Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đối với các loại dấu vết hình sự khác nhau cần sử dụng các phương tiện, biện pháp khác nhau để phát hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.04 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Mỗi dấu vết hình sự là một phần sự thật của các vụ phạm tội hoặc vụ việc
có tính chất hình sự. Việc phát hiện đầy đủ các loại dấu vết và khai thác triệt để
mọi thông tin từ chúng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý các vụ
án hình sự. Tuy nhiên, mỗi loại dấu vết có những đặc điểm riêng nên để phát
hiện đầy đủ, chính xác chúng thì đối với các loại dấu vết khác nhau cần có các
biện pháp, phương tiện phù hợp để phát hiện .Mặt khác, trong cũng với sự phát
triển của xã hội, thủ thuật thực hiện tội phạm ngày càng tinh vi, khôn khéo. Điều
này đòi hỏi sự cải tiến, sự nâng cấp và đổi mới về phương pháp xác định dấu vết
của các cơ quan chức năng. Để tìm hiểu về vấn đề này, nhóm chúng em xin
chọn đề tài: “Đối với các loại dấu vết hình sự khác nhau cần sử dụng các
phương tiện, biện pháp khác nhau để phát hiện” làm đề tài để giải quyết
trong bài tập nhóm tháng của mình.
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận:
1. Khái niệm, ý nghĩa của dấu vết hình sự:
1.1 Khái niệm:
Tại trang 23 Giáo trình Khoa học điều tra hình sự của Đại hoc Luật Hà Nội
đã định nghĩa như sau: “Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất của các vụ
phạm tội hoặc vụ việc có tính chất hình sự”.
1.2 Ý nghĩa của dấu vết hình sự:
Qua việc nghiên cứu dấu vết hình sự , có thể làm rõ một số vấn đề cơ bản sau:
- Nội dung, tính chất của vụ việc, quá trình diễn biến của vụ việc đó;
- Phương thức, thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội; thời gian, địa
điểm xảy ra vụ việc;
- Truy nguyên đối tượng để lại dấu vết;
- Nhận định về điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm trên cơ sở
đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa;
- Những thông tin từ các loại dấu vết được phát hiện, thu lượm còn là cơ sở
để dựng lại hiện trường phục vụ cho việc điều tra vụ án sau này.
2.Các phương pháp, phương tiện phát hiện dấu vết hình sự:


Việc phát hiện dấu vết hình sự được thực hiện bằng các phương pháp sau:
- Quan sát để phát hiện dấu vết: nghĩa là sử sụng thị giác để phát hiện dấu
vết trên các vật mang vết khác nhau. Phương pháp này thường có hiệu quả khi
phát hiện các dấu vết tương đối lớn hoặc có màu sắc tương phản với vật mang
vết.
- Dựa vào quy luật hình thành dấu vết để phán đoán nơi và loại dấu vết có
thể xất hiện trên hiện trường.
Để việc phát hiện dấu vết đạt hiệu quả cao, trong những trường hợp cần
thiết phải sử dụng các phương tiện hỗ trợ như kính lúp, các nguồn sáng tự nhiên
và nhân tạo, các loại bột, phẩm mầu hay hóa chất phù hợp.
II. Chứng minh: Đối với các loại dấu vết hình sự khác nhau cần sử dụng các
phương tiện, biện pháp khác nhau để phát hiện:
Dấu vết hình sự là hậu quả của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình
sự, dấu vết hình sự là dạng cụ thể của vật chất tồn tại dưới hình thức khác nhau
cả về chất và lượng. Chúng có thể là chất rắn, chất lỏng, chất khí, mùi vị,âm
thanh, từ trường, điện trường,…
Các loại dấu vết khác nhau có đặc điểm không giống nhau phụ thuộc vào
đặc điểm của vật gây vết và vật mang vết, yếu tố cơ học trong quá trình hình
thành dấu vết và điều kiện môi trường.
Đặc điểm của dấu vết phụ thuộc vào các đặc điểm khác nhau của vật gây
vết và vật mang vết như tính bến vững về mặt kết cấu vật chất của chúng, tính
chất bề mặt và màu sắc của chúng. Ngoài ra, các yếu tố cơ học trong quá trình
hình thành dấu vết và sự tác động của các yếu tố khác cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng và thời gian tồn tại của các dấu vết.
Do đó, các loại dấu vết hình sự rất đa dạng, khác nhau bản chất cũng như
hình thức tồn tại. Thể hiện:
Nếu căn cứ theo các lĩnh vực kỹ thuật hình sự thì dấu vết hình sự bao
gồm:
- Dấu vết đường vân ( dấu vết vân tay, vân chân)
- Dấu vết cơ học

