Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VIGO ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG NGÔ NGỌT CPS 211 TRÊN ĐẤT BẠC MÀU HUYỆN HIỆP HÒA - BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.03 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
ĐINH VĂN PHÓNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VIGO ĐẾN
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG NGÔ NGỌT CPS 211
TRÊN ĐẤT BẠC MÀU HUYỆN HIỆP HÒA - BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: KHOA HỌC ĐẤT
Mã số: 60.62.15
Người hướng dẫn khoa học: TS. CAO VIỆT HÀ
HÀ NỘI - 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Đinh Văn Phóng
i
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả luôn
nhận được sự quan tâm sâu sắc, tận tình tỉ mỉ và chu đáo của cô giáo, TS. Cao
Việt Hà.
Xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ nhân
viên Khoa Đất & môi trường, bộ môn Khoa học đất đã quan tâm chỉ bảo và luôn
tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng tôi có nhiều cơ hội nâng cao kiến thức về mọi
mặt.
Xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Trạm cải tạo đất
bạc màu Lương Phong Hiệp Hoà Bắc Giang đã quan tâm mọi mặt và tạo điều
kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành được quá trình thực tập và thu thập các


thông tin quan trọng liên quan để phục vụ đề tài của chúng tôi.
Xin chân thành cám ơn tới các đồng nghiệp đã khích lệ, cổ vũ tinh thần
cho tác giả trong những ngày theo học tại trường.
Trong thời gian thực hiện đề tài, tác giả đã rất cố gắng song không thể
tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp quý báu của các thầy, cô
giáo, cùng các bạn đồng nghiệp.
Tác giả
Đinh Văn Phóng
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
1. M UỞĐẦ 1
1.1. Tính c p thi t c a t i ấ ế ủ đề à 1
1.2. M c ích v yêu c u ụ đ à ầ 2
1.2.1. M c ích nghiên c uụ đ ứ 2
1.2.2. Yêu c uầ 3
2. T NG QUAN T I LI UỔ À Ệ 4
2.1. Vai trò c a các nguyên t vi l ng i v i cây tr ng ủ ố ượ đố ớ ồ 4
2.1.1. Vai trò c a nguyên t vi l ng i v i s sinh tr ng v phát ủ ố ượ đố ớ ự ưở à
tri n c a th c v tể ủ ự ậ 5
2.1.2. Ph c chelate v kh n ng h p thu dinh d ng qua lá c a cây ứ à ả ă ấ ưỡ ủ
tr ngồ 12
2.2. Vai trò sinh lý c a axít amin v ch t i u hòa sinh tr ng iủ à ấ đ ề ưở đố
i v i i s ng th c v tđố ớ đờ ố ự ậ 12
2.2.1. Vai trò sinh lý c a axít amin ủ 12

2.2.2. Vai trò sinh lý c a các ch t i u hòa sinh tr ng (auxin, ủ ấ đ ề ưở
gibberellin v cytokinin ) [26]à 14
2.3. K t qu nghiên c u v s d ng các ch ph m phân bón qua láế ả ứ à ử ụ ế ẩ
trên th gi i v Vi t Namế ớ à ở ệ 15
2.4. Ngô ng t, tình hình s n xu t ngô ng t trên th gi i v Vi tọ ả ấ ọ ế ớ à ở ệ
Nam 23
2.5. M t s tính ch t c a t b c m uộ ố ấ ủ đấ ạ à 25
3. I T NG, N I DUNG ĐỐ ƯỢ Ộ
V PH NG PH P NGHIÊN C UÀ ƯƠ Á Ứ 28
iii
3.1. i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 28
3.1.1. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 28
3.1.2. Ph m vi nghiên c uạ ứ 28
3.2. N i dung nghiên c uộ ứ 28
3.3. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 29
3.3.1. Ph ng pháp i u tra thu th p các s li u, t i li u th c p g mươ đ ề ậ ố ệ à ệ ứ ấ ồ
29
3.3.2. Ph ng pháp th c hi n thí nghi m ng ru ngươ ự ệ ệ đồ ộ 29
3.3.3. Ph ng pháp l y m u t ươ ấ ẫ đấ 30
3.3.4. Ph ng pháp xác nh n ng su t v các y u t c u th nh n ng ươ đị ă ấ à ế ố ấ à ă
su tấ 30
3.3.5. Các ph ng pháp phân tích tươ đấ 31
3.3.6. Các ph ng pháp xác nh ch t l ng ngô ng tươ đị ấ ượ ọ 31
3.4. Ph ng pháp x lý s li uươ ử ố ệ 31
4. K T QU NGHIÊN C UẾ Ả Ứ 32
4.1. i u ki n t nhiên - kinh t xã h i c a huy n Hi p Ho - B cĐ ề ệ ự ế ộ ủ ệ ệ à ắ
Giang 33
4.1.1. i u ki n t nhiênĐ ề ệ ự 33
4.1.2. Kinh t xã h iế ộ 35
4.1.3. C c u m t s lo i cây tr ng chính qua các n m ơ ấ ộ ố ạ ồ ă 36

