
In others word, nói một cách khác…
t.f.a.e = the following are equivalent Tương đương với
10
wlog = without loss of generality Không mất tính tổng quát
Do các phần của Toán học có liên hệ mật thiết với nhau, phần sau sử dụng kiến
thức của phần trước nên các từ chuyên ngành cũng vậy. Tuy nhiên mỗi mảng
kiến thức cũng có những thuật ngữ riêng, sau đây là các thuật ngữ hay dùng đối
với mỗi chương của chương trình toán lớp 10.
PHẦN ĐẠI SỐ:
Chương I - Mệnh đề, Tập hợp
Proposition(n) /ˌprɒpəˈzɪʃən/ Mệnh đề
Imply(v) /im'plai/ kéo theo
Equivalent (a) /i´kwivələnt/ tương đương
Negative proposition /´negətiv/ Mệnh đề phủ định
Converse proposition /'kɔnvə:s/ Mệnh đề đảo
exists /ig'zist/ Tồn tại
for each [=for every] Với mọi
Set(n) /set/ Tập hợp

Subset (n) /´sʌb¸set/ Tập hợp con
finite set /‘fainait set/ tập hữu hạn
infinite set /‘infinit set/ tập vô hạn
element(n) /‘elimɘnt/ phần tử, yếu tố
Belong to(v) /bi’lɒη tu:/ thuộc về
union(n) /‘ju:niɘn/ hợp
intersection(n) /,intɘ’sekʃ(ɘ)n/ giao
Belong to(v) /bi’lɒη tu:/ thuộc về
disjoint from(adj) /dis’dӡͻint frɘm/ rời (nhau)
empty(a) /‘empti/ rỗng
nonempty(a) /‘nɒn,empti/ không rỗng
Infinite(a) / ˈɪnfɪnət/ vô hạn, vô cực, vô số
Infinity(n) / ɪnˈfɪnəti / vô số, vô cực, vô hạn
minus infinity / ˈmaɪnəs ɪnˈfɪnəti / âm vô cực
Plus infinity / plʌs ɪnˈfɪnəti / dương vô cực
open interval /'oupən/-/ˈɪntərvəl/ Khoảng
closed interval /klouzd/-/ˈɪntərvəl/ Đoạn
11
half open interval /hɑ:f//'oupən//ˈɪntərvəl/ Nửa khoản
A B⇒
A implies B ; if A then B .
A B⇔
A is equivalent to B ; A iff B .
A
not A
x A∀ ∈
for each [=for every] x in A
x A∃ ∈
there exists [= there is] an x in A (such that)
! x A∃ ∈

there exists [= there is] a unique x in A (such that)
∃ x A∈
there no x in A (such that)
x A∈
x is an element of A ; x lies in A ;
x belongs to A ; x is in A .
x A∉
x is not an element of A ; x does not lie in A ;
x does not belong to A ; x is not in A .
,x y A∈
(both) x and y are elements of A ; lie in A ;
belong to A ; are in A .
,x y A∉
(neither) x nor y is an element of A ; lies in A ;
belongs to A ; is in A .

The empty set (= set with no elements).
A = ∅
A is an empty set.
A ≠ ∅
A is non-empty.
A B∪
the union of (the sets) A and B ; A union B.
contains those elements that belong to A or to B.
A B∩
the intersection of (the sets) A and B ; A intersection B.
contains those elements that belong to both A and B.
A B∩ = ∅
A is disjoint from B ; the intersection of A and B is empty.
{ , }x

the set of all x such that
¥
the set of all natural numbers.
¢
the set of all integral numbers.
¤
the set of all rational numbers.
¡
the set of all real numbers.
( , )a b
open interval a, b
[ ]
,a b
closed interval a, b
( , ]a b
half open interval a, b (open on the left, closed on the right)
[ , )a b
half open interval a, b (open on the right, closed on the left)
12
Chương II - Hàm số bậc nhất và bậc hai
function (n) /ˈfʌŋkʃən/ hàm, hàm số
Variable(n) / ˈveəriəbl/ biến số, biến thiên
Value(n) / ˈvæljuː/ giá trị
origin(n) /'ɔridʤin/ Gốc tọa độ
coordinate(n) /kou'ɔ:dneit/ tọa độ
x-axis(n) /eks/ /'æksis/ Trục hoành
y-axis (n) /wai/ /'æksis/ Trục tung
x-coordinate (n) /eks/ /kou'ɔ:dnit/ Hoành độ
y-coordinate (n) /wait/ /kou'ɔ:dnit/ Tung độ
x-intercept (n) /eks/- /'intəsept/ Giao với trục hoành

