Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.02 KB, 22 trang )

Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nhiều năm học, Tin học đã được đưa vào giảng dạy ở các trường
phổ thông, Môn học Tin học ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang bò
cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó
trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với
phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kỹ năng sử dụng
máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn
Tin học nói chung, Tin học 12 nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học
sinh còn yếu về kỹ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn có một số học sinh
còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh
khác thực hành (nếu nhóm ngồi 2 em). Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu
cầu chất lượng.
Mặt khác, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng cần thiết
trong thời kỳ hội nhập, đây là một trong những kỹ năng giúp học sinh biết cách
làm việc tập thể, vì tập thể và hình thành thói quen tự giác cộng tác trong quá
trình làm việc. Kỹ năng này còn được đưa vào trường phổ thông như một trong
những nội dung các em cần có để có thể trở thành người biết cộng tác làm việc,
cũng chính là một trong những nội dung của việc “giáo dục toàn diện cho học
sinh”.
1. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 1
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát của bản thân tôi trong thời gian
giảng dạy thì đối với các tiết thực hành giáo viên giảng dạy gặp không ít
những khó khăn như sau:
- Vẫn còn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kỹ
năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn
rất ngại khi sử dụng máy để rèn luyện các kỹ năng, bởi đây là một môn học
mới.
- Số lượng học sinh trong một lớp học còn quá đông trên 40 học sinh một


lớp, diện tích phòng máy nhỏ hẹp, phòng máy có 24 máy, không khí trong
phòng máy không thoáng làm cho học sinh không tập trung vào bài thực
hành ảnh hưởng rất lớn trong quá trình giảng dạy và học tập.
- Nội dung trong các tiết thực hành còn rời rạc, chưa cho học sinh một bài
thực hành để sau khi hoàn thành đến sau bài tạo báo cáo là có một phần mềm
hoàn chỉnh, nên chưa kích thích học sinh tìm hiểu và thực hành.
- Thời gian thực hiện nội dung thực hành theo SGK là không đồng đều,
nhiều em làm rất nhanh do nắm kiến thức tốt, khoảng 20% còn lại làm rất
chậm. Muốn các em tích cực hoàn thành cũng là đều khó. Nên 80% còn lại
làm xong bài thì nói chuyện riêng hoặc ngồi chờ các bạn khác làm cho xong.
Chúng ta chưa tận dụng hết được thời gian của tiết thực hành.
Trong các năm học vừa qua tôi đã tiến hành nhiều biện pháp cho các tiết
thực hành hiệu quả, một trong những phương pháp ấy theo tôi là rất có hiệu quả
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 2
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
là giao bài tập lớn và cho nhóm làm bài tập đó theo các giờ trống ở các tiết
thực hành hay thay thế bái tập về nhà.
Vì vậy, mục đích của việc thực hiện sáng kiến là nhằm cho giáo viên
giao bài tập lớn cho từng nhóm, hướng dẫn học sinh phân chia công việc cho
nhóm và quan sát – kiểm tra việc hoàn thành từng phần của bài tập trong các
tiết thực hành. Ngoài ra còn rèn luyện thêm kỹ năng học tập theo nhóm, kỹ
năng làm việc với tập thể cho học sinh.
Đó là những sự cần thiết và mục đích mà tôi thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm: “Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn
Tin học lớp 12”. Với đề tài này, tôi trình bày một số kinh nghiệm của bản thân
trong việc giao bài tập lớn và kiểm tra việc hoàn thành của bài tập trong các
tiết thực hành của bộ môn Tin học lớp 12.
2. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Trong đề tài này, bản thân đã triển khai thực hiện trong quá trình giảng
dạy môn Tin Học lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Mai trong năm học 2012-

