Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.67 KB, 14 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI
1. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
Trong những năm qua, công ty gạch ốp lát Hà Nội đãđạt được những kết
quả nhất định, sản xuất kinh doanh liên tục có lãi. Mặc dù, còn gặp phải nhiều
khó khăn trong công tác sử dụng vốn lưu động, nhưng để khắc phục những khó
khăn đó công ty đã không ngừng vươn lên phát huy nội lực và tận dụng mọi
tiềm năng đểđạt được kết quả cao hơn trong thời gian tới. Cụ thể trong những
năm tới, công ty đề ra phương hướng tăng trưởng hàng năm khoảng từ 15%-
20%. Ngoài ra, công ty còn tìm những biện pháp tổ chức quản lý, sản xuất, khai
thác nhiều đơn đặt hàng trực tiếp để nâng cao hơn lợi nhuận, tạo điều kiện làm
việc tốt hơn cho cán bộ công nhân viên, tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước
và tăng thu nhập bình quân hàng năm.
Trên cơ sở những kết quảđãđạt được trong những năm qua, công ty đã xây
dựng kế hoạch dự kiến năm 2002 với tổng doanh thu đạt 242.716.208(nđ) trong
đó trả tín dụng Nhà nước 35.996.542(nđ), thu nhập bình quân 1.690.000
đồng/tháng.Trong những năm tới, công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm các
phương án phát triển mở rộng thị trường. Mục tiêu chiến lược của công ty là:
Nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể mở rộng thị trường của công ty tới
thị trường của các nước phát triển như: ý, Đức, Tây Ban Nha, Mỹ...
Tăng cường khâu tiếp thị, tích cực trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp
nguyên vật liệu phù hợp, giá rẻ, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong
nước để giảm chi phí, hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận.
Doanh thu tăng 15% -20% so với năm 2001, phấn đấu giảm giá thành, tăng
khả năng cạnh tranh.
Phấn đấu giảm khoản phải thu của khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo
tăng lượng hàng hoá tiêu thụ.
1
1
Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là việc nâng cao
hiệu quả sử dụng VLĐ.


2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử
dụng vốn lưu động tại công ty gạch ốp lát Hà Nội.
Qua phân tích, nghiên cứu tình hình tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ tại
công ty gạch ốp lát Hà Nội có thể thấy việc tổ chức và sử dụng VLĐ của công ty
còn một số hạn chế nhất định cần phải được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Với
thực tế nghiên cứu cùng với sự hiểu biết của mình, em xin mạnh dạn đưa ra một
sốý kiến nhằm tổ chức tốt hơn công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ tại công ty gạch ốp lát Hà Nội.
2.1. Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá VLĐ, đảm bảo việc chủđộng huy động
các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tăng cường hiệu quả của số VLĐ bỏ ra, điều quan trọng đối với mỗi
doanh nghiệp là phải xác định được nhu cầu VLĐ tối thiểu. Đó là lượng VLĐ
tối ưu vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục hiệu quả
vừa giúp cho công tác sử dụng VLĐđược chủđộng, hợp lý, tiết kiệm.
Thực trạng sử dụng VLĐ của công ty gạch ốp lát Hà Nội cho thấy công ty
chưa thực sự chủđộng trong công tác tổ chức và sử dụng vốn.Vốn lưu động của
công ty chủ yếu là vốn vay (chiếm 75,41% tổng nguồn VLĐ năm 2000 và chiếm
77,79% tổng VLĐ năm 2001). Việc sử dụng vốn vay như con dao hai lưỡi. Một
mặt nó giúp cho công ty có vốn để kinh doanh, mặt khác nó tạo nên gánh nặng
nợ nần mà chỉ khi hoạt động sản xuất kinh doanh bị xấu đi là sẽ biết hậu quả của
nó ngay vì tiền lãi phải trả rất lớn. Trong khi đó, nguồn VLĐ thường xuyên quáít
(chỉ chiếm 22,21% tổng nguồn VLĐ) làm công ty mất đi tính chủđộng trong
việc sử dụng vốn kinh doanh. Các khoản phải thanh toán chủ yếu phụ thuộc từ
luồng thu từ bán hàng hay vay của công nhân qua quỹ lương. Thực tế cho thấy
nếu hoạt động như vậy thì sẽ không có hiệu quả bền vững. Do đó, việc xác định
2
2
nhu cầu VLĐ là hết sức cần thiết. Để xác định được nhu cầu VLĐ một cách
chính xác, có thểđi theo hướng sau:
- Trước hết, công ty cần tính toán nhu cầu VLĐ cần thiết đó, tính

