Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SÁNG KIẾN Hướng dẫn giáo viên thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.94 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN
HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN THIẾT KẾ, LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đồ dùng dạy học là công cụ lao động của giáo viên và học sinh. Chúng là yếu
tố không thể thiếu được trong quá trình dạy và học. Đồ dùng dạy học không chỉ
đóng vai trò cung cấp nguồn thông tin học tập mà còn giúp cho giáo viên truyền đạt
kiến thức một cách sâu sắc và hiệu quả nhất, khơi dậy trong trẻ sự hứng thú, tò mò
ham hiểu biết, tạo ra nhiều khả năng để giáo viên trình bày nội dung bài học một
cách thuận lợi và sâu sắc nhất, hình thành cho trẻ những phương pháp học tập tích
cực, chủ động, sáng tạo. Đồng thời qua việc tiếp xúc với đồ dùng dạy học sẽ giúp trẻ
phát huy trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Đối với trẻ mầm non đồ dùng dạy học có
màu sắc đẹp tươi sáng, hấp dẫn sẽ lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ nhiều hơn. Đồ
dùng dạy học còn giúp trẻ luyện trí nhớ và đào sâu nhận thức giúp trẻ rèn luyện sự
chú ý và khả năng phân biệt so sánh qua đó phát triển trí tuệ cho trẻ. Đồ dùng dạy
học còn giúp cho trẻ khái niệm đầu tiên về đồ vật mà trẻ chưa trực tiếp nhìn thấy,
thông qua đồ dùng giúp trẻ hình thành khái niệm mới về vật đó. Đồ dùng dạy học
giúp trẻ nhận thức sâu sắc và nhớ lâu về những đồ vật, con vật, những hình ảnh sinh
hoạt chính vì vậy đồ dùng dạy học giúp cho trẻ đi từ chổ không biết, chưa biết rõ
Thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Trang 1
đến nắm bắt được khái niệm, giúp trẻ làm giàu kinh nghiệm tăng thêm vốn hiểu biết
của trẻ, giúp trẻ phấn khởi, vui mừng. Trẻ tích cực học tập và đồng thời chúng cũng
mang lại những giá trị tinh thần tốt cho tâm hồn và sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đồ
dùng dạy học phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ. Nhưng vấn đề là phải sử dụng
như thế nào để có thể phát huy hết tác dụng của đồ dùng trong việc dạy và học nếu
sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học nó sẽ nâng cao kết quả giảng dạy của giáo viên
trên từng tiết học làm tăng khả năng quan sát cũng như việc tiếp thu kiến thức của
trẻ sẽ dễ dàng hơn, việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học làm tăng giá trị cho việc
quan sát hoạt động của trẻ với thực tế. Giúp cho giáo viên truyền thụ kiến thức cho
trẻ một cách dễ dàng. Và tiết học sẽ phong phú, hấp dẫn hơn. Mặc dù, đồ dùng dạy
học có tác dụng quan trọng như vậy nhưng trên thực tế thì chúng vẫn chưa thực sự


phát huy hết tác dụng của mình trong các tiết dạy. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài
này nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò của đồ dùng dạy học qua đó
giúp cho tiết dạy giáo viên thêm sinh động và đạt hiệu quả cao hơn.Trẻ tiếp thu bài
một cách nhẹ nhàng và có hiệu quả.
2/ THỰC TRẠNG :
a./Thuận lợi :
Tôi được đào tạo ở lớp Đại học tại chức tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm
về mặt chuyên môn cũng như việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học và cách làm
đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu mở để phục vụ cho tiết học. Nên việc hướng
dẫn giáo viên thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học đối với tôi
cũng khá thuận lợi .
Thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Trang 2
Về cơ sở vật chất của nhà trường như: tranh ảnh, sách báo tham khảo, đồ dùng
phục vụ cho giờ dạy và học đầy đủ.
Về giáo viên: Đa số giáo viên đã được đào tạo qua trường lớp nên việc hướng
dẫn giáo viên lựa chọn, thiết kế, sử dụng đồ dùng dạy học cũng đạt hiệu quả cao.
Song bên cạnh những thuận lợi đó tôi cũng gặp không ít khó khăn:
b./ Khó khăn :
Đối với tôi đồ dùng dạy học rất đa dạng và phong phú nhiều lúc tôi còn lúng
túng khi hướng dẫn giáo viên thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học. Việc tìm kiếm
những nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng phục vụ cho tiết dạy còn hạn chế.
Giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc thiết kế, lựa chọn và sử dụng đồ dùng
dạy học. Cũng như ý thức sáng tạo ra những đồ dùng mới chưa cao.
3./ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Nhằm giải quyết vấn đề trên tôi không ngừng nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm
về việc quản lý cũng như việc hướng dẫn giáo viên thiết kế và sử dụng hiệu quả đồ
dùng dạy học trong các tiết dạy để nâng cao hiệu quả việc dạy và học. Tích lũy một
số kiến thức và một ít kinh nghiệm quý báu tôi bắt đầu triển khai và chỉ đạo cho giáo
viên thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học như sau :
Hướng dẫn giáo viên tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra những đồ

