Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số biện pháp và kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.03 KB, 28 trang )

Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề Trang 02
I. Lý do chọn đề tài Trang 02
II. Cơ sở lựa chọn đề tài Trang 02
III. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi áp dụng đề tài Trang 03
Phần II: Giải quyết vấn đề Trang 04
I. Yêu cầu và biện pháp thực hiện Trang 04
II. Xây dựng chương trình và nội dung bồi dưỡng Trang 05
III. Phương pháp bồi dưỡng Trang 06
1. Cung cấp kiến thức theo sơ đồ hóa Trang 06
2. Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlats Địa lý Việt Nam và Bản đồ Trang 10
3. Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ Trang 13
4. Rèn luyện kỹ năng làm bài Trang 23
5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh Trang 24
6. Các biện pháp hỗ trợ khác Trang 24
Phần III. Kết luận và kiến nghị Trang 25
Phần IV: Kết quả đạt được Trang 26
Đề nghị công nhận SKKN Trang 28
Trang 1
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Ông cha ta đã từng khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”. Trong
công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và xu thế hội nhập quốc tế hiện
nay, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với ngành
giáo dục nói chung và đối với mỗi trường học nói riêng. Đó không chỉ là mục tiêu
phấn đấu mà còn là trách nhiệm lớn lao của nhà trường. Làm tốt công tác phát hiện
và bồi dưỡng học sinh giỏi là góp phần quyết định việc đào tạo nhân tài và nguồn


nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại
hội nhập quốc tế và khu vực.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức của
thầy trò. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thường gặp khó khăn về thời gian, cái khó
của người thầy là vẫn phải đảm bảo số tiết nghĩa vụ và cái khó của trò là phải học đủ
tất cả các môn theo chương trình quy định. Do đó, thầy và trò đều cần có thời gian
cho hoạt động này. Còn chương trình bồi dưỡng thông thường có những yêu cầu cao
hơn chương trình bình thường. Điều đó, có nghĩa là ngoài chương trình bình thường,
học sinh phải được học nâng cao, thậm chí phải học trước chương trình của năm sau.
Tuy không phải là trường chuyên, nhưng trường THPT Thới Bình trong những
năm qua cũng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bộ môn trong đó có
bộ môn Địa lý và 03 năm học liên tục có học sinh đạt giải trong các kì thi chọn học
sinh giỏi cấp Tỉnh ở bộ môn Địa lý.
Để tiếp tục giữ vững thành tích trên đồng thời mở rộng, nâng cao chất lượng
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý ở trường THPT. Từ những lý do khách quan và
chủ quan trên đây, tôi quyết định chọn đề tài: Một số biện pháp và kinh nghiệm bồi
dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lý ở trường THPT.
II. Cơ sở lựa chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Ở nước ta từ ngàn xưa việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài được chú
trọng ví như Thân Nhân Trung đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia,
nguyên khí thị thế nước lên nguyên khí suy thế nước xuống”.
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước việc dạy học nói chung và
bồi dưỡng nhân tài nói riêng càng được quan tâm và chú trọng nhằm hình thành
những con người có ý thức đạo đức, có trình độ văn hóa, có óc thẩm mỹ, có kiến thức
và tư duy sáng tạo để kế tục sự nghiệp cách mạng và bảo vệ Tổ quốc. Khẳng định
tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII
đã nêu rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng
đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Hiện nay cung với các Nhà trường thuộc các cấp học bên cạnh việc chú trọng

nâng cao chất lượng giáo dục đại trà còn quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục
mũi nhọn coi đó là một tiêu chí để đánh giá chất lượng. Đó là công tác phát hiện và
bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bộ môn, trong đó có bộ môn Địa lý. Môn Địa lý có khả
năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về Tự nhiên – Kinh
Trang 2
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
tế - Xã hội và những kỹ năng hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng về
Bản đồ, ít có môn học nào đề cập tới.
2. Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ một số thuận lợi và khó khăn trong việc thực
hiện đề tài ở trường THPT Thới Bình.
2.1. Thuận lợi:
- Thiết bị dạy học (Bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh, Video ) của Nhà trường đáp ứng
được nhu cầu giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi có tâm huyết, có năng lực chuyên môn
vững, có sự đầu tư nghiên cứu, tìm tòi, ham học hỏi.
- Nguồn tài liệu mở (Sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí thiết bị giáo dục,
Internet…) đa dạng.
- Được sự quan tâm động viên, khích lệ của BGH, của tổ bộ môn…vv.
2.2. Khó khăn:
- Chất lượng học sinh còn thấp nên làm giảm khả năng tiếp thu bài của các em.
- Học sinh không thích học và thường coi bộ môn Địa lý là môn phụ không
quan trọng.
- Tâm lý học sinh cho rằng Địa lý là một môn học khô khan, học sinh học lệch
hoặc bỏ hẳn để học các môn thi vào đại học là những trở ngại lớn.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
- Học sinh, một số không yên tâm khi được chọn theo các lớp bồi dưỡng học
sinh giỏi vì phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập
chung.
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thường gặp khó khăn về thời gian, cái khó
của người thầy là vẫn phải đảm bảo số tiết nghĩa vụ và cái khó của trò là phải học đủ

tất cả các môn theo chương trình quy định.
III. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi áp dụng đề tài:
1. Mục đích:
- Nghiên cứu chuyên đề nhằm mục đích sử dụng vào từng nội dung (từng bài,
từng khối lớp), từng hoàn cảnh cụ thể, để tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh,
phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ và tính tự chủ của học sinh.
- Góp phần nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo của học sinh.
- Góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy từ đó nâng cao chất lượng của bộ
môn.
- Góp phần nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Địa lý từ đó nâng cao về số lượng giải trong các kỳ thi cấp Tỉnh và cấp Quốc gia.
2. Nhiệm vụ:
- Đưa ra hệ thống khái quán nội dung kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi bộ
môn Địa lý.
- Rèn luyện cho học sinh những ký năng cần thiết như: Kỹ năng quan sát, kỹ
năng phân tích, kỹ năng so sánh, kỹ năng vận dụng, kỹ năng tính toán, kỹ năng tổng
hợp…vv.
3. Phạp vi triển khai thực hiện: Giáo viên và học sinh trong quá trình ôn
luyện bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.
- Giáo viên trong tổ Sử - Địa.
- Học sinh tham gia bồi dưỡng đội tuyển ở các lớp 10, 11 và lớp 12
Trang 3
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Yêu cầu và biện pháp thực hiện:
1. Đối với học sinh:
1.1. Yêu cầu:
- Yêu thích bộ môn, tự nguyện tham gia bồi dưỡng.
- Nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình và kĩ năng bộ môn Địa lý.
- Biết sử dụng phương pháp tìm tòi nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề,

có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có khả năng tư duy và sáng tạo.
1.2 Biện pháp:
- Đổi mới phương pháp học tập: Chủ động, tích cực thảo luận nhóm trong học
tập, nâng cao khả năng tự học.
- Đảm bảo mỗi học sinh tham gia bồi dưỡng phải có đủ sách giáo khoa, đồ
dùng học tập và các loại sách tham khảo cần thiết theo yêu cầu của bộ môn.
- Thực hiện nghiêm túc việc tham gia bồi dưỡng, thường xuyên tự học ở nhà.
- Làm bài tập đầy đủ và đọc những tài liệu tham khảo cần thiết theo yêu cầu
của Giáo viên bồi dưỡng.
2. Đối với lãnh dạo Nhà trường và Giáo viên:
2.1. Yêu cầu:
- Lãnh đạo Nhà trường phải xây dựng kế hoạch, thường xuyên quan tâm và tạo
mọi điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Giáo viên phải tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đầu tư nghiên
cứu, biên soạn chương trình, giáo án để tham gia bồi dưỡng, thực hiện nghiêm túc
thời khoá biểu và việc bồi dưỡng thường xuyên trên lớp.
2.2. Biện pháp:
2.2.1. Chọn và phân công Giáo viên bồi dưỡng:
- Các tổ chuyên môn nghiên cứu, lựa chọn và đề xuất những Giáo viên tham
gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Mỗi bộ môn chỉ cần lựa chọn 2 giáo viên nhằm vừa đảm bảo tính chuyên sâu
vừa đảm bảo tính trách nhiệm của Giáo viên.
- Việc lựa chọn Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cần dựa vào các tiêu chí sau:
+ Tốt nghiệp đại học hệ chính qui từ loại khá trở lên.
+ Có thời gian công tác ít nhất từ 3 năm trở lên và phải dạy toàn cấp.
+ Được công nhận là Giáo viên dạy giỏi vòng trường.
+ Tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.2.2. Phát hiện và chọn học sinh giỏi:
- Đây là khâu đầu tiên giữ vai trò quan trọng về hiệu quả của việc bồi dưỡng
học sinh giỏi. Việc phát hiện và chọn học sinh giỏi phải được tiến hành kĩ lưỡng,

