Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Chuyên Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.88 KB, 9 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ
LONG”
Trường THPT Chuyên Hạ Long từ khi thành lập đến nay luôn có truyền
thống trong việc đào tạo học sinh giỏi cấp Tỉnh và cấp Quốc gia và tỷ lệ học sinh
đỗ vào các trường đại học chiếm tỷ lệ cao trong Tỉnh, thực sự là nơi cung cấp
nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Tỉnh Quảng Ninh.
Trong quá trình phát triển của nhà trường, cùng với sự điều chỉnh, thay
đổi cách nhìn, cách đánh giá học sinh, thay đổi nội dung chương trình, sách giáo
khoa, nhà trường cũng phải thay đổi cách quản lý, cách dạy và học cho phù hợp
với từng thời điểm nhưng phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển để xây dựng
nhà trường xứng đáng là nơi đào tạo học sinh có chất lượng cao.
Ngày nay học sinh thi học sinh giỏi Quốc gia không được tuyển thẳng vào
các trường đại học, Cao đẳng như trước đây, tiến tới nhập hai kỳ thi tốt nghiệp
THPT và Đại học Cao đẳng làm một, thì những người làm công tác quản lý, các
thầy giáo, cô giáo ở trường THPT Chuyên phải có những chuẩn bị gì để đáp ứng
sự thay đổi trên?
Với tư cách của người làm công tác quản lý giáo dục- hiệu trưởng nhà
trường tôi mạnh dạn có ý kiến trao đổi về đổi mới một số khâu trong công tác
quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường
THPT chuyên Hạ Long.
Mục tiêu của các trường THPT chuyên là các trường chuyên phải trở thành
hệ thống chủ lực phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều
môn học để bồi dưỡng các em trở thành những học sinh có tình yêu đất nước, có
ý thức tự lực, có nền tảng kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học tự nghiên
cứu, có sức khỏe tốt và tiếp tục đào tạo các em trở thành nhân tài đáp ứng yêu
cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập Quốc tế. Tạo chuyển biến cơ bản
về chất lượng giáo dục trong hệ thống các trường THPT chuyên theo hướng “
Phát triển năng khiếu của học sinh về một số lĩnh vực trên cơ sở đảm bảo giáo


dục phổ thông toàn diện” (Trích phương hướng phát triển hệ thống các trường
THPT Chuyên đến năm 2007).
Vậy vấn đề đặt ra là phải đổi mới công tác quản lý phù hợp, nâng cao chất
lượng giáo dục để đáp ứng yêu phát triển của đất nước.
1. Đổi mới về quan điểm, nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và học sinh trong nhà trường.
Ngay từ đầu năm học toàn thể cán bộ giáo viên đã được học tập nhiệm vụ
năm học một cách đầy đủ, trên cơ sở nhiệm vụ chung cho cấp học hiệu trưởng
nhà trường phải cho giáo viên biết được mục tiêu của nhà trường , những vấn đề
thay đổi trong mục tiêu, nội dung chương trình, đánh giá học sinh trên cơ sở đó
giáo viên có nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của bản thân cụ thể là:
+ Cơ chế tuyển sinh thi đại học thay đổi, học sinh đạt giải Quốc gia phải thi
đại học thì việc dạy học sinh phải thay đổi để đảm bảo cả hai vấn đề được đặt ra
vừa duy trì số giải Quốc gia vừa tạo cho các em có cơ hội cao thi đỗ vào các
trường đại học.
+ Học sinh chuyên phải phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; Hình thành
và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, chuyên sâu một
lĩnh vực, giỏi tin học và ngoại ngữ, tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới,
phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế- xã hội, vì vậy giáo viên dạy tất cả
các môn học phải daỵ hết sức bài bản, chất lượng đảm bảo giáo dục toàn diện,
các môn không chuyên phải có phương pháp dạy phù hợp phát huy tính ham học
ham hiểu biết của học sinh giúp các em lĩnh hội chi thức một cách nhanh nhất
ngay trên lớp học và để dành một lượng thời gian nhất định cho các môn học
chuyên.
2. Xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý hiện có đảm bảo đủ
năng lực tổ chức, chỉ đạo và thông hiểu các hoạt động của trường Chuyên
Hiệu trưởng phân công phân nhiệm cho các đồng chí phó hiệu trưởng các
mảng công việc và công khai trước toàn trường ngay từ đầu năm học. Các đồng
chí phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về phần việc được phân