4.2. H m l ng các ch t dinh d ng c a ch ph m Vigoà ượ ấ ưỡ ủ ế ẩ 38
4.3. K t qu nghiên c u hi u l c c a ch ph m Vigo t i n ng su t,ế ả ứ ệ ự ủ ế ẩ ớ ă ấ
ch t l ng gi ng ngô ng t CPS211 trên t b c m u B cấ ượ ố ọ đấ ạ à ắ
Giang 39
4.3.1. nh h ng c a ch ph m Vigo n các y u t c u th nh n ng Ả ưở ủ ế ẩ đế ế ố ấ à ă
su t v n ng su t ngô ng t trong v Thu ông n m 2006ấ à ă ấ ọ ụ Đ ă 39
4.3.2. nh h ng c a ch ph m Vigo n các y u t c u th nh n ng Ả ưở ủ ế ẩ đế ế ố ấ à ă
su t v n ng su t ngô ng t trên t b c m u v Xuân Hè 2007ấ à ă ấ ọ đấ ạ à ụ 45
4.3.3. nh h ng c a phun ch ph m Vigo n các ch tiêu ch t l ng Ả ưở ủ ế ẩ đế ỉ ấ ượ
h t ngô ng t CPS211ạ ọ 51
4.3.4. nh h ng c a phun ch ph m Vigo n hi u qu kinh t gi ng Ả ưở ủ ế ẩ đế ệ ả ế ố
ngô ng t CPS211 ọ 53
5. K T LU N V NGHẾ Ậ ÀĐỀ Ị 61
5.1. K t lu nế ậ 61
5.2. nghĐề ị 62
T I LI U THAM KH OÀ Ệ Ả 63
iv
PH L CỤ Ụ 66
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Nội dung
CT Công thưc
ĐC Đối chứng
ĐHNN Đại Học Nông Nghiệp
NXB Nhà xuất bản
KHKT Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
PTNT Phát triển nông thôn
NSLT Năng suất lý thuyết
PC Phân chuồng
KHNN Khoa học nông nghiệp

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TN-NH Thổ Nhưỡng - Nông Hoá
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
1. M UỞĐẦ 1
1.1. Tính c p thi t c a t i ấ ế ủ đề à 1
1.2. M c ích v yêu c u ụ đ à ầ 2
1.2.1. M c ích nghiên c uụ đ ứ 2
1.2.2. Yêu c uầ 3
2. T NG QUAN T I LI UỔ À Ệ 4
2.1. Vai trò c a các nguyên t vi l ng i v i cây tr ng ủ ố ượ đố ớ ồ 4
B ng 2.1. H m l ng trung bình c a các nguyên t vi l ng d ng d ả à ượ ủ ố ượ ạ ễ
tiêu trong t Vi t Namđấ ệ 4
2.1.1. Vai trò c a nguyên t vi l ng i v i s sinh tr ng v phát ủ ố ượ đố ớ ự ưở à
tri n c a th c v tể ủ ự ậ 5
2.1.2. Ph c chelate v kh n ng h p thu dinh d ng qua lá c a cây ứ à ả ă ấ ưỡ ủ
tr ngồ 12
2.2. Vai trò sinh lý c a axít amin v ch t i u hòa sinh tr ng iủ à ấ đ ề ưở đố
i v i i s ng th c v tđố ớ đờ ố ự ậ 12
2.2.1. Vai trò sinh lý c a axít amin ủ 12
2.2.2. Vai trò sinh lý c a các ch t i u hòa sinh tr ng (auxin, ủ ấ đ ề ưở
gibberellin v cytokinin ) [26]à 14
2.3. K t qu nghiên c u v s d ng các ch ph m phân bón qua láế ả ứ à ử ụ ế ẩ
trên th gi i v Vi t Namế ớ à ở ệ 15
B ng 2.2. Th nh ph n tính ch t c a 3 lo i phân bón lá Pisomix ả à ầ ấ ủ ạ
c a công ty TNHH Thái D ng [3]ủ ươ 19
B ng 2.3. Th nh ph n v tính ch t các lo i phân bón lá [28]ả à ầ à ấ ạ 20
2.4. Ngô ng t, tình hình s n xu t ngô ng t trên th gi i v Vi tọ ả ấ ọ ế ớ à ở ệ
Nam 23

2.5. M t s tính ch t c a t b c m uộ ố ấ ủ đấ ạ à 25
3. I T NG, N I DUNG ĐỐ ƯỢ Ộ
V PH NG PH P NGHIÊN C UÀ ƯƠ Á Ứ 28
3.1. i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 28
vii
3.1.1. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 28
3.1.2. Ph m vi nghiên c uạ ứ 28
3.2. N i dung nghiên c uộ ứ 28
3.3. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 29
3.3.1. Ph ng pháp i u tra thu th p các s li u, t i li u th c p g mươ đ ề ậ ố ệ à ệ ứ ấ ồ
29
3.3.2. Ph ng pháp th c hi n thí nghi m ng ru ngươ ự ệ ệ đồ ộ 29
3.3.3. Ph ng pháp l y m u t ươ ấ ẫ đấ 30
3.3.4. Ph ng pháp xác nh n ng su t v các y u t c u th nh n ng ươ đị ă ấ à ế ố ấ à ă
su tấ 30
3.3.5. Các ph ng pháp phân tích tươ đấ 31
3.3.6. Các ph ng pháp xác nh ch t l ng ngô ng tươ đị ấ ượ ọ 31
3.4. Ph ng pháp x lý s li uươ ử ố ệ 31
4. K T QU NGHIÊN C UẾ Ả Ứ 32
4.1. i u ki n t nhiên - kinh t xã h i c a huy n Hi p Ho - B cĐ ề ệ ự ế ộ ủ ệ ệ à ắ
Giang 33
4.1.1. i u ki n t nhiênĐ ề ệ ự 33
B ng 4.1. T l s d ng các lo i tả ỷ ệ ử ụ ạ đấ 33
4.1.2. Kinh t xã h iế ộ 35
4.1.3. C c u m t s lo i cây tr ng chính qua các n m ơ ấ ộ ố ạ ồ ă 36
4.2. H m l ng các ch t dinh d ng c a ch ph m Vigoà ượ ấ ưỡ ủ ế ẩ 38
B ng 4.2. Th nh ph n chính c a ch ph m Vigoả à ầ ủ ế ẩ 38
4.3. K t qu nghiên c u hi u l c c a ch ph m Vigo t i n ng su t,ế ả ứ ệ ự ủ ế ẩ ớ ă ấ
ch t l ng gi ng ngô ng t CPS211 trên t b c m u B cấ ượ ố ọ đấ ạ à ắ
Giang 39

