Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

các phương pháp được sử dụng trong giảng dạy để tạo sự tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh trong môn học gdqp & an bậc thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.38 KB, 21 trang )

Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu.
Những cuộc chiến tranh đã đi vào quá khứ, đất nước ta đang sống trong
thời kì của hòa bình và đổi mới; mở rộng giao lưu, là bè bạn với nhiều nước
trên thế giới nhưng không vì thế mà Đảng và Nhà nước ta không coi trọng vấn
đề an ninh quốc phòng. Một trong những vấn đề về an ninh quốc phòng là
công tác giáo dục quốc phòng toàn dân mà trong đó bộ môn Giáo dục quốc
phòng và an ninh (GDQP & AN) cho học sinh THPT là một bộ phận quan
trọng. Đặc biệt, trong thời kì hiện nay - thời kì của “hội nhập” - các thế lực có
thể lợi dụng để kích động, phân biệt tôn giáo, chống phá cách mạng… do đó,
chúng ta cần phải cảnh giác cao độ. Để ngăn chặn các thế lực thù địch trong
và ngoài nước hơn bao giờ hết đòi hỏi, Việt Nam ta về tiềm lực quân sự phải
nâng lên từng bước hiện đại, quân đội phải tinh nhuệ trong chiến đấu để nâng
cao vị thế của đất nước; ổn định và phát triển về an ninh, chính trị, kinh tế,
văn hóa… Từ đó, sẽ tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có sự phát triển toàn diện về
mọi mặt: năng động, sáng tạo, có tri thức để nắm bắt cái mới, làm cho đất
nước ngày càng phát triển và hội nhập Chính vì vậy, Quốc Phòng nói chung
và môn học GDQP & AN nói riêng lại càng được coi trọng hàng đầu trong hệ
thống giáo dục ở nhà trường THPT (trung học phổ thông).
Có thể nói, GDQP & AN là môn học chính khóa có vị trí quan trọng
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một trong những nội dung góp phần
giáo dục một cách toàn diện, rèn luyện nhân cách cho học sinh trong nhà
trường. Và đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược đào tạo con
người mới XHCN (xã hội chủ nghĩa) mà Đảng và Nhà nước ta hướng tới.
Hiện nay, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, âm mưu của các
thế lực thù địch ngày càng tinh vi. Do đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
vừa ra sức xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước giàu mạnh, văn minh trên
một tầm cao mới; đồng thời cần phải trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam những
kiến thức cơ bản về Quốc phòng và An ninh trong đó có bậc học sinh THPT là
rất quan trọng. Chính vì vậy, đối với công tác giảng dạy môn học GDQP &


AN ở trường THPT cần phải chặt chẽ nghiêm túc, giáo dục cho học sinh về
lòng yêu nước, yêu dân tộc một cách sâu sắc, thấm nhuần vào tâm trí ngay từ
khi các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường…
Trường THPT Sầm Sơn
1
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
Công tác quốc phòng toàn dân trong tình hình mới là cốt lõi cho việc
GDQP hết sức cấp thiết, vì thế môn GDQP & AN hiện nay được Nhà nước,
bộ GD & ĐT rất quan tâm, là môn học chính khóa trong hệ thống nhà trường
THPT trên toàn quốc. Từ đây, sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về một dân tộc
chiến đấu anh dũng bảo vệ Tổ Quốc, từ đó các em sẽ góp phần làm thất bại
“chiến lược diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch phản động, âm mưu
gây bạo loạn, lật đổ chống phá cách mạng, chế độ XHCN ở nước ta.
Ngôi trường THPT Sầm Sơn nằm ở phía đông, trên quốc lộ km 47 của
tỉnh ta, vốn là một trong những ngôi trường có bề dày truyền thống, đã đào tạo
ra nhiều tài năng trí tuệ cho tỉnh nhà và cho đất nước, vì thế nhà trường rất đề
cao vấn đề giáo dục đặc biệt hơn là môn học GDQP & AN. Quan tâm thực
hiện tốt nhiệm vụ, yêu cầu của môn học theo hướng dẫn của Sở GD & ĐT
tỉnh Thanh Hóa, công tác giảng dạy trong nhà trường đã được nâng lên nhưng
cũng chưa được tốt, chưa tạo cho học sinh sự ham thích môn học. Trang thiết
bị do Bộ & Sở giáo dục đào tạo cung cấp cơ bản đầy đủ cho việc giảng dạy
của nhà trường, nhưng chưa phát huy hết hiệu quả của trang thiết bị, chưa
đồng đều trong giảng dạy, lại thiếu sự nhiệt tình, chưa say mê với việc cải tiến
cho môn học.
Từ đó tôi rất trăn trở, băn khoăn để tìm ra những phương pháp và
giải pháp cho việc giảng dạy tốt, tạo cho học sinh sự hứng thú, ham thích đối
với môn học GDQP & AN. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Các phương pháp được
sử dụng trong giảng dạy để tạo sự tích cực, chủ động và sáng tạo cho học
sinh trong môn học GDQP & AN bậc THPT”.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

