Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.73 KB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ
LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG"
1
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống đề cập và có liên quan tới nhiều phương
diện của đời sống ( bao gồm đời sống tự nhiên và xã hội). Thông thường, những hiện
tượng mà đề bài đề cập tới thường là những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có
tác động tới đời sống xã hội.
Tính chất đa dạng, phong phú của hiện tượng đời sống cũng được thể hiện trong nội dung
đề bài. Không chỉ đề cập tới những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống, kiểu bài
nghị luận này còn lưu ý học sinh những hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã
hội lên án, phê phán.
Cũng giống như yêu cầu đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, học sinh cần
làm rõ hiện tượng đời sống ( qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của
hiện tượng…), từ đó thể hiện thái độ, sự đánh giá của bản thân cũng như đề xuất các ý
kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống. Để miêu tả hiện tượng, học sinh có thể giải
thích sơ lược hiện tượng nếu cần thiết, từ đó trình bày các biểu hiện của hiện tượng.
Khi phân tích nguyên nhân, có thể phân tích theo hai nhóm nguyên nhân – chủ quan và
khách quan để bài viết có hệ thống và chặt chẽ.
Học sinh cần xác định cách viết linh hoạt trước đề bài về một hiện tượng đời sống, tránh
cách làm bài máy móc, chung chung. Ví dụ: cùng liên quan đến một hiện tượng đời sống
như “Internet” đối với thanh niên - học sinh hiện nay, tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài
mà xác định “liều lượng” của các ý. Chẳng hạn đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về vai
trò của Internet, cần nhấn mạnh tác dụng, vai trò quan trọng của Internet. Trong khi đó,
lại phải chú ý nhiều hơn đến mặt hạn chế, tác động tiêu cực của nó đối với đề bài có yêu
cầu trình bày trước hiện tượng “nghiện” Internet trong thanh niên – học sinh hiện nay…
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng học sinh chưa chú ý đến dạng đề bài này
đồng thời các em chưa biết cách nhận dạng yêu cầu của đề bài, cũng như chưa biết cách


làm bài văn về một hiện tượng đời sống. Sau một thời gian nghiên cứu tìm tòi và thể
nghiệm, qua đề tài khiêm tốn này tôi muốn đề xuất một phương án nhằm hướng dẫn học
sinh nhận dạng đề và cách làm bài văn về một hiện tượng đời sống.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp giáo viên nhận thấy việc hướng dẫn học sinh nhận diện đề và phương pháp
làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống là hợp lý và cần thiết
2
- Giúp học sinh nhận diện được đề và có phương pháp làm bài văn nghị luận về
một hiện tượng đời sống có hiệu quả cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu cách hướng dẫn học sinh nhận diện đề và cách làm bài văn nghị luận về một
hiện tượng đời sống.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Môn Ngữ văn lớp 9 ; Học sinh khối 9.
5. Phạm vi nghiên cứu:
* Giới hạn đối tượng nghiên cứu : Chỉ nghiên cứu về việc giúp học sinh nhận diện
đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
* Giới hạn địa bàn nghiên cứu : Khối lớp 9, trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tây
Nguyên.
* Giới hạn về khách thể khảo sát : Toàn bộ học sinh khối lớp 9, bao gồm nhiều
thành phần dân tộc khác nhau.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp thu thập số liệu : Điều tra thống kê ( Số mẫu : 37)
- Phương pháp xử lý số liệu : ( Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS11.5 )
- Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với chương trình đổi mới, sách giáo
khoa Ngữ văn lớp 9.
7. Đóng góp của đề tài.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy môn Ngữ văn lớp 9, lớp 11
và lớp 12.