không chỉ dựa trên kết quả học tập và rèn luyện của năm học trước mà còn tham khảo
ý kiến của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Đồng thời việc chọn học sinh
giỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Học sinh phải yêu thích bộ môn, có tinh thần vượt khó trong học tập, có
nguyện vọng dự thi cùng khối vào các trường Đại học…Đây là động cơ giúp học sinh
vượt khó vươn lên trong quá trình tham gia bồi dưỡng.
+ Là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, có năng lực nhận thức tốt ở bộ môn tham
gia bồi dưỡng.
Trang 4
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
+ Chọn những học sinh có chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, ít sai chính tả và diễn đạt
tương đối tốt.
+ Chọn những học sinh có tư duy logic, có khả năng tính toán và có khả năng
phát hiện vấn đề tốt.
- Tổ chức thi khảo sát để nhận xét và đánh giá năng lực của học sinh, loại bỏ
những học sinh còn nhiều hạn chế về kiến thức và kĩ năng bộ môn. Qua các đợt kiểm
tra sàng lọc, Giáo viên có thể bổ sung học sinh mới thay cho học sinh không đạt yêu
cầu trong quá trình bồi dưỡng.
II. Xây dượng chương trình và nội dung cần bồi dưỡng:
Họat động bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như các hoạt động giáo dục khác,
người giáo viên phải biết xây dựng chương trình bồi dưỡng với những chương, bài
ứng với số tiết dạy cụ thể (Dựa theo hướng dẫn bồi dưỡng học sinh giỏi của Sở GD
&ĐT).
Có thể cho rằng đây là biện pháp mang tính bền vững đối với công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý. Từ thực tế kinh nghiệm bồi dưỡng những năm qua
cho thấy nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý ở cấp THPT rất phong phú
được trải đều ở 03 khối lớp 10, 11, 12 (Tập trung chủ yếu ở khối 10 và 12) và ở mỗi
khối lớp lượng kiến thức cần truyền đạt cho học sinh là vô hạn, giáo viên bồi dưỡng
rất khó xác định được nội dung kiến thức nào cần bồi dưỡng trước cho học sinh, nội
dung nào không quan trọng để giới hạn, đặc biệt là phần Địa lý tự nhiên đại cương

(khối 10) và Địa lý kinh tế - xã hội đại cương (khối 10), bên cạnh đó trong một vài
trường hợp người giáo viên không thể bồi dưỡng kiến thức trong sách giáo khoa theo
một trình tự cố định hết Bài 1 đến Bài 2, Bài 3 …do không đủ thời gian hoặc do kiến
thức được sắp xếp theo từng phần, từng chương theo phương pháp dàn trải. Chính vì
thế, bản thân tội đã tiến hành soạn tài liệu riêng theo từng chuyên đề của nội dung
bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lý. Từ nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi các
năm qua theo tôi có các chuyên đề cơ bản sau:
- Chuyên đề 1: Địa lý tự nhiên đại cương (khối 10)
- Chuyên đề 2: Địa lý kinh tế - xã hội đại cương (khối 10).
- Chuyên đề 3: Địa lý khu vực và quốc gia (khối 11).
- Chuyên đề 4: Địa lý tự nhiên Việt Nam (khối 12)
- Chuyên đề 5: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (khối 12)
- Chuyên đề 6: Rèn luyện các kỹ năng (Kỹ năng tính toán; Kỹ năng vẽ, phân
tích và nhận xét các loại biểu đồ, kỹ năng sử dung Atlats địa lý Việt Nam…vv).
Như vậy, từ các chuyên đề trên giáo viên cần tìm những tài liệu liên quan để
biên soạn, và thông thường các chuyên đề này được giảng dạy chuyên sâu hơn. Đối
với bản thân tôi từ những chuyên đề trên sẽ biên soạn tài liệu thành các dạng câu hỏi
để học sinh vận dụng kiến thức nhằm giải quyết các câu hỏi đó. Thông thường tôi
biên soạn tập trung vào các dạng câu hỏi sau: Câu hỏi kiền tra kiến thức (Nêu và
trình bày vấn đề), câu hỏi hiểu (Phân tích và chứng minh vấn đề), câu hỏi vận dung
(Giải thích vấn đề)…vv.
Khi đã biên soạn được tài liệu giáo viên rất thuận lợi trong việc bồi dưỡng
cho học sinh vì lượng kiến thức đã được định trước, đồng thời hạn chế việc mất thời
gian và có thể bồi dưỡng theo sở thích của mình.
Trang 5
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
III. phương pháp bồi dưỡng:
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Khâu này
thể hiện rõ hoạt động của Thầy và Trò. Giáo viên yêu cầu học sinh phải chuẩn bị
trước những vấn đề cần bồi dưỡng (đọc sách giáo khoa, nghiên cứu những vấn đề mà

giáo viên định hướng, tham khảo những tài liệu có liên quan…)
Do yêu cầu chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi quá rộng nên giáo viên phải
biết chọn lọc, cung cấp kiến thức cho phù hợp. Trên nền kiến thức phổ thông đồng
thời nâng cao những kiến thức trọng tâm của chương trình.
Trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải sử dụng phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh (nêu vấn
đề, tạo tình huống có vấn đề, thảo luận, đàm thoại…). Điều đó sẽ giúp cho học sinh
phát triển tư duy và rèn luyện được kĩ năng bộ môn. Nếu sử dụng cứng nhắc phương
pháp truyền thống “thầy đọc, trò ghi” thì giáo viên không mất thì giờ và trí não nhưng
học sinh bị nhồi nhét về kiến thức, nhàm chán và không có hứng thú với bộ môn.
Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh hệ thống
kiến thức mà còn chú ý rèn luyện những kĩ năng bộ môn như phân tích, giải thích, so
sánh, tổng hợp, đánh giá, tìm nguyên nhân, trắc nghiệm khách quan, xâu chuỗi các
hiện tượng Đại lý để tìm ra nội dung. Sau đây là một số phương pháp trong những
năm qua tôi đã vận dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý:
1. Cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh theo sơ đồ hóa:
Phương pháp sơ đồ hóa được sử dụng khá phổ biến trong dạy học Địa lý để thể
hiện mối quan hệ nhân - quả trong địa lý. Do cấu trúc của chương trình bồi dưỡng
học sinh giỏi phân phối trải rộng ở 03 khối lớp nhưng giữa các khối lớp có mối liên
hệ hữu cơ với nhau theo một trình tự. Vì thế, giáo viên bồi dưỡng khi sử dụng sơ đồ
hóa cần đặt nó trong mối liên hệ mắc xích, không thể tách rời.
1.1. Phương pháp sử dụng sơ đồ hóa:
- Giáo viên vừa giảng bài, tổ chức cho học sinh tìm ra kiến thức và các mối
liên hệ chủ yếu vừa xây dựng sơ đồ hóa. Kết thúc buổi bồi dưỡng thì việc xây dựng
sơ đồ cũng hoàn thành và nội dung bồi dưỡng (nội dung bài học) được thể hiện một
cách trực quan bằng sơ đồ.
- Giáo viên có thể xây dựng sẵn sơ đồ câm và đặt câu hỏi hướng học sinh phân
tích các mối quan hệ trên sơ đồ để giải thích nội dung học tập đồng thời có các ví dụ
cụ thể để chứng minh.
- Giáo viên cũng có thể xây dựng sơ đồ câm kết hợp với các phiếu học tập đã

chuẩn bị trước rồi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm ra kiến thức. Cuối cùng, giáo
viên khẳng định lại vấn đề đúng sai và học sinh tự hoàn thiện sơ đồ trên cơ sở kiến
thức tìm được.
1.2. Ưu điểm của phương pháp sử dụng sơ đồ hóa:
Việc sử dụng sơ đồ hóa đã được thực hiện khá lâu trong dạy học Địa lý do có
nhiều ưu điểm nổi bật và thật sự nổi bật hơn trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn
toàn ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thông qua vẽ bản đồ tư duy
trong dạy học và thực chất của việc vẽ bản đồ tư duy chính là phương pháp sử dụng
sơ đồ hóa trong dạy học địa lý. Phương pháp này có những ưu điểm cụ thể như sau:
- Hạn chế việc mất thời gian của giáo viên so với phương pháp dạy từng tiểu
mục, từng phần.
Trang 6
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
- Học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, nhất là các kiến thức mang tính
tổng quan, khái quát.
- Giúp học sinh đễ nhớ và khắc sâu kiến thức bằng thói quen tư duy logic
thông qua sơ đồ.
- Học sinh hứng thú học tập bộ môn.
1.3. Một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Hệ quả địa lý các chuyển động của Trái Đất
Ví dụ 2: Tài nguyên du lịch
Trang 7
Trái đất
Tự quay quanh trục Chuyển động quanh mặt trời
Thời gian
………….
………….
………….
Hướng
………….

