Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đánh giá chế định quyền sở hữu tài sản và chế định hợp đồng trong luật dân sự La Mã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.69 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Tran
g
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
1. Chế định quyền sở hữu tài sản trong
luật La Mã
2
2. Chế định hợp đồng trong luật La Mã 4
3. Đánh giá chung 5
KẾT LUẬN 6
PHỤ LỤC 7
1
MỞ ĐẦU
Luật La Mã ra đời rất sớm vào khoảng thế kỉ VI
– IV TCN khi nhà nước La Mã hình thành. Trong luật
La Mã, luật dân sự là luật phát triển nhất về quy
mô phạm vi điều chỉnh và nhất là về kỹ thuật lập
pháp. Luật La Mã phát triển một cách vượt bậc, các
chế định luật dân sự La Mã rất phong phú bao quát
hầu hết các quan hệ dân sự. Đó là các chế định về
quyền sở hữu, hợp đồng và trái phụ, hôn nhân và
gia đình, thừa kế. Nội dung của từng chế định cũng
rất phong phú và chi tiết. Để tìm hiểu sâu hơn về
luật dân sự La Mã cũng như các chế định quyền sở
hữu tài sản và chế định hợp đồng, em xin lựa chọn
giải quyết vấn đề Đánh giá chế định quyền sở
hữu tài sản và chế định hợp đồng trong luật
dân sự La Mã.
NỘI DUNG


2
1. Chế định quyền sở hữu tài sản trong luật
La Mã
Khái niệm quyền sở hữu trong luật La Mã được
hiểu là quyền sử dụng và quyền định đoạt tuyệt đối
tài sản đó.
Quyền sở hữu bao gồm: quyền sử dụng vật (Ius
Utendi) đây là quyền khai thác những lợi ích kinh tế
từ vật phù hợp với tính năng, tác dụng của vật đó;
quyền thu nhận thành quả và lợi nhuận (Ius
Fruendi) về nguyên tắc chủ sở hữu là người hưởng
thành quả và lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của
mình; quyền định đoạt vật (Ius abutendi) bao gồm
định đoạt số phận thực tế cũng như số phận pháp
lý của vật; quyền chiếm hữu vật (Ius Possidendi) và
quyền đòi lại vật (Ius Vidicandi). Chủ sở hữu đối với
tài sản có toàn quyền đối với tài sản thuộc sở hữu
của mình, thực hiện mọi hành vi nếu pháp luật
không cấm. Như vậy quyền sở hữu bao gồm sử
dụng, thu nhận thành quả và lợi nhuận, định đoạt,
chiếm hữu, đòi lại vật.
Tuy nhiên chủ sở hữu vẫn bị một số hạn chế do
luật định, tùy từng loại tài sản mà việc hạn chế có
khác nhau và phụ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử
3
nhất định. Quyền sở hữu bị hạn chế bởi quyền
chiếm hữu (quyền chiếm hữu được hiểu là việc
thực hiện quyền sử dụng của người khác để phục
vụ cho chính bản thân mình). Ví dụ: do yêu cầu
canh tác ở nông thôn và sử dụng nước ở thành phố,

người ta có thể dẫn nước qua ruộng người khác
hoặc đặt ống nước qua sân nhà hàng xóm (các quy
định về việc sử dụng bất động sản liền kề); hoặc
không được tùy tiện giết nô lệ
Tài sản trong Luật dân sự La Mã được chia
thành 2 loại: Res mancipi (nhà ở, nô lệ, đất đai, gia
súc ) và Res necmancipi (tài sản khác). Các loại
tài sản có thể chuyển dịch quyền sở hữu từ chủ sở
hữu này sang chủ sở hữu khác. Riêng đối với tài
sản là res mancipi, việc chuyển quyền sở hữu phải
thông qua những nghi thức trọng thể, phải được
tuyên bố theo những công thức nhất định và cần
người làm chứng. Pháp luật La Mã được xác lập
trên cơ sở tư hữu, đất đai và nô lệ được coi là các
tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong xã hội mà
sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Tuy
nhiên có những vật không thuộc sở hữu của ai,
4
cũng không phải là vật cấm lưu thông như nước
chảy ở sông, không khí
Ngoài các cách phân loại vật kể trên còn căn
cứ vào sự thiêng liêng của vật mà những vật nhằm
mục đích phục vụ cho tôn giáo hoặc mục đích công
cộng (nhà thờ, tường thành, mồ mả, lâu đài, nhà
ngục )
Những tài sản công hoặc tài sản phục vụ những
mục đích thiêng liêng không thể thuộc sở hữu tư
nhân và thuộc tài sản không lưu thông.
Luật La Mã thừa nhận 3 hình thức sở hữu đất
đai: sở hữu nhà nước, sở hữu công xã và tư hữu.