y-intercept (n) /wait/-/'intəsept/ Giao với trục tung
equation (n) /i'kweiʃn/ phương trình
graph (n) /gra:f/ đồ thị
line (n) /lain/ đường thẳng
parabola /pə'ræbələ/ Parabol
quadratic form(n) /kwɔ'drætik/ dạng bậc hai
Coefficient /,kəui’fiʃnt/ Hệ số
slope (n)=gradient /sloup/ Hệ số góc
vertex /'və:teks/ Đỉnh
turning point /'tə:niɳ/ /pɔint/ Đỉnh
reflection(n) /ri´flekʃən/ sự đối xứng
axis of symmetry /'æksis/ /ɔv/ /'simitri/ Trục đối xứng
decrease (n) / 'di:kri:s/ sự giảm sút
decrease (v) / 'di:kri:s/ làm giảm sút
decreasing function (n) / 'di:kri:siη ˈfʌŋkʃən/ hàm nghịch biến
constant (n) /'kɔnstənt/ hằng số
constant function (n) /'kɔnstənt ˈfʌŋkʃən/ hàm hằng
increase( n) /'ɪŋkri:s/ sự tăng thêm
increase (v) /ɪn'kri:s/ tăng lên
increasing function (n) /ɪn'kri:siη ˈfʌŋkʃən/ hàm đồng biến
maximum (adj) /´mæksiməm/ cực đại, tối đa
global maximum (n) /´gloubl ´mæksiməm/ cực đại toàn diện
local maximum (n) /'loukəl ´mæksiməm/ cực đại cục bộ
13
minimum (n) /'mɪnɪməm/ cực tiểu
global minimum (n) /´gloubl'mɪnɪməm/ cực tiểu toàn diện
local minimum (n) /'loukəl 'mɪnɪməm/ cực tiểu cục bộ
monotone function (n) /´mɔnə¸toun ˈfʌŋkʃən/ hàm đơn điệu
Sign(n) / saɪn / dấu, dấu hiệu
Parity check /´pæriti//tʃek/ Kiểm tra tính chẵn-lẻ

Chương III, IV - Phương trình. Hệ phương trình. Bất phương trình
Equation /ɪˈkweɪʒn/ Phương trình
Simultaneous equation /,saiml'teiniəs//ɪˈkweɪʒn/ Hệ phương trình
equality /i:'kwɔliti/ Đẳng thức
inequality (n) /,ini:'kwɔliti/ Bất đẳng thức
equal(adj) /'i:kwəl/ bằng, ngang bằng
greater than /greitə/ /ðæn/ Lớn hơn
smaller than /smɔ:l/ /ðæn/ Nhỏ hơn
positive /'pɔzətiv/ Dương
negative /´negətiv/ Âm
polynomial (adj) /ˌpɑliˈnoʊmiəl/ Đa thức
polynomial (n) /ˌpɑliˈnoʊmiəl/ phương trình đại số
quadratic equation (n) /kwɔ'drætik//ɪˈkweɪʒn/ Phương trình bậc hai
Cubic equation (n) /´kju:bik//ɪˈkweɪʒn/ Phương trình bậc ba
Quartic equation (n) /'kwɔtik/ /ɪˈkweɪʒn/ Phương trình bậc bốn
Biquadratic equation /¸baikwɔ´drætik/ PT trùng phương
coefficient (n) /ˌkəʊɪˈfɪʃnt/ hệ số
Degree (n) /dɪˈɡriː/ độ, cấp bậc
discriminant /dis´kriminənt/ biệt số, biệt thức
root(n) /ruːt/ căn, nghiệm
simple root /ˈsɪmpl/ -/ruːt/ nghiệm đơn
double root /ˈdʌbl/ -/ruːt/ nghiệm kép
Triple root /ˈtrɪpl/-/ruːt/ nghiệm bội ba
multiple root /ˈmʌltəpl/ -/ruːt/ nghiệm bội
solution(n) /səˈluʃn/ lời giải
solve (v) /sɔlv/ giải
14
L.H.S. [= left hand side] vế trái
R.H.S. [= right hand side] vế phải
x y>