………….
………….
Vận tốc
………….
………….
………….
Thời gian
………….
………….
………….
Hướng
………….
………….
………….
Trục nghiêng
………….
………….
………….
Hệ quả
Hệ quả
Ngày đêm
kế tiếp
nhau
………….
Giờ khác
nhau ở các
nơi
………….
Lệch hướng
vật chuyển

động
………….
Mùa trên
trái đất
………….
Ngày đêm
dài ngắn
theo mùa
………….
Các vành
đai nhiệt
trên trái đất
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch nhân văn
Di
sản
thiên
nhiên
……
……
……
Vườ
n
quốc
gia
……
……
……
Hang
động

……
……
……
……
……
Bãi
biển
……
……
……
……
……
Thắng
cảnh
……
……
……
……
……
Di
sản
văn
hóa
……
……
……
Di
tích
lịch
sử

……
……
……
Lễ
hội
……
……
……
……
……
Làng
nghề
……
……
……
……
……
Ẩm
thực
……
……
……
……
……
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
Ví dụ 3: Khí hậu Việt Nam
Ví dụ 4: Các quy luật địa lý đối với sự hình thành đặc điểm chung tự nhiên
Việt Nam
Trang 8
Nhiệt đới ẩm gió mùa

Khí hậu Việt Nam
Phân hóa đa dạng Thất thường
Nhiệt
đới
……
……
……
……
……
Ẩm
……
……
……
……
……
…….
Gió
mùa
……
……
……
……
……
Theo
mùa
……
……
……
……
……

Bắc
Nam
……
……
……
……
……
Tây
Đông
……
……
……
……
……
Nhiệt
độ
……
……
……
……
……
Lượng
mưa
……
……
……
……
……
Thuận lợi:
…………………………

Khó khăn:
…………………………
…………………………
Thuận lợi:
…………………………
Khó khăn:
…………………………
…………………………
Khó khăn
……………………
……………………
……………………
Quy luật địa đới
Quy luật địa đới
Quy luật phi địa đới
Quy luật phi địa đới
Vị trí nội chí
Vị trí nội chí


tuyến
tuyến
Ô gió mùa Châu
Ô gió mùa Châu


Á
Á
Kiến tạo địa mạo Xứ Đông
Kiến tạo địa mạo Xứ Đông



Dưong Nền Hoa Nam
Dưong Nền Hoa Nam
Biển Đông
Biển Đông
Vòng đai nhiệt đới
Vòng đai nhiệt đới
Hội tụ nội chí
Hội tụ nội chí
tuyến
tuyến
Hoàn lưu gió
Hoàn lưu gió


mùa
mùa
Thiên nhiên chịu ảnh
hưởng sâu sắc của
biển
Thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa
Đất nước nhiều đồi
núi
Thiên nhiên phân hóa
đa dạng
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
Ví dụ 5: Tính thống nhất của tự nhiên Việt Nam
Trang 9

Vị trí nội chí tuyến
Biển đông
Địa ô gió mùa
Châu á
Cấu trúc địa chất
Lịch sử phát triển
Vòng đai nhiệt đới
Vòng đai nhiệt đới
Hội tụ nội chí
Hội tụ nội chí
tuyến
tuyến
Khí hậu nhiệ đới
Địa hình xâm thực
bồi tụ
Đất nước nhiều
đồi núi.
Lương mưa, độ
ẩm cao, gió mùa
Mạng lưới sông ngòi dày
đặc, nhiều nước, giàu phù
sa, chế độ nước theo mùa
Đất Feralit, hệ sinh thái
rừng nhiệt đới ẩm gió mùa
Cảnh quan rừng nhiệt đới
ẩm gió mùa trên đất Feralit
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
2. Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlats Địa lý Việt Nam, Bản đồ giáo khoa:
Muốn sử dụng tốt và có hiệu quả Atlats Địa lý Việt nam, Bản đồ giáo khoa
trong quá trình học tập trước hết phải có những hiểu biết cơ bản về Atlats Địa lý Việt

nam, Bản đồ giáo khoa.
2.1. Hình thành cho học sinh những hiểu biết cơ bản về Atlats Địa lý Việt
nam, Bản đồ giáo khoa:
Thứ nhất, giúp học sinh hiểu được hệ thống kinh vĩ tuyến được thể hiện trong
Atlats Địa lý Việt nam, Bản đồ giáo khoa. Nhờ có kinh vĩ tuyến mà ta xác định được
tọa độ địa lý theo kinh vĩ độ. Hệ thống kinh vĩ tuyến là cơ sở để xác định tọa độ vị trí
địa lý của các đối tượng địa lý phân bố theo những qui luật địa lý.
Ngoài việc hiểu được hệ thống kinh vĩ tuyến trong Atlats Địa lý Việt nam, trên
bản đồ chúng ta cũng cần phải xác định được phương hướng trong Atlats Địa lý Việt
nam, trên Bản đồ giáo khoa. Xác định phương hướng một cách chính xác là một kỹ
năng cơ bản và rất quan trọng. Việc xác định vị trí Địa lí hoặc mô tả một đối tượng
Địa lí trong Atlats Địa lý Việt Nam, trên bản đồ, sẽ trở nên khó khăn hoặc sai lệch
nếu không nắm chắc được cách xác định phương hướng trong Atlats Địa lý Việt
Nam, trên bản đồ. Muốn hình thành và phát triển kỹ năng xác định phương hướng
cho học sinh, công việc đầu tiên giáo viên phải làm là yêu cầu học sinh thuộc và nhớ
các quy định về phương hướng trên bản đồ. Với những bản đồ tỉ lệ lớn, người ta
thường quy ước, phía trên đường vĩ tuyến là hướng Bắc, phía dưới đường vĩ tuyến là
hướng Nam, bên phải đường kinh tuyến là hướng Đông, bên trái đường kinh tuyến là
hướng Tây.
Như vậy, khi các em nắm vững được phương hướng trong Atlats Địa lý Việt
Nam, trên Bản đồ thì các em sẽ dễ dàng xác định được vị trí của các đối tượng Địa lý
trong Atlats Địa lý Việt Nam, trên Bản đồ. Thiết nghĩ đây là một kỹ năng rất quan
trọng mà giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh khi giảng dạy Địa lý. Nắm vững
được kỹ năng này học sinh sẽ khai thác được nội dung kiến thức từ trong Atlats Địa
lý Việt Nam, trên Bản đồ mà không phải học thuộc lòng một cách máy móc.
Bên cạnh hệ thống kinh vĩ tuyến, phương hướng trên bản đồ cần chú ý tới tỷ lệ
của trong Atlats Địa lý Việt Nam, bản đồ bởi vì tỷ lệ bản đồ ngoài ý nghĩa là một tỷ
số toán học nó còn có ý nghĩa là chỉ số giới hạn nội dung trên bản đồ. Các nội dung
và phương pháp đều tương ứng với tỷ lệ của bản đồ. Ví dụ tỷ lệ bản đồ là 1/1000.000
điều này có nghĩa là 1cm trên bản đồ ứng với 10km trên thực tế hay tỷ lệ bản đồ là