dùng gần gũi nhưng lại kích thích sự tò mò hứng thú của trẻ trong các tiết học, làm
cho giờ học thêm lôi cuốn, hấp dẫn. Đồng thời cũng phát huy được sức sáng tạo của
Thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Trang 3
giáo viên và trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ có những bước chân đầu tiên vào cuộc
sống.
Hướng dẫn giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học phải đảm bảo tuyệt đối an toàn
cho trẻ (đồ dùng không được sắt nhọn, bén, sạch sẽ đảm bảo về vệ sinh) đồ dùng
phải có màu sắc đẹp tươi sáng, phải phù hợp với nội dung bài dạy và phù hợp với độ
tuổi trẻ.
Hướng dẫn giáo viên sắp xếp và trang trí phòng óc sạch sẽ gọn gàng, phù hợp
với chủ đề chủ điểm. Khuyến khích sự sáng tạo và tìm kiếm những đồ dùng dạy học
mới lạ của giáo viên cũng như việc đưa chúng vào giảng dạy sao cho có hiệu quả.
Ví dụ: Môn văn học. Chủ đề: “ Thế giới thực vật”-Thơ “ Hoa kết trái”
Trong bài thơ có từ “ Rung rinh” trong câu thơ:
“ Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trong gió”
Tôi đã hướng dẫn giáo viên làm một cành hoa mận bằng giấy mỏng, các cuống
hoa nối với một sợi dây đồng rất mảnh. Khi đọc đến câu thơ “ Rung rinh trong gió”
đồng thời khẽ lay động nhẹ làm cành hoa rung nhè nhẹ, tôi làm với trẻ “ Rung rinh”
có nghĩa là rung nhè nhẹ, vì cơn gió thổi nhẹ đã làm cho hoa mận rung rinh nhè nhẹ
trong gió.
Không chỉ vậy việc đầu tư tranh ảnh trang thiết bị cho công tác giảng dạy cũng
không kém phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Hướng dẫn giáo viên làm và sử dụng đồ dùng dạy học bằng nguyên vật liệu mở sẽ
Thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Trang 4
giúp cho giáo viên lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài dạy và biết
phát huy chúng một cách tối đa. Nâng cao ý thức sáng tạo của giáo viên trong việc
sử dụng đồ dùng dạy học.
Ví dụ: Chủ đề: “ Thế giới động vật”. Truyện “ Chú dê đen”. Tôi hướng dẫn
giáo viên vẽ tranh ảnh, làm mô hình, con rối để minh họa cho bài dạy sẽ tạo cho trẻ