- Dấu vết sung đạn
- Dấu vết sinh vật
- Dấu vết hơi
- Dấu vết hóa hình sự
- Chữ viết tay, chữ ký
- Tài liệu in, hình dấu, chữ đánh may.
Nếu căn cứ theo cấu trúc bề mặt của dấu vết và cơ chế hình thành dấu vết
thì dấu vết hình sự gồm:
-Dấu vết in: dấu vết in được hình thành chủ yếu do sự di chuyển vật chất
khi có sự tác động qua lại giữa vật gây vết và vậy mang vết.
+ Dấu vết in lồi: là dấu vết được hình thành khi vật gây vết để lại một vết
mỏng vật chất trên bề mặt vật mang vết.
+ Dấu vết in lõm: là dấu vết in được hình thành khi vật gây vết lấy đi một
lớp mỏng vật chất trên bè mặt vật mang vết.
-Dấu vết lõm: là loại dấu vết được hình thành do sự tác độngjcủa vật gây
vết làm biến dạng và để lại vết lõm trên bề mặt vật mang vết.
- Dấu vết cắt: là loại dấu vết được hình thành khi lưỡi cắt của vật gây vết
tác động ngang qua hoặc có xu hướng ngang qua vật mang vết. Dấu vết là các
mặt cắt và nó phản ánh đặc điểm riêng của lưỡi cắt dưới dạng các đường xước
nhỏ chạy song song.
- Dấu vết trượt là loại dấu vết được hình thành khi điểm tỳ hoặc tựa không
chắc và một trong hai hay cả hai đối tượng đều chuyển động, dấu vết xước
thường là những đường xước chạy song song.
- Dấu vết khớp: là loại dấu vết hình thành khi vật gây vết tác động lên vật
mang vết làm nó bị phân chia thành nhiều phần với nhưng đặc điểm cá biệt
tương ứng nhau trên đường phân chia và có thể dựa vào những điểm này để
khớp chúng vào với nhau tạo thành vật ban đầu.

Do dấu vết hình sự là hết sức đa dạng và mỗi loại dấu vết có đặc điểm, bản
chất không giống nhau nên việc phát hiện ra các loại dấu vết là khác nhau. Một

dụng cụ, phương tiện có thể phát hiện ra một hay nhiều dấu vết cùng loại. Tuy
nhiên, không có một biện pháp hay một phương tiện nào có thể phát hiện được
đồng thời tất cả các loại dấu vết trên. Vì vậy để việc phát hiện được dấu vết hiệu
quả thì tương tứng với mỗi loại dấu vết cần có các phương tiện, phương pháp
phát hiện phù hợp. Không thể sử dụng một phương pháp để phát hiện nhiều loại
dấu vết có đặc điểm khác nhau về bản chất, cách thức hình thành, hình thức tồn
tại cũng như mức độ khó phát hiện. Ví dụ như không thể dùng các phương pháp
phát hiện dấu vết chân, giày, dép để phát hiện dấu viết nguồn hơi và ngược lại.
Bởi vết chân, giày dép là loại dấu vết có hình thức tồn tại dễ nhận biết có thể
phát hiện bằng các phương pháp đơn giản như quan sát bằng mắt. Trong khi đó,
việc phát hiện nguồn hơi lại không đơn giản như vậy, do dấu tích mùi mồ hôi là
dạng dấu tích không chứa đựng các cấu trúc tế bào nên phải sử dụng các phương
tiện, biện pháp đặc biệt đòi hỏi cao về kĩ thuật, khoa học. Tương tự như vậy,
những dấu vết như âm thanh, ánh sáng, từ trường, điện trường tuy tồn tại trong
môi trường nhưng ko để lại dấu vết hữu hình trên các vật mang vết. Để thu được
những dấu vết này thì cần sử dụng đến phương pháp, phương tiện khoa học kỹ
thuật.
Như vậy, có thể khẳng định đối với các loại dấu vết hình sự khác nhau cần
sử dụng các phương tiện, biện pháp khác nhau để phát hiện. Việc sử dụng nhiều
biện pháp, phương tiện phù hợp với mỗi loại dấu vết sẽ cho kết quả xác minh
khoa học, góp phần không nhỏ đưa ra những giả thiết lập luận chính xác cho
cuộc điều tra, tìm ra tội phạm đích thực. Nếu không sử dụng phương tiện, biện
pháp khác nhau để phát hiện những dấu vết hình sự khác nhau thì nhiều dấu vết
sẽ không được phát hiện, bị bỏ qua hoặc kết quả không chính xác, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới việc điều tra hình sự.
Trên thực tế, khi thực hiện việc khám nghiệm hiện trường các chiến sĩ công
an sẽ phải sử dụng các phương tiện, biện pháp phù hợp ở những nơi nghi để lại
một loại dấu vết nhất định.
Đối với dấu vết máu:
Dấu vết máu thường xuất hiện trên hiện trường của những vụ giết người,