2013 và các năm trước đây.
Dựa vào nội dung đề tài, đã đóng góp ý kiến cho giáo viên giảng dạy
cùng môn, làm cho việc tổ chức thực hành ở các khối lớp khác trong trường với
bộ môn Tin học hiệu quả hơn, thiết thực hơn.
3. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 3
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1.1. CHUẨN BỊ CÁC BÀI TẬP VÀ MẪU CHO HỌC SINH
a) Chuẩn bò bài tập
Việc chuẩn bò bài tập là ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến phương pháp
này. Nếu chuẩn bò nội dung kém, dẫn đến học sinh ỷ lại không chòu làm bài
tập. Nếu là nội dung quá khó – vượt quá khả năng của học sinh thì dẫn đến bỏ
mặt, học sinh không hợp tác thực hiện.
Có thể chuẩn bò nhiều bài tập gần với cuộc sống, thiết thực khi hoàn
thành. Sau đó cho học sinh bốc thăm thì công bằng và khách quan nhất.
b) Làm mẫu cho học sinh quan sát
Giáo viên có thể trình bài một bài tập mẫu. Ở từng phần. Bài tập mày
giáo viên tự làm và thống nhất nội dung từ đầu đến cuối.
Cho học sinh quan sát cách làm, trình bày cho các em nhiệm vụ của từng
đối tượng trong chương trình, liên kết như thế nào để có được chương trình hoàn
chỉnh.
Ở nội dung này, khuyến khích học sinh sáng tạo theo cách riêng của
nhóm mình (20% số điểm) – Bằng cách các em tự tìm hiểu việc thực hiện một
phần mềm bằng M. Access trên Internet hay sách ở thư viện trường (Có rất
nhiều nội dung liên quan).
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 4
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
3.1.2. GIAO NHIỆM VỤ CHO TỪNG NHÓM
a) Phân chia nhóm

Hiện tại có rất nhiều cách để chia một nhóm thực hành: theo nhiệm vụ,
theo quy tắc ngẫu nhiên, theo số máy hoặc một số máy gần nhau, hoặc dùng
đơn vò tổ của học sinh để làm một hay một số nhóm, hoặc để học sinh tự
chọn, Nhưng theo tôi thì cách phù hợp với đặc thù bộ môn tin học với rất
nhiều tiết thực hành là chia vò trí chổ ngồi trước (Theo ý đồ của giáo viên, sắp
xếp xen kẻ học sinh khá, giỏi và học sinh có năng lực yếu) sau đó chi thành
nhóm. Nhóm này sẽ là nhóm cố đònh cho đến hết năm học.
b) Phân nhóm trưởng, hướng dẫn hoạt động nhóm
Sau khi chia nhóm, việc tiếp theo nên giao quyền và trách nhiệm cho
nhóm trưởng, trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm. Bởi đây là điều
quan trọng tạo nên thành công của hoạt động nhóm, chỉ khi nào tất cả các thành
viên của các nhóm thấy được trách nhiệm khi được điều động, hợp tác của mình
trong hoạt động tập thể trên thì mới phát huy hết mục đích của việc thực hành
theo nhóm.
Theo đó, nhóm trưởng phải là người bao quát toàn nhóm, theo dõi các
hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên, từ đó điều chỉnh - có ý kiến, điều
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 5
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
động thành viên nhóm để làm việc, mục đích cuối cùng là làm sao bài tập của
toàn nhóm được tốt nhất.
Các thành viên còn lại phải tuân thủ theo sự điều động, chỉ đạo của nhóm
trưởng, theo yêu cầu của bài tập và của giáo viên.
c) Giao bài tập, hướng dẫn thời gian làm bài tập
Sau khi hoàn thành thủ tục chi nhóm, giáo viên thực hiện việc tiếp theo
là giao bài tập và hướng dẫn thực hành bài tập.
Khi giao bài tập, giáo viên hướng dẫn nhóm trưởng phân chia thời gian và
thành viên hoàn thành từng phần của bài tập. Ví dụ: Bài tập gồm 04 phần lớn,
08 thành viên vậy có 02 thành viên phụ trách 1 phần, các thành viên còn lại
cùng hỗ trợ thực hiện bài tập.
Nên giao trọn bài tập cho học sinh nắm được tổng quan của bài tập và