- Làm tài liệu tham khảo cho học sinh lớp 9, lớp 11 và lớp 12.
PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN NHẬN DIỆN
ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
I. Cơ sở của việc chọn sáng kiến.
1. Cơ sở lí luận.
3
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung
ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế
hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và
Đào tạo đặc biệt Chỉ thị số 14 (4-1999).
Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.’’
Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các phương pháp
soạn giảng cho phù hợp để tăng khả năng thực hành, vận dụng lý thuyết khi làm bài cho
HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng việc hướng dẫn các em nhận diện đề và cách làm
bài văn về một hiện tượng đời sống ngay từ cấp Trung học cơ sở
(THCS) sẽ tạo tiền đề để khắc sâu kiến thức, làm bước đệm vững chắc cho các em ở cấp
Trung học phổ thông (THPT).
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tế, văn nghị luận nói chung và nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng
được đưa vào chương trình phổ thông ở cả hai cấp học
(THCS và THPT) với vị trí trọng yếu trong thể loại văn bản, được lựa chọn đưa vào tìm
hiểu và rèn luyện kỹ năng thành lập.
Nhưng nhìn chung, chương trình THCS chỉ mang tính giới thiệu và thực hành ở mức độ
sơ giản, chưa tập trung vào việc khắc sâu tri thức và rèn luyện kỹ năng làm bài dạng nghị
luận này. Đến cấp THPT, chương trình lớp 11 có tập trung vào nghị luận về một hiện

tượng đời sống nhưng chỉ mang tính tích hợp cho đến lớp 12 mới chỉ tái hiện lại cách làm
bài qua hai bài lý thuyết. Vì thế, trong quá trình dạy học cả hai cấp học, tôi nhận thấy
thực tế đến lớp 12 học sinh vẫn còn rất mơ hồ với việc nhận diện dạng đề và phương
pháp làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, vì vậy để các em nắm vững
kiến thức về cách nhận diện đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
nhằm làm bước đệm vững chắc cho các em học ở chương trình THPT, trong quá trình
giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9, tôi mạnh dạn áp dụng ý tưởng của mình về việc giúp
các em nhận diện đề và phương pháp làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
và bước đầu đã có hiệu quả.
II. Đặc điểm nghiên cứu.
4
1. Tình hình nghiên cứu
Cùng hướng với đề tài này đã có một số đề tài, sách đề cập tới như:
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT phần nghị luận xã hội - NXB Giáo dục 2008 -
Nguyễn Hoàng Vinh
Đề tài này ngoài việc đề cập đến vấn đề nghiên cứu hướng dẫn học sinh nhận diện đề và
cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống để giảng dạy phần kiến thức liên
quan cụ thể còn đề cập đến việc áp dụng kiến thức xã hội trong bài thực hành làm văn
nghị luận về một hiện tượng đời sống. Đo lường bằng hai cách: kết quả kiểm tra đánh giá
về điểm số và tìm hiểu nhận thức - thái độ - hành vi của học sinh đối với việc giáo viên
hướng dẫn nhận diện đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống trong
dạy học (từ đó đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh)
2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và đánh giá thực trạng
Trường PTDT NT Tây Nguyên năm học 2010-2011 khối lớp 9 (01 lớp) có tổng sĩ số là
37 học sinh trong đó:
Về thành phần dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 39,2%, đa số là dân tộc thiểu số chiếm 60,8%
do đặc trưng của trường dân tộc nội trú đối tượng tuyển là học sinh đồng bào dân tộc
(Bảng phân bố phần trăm thành phần dân tộc học sinh được nghiên cứu)
(%)
Dân tộc %

Ba na 2,0
Ê đê 23,2
Gia Lai 2,0
Kinh 39,2
Khơ me 4,0
Lào 2,0
M Nông 17,7
H’ Mông 2,0
5
Mường 2,0
Nùng 2,0
Tày 3,9
Tổng số 100,0
Về độ tuổi sau khi khảo sát thống kê:
(Bảng phân bố phần trăm độ tuổi học sinh được nghiên cứu)
(%)
Độ
tuổi
%
15 55,4
16 38,3
17 4,2
18 2,1
Tổng
số
100,0
Số học sinh có độ tuổi 15 chiếm tỉ lệ cao nhất (55,4%), độ tuổi 16 đứng thứ 2 (38,3%), độ
tuổi tương đối lớn đối với học sinh lớp 9 là 17chiếm tỉ lệ ( 4,2%). Ngoài ra, HS ở độ tuổi
18 chiếm tỉ lệ thấp (2,1%). Có sự khác biệt độ tuổi của học sinh do đặc điểm có nhiều em
đi học muộn, chủ yếu các em là dân tộc thiểu số. Đặc điểm về độ tuổi cũng ảnh hưởng tới