cảm giác mới lạ hấp dẫn, để cho tiết dạy sinh động hơn. Giúp cho giáo viên khơi dậy
sự tò mò ham hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh đa dạng và phong phú để tiết
học nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.
Hay trong truyện “Dê con nhanh trí” – chủ đề “Gia đình”
Sử dụng hình thức rối tay để giới thiệu truyện :
Tay trái của cô là rối dê mẹ, tay phải là rối dê con, cô nói giọng dê mẹ và cử
động tay trái, nói giọng dê con cử động tay phải…
Vì trẻ ở độ tuổi này tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế, khi nghe kể tác
phẩm kết hợp xem tranh, mô hình, con rối trẻ sẽ tiếp nhận thế giới hiện thực bằng cả
tai nghe và mắt thấy làm câu truyện đó như đang diễn ra thật trước mắt trẻ đa dạng
và phong phú hơn. Đồ dùng minh họa đã làm cụ thể hóa, chỉnh lý các hình tượng đã
biểu thị bằng lời nói, giúp trẻ hiểu đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn về tác phẩm đó.
Lưu ý khi lựa chọn và sử đồ dùng dạy học cho tiết dạy này: tranh minh họa,
mô hình, con rối…phải thể hiện những điểm, những chi tiết trọng tâm bộc lộ tinh
thần tác phẩm, đồ dùng minh họa tác phẩm trên tiết học không nên nhiều các tình
tiết, hình ảnh trong tác phẩm cần được lựa chọn và sát định một cách tóm tắc khái
Thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Trang 5
quát nhưng trẻ vẫn có thể tưởng tượng ra được nội dung tác phẩm. Hình ảnh thường
đơn giản, gần gủi để trẻ dễ nhận biết và dễ hiểu.
Ví dụ: Đối với môn tạo hình đề tài: Vẽ, nặn, xé dán. Giáo viên nên cho trẻ quan
sát vật thật (đối với những đề tài gần gủi với trẻ đồ vật đó dễ tìm dễ kiếm) tranh
minh họa phải đẹp, có màu sắc tươi sáng, rỏ nét thể hiện đúng chủ đề. Tôi hướng
dẫn giáo viên cách giúp trẻ tìm hiểu khám phá thể hiện sản phẩm một cách tự nhiên,
sinh động, sáng tạo, từ góc nhìn của trẻ về thế giới xung quanh. Cho trẻ tạo hình từ
những nguyên vật liệu mỡ như: Đất nặn, giấy màu, bút màu… cho trẻ tha hồ khám
phá những nguyên vật liệu đó dựa trên ý tưởng tượng và sáng tạo của trẻ , giáo viên
có thể đưa ra nhiều gợi ý để trẻ trải nghiệm với các nguyên vật liệu này.
Ví dụ : Trẻ tạo hình những con vật gần gủi với trẻ bằng nguyên vật liệu mở
như: Lấy lá khô tạo thành con mèo, đĩa CD bị hư tạo thành con cá, que màu xếp con
thỏ …cho trẻ tạo thành nhiều con vật khác nhau.

Từ đó sẽ tạo cho trẻ có thói quen thu gom các vật liệu như: Giữ lại vỏ, hộp đẹp
sau khi sử dụng, nhặt lá rụng bỏ vào giỏ mang về lớp để lựa chọn…
Lưu ý khi sử dụng đồ dùng dạy học phải phù hợp với chủ điểm chủ đề:
Ví dụ: Chủ đề: Thế giới động vật khi dạy trẻ môn toán đề tài: “Đếm đến 7
nhận biết các nhóm có 7 đối tượng” thì giáo viên cho trẻ xếp và đếm về những con
vật Hướng dẫn giáo viên dùng xốp vẽ hình con vật gắn liền với con số sau đó dùng
màu nước tô lên chúng sao cho màu sắc tươi sáng sinh động để gây sự tò mò và
Thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Trang 6
hứng thú của trẻ, để trẻ hăng hái hơn trong việc tiếp thu bài và tiết dạy đạt hiệu quả
cao.
Hay đối với môn chữ cái chủ đề thế giới thực vật. Đề tài làm quen với chữ
cái“h,k” tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn tranh ảnh dạy trẻ phù hợp với chủ đề như:
Tranh “hoa hồng”, “hoa loa kèn” cho trẻ đọc từ và tìm chữ cái học rồi trong từ và
giới thiệu chữ cái mới.
Ví dụ: Môn “ Môi trường xung quanh” – chủ đề “ Giao thông” Tôi hướng dẫn
giáo viên, sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động tham gia giao thông kết hợp làm mô
hình ngã tư đường phố, mũ bảo hiểm, mũ công an giao thông, đồng thời tôi hướng
dẫn giáo viên tận dụng những hộp giấy, xốp màu, hồ keo dán, quả bóng bị hư…bằng
cách làm đơn giản dùng kéo cắt đôi quả bóng ra, dùng xốp cắt dán trang trí tạo thành
mũ bảo hiểm, xe dùng những hộp giấy cắt thành những hình khối tạo thành đầu xe,
thùng xe, cắt hình tròn tạo thành bánh xe chúng ta đã có thể tạo thành những chiếc
xe máy, ô tô, mũ bảo hiểm… bằng những vật liệu hết sức gần gủi dễ tìm. Tôi hướng
dẫn giáo viên đưa những đồ dùng đó vào trong tiết dạy bằng cách cho trẻ sử dụng
những đồ dùng đó để đóng vai làm chú cảnh sát giao thông, làm người tham gia giao
thông… thử t iếp xúc với thực tế, qua đó giúp trẻ ý thức được với những luật lệ giao
thông như: Khi qua ngã tư đường phố gặp đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh thì được
qua đường, khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm…
Tôi thường xuyên kiểm tra và đánh giá kết quả việc làm, thiết kế, lựa chọn và
sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên qua các hoạt động giảng dạy qua đó tôi
hướng dẫn và giúp đỡ cho những giáo viên còn lúng túng khi thiết kế, lựa chọn và sử

Thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Trang 7
dụng đồ dùng dạy học. Khuyến khích giáo viên sử dụng và thiết kế những đồ dùng
dạy học bằng nguyên vật liệu mở phong phú và đa dạng để cho tiết dạy của giáo
viên sinh động và đạt hiệu quả cao.
4./ KẾT QUẢ:
Qua một năm chỉ đạo, góp ý và hướng dẫn cho giáo viên trong việc thiết kế và
sử dụng đồ dùng dạy học, tôi đã kiểm tra và nhận thấy các tiết dạy của giáo viên đã
đạt được hiệu quả cao hơn trước, nhờ sử dụng đồ dạy học một cách linh hoạt. Giáo
viên đã chủ động trong việc tìm kiếm, sáng tạo được nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp để
phục vụ cho tiết dạy. Không chỉ vậy, trẻ cũng hăng hái, tích cực hơn trong giờ học
và tiếp thu bài dễ dàng hơn Chất lượng giảng dạy nhờ đó mà ngày càng được nâng
cao, trẻ say mê hứng thú trong tiết học. Tiết dạy của giáo viên nhẹ nhàng và đạt hiệu
quả cao.
Kiến nghị:
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tôi xin kiến nghị với các cấp lãnh đạo
thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn về vấn đề “thiết kế lựa chọn, sử
dụng hiệu quả đồ dùng dạy học”. Qua đó tạo cơ hội cho các giáo viên có dịp trao
đổi kinh nghiệm lẩn nhau góp phần nâng cao trình độ của giáo viên. Đồng thời tuyên
dương những giáo viên có những đóng góp tích cực cũng như những sáng kiến hay
trong việc thiết kế và tạo ra những đồ dùng mới lạ có tính sáng tạo cao, phù hợp với
thực tế.
Thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Trang 8
Đầu tư thêm cơ sở trang thiết bị dạy và học góp phần làm cho tiết dạy của giáo viên
thêm phong phú sinh động hơn và trẻ có đầy đủ điều kiện cũng như cơ hội tiếp thu
kiến thức mới một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Tóm lại: Trên đây là những sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi về vấn đề “
Thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học” được rút ra từ những
kiến thức mà tôi đã tìm tòi, học hỏi được. Qua một năm nghiên cứu và thử nghiệm
đề tài này tôi thấy việc thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học nó
quyết định đến sự thành công của giáo viên trong các tiết dạy. Đồng thời qua sáng

kiến này tôi muốn giúp cho giáo viên trường tôi giảng dạy được tốt hơn và muốn
chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp qua đó tôi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các cấp lãnh đạo về đề tài này để tôi có thể để nâng cao thêm vốn hiểu biết
của mình và tích lũy thêm những kinh nghiệm quí báu cho bản thân để có thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình. Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các cấp lãnh
đạo.
Chân thành cảm ơn
Thới Bình, ngày 01 tháng 4 năm 2013
Chủ Tịch Công Đoàn Người Thực Hiện

Nguyễn Thuý Trang
Thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Trang 9
Thiết kế, lựa chọn và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Trang 10

×