x is greater than y
x y≥
x is greater (than) or equal to y
x y<
x is smaller than y
x y≤
x is smaller (than) or equal to y
0x >
x is positive
0x ≥
x is positive or zero; x is non-negative
0x <
x is negative
0x ≤
x is negative or zero
Chương V – Thống kê
Sign(n) / saɪn / dấu, dấu hiệu
Frequency /'fri:kwənsi/ Tần số
Chart (n) /tʃa:t/ Biểu đồ
Average (n) /'ævəridʤ/ Trung bình
Mean (n) /mi:n/ Trung bình
Arithmetic mean (n) /ə'riθm ətik/ /mi:n/ Trung bình cộng
Median (n) /'mi:djən/ Trung vị
Mode (n) /moud/ Mod
Variance(n) /'veəriəns/ Phương sai
Deviation /di:vi'ei∫n/ Độ lệch
standard deviation /'stændəd/ /di:vi'ei∫n/ Độ lệch chuẩn
PHẦN HÌNH HỌC
Chương I - Vectơ
vector (n) /'vektə/ Vectơ

zero vector (n) /'ziərou//'vektə/ Vectơ không
unit vector (n) /'ju:nit//'vektə/ Vectơ đơn vị
ray(n) /rei/ Tia
line (n) /lain/ đường thẳng
segment(n) /'segmənt/ Đoạn thẳng
length of segment (n) /leɳθ ɔv 'segmənt/ chiều dài đoạn thẳng
direction /di'rek∫n/ hướng
15
magnitude of a vector /'mægnitju:d/ độ dài của vecto
point (n) /pɔint/ điểm
bisect(v) /bai´sekt/ chia đôi
midpoint(n) /midpɔint/ trung điểm
perpendicular(a) /pə:pən'dikjulə/ vuông góc
parallel(a) /'pærəlel/ song song
Plane (n) /plein/ mặt phẳng
x-axis(n) /eks/ /'æksis/ Trục hoành
y-axis (n) /wai/ /'æksis/ Trục tung
origin(n) /'ɔridʤin/ Gốc tọa độ
coordinate(n) /kou'ɔ:dneit/ tọa độ
x-coordinate (n) /eks/ /kou'ɔ:dnit/ Hoành độ
y-coordinate (n) /wait/ /kou'ɔ:dnit/ Tung độ
quadrant(n) /'kwɔdrənt/ Góc phần tư
Chương II – Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng
scalar (a) /´skeilə/ vô hướng
scalar product(n) /´prɔdʌkt/ tích vô hướng
triangle(n) /´traiæηgl/ tam giác
vertex(n) /´və:teks/ đỉnh
angle(n) /'æɳgl/ góc
acute angle /'əkju:t 'æɳgl/ góc nhọn
right angle /'rait 'æɳgl/ góc vuông

obtuse angle /əb'tju:s 'æɳgl/ góc tù
straight angle /streɪt 'æɳgl/ góc bẹt
supplementary (a) /ˌsʌpləˈmɛntəri/ phụ
complementary(a) /,kɔmpli'mentəri/ bù
vertical angle(n) /'və:tikəl 'æɳgl/ góc đối đỉnh
exterior angle(n) /eks'tiəriə 'æɳgl/ góc ngoài
scalene triangle(n) /´skeili:n ´traiæηgl/ tam giác thường
isosceles triangle(n) /ai´sɔsi¸li:z ´traiæηgl/ tam giác cân
equilateral triangle(n) /¸i:kwi´lætərəl ´traiæηgl/ tam giác đều
acute triangle(n) /'əkju:t ´traiæɳgl/ tam giác nhọn
Obtuse triangle (n) /əb'tju:s ´traiæɳgl/ tam giác tù
right triangle(n) /'rait ´traiæɳgl/ tam giác vuông
16
leg(n) /´leg/ cạnh
hypotenuse(n) /hai'pɔtinju:z/ cạnh huyền
Pythagorean theorem /pai¸ θægə´riən 'θiərəm/ định lý pythagore
perimeter (n) /pə´rimitə/ chu vi
triangle inequality(n) /´traiæηgl ,ini:'kwɔliti/ bất đẳng thức tam giác
height(n) /hait/ chiều cao
altitude(n) /´ælti¸tju:d/ chiều cao
Similar triangles(n) /´similə ´traiæηgls/ tam giác đồng dạng
Chương III – Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
origin(n) /'ɔridʤin/ Gốc tọa độ
coordinate(n) /kou'ɔ:dneit/ Tọa độ
x-coordinate (n) /eks/ /kou'ɔ:dnit/ Hoành độ
y-coordinate (n) /wait/ /kou'ɔ:dnit/ Tung độ
Coefficient /,kəui’fiʃnt/ Hệ số
horizontal line (n) /,hɔri'zɔntl/ /lain/ Đường thẳng song song
với trục hoành
vertical line (n) /'və:tikəl/ /lain/ Đường thẳng song song