công. Hàng tuần tổ chức họp giao ban ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch tuần
phân công nhiệm vụ cho BGH và kiểm điểm công tác của tuần trước trên cơ sở
đó rút kinh nghiệm những tồn tại, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại và cách
khắc phục, làm như vậy các cán bộ quản lý được bồi dưỡng thêm về năng lực,
thông hiểu các nhiệm vụ của nhà trường làm tốt chức năng quản lý đối với phần
việc được phân công và phối hợp tốt trong khi giải quyết công việc.
Cử cán bộ quản lý học bồi dưỡng các lớp quản lý nhà nước,quản lý ngành,
thăm học tập kinh nghiệm quản lý ở các trường bạn để nâng cao năng lực quản
lý.
3. Phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Nhà trường tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức của trường đảm
bảo về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.
Tổ chức kiện toàn các tổ chuyên môn, hiện có 7 tổ chuyên môn trong đó có
4 tổ ghép.
Rà soát lại toàn bộ đội ngũ giáo viên nhằm mục đích bố trí công tác chuyên
môn, công tác chủ nhiệm và các công tác khác cho phù hợp. Phân công hợp lý số
tiết giảng dạy mỗi tuần đối với giáo viên dạy lớp chuyên, tạo điều kiện cho giáo
viên có đủ thời gian nghiên cứu chương trình chuyên sâu; bố trí giáo viên dạy cơ
bản, có kinh nghiệm dạy các lớp thuộc khối KHXH&NV để giúp học sinh nắm
chắc kiến thức cơ bản, thi đỗ vào các trường đại học. Việc tổ chức các đội tuyển
đi vào nề nếp, đội ngũ giáo viên dạy đội tuyển nâng cao trách nhiệm, đầu tư
chuyên môn nên học sinh đạt HSG Quốc gia tăng về số lượng và chất lượng.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên bộ phận hành chính đủ về số
lượng, thạo việc, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo các điều kiện thiết yếu
bảo quản tốt và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt
cho hoạt động dạy học.
Tăng cường kiểm tra hồ sơ, giáo án, dự giờ toàn bộ giáo viên nhất là những
giáo viên thuộc diện cần theo dõi bồi dưỡng. Phân tích hiệu quả công tác (qua kết
quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp, kết quả thi tuyển sinh đại học của học sinh,
qua tín nhiệm của đồng nghiệp, của giáo viên, của học sinh qua việc tham gia các

hoạt động chuyên môn ) của từng giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao
trình độ.
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thi đua phù hợp với từng loại đối tượng cán
bộ, giáo viên và tổ bộ môn, tổ công tác trong nhà trường. Tổ chức đánh giá, thi
đua chặt chẽ công khai dân chủ hàng tháng và tổng kết theo năm học.
Tổ chức các hoạt động thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo
viên trong toàn trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm
của đội ngũ giáo viên. Giáo viên của trường tham gia đầy đủ và có chất lượng
các hoạt động chuyên môn, công tác thanh tra do Sở giáo dục điều động.
Tăng cường vai trò đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và bộ phận quản lý học
sinh, làm cho công tác này thực sự đạt hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.
Phát huy thế mạnh của đội ngũ giáo viên, trường đã chú trọng phong trào
viết sáng kiến kinh nghiệm, biên soạn tài liệu giảng dạy tham gia viết bài cho
chuyên san giáo dục đào tạo Quảng Ninh. Với phong trào này nhà trường đã có
nhiều sáng kiến kinh nghiệm được ứng dụng và là nguồn tham khảo quan trọng
cho giáo viên và học sinh trong và ngoài Tỉnh
Tăng cường cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng: Học cao học; học bồi dưỡng
về chuyên đề chuyên môn ở ĐH Quốc gia Hà nội, ĐH Sư phạm Hà nội, bồi
dưỡng về phương pháp dạy học hiện đại do Bộ GD&ĐT tổ chức.
4. Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục
trong nhà trường.
Trang bị các thiết bị, phương tiện làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý để
nâng cao hiệu quả quản lý: máy tính, sử dụng Internet, nối mạng
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong nhà trường: Quản lý
thông tin qua nhiều kênh giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn; kiểm tra của
BGH đối với giáo viên; đánh giá của giáo viên đối với học sinh và của học sinh
đối với giáo viên, của cha mẹ học sinh đối với thày cô giáo , cán bộ quản lý của
nhà trường và đánh giá của tâp thể giáo viên đối với công tác quản lý của lãnh
đạo nhà trường qua mỗi học kỳ và sau một năm học.