4.3.1. nh h ng c a ch ph m Vigo n các y u t c u th nh n ng Ả ưở ủ ế ẩ đế ế ố ấ à ă
su t v n ng su t ngô ng t trong v Thu ông n m 2006ấ à ă ấ ọ ụ Đ ă 39
B ng 4.3. nh h ng c a phân Vigo t i n ng su t v các y u t c u ả Ả ưở ủ ớ ă ấ à ế ố ấ
th nh n ng su tà ă ấ 40
4.3.2. nh h ng c a ch ph m Vigo n các y u t c u th nh n ng Ả ưở ủ ế ẩ đế ế ố ấ à ă
su t v n ng su t ngô ng t trên t b c m u v Xuân Hè 2007ấ à ă ấ ọ đấ ạ à ụ 45
B ng 4.4. nh h ng c a phân Vigo t i n ng su t v các y u t c u ả Ả ưở ủ ớ ă ấ à ế ố ấ
th nh n ng su t c a ngô ng t trong v xuân hè 2007à ă ấ ủ ọ ụ 45
4.3.3. nh h ng c a phun ch ph m Vigo n các ch tiêu ch t l ng Ả ưở ủ ế ẩ đế ỉ ấ ượ
h t ngô ng t CPS211ạ ọ 51
viii
B ng 4.5. nh h ng c a ch ph m t i ch t l ng h t ngô ng tả Ả ưở ủ ế ẩ ớ ấ ượ ạ ọ 51
4.3.4. nh h ng c a phun ch ph m Vigo n hi u qu kinh t gi ng Ả ưở ủ ế ẩ đế ệ ả ế ố
ngô ng t CPS211 ọ 53
B ng 4.6. Chi phí cho s n xu t ngô ng t trên các công th c thí nghi mả ả ấ ọ ứ ệ
53
B ng 4.7. Hi u qu kinh t c a các công th c thí nghi mả ệ ả ế ủ ứ ệ
v Thu ông 2006ụ Đ 54
B ng 4.8. Hi u qu kinh t c a các công th c thí nghi m ả ệ ả ế ủ ứ ệ
v Xuân Hè 2007ụ 55
B ng 4.9. M t s tính ch t c a t tr c v sau thí nghi m.ả ộ ố ấ ủ đấ ướ à ệ 59
5. K T LU N V NGHẾ Ậ ÀĐỀ Ị 61
5.1. K t lu nế ậ 61
5.2. nghĐề ị 62
T I LI U THAM KH OÀ Ệ Ả 63
PH L CỤ Ụ 66
ix
DANH MỤC HÌNH
1. M UỞĐẦ 1
1.1. Tính c p thi t c a t i ấ ế ủ đề à 1

1.2. M c ích v yêu c u ụ đ à ầ 2
1.2.1. M c ích nghiên c uụ đ ứ 2
1.2.2. Yêu c uầ 3
3
2. T NG QUAN T I LI UỔ À Ệ 4
2.1. Vai trò c a các nguyên t vi l ng i v i cây tr ng ủ ố ượ đố ớ ồ 4
B ng 2.1. H m l ng trung bình c a các nguyên t vi l ng d ng d ả à ượ ủ ố ượ ạ ễ
tiêu trong t Vi t Namđấ ệ 4
2.1.1. Vai trò c a nguyên t vi l ng i v i s sinh tr ng v phát ủ ố ượ đố ớ ự ưở à
tri n c a th c v tể ủ ự ậ 5
2.1.2. Ph c chelate v kh n ng h p thu dinh d ng qua lá c a cây ứ à ả ă ấ ưỡ ủ
tr ngồ 12
2.2. Vai trò sinh lý c a axít amin v ch t i u hòa sinh tr ng iủ à ấ đ ề ưở đố
i v i i s ng th c v tđố ớ đờ ố ự ậ 12
2.2.1. Vai trò sinh lý c a axít amin ủ 12
2.2.2. Vai trò sinh lý c a các ch t i u hòa sinh tr ng (auxin, ủ ấ đ ề ưở
gibberellin v cytokinin ) [26]à 14
2.3. K t qu nghiên c u v s d ng các ch ph m phân bón qua láế ả ứ à ử ụ ế ẩ
trên th gi i v Vi t Namế ớ à ở ệ 15
B ng 2.2. Th nh ph n tính ch t c a 3 lo i phân bón lá Pisomix ả à ầ ấ ủ ạ
c a công ty TNHH Thái D ng [3]ủ ươ 19
B ng 2.3. Th nh ph n v tính ch t các lo i phân bón lá [28]ả à ầ à ấ ạ 20
2.4. Ngô ng t, tình hình s n xu t ngô ng t trên th gi i v Vi tọ ả ấ ọ ế ớ à ở ệ
Nam 23
2.5. M t s tính ch t c a t b c m uộ ố ấ ủ đấ ạ à 25
3. I T NG, N I DUNG ĐỐ ƯỢ Ộ
V PH NG PH P NGHIÊN C UÀ ƯƠ Á Ứ 28
3.1. i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 28
x
3.1.1. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 28