1. Thực trạng
Để đi vào nghiên cứu và thực nghiệm khoa học, tôi đã tiến hành tìm
hiểu thực trạng của trường tôi và một số trường lân cận về môn học GDQP.
Tôi đã phát hiện ra những nguyên nhân sau:
Việc giảng dạy môn GDQP & AN đang còn nhiều hạn chế nhất định do
nhiều nguyên nhân. Trong số đó nguyên nhân chủ yếu là sự nhận thức về
nhiệm vụ Quốc Phòng nói chung và công tác GDQP & AN nói riêng của một
số cán bộ giáo viên còn thiếu trách nhiệm, đôi lúc còn xem nhẹ công việc;
trách nhiệm của các cấp lãnh đạo chưa thực sự sát sao quán triệt cho cán bộ
Trường THPT Sầm Sơn
2
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
giáo viên thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả; chưa xác định rõ vai trò,
vị trí của môn học GDQP & AN; chưa tạo được sự tự giác, tích cực, chủ
động, hào hứng đón nhận một cách thực sự môn học ở học sinh.
Đối giáo viên chưa có những phương pháp dạy tốt để truyền thụ kiến
thức cho học sinh một cách khoa học và dễ hiểu, giáo án không đúng quy
định, còn sơ sài, đôi khi lên lớp không có giáo án. Thầy viết bảng quá xấu,
hoặc ngại viết đề mục của sách giáo khoa; kiểm tra bài cũ không thường
xuyên, điểm kiểm tra lại quá cao. Ví dụ: một lớp học 45 học sinh, chiếm tỉ lệ
khá giỏi 97%, còn 3% là trung bình, trong khi đó đa số các giờ học học sinh
còn nói chuyện, làm việc riêng, đùa nghịch trong lớp…
Các bài cần tranh ảnh thì giáo viên không sử dụng trong minh họa, vì
còn ngại lấy hay chưa nghiên cứu kĩ, chỉ nói suông. Học sinh tập ngoài thao
trường không có sự chịu khó, chịu khổ luyện. Ví dụ: khi lăn, lê, bò, trườn còn
ngại tập, sợ bẩn người, đùa nghịch trong giờ học, không nghiêm túc; trang
phục học sinh và giáo viên không đúng quy định hay không gọn gàng, quần áo
lò sò…Khẩu lệnh của thầy còn nhỏ, chưa rõ ràng, làm mẫu chưa đẹp, chưa
chính xác, phân tích còn lủng củng, tác phong, sư phạm của thầy chưa chuẩn
mực, chưa tạo cho học sinh sự thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau. Cách dạy

của thầy còn quá qua loa, đối phó, dạy cho hết tiết…
2. Kết quả thực trạng trên.
Xuất phát từ những thực trạng trên, việc giảng dạy môn GDQP để đạt
kết quả cao, chất lượng tốt hơn, khẳng định được vị trí quan trọng của môn
học. Tôi đã mạnh dạn tìm tòi, áp dụng phương pháp giảng dạy vào các tiết dạy
thực tế trên lớp. Cụ thể: tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Các phương
pháp được sử dụng trong giảng dạy để tạo sự tích cực, chủ động và sáng
tạo cho học sinh trong môn học GDQP & AN bậc THPT”. Sau thời gian
thực nghiệm đề tài này vào công tác giảng dạy tôi thấy giờ học GDQP & AN
ở trường tôi được thay đổi rõ rệt. Và hy vọng, đây cũng có thể là tài liệu giúp
các đồng nghiệp tham khảo trong công tác giảng dạy, từ đó nâng cao chất
lượng của môn học GDQP.
Trường THPT Sầm Sơn
3
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện.
Môn học GDQP & AN là một môn học mới mẻ đối với học sinh cấp
THPT (trung học phổ thông). Ở cấp trung học cơ sở (THCS) các em chưa
được học mà chỉ hiểu biết qua các hoạt động ngoài giờ, trong phim ảnh và qua
môn học Lịch sử… cho nên hầu hết các em không coi trọng môn học. Chính
tâm lý này gây trở ngại cho giáo viên trực tiếp giảng dạy. Với thực trạng trên
thì phải có giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng cho môn học GDQP?
Đó là vấn đề làm tôi trăn trở, suy nghĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất trong quá
trình giảng dạy. Sau đây, tôi mạnh dạn xin nêu ra một số giải pháp sau:
1. Giải pháp thứ nhất
Song song với công việc hàng ngày trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi luôn
tự trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Để giảng dạy tốt và
làm cho học sinh hứng thú với môn học GDQP & AN theo tôi người thầy cần
phải đổi mới phương pháp dạy học, tìm ra phương pháp tối ưu cho tiết giảng

là một điều rất quan trọng từ đó sử dụng phương pháp một cách hợp lí và hiệu
quả. Trước khi đi làm điều đó đòi hỏi người thầy phải hiểu đúng phương pháp
và phương pháp dạy học là gì?
Như chúng ta đã biết, phương pháp là con đường, là cách thức hành động
để đạt được mục đích nhất định. Con đường hay cách thức là hành động gồm
hai mặt: nghiên cứu và tìm hiểu quy luật khách quan của sự tồn tại và phát
triển của đối tượng, để đi tìm phương tiện, biện pháp, thủ thuật cho đối tượng
phải biến đổi theo mục đích đã định. Hai mặt này phải phù hợp, thống nhát
với nhau thì phương pháp mới có hiệu quả.
Phương pháp dạy học (PPDH) ở đây được hiểu với nghĩa hẹp, đó là
các PPDH cụ thể, các mô hình hành động. PPDH cụ thể là những hình thức,
cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu DH xác
định, phù hợp với những nội dung và những điều kiện DH cụ thể. PPDH cụ
thể quy định những mô hình hành động của GV và HS. Thực tế có tới hàng
trăm PPDH cụ thể, bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và các
phương pháp đặc thù bộ môn. Bên cạnh các PPDH truyền thống quen thuộc
như thuyết trình, đàm thoại, biểu diễn trực quan, làm mẫu, có thể kể ra một số
phương pháp khác như: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, thực nghiệm
Trường THPT Sầm Sơn
4
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
Phương pháp dạy học trong lý luận cũng như trong thực tiễn là một hoạt động
phức tạp đòi hỏi phải có sự sáng tạo, cải tiến, không ngừng lao động của giáo
viên và học sinh. Vì thế xét về một mặt nào đó phương pháp dạy học không
chỉ là một khoa học, mà còn là nghệ thuật với những yêu cầu cao về thủ pháp
sư phạm.
Ngày nay, phương pháp dạy học mới là phương pháp lấy học sinh làm
trung tâm, điều đó không có nghĩa là người thầy sẽ nhàn rỗi hơn trong cách
dạy học này mà cả thầy và trò đều phải làm việc tích cưc. Giáo viên phải biết
đặt ra những câu hỏi gợi mở, học sinh sẽ thảo luận, mỗi học sinh sẽ có một ý