biết phải làm gì trong khoảng thời gian sắp tới, nhưng giáo viên củng không
quên nhắc lại yêu cầu từng phần của từng bài tập của từng nhóm sau các tiết
học lý thuyết với nội dung liên quan – điều này vừa giúp học sinh không quên
nhiệm vụ thực hiện bài tập vừa cho giáo viên nắm tình hình làm bài của từng
nhóm, có hướng thay đổi cần thiết.
Về thời gian làm bài có thể tận dụng khoảng trống trong tiết thực hành
khi đã làm hết yêu cầu của SGK, giáo án của giáo viên, thời gian ở nhà – học
nhóm.
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 6
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
3.1.3. QUAN SÁT TIẾN ĐỘ, DÀNH THỜI GIAN TIẾT THỰC HÀNH
CHO BÀI TẬP LỚN
a) Chế độ báo cáo thường xuyên
Chế độ báo cáo thường xuyên giúp cho giáo viên nhận đònh khả năng của
từng nhóm để có thay đổi phù hợp, hơn thế nữa giúp giáo viên quản lý được
tiến độ thực hiện bài tập lớn của từng nhóm. Chế độ báo cáo này có thể thực
hiện trong đầu tiết (dành ít thời gian của tiết lý thuyết sau tiết thực hành).
b) Dành thời gian tiết thực hành cho bài tập lớn
Thời gian thực hiện bài tập có thể là tận dụng các tiết thực hành còn thời
gian (do giáo viên chủ động thực hiện), hoặc các tiết bài tập – thực hành bổ
sung và cuối cùng là thời gian làm bài ở nhà (50% trong tổng thời gian của bài
tập). Nội dung trong tiết thực hành do giáo viên lồng ghép vào giáo án.
3.1.4. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
a) Kiểm tra thông qua các tiết thực hành
Kiểm tra việc thực hiện bài tập trong các tiết thực hành cũng là cách hay
vì như thế làm giảm thời gian cho học sinh báo cáo thường xuyên như trình bài
ở trên, hơn thế nữa là giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh thêm những tính
năng và ưu khuyết điểm của từng bài tập.
b) Báo cáo bằng thuyết trình
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 7

Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
Đây là mấu chốt của bài tập lớn, sau khi hoàn thành tất cả các thành
phần trong thời gian học. Có thể tận dụng các tiết bài tập và thực hành bổ sung
để cho HS báo cáo bằng hình thức Cinema, để từng nhóm trình bày thành quả
của mình sau khi hoàn thành đến nội dung cuối cùng của bài tập.
Báo cáo dạng này giúp học sinh rèn nhiều kỹ năng có ích cho tương lai:
Nói trước đám đông, chuẩn bò bài thuyết trình, thuyết trình, kỹ năng thuyết
phục người nghe
3.2. MINH HỌA
a) Chuẩn bò bài tập
Chuẩn bò ít nhất là 02 bài cho 08 nhóm, 04 bài cho 08 nhóm hoặc mỗi
nhóm 1 bài tùy vào ý đònh của GV (Nếu lớp chỉ chi làm 08 nhóm). Nếu là 02
bài cho 08 nhóm hoặc 04 bài cho 08 nhóm thì ta có điều kiện so sánh giữa các
nhóm, còn mỗi nhóm 01 bài tập lại có ưu thế khác là các bài khác nhau hoàn
toàn nên việc chép bài của nhau là không gặp đến.
Ở đây tôi trình bày cách chuẩn bò 02 bài cho 08 nhóm, hai bài tập này là
từ những bài tập thực hành trong SGK Tin học 12, nhưng có cải tiến để thành
chương trình hoàn chỉnh:
Bài 1: Quản lý bán văn phòng phẩm: Một cửa hàng có bán các mặt hàng
văn phòng phẩm trực tiếp và giao hàng tận nơi, có ý đònh xây dựng cơ sở dữ
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 8
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
liệu để quản lý việc bán hàng của mình. Các việc cần làm sau các bài học như
sau:
1. Sau bài 4 và bài 5: Tạo các bảng chứa thông tin sau
KHÁCH HÀNG: Mã khách hàng, Tên khách hàng, Đòa chỉ, Điện
thoại.
HÀNG HÓA: Mã hàng, Tên hàng, Giá, Số lượng lưu kho, Số lượng
đã bán, Nhà sản xuất.
HÓA ĐƠN: Mã hóa đơn, Mã khách hàng, Mã Hàng, Số lượng,

Ngày giao.
2. Sau bài 6 :
Tạo biểu mẫu cho cả 3 bảng trên.
3. Sau bài 7:
Tạo liên kết giữa các bảng
4. Sau bài 8: Tạo các truy vấn:
+ Danh sách các hàng đã bán, có tổng giá * số lượng
+ Danh sách hàng còn trong kho
+
5. Sau bài 9:
+ Báo cáo doanh số bán hàng trong tháng.
+ Báo cáo hàng còn lưu kho trong tháng.
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 9
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
6. Sau bài thực hành tổng hợp:
+ Tạo các chức năng, Form chính, nút chức năng liên kết lệnh để
có chương trình hoàn chỉnh.
Giao diện gợi ý có những chức năng sau:
+ Thêm khách hàng mới.
+ Nhập hàng
+ Nhập hóa đơn
+ Kiểm tra hàng tồn kho
+ Kiểm tra doanh số bán hàng
+ Chức năng khác (Do HS tự nghó)
Bài 2: Quản lý Sách và cho – mượn sách: Một thư viện muốn quản
lý sách và việc cho mượn sách nhanh và hiệu quả hơn nên cần ứng dụng CSDl
vào việc quản lý, em hãy giúp họ. Các việc cần làm sau các bài học như sau:
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 10
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
1. Sau bài 4 và bài 5: Tạo các bảng chứa thông tin sau