Việc sử lý các thông tin phải đảm bảo khoa học, thận trọng, chính xác giúp
công tác quản lý thày và trò trong nhà trường đạt kết quả cao.
5. Tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra trường học, thanh tra
giáo viên; đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Thanh tra trường học để rà soát chất lượng đội ngũ nhằm phân loại giáo
viên sát thực trên cơ sở đó để đề nghị công tác thuyên chuyển giáo viên không đủ
năng lực dạy ở trường chuyên, ngăn ngừa những biểu hiện sai phạm quy chế
chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học của trường chuyên.
Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá qua từng tiết học, từng bài kiểm tra,
thống nhất nội dung kiểm tra phải có phần kiến thức phân loại học sinh và thể
hiện trí thông minh sáng tạo của học sinh nhằm phát hiện chính xác năng khiếu
của học sinh, thực hiện thường xuyên hiệu quả công tác kiểm định và tự kiểm
định chất lượng giáo dục trong nhà trường.
6. Quản lý tài chính: Trên cơ sở ngân sách được cấp việc phân khai ngân
sách hàng năm phải đảm bảo chi tiết có tác dụng và hiệu quả trong việc nâng cao
chất lượng dạy và học trong nhà trường. Dành kinh phí chi cho công tác chuyên
môn và bồi dưỡng HSG hợp lý, cân đối với các khoản chi khác trong nhà
trường:
Đã thực hiện điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ từ năm học 2007 – 2008,
thực hiện 1 giờ dạy môn chuyên được tính hệ số 1,5; 01 giờ dạy chuyên đề được
tính hệ số 2. Ôn đội tuyển HSG quốc gia khoán cho các tổ chuyên môn để chi
cho công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và học sinh 4.000.000đ/01 môn.
Tăng cường kinh phí mua sắm các thiết bị phương tiện giảng dạy như lắp
đặt các projecter ở tất cả các phòng học, trang bị máy tính xách tay cho các tổ
chuyên môn để tăng cường chất lượng các giờ dạy học trên lớp.
Để tạo điều kiện cho nhà trường phát huy được thành tích đã đạt được,
nâng cao chất lượng dạy và học tôi mạnh dạn đề xuất với Sở GD&ĐT một số ý
kiến sau :
* Về xây dựng đội ngũ giáo viên
- Việc tuyển chọn cán bộ quản lý, giáo viên về trường chuyên từ 2 nguồn:

+ Nhận giáo viên dạy chuyên từ các tỉnh, thành phố và cán bộ quản lý, giáo
viên các trường THPT trong tỉnh có kết quả quản lý và giảng dạy tốt về trường
THPT Chuyên Hạ Long.
+ Sinh viên mới tốt nghiệp là những học sinh tốt nghiệp loại giỏi hoặc là
thạc sỹ nhưng phải qua giám định tay nghề đạt yêu cầu dạy các môn chuyên
- Hàng năm Sở GD&ĐT kết hợp với nhà trường rà soát chất lượng giáo
viên dạy chuyên, thực hiện công tác thuyên chuyển những giáo viên không đáp
ứng được yêu cầu dạy trường chuyên ra các trường THPT khác và tuyển những
giáo viên giỏi ở các trường khác về.
* Về công tác tuyển sinh
Đổi mới về cách thức ra đề thi các môn văn, toán với yêu cầu đề thi phải
thể hiện có 70% kiến thức cơ bản, 30% kiến thức nâng cao, có tính phân hóa, xếp
loại học sinh khá, giỏi. Đặc biệt với đề thi các môn chuyên cần phải có những
hình thức kiểm tra năng khiếu, tài năng thông qua các trắc nghiệm về chỉ số
thông minh IQ, chỉ số sáng tạo và năng lực đặc biệt theo các lĩnh vực sẽ khắc
phục được tình trạng như hiện nay còn có những học sinh không có năng khiếu
thực sự, chỉ cần cù, chịu khó, chăm học được tuyển vào trường THPT Chuyên.
* Về xây dựng cơ sở vật chất Khẩn trương xây dựng trường THPT
Chuyên Hạ Long tại khu đất mới để đảm bảo tốt cho hoạt động dạy và học của
nhà trường.

×