Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Pháp luật hiện hành về hình thức vốn góp, định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.1 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HÌNH THỨC VỐN GÓP, ĐỊNH GIÁ
VỐN GÓP VÀ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GÓP VỐN VÀO
CÔNG TY
1. Pháp luật hiện hành về hình thức vốn góp
2. Định giá vốn góp
a)Phương thức định giá.
b)Ý nghĩa của việc định giá.
3. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty
II. HƯỚNG HOÀN THIỆN
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang trong quá trình hiện đại hóa đất nước, đưa nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được chủ trương đó
chúng ta đã nố lực hết mình, và cũng đã đạt được những thành quả nhất định.
Bên cạnh đó thì các công ty đã đóng góp một phần công sức không nhỏ trong
những thành quả đó. Một công ty để được thành lập và hoạt động cần phải có
tài sản và các tài sản đó một phân là vốn góp được tạo dựng bởi các cổ đông,
thành viên của công ty đóng góp. Vậy pháp luật hiện hành quy định gì về hình
thức vốn góp, định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu vốn góp như thế nào?
Sau đây em xin được làm rõ hơn các vấn đề trên.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HÌNH THỨC VỐN GÓP, ĐỊNH GIÁ VỐN
GÓP VÀ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GÓP VỐN VÀO CÔNG TY
1. Pháp luật hiện hành về hình thức vốn góp
Theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005 quy định: “ Tài sản bao
gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”


Ở đây tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được giải thích như sau:
Vật: phải là một bộ phận của thế giới vật chất (tồn tại một cách hữu hiệu,
phải có lợi ích cho công ty và phải đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh
cũng như các hoạt động khác của công ty. Trong quá trình hoạt động, các vật
này có thể tham gia giao dịch. Công ty có thể chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
được vật đó nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Vật được chia thành bất
động sản và động sản.
Tiền: tiền là giá trị đại diện cho giá trị thực của hoàng hóa và là phương
tiện lưu thông trong giao lưu dân sự. Tiền giữ một vai trò quan trọng và được
coi là một tài sản quý trong xã hội.
Giấy tờ có giá trị bằng tiền: không phải mội giấy tờ giá trị đều được coi
là tài sản mà phải là những giấy tờ giá trị được bằng tiền, đáp ứng được yêu cầu
có thể trở thành đối tượng của các giao dịch dân sự và khi góp vốn vẫn còn
trong thời hạn được lưu thông. Giấy tờ trị giá được bằng tiền phải có một mệnh
giá nhất định như: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc, thông phiếu…
2
Các quyền tài sản: đây là các quyền gắn liền với tài sản và khi thực hiện
các quyền đó, lợi ích vật chất sẽ phát sinh đối với chủ sở hữu đối với các sáng
chế… Các quyền này có thể định giá được và do vậy có thể chuyển giao trong
các giao dịch dân sự.
Khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 20005 quy định: “Góp vốn là
việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung
của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết
kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn để tạo
thành vố của công ty”.
Theo quy định này thì hình thức góp vốn vào công ty có thể là được thực
hiện dưới với hình thức là góp tài sản, các tài sản đó được thể hiện dưới những
dạng sau:
- Tiền Việt Nam;

- Ngoại tệ tự do chuyển đổi;
- Vàng;
- Giá trị quyền sử dụng đất;
- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ;
- Công nghệ, bí quyết kỹ thuật;
- Các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn để tạo thành
vốn của công ty.
Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp được xây dựng theo phương pháp liệt
kê. Với phương pháp này làm cho nội dung điều luật thiếu tính khái quát, không
thể hiện được sự đầy đủ, trọn vẹn những trường hợp pháp luật dự liệu. Bên cạnh
đó, phương pháp này còn được tạo nên sự rườm ra về mặt hình thức, câu chữ.
Từ đó, khiến cho không ít người đọc hiểu sau tinh thần của điều luật – họ cho
rằng ngoài tài sản mà điều luật đã liệt kê, các thỏa thuận những tài sản khác là
đối tượng của hành vi góp vốn theo ý chí của nhà đầu tư chứ không phải theo
pháp luật.
3
Một điểm nữa là chúng ta có thể đặt ra vấn đề rằng: mọi phần vốn góp
của công ty là tài sản, nhưng ngược lại mọi tài sản đều có thể trở thành vốn góp
được không. Phải chăng luật doanh nghiệp có “quá thoáng” khi quy định cho
các thành viên công ty được thỏa thuận với nhau tài sản nào sẽ là đối tượng của
việc góp vốn? Các thành viên công ty có thể thỏa thuận góp vào công ty những
tài sản như: năng lực kinh doanh, uy tín trên thương trường, danh sách khách
hàng… có được không? Theo pháp luật hiện hành thì điều này hoàn toàn được
cho phép nếu là thành viên công ty đã thỏa thuận là tài sản và được ghi vào
Điều lệ công ty.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy được sự mâu thuẫn chồng chéo
trong Luật doanh nghiệp và BLDS trong khái niệm về tài sản góp vốn. những
hạn chế và bất cập của một định nghĩa mang tính chất liệt kê. Không chỉ mâu
thuẫn với BLDS định nghĩa về tài sản góp vốn của Luật doanh nghiệp còn nảy
sinh một số vấn đề liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ, khoản 4 Điều 4 Luật

doanh nghiệp chỉ liệt kê các loại tài sản… Như vậy, Luật doanh nghiệp có đề
cập tới giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ và bí quyết kỹ thuật. Trong khi
Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã đưa ra hệ thống cá đối tượng thuộc quyền sở hữu
công nghiệp rất rõ ràng bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố
trí mạch kín hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ
dẫn địa lý.
Tuy nhiên tại NĐ 102/2010/NĐ-CP Điều 5 quy định về góp vốn bằng sở
hữu trí tuệ : “Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác
giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với
giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở
hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có
quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá
góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ”. Vậy, từ cách quy định trên có thể thấy được
4
pháp luật đã chú ý đến các quyền tài sản để góp vốn vào công ty và đây cũng là
một hình thức góp vốn vào công ty.
Đây là những quy định của pháp luật đối với hình thức góp vốn vào công
ty đối với những chủ thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam không bị cấm trong
khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005.
Đối với những tổ chức cá nhân nước ngoài thì hình thức góp vốn vào
công ty được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết của Thủ tướng chính phủ
số 99/2009/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam:
“Góp vốn:
a) Nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp của thành viên công ty
trách nhiệm hữu hạn, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành
thành viên mới của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc mua
lại toàn bộ số vốn điều lệ của chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên để trở thành chủ sở hữu mới của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên;

b) Nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn
trong công ty hợp danh hoặc góp vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành
viên góp vốn mới.
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân mua lại phần vốn góp của thành viên
hợp danh trong công ty hợp danh hoặc góp vốn vào công ty hợp danh để trở
thành thành viên hợp danh mới, sau khi được sự chấp thuận của các thành viên
hợp danh còn lại.
c) Nhà đầu tư nước ngoài mua lại một phần vốn của chủ doanh nghiệp tư
nhân hoặc góp vốn với chủ doanh nghiệp tư nhân để chuyển đổi doanh nghiệp tư
nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và trở thành
thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”.
5

×