kiến đóng góp và thầy là người nhận xét và đưa ra đáp án đúng nhất. Như vậy
học sinh đã tự mình tìm ra kiến thức cho chính mình chứ không phải thụ động
nghe giảng từ giáo viên. Tuy nhiên để đưa ra các câu hỏi, gợi ý, dẫn dắt học
sinh tự tìm ra vấn đề không phải là việc làm dễ đối với tất cả các thầy cô giáo,
nó đòi hỏi một kiến thức sâu rộng, sự đầu tư nhiều thời gian cho một giáo án.
Theo cách dạy này thì không phải mọi kiến thức ở sách giáo khoa đều cần
phải hoàn tất trong một tiết học theo quy định mà nếu có kiến thức tương tự ở
trước đó GV nên hướng dẫn, HS về nhà tự tìm tòi và sẽ sửa ở tiết học khác.
Căn cứ vào những vấn đề trên và về mục đích, yêu cầu của đối tượng,
tổ chức giảng dạy môn GDQP & AN, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau
đây vào trong giảng dạy để đạt hiệu quả cao cho môn dạy GDQP & AN.
1.1. Các phương pháp lên lớp
1.1.1. Phương pháp thuyết trình
Là phương pháp giáo viên thường dùng lời nói để truyền đạt, thông báo,
trình bày những tri thức cho học sinh một cách có hệ thống. Phương pháp
thuyết trình được sử dụng phổ biến khi giảng tài liệu học tập mới hoặc trình
bày làm sáng tỏ những vấn đề phức tạp… Lời nói luôn kết hợp với các
phương tiện khác như đọc tài liệu, trình bày tranh ảnh, bản vẽ, đồ vật minh
họa biểu diễn cách làm, với sử dụng các phương tiện kỹ thuật, đặt câu hỏi cho
học sinh.
Trường THPT Sầm Sơn
5
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
Hình minh họa khi giới thiệu.
- Thuyết trình có các dạng:
+ Giảng thuật: Là phương pháp thuyết trình có chứa các yếu tố trần thuật
hoặc miêu tả, sử dụng để giảng dạy các quan điểm, nguyên tắc, tình huống,
chiến lệ vv…
+ Giảng giải: Là giáo viên dùng những luận cứ, những sự kiện, những số
liệu để giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ các vấn đề, các nguyên tắc… giảng

giải chứa các yếu tố suy luận và phán đoán, có nhiều khả năng phát huy tính
tích cực, phát huy tính thông minh, sáng tạo của học sinh.
+ Diễn giải: Là giáo viên đặt vấn đề, phân tích và kết luận, dẫn dắt một
cách liên tục cho học sinh nhận thức vấn đề (nội dung) mà giáo viên cần
truyền đạt cho học sinh.
1.1.2. Phương pháp vấn đáp.
Là phương pháp hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh, nhằm sáng tỏ những
vấn đề mới, tìm ra những trí thức mới, rút ra những kết luận. Phương pháp
này có ưu điểm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, bồi dưỡng năng
lực bằng lời nói, tạo ra không khí học tập sôi nổi, mặt khác còn giúp giáo viên
thu được những thông tin ngược từ phía học sinh, để điều chỉnh trong giảng
dạy một cách phù hợp.
- Trong phương pháp vấn đáp lại có các dạng sau:
+ Vấn đáp gợi mở
+ Vấn đáp củng cố
+ Vấn đáp tổng kết
+ Vấn đáp kiểm tra.
1.1.3. Phương pháp trực quan
Trường THPT Sầm Sơn
6
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
Là phương pháp giáo viên tác động vào mọi giác quan của học sinh, là
cách học giúp học sinh tìm hiểu nhanh chóng.
- Phương pháp trực quan có các dạng sau:
+ Quan sát: Là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực được sử dụng
trong giảng dạy để học sinh rút ra những nhận xét, những kết luận có cơ sở
thực tiễn, quan sát của học sinh được giáo viên tổ chức và hướng dãn để giảng
bài mới, khi học thực hành, luyện tập, ôn tập.
+ Trình bày trực quan: Là phương pháp có sử dụng đến phương tiện trực
quan hoặc hành động tác mẫu.