khả năng tiếp thu bài của học sinh.
Về học lực học kì 1: học lực chiếm đa số đó là học sinh có mức học TB (48,0%), Số học
sinh còn yếu chiếm tới 33,3%, Học sinh khá chiếm tỉ lệ 13,7%, học sinh giỏi chỉ đạt
1,0%. Tỷ lệ học sinh trung bình và yếu còn cao, vẫn còn học sinh kém.
(Bảng phân bố phần trăm học lực học kì I của học sinh được nghiên cứu)
(%)
6
Học lực %
Giỏi 1,0%
Khá 13,7
Trung bình 48,0
Yếu 33,3
Kém 3,9
Tổng số 100,0
Về hạnh kiểm học kì 1 :
(Bảng phân bố phần trăm hạnh kiểm học kì I của học sinh được nghiên cứu)
(%)
Hạnh
kiểm %
Tốt 42,9
Khá 46,9
Trung bình 10,2
Tổng số 100,
0
Hạnh kiểm học sinh cũng ảnh hưởng đến hứng thú trong học tập, các em có hạnh kiểm
tốt thường ngoan, chăm học, chịu học và từ đó có kết quả học tập cao, có hứng thú ham
mê học tập. Ngược lại, những học sinh có hạnh kiểm chưa tốt thường ý thức học tập kém,
học yếu và có tư tưởng chán học. Tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm khá và trung bình còn cao
đòi hỏi giáo viên cần quan tâm hơn về tâm lí học sinh và đầu tư bài giảng để luôn tạo
được sự mới lạ, lôi cuốn thu hút sự tham gia tích cực của học sinh.

III. Hệ thống lí thuyết làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
1. Khái niệm.
7
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài lấy một hiện tượng xảy ra trong đời
sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích để tìm ra ý nghĩa xã
hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. Đề tài bàn bạc gần gũi với đời sống, phù
hợp với trình độ nhận thức của HS như : nhận thức về vấn đề tai nạn giao thông, hiện
tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình,
phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những
tấm gương người tốt việc tốt,
2. Các thao tác lập luận cơ bản.
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích, phân
tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.
3. Nội dung cơ bản.
- Nêu rõ hiện tượng bàn luận và vấn đề đặt ra trong hiện tượng đời sống bàn luận .
- Phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt tích cực, mặt tiêu cực, mặt lợi, mặt hại …của hiện
tượng đời sống .
- Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
CHƯƠNG 2. HƯỚNG DẪN NHẬN DIỆN ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. Nhận diện đề.
Trước bất cứ đề nghị luận nào, giáo viên đều phải hướng dẫn học sinh đọc kỹ, gạch chân
những từ quan trọng và tự đặt ra câu hỏi.
- Vấn đề đặt ra trong đề bài là gì?
- Cần sử dụng thao tác nào để nghị luận ?
Đối với đề bài dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống có ba dạng :
- Dạng 1 : Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tiêu cực.
- Dạng 2 : Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tích cực.
8
- Dạng 3 : Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có cả tính chất tích cực và tiêu