3.1.2. Ph m vi nghiên c uạ ứ 28
3.2. N i dung nghiên c uộ ứ 28
3.3. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 29
3.3.1. Ph ng pháp i u tra thu th p các s li u, t i li u th c p g mươ đ ề ậ ố ệ à ệ ứ ấ ồ
29
3.3.2. Ph ng pháp th c hi n thí nghi m ng ru ngươ ự ệ ệ đồ ộ 29
3.3.3. Ph ng pháp l y m u t ươ ấ ẫ đấ 30
3.3.4. Ph ng pháp xác nh n ng su t v các y u t c u th nh n ng ươ đị ă ấ à ế ố ấ à ă
su tấ 30
3.3.5. Các ph ng pháp phân tích tươ đấ 31
3.3.6. Các ph ng pháp xác nh ch t l ng ngô ng tươ đị ấ ượ ọ 31
3.4. Ph ng pháp x lý s li uươ ử ố ệ 31
4. K T QU NGHIÊN C UẾ Ả Ứ 32
4.1. i u ki n t nhiên - kinh t xã h i c a huy n Hi p Ho - B cĐ ề ệ ự ế ộ ủ ệ ệ à ắ
Giang 33
4.1.1. i u ki n t nhiênĐ ề ệ ự 33
B ng 4.1. T l s d ng các lo i tả ỷ ệ ử ụ ạ đấ 33
4.1.2. Kinh t xã h iế ộ 35
4.1.3. C c u m t s lo i cây tr ng chính qua các n m ơ ấ ộ ố ạ ồ ă 36
Hình 4.1. Cơ cấu đất nông nghiệp năm 2004 36
Hình 4.2. Cơ cấu diện tích đất gieo trồng cây hàng năm 2004 37
4.2. H m l ng các ch t dinh d ng c a ch ph m Vigoà ượ ấ ưỡ ủ ế ẩ 38
B ng 4.2. Th nh ph n chính c a ch ph m Vigoả à ầ ủ ế ẩ 38
4.3. K t qu nghiên c u hi u l c c a ch ph m Vigo t i n ng su t,ế ả ứ ệ ự ủ ế ẩ ớ ă ấ
ch t l ng gi ng ngô ng t CPS211 trên t b c m u B cấ ượ ố ọ đấ ạ à ắ
Giang 39
4.3.1. nh h ng c a ch ph m Vigo n các y u t c u th nh n ng Ả ưở ủ ế ẩ đế ế ố ấ à ă
su t v n ng su t ngô ng t trong v Thu ông n m 2006ấ à ă ấ ọ ụ Đ ă 39
B ng 4.3. nh h ng c a phân Vigo t i n ng su t v các y u t c u ả Ả ưở ủ ớ ă ấ à ế ố ấ
th nh n ng su tà ă ấ 40

Hình 4.3 . Năng suất lý thuyết trên các công thức thí nghiệm
vụ Thu Đông 2006 42
Hình 4.4. Năng suất thực thu trên các công thức thí nghiệm
vụ Thu Đông 2006 43
4.3.2. nh h ng c a ch ph m Vigo n các y u t c u th nh n ng Ả ưở ủ ế ẩ đế ế ố ấ à ă
xi
su t v n ng su t ngô ng t trên t b c m u v Xuân Hè 2007ấ à ă ấ ọ đấ ạ à ụ 45
B ng 4.4. nh h ng c a phân Vigo t i n ng su t v các y u t c u ả Ả ưở ủ ớ ă ấ à ế ố ấ
th nh n ng su t c a ngô ng t trong v xuân hè 2007à ă ấ ủ ọ ụ 45
Hình 4.5 . Năng suất lý thuyết trên các công thức thí nghiệm
vụ Xuân Hè 2007 48
Hình 4.6. Năng suất thực thu trên các công thức thí nghiệm
vụ Xuân Hè 2007 50
4.3.3. nh h ng c a phun ch ph m Vigo n các ch tiêu ch t l ng Ả ưở ủ ế ẩ đế ỉ ấ ượ
h t ngô ng t CPS211ạ ọ 51
B ng 4.5. nh h ng c a ch ph m t i ch t l ng h t ngô ng tả Ả ưở ủ ế ẩ ớ ấ ượ ạ ọ 51
4.3.4. nh h ng c a phun ch ph m Vigo n hi u qu kinh t gi ng Ả ưở ủ ế ẩ đế ệ ả ế ố
ngô ng t CPS211 ọ 53
B ng 4.6. Chi phí cho s n xu t ngô ng t trên các công th c thí nghi mả ả ấ ọ ứ ệ
53
B ng 4.7. Hi u qu kinh t c a các công th c thí nghi mả ệ ả ế ủ ứ ệ
v Thu ông 2006ụ Đ 54
B ng 4.8. Hi u qu kinh t c a các công th c thí nghi m ả ệ ả ế ủ ứ ệ
v Xuân Hè 2007ụ 55
B ng 4.9. M t s tính ch t c a t tr c v sau thí nghi m.ả ộ ố ấ ủ đấ ướ à ệ 59
5. K T LU N V NGHẾ Ậ ÀĐỀ Ị 61
5.1. K t lu nế ậ 61
5.2. nghĐề ị 62
T I LI U THAM KH OÀ Ệ Ả 63
PH L CỤ Ụ 66