với trục tung
equation of line (n) /i'kweiʃn/ /ɔv/ /lain/ Phương trình đường
thẳng
Director vector (n) /di'rektə //'vektə/ Véc-tơ chỉ phương
General equation /'ʤenər(ə)l//ɪˈkweɪʒn/ Phương trình tổng quát
Canonical equation /kə'nɔnikəl//ɪˈkweɪʒn/ Phương trình
chính tắc
Parametric equation /¸pærə´metrik//ɪˈkweɪʒn/ Phương trình tham số
Distance /'distəns/ Khoảng cách
pass through (v) /pɑ:s θru:/ đi qua
circle (n) /'sə:kl/ đường tròn
center (n) /'sentə/ tâm
radius (n) /´reidiəs/ bán kính
diameter(n) /dai'æmitə/ đường kính
arc (n) /ɑrk/ cung
chord (n) /kɔrd/ dây cung
17
circumference(n) /sə:´kʌmfərəns/ chu vi đường tròn
semicircle(n) /´semi¸sə:kl/ nửa đường tròn
intercept (v) /'intəsept/ chắn
central angle (n) /´sentrəl 'æɳgl/ góc ở tâm
tangent to (v) /'tændʒənt/ tiếp tuyến với
tangent line(n) /'tændʒənt lain/ đường tiếp tuyến
axis of symmetry /'æksis/ /ɔv, əv/ /'simitri/ Trục đối xứng
Ellipse(n) /i´lips/ Elip
Hyperbola(n) /hai´pə:bələ/ Hyperbol
Parabola (n) /pə'ræbələ/ Parabol
2. VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY TOÁN BẰNG TIẾNG ANH VÀ MỘT SỐ CÂU
TIẾNG ANH GIAO TIẾP THÔNG DỤNG TRÊN LỚP
Phần này là kinh nghiệm của cá nhân trong việc giảng dạy môn Toán bằng

tiếng Anh. Theo tôi, một bài giảng tốt sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như là nội
dung của bài giảng, cách diễn đạt và tâm lý của giáo viên. Tất nhiên, trước khi
giảng bài các giáo viên đã phải nắm rõ nội dung mà mình sắp giảng dạy và đã
nắm chắc các thuật ngữ chuyên môn bằng tiếng Anh trong bài giảng. Sau khi đã
chuẩn bị nội dung bài giảng tốt, chúng ta phải biết cách truyền đạt bài giảng đó
một cách có hiệu quả nhất. Để làm được điều đó ta nên thực hành cách trình bày
những câu bằng tiếng Anh liên quan đến bài giảng trước. Nếu có thể ta nên xem
các bài giảng mẫu của giáo viên trong nước hoặc nước ngoài giảng bằng tiếng
Anh tương tự như bài giảng của chúng ta. Khi đã chuẩn bị kỹ bước này, lúc giảng
bài ban đầu ta nên nói chậm và rành mạch. Không nên giảng bài nhanh quá vì khi
đó học sinh có thể sẽ không hiểu một số thuật ngữ chuyên môn bằng tiếng Anh.
Giải thích cặn kẽ các khái niệm và ban đầu nên dùng các cấu trúc ngữ pháp và từ
ngữ đơn giản. Làm như vậy sẽ giúp học sinh hiểu bài và nắm được các từ mới
chuyên môn dễ hơn, do đó sẽ có hiệu quả hơn.
Khác với các môn học khác, trong giờ dạy môn Toán nhất là tiết lý thuyết,
theo tôi viết bảng vẫn là sự lựa chọn tốt nhất. Học sinh sẽ chỉ hiểu được những
vấn đề khó trong lý thuyết Toán bằng cách thông qua các biến đổi toán học được
trình bày từng bước trên bảng và khi viết chúng vào vở. Với những vấn đề quan
trọng và khó, đôi khi việc giảng bằng tiếng Việt cũng không phải dễ dàng để giúp
các em hiểu được mấu chốt vấn đề, chứ không nói gì đến việc giảng bằng tiếng
18
Anh. Do vậy, nếu khi giảng bài mà quan sát thấy đa số học sinh của lớp có vẻ
chưa nắm được vấn đề đang được giảng giáo viên nên chuyển sang giảng bằng
tiếng Việt những phần này bởi vì suy cho cùng thì chúng ta vẫn đặt mục tiểu
giảng dạy nội dung Toán lên hàng đầu.
Phần tiếp theo tôi sẽ hệ thống các câu tiếng Anh giao tiếp thường dùng
trong một bài giảng theo trình tự các bước lên lớp. Trình tự của một bài giảng có
thể được chia ra theo thứ tự như sau:
- Giáo viên vào lớp, ổn định lớp.
- Giới thiệu bài học, cấu trúc bài học.