SÁCH: Mã số sách, Tên sách, Tác giả, Số trang, Ngày xuất bản,
Nơi xuất bản, Đã cho mượn.
TÁC GIẢ: Mã tác giả, Tên tác giả, Đòa chỉ, Tiểu sử tóm tắt.
NGƯỜI MƯN: Mã người mượn, Tên người mượn, Lớp, Đòa chỉ.
2. Sau bài 6 :
Tạo biểu mẫu cho cả 3 bảng trên.
3. Sau bài 7:
Tạo liên kết giữa các bảng.
4. Sau bài 8: Tạo các truy vấn:
+ Danh sách sách đang được mượn
+ Danh sách đang ở kho
+ Danh sách tất cả các phiếu mượn
+
5. Sau bài 9:
+ Báo cáo sách trong kho
+ Báo cáo tình hình mượn sách
+ Báo cáo sách đã tới hạn trả
+
6. Sau bài thực hành tổng hợp:
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 11
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
+ Tạo các chức năng, Form chính, nút chức năng liên kết lệnh để
có chương trình hoàn chỉnh.
Giao diện gợi ý có những chức năng sau:
+ Thêm người mượn.
+ Nhập sách mới.
+ Cho mượn sách.
+ Kiểm tra sách còn trong kho.
+ Báo cáo tình hình mượn sách hàng tháng.
+ Danh sách sách đang được mượn.

+ Chức năng khác (Do HS tự nghó)
b) Làm mẫu
Ở đây, tôi dùng một ví dụ mẫu cho học sinh, ví dụ này không liên quan
đến bài tập của nhóm nào nên rất khách quan và tránh tình trạng học sinh chờ
giáo viên làm mẫu và thực hiện giống hệt như mẫu.
Ví dụ về Quản lý kho hàng:
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 12
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
+ Cho HS xem sau bài 4. 5 (Cấu trúc bảng - Các thao tác cơ bản
trên bảng) và bài 7. liên kết các bảng:
+ Cho học sinh xem sau bài 6. Biểu mẩu:
Form chính
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 13
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
Form Tạo phiếu xuất hàng
Form Xem phiếu xuất hàng.
Và các Form liên kết trong form chính…Giáo viên có thể lấy ví dụ cho
thấy việc chuyển qua lai giữa các forn trong quá trình thực hiện để học sinh thấy
và năm rõ.
+ Sau bài 8. Truy vấn dữ liệu, cho học sinh xem một số câu truy vấn
trong chương trình mẫu.
+ Sau bài 9. Kết xuất báo cáo, cho học sinh xem một số báo cáo mẫu:
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 14
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
c) Chia nhóm – phân nhóm trưởng
* Việc phân chia nhóm là quan trọng, vì vậy tôi xin đưa ra ví dụ mà
bản thân áp dụng như sau:
Lớp có 36 học sinh, và sơ đồ máy (24 máy):
*
Chọn khoảng 08 em có năng lực tốt trong lớp chia đều ra các máy