xii
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận
hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên
nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội.
Đất không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể
thay thế trong sản xuất nông lâm nghiệp. Điều này càng quan trọng đối với
Việt Nam với trên 70% dân số nông nghiệp. Trong 20 năm đổi mới nước ta có
nhịp độ tăng trưởng khá vững vàng. Ngành nông nghiệp, nhất là ngành trồng
trọt đã tăng trưởng một cách đáng kể và nước ta đã trở thành nước xuất khẩu
gạo đứng thứ hai thế giới.
Khi đất đai là yếu tố hạn chế thì việc gia tăng năng suất và sản lượng
đồng nghĩa với thâm canh. Chúng ta đang sử dụng ngày càng nhiều hóa chất
như phân bón và thuốc trừ sâu cho nông nghiệp làm cho đất bị ô nhiễm, mất
kết cấu, giảm khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng, giảm lượng vi sinh
vật, hàm lượng mùn, đất chua dần, chai cứng và thiếu các chất vi lượng.
Không khí, nước và cả các sản phẩm nông nghiệp tồn dư nhiều chất độc hại
gây nguy hại đến sức khoẻ con người… Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử
dụng đất có hiệu quả và xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Phát triển một nền nông nghiêp sạch, một nền nông nghiệp hàng hoá là
hết sức cần thiết đối với nước ta hiện nay. Các biện pháp này một mặt làm
tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác, mặt khác nhằm duy trì, phục
hồi và tăng cường sự hài hoà sinh học cho đất. Ngày nay cùng với phong trào
thâm canh tăng vụ, đổi mới cơ cấu cây trồng việc lựa chọn những cây trồng
có giá trị kinh tế cao, có thể sản xuất được nhiều vụ trong năm sẽ là ưu tiên
của các địa phương.
Giống ngô ngọt được du nhập vào nước ta từ năm 1998 và được trồng
1
chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Từ năm 2000 cây ngô ngọt được phát triển ra

Bắc và trồng nhiều ở các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tây, Hà Nội, Bắc
Giang, phục vụ nhu cầu ăn tươi cho các thành phố lớn và xuất khẩu. Đây là
loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn (60 - 70) ngày,
trồng được nhiều vụ trong năm.
Hiệp Hoà là một huyện thuộc vùng Trung du Bắc Bộ có tổng diện tích
tự nhiên là 20.107,916 ha. Đất đai của huyện gồm 7 nhóm chính, trong đó
nhóm đất bạc màu chiếm gần 40% tổng diện tích tự nhiên. Sản xuất nông
nghiệp chiếm trên 80% cơ cấu kinh tế của huyện. Để tăng thu nhập cho bà
con nông dân, việc lựa chọn những cây trồng có giá trị kinh tế cao, sản xuất
mang tính hàng hóa với mục tiêu 50 triệu đồng/ha đã và đang được địa
phương thực hiện. Ngô ngọt là một trong những cây trồng được nông dân
lựa chọn. Song cùng với sự tăng nhanh về năng suất, sản lượng, hệ số sử
dụng đất, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích thì cây ngô ngọt sẽ lấy đi từ
đất một lượng dinh dưỡng đáng kể. Nghiên cứu các biện pháp sử dụng phân
bón hợp lý bằng việc thay thế một phần lượng phân khoáng bằng các loại
chế phẩm có chứa các nguyên tố vi lượng và các chất điều hoà sinh trưởng,
cung cấp cho cây trồng bằng việc tuới vào đất và phun qua lá, vừa đảm bảo
năng suất, chất lượng sản phẩm vừa duy trì, nâng cao độ phì nhiêu của đất là
hết sức cần thiêt. Trên cơ sở đó được sự phân công của khoa sau Đại học,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế
phẩm Vigo đến năng suất, chất lượng giống ngô ngọt CPS 211 trên đất
bạc màu huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang"
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chế phẩm Vigo đến năng suất, chất
lượng giống ngô ngọt CPS211 trên đất bạc màu Bắc Giang.
- Xác định nồng độ thích hợp của chế phẩm Vigo đối với giống ngô ngọt
2
CPS211 trên đất bạc màu Bắc Giang.
1.2.2. Yêu cầu

- Xác định năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất giống ngô ngọt CPS
211 trên các công thức thí nghiệm.
- Phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm trên các công thức thí
nghiệm so với đối chứng.
- Phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa học đất trước và sau khi thí nghiệm.

3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng
Cây trồng sinh trưởng và phát triển được là nhờ cây có khả năng hấp
thu các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết qua rễ và qua lá. Bộ rễ hấp thu từ dinh
dưỡng đất và vận chuyển vào cây nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Người ta đã
phát hiện được sự có mặt của hơn 70 nguyên tố hóa học trong cây.
Bảng 2.1. Hàm lượng trung bình của các nguyên tố vi lượng dạng dễ tiêu trong đất Việt
Nam
Đất
Hàm lượng các nguyên tố (mg/kg đất khô)
Mn Cu Zn Co Mo B
Đất feralit đỏ sẫm trên bazan
Đất feralit đỏ vàng
Feralit - Macgalit (phù sa lúa)
- Trung tính
- Chua
- Phù sa cổ bạc màu chua
Cát phù sa ven biển
Chua ven biển
Đất phèn
80
5
50

75
8
10
8
40
25
0,3
0,2
0,5
2,4
2,2
0,4
0,4
2,0
0,6
4,0
2,0
1,0
2,0
3,6
3,0
3,8
2,7
7,0
1,0
2,0
2,0
1,6
< 1
< 1