- Đi vào các phần và các hoạt động chi tiết.
- Tổng kết lại bài học
- Giao bài tập và thông báo về nội dung bài học tiếp theo.
Để ổn định lớp và bắt đầu bài học, giáo viên có thể nói
- We begin today's lesson
- Is everybody ready to start?
- I think we can start now.
- Chúng ta bắt đầu bài học hôm nay
- Các em đã sẵn sàng để bắt đầu chưa?
- Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể bắt đầu
ngay bây giờ.
Tiếp theo giáo viên giới thiệu nội dung chính của bài học, chúng ta có thể dùng
các câu như:
- Today, we are going to study …
- Our topic today is …
- What I want to talk about today is

- We are going to discuss …
- Today I am going to focus on …
- Today, I want to give you some
……
- Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu
- Chủ đề của chúng ta hôm nay là
- Những gì tôi muốn nói hôm nay là
- Chúng ta sẽ thảo luận
- Hôm nay tôi sẽ tập trung vào
- Hôm nay, tôi muốn cung cấp cho bạn
một vài
Nếu muốn giới thiệu cấu trúc của bài học, chúng ta có thể dùng các cách diễn đạt:
- First we’ll look at … and then we’ll

look at …
- I’m going to cover … and then …
- We’ll discuss a few examples
of/types of …
- Trước tiên chúng ta sẽ xem xét và
sau đó chúng ta sẽ xem xét
- Bài học bao gồm và sau đó
- Chúng ta sẽ thảo luận về một vài ví dụ
về / loại về
19
Để kết nối các phần nhỏ trong phần nội dung bài giảng chúng ta có thể dùng một
số cấu trúc câu sau.
Bắt đầu vào phần đầu tiên của bài mới ta có thể nói:
- First, let’s look at …
- Let me start with …
- Trước tiên, hãy nhìn vào
- Hãy để tôi bắt đầu với
Chuyển tiếp sang các phần tiếp theo chúng ta có thể nói:
- Next, let’s talk about …
- Now let’s move on to …
- Now, we are ready for (able to) ….
- With what we have discussed, we
now have all necessary information
to solve …
- Now that we’ve talked about … ,
let’s talk about …
- That’s enough about… . Let’s go
on to …
- Tiếp theo, chúng ta hãy nói về
- Bây giờ chúng ta chuyển sang

- Bây giờ, chúng ta đã sẵn sàng để (có
thể)
- Với những gì chúng ta đã thảo luận,
chúng ta đã có tất cả các thông tin cần
thiết để giải quyết
- Chúng ta đã nói về , giờ chúng ta hãy
nói về
- Đã đủ về Chúng ta hãy tiếp tục
với
Đi vào nội dung của từng phần với các hoạt động chi tiết, thông thường sẽ phải
trải qua các hoạt động như: Đặt câu hỏi, thực hiện các hoạt động trong sách giáo
khoa và trên bảng, điều khiển lớp học, động viên và khuyến khích học sinh. Với
mỗi hoạt động có thể dùng rất nhiều mẫu câu khác nhau, tùy tình huống. Ví dụ
Câu mệnh lệnh:
- Close your books.
- You say it, Hoa.
- Answer it, somebody.
- Don't be quiet now.
- Just sit down and be qiuet.
- I want you to try exercise one.
- Hãy gấp sách lại.
- Mời Hòa phát biểu.
- Ai trả lời được câu hỏi này
- Đừng im lặng như vậy.
- Hãy ngồi xuống và trật tự.
- Tôi muốn bạn cố gắng làm bài 1.
Câu yêu cầu:
- Come here, please.
- Would you like to write on the
board?

