Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy tự nhiên và xã hội lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.51 KB, 9 trang )

TÊN SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Để cung cấp kiến thức hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con
người thì môn tự nhiên xã hội có vai trò quan trọng. Nhưng trong thực tế thì còn
khá nhiều học sinh sau khi học xong nội dung bài thì đã quên mất kiến thức hay
chỉ nhớ mơ hồ. Không hình thành được kĩ năng kiến thức cơ bản để các em vận
dụng vào cuộc sống hàng ngày của các em, vì các em không nhớ những khái
niệm ban đầu, những đặc điểm, những ích lợi cơ bản để các em áp dụng vào
cuộc sống hàng ngày và học tập các môn học khác có liên quan. Chính vì thế tôi
xin trình bày ý kiến của mình một số giải pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy Tự
nhiên và xã hội lớp 3.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Trong quá trình nghiên cứu Sáng kiến này được triển khai chỉ đạo thực
hiện giảng dạy ở toàn khối 3 Trường Tiểu học Chà Là môn Tự nhiên và xã hội
lớp 3.
3. Mô tả sáng kiến:
3.1. Thực trạng.
Qua 3 năm được Nhà trường phân công phụ trách chỉ đạo công tác chuyên
khối 3, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy môn tự
nhiên và xã hội như sau:
3.1.1. Thuận lợi.
Được sự quan tâm chỉ đạo của sâu sát của lãnh đạo Phòng Giáo dục và
Ban giám hiệu nhà trường.
Cán bộ giáo viên của trường nhiệt tình giảng dạy, học hỏi đổi mới phương
pháp giảng dạy.
Nhà trường có khá đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy
học.
3.1.2. Khó khăn


Còn một số giáo viên tay nghề còn yếu chưa có kinh nghiệm trong giảng
dạy nên việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao.
Một số giáo viên còn ngại khó chưa nhiệt tình tìm hiểu mở rộng kiến thức
cho học sinh, chủ yếu là truyền thụ cho học sinh một chiều trên lí thuyết, xây
dựng cấu trúc bài dạy chưa hay làm cho học sinh khó hiểu bài, việc hình thành
kĩ năng kiến thức cơ bản cho học sinh còn nhiều hạn chế.
Còn một số phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc học của con em
mình, giao phó cho thầy cô giáo.
Kết quả giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội năm học 2010 – 2011, đã được
tổ chuyên môn tổng hợp đánh giá nhận xét ở toàn khối 3 của trường có kết quả
như sau:
BẢNG TỔNG HỢP HỌC LỰC MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
NĂM HỌC: 2010 - 2011
TT
Tổng số
học sinh
Hoàn
thành A
+
Tỉ lệ
Hoàn
thành A
Tỉ lệ
Ghi
chú
1 153 45 29,4% 108 70,6%
3.2. Một số vấn đề cần khắc phục trong việc xây dựng cấu trúc bài dạy
Tự nhiên và xã hội ở lớp 3.
Trong việc soạn giáo án và xây dựng cấu trúc bài dạy của giáo viên từ khi
thay sách đến nay phần lớn là giáo viên dựa trên cơ sở lấy phương pháp đặt tên

cho các hoạt động bài dạy thực hiện như thế làm cho giáo viên trình bày bảng
không hay, đặt biệt là học sinh rất khó nhớ nội dung kiến thức của bải. Sau đây
là cấu trúc của bài dạy của giáo viên thường hay sử dụng từ trước đến nay.
Ví dụ 1: Bài 4: Phòng bệnh đường hô hấp
Hoạt động 1: Động não
Kết luận: Tất cả các bộ phận của hô hấp đều có thể bị bệnh. Những bệnh
hô hấp thường gặp là bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi.
Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa
Kết luận:
Nguyên nhân chính: do nhiễm lạnh, nhiễm trùng hay biến chứng của các
bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi )
Cách đề phòng: giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng; giữ nơi ở đủ ấm,
thoáng khí tránh gió lùa; ăn uống đủ chất, luyện thể dục thường xuyên.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi bác sĩ.
Ví dụ 2: Bài 44: Rễ cây (tiếp theo)
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng
thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường
Qua cấu trúc bài dạy như hai ví dụ trên theo hướng lấy phương pháp đặt
tên cho hoạt động bài dạy, nếu giáo viên trình bày bảng như thế thì học sinh và
người ngoài nhìn vào rất khó hiểu về nội dung của bài dạy. Như thế khi ta đặt
câu hỏi để hỏi học sinh về mục tiêu của bài thì phần lớn là số học sinh khá giỏi
mới trả lời được, số học sinh trung bình và yếu không nhớ bài và không trả lời
được. Vì tên của các hoạt động nó không ứng với các mục tiêu bài của bài, nội
dung của bài làm cho học sinh khó nhớ bài do không có tên nội dung chính của
đề mục đó.
Ví dụ như dạy hoạt động 2 của bài 44: Rễ cây (tiếp theo)
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.

Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường
Nhìn vào ta không hiểu được, vì tên hoạt động tên của phương pháp khi dạy
hoạt động đó còn kết luận thì là mục tiêu kiến thức cần truyền đạt cho học sinh.
Khi giáo viên đặt câu hỏi thì phải đặt hỏi để củng cố kiến thức nội dung bài thì
đặt câu hỏi thì phải dựa vào mục tiêu để hỏi (ví dụ: Em hãy nêu lợi ích của một
số rễ cây ?).
Chúng ta thấy rõ là bất cập ở vấn đề này mà cần phải thiết kế lại cấu trúc
bài dạy Tự nhiên và xã hội để học sinh dể hiểu bài hơn trong việc hình thành
kiến thức kĩ năng cơ bản cho các em học sinh.
3.3. Nội dung cấu trúc bài dạy Tự nhiên và xã hội ở lớp 3.
Nhằm khắc phục một số vấn đề nêu trên, theo ý kiến của bản thân tôi cần
xây dựng cấu trúc bài dạy là phải dựa trên cơ sở mục tiêu bài dạy, đặt tên cho
các hoạt động trong bài dạy nên dựa vào mục tiêu của hoạt động đó mà đặt tên.
Ta sẽ có nhiều ưu thế hơn việc dựa vào phương pháp, trừ việc phần củng có bài
thì lấy tên phương pháp đặt tên cho hoạt động đó là: Hoạt động chơi trò chơi.
Các ưu thế hơn cụ thể:
Một là, giáo viên trình bày dạy có hệ thống hơn, học sinh dễ hiểu bài nhất
là trong việc hình thành kiến thức kĩ năng cơ bản để rèn kĩ năng vào cuộc sống
hàng ngày của các em.
Hai là, khi giáo viên đặt câu hỏi củng cố kiến thức nội dung bài dựa vào
mục tiêu thì học sinh nhớ ngay đến nội dung các em đã học.
Ba là, khi giáo viên giảng dạy rất dễ xát định mục tiêu của bài theo từng
hoạt động.
Vì vậy khi dạy một bài Tự nhiên xã hội ta phải lựa chọn tên các hoạt động
đảm bảo phù hợp với mục tiêu của bài và của hoạt động đó. Khi ta nhìn vào bài
dạy theo cấu trúc đặt tên hoạt động dựa vào mục tiêu ta rất dễ xác định mục tiêu
của bài, thể hiện qua hai ví dụ như sau:
Ví dụ 1: Bài 4: Phòng bệnh đường hô hấp
Hoạt động 1: Một số bệnh về đường hô hấp
Kết luận: Tất cả các bộ phận của hô hấp đều có thể bị bệnh. Những bệnh