< 1
< 1
< 1
0,4
0,07
0,07
0,15
0,13
0,08
-
0,13
0,25
0,25
0,43
0,43
0,18
0,23
0,13
-
0,45
0,60
Nguồn: (Nguyễn Đình Thái, 1968). [21]
Những nguyên tố dinh dưỡng mà hàm lượng của nó tính theo phần
trăm được gọi là những nguyên tố đa lượng sau C, H, O thì phải đến vai trò
của nguyên tố đa lượng N, P, K. Các nguyên tố trung lượng Ca, Mg, S.
Những nguyên tố chiếm 10
-5
hay 10
-7
trong chất khô của cây là những nguyên

tố vi lượng. Các nguyên tố vi lượng quan trọng trong đời sống cây trồng đã và
đang được nghiên cứu sử dụng là: Bo (B), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan
(Mn), molipden (Mo)…[25],[26]. Cây cần rất ít nguyên tố vi lượng, nhưng do
vai trò sinh lý đặc biệt, các nguyên tố vi lượng không thể thiếu được trong đời
sống thực vật. Song hầu hết các loại đất của Việt Nam đều có hàm lượng của
4
các nguyên tố vi lượng dạng dễ tiêu nghèo. Số liệu về hàm lượng trung bình
dạng dễ tiêu của các nguyên tố vi lượng ở một số đất Việt Nam do Nguyễn
Đình Thái công bố từ năm 1968 đã cho thấy rằng, đất Việt Nam nghèo
nguyên tố vi lượng, đặc biệt đất bạc màu [21] (bảng 2.1). Do đó sử dụng phân
bón lá có chứa các nguyên tố vi lượng phun bổ sung cho cây sẽ đảm bảo cân
bằng dinh dưỡng vi lượng cho cây dẫn tới năng suất cây trồng tăng đáng kể.
2.1.1. Vai trò của nguyên tố vi lượng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật
Các nguyên tố vi lượng là các nguyên tố hoá học chứa trong các đối
tượng sinh học ở lượng nhỏ, là các chất hoạt hoá các quá trình sinh hoá, có
trong cơ thể các động thực vật. Thuộc nguyên tố vi lượng gồm có: B, Mn,
Mo, Cu, Zn, Co, I, F…[27].
Vai trò sinh lý quan trọng của nguyên tố vi lượng đối với đời sống cây
trồng được thể hiện ở nhiều mặt. Nguyên tố vi lượng tham gia các quá trình
ôxi hoá - khử, trao đổi hydrat cacbon và protein, thúc đẩy sự trao đổi chất của
cây trồng, tác động mạnh đến các quá trình sinh lý và sinh hóa, ảnh hưởng
đến các quá trình tổng hợp diệp lục và nâng cao cường độ quang hợp, dưới
ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng hàm lượng diệp lục trong lá tăng, phát
triển quá trình quang hợp và hoạt động đồng hoá của cả cây trồng. Các
nguyên tố vi lượng còn tăng cường khả năng chống chịu của cây đối với nấm
bệnh, vi khuẩn gây bệnh và những điều kiện bất lợi của môi trường như: nóng
quá, lạnh quá, hạn, úng.
• Đồng ( Cu)
Cu tham gia vào thành phần của nhiều enzim trong cây như
poliphenoloxidaza, ascobin - oxidaza,…[26]. Các enzim này là những chất xúc

tác sinh học mang bản chất protein, xúc tác cho nhiều quá trình sinh lý, sinh
hóa trong cây, nhờ vậy làm tăng quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng, tăng
quá trình hô hấp của cây, dẫn đến quá trình trao đổi chất của cây tăng [5], [12].
5
Hoạt tính xúc tác của các ion kim loại tăng lên hàng nghìn lần khi kim
loại đó kết hợp với apoenzim. Ví dụ thay xúc tác là Cu
++
bằng ascobin -
oxidaza là enzim có chứa đồng thì quá trình oxy hóa axit ascorbic tăng lên
hàng nghìn lần [25].
Cu quyết định thành phần của nhiều protein và men, làm giảm hoạt tính
của pholyphenoxidaza và ascobin - oxidaza đáng kể. Đồng tham gia vào thành
phần của oxidaza NADPH2, NADH2 xúc tác cho quá trình oxy hóa khử trong
cây. Cu cũng đóng vai trò rất lớn trong sự tổng hợp auxin và vitamin trong cây.
Cu ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp, đặc biệt là đối với việc
hình thành chất diệp lục và đối với tính bền vững của chất diệp lục. Khi thiếu
đồng, sự phá hỏng chất diệp lục xảy ra nhanh hơn hẳn khi cây có dinh dưỡng
nguyên tố này một cách bình thường. Tình trạng ổn định chất diệp lục khi cải
thiện dinh dưỡng đồng của cây đã thúc đẩy kéo dài hoạt động quang hợp của
các cơ quan có màu lục, làm trì hoãn quá trình già sinh lý của lạp thể và tăng
năng suất cây trồng. Hầu như toàn bộ đồng của lá xanh đều tập trung vào các
lục lạp, tình hình đó cũng cho thấy vai trò lớn của đồng trong quá trình quang
hợp [13] .
Cu tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển của thực vật, thiếu Cu
cây ngừng sinh trưởng, dễ mắc bệnh gỉ sắt, héo cây, trỗ muộn và cây chết. Cu
kích thích phản ứng oxi hoá diphenol và hydroxyl hoá monophenol, mà các
qúa trình này làm tăng nhanh thời kỳ quá độ chuyển giai đoạn, do đó thúc đẩy
sự phát triển của thực vật.
Cu ảnh hưởng tốt tới sự chống chịu của thực vật với một số điều kiện bất
lợi của ngoại cảnh như hạn, sương giá và nồng độ các dinh dưỡng quá lớn, Cu