2,5,8,11,14,17,20,23. Sau đó mới bố trí các em còn lại.
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 15
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
* Từ cơ sở đó, mới ghép các máy 1 đến máy 3 thành 1 nhóm, tương tự
như vậy ta có 8 nhóm, một nhóm khoảng 4-5 em. Sau đó tiến hành chọn các em
đã bố trí các máy ở trên để làm nhóm trưởng.
d) Báo cáo thường xuyên, dành thời gian tiết thực hành cho bài tập
* Báo cáo bằng cách:
+ Học sinh trực tiếp thực hiện phần việc trong bài tập lớn thay mặt
cho nhóm báo cáo.
+ Hoặc hỏi trực tiếp một bạn trong nhóm cách thực hiện phần việc
(Như trình bày ở trên, các thành viên còn lại có nhiệm vụ quan sát và đóng góp
ý kiến vào phần việc)
Lưu ý: Tránh tình trạng nhóm trưởng phải báo cáo – dẫn đến các
học sinh còn lại ỷ lại vào nhóm trưởng mà không thực hiện bài tập.
* Dành thời gian các tiết thực hành cho việc thực hiện bài tập lớn
Ví dụ 1: Sau khi hoàn thành 2 hoạt động ở bài tập và thực hành 3 là thảo
luận – thực hành theo nhóm các thao tác Tạo, sửa, xóa bản ghi thì dành khoảng
10 phút để cho các em làm bài tập lớn: Tạo, sửa, xóa các bản ghi của các bảng
trong bài tập của nhóm các em.
Ví dụ 2: Sau khi hoàn thành 2 hoạt động ở bài tập và thực hành 4: Thảo
luận – thực hiện theo nhóm các thao tác: Tạo và chỉnh sửa biểu mẫu, nhập dữ
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 16
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
liệu thông qua biểu mẫu, cũng dành thời gian khoảng 10 phút cho các em làm
bài tập nhóm, tạo các biểu mẫu cần thiết cho bài tập lớn.
Như trình bày ở ví dụ trên, nếu các nhóm nắm bài lý thuyết tốt thì thời
gian để hoàn thành các bài tập trong SGK là rất nhanh, nếu không có bài tập
lớn bổ sung thì không tận dụng được tối đa thời gian thực hành của các em.
e) Kiểm tra, đánh giá qua các tiết thực hành

Kiểm tra đánh giá các bài tập nhóm thông qua tiết thực hành có thể lồng
ghép vào nhận xét đánh giá cuối bài thực hành và tiến hành theo hai hình thức:
+ Đánh giá chéo: Cho các nhóm có bài tập lớn giống nhau đánh
giá kết quả của nhóm còn lại, xem cái hay và điểm yếu của các bài tập đó.
+ Đánh giá bao quát của giáo viên: sau khi các nhóm đánh giá
chéo xong, giáo viên nhận xét bao quát, lưu ý những điểm cần khắc phục –
hướng dẫn các em về thực hiện cho đến hoàn thành nội dung.
Sau khi hoàn thành đánh giá, các nhóm ghi nhận để về nhà thực hiện tiếp
nội dung của bài tập lớn.
Sau khi đánh giá có thể cho điểm khuyến khích nếu nhóm nào làm việc
tốt nhất trong phần có liên quan đến bài thực hành tiết đó. Ví dụ như Bài thực
hành số 4, nếu nhóm nào tạo biểu mẫu tốt và thuyết phục về nội dung nhất sẽ
được điểm khuyến khích cho cả nhóm.
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 17
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
f) Báo cáo bằng thuyết trình
Báo cáo bằng thuyết trình có thể thực hiện ở tiết bài tập hoặc tiết bài tập
thực hành bổ sung, có 08 nhóm thì thời gian 40 phút chia đều mỗi nhóm 5 phút,
trong 5 phút ấy các nhóm tự soạn nội dung thuyết trình gồm:
+ Những thuận lợi và khó khăn trong qua trình thực hiện
+ Trình bày sơ lược về chương trình
+ Điểm ưu và khuyết của chương trình mà nhóm mình làm so với
yêu cầu của giáo viên.
4. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI
Trong năm học 2012-2013, tôi đã thực hiện tất cả các tiết thực hành của
bộ môn Tin học 12 đều sử dụng lồng ghép hoạt động nhóm trong tiết thực hành
và có tiến hành cho các em làm bài tập lớn và thu được những kết quả như sau:
* Theo quan sát của cá nhân thì nhìn chung các em đều thích và bước
đầu nắm bắt được cách thực hiện bài tập nhóm lồng ghép vào các tiết thực
hành.

* Do đây là bài tập nhóm nên nhiều em chủ động tìm hiểu sâu hơn về hệ
quản trò CSDL, nhiều em cón giúp đỡ bạn trong quá trình thực hành chính việc
này cho các em nắm chắc kỹ năng thực hành và quá trình thao tác với hệ quản
trò M. Access.
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 18
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
* Nhiều em học sinh có ý thức hơn trong các hoạt động nhóm, biết tôn
trọng tập thể và làm việc vì tập thể.
* Nhiều em thực hiện việc báo cáo bằng thuyết trình rất tốt, nắm vững kỹ
năng viết và hoàn thành 1 bài thuyết trình. Có những nội dung rất thuyết phục.
* Kết quả bộ môn của các khối như sau:
Năm học 2011-2012 và Học kỳ I – Năm học 2012 -2013, Khối lớp 12