toán nhu cầu VLĐ cho từng khâu, từng khoản mục dựa trên các chỉ tiêu tài
chính của kỳ trước và dựđịnh về hoạt động của công ty trong kỳ kế hoạch để
từđó huy động đáp ứng VLĐ cho từng khâu từng khoản mục một cách đầy đủ,
kịp thời, tránh lãng phí vàđảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên
tục hiệu quả. Có nhiều cách để xác định nhu cầu VLĐ tối thiểu nhưng theo em
công ty Gạch ốp lát Hà Nội nên tính toán nhu cầu này theo phương pháp tính
toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự tính năm
kế hoạch. Phương pháp tính như sau:
Vnc = M1
L1
Trong đó:
Vnc : Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch
M1 : Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
L1 : Số vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch
Nhưđã phân tích ở trên, tổng mức luân chuyển vốn năm 2001 đã tăng
2,35% so với năm 2000, và dựa trên dựđịnh mở rộng sản xuất loại gạch ốp
tường nhiều hơn nữa, vì thực tế năm 2001 vừa qua, doanh thu tiêu thụ loại gạch
này đã tăng so với năm 2000, do vậy kế hoạch cho năm 2002 của công ty là sẽ
tăng doanh thu, tăng tổng mức luân chuyển vốn năm 2002 là 10%, tức là tổng
mức luân chuyển vốn năm 2002 là:
218.762.273.247 + (218.762.273.247 x 10%) = 240.638.500.571đ
Và số vòng quay VLĐ cũng tăng thêm 0,5 vòng so với năm 2001, tức
làđạt 3,7 vòng/ năm. Vậy nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch là:
240.638.500.571
Vnc = = 65.037.432.587 đ
3.7
3
3
Để xác định được nhu cầu VLĐ cần thiết năm kế hoạch cho từng khâu
kinh doanh theo phương pháp tính toán trên, công ty có thể căn cứ vào tỷ trọng

VLĐđược phân bổ hợp lý trên các khâu kinh doanh. Theo thống kê từ các năm
trước, tỷ trọng VLĐở các khâu kinh doanh như sau:
- VLĐ khâu dự trữ sản xuất: gồm giá trị các khoản NVL chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu động lực, công cụ lao động nhỏ, tổng cộng chiếm 10% tổng
VLĐ.
- VLĐ khâu sản xuất gồm giá trị các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,
tổng cộng chiếm 40% tổng VLĐ.
- VLĐ trong khâu lưu thông chiếm 50% tổng VLĐ.
Vậy nhu cầu VLĐ năm kế hoạch cho từng khâu kinh doanh là:
- Khâu dự trữ sản xuất: 65.037.432.587 x 10% = 6.503.743.259 đ
- Khâu sản xuất : 65.037.432.587 x 40% = 26.014.973.034 đ
- Khâu lưu thông : 65.037.432.587 x 50% = 32.518.746.294 đ
Cộng: 65.037.432.587 đ
Phương pháp này cóưu điểm là tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp
ước tính được nhanh chóng nhu cầu VLĐ năm kế hoạch để xác định nguồn tài
trợ phù hợp.
- Trên cơ sở nhu cầu VLĐ theo kế hoạch đã lập công ty cần có kế hoạch huy
động và sử dụng vốn sao cho chi phí vốn bỏ ra thấp nhất và thu được hiệu quả
cao nhất. ởđây cũng cần thấy rằng để quá trình SXKD được tiến hành thuận lợi
thì nguồn VLĐ thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp phải là nguồn vốn ổn
định có tính vững chắc. Từ thực trạng của công ty ta thấy, nguồn vay ngắn hạn
của công ty đãđược khai thác triệt để (chiếm 61,80% tổng nợ ngắn hạn), công ty
cần phải sử dụng nguồn vốn này một cách linh hoạt, hết sức khéo léo không nên
lạm dụng quá gây mất uy tín với khách hàng, vìđây là những khoản nợ dưới một
năm thậm chí một vài tháng nên công ty phải thường xuyên thay đổi chúng để
không bị biến thành con nợ khóđòi. Để thuận lợi cho công tác tính toán, công ty
4
4
nên áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để xác định nhu cầu
VLĐ của mình. Cụ thể như sau:

Doanh thu thuần của năm 2001 là 218.762.273.247 đồng, từđó ta có
tỷ lệ phần trăm của các khoản mục có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với doanh
thu như sau:
Tài sản % Nguồn vốn %
1.Tiền 0,3 1.Phải trả người bán 2,4
2.Các khoản phải thu 2
7,0
2.Thuế và các khoản nộp
NN
4,0
3.Hàng tồn kho 4,6 3.Phải trả CNV 0,7
4.Tài sản lưu động
khác
0,5 4.Phải trả phải nộp khác 0,8
Cộng 3
2,4
Cộng
7,9
Như vậy, cứ 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên, công ty cần
phải tăng 0,324 đồng VLĐđể bổ sung cho phần tài sản.
Cứ 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì công ty chiếm dụng
đương nhiên được 0,079 đồng.
Vậy thực chất 1 đồng doanh thu tăng lên, công ty cần bổ sung:
0,324 - 0,079 = 0,245 đồng
Vậy nhu cầu VLĐ cần huy động các nguồn khác ngoài nguồn chiếm
dụng cho kỳ kế hoạch là:
240.638.500.571 - 218.762.273.247 = 21.876.227.324 đồng
Sau khi xác định được nhu cầu VLĐ, cần xác định số vốn thừa thiếu để từđó
tìm nguồn tài trợ có lợi nhất đảm bảo cung ứng đầy đủ cho sản xuất với chi phí
sử dụng vốn thấp nhất.

- Khi thực hiện công ty cần căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng
VLĐđã tạo lập được làm cơ sởđiều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của
5
5

×