cực.
Vì vậy, việc giúp các em nhận diện được đề bài yêu cầu thuộc dạng nào là rất quan trọng.
2. Thực hành tìm ý và lập dàn ý.
Thực hành tìm ý và lập dàn ý sẽ định hướng cho nội dung bài viết một cách đầy đủ, logic,
khoa học, giúp người viết làm chủ nội dung và thời gian.
Đối với mỗi dạng, mỗi đề bài có một cách tiến hành tìm ý và lập dàn ý khác nhau. Tùy
thuộc vào mỗi dạng đề bài để có dàn ý khái quát cho phù hợp.
a. Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng.
b. Thân bài
- Nêu thực trạng của hiện tượng .
- Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng.
- Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại… của vấn đề.
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề: phát huy, khắc phục…
c. Kết bài
- Tóm tắt chốt lại vấn đề.
- Rút ra bài học.
- Nêu suy nghĩ và hướng hành động của bản thân đối với vấn đề.
Hoặc có thể lập dàn ý dựa vào hệ thống từ khóa đặt cho mỗi phần.

Đặt từ khóa cho 3 phần theo kết cấu của bài văn, như sau :
 Mở bài: Gợi – Đưa – Báo
+ Gợi : là Gợi ý ra vấn đề cần nghị luận.
+ Đưa : sau khi gợi thì Đưa vấn đề cần nghị luận ra.
+ Báo : là Báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý ).
9
 Thân bài : Thực – Nguyên – Hậu – Biện
+ Thực : nêu lên Thực trạng hiện tượng đời sống đưa ra nghị luận.
+ Nguyên : là Nguyên nhân nào xảy ra hiện tượng đời sống đó ( nguyên nhân khách quan

và chủ quan ).
+ Hậu : là Hậu quả của hiện tượng đời sống mang lại, gồm có hậu quả tốt và hậu quả
xấu.
+ Biện : là Biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu
quả xấu) hoặc phát triển (nếu hậu quả tốt).
 Kết bài : Tóm – Rút – Phấn
+ Tóm : Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận.
+ Rút : Rút ra ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
+ Phấn : Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận.
3. Hướng dẫn cụ thể.
3.1 Gợi ý dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tiêu cực.
Đề bài : Ý kiến của anh / chị về nạn bạo hành trong xã hội.
* Gợi ý :
- Miêu tả hiện tượng :
+ Nạn bạo hành – sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác.
+ Nạn bạo hành thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội :
Không chỉ là sự hành hạ thể xác người khác bằng bạo lực mà còn hành hạ về tinh thần.
Nạn bạo hành diễn ra trong gia đình, trường học, xã hội ; phụ nữ, trẻ em thường là nạn
nhân của nạn bạo hành.
- Nguyên nhân của hiện tượng :
+ Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.
+ Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực ( nhất là tầng lớp thanh thiếu niên).
+ Do áp lực cuộc sống.
+ Do sự thiếu kiên quyết trong việc xử lí nạn bạo hành.
- Tác hại to lớn của hiện tượng.
+ Làm tổn hại tới sức khỏe, tinh thần của con người.
+ Làm ảnh hưởng tới tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ.
10
- Ý kiến, thái độ của bản thân.

+ Cần lên án đối với nạn bạo hành.
+ Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.
+ Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành.
3.2 Gợi ý dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tích cực.
Đề bài: Hãy trình bày ý kiến của anh / chị về một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay.
* Gợi ý:
- Đây là dạng đề “mở”, HS có thể tùy theo cảm nhận của mình, chọn một nếp sống đẹp
đang được chú ý trong xã hội hiện nay.
- HS có thể chọn một nếp sống đẹp, từ đó tiến hành các bước giống như trên ( miêu tả
nếp sống đẹp; phân tích những tác động tích cực của nếp sống đẹp đối với xã hội, nguyên
nhân của hiện tượng; thái độ, ý kiến của người viết về nếp sống đẹp).
- Sau đây là một số gợi ý về nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay:
+ Sự đồng cảm và sẻ chia.
+ Sự hưởng ứng “ giờ trái đất”.
+ Thái độ kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống.
+ Sự tôn vinh những tấm gương dũng cảm, hiếu học, hiếu thảo.
+ Sự xuất hiện của các phong trào, các chương trình, các cuộc vận động về an toàn giao
thông, giữ gìn môi trường, cảnh quan đô thị…( chẳng hạn phong trào tiếp sức mùa thi
của sinh viên các trường Đại học, chương trình ngôi nhà ước mơ, vượt lên chính mình do
đài truyền hình TPHCM thực hiện…).
3.3 Gợi ý dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có cả hai mặt tích cực và tiêu
cực.
Đề bài:
Hiện nay Ngành Giáo dục đang phát động phong trào “ Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
* Gợi ý
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Nêu bản chất, biểu hiện của vấn đề.
11
+ Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, trở thành căn bệnh khá trầm