GIỎI % KHÁ % TB % YẾU % KÉM %
2011 - 2012
12CB
138
HS
2 1.47 44
32.3
5
74
54.4
1
16
11.7
6
0 0.00
12T
21

HS
6
28.5
7
13 61.90 2 9.52 0 0.00 0 0.00
Kỳ I.
2012 - 2013
12CB
170
HS
14 8.24 48
28.8
4
74
43.5
3
34 20.00 0 0.00
5. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
Trong năm học 2012-2013, bản thân đã triển khai sáng kiến này trong
các tiết dạy thực hành ở khối lớp 12.
Tự đánh giá mức độ, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến như sau:
* Với Học sinh:
+ Rèn luyện cho học sinh tính chủ động tích cực trong các hoạt
động, tinh thần làm việc tập thể và hoạt động nhóm.
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 19
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
+ Rèn cho các em kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng viết và
thực hiện bài thuyết trình – giúp ít cho các em trong quá trình học và làm việc
sau này.
+ Các em dần biết tôn trọng và làm việc vì tập thể.

+ Về ý thức học tập các em cũng dần yêu thích bộ môn và các em
mất đi cảm giác ngại thực hiện các thao tác trên máy tính.
* Với Giáo viên:
+ Nếu áp dụng sáng kiến, giáo viên được nhiều hơn: các em tự chủ
động thực hiện thao tác theo SGK để nắm bắt áp dụng cho bài tập của mình,
các em tự chủ động tìm hiểu về thao tác thực hành – tự tìm hiểu sau về hệ quản
trò để có bài tập tốt nhất. Lúc này giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn
trong các tiết thực hành. Nếu áp dụng cả hai phương pháp là hoạt động nhóm
trong tiết thực hành – giao bài tập lớn thì giáo viên thực sự trở thành “vai phụ”
trong tất cả các tiết lên lớp.
+ Trong quản lý tiết thực hành thì giáo viên cũng nhẹ nhàng hơn
khi mà các em có chổ ngồi ổn đònh, biết ý thức với dụng cụ học tập của mình
nên việc hỏng hóc máy tính do phá họa là ít xảy ra.
+ Sau khi đánh giá nhận xét các bài tập lớn hoặc một phần của bài
tập lớn thì các em trong toàn lớp có thể nắm được nội dung, các thao tác thực
hành, các điểm lưu ý khi thao tác.
6. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 20
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
1. Với nhà trường:
- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền đòa phương, các cấp quản lý giáo
dục và liên kết với phụ huynh học sinh để tăng cường hơn nữa các trang thiết bò
hiện đại phục vụ cho giáo dục đặc biệt là phòng máy cho bộ môn tin học.
- Tổ chức hội thảo cấp trường về các tiết dạy thực hành trong đó có bộ
môn Tin học, qua đó giúp giáo viên có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của
nhau.
2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Trang bò phòng học thực hành đủ về số lượng máy và tốt hơn về chất
lượng máy tính cho học sinh thực hành được tốt hơn.
- Tham mưu với các cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bò,

cơ sở vật chất cho các trường, cần có những chính sách ưu tiên đầu tư cho những
đơn vò có thành tích giáo dục cao trong năm học, coi đó như là một phần thưởng
xứng đáng cho cả quá trình giáo dục của đơn vò.
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Sách giáo khoa Tin học 12.
 Sách giáo viên Tin Học 12.
 Ý kiến của quý thầy, cô cùng bộ môn.
 Trang Web của viện nghiên cứu giáo dục.
 Trang
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 21
Đề tài: Rèn kỹ năng thực hành, làm việc nhóm thông qua bài tập lớn môn Tin học 12
 Trang
LỜI KẾT
Trên thực tế, những kinh nghiệm này là đút kết trong năm tôi giảng dạy
các tiết thực hành môn Tin học khối 12 tại trường nên mới chỉ trong một phạm
vi hẹp, vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những
ưu điểm và hạn chế của việc tổ chức thực hiện bài tập lớn trong các tiết thực
hành Tin học. Vì vậy, một lần nữa tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ cùng
những lời góp ý chân thành từ các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để nội dung
trong sáng kiến này được hoàn chỉnh hơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Cái Nước, ngày 30/03/2013
Người viết
Lê Chí Nguyễn
Giáo viên : Lê Chí Nguyễn – Trường THPT Nguyễn Mai Trang 22

×