1/55 .000.000 điều này có nghĩa là 1cm trên bản đồ ứng với 550 km trên thực tế. Như
Trang 10
T Đ
E
B
E
N
E
TB
E
ĐB
TN
ĐN
BĐB
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
vậy ta chỉ việc dùng thước đo vị trí của các đối tượng trên bản đồ và biết được tỷ lệ
của bản đồ thì ta có thể xác định được vị trí thực tế của các đối tượng trên thực tế có
khoảng cách là bao nhiêu.
Cuối cùng hướng dẫn học sinh nắm được các phương pháp biểu hiện các đối
tượng Địa lý trong Atlats Địa lý Việt Nam và trên Bản đồ giáo khoa. Đây là một khâu
then chốt giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản được thể hiện trong Atlats
Địa lý Việt Nam và trên Bản đồ giáo khoa. Về cơ bản có một số phương pháp thể
hiện các đối tượng Địa lý trong Atlats Địa lý Việt Nam và trên Bản đồ như sau:
- Phương pháp ký hiệu: hình học, chữ, tượng hình.
- Phương pháp ký hiệu đường chuyển động như: hướng gió, dòng biển, đường
giao thông …vv.
- Phương pháp chấm điểm như: điểm dân cư, quy mô đô thị, trung tâm công
nghiệp…vv.
- Phương pháp khoanh vùng như: bãi cá, bãi tôm, phân bố các dân tộc …vv.
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ: dùng biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh

thổ như: biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng lúa của An Giang và các tỉnh khác ở
đồng bằng sông Cửu Long …
- Phương pháp nền chất lượng (phương pháp thang màu).
2.2. Kỹ năng đọc Atlats Địa lý Việt Nam, bản đồ:
Việc rèn luyện kỹ năng đọc Atlats Địa lý Việt Nam và bản đồ giáo khoa cho
học sinh trong khi giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý cần phải tuân theo các
giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn này học sinh có nhiệm vụ là phải ghi nhớ tên gọi
của các đối tượng địa lý có trong sách giáo khoa, xem xét vị trí của chúng có trong
Atlats Địa lý Việt Nam và trên bản đồ giáo khoa và mối quan hệ không gian với các
đối tượng khác, tìm ra và chỉ đúng vị trí của các đối tượng trong Atlats Địa lý Việt
Nam trên và bản đồ giáo khoa, xác định đặc điểm của các đối tượng đuợc thể hiện
trong Atlats Địa lý Việt Nam trên và bản đồ giáo khoa. Điều này học sinh chỉ làm
được khi nắm chắc hệ thống ký hiệu và ước hiệu trên bản đồ.
Giai đoạn thứ hai: Khám phá các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả, vạch ra
các dấu hiệu không thể hiện một cách trực tiếp trên bản đồ nhưng có liên quan tới các
mối quan hệ đó mô tả tổng hợp một khu vực.
Ví dụ: Khi dạy bài: Vị trí Địa lý, phạm vi lãnh thổ. Khi học sinh trình bày
được đặc điểm của vị trí địa lý nước ta, để học sinh khám phá các mối quan hệ tương
hổ và nhân quả trong bài học, giáo viên đặc câu hỏi: Với đặc điểm vị trí địa lý nước
ta như vậy thì có ý nghĩa như thế nào?. Học sinh sẽ trả lời được: Có ý nghĩa về tự
nhiên, ý nghĩa về kinh tế-văn hóa và xã hội, ý nghĩa về an ninh quốc phòng.
Hai giai đoạn này kế tục nhau và diễn ra trong ba bước:
- Bước 1: là tìm vị trí các đối tượng trong Atlats Địa lý Việt Nam trên và bản
đồ giáo khoa.
- Bước 2: Mô tả đối tượng (Hình dạng, kích thước, quan hệ không gian vv).
- Bước 3: xác định mối quan hệ tương hỗ, nhân quả không thể hiện trực tiếp
trên bản đồ (nhờ vào liên tưởng để tìm tòi), mô tả tổng hợp đối tượng cần khám phá
trên bản đồ.
Muốn vậy đòi hỏi học sinh cần phải rèn luyện được các kỹ năng cơ bản sau:

Trang 11
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
Một là: Hiểu hệ thống ký hiệu (ký hiệu hình học, ký hiệu tượng hình, ký hiệu
chữ ), ước hiệu trong Atlats Địa lý Việt Nam trên và bản đồ giáo khoa (hệ thếng
kinh vĩ tuyến, màu sắc, tỷ lệ ).
Hai là: Nhận biết, chỉ và đọc tên được các đối tượng địa lý trong Atlats Địa lý
Việt Nam trên và bản đồ giáo khoa.
Ba là: Nghiên cứu chi tiết mạng lưới toạ độ, các đường viền và chữ viết.
Bốn là: Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình
thái và vị trí các đối tượng địa lý trong Atlats Địa lý Việt Nam trên và bản đồ giáo
khoa.
Năm là: Mô tả được đặc điểm của các đối tượng địa lý trong Atlats Địa lý Việt
Nam trên và bản đồ giáo khoa.
Sáu là: Xác định các mối quan hệ không gian trong Atlats Địa lý Việt Nam trên
và bản đồ giáo khoa.
Bảy là: Xác định các mối quan hệ nhân quả và tương hỗ thể hiện trong Atlats
Địa lý Việt Nam trên và bản đồ giáo khoa.
Tám là: Mô tả tộng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (Vị trí địa lý, địa
hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế ).
Như vậy, nếu như học sinh nắm được những kỹ năng trên thì việc khai thác tri
thức từ trong Atlats Địa lý Việt Nam trên và bản đồ giáo khoa sẽ không mấy khó
khăn mà ngược lại sẽ giúp các em học tập môn Địa lý đạt được nhiều kết quả tốt hơn.
2.3. Một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1:: Dựa vào Atlats Địa lý Việt Nam em hãy xác định tên một số đảo và
quần đảo ở nước ta?
Gợi ý:
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 4,5 các em cần xác định và đảm bảo
được những nội dung kiến thức sau:
- Các quần đảo:
+ Hoàng Sa (thuộc huyện đảo Hoàng Sa-Đà Nẵng)

+ Trường Sa (thuộc huyện đảo Trường Sa-Khánh Hòa)
- Các đảo gần bờ:
+ Bắc Bộ: Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bầu (Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long
Vĩ (Hải Phòng).
+ Duyên Hải Miền Trung: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý
Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận).
+ Nam Bộ: Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang).
Ví dụ 2: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy
trình bày đặc điểm của một số loại đá xuất hiện trong thang địa tầng cổ nhất trên
lãnh thổ nước ta? Xác định trên bản đồ những vùng có thang tầng địa chất đó. Vị
trí của chúng có mối liên hệ gì với vị trí của các mảng nền cổ đã được học?
Gợi ý:
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 8 các em cần xác định và đảm bảo được
những nội dung kiến thức sau:
Các địa tầng trong bảng chú giải được xếp theo trình tự: Hình thành muộn hơn
thì xếp ở trên, chính vì vậy ô kí hiệu địa tầng nằm dưới cùng có tuổi cổ nhất ở nước
ta. Đó là địa tầng thuộc giới Ackêôzôi-thống Ocđôvic dưới.
Trang 12
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
- Đặc điểm các loại đá có trong địa tầng này (dựa vào bảng chú giải): Các
thành tạo biến chất tạo móng kết tinh vỏ lục địa bao gồm các đá biến chất tướng
granunit, đá phiến hai mica, đá phiến lục tuổi biến chất Mêzôzôi sơm (245 triệu năm)
của các đá trầm tích phun trào nguyên sinh coa thể có tuổi Ackêôzôi-thống Ocđôvic
sớm.
- Các vùng địa tầng thuộc giới Ackêôzôi-thống Ocđôvic dưới trên lãnh thổ
nước ta là: Vùng thượng nguồn sông Chảy, vùng thượng và trung du S. Mã, vùng
thung lũng S.Nậm Mô (Phía Tây Nghệ An), vùng núi Bạch Mã, vùng Bắc Tây
Nguyên.
- Sự liên hệ với các mảng nền cổ: Các vùng đó tương ứng với các mảng nền cổ
Hoàng Liên Sơn, Việt Bắc, S.Mã, Pu Hoạt và khối nền cổ Kom Tum.

Ví dụ 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, Bản đồ các miền tự nhiên. Hãy
trình bày cấu tạo và sự phân hoá của hệ núi hướng Tây Bắc – Đông Nam ở nước
ta?
Gợi ý
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 13,14 các em cần xác định và đảm bảo
được những nội dung kiến thức sau:
- Cấu tạo hệ núi Tây Bắc – Đông Nam:
+ Là phần tiếp nối của các mạch núi Tây Vân Nam.
+ Gồm hệ núi vùng Tây Bắc và dãy Trường Sơn.
- Sự phân hoá:
+Hệ núi vùng Tây Bắc:
. Là khối núi cao nhất nước ta với đỉnh Phăng xi păng 3143m.
. Gồm 3 mạch núi lớn: Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn. Phía Tây là dãy
Sông Mã, dãy Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao (dọc biên giới Việt Lào). Ở giữa là dãy núi
thấp xen với các cao nguyên Phong Thổ, Sơn La, Mộc Châu. Tiếp tục bởi những đồi
sót trên đồng bằng Ninh Bình, Thanh Hoá.
. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông Đà, sông Mã, sông Chu.
+ Dãy Trường Sơn:
. Nằm ở phía Nam sông Cả gồm Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
. Trường Sơn Bắc gồm nhiều dãy chạy song song và kết thúc với dãy Bạch Mã
đâm ngang ra biển.
. Trường Sơn Nam là một khối núi và cao nguyên, địa hình đổ dồn về phía
Đông tạo nên sườn dốc đứng.
. Phía Tây là khối cao nguyên badan địa hình bằng phẳng độ cao từ 500 –
1000m như: Kom tum, Đăk lăk…
3. Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ:
3.1. Phân tích bảng số liệu:
Có nhiều bảng số liệu như: Bảng số liệu nhiều năm, bảng số liệu nhiều đối
tường, bảng số liệu hỗn hợp (nhiều năm và nhiều đối tượng). Do đó khi phân tích
bảng số liệu chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