- Hãy lên đây (bảng).
- Ai có thể trình bày trên bảng?
20
- Can/Could you say it again?
- Do you mind repeating what you
said?
- Bạn có thể nói lại lần nữa không?
- Bạn có thể lặp lại những gì bạn nói?
Gợi ý và thuyết phục:
- Let's start now.
- You can leave question one out.
- There is no need to translate
everything.
- Hãy bắt đầu ngay bây giờ.
- Bạn có thể làm câu hỏi 1 sau.
- Không cần phải dịch tất cả mọi thứ.
Câu hỏi:
- Do you agree with Huong?
- Can you all see?
- Are you sure?
- Do you really think so?
- Bạn có đồng ý với Hương không?
- Các bạn đều nhìn thấy rõ cả chứ?
- Bạn có chắc chắn không?
- Bạn có thực sự nghĩ như vậy?
Cảnh báo học sinh khi các em gặp sai lầm:
- Be careful/Look out / Watch out.
- Mind / watch the step.
- Hãy cẩn thận.
- Hãy xem lại bước làm bài.

Hoạt động trong sách giáo khoa:
- Give out the books, please.
- Open your books at page 55.
- Turn to page 55, please.
- Has everybody got a book? / Does
everybody have a book?
- Books put (out with you books) / Books
away (away with your books).
- Take out books and open them at page 55.
- Look at exercise one on page 55.
- Turn back to the page 55.
- Stop working now.
- Put your pens down.
- Let's read the theorem two aloud.
- Does it make sense?
- Hãy lấy sách ra
- Mở sách của mình trang 55.
- Hãy mở trang 55.
- Mọi người đã có sách chưa?
- Để sách xuống.
- Lấy sách ra và mở trang 55.
- Nhìn vào bài tập 1 trang 55.
- Quay trở lại trang 55.
- Dừng hoạt động.
- Đặt bút của bạn xuống.
- Hãy đọc to định lí 2.
- Bạn có hiểu không?
21
[=Do you understand everything?]
Làm việc nhóm:

- Work in pairs.
- Work with your friend(s).
- Work in groups of 4.
- Get into groups of 4.
- Discuss it with your partner.
- Làm việc theo cặp.
- Làm việc với các bạn.
- Làm việc trong nhóm 4 người.
- Ghép thành nhóm 4 người.
- Thảo luận với đối tác của bạn.
Làm việc trên bảng:
- Everyone, look at the board, please.
- Come out to board, please.
- Come out and write your answer
on the board.
- Take a piece of chalk and write the
sentence out.
- Are these sentences on the board
right?
- Anything wrong with sentence
one?
- Is this answer correct ?
- Các em hãy nhìn lên bảng.
- Mời em lên bảng.
- Hãy lên bảng và viết câu trả lời của em.
- Hãy lấy phấn và viết ra câu của em.
- Những câu trên bảng có đúng không?
- Có gì sai trong câu 1 không?
- Câu trả lời này có đúng không?
Khi điều hành thảo luận nhóm, ta có thể sử dụng các câu sau:

- Is everybody ready to start?
- Let’s start with question number 1.
- Duc, do you want to begin?
- Hang, what do you think about that?
- Any other comments?
-Thanks, everyone. Good discussion.
- Các em đã sẵn sàng để bắt đầu chưa?
- Hãy bắt đầu với câu hỏi số 1.
- Đức, em có muốn bắt đầu không?
- Hằng, em nghĩ gì về vấn đề đó?
- Có ý kiến nào khác không?
- Cảm ơn các em, thảo luận rất tốt.
Trong lúc điều hành thảo luận trong lớp, khi muốn đưa ý kiến của mình, chúng ta
có thể sử dụng:
- In my opinion, …
- I think/feel …
- I noticed that …
- I think it was interesting that …
- Theo tôi,
- Tôi nghĩ / cảm giác
- Tôi nhận thấy rằng
- Tôi nghĩ điều thú vị là
22

×