hô hấp thường gặp là bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi.
Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh về đường hô hấp
Kết luận:
Nguyên nhân chính: do nhiễm lạnh, nhiễm trùng hay biến chứng của các
bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi )
Cách đề phòng: giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng; giữ nơi ở đủ ấm,
thoáng khí tránh gió lùa; ăn uống đủ chất, luyện thể dục thường xuyên.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi bác sĩ.
Ví dụ 1: Bài 44: Rễ cây (tiếp theo)
Hoạt động 1: Chức năng của rễ cây
Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng
thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
Hoạt động 2: Lợi ích của rễ cây
Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường
Như vậy khi dạy giáo viên dựa vào cấu trúc bài dạy để hệ thống kiến thức
một cách rất nhẹ nhàng và học sinh sẽ biết được mục tiêu của bài học hình thành
kĩ năng áp dụng vào cuộc sống. Ví dụ khi dạy bài 4: Phòng bệnh đường hô hấp,
giáo viên dạy các hoạt động của bài và hỏi học sinh các câu hỏi để kết luận các
hoạt động. Hoạt động: Em hãy kể tên một số bệnh về đường hô hấp? Hoạt động
2: Nêu nguyên nhân chính gây bệnh về đường hô hấp? Nêu cách phòng bệnh về
đường hô hấp? Dựa vào các hoạt động vừa học, học sinh trả lời rất dễ dàng từ
đó giáo viên liên hệ thực tế để giáo dục cho các em áp dụng vào cuộc sống hàng
ngày của các em.
4. Kết quả hiệu quả mang lại
Qua việc áp dụng dạy theo cấu trúc lấy mục tiêu của các hoạt động để đặt
tên cho các hoạt động bài dạy Tự nhiện xã hội lớp 3 ở trường Tiểu học Chà Là
từ đầu năm học 2011 - 2012 đến nay đã đem lại kết quả rất khả quan.
Giáo viên giảng dạy nhẹ nhàng hơn trong việc hình thành kiến thức, kĩ
năng cơ bản, học sinh dễ hiểu bài hơn, chất lượng được nâng cao hơn, đặc biệt là
sau khi học xong bài học là đại đa số học sinh hiểu bài, áp dụng kiến thức đã học

để rèn kĩ năng cho bản thân của các em và tuyên truyền cho gia dình và mọi
người xung quanh thực hiện theo.
Qua việc thống kê kết quả học lực môn Tự nhiên xã hội cuối năm học
2011 – 2012 ta thấy chất lượng nâng lên khá cao so với năm trước.
So sánh chất lượng học lực môn Tư nhiên xã hội qua 2 năm theo bảng số
liệu trên cho ta thấy chất lượng năm sau có số học sinh hoàn thành A
+
tăng hơn
1,5 lần trước. Ngoài ra còn có khá nhiều học sinh biết áp dụng kiến thức đã học
để rèn kĩ năng sống của mình như: vệ sinh thân thể phòng ngừa các loại bệnh mà
các em đã học, biết về các thế hệ trong gia đình, biết về đặc điểm bên ngoài của
thực vật, động vật, biết về những động vật gây hại và cách diệt chúng
BẢNG TỔNG HỢP HỌC LỰC MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
NĂM HỌC: 2010 - 2011, 2011 - 2012
Năm học
Tổng số
học sinh
Hoàn thành
A
+
Tỉ lệ
Hoàn thành
A
Tỉ lệ
10 – 11 153 45 29,4% 108 70,6%
11 - 12 165 79 47,9% 86 52,1%
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Từ việc dạy theo cấu trúc lấy mục tiêu của các hoạt động để đặt tên cho
các hoạt động bài dạy Tự nhiện xã hội lớp 3 ở trường Tiểu học Chà Là từ đầu
năm học 2011 – 2012 đã có ảnh hưởng tác động rất lớn đến giáo viên và học

sinh.
Giáo viên: Giảng dạy bài cảm thấy rất nhẹ nhàng trong việc hình thành
kiến thức kĩ năng cho học sinh, tạo nên sự hương phấn trong giảng dạy. Nâng
cao chất lượng giảng dạy về môn Tự nhiên xã hội và rèn kĩ năng sống cho học
sinh.
Học sinh: Giúp học sinh tự tin trong học tập và tích cực tham gia học tập,
học sinh đã có vốn kiến thức ban đầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản về
lĩnh vực tự nhiên và xã hội để các em áp dụng thực hành trong cuộc sống hàng
ngày của các em.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Tổ chức những cuộc hội thảo chuyên đề cấp huyện về các lĩnh vực, nhất
là lĩnh vực chuyên môn về đổi mới phương pháp giảng dạy để giáo viên rút kinh
nghiệm trong công tác giảng dạy.
Trên đây là sáng kiến về một số giải pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy Tự
nhiên và xã hội ở lớp 3 dựa vào mục tiêu hoạt động để đặt tên cho các hoạt động
của bài mà tôi đã rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện ở trường
Tiểu học Chà Là rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và đồng
nghiệp để tôi áp dụng chỉ đạo thực hiện ở trường mình được tốt hơn.
Xin thành thật biết ơn!
Ý kiến xác nhận
của Thủ trưởng đơn vị
Chà Là, ngày 06 tháng 03 năm 2013
Người viết
Ngô Văn Huy

×