Về căn cứ phát sinh quyền sở hữu, pháp luật La
Mã tồn tại quy tắc: “Vật không thuộc quyền của ai
thì ai là người chiếm giữ tài sản đầu tiên sẽ là chủ
sở hữu đối với tài sản đó, với ý định chiếm hữu cho
mình”. Những vật không thuộc sở hữu của ai hoặc
chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu thì người đầu
tiên chiếm giữ vật đó sẽ là chủ sở hữu. Theo quan
niệm của các luật gia La Mã thì một người chiếm
hữu tài sản trong một thời gian nhất định, trong
thời gian đó họ thực hiện các quyền như chủ sở
hữu mà không có tranh chấp nào về tài sản thì phải
5
công nhận họ là chủ sở hữu đối với vật mà họ đã
chiếm hữu ngay tình. Ở Luật XII bảng, thời hiệu đối
với đất đai là 2 năm, các vật khác là 1 năm. Sau
này do sự phát triển của xã hội, thời hiệu này được
kéo dài hơn, đối với người cùng sống trong một tỉnh
là 10 năm và người khác tỉnh là 20 năm. Tuy nhiên,
đối với vật bị mất do trộm cắp thì không xác định
thời hiệu.
Ngoài ra, luật pháp La Mã còn thừa nhận hình
thức chế biến vật (tạo vật mới từ nguyên liệu) và
sát nhập, trộn lẫn vật.
Khi các vật bị tiêu hủy hoặc trở thành vật cấm
lưu thông hoặc khi chủ sở hữu từ bỏ, bị tước bỏ
quyền sở hữu đối với tài sản thì quyền sở hữu đối
với vật của chủ sở hữu chấm dứt.
2. Chế định hợp đồng trong luật La Mã
Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều
bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa

vụ của các bên. Nghĩa là để hợp đồng có hiệu lực
phải có hai điều kiện. Một là hợp đồng phải do sự
thỏa thuận giữa hai bên, không được lừa dối, không
được dùng vũ lực. Hai là hợp đồng phải phù hợp với
quy định của luật pháp.
6
Căn cứ vào hình thức hợp đồng, Luật La Mã
phân chia thành:
- Hợp đồng thề, được giao kết theo hình thức
thề (thề có đồng và câu);
- Hợp đồng miệng, hợp đồng thực hiện bằng lời
nói dưới dạng câu hỏi và trả lời;
- Hợp đồng viết, thể hiện dưới hình thức bằng
văn bản.
Trong thực tiễn xét xử, các luật gia La Mã đã
phân hợp đồng thành hai loại.
- Hợp đồng thực tế: nghĩa vụ thực hiện và
trách nhiệm nảy sinh từ thời điểm trao vật.
Trong hợp đồng thực tại có hợp đồng bảo
quản và hợp đồng vay mượn. Đối với hợp
đồng bảo quản, thời điểm phát sinh trách
nhiệm kể từ khi nhận được vật. Trong hợp
đồng cho vay, người vay phải trả lại vật
tương tự. Trong hợp đồng cho mượn, người
mượn phải trả chính vật được mượn.
- Hợp đồng thỏa thuận: gồm nhiều hình thức
quan hệ pháp lý như mua bán, thuê mướn
sức lao động, thuê súc vật, thuê nhà ở, lĩnh
canh ruộng đất. Thời điểm phát sinh quyền
và nghĩa vụ của loại hợp đồng này bắt đầu

7
ngay sau ký hợp đồng, chứ không đợi đến
sau khi trao vật.
Khi có sự vi phạm hợp đồng, trái vụ xuất hiện,
về trái vụ luật gia Paven viết: “bản chất của trái vụ
là bắt buộc phải có nghĩa vụ với chúng ta, bắt
người đó phải trao cho, làm một cái gì đó”. Các
biện pháp để bảo đảm trái vụ là cầm cố vật, sự bảo
lãnh của người trung gian. Theo nguyên tắc chung,
hợp đồng bị hủy bỏ nếu có sự nhất trí của hai bên.
Nhưng trên thực tế, trái vụ có thể bị đình chỉ khi có
một trong các điều kiện sau: hai bên thỏa thuận
chuyển khoản nợ cũ sang trái vụ mới, người chủ nợ
từ chối quyền đòi hỏi của mình, hết thời hiệu đưa
đơn kiện (theo quy định của tòa án) người mắc nợ
gặp phải thiên tai địch họa không thể cưỡng lại
được.
3. Đánh giá chung
Trong thời kỳ cổ đại, luật pháp La Mã phát triển
rực rỡ, nhất là ở thời kỳ từ cộng hòa hậu kỳ. Theo
C.Mác những người La Mã chính là những người đầu
tiên khởi xướng ra luật tư hữu, luật trừu tượng, tư
pháp (luật dân sự) và luật dân sự của nó đã đạt
đến trình độ mang tính chất cổ điển.
8
Chế định quyền sở hữu và chế định hợp đồng là
những chế định quan trọng trong lĩnh vực dân sự
còn được sử dụng và phát triển cho đến ngày nay.
Pháp luật la Mã đã đặt nền móng cho các chế định
này phát triển.