cướp, gây thương tích, tai nạn giao thông, trộm, Dấu vết máu là một loại cụ thể
của dấu vết sinh vật và tồn tại ở hiện trường với các dạng khác nhau và có
nguồn gốc khác nhau.
Dấu vết máu là loại dấu vết có màu, vì vậy có thể quan sát bằng mắt để
phát hiện chúng. Khi quan sát, cần tạo được điều kiện ánh sáng tốt. Chú ý phát
hiện dấu vết máu ở những nơi kín đáo. Có thể sử dụng kính lúp, đèn cực tím
hoặc hóa chất phú hợp để phát hiện vết máu (Benzindin, Lumynool…).
Đối với việc phát hiện dấu vết tay:
Dấu vết tay để lại trên vật mang vết có thể ở dưới dạng in hoặc lõm. Dấu
vết tay in được hình thành khi tay dính các tạp chất khác nhau như dầu, mỡ,
máu… hoặc do mồ hôi để lại hay khi tác động lên các vật mang vết có phủ một
lớp bụi mỏng. Dấu tay lõm được hình thành khi tay tác động lên những vật
mang vết kém bền vững như xà phòng, sáp, nên, bơ, mỡ, nhựa đường nóng…
Việc phát hiện dấu vết tay phải tuân theo nguyên tắc phát hiện dấu vết hình sự
nói chung. Nghĩa là có thể dùng các phương pháp quan sát và phán đoán để phát
hiện chúng.
Khi quan sát để phát hiện dấu vết có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc
nhân tạo (Đèn chiếu xiên, đèn pin) soi theo nhiều góc độ khác nhau ở những nơi
nghi để lại dấu vết và quan sát để phát hiện dấu vết. Khi quan sát phải điều
chỉnh góc nhìn cho hợp lý và nhìn ngược nguồn ánh sáng. Có thể sử dụng kính
lúp có độ phóng đại từ 2 – 3 lần để phát hiện dấu vết. Khi cần phát hiện dấu vết
ở những nơi kín, khuất, khó quan sát trực tiếp thì phải sử dụng gương soi làm
gương phản chiếu để quan sát.
Khi áp dụng phương pháp suy đoán để phát hiện dấu vết tay cần chú ý nắm
vững tính chất và quá trình diễn biến của sự việc xảy ra, hành vi của thủ phạm
trên hiện trường, quy luật hình thành dấu vết nói chung và nhất là quy luật cầm,
nắm, tỳ, ấn… đối với từng đồ vật cụ thể để nhận định những đồ vật nào trong số
các đồ vật có ở hiện trường có thể có dấu vết tay của thủ phạm, vị trí dấu vết
trên các đồ vật đó… Để nâng cao hiệu quả của việc phát hiện dấu vết tay để lại
trên các đồ vật không nhẵn bóng như giấy, vải, gỗ… có thể sử dụng các phương

tiện kĩ thuật hỗ trợ như đèn cực tím, đèn hòng ngoại, tia lade…
Đối với dấu vết tay ở dưới dạng in, hình thành do mồ hôi để lại thường
không có màu sắc nên khó nhìn thấy bằng mắt thường khi chúng ở trên các đồ
vật có ề mặt nhẵn bong và không thể nhìn thấy khi chũng ở trên các vật mang
vết không có đặc tính này như giấy, vải, gỗ, tường vôi… Vì vậy, để làm rõ dấu
vết trong những trường hợp đó cần áp dụng một trong hai phương pháp sau:
-Phương pháp lí học:
Dựa vào khả năng bám dính của mồ hôi với một số loại bột, có thể sử dụng
một số loại bột sau để phát hiện dấu vết vân tay do mồ hôi để lại: bội ôxít nhôm
(Al
2
O
3
); bột ôxít đồng một (CuO); bột ôxít kẽm (ZnO); bột sắt, bột bồ hóng;…
-Phương pháp hóa học:
Phương pháp này được sử dụng để phát hiện những dấu vết để lại trên
những vật mang vết có bề mặt xù xì hoặc tồn tại đã lâu ngày và xét thấy việc sử
dụng phương pháp lí học sẽ không hiệu quả. Thông thường, một số hóa chất
được sử dụng để làm rõ dấu vết tay là: dung dịch AgNO
3
, dung dịch Ninhyđrin,
dung dịch Alôxan, dung dịch Benzidin.
Việc phát hiện dấu vết nguồn hơi:
Ngày nay do sự hiểu biết về khoa học và hình sự của con người ngày càng
tăng nên thủ phạm rất ít khi để lại dấu vết tay ở hiện trường. Tuy nhiên, dù tội
phạm được thực hiện một cách tinh vi như thế nào thì cũng không thể không để
lại dấu vết tại hiện trường gây án. Đó là dấu vết hơi người bởi khác với tất cả
các loại dấu vết khác, kẻ phạm tội không thể tiêu hủy được mùi mồ hôi. Nguồn
hơi là một loại dấu vết có đặc điểm đặc biết đó là không chứa đựng các cấu trúc
tế bào nên không thể sử dụng các phương pháp thông thường để phát hiện.