- Không được bỏ sót các dữ kiện. Giống như trong khi giải toán các dữ kiện
được đưa vào trong các bảng số liệu đều được người viết chọn lọc, có ý đồ từ trước.
Bởi vậy, việc bỏ sót các dữ kiện có thể dẫn đến các cách cắt nghĩa sai, sót. Nếu như
bảng số liệu cho trước là các số liệu tuyệt đối (Ví dụ: triệu tấn, triệu km, tỷ kw/h, tỷ
Trang 13
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
đồng…vv), thì cần tính toán ra một số đại lượng tương đối (Ví dụ: Tỷ trọng của
ngành trong cơ cấu công nghiệp, tốc độ tăng trưởng…vv), nhưng khí phân tích phải
sử dụng linh hoạt các chỉ tiêu tuyệt đối và các chỉ tiêu tương đối.
- Phân tích các số liệu phản ánh có tầm tổng quát cao, trước khi đi vào các chi
tiết. Thường là đi từ các số liệu phản ánh đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số
liệu chi tiết về một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của tập hợp các tương đối,
hiện tượng địa lý được nói tới trong bảng số liệu.
- Tìm mối quan hệ giữa các số liệu, phân tích theo các cột, các hàng, các quan
hệ so sánh giữa các số liệu theo cột, theo hàng. Các kỹ năng phân tích mối quan hệ
giữa các hiện tượng và các quá trình địa lý là một thước đo tốt nhất để đánh giá trình
độ học sinh. Trong một số trường hợp chúng ta cần phải tính toán một số chỉ tiêu
mới. Ví dụ như: cho chỉ tiêu về sản lượng lương thực và dân số thì chúng ta cần phải
tính thêm chỉ tiêu về sản lượng lương thực bình quân theo đầu người.
- Chúng ta phải biết đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp
các dữ liệu địa lý. Trong không ít trường hợp, yêu cầu của đề là dựa vào bảng số liệu
để phân tích hiện trạng phát triển của ngành hay một vùng nào đó. Khí đó, chúng ta
phải biết huy động cả các kiến thức đã học trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ bảng
số liệu, tra lời được các câu hỏi đại loại như: Do đâu mà có sự phát triển như vậy?,
điều này diễn ra chủ yếu ở đâu?, hiện tượng này có nguyên nhân và hậu quả như thế
nào? vv.
3.2. Kỹ năng tính toán:
- Tính độ che phủ rừng = x 100%
+ Đơn vị: %
+ VD: Tính độ che phủ rừng nước ta năm 2006 biết diện tích rừng lúc đó là

127000km
2
, diện tích cả nước là 331212 km
2
.
- Tính tỉ trọng trong cơ cấu:
+ Tỉ trọng trong cơ cấu = x 100%
+ Đơn vị: %
+ VD: Bài tập 2 trang 86 SGK.
- Tính năng suất cây trồng:
+ Năng suất cây trồng =
+ Đơn vị: Tấn/ha hoặc tạ/ha.
* Chú ý đơn vị cho đúng với yêu cầu đề bài.
+ VD: Tính năng suất lúa nước ta năm 2005 (tính bằng tạ/ha) biết diện tích
gieo trồng là 7,3 triệu ha và sản lượng lúa là 36 triệu tấn.
- Tính bình quân lương thực theo đầu người:

+ Bình quân lương thực theo đầu người =
Trang 14
Diện tích vùng
Giá trị cá thể
Giá trị tổng thể
Sản lượng
Diện tích
Sản lượng lương thực
Số dân
Diện tích rừng
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
+ Đơn vị: kg/người.
+ VD: Tính bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở Đồng bằng sông

Hồng năm 2005 biết số dân ĐBSH lúc đó là 16137000 người, sản lượng lương thực
có hạt là 5340 nghìn tấn.
- Tính thu nhập bình quân theo đầu người:
+ Thu nhập bình quân theo đầu người =
+ Đơn vị: USD/người/năm.
+ VD: Tính thu nhập bình quân theo đầu người của Hoa kỳ năm 2005 biết
GDP của Hoa Kỳ lúc đó là 12 445 tỉ USD và dân số là 296,5 triệu người.
- Tính mật độ dân số:
+ Mật độ dân số =
+ Đơn vị: người/km
2
+ VD: Tính mật độ dân số nước ta năm 2006 biết số dân nước ta lúc đó là
84156000 người và diện tích cả nước là 331212 km
2
.
- Tính tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm: lấy năm đầu
tiên ứng với 100%.
+ Lấy giá trị năm đầu = 100%
+ Tốc độ tăng trưởng năm sau = x 100%
+ Đơn vị :%
+ VD: Bài tập 1 Câu a Trang 98 SGk
- Tính bình quân đất theo đầu người:
+ Bình quân đất = Diện tích đất
Số dân
+ Đơn vị: m
2
/ người
+ Ví dụ: Dt nước ta năm 2006 là 331 212 km
2
, dân số 84.156 triệu người. Tính

bình quân đất theo đầu người của nước ta năm 2006?
- Sản lượng cây trồng:
+ Sản lượng = năng suất x diện tích.
+ Đơn vị: Tấn hoặc triệu tấn.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: Ký hiệu Tg
+ Tg = Tỷ suất sinh (S)– tỷ suất tử (T).
+ Đơn vị: %
Lưu ý : 1 tấn = 10 tạ = 1.000 kg
1 ha = 10.000 m
2
1 km
2
= 1.000.000 m
2
= 100 ha.
3.3. Cách vẽ biểu đồ cho đúng:
Để vẽ đúng biểu đồ đề yêu cầu, ta cần quan sát bảng số liệu có bao nhiêu năm?
và yêu câu của đề. Có 2 trường hợp xảy ra:
3.3.1. Trường hợp thứ nhất: Biểu đồ có 1 năm, 2 năm hay 3 năm
- Ta sẽ vẽ biểu đồ cột hoặc biểu đồ tròn.
Trang 15
Tổng thu nhập quốc dân
Số dân
Số dân
Diện tích
Giá trị năm sau
giá trị năm đầu
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
- Để biết chắc đề yêu cầu vẽ biểu đồ cột hay tròn, ta cần đặt câu hỏi: Đề có từ
“Cơ cấu” không? Hay có chữ “Tỷ trọng, tỷ lệ” không?

+ Nếu có từ “Cơ cấu” hoặc có chữ “Tỷ trọng, tỷ lệ” thì ta vẽ biểu đồ tròn.
+ Nếu không có từ “Cơ cấu” thì ta vẽ biểu đồ cột.
3.3.2. Trường hợp thứ 2: Bảng số liệu nhiều hơn 4 năm
- Ta sẽ bỏ không vẽ biểu đồ tròn. Như vậy chỉ còn lại biểu đồ miền, biểu đồ
cột, biểu đồ đường hay đồ thị.
- Ta lại đặt câu hỏi: Đề có từ “Cơ cấu” không? Hay có chữ “Tỷ trọng, tỷ lệ”
không?
+ Nếu có “Cơ cấu”, thường sẽ là “Chuyển dịch cơ cấu” hay”Thay đổi cơ cấu”
thì ta vẽ biểu đồ miền.
+ Nếu không có từ “Cơ cấu” thì ta bỏ biểu đồ miền. Như vậy còn lại biểu đồ
cột và biểu đồ đường.
- Ta lại đặt câu hỏi thứ hai: Đề có tăng trưởng, phát triển hay biến động không?
+ Nếu có tăng trưởng, phát triển hay biến động thì ta vẽ biểu đồ đường.
+ Nếu không có tăng trưởng, phát triển hay biến động thì ta vẽ biểu đồ cột
BẢNG TÓM TẮT
LOẠI B. ĐỒ CỤM TỪ CHÍNH
Số năm
đề yêu cầu vẽ
1.Biểu đồ
đường
(ĐỒ THỊ)
- Phát triển/ tăng trưởng/ tốc độ tăng.
- Diễn tả nhiệt độ từng tháng trong năm.
4 năm trở lên
2. TRÒN
(hay vuông)
- Cơ cấu/tỉ lệ, tỉ trọng [so với toàn phần]
(lưu ý: Có khi tổng chưa tới 100%,vì
còn lại là các mặt hàng khác, các ngành
khác)