Về chế định quyền sở hữu, luật dân sự La Mã
tuy chưa đưa ra được khái niệ chính xác về quyền
sở hữu nhưng đã quy định những quyền năng mà
chủ sở hữu được thực hiện đối với vật thuộc sở hữu
của mình. Luật La Mã cũng phân loại tài sản thành
2 loại có những quy chế pháp lý riêng đối với từng
loại tài sản. Các vấn đề trong chế định quyền sở
hữu tài sản đều được làm rõ và cụ thể hơn. Đặc
biệt luật dân sự La Mã đã có quy định về quyền sử
dụng tài sản của người khác, đây là một quy định
tiến bộ làm thuận lợi hơn cho người dân khi phần
đất của họ không thuận lợi như phần đất của người
khác, họ có quyền thuê đất để canh tác, thuê gia
súc, nô lệ để lao động
Về chế định hợp đồng, dựa trên những quy định
của pháp luật và sự thỏa thuận của hai bên mà hợp
đồng được hình thành và có hiệu lực. Hợp đồng
trong quy định của pháp luật La Mã thể hiện dưới
9
nhiều hình thức (thể có đồng và câu, hợp đồng
miệng hoặc hợp đồng viết). Về nội dung của hợp
đồng, có thể là hành vi cho vay, cho mượn, gửi giữ,
cho thuê nhà ở, súc vật, bán nhà ở, súc vật, nô lệ
Các đặc điểm này thể hiện sự đa dạng, phong phú
trong tư duy của các nhà làm luật ở La Mã. Sự phát
triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội ở La
Mã làm cho luật La Mã trở thành những quy phạm
vô cùng chặt chẽ và chính xác để phản ánh quan
hệ của tầng lớp buôn bán ngay cả trong những trao
đổi đơn giản nhất như cho vay, cho mượn, cầm cố,

cho thuê, ủy thác, trao đổi, định giá
Chế định sở hữu tài sản và chế định hợp đồng
có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Hợp đồng là sự
thỏa thuân giữa hai bên về việc làm phát sinh, thay
đổi, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên.
Phần lớn các loại hợp đồng được xác lập nhằm làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền đối với tài
sản (nhà ở, đất đai, nô lệ, gia súc ) mà quyền đối
với tài sản bao gồm quyền sở hữu tài sản. Do đó,
sự phát triển của chế định này đồng thời là tiền đề
thúc đẩy sự phát triển của chế định kia.
10
Sự phát triển của pháp luật dân sự, đặc biệt là
chế định sở hữu tài sản và chế định hợp đồng trong
luật La Mã là do nền kinh tế hàng hóa ở La Mã,
nhất là từ cộng hòa hậu kỳ, phát triển mạnh mẽ.
Quan hệ hàng hóa càng phát triển và đa dạng,
những tranh chấp dân sự càng nhiều và đa dạng,
đó là điều không thể tránh khỏi. Trong quá trình xét
xử các thẩm phán, luật gia La Mã phải có những
quyết định linh hoạt và sáng suốt. Những quyết
định đó là một nguồn luật phong phú, đa dạng. Và
như vậy, pháp luật cũng được thúc đẩy phát triển.
Mặt khác, La Mã có một vùng lãnh thổ rộng lớn, thị
trường trao đổi và tiêu thụ hàng hóa phát triển. Ở
mỗi vùng khác nhau lại có những tập quán phong
phú và đa dạng, đòi hỏi pháp luật La Mã cũng phải
thừa nhận tập quán đó trở thành tập quán pháp, là
nguồn của pháp luật La Mã.
KẾT LUẬN

Pháp luật là công cụ cai trị của nhà nước, mang
ý chí của nhà nước. Pháp luật La Mã phát triển
chứng tỏ sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa – xã hội ở La Mã, thể hiện ý chí
của Nhà nước La Mã cổ đại. Nghiên cứu pháp luật
11
La Mã không chỉ có giá trị, ý nghĩa pháp lý mà còn
là nguồn tư liệu lịch sử phong phú, quý báu để
nghiên cứu nền văn minh thế giới cổ đại nói chung
và đế chế La Mã nói riêng.
PHỤ LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử
nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2012.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật La
Mã, Nxb. Công an nhân dân, 2003.
12

×