Phương pháp để phát hiện loại dấu vết này là phương pháp cảm thị khứu giác do
các nhà hình pháp học Nga nghiên cứu thành công.
Pavel Panfilov, lãnh đạo phòng phân định dấu tích hơi người thuộc Trung
tâm chuyên môn pháp y Bộ Nội vụ cho biết. “Phương pháp cảm thụ khứu giác
sinh vật được các chuyên gia Nga phát triển có khả năng đạt phân tích chính xác
cao. Đây là một sáng chế mới của Nga. Hệ thống biện pháp nghiên cứu vết tích
hơi người được các nhà hình pháp học trong nước phát triển, về cơ bản, chứa
đựng yếu tố to lớn, bảo đảm tránh mọi sai lệch. Có thể so sánh độ tin cậy của
phương pháp với mức chính xác của các biện pháp phân tích hiện đại nhất bằng
các thiết bị hiện đại nhất. Xác suất lỗi nghiên cứu không lớn hơn một lần trong
một trăm triệu trường hợp. Mức độ này hầu như không để xảy ra sai lầm”.
“Tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời thì thân thể đều mang
mùi đặc trưng riêng. Đó chính là cơ sở cho phương pháp phân tích này”, - đại tá
cảnh sát Andrei Semenov, phó lãnh đạo Trung tâm chuyên môn pháp y Bộ Nội
vụ Nga nói. “Phương pháp điều tra qua khứu giác là biện pháp sinh học duy
nhất, cho phép nhận dạng chủ thể qua dấu tích mùi mồ hôi, dạng dấu tích không
chứa đựng các cấu trúc tế bào. Hơn thế, phương pháp này còn đáp ứng yêu cầu
duy trì nguyên vẹn trạng thái của đối tượng nghiên cứu, thuộc loại các kinh
nghiệm điều tra không làm phá hủy tang vật”.
Trong việc nghiên cứu tang chứng có sử dụng các chú chó được huấn luyện
đặc biệt. Chúng cho những phản ứng nhất định đối với đối tượng thử nghiệm.
Những “tín hiệu” của chó được các chuyên gia ghi vào bảng đặc biệt, dành cho
các nhà pháp y học phân tích. Điều quan trọng là tính khách quan của phân tích
hoàn toàn không phụ thuộc vào “ý kiến chủ quan” của động vật. Hệ thống các
thử nghiệm và kiểm tra trong phương pháp nghiên cứu, đã được chứng minh và
chuẩn y, đạt mức độ hoàn hảo cho phép đánh giá từng hành vi tín hiệu của chó,
sàng lọc bất kỳ lỗi khứu giác hay phản xạ ở động vật.
KẾT LUẬN
Như vậy, các phương tiện, biện pháp để phát hiện dấu vết hình sự cần phải
đa dạng và luôn được đổi mới, cải tiến để đáp ứng yêu cầu của công tác điều tra.

Một vụ án có nhanh chóng được giải quyết hay không phụ thuộc rất lớn việc
phát hiện các dấu vết. Do đó, các cơ quan chức năng cần xác định rõ loại dấu vết
nào cần sử dụng các biện pháp, phương tiện nào để phát hiện. Tránh tình trạng
nhiều dấu vết không được phát hiện, bị bỏ qua hoặc kết quả không chính xác,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc điều tra, xử lý các vụ án hình sự. Điều này
cũng đặt ra một yêu cầu là cần phải bồi dưỡng nghiệp vụ của những người tham
gia vào công tác khám nghiệm hiện trường. Trên đây là bài làm của chúng em
về đề tài “Đối với các loại dấu vết hình sự khác nhau cần sử dụng các phương
tiện, biện pháp khác nhau để phát hiện”. Bài làm chắc chắn còn nhiều thiếu sót,
kính mong các thầy cô sửa chữa cho bài làm được hoàn thiện hơn. Chúng em
xin chân thành cảm ơn!

×