- Từ 1 – 3 năm
- Hiếm khi 4 năm
- Mỗi năm một
vòng
3. MIỀN
- Thay đổi cơ cấu
- Chuyển dịch cơ cấu
- Tốt nhất để diễn tả sự thay đổi cơ cấu
- Từ 4 năm trở lên
4. Biểu đồ
kết hợp
- Biểu đồ khí hậu (nhiệt độ và mưa).
- Biểu đồ diện tích- sản lượng
- Từ 4 năm trở lên
5. CỘT (Hay
thanh ngang)
- Số lượng/sản lượng/so sánh/cán cân
XNK
- Năm ở trục ngang được thay thế = các
vùng/ các nước/ các loại sản phẩm …
- Đơn vị : có dấu/ như : kg/ người, tạ/ha
- Diễn tả lượng mưa từng tháng trong
năm
- Từ 1 năm đến cả
hàng chục năm
3.4 Cách nhận xét biểu đồ: Về tổng quát có 2 bước chính:
- Nhận xét hàng dọc trước (tăng hay giảm)  Cụ thể.
- Nhận xét theo hàng ngang (thứ nhất, thứ hai, thứ ba…và cuối cùng)
- Không nhận xét lan man, dài dòng. Cần ngắn gọn và đầy đủ ý chính.
- Thường nhận xét không quá 8 dòng, trừ những bảng số liệu có nhiều dữ kiện,

nhiều năm, nhiều đối tượng…thì dài hơn nhưng không được vượt quá 1 trang giấy.
- Nên xuống dòng ở mỗi ý, mỗi yếu tố.
Trang 16
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
3.4.1. Biểu đồ cột và đường: Thường có những nhận xét giống nhau
- Đối với bảng đơn vị chỉ có một yếu tố: Tăng hay giảm? Tăng (giảm) liên tục
hay không? Và tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy năm đầu và năm cuối của bảng số liệu là
chính). Sau đó mới đi vào từng giai đoạn liền nhau: Tăng (giảm) bao nhiêu? Để xác
định sự tăng (giảm) ta sử dụng phương pháp trừ hoặc sử dụng phương pháp chia để
thấy được sự hơn kém nhau bao nhiêu lần, lấy năm đầu trừ hoặc chia cho năm cuối.
Nên xuống hàng ở mỗi giai đoạn.
- Có 2 yếu tố trở lên: Nhận xét giống như trên cho từng yếu tố. Sau đó nhận
xét mối liên quan giữa hai hay nhiều các yếu tố.
3.4.2. Biểu đồ hình tròn:
- Trường hợp chỉ có một vòng: Thì nhận xét yếu tố nào lớn nhất sau đó đến
yếu tố thứ 2, thứ 3…và thấp nhất. Yếu tố lớn nhất so với tổng thể ra sao (vượt xa, ưu
thế hay chỉ nhỉnh hơn các yếu tố khác), và lớn nhất gấp nhỏ nhất bao nhiêu lần?
- Trường hợp có hai vòng trở lên: So sánh từng phần xem tăng hay giảm? (lưu
ý tỷ trọng và số lượng thật có thể tăng hoặc giảm khác nhau), Sự tăng (giảm) đó
nhiều hay ít, bao nhiêu? Rồi sau đó xếp hạng về thứ bậc 1,2,3…(độ lớn, nhỏ) có thay
đổi không hay vẫn giữ thứ tự như cũ. Và thay đổi thế nào?
3.4.3. Biểu đồ hình miền:
- Hàng dọc: Lần lượt nhận xét từng yếu tố một tăng (giảm) ra sao? Và tăng
(giảm) bao nhiêu?
- Hàng ngang: Yếu tố nào lớn nhất sau đó là các yếu tố thứ 2, thứ 3…cho đến
cuối cùng. Sau đó đi đến kết luận chung.
3.5. Cách vẽ các dạng biểu đồ:
3.5.1. Biểu đồ hình cột: Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về quy mô khối
lượng của một hay một số đối tượng địa lý hoặc sử dụng để thể hiện tượng quan về
độ lớn giữa các đại lượng.

Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích…của một số tỉnh, vùng, nước…
hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, điện, than…) của một số địa phương qua
một số năm.
* Các bước tiến hành vẽ biểu đồ hình côt:
- Vẽ hệ trục tọa độ (Trục Y,X hay trục giá trị và trục định loại). Trục giá trị thể
hiện đơn vị của các đại lượng và phải ghi giá trị cao hơn giá trị ghi trong bảng số liệu
và phải ghi rõ danh số (ví dụ: nghing tấn, triệu kw/h, hay % ) ở đầu cột hay dọc theo
cột). Trục định loại thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau, Trong trường
hợp trục X-trục định loại thể hiện các mốc thơig gian (năm) thì cần phải chia các mốc
thời gian trên trục X tương ứng với các mốc thời gian cho trong bảng số liệu.
- Ghi rõ gốc tọa độ. Bởi vì có nhiều trường hợp ta chọn gốc tọa độ khác 0. Nếu
có chiều âm thì phải ghi rõ.
- Tính độ cao của từng cột cho đúng tỷ lệ rồi thể hiện trên giấy.
- Bề ngang các cột phải bằng nhau.
- Hoàn thiện biểu đồ (Ghi các số liệu tượng ứng trên đầu mỗi cột-biểu đồ cột
đơn, thiết kế chú thích và ghi tên biểu đồ). Để ghi tên biểu đồ chính xác cần dựa vào
yêu cầu của đề bài.
* Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp:
- Biểu đồ cột đơn.
Trang 17
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
- Biểu đồ cột chồng.
- Biểu đồ cột đơn gộp nhóm.
- Biểu đồ thanh ngang.
3.5.2. Biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường biểu diễn): Dạng
này các đối tượng được thể hiện thường có mối quan hệ nhất định với nhau. Vì vậy
khi chọn tỷ lệ cho mỗi đối tượng cần chú ý làm sao cho biểu đồ cột và đường biểu
diễn không tách xa nhau thành hai khối riêng biệt.
Ví dụ: Biểu đồ kết hợp về diện tích và sản lượng lúa năm 2007…vv.
* Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ kết hợp:

- Vẽ hệ trục tọa độ (Trục Y,X hay trục giá trị và trục định loại). Trục giá trị thể
hiện đơn vị của các đại lượng và phải ghi giá trị cao hơn giá trị ghi trong bảng số liệu
và phải ghi rõ danh số (ví dụ: nghing tấn, triệu kw/h, hay % ) ở đầu cột hay dọc theo
cột). Trục định loại thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau, Trong trường
hợp trục X-trục định loại thể hiện các mốc thơig gian (năm) thì cần phải chia các mốc
thời gian trên trục X tương ứng với các mốc thời gian cho trong bảng số liệu.
- Ghi rõ gốc tọa độ. Bởi vì có nhiều trường hợp ta chọn gốc tọa độ khác 0. Nếu
có chiều âm thì phải ghi rõ.
- Vẽ biểu đò cột
- Vẽ đường biểu diễn
- Hoàn thiện biểu đồ (Ghi số kiệu, thiết kế chú thích, ghi tên biểu đồ)
* Một số dạng biểu đồ kết hợp:
- Kết hợp giữa cột và đường.
- Kết hợp giữa cột chồng và đường.
3.5.3. Biểu đồ đường (Đồ thị): Là biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát
triển, sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian.
* Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ đường – Đồ thị:
- Vẽ hệ trục tọa độ (Trục Y,X hay trục giá trị và trục định loại). Trục giá trị thể
hiện đơn vị của các đại lượng và phải ghi giá trị cao hơn giá trị ghi trong bảng số liệu
và phải ghi rõ danh số (ví dụ: nghing tấn, triệu kw/h, hay % ) ở đầu cột hay dọc theo
cột). Trục định loại thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau, Trong trường
hợp trục X-trục định loại thể hiện các mốc thơig gian (năm) thì cần phải chia các mốc
thời gian trên trục X tương ứng với các mốc thời gian cho trong bảng số liệu.
- Ghi rõ gốc tọa độ. Bởi vì có nhiều trường hợp ta chọn gốc tọa độ khác 0. Nếu
có chiều âm thì phải ghi rõ.
- Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu
các điểm mốc trên hai trục tọa độ. Sau đó dùng thước để nối các điểm mốc đó lại với
nhau, ta được các đường biểu diễn.
- Hoàn thiện biểu đồ (Ghi số liệu, thiết kế chú thích, ghi tên biểu đồ).
3.5.4. Biểu đồ hình tròn: Thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của

một tổng thể và quy mô của đối tượng cần trình bày. Chỉ được thực hiện khi đánh giá
trị tính toán của các đại lượng được tính bằng phần % và các giá trị thành phần cộng
lại bằng 100%.
Ví dụ: Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt
Nam…vv.
* Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn:
Trang 18
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
- Xử lý số liệu (nếu số liệu của bài cho là số liệu thô, ví dụ như tỷ đồng, triệu
người…thì ta phải đổi sang số liệu tinh quy về dạng %).
- Xác định bán kính của hình tròn:
+ Giả sử diện tích hình tròn thứ nhất là: S
1
= ¶ R
1
2
+ Giả sử diện tích của hình trong thứ hai là: S
2
= ¶ R
2
2
S
1
¶ R
1
2
+ Ta có tỷ lệ thức: S
2
¶ R
2