có tác dụng làm tăng lượng nước kết hợp khi cung cấp nước không được đầy
đủ, hàm lượng nước kết hợp tăng lên chủ yếu do tăng lượng nước liên kết
keo. Dưới ảnh hưởng của Cu hàm lượng keo ưa nước như protein và
6
nucleoproteit tăng lên, do vậy khả năng ngậm nước tăng. Cu làm tăng hàm
lượng của nhóm photphatit và nucleoproteit. Do photphatit là sản phẩm trung
gian trong quá trình trao đổi axit béo, nên sự tăng lên của phophatit sẽ dẫn tới
hàm lượng lipit trong tế bào tăng, mà lipit đóng vai trò điều hòa tính thấm của
nguyên sinh chất, do đó làm tăng tính chống hạn của thực vật. Hạn thường
làm tăng quá trình thủy phân, làm giảm quá trình tổng hợp protein, dẫn đến sự
tích lũy axit amin, do đó mà các quá trình sinh trưởng bị ức chế. Ngoài ra Cu
còn có tác dụng giảm thấp hàm lượng ATP trong điều kiện nhiệt độ quá cao
do đó ảnh hưởng tốt tới việc trao đổi năng lượng.
• Mangan ( Mn)
Mn có trong thành phần của men tham gia tổng hợp axít ascobic. Mn
tham gia vào thành phần 23 tổ hợp các men. Mn có ý nghĩa rất to lớn trong tất
cả các quá trình cacboxyl hóa và khử cacboxyl. Phản ứng chuyển hóa NAD
thành NADP có sự tham gia của Mn [9].
NAD + ATP
Mn
NADP + ADP
Mn là tác nhân hoạt hoá mạnh mẽ các enzim xúc tác cho quá trình phân
giải yếm khí (chu trình đường phân) cũng như hiếu khí (chu trình Krebs) các
nguyên liệu hữu cơ trong quá trình hô hấp [26].
Mn là nguyên tố kim loại quan trọng duy trì tiềm năng oxi hoá đến khử
oxi và có thể dễ dàng tham gia trong các phản ứng sinh học, tham gia trực tiếp
trong quang hợp, tăng hàm lượng đường, diệp lục và độ bền liên kết của diệp lục
với protein, cường độ hô hấp. Mn có trong thành phần của cacboxylaza, enolaza,
glyerophotphataza và aldohytoxydaza. Sự tham gia của Mn vào quá trình tổng
hợp và chuyển hóa gluxit nói lên vai trò lớn lao của Mn trong quang hợp.

Không chỉ có B mà còn cả Mn cũng thúc đẩy sự tổng hợp và vận
chuyển gluxit, đặc biệt là saccaroza từ lá về cơ quan sinh thực.
7
Mn còn tham gia vào thành phần của các enzim chuyển hóa protein
làm tăng hoạt tính của arginaza, aminopeptidaza và polypeptidaza là những
dẫn chứng về vai trò của Mn trong việc trao đổi protein [9].
Mn cần cho việc tổng hợp chlorophyl. Mn hoạt hoá các phản ứng oxi
hoá - khử qua các men dehydrogenaza và cacboxylaza, giúp vào việc chuyển
NO
2
-

thành NH
4
+
. Bón mangan clorua đã làm sự hút thu oxy của rễ cây lúa mì
tăng được 155 - 470% ngược lại bón sắt ở dạng clorua hoặc xitrat đã làm sự
hút thu oxy của rễ giảm trung bình 21% [13]. Thiếu Mn, ở trong cây đã thấy
lượng chứa tương đối của Fe
++
tăng, ngược lại khi thừa Mn, lượng chứa các
hợp chất feric đã tăng. Lá xanh nhạt, chuyển dần sang vàng, sinh trưởng mảnh
khảnh, rụng hoa là các triệu chứng thiếu Mn điển hình. Đất cacbonat thường
thiếu Mn do Mn chuyển sang dạng khó tan. Ở đất kiềm, đất chua sau khi bón
vôi, đất thoáng khí và đất giầu hữu cơ thường thiếu Mn. Trên các loại đất này
ion Mn ở dạng hoá trị 3 và hoá trị 4 khó hoà tan hoặc kết hợp với các chất
hữu cơ tạo thành hợp chất khó tan. Trong điều kiện kiềm, Mn sau khi hút
được còn có thể chuyển sang dạng oxy hoá và kết đọng trong các mạch dẫn
[16].
Vai trò của Mn trong hoạt động sống của cây là rất quan trọng và

nhiều mặt. Mn tham gia vào thành phần nhiều hệ men và tham gia vào tất cả
những quá trình quan trọng nhất xảy ra trong cơ thể sống của thực vật như
quang hợp, hô hấp, trao đổi hydrat cacbon và trao đổi protein
• Kẽm (Zn)
Zn tham gia vào thành phần của tất cả các cơ thể thực vật với số
lượng từ vài phần triệu đến vài phần chục vạn, đôi khi đến vài phần vạn [13].
Lượng chứa Zn chủ yếu ở các bộ phận như lá, điểm sinh trưởng, các cơ quan
sinh sản và trước hết ở trong phôi hạt, điều này cho biết sự liên hệ giữa Zn và
những quá trình hoạt động sống quan trọng nhất của cây như là quang hợp và
8
hình thành hạt. Không có Zn trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể
phát triển và sẽ chết chẳng bao lâu sau khi nẩy mầm dù có tất cả các nguyên
tố dinh dưỡng khác.
Ở các loại đất cát, đất cát pha, đất cacbonat và ở những đất có nhiều
chất hữu cơ chậm phân giải cũng như ở một vài đất kém màu mỡ mới phục
hoá và đã canh tác lâu dài hoặc đất có hàm lương lân cao thường thấy hiện
tượng thiếu Zn .
Triệu trứng thiếu Zn đặc trưng ở cây ngô là xuất hiện cây con bạch
tạng hoặc ngọn bị trắng bạch. Giữa các gân lá có xuất hiện những giải màu
vàng; những lá dưới bị rụng và những lá trên nõn đang xoè hầu như có màu
trắng. Dóng thân bị ngắn lại và sinh trưởng bị ngừng lại hoặc bị kìm hãm
[13].
Đối với cây họ đậu, cây đậu cô ve và cây đậu tương rất mẫn cảm với
hiện tượng thiếu Zn. Lá úa vàng, phiến lá phát triển không đối xứng là biểu
hiện triệu trứng thiếu kẽm. Zn là một nguyên tố vi lượng cho nên khi chữa
thiếu Zn cũng chỉ cần bón một lượng nhỏ (25 kg Zn/ha) là đủ [16].
Zn thể hiện vai trò sinh lý ở nhiều mặt [4]. Zn có vai trò quan trọng
trong quá trình oxy hóa khử. Nó tham gia vào các thành phần của nhiều
enzim, tham gia vào các quá trình trao đổi protein, hydrat cacbon, trao đổi
photpho, vào quá trình tổng hợp vitamin và các chất kích thích sinh trưởng