Phương pháp trực quan dùng đến động tác mẫu để trình bày thực hiện
động tác, khi giảng giáo viên thường làm theo 3 bước (bước 1: làm nhanh;
bước 2: làm chậm có phân tích từng cử động; bước 3: làm tổng hợp) để học
sinh khái quát, nhận biết rõ ý nghĩa của từng cử động.
Hình minh họa khi thực hiện
Có thể trong một số trường hợp trong nội dung giảng dạy, người giáo
viên phải đi tập luyện cho từng học sinh, tổ, nhóm, áp dụng phương pháp trực
quan người giáo viên không chỉ thực hiện động tác mẫu, mà còn phải sử dụng
đến đội hình mẫu tham gia, phải đi từ chậm đến nhanh, cuối cùng mới đến
tổng hợp.
Trong các phương pháp trên đây, sự hoạt động của giáo viên phải là
người tổ chức, điều khiển, lãnh đạo để học sinh tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ
xảo rõ rang, người thầy đứng trên hai cương vị: Người thầy, chỉ huy, trong
trường hợp như thế, đòi hỏi người thầy sử dụng đúng lúc từng cương vị.
1.1.4. Phương pháp thảo luận
Trường THPT Sầm Sơn
7
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
Thảo luận là sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh theo thứ tự các vấn
đề nội dung bài học. Đây là phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh,
tạo ra niềm say mê tự giác, củng cố kiến thức đã có, tiếp thu và nhận biết nội
dung mới, tìm tòi sáng tạo xung quanh, các vấn đề, nội dung giáo viên truyền
đạt.
Hình ảnh minh họa
Phương pháp này được sử dụng sau khi lên lớp giảng lý thuyết, nhằm
để nhấn mạnh nôi dung trọng tâm kiến thức mới, giảng dạy thực hành tìm ra
cái đúng cái sai cùng sửa.
1.1.5. Phương pháp luyện tập
Luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần, những hành động nhất định nhằm
hình thành và củng cố những kĩ năng kĩ xảo cần thiết, qua đó củng cố kiến

thức, thuần thục động tác vận động nhanh chóng, chính xác phù hợp vào các
loại địa hình, tình huống chiến đấu.
Hình ảnh minh họa
- Phương pháp luyện tập bao gồm như sau:
Trường THPT Sầm Sơn
8
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
+ Luyện tập từng người tự nghiên cứu: Phương pháp này học sinh tự tư
duy lại những kiến thức đã học, tìm tòi nhớ lại và tự luyện tập, giúp nhận
thức, nhớ lâu, vận dụng linh hoạt sau này.
Quá trình học sinh nghiên cứu được giáo viên, giáo viên phụ trách và cán
bộ lớp phụ trách theo dõi, giúp đỡ, phân tích, gợi ý, giải đáp thắc mắc…
Thời gian tập luyện nghiên cứu từng người không nhiều, nhưng phải đủ để
học sinh hoàn thiện động tác.
+ Luyện tập theo nhóm: Là từ 2 đến 3 người cùng luyện tập động tác, giúp
cho nhau thấy sai sót để khắc phục, người tiếp thu nhanh giúp đỡ người chậm.
Phương pháp luyện tập theo nhóm áp dụng trong tổ chức tập luyện phân
đoạn, học sinh phải nâng tốc độ thực hiện động tác chính xác khi tập.
Phương pháp này còn được áp dụng ở các giai đoạn tập phụ trong tổ chức
tập luyện tổng hợp.
+ Luyện tập phân đội: được áp dụng sau khi luyện tập theo từng nhóm
tương đối thuần thục. Phương pháp luyện tập này thường tổ chức như sau:
- Cả phân đội luyện tập theo một nội dung, một động tác nào đó.
- Phân đội luyện tập theo nhiều nội dung, động tác khác nhau. Khi phân
đội tổ chức tập luyện giáo viên phải đi từng người đến từng tổ, nhóm, rồi mới
đến phân đội thứ tự: tập chậm, nhanh và tổng hợp.
1.1.6. Phương pháp hội thao
Hội thao thường tiến hành sau bài học và thường tổ chức hội thao động tác
thực hành. Bằng hội thao, một lúc giáo viên có thể đánh giá nhận thức và thực
hiện động tác của nhiều học sinh, so sánh, rút kinh nghiệm dễ dàng hơn so với

kiểm tra từng cá nhân.
Ví dụ: thi cứu thương.
Hình ảnh minh họa
Trường THPT Sầm Sơn
9
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
Hội thao không dùng để kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học
sinh mà thường là đánh giá thi đua giữa các cá nhân với cá nhân. Giữa các tổ
học tập với nhau, hoặc giữa lớp này với lớp khác.
Khi tiến hành hội thao có kết quả, giáo viên phải có kế hoạch cụ thể,
phải có sự chuẩn bị chu đáo.
- Điểm lưu ý trong phương pháp này:
+ Nội dung: Chọn một số động tác đặc trưng nhất để tiến hành hội thao.
+ Số lượng hoc sinh tham gia vừa đủ, sao cho giáo viên quan sát thuận lợi
và đánh giá kết quả chính xác nhất.
+ Sau hội thao, giáo viên đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm.
1.1.7. Phương pháp ôn luyện
Giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát huy tính cực, độc
lập, qua đó giáo viên có thể sửa chữa được những sai sót của học sinh.
Ví dụ: Ôn luyện tư thế nằm bắn:
Hình ảnh minh họa
- Ôn luyện có thể tiến hành theo hai hình thức như sau:
+ Học sinh tự ôn luyện
+ Học sinh ôn luyện có sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong quá trình ôn luyện, nếu học có những vấn đề, những nội dung chưa
hiểu, thắc mắc… thì giáo viên phải giải đáp kịp thời, chính xác để cũng cố
kiến thức và long tự tin cho học sinh.
1.1.8. Phương pháp kiểm tra đánh giá về tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
Kiểm tra đánh giá về tri thức, kĩ năng, kĩ xảo là một khâu quan trọng
của quá trình giảng dạy. Có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt nhằm giúp cho

Trường THPT Sầm Sơn
10
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
giáo viên và các cấp quản lí thu được tín hiệu ngược, phản ánh chất lượng và
hiệu quả giảng dạy kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập của
giáo viên và học sinh. Mặt khác, kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
còn có tác dụng củng cố tri thức, tạo điều kiện phát triển trí tuệ và hình thành
các phẩm chất nhân cách tốt đẹp cho học sinh.
Ví dụ: khi kiểm tra đội hình đội ngũ.
Hình minh họa
- Các dạng kiểm tra thường được tiến hành như sau:
+ Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng)