2
 R
2
= S
2
R
1
2
: S
1
- Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỷ lệ và trật tự của các thành
phần có trong đề bài cho (lưu ý: toàn bộ hình trong là 360
0
tương ứng với tỷ lệ 100%.
Như vậy, 1% tương ứng với 3.6
0
trên hình tròn).
- Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều
thuận với chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự của các thành phần của các biểu đồ
phải giống nhau để tiện so sánh.
- Hoàn thiện biểu đồ (Ghi tỷ lệ của các thành phần lên biểu đồ, chọn ký hiệu
thể hiện trên biểu đồ, thiết kế chú thích, ghi tên biểu đồ).
* Một số dạng biểu đồ hình tròn:
- Biểu đồ hình tròn (như đã giới thiệu ở trên).
- Biểu đồ hai nửa hình tròn.
- Biểu đồ hình vằn khăn.
3.5.5. Biểu đồ hình miền: Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại
biểu đồ này thể hiện được cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ
biểu đồ là một hình chữ nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành các miền
khác nhau.

Ví dụ: Biểu đồ về sự thay đổi có cấu giá trị sản lượng của các ngành nông
nghiệp nhóm A và nhóm B thời kỳ 1998 – 2007…vv
* Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ:
- Vẽ khung biểu đồ (một hình chữ nhật phù hợp với khổ giấy)
- Chia tỷ lệ giá trị trên trục đứng sao cho phù hợp và chia khoảng cách năm
trên trục ngang sao cho tỷ lệ, năm đầu tiên nằm ngay gốc tọa độ.
- Vẽ ranh giới các miền. Vẽ thứ tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên.
- Hoàn thiện biểu đồ (Thiết kế chú thích, ghi tên biểu đồ…)
3.6. Một số ví dụ cụ thể:
Bài tập 1:
Dựa vào bảng số liệu: Hiện trạng lao động và việc làm ở nước ta năm 1995.
(Đơn vị: Triệu người)
Cả nước Thành thị Nông thôn
Tổng số lao động. 37 9 28
Số người có việc làm. 31 7 24
Số người cần giải quyết việc làm. 6 2 4
- Hãy vẽ biểu đồ (hình cột) thể hiện rõ nhất mối quan hệ: Tổng số lao động, số
lao động có việc làm và số lao động cần giải quyết việc làm ở cả 3 khu vực (Cả nước,
Thành thị, Nông thôn) năm 1995 ?
Trang 19
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
- Qua biểu đồ, anh (chị) có thể rút ra những nhận xét gì về hiện trạng lao động
và việc làm ở nước ta ?
Gợi ý:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ: TỔNG SỐ LAO ĐỘNG, SỐ LAO
ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM VÀ SỐ LAO ĐỘNG CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM Ở 3 KHU VỰC.
Triệu lao động

37

40

28
30
20
10
0
Cả nước Thành thị Nông thôn

Chú thích:
Số người cần giải quyết việc làm
Số người có việc làm.

Nhận xét:
Năm 1995 cả nước có 37 triệu lao động. Số người chưa có việc làm là 6 triệu
người (chiếm 16.2% lực lượng lao động của cả nước). Đây là tỷ lệ khá cao.
Khu vực thành thị có 9 triệu lao động, trong đó có 2 triệu chưa có việc làm
(chiếm 22.2% số lao động thành thị). Cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước 6%.
Khu vực nông thôn có 28 triệu lao động , trong đó số người cần phải giải quyết
việc làm là 4 triệu (chiếm 14.3% số lao động ở nông thôn).
Ngoài 6 triệu lao động cần phải giải quyết việc làm, hàng năm có khoảng 1.1-
1.2 triệu lao động đến tuổi lao động cần có việc làm, đây là một khó khăn lớn đối với
nước ta. Vì vậy, giải quyết việc làm là một chiến lược quan trọng trong sự phát triển
kinh tế – xã hội hiện nay.
Bài tập 2: Dựa vào bảng số liệu sau:
Trang 20

31
6
7

24
9
4
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 2006 so với tháng 12 năm 2005
(Đơn vị: %)
Chỉ số
giá tiêu
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Chỉ số
chung
101,2
103,
3
102,8
103,
0
103,
6
104,
0
104,
4
104,
8
105,1 105,4 106,0 106,6
Lương
thực
102,1

103,
8
104,
0
104,
4
104,
7
104,
9
105,
3
105,6 106,0 107,4 111,5 114,1
Thực
phẩm
101,
4
105,2
104,
0
104,2
104,
3
104,
7
105,2
105,
3
104,
6

104,9
105,
3
105,5
Giá vàng
104,
0
109,6 111,6 116,9
137,
6
129,9 125,8 128,6 125,0 121,1 123,2 127,2
Giá đô la
Mỹ
100,0 100,1 100,0 100,1 100,9 100,6
100,
4
100,5 100,6 100,8 101,0 101,0
a). Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện chỉ số giá tiêu dùng của nước ta trong năm
2006?
b). Nhận xét về tình hình biến động chỉ số giá tiêu dùng và các mặt hàng thiết
yếu của nước ta trong năm 2006?
G ợi ý:
a). Vẽ biểu đồ:
b). Nhận xét:
- Chỉ số giá tiêu dùng nước ta tăng liên tục qua các tháng trong năm 2006
(tháng 12/2006 tăng 6,6% so với cuối năm 2005).
- Giá vàng tăng cao nhất (tháng 12/2006 tăng 27,2% so với cuối năm 2005),
trong đó tăng mạnh ở các quí II và quí III.
- Giá đô la Mỹ tương đối ổn định, tăng thấp đáng kể so với giá vàng và giá các
mặt hàng khác (tháng 12/2006 chỉ tăng 1% so với cuối năm 2005).

- Giá lương thực tăng mạnh vào các tháng cuối năm nên tháng 12/2006 tăng
14,1% so với cuối năm 2005.
- Giá thực phẩm tương đối ổn định, tăng xấp xỉ với chỉ số giá tiêu dùng (tháng
12/2006 tăng 5,5% so với cuối năm 2005).
Trang 21
100
105
110
115
120
125
130
135
140
12/05
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12
Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng của nước ta trong năm 2007
Lương
thực
Thực
phẩm
Chỉ số chung
USD
%
Giá vàng
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
Bài tập 3: Cho bảng số liệu dưới đây:
Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: (tỉ đồng)

Năm Tổng số
Chia theo khu vực kinh tế
Nông, lâm, ngư
nhiệp.
Công nghiệp,
xây dựng
Dịch vụ
1989 27.643 11811 6.444 9.381
1997 295.696 77.520 92.357 125.819

a - Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong
nước của Việt Nam thời kì 1989 - 1997
b - Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu tổng sản
phẩm trong nước dựa vào số liệu và biểu đồ đã vẽ.
G ợi ý:
a/ Vẽ biểu đồ:
* Chọn biểu đồ hình tròn: hai hình tròn có bán kính khác nhau
+ Xử lí bản số liệu thô thành tinh (%) để thể hiện về cơ cấu Tổng sản phẩm trong
nước theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: (%)
Năm Tổng số
Chia theo khu vực kinh tế
Nông, lâm, ngư
nhiệp.
Công nghiệp, xây
dựng
Dịch vụ
1989 100 42,8 23,3 33,9
1997 100 26,2 31,2 42,6


+ Tính bán kính của từng vòng tròn có thể cho bán kính hình tròn năm 1989 =
1cm, thì bán kính hình tròn năm 1997 là:3,3cm dựa vào cách tính sau:
Cho : vòng tròn năm 1989 có diện tích s
1
, bán kính r

; vòng tròn năm 1989 có
diện tích s
2
, bán kính r
2
Thì :
1
2
s
s
=
27643
295696
= 10,7 =
2
1
2
2
r
r
×
×
π
π

Cho r
1
=1cm , thì :
2
2
r
= 10,7


r
2
=
7,10
= 3,3 cm
* Yêu cầu của vẽ biểu đồ :
+ hai biểu đồ tròn có tỷ lệ diện tích tương ứng với tỷ lệ tổng sản phẩm trong nước
của 2 năm
+ Tên biểu đồ
+ chính xác các quạt thể hiện
+ kí hiệu, ghi chú
+ đẹp (rõ, sạch)