(auxin). Thiếu Zn sẽ phá vỡ quá trình trao đổi hydrat cacbon, kìm hãm sự tạo
đường sacaroza, tinh bột và chất diệp lục. Thiếu Zn còn làm cho hạt không
hình thành được do đó mà Zn rất cần thiết cho cây lấy hạt.
• Vai trò của một số nguyên tố vi lượng khác
Bo (B)
B không tham gia vào thành phần của enzim mà chỉ kích thích hoặc
9
ức chế hoạt động của enzim [27]. B đóng vai trò quan trọng trong sự hình
thành phấn hoa. Thiếu B phấn hoa không hình thành được do đó hoa rụng và
không tạo hạt được hoặc hạt bị lép, chất lượng giống kém. B tăng cường sự
tổng hợp và vận chuyển hydrat cacbon, các chất dinh dưỡng và axit ascorbic
từ lá tới cơ quan tạo quả. Khi thiếu B sự trao đổi hydrat cacbon và protein
giảm, đường và tinh bột bị tích lũy lại ở lá, đỉnh sinh trưởng bị chết. B tác
động đến việc phân chia tế bào, do vậy giúp vào việc kéo dài rễ và sinh
trưởng thân. B liên quan đến nhiều quá trình sinh lý như trao đổi canxi, tổng
hợp auxin, trao đổi đường, vận chuyển đường và tổng hợp pectin
Molipden (Mo)
Mo cần ít nhất trong các nguyên tố vi lượng cho cây. Nó có mặt trong
một số rất ít các enzim, trong đó quan trọng nhất là enzim nitrogennaza và
nitratreductaza. Đây là hai enzim có vai trò quan trọng trong quá trình cố định
đạm trong các nốt sần của cây họ đậu. Mo tác động đến các quá trình khử
nitrat và sinh tổng hợp axít amin, tham gia vào các quá trình trao đổi hydrat
cacbon sinh tổng hợp vitamin và diệp lục. Lượng Mo có trong đất rất thấp,
thông thường vào khoảng 2 ppm, thường ở thể anion hoá trị 4,5,6 hoặc ở thể
cation với các hoá trị 2,3. Mo là nguyên tố vi lượng duy nhất thường xảy ra
hiện tượng thiếu trong điều kiện chua [16].
Như vậy ta thấy các nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong
quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, nhưng nếu quá thừa, hay quá
thiếu một nguyên tố vi lượng nào đó cũng gây ra sự kìm hãm hoặc phá vỡ các
quá trình sinh hóa quan trọng khiến cây phát triển không bình thường, không

có khả năng cho năng suất cao ngay cả khi cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa
lượng. Do đó khi sử dụng phân bón lá có chứa các nguyên tố vi lượng phải
tùy theo điều kiện đất đai và đặc tính sinh lý của cây mà chọn cách sử dụng
phân bón lá chứa các nguyên tố vi lượng phù hợp để đảm bảo cân bằng dinh
10
dưỡng trong cây làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và
chất lượng cao.
11
2.1.2. Phức chelate và khả năng hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây trồng
Trong nhiều năm trở lại đây ở các nước phát triển và đang phát triển,
người ta dùng phân vi lượng chủ yếu dưới dạng chelate (phức chất nội), đó là
những phức chất tạo nên giữa các hợp chất hữu cơ với muối của kim loại sắt,
đồng, kẽm, man gan… Loại phân vi lượng chelate không bón trực tiếp vào
đất mà phun lên lá, chỉ sau 2- 4 giờ là cây trồng đã hấp thu hết. Hiệu quả sử
dụng và khả năng làm tăng năng suất cây trồng của các phức chelate cao hơn
so với phân vi lượng vô cơ [29].
2.2. Vai trò sinh lý của axít amin và chất điều hòa sinh trưởng đối đối với đời sống thực
vật
Axít amin và chất điều hòa sinh trưởng có vai trò hết sức quan trọng
đối với đời sống thực vật. Axít amin tham gia vào thành phần cấu tạo của
protein. Các chất điều hòa sinh trưởng là những chất có bản chất hóa học khác
nhau nhưng đều có tác dụng điều tiết các quá trình sinh trưởng phát triển của
cây từ lúc tế bào trứng thụ tinh phát triển thành phôi cho đến khi cây ra hoa
kết quả, hình thành cơ quan sinh sản, dự trữ và kết thúc chu kỳ sống của mình
[26].
2.2.1. Vai trò sinh lý của axít amin
Axít amin là những hợp chất hữu cơ chứa đạm có công thức R -
CH(NH
2
) - COOH. Hiện nay người ta phát hiện được khoảng 100 axít amin,

nhưng chỉ có 20 axít amin tham gia vào thành phần cấu tạo của protein [6].
Các axit amin được điều chế bằng cách thuỷ phân protein trong môi trường
axít hoặc kiềm.

H
+
Protein + (n-1) H
2
O n axit amin
12

×