Hình minh họa
+ Kiểm tra viết
+ Kiểm tra thực hành…
Việc kiểm tra có thể tiến hành ngay từ đầu giờ tiết học, trong quá trình
giảng dạy, khi kết thúc giảng dạy, sau luyện tập, sau mỗi bài học.
Dựa vào kết quả kiểm tra để đánh giá kết quả nắm tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo của học sinh. Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy
việc đánh giá phải chính xác, khách quan, kết quả đánh giá phải phản ánh
đúng năng lực, trình độ hiện có của học sinh.
Trường THPT Sầm Sơn
11
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình lên lớp, người giáo
viên cần phối hợp sử dụng nhiều phương pháp trong giảng dạy. Có nghĩa là
trong tiết dạy không chỉ áp dụng một phương pháp mà phải tùy vào tiết học để
phối hợp với các phương pháp với nhau, từ đó tạo nên một tiết giảng hoàn
chỉnh. Như vậy, PPDH có vai trò quan trọng có thể xem như nó là “chìa khóa”

giúp cho giáo viên giảng dạy tốt, làm cho học sinh hiểu và biết vận dụng trong
thực tế một cách nhanh chóng. Nói như vậy không có nghĩa là bài học nào
giáo viên cũng phải sử dụng nhiều phương pháp, người thầy phải linh hoạt
trong sử dụng, biết lựa chọn những phương pháp phù hợp và tối ưu. Đặc biệt,
phải luôn đặt học sinh là đối tượng trung tâm của tiết học.
Với sự trăn trở, tìm tòi và với một số các PPDH tôi mới nêu trên, tôi đã
áp dụng thực tế vào tiết dạy của mình như sau:
* Chương trình của khối 10:
- Khi giảng dạy bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”.
Trong bài này, tôi áp dụng phương pháp thuyết trình, diễn giải trong hệ thống
câu hỏi.
Nội dung 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Câu hỏi: Kể tên những cuộc đấu tranh giành độc lập từ thế kỉ I đến thế X và
tóm tắt những cuộc đấu tranh tiêu biểu? Học sinh suy nghĩ cùng với sự gợi ý
của thầy học sinh đã nhanh chóng đưa câu trả lời ngắn gọn:
+ Từ thế kỉ I đến thể kỉ X có những cuộc đấu tranh tiêu biểu: Cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), Lí Bí (năm542), Triệu
Quang Phục (năm 548), Mai Thúc Loan (năm 722), Phùng Hưng (năm 766)…
Tiếp đó, giáo viên nhận xét về câu trả lời của học sinh, đúng, sai ở mức
độ như thế nào. Giáo viên cần tôn trọng ý kiến của học sinh. Sau đó, giáo viên
“diễn giải” giúp học sinh dễ nắm bắt được cơ bản nội dung bài học, đem lại
kết quả cao. Bên cạnh đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh giơ tay, trả lời
đúng có thể cho điểm, còn trả lời sai không lấy điểm, chỉ ghi nhận sự nhiệt
tình trong học tập, lần sau cố gắng thêm.
- Kết thúc: Giáo viên củng cố phần học, giao bài tập về nhà để học sinh có sự
liên hệ với kiến thức bên ngoài, cần phải tìm hiểu mới trả lời được những câu
hỏi sau. Câu hỏi này sẽ kiểm tra bài cũ.
Trường THPT Sầm Sơn
12
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013

Câu hỏi: Em hãy cho biết cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam, chúng đã
thả bao nhiêu tấn bom, bao nhiêu lít chất độc màu da cam xuống đất nước
chúng ta và mỗi người dân lúc bấy giờ phải hấng chịu bao nhiêu kg bom đạn
lên người?
- Khi kiểm tra bài cũ giáo viên khuyến khích những học sinh giơ tay, cũng cần
có sự gợi ý của giáo viên đối với học sinh:
Trả lời : Cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam, đất nước ta phải hứng
chịu các loại bom của Mĩ ném lên đất nước ta là: 87 triệu tấn bom, gấp 4 lần
so với cuộc “Chiến tranh thế giới thứ hai”, mỗi người dân phải chịu 5 tạ bom.
Chúng đã đổ vào khu vực Miền Nam 78 triệu lít chất độc màu da cam, mang
di chứng cho các thế hệ.
- Dưới đây là bản số liệu kiểm tra mức độ học sinh nắm và hiểu được bài
trong tiết học của học sinh lớp 10, do tôi trực tiếp được phân công giảng dạy
và áp dụng các phương pháp một cách hợp lí, hiệu quả trong giảng dạy:
Lớp Sĩ số
Số HS
hiểu bài
Số HS
không hiểu Tổng hợp
10A1 50 50 0 100%
10A2 50 49 1 98%
10A5 43 42 1 98%
10A8 40 40 0 100%
- Khi bài học kết thúc tôi tranh thủ tâm sự với một số học sinh, nói đúng hơn
là một chút phỏng vấn để các em nói lên suy nghĩ của các em trong tiết học.
Các học sinh đều trả lời: Kiến thức của môn học GDQP & AN có nhiều liên
quan đến lịch sử và bảo vệ đất nước như giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH,
xây dựng lòng tự hào và truyền thống của dân tộc, yêu mến và tự hào về
truyền thống vẻ vang của quân đội cách mạng, nhận thức đúng đắn về nghĩa
vụ bảo vệ Tổ Quốc, sẵn sàng nhập ngũ, chiến đấu bảo về Tổ Quốc. Học môn