Trang 22
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM CỦA NƯỚC TA NĂM
1989VÀ NĂM 1997
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý




b/ Nhận xét:
- Tốc độ tăng trưởng rất nhanh:10,7 lần
- Có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu tổng sản phẩmtheo các ngành
+ Nông lâm ngư giảm ( )
+ Dịch vụ tăng ( )
+ Công nghiệp xây dựng tăng ( )
- Giải thích :
+ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên là phù hợp với xu hướng chung của quá
trình phát triển kinh tế
+ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên là do công cuộc đổi mới kinh tế xã hội
của đất nước ta.
4. Rèn luyện kỹ năng cách làm bài:
4.1. Phân bố thời gian cho đề thi :
Tức là phân bố thời gian cho các câu hỏi trong đề thi một cách hợp lý, thời gian
phải tương xứng với câu hỏi, thường câu được nhiều điểm hơn thì thời gian giành cho
câu đó cũng sẽ nhiều hơn. Việc phân bố thời gian cho các câu hỏi hợp lý giúp cho
học sinh tránh sa đà vào một hay hai câu hỏi mà bỏ các câu còn lại, dẫn đến bài làm
không hoàn chỉnh, không đủ thời gian để trả lời hết tất cả các câu hỏi trong đề thi.
Thực tế cho thấy rằng những bài làm hoàn chỉnh 1 → 2 câu hỏi mà bỏ các câu
còn lại thì kết quả thường kém hơn những bài làm hết tất cả các câu, mặc dù nội dung
trả lời các câu hỏi đó chưa thật tốt. Vậy, khi làm bài học sinh nên theo quan điểm "
Xấu đều hơn tốt lỏi ".
4.2. Đọc và nhận dạng đề thi:
Trang 23
42.8%33.9%
23.3%
42.6%
26.2%
31.2%
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý

Đây là khâu hết sức quan trọng, đọc kỹ đề xem đề hỏi vấn đề gì?, thuộc dạng
câu hỏi nào? (nêu, trình bày, phân tích, chứng minh, so sánh, giải thích, tổng hợp ),
nội dung câu hỏi đó được giới hạn bởi những vấn đề gì? phần này nên giành vài
phút để tìm hiểu, nó giúp cho học sinh không trả lời lan man, sai lệch với yêu cầu của
đề thi, vì vậy sẽ tránh được mất thời gian quí báu trong khi làm bài, đủ thời gian cho
các câu hỏi trong đề thi.
4.3. Phác thảo đề cương cho các câu hỏi:
Đây là khâu rất cần thiết, khi phác thảo được đề cương cho các câu hỏi, nó
giúp cho học sinh tránh được những ý bỏ sót, ý thừa và bố trí thời gian hợp lý hơn.
Đề cương nên làm ra nháp, trước hết là những ý lớn, ý nhỏ, rồi ý chi tiết hơn, thậm
chí cả những số liệu cần thiết cũng được ghi ra Sau đó dựa vào đề cương để trả lời
cụ thể cho từng ý, từng câu hỏi chọn vẹn và hoàn chỉnh.
4.4. Diễn đạt nội dung trả lời của câu hỏi:
- Yêu cầu trả lời đầy đủ, có dẫn dắt và chứng minh cụ thể, có liên hệ thực tế,
hạn chế dùng lời hoa mỹ.
- Trong khi trả lời câu hỏi thể hiện rõ được các chủ đề, chủ điiểm và giữa các
chủ đề, chủ điểm phải có những câu liên kết, dẫ dắt.
Trả lời như vậy chính là biết cách trình bày lôgíc, khoa học, người chấm rất dễ
dàng, chấm chính xác và không bao giờ bị trừ điểm vì những ký tự đầu dòng.
5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh :
Việc kiểm tra đánh giá học sinh giúp giáo viên hiểu rõ việc học tập của học
sinh, phát hiện những thiếu sót trong kiến thức và kĩ năng để kịp thời sửa chữa. Qua
đó, giúp học sinh tự khẳng định mình và giúp giáo viên thấy được những thành công,
những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong giảng dạy.
Có thể sử dụng các hình thức kiểm tra : trình bày miệng, kiểm tra 15 đến 30
phút, kiểm tra việc làm bài tập về nhà, đặc biệt trong quá trình bồi dưỡng tổ chức
kiểm tra viết dưới dạng một đề thi (từ 120 đến 180 phút). Hình thức kiểm tra này
ngoài việc đạt được mục đích yêu cầu trên còn có tác dụng rèn luyện chữ viết, cách
sử dụng từ ngữ, chính tả và hành văn cho học sinh, đồng thời làm quen với các dạng
đề thi.

6. Các biện pháp hỗ trợ khác:
Bố trí phòng học, lập thời khoá biểu không quá 6 tiết/tuần/bộ môn, ưu tiên cho
những Giáo viên dạy nhiều giờ chính khoá hoặc có hoàn cảnh xa trường…vv
Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián
tiếp: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm …
cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như bớt tiết
nghĩa vụ, bớt công tác kiêm nhiệm, bồi dưỡng thoả đáng cho giáo viên, tuyên dương
khen thưởng kịp thời …
Tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện, Hội cha mẹ học sinh, Hội
khuyến học, Hội cựu học sinh và các Mạnh thường quân để tạo nguồn kinh phí khen
thưởng thoả đáng cho những Giáo viên và học sinh có thành tích trong công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Trang 24
Một số biện pháp và kinh nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
Giáo dục luôn là yếu tố then chốt thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Thực tế ngày càng khẳng định việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển nhân tài của đât nước. học sinh giỏi
là yếu tố thúc đẩy chất lượng giáo viên của nhà trường.
Giáo viên giỏi là lực lượng nòng cốt, trụ cột trong nhà trường, quyết định công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Do đó, kế hoạch bồi dưỡng, tạo mọi điều kiện để các
giáo viên nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp.
Thực tế cho thấy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và môn Địa lý nói
riêng muốn đạt hiệu quả cần phải được coi trọng và thực hiện tốt những công việc
chủ yếu sau:
- Biết phát hiện và chọn đúng đối tượng học sinh giỏi nhằm đánh giá đúng
năng lực học tập của học sinh, làm cơ sở cho việc bồi dưỡng đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng chương trình và nội dung bồi dưỡng vừa mang tính bao quát vừa
mang tính trọng tâm để xác định những vấn đề cần bồi bổ, nâng cao kiến thức cho

học sinh. Cần quan tâm thực hiện nguyên tắc dạy học liên môn để giúp học sinh biết
khai thác và mở rộng kiến thức.
- Quán triệt và thực hiện tốt phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ
cho bài giảng.
- Trong quá trình bồi dưỡng cần tập trung rèn luyện những kỹ năng bộ môn
cho học sinh qua câu hỏi thảo luận, làm bài tập, kiểm tra đánh giá… vv giúp học sinh
biết cách giải quyết vấn đề đặt ra.
- Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Sở Giáo dục và Đào tạo, chính
quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương, Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học
vv đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm tạo nguồn kinh phí khen thưởng
kịp thời, thoả đáng cho những Giáo viên và học sinh đạt thành tích trong kỳ thi chọn
học sinh giỏi các cấp.
II. Kiến nghị, đề xuất:
Hàng năm, ngành cần mở các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ môn Địa
lý cho tất cả giáo viên đang dạy Địa lý vì thông qua các lớp tập huấn, đặc biệt là tập
huấn về chuyên môn mỗi giáo viên có cơ hội học tập, tiếp thu được nguồn kiến thức
mới, bổ ích phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Cần tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đạt thành tích trong các kỳ thi
chọn học sinh giỏi được đi tham quan để nâng cao kiến thức thực tế.
Các chế độ khen thưởng và hình thức khen thưởng đối với giáo viên bồi dưỡng
và học sinh đạt giải cần kịp thời và đa dạng hơn. Qua đó, động viên, khích lệ kịp thời
tinh thần giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Có biện pháp tăng cường cơ sở vật chất cho các trường. Để khuyến khích,
động viên học sinh giỏi Nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng như cấp học bổng, tạo
điều kiện để có thầy dạy giỏi, những học sinh giỏi.
Sở GD&ĐT cần có kế hoạch, tài liệu giúp giáo viên định hướng được nội dung
cụ thể bồi dưỡng học sinh giỏi. Khắc phục hiện tượng “mò mẫm” khi dạy học sinh
giỏi. Cần có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn cho giáo viên.
PHẦN IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trang 25

×