này, các em ý thức tổ chức, kỉ luật, có nếp sống đúng đắn, văn minh, vận dụng
vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày ở trường học và xã hội, là cơ sở
hướng nghiệp để các em thi tuyển vào quân đội. Nếu học lịch sử tốt thì học
môn GDQP có nhiều thuận lợi. Ngoài ra, học GDQP & AN còn giúp các em
ứng dụng vào thực tế. Ví dụ khi học những bài: Phòng tránh bom đạn và
thương tai; Bài: Cấp cứu và chữa thương…
Trường THPT Sầm Sơn
13
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
*Chương trình của khối 11:
Tôi áp dụng phương pháp giảng trực quan như sau: Tôi lấy ví dụ: Bài 5 của
lớp 11 “Giới thiệu sung tiểu liên AK và súng trường tiểu liên CKC”:
- Khi lên lớp giáo viên giảng dạy bài này kết hợp phương pháp thuyết trình và
trực quan. Giáo viên kết hợp súng thật, tranh, ảnh có que chỉ giới thiệu, đặt
câu hỏi tạo cho sự hào hứng trong giảng dạy
Ví dụ giáo viên cho học sinh quan sát trực quan và đặt câu hỏi: Cấu tạo chính
của bộ phận chính của súng AK bao nhiêu bộ phận?
- Giáo viên hướng dẫn thực hành cách tháo, lắp súng AK, (tương tự như vậy
với súng CKC) cho học sinh quan sát cụ thể ở từng chi tiết và bộ phận của
súng. Đồng thời, khi giảng bài giáo viên phải giải thích thế nào gọi là vũ khí
bộ binh, tiểu liên AK, súng trường CKC cỡ 7,62mm vv…
Hình ảnh minh họa súng AK Hình ảnh minh họa CKC
Hình ảnh minh họa các bộ phận của súng AK
Học sinh trả lời: Bao gồm 11 bộ phận chính.
Như vậy, với sự kết hợp 2 phương pháp vừa thuyết trình, vừa trực quan
sinh động tôi đã đem lại hiệu quả cao trong tiết học
Trường THPT Sầm Sơn
14
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
- Dưới đây là bảng số liệu kiểm tra mức độ học sinh nắm và hiểu bài trong tiết

học của học sinh lớp 11 mà tôi đã trực tiếp giảng dạy:
Lớp Sĩ số Số HS
hiểu bài
Số HS
không hiểu bài
Tổng hợp
11A8 48 47 1 98%
11A7 46 45 1 98%
11A1 50 50 0 100%
* Chương trình của khối 12:
- Với bài dạy lí thuyết, chẳng hạn như bài 3: “Nhà trường quân đội và tuyển
sinh quân đội”. Để lôi cuốn học sinh tôi đã dùng phương pháp gợi mở, nêu
vấn đề kết hợp với thuyết trình. Ví dụ trước khi vào nội dung chính của bài tôi
nêu một vài câu hỏi để học sinh tìm hiểu và trả lời đồng thời qua đó có thể
định hướng cho các em trong quá trình lựa chọn các trường
Câu hỏi: Em hãy kể tên một số trường ĐH, Học viện thuộc quân đội và công
an mà em biết?
- Với bài dạy thực hành như bài 6: “Các tư thế động tác trên chiến trường”.
Tôi chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan bên cạnh diễn giải. Giáo viên là
người chỉ đạo, bao quát lớp tất cả các vị trí, cho lớp đứng theo hình chữ L khi
giảng bài, làm mẫu nhanh, chậm, có phân tích làm tổng hợp, ngắn gọn theo
các bước quy định của bài giảng: tập luyện chia ra các tổ nhóm và bố trí, có
tín hiệu tập luyện. Quán triệt chặt chẽ nội quy - ý thức giờ học.
Sau đây là bảng số liệu “phỏng vấn” học sinh lớp 12 qua phương pháp
giảng dạy là:
Lớp Sĩ số Số HS
hiểu bài
Số HS
không hiểu bài
Tổng hợp

12A1 50 50 0 100%
12A4 47 47 0 100%
12A3 48 47 1 98%
Với phương pháp dạy học hiện đại thì học sinh luôn là đối tượng trung
tâm của tiết học. Song cũng không thể xem nhẹ vai trò của người thầy, chính
vì sự đổi mới đó cho nên người thầy yêu cầu ngày càng cao hơn về kiến thức,
về sự truyền đạt cho học sinh phải khoa học hơn, từ đó khuyến khích được sự
chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học. Nên trong quá trình giảng dạy
môn học GDQP & AN tôi đã kết hợp vận dụng cả những kiến thức thực tế
Trường THPT Sầm Sơn
15
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
không bó hẹp kiến thức ở sách giáo khoa, làm cho môn học phong phú về kiến
thức, từ đó giúp cho học sinh phát huy tính tư duy, sáng tạo của mình.
2. Giải pháp thứ hai
Tôi tiến hành thực hiện thu thập thông tin từ học sinh bằng cách: cho
học sinh viết vào giấy những suy nghĩ và cảm nhận về tiết học mà không cần
đề tên của mình để các em không ngại khi nhận xét về thầy. Sau đó, thu lại và
nghiên cứu các thông tin của các em từ đó tìm ra phương pháp tối ưu cho tiết
dạy.
2.1. Tiết học giảng dạy lý thuyết
- Vấn đề thứ nhất:
Trong giảng dạy người thầy phải là người mẫu mực, nghiêm túc trước học
sinh, khi giảng dạy, giáo viên nên nói ngắn, gọn, dễ nhớ, súc tích, là người
truyền tải lượng kiến thức một cách dễ hiểu và khoa học. Bằng phương pháp
dạy học của mình, người thầy phải luôn tạo cho học sinh sự tập trung, giờ học
phải sôi nổi, từ đó mới mang lại tính sáng tạo, tư duy cho học sinh. Để làm
được điều đó đòi hỏi người thầy phải luôn trau dồi, có kiến thức vững vàng,
phong phú và rộng. Khi giảng dạy phải biết liên hệ bài với thực tế, bám sát nội
dung của bài học. Nếu không học sinh sẽ khó hiểu và trừu tượng, sẽ làm cho

không khí lớp trầm lắng, gây cho học sinh sự lười biếng, chán học không còn
sự hứng thú với môn học nữa.
- Vấn đề thứ hai:
Khi giảng dạy tư thế tác phong phải chuẩn, giọng nói phải chuẩn để khi
phát âm học sinh nghe dễ hiểu và ghi nhớ.
Giảng dạy giáo viên luôn bao quát được lớp, ánh mắt nhìn vào học sinh để
giảng. Điều này vừa giúp cho học sinh cảm thấy là giáo viên đang nói với
mình, vừa thể hiện nhiệt tình của giáo viên; đồng thời qua đó, giáo viên có thể
nắm bắt nội tâm của học sinh, nắm được kết quả giảng dạy…
Mặt khác, nếu giáo viên vẫn thấy học sinh nghe giảng nhưng vẫn xì xào,
bàn tán thì điều gì đó học sinh chưa hiểu; hoặc học sinh ngủ gật, nhìn ra ngoài
không chú ý bài giảng… Điều đó có nghĩa là tiết dạy của thầy chưa gây sự
chú ý của học sinh, đưa ra phương pháp chưa hiệu quả… Như vậy, khi có
những phản ứng đó, người thầy khéo léo kiểm tra lại giọng nói, tác phong, độ
chính xác của nội dung… để xử lý kịp thời bài giảng.
Trường THPT Sầm Sơn
16
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
Nếu vì giọng nói thì người thầy cần phải điều chỉnh. Như chúng ta đã biết,
lời nói là phương tiện trực tiếp để giáo viên truyền đạt kiến thức, nội dung cho
học sinh. Đồng thời nó còn có ý nghĩa trong việc tác động đến tình cảm, hình
thành tư tưởng cho học sinh. Do đó, giáo viên phải luôn rèn luyện giọng nói,
diễn đạt rõ ràng, đủ nghe, nhịp điệu không nhanh quá. Khi nhấn mạnh phải
nói to, rõ, giọng nói luôn đi liền với thái độ. Chỗ nào cần nhấn mạnh phải có
sự biểu lộ theo lời nói và cử chỉ. Lời nói nhập tâm, chân thành sẽ tăng thêm sự
tác động giáo dục; ngược lại lời nói lạnh nhạt, hờ hững sẽ làm giảm hoặc
không gây được sự tiếp thu cho học sinh.
Còn nếu do phương pháp chưa phù hợp thì giáo viên phải điều chỉnh dần
dần, cố gắng chọn phương pháp tối ưu cho tiết dạy và phải tìm mọi cách để
tạo cho học sinh sự hứng thú và chú ý trong tiết học…

- Vấn đề thứ ba:
Bảng là một phương tiện để giáo viên hệ thống nội dung, minh họa, viết
thuật ngữ khó, là sự duy trì mối quan hệ giáo viên và học sinh. Giáo viên khi
sử dụng bảng phải có sự chuẩn bị giẻ lau, phấn, thước trong giờ học, bảng
nhìn không bị lóa.
Khi viết giáo viên có thể chia bảng thành 2 phần trong đó 1/3 viết mục bài
chính, còn nửa sử dụng đến đâu viết đến đó, trình bày minh họa.
Chữ viết của giáo viên phải đẹp, rõ ràng, thẳng hàng, các hình vẽ chuẩn
xác ngay ngắn.
- Vấn đề thứ tư là:
Giáo viên sử dụng mô hình, vật mẫu, vật thực. Giáo viên phải hiểu rõ mô
hình, trình bày làm sao cho học sinh nhìn thấy rõ và hiểu. Dùng que chỉ vào
bộ phận đó. Trong khi giảng giáo viên quan sát thái độ học sinh, vừa chỉ vừa
nói vật đó.
- Vấn đề thứ năm là :
Giáo viên nên sử dụng nhiều câu hỏi để phát vấn học sinh. Làm tốt điều này
vừa giúp cho giáo viên kiểm tra được mức độ hiểu bài của học sinh, vừa giúp
cho học sinh có sự tư duy và sáng tạo trong giờ học; đồng thời vừa làm cho
giờ học thêm sôi nổi…
2.2. Tiết học giảng dạy thực hành
Trường THPT Sầm Sơn
17
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
Tương tự như một số bước trong tiết dạy lý thuyết; tuy nhiên, trong giờ
học thực hành, người thầy luôn là người chủ đạo trong các kĩ thuật động tác:
làm mẫu của thầy phải đẹp, rõ ràng, chính xác, phân tích động tác ngắn gọn,
dễ thực hiện, dụng cụ tập luyện, vị trí tập luyện và tính kỉ luật nghiêm giờ học.
Từ đó, góp phần giúp cho học sinh trưởng thành, chững chạc hơn khi học môn
GDQP & AN.
II. Một số quy định để tổ chức thực hiện

Đối với việc giảng dạy các giờ lí thuyết chính khóa lớp 10, 11, 12.
Ngoài việc sử dụng các phương pháp thuyết trình, giảng thuật, giảng giải, diễn
giải, vấn đáp… Vào bài giảng để học sinh nắm, hiểu một cách đầy đủ và khoa
học, nhằm lôi cuốn sự sáng tạo, hứng thú cao cho học sinh trong giờ học tôi
phải thực hiện nghiêm túc một số yêu cầu của bộ môn đã quy ước trước khi
vào bài dạy với học sinh như sau:
- Trong tiết học yêu cầu tuyệt đối khi học lí thuyết học sinh phải ghi chép
bài đầy đủ. Không được làm việc riêng, nói chuyện riêng, ngủ gật trong lớp,
không ghi bài đối phó…
- Nếu học sinh không thực hiện đúng theo tiết học mà giáo viên và nhà
trường quy định, thì trừ điểm lớp hoặc đánh giá quá trình học tập của học sinh
đó có thái độ học tập không nghiêm túc.
- Trong đánh giá quá trình học tập kiểm tra, rèn luyện của học sinh, đánh
giá học sinh một cách chặt chẽ, đúng năng lực. Tuyên dương với những học
sinh chăm học, đi thi đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường. Phê bình trách
phạt đúng lúc, dứt khoát, tế nhị đối với những học sinh vô kỷ luật.
- Kiểm tra bài cũ thường xuyên, để học sinh nâng cao trong việc tự học tập
và rèn luyện tính tự giác tích cực ở nhà.
Như chúng ta đã biết chương trình khối 10 và 11 chỉ có một số bài lí
thuyết còn đa số thực hành. Còn lớp 12 thì ngược lại đa số là bài học lý
thuyết. Vì thế, khi giảng dạy dù lý thuyết hay thực hành người thầy cũng phải
tuân thủ các bước lên lớp. Riêng đối với giờ thực hành phải có sự ưu tiên đặc
biệt đối với học sinh có vấn đề về sức khỏe, dị tật,…
- Tuyệt đối rèn luyện cho các em có ý thức kỷ luật nghiêm minh của giờ tập
luyện quốc phòng như: trang phục phải chỉnh tề, gọn gàng theo quy định, giờ
tập luyện không cười đùa, nói năng thiếu văn hóa…
Trường THPT Sầm Sơn
18
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
- Người thầy phải có sự chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập phù hợp với nội

dung bài học.Ví dụ: sân bãi, súng, khi dạy bài băng bó cứu thương phải chuẩn
bị, băng, nẹp
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài
Từ việc nghiên cứu và áp dụng đề tài nghiên cứu khoa học vào việc
giảng dạy của tôi đối với môn học GDQP & AN ở trường THPT Sầm Sơn.
Tôi thấy hiệu quả được nâng lên rõ rệt so với những phương pháp cũ. Cụ thể
như sau:
- Qua thực tế học tập môn học quốc phòng đã giúp cho học sinh những tác
phong, học tập, ăn nói, đi đứng một cách chững chạc và nghiêm túc.
- Cả 3 khối tôi đã áp dụng vào thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm giảng
dạy của tôi, học sinh hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài
học. Như truyền thống vẻ vang của dân tộc của quân đội nhân dân Việt Nam
anh hùng và 1 số nội dung cơ bản về quốc phòng toàn dân; học sinh tham gia
tốt vào các hoạt động về các công tác quốc phòng trong trường và điạ phương.
- Xây dựng cho các học sinh lòng tự hào dân tộc, niềm tin, lý tưởng. Đồng
thời tri thức GDQP cùng với tri thức nhiều môn học khác tạo cho học sinh
một thế giới quan khoa học và đạo đức cách mạng, làm cho học sinh có niềm
tin vững chắc vào sự phát triển trong sự nghiệp xây dựng CNXH của nước ta.
- Qua môn học GDQP đã rèn luyện hình thành cho các em 1 nhân cách mẫu
mực góp phần nâng cao dân trí quốc phòng, củng cố quốc phòng toàn dân
vững mạnh.
- Sáng kiến này tôi đã áp dụng rất thành công trong những năm học vừa
qua. Các lớp hội thao đã đạt những kết quả cao.
Dưới đây là một số lớp hội thao đạt kết quả:
Khối
học
Giỏi 8-10
điểm
Khá 7.9-

6.5 điểm,
Trung bình
5- 6.4 điểm
Yếu
Sl % Sl % Sl % Sl %
12A3 10 20 30 63 8 17 0 0
Trường THPT Sầm Sơn
19
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
12A4 15 32 28 60 4 8 0 0
2. Kiến nghị.
- Xin mở rộng khu tập luyện, Sân trường còn hẹp.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến
Phạm Văn Thịnh
MỤC LỤC
Phần Nội dung Trang
A. Đặt vấn đề I. Lời mở đầu
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng
1-2
2-3
Trường THPT Sầm Sơn
20
Giáo viên: Phạm Văn Thịnh Năm học: 2012 - 2013
2. Kết quả thực trạng trên
B. Giải quyết vấn đề I. Các gải pháp thực hiện

1. Giải pháp thứ nhất
1.1. Các phương pháp lên lớp
1.1.1. Phương pháp thuyết trình
1.1.2. Phương pháp vấn đáp
1.1.3. Phương pháp trực quan
1.1.4. Phương pháp thảo luận
1.1.5. Phương pháp luyện tập
1.1.6. Phương pháp hội thao
1.1.7. Phương pháp ôn luyện
1.1.8. Phương pháp kiểm tra đánh giá
về tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
2. Giải pháp thứ hai
2.1. Tiết học giảng dạy lý thuyết
2.2. Tiết học giảng dạy thực hành
III. Một số quy định tổ chức thực hiện
4 - 18
18 - 19
C. Kết luận 1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của
để tài
2. Kiến nghị
19 - 20
Trường THPT Sầm Sơn
21

×