trọng và phổ biến hiện nay. Nó thể hiện qua một số biểu hiện chính sau:
• Xin điểm, chạy điểm.
• Mua bằng cấp.
• Xin chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn.
• Thi hộ, thi thuê.
• Chạy chức, chạy quyền…
+ Bệnh thành tích trong giáo dục:
• Báo cáo không đúng thực tế.
• Bao che khuyết điểm để lấy thành tích.
• Coi trọng số lượng chứ không coi trọng chất lượng.
• HS: Học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để được cộng điểm…
• Số Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến sáng tạo.
- Phân tích đúng, sai, lợi, hại.
+ Lợi: trước mắt cho cá nhân - không cần bỏ công sức nhiều nhưng vẫn đạt kết quả cao.
+ Hại: để lại hậu quả nghiêm trọng và lâu dài.
• Các thế hệ học sinh được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với công
nghệ hiện đại, đất nước ít nhân tài.
• Tạo thói quen cho học sinh ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo.
• Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
- Nguyên nhân của hiện tượng.
+ Do gia đình: Không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao.
+ Do nhà trường: Muốn học sinh có thành tích cao để báo cáo.
+ Do xã hội: Hệ thống luật chưa nghiêm, chưa cụ thể, chưa thực sự coi trọng nhân tài,
nhận thức của nhiều người còn hạn chế…
- Cách khắc phục.
+ Phải giáo dục nhận thức cho học sinh và toàn thể xã hội để họ nhận thức được rằng chỉ
có kiến thức thực sự họ mới có chỗ đứng trong xã hội hiện đại.
12
+ Xã hội phải thực sự coi trọng những người có kiến thức, có thực tài và lấy đó làm tiêu
chuẩn chính để sử dụng họ.

+ Phải có một hệ thống pháp luật, luật giáo dục chặt chẽ, nghiêm ngặt, xử lí nghiêm
những sai phạm. Cách ra đề thi, chấm thi phải đổi mới để sao cho học sinh không thể
hoặc không giám tiêu cực.
- Thâu tóm lại vấn đề, khẳng định, phủ định, rút ra bài học cho bản thân.
4. Phương pháp ứng dụng của giáo viên.
Nhằm nâng cao kỹ năng thực hành của học sinh về cách làm bài văn về một hiện tượng
đời sống, giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện đề ở dạng đề nào, ứng với mỗi dạng áp
dụng cho một dàn bài cụ thể để các em làm bài đạt kết quả cao nhất.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Hiệu quả thực tiễn.
Việc hướng dẫn học sinh nhận diện đề và cách làm bài bài văn nghị luận về một hiện
tượng đời sống, trước hết giúp các em nhận diện được yêu cầu của đề bài, từ đó biết cách
làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống ứng với mỗi dạng đề. Khi các em biết
cách nhận diện đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống sẽ giúp các
em dễ dàng định hướng cách làm bài, nâng cao năng lực tư duy trong giờ thực hành làm
văn nghị luận.
Có 97,8 % ý kiến của các em cho rằng việc giáo viên hướng dẫn các em nhận diện đề và
cách làm bài là cần thiết.
( Bảng phân bố phần trăm ý kiến học sinh về việc Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận
diện đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống là cần thiết hay không
cần thiết)
( %)
Ý kiến %
Cần thiết 97,8
Không cần
thiết
2,2
Tổng số 100,0
13
Việc hướng dẫn các em nhận diện đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng

đời sống giúp các em trong quá trình ôn tập, kiểm tra, nhận diện được yêu cần của đề bài
nhanh hơn, làm bài đạt kết quả cao hơn. Sau khi hướng dẫn học sinh cách nhận diện đề
và cách làm bài văn về một hiện tượng đời sống, kết quả về khả năng nhận diện đề của
học sinh như sau:
( Bảng phân bố phần trăm kết quả khảo sát của giáo viên về khả năng nhận diện đề đối
với học sinh)
( %)
Mức độ nhận diện %
Nhận diện và làm bài
nhanh
68,8
Nhận diện và làm bài
chậm
25,2
Không nhận diện được đề
và không biết cách làm bài
5,0
Tổng số 100,0
2. Khảo nghiệm tính khả thi.
Nếu trong tiết học, giáo viên có hướng dẫn tỉ mỉ học sinh cách nhận diện đề và cách làm
bài thì học sinh sẽ cảm thấy nắm vững cách nhận diện đề và cách làm bài ở mức độ:
( Bảng phân bố phần trăm ý kiến học sinh về mức độ nắm kiến thức và nhận diện đề)-
( %)
Ý kiến %
Nhiều 74,0
Trung bình 15.0
Ít ( lơ mơ) 11,0
Không 0,0
Tổng số 100,0
14

Như vậy, giáo viên đã hướng dẫn học sinh cách nhận diện đề và làm bài văn về một hiện
tượng đời sống, nhưng theo các em vẫn còn 11% ý kiến về mức độ nhận diện đề và biết
cách làm bài đang còn lơ mơ và qua kết quả khảo sát có 5% học sinh không nhận diện
được đề, không làm được bài. Giáo viên cần tăng cường các biện pháp trong giờ phụ đạo
để tăng thêm hiệu quả.
Với ý tưởng như trên, bản thân tôi đã thực hiện trong năm học này và thông qua kết
quả học tập của học sinh, quan sát thái độ học tập, thăm dò ý kiến của học sinh đã có kết
quả rất tích cực. Kết quả như sau:
Trước đây khi chưa hướng dẫn cho học sinh cách nhận diện đề và cách làm bài,
điểm kiểm tra đánh giá:
Tỷ lệ
%
Điểm
giỏi
Điểm
khá
Điểm
trung
bình
Điểm
yếu, kém
10,0 30,5 49,0 10,5
Sau khi giáo viên hướng dẫn các em nhận diện đề và cách làm bài, điểm kiểm tra
đánh giá: ( cũng là cùng một đề đó)
Tỷ lệ
%
Điểm
giỏi
Điểm
khá

Điểm
trung
bình
Điểm
yếu,
kém
14,7 40,0 43,4 2,9
Qua đối chiếu với các số liệu trên đây thì có thể khẳng định việc hướng dẫn học sinh
nhận diện đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống đã có hiệu quả
không chỉ đối với học sinh lớp 9. Ngoài ra còn có thể áp dụng cho lớp 11 và lớp 12 vì
trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì dạng đề nghị luận chiếm tới 3,0
điểm.
15
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Tóm lại, đối với học sinh nằm ở lứa tuổi 15 - 16 về tâm sinh lí chưa phát triển toàn diện,
khả năng suy luận chưa cao, vì vậy việc cung cấp các bài lí thuyết này không phải dễ
dàng. Do đó, đối với giáo viên đứng lớp phải sáng tạo trong cách dạy, phải bằng mọi
phương pháp hình thành trong nhận thức của các em, giúp cho các em sau khi học xong
phần văn nghị luận về một hiện tượng đời sống có sự hình dung dạng văn nghị luận này
khác với các dạng văn khác mà các em đã học.
Vì vậy, việc hướng dẫn các em nhận diện đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện
tượng đời sống hiệu quả cũng là một quá trình giáo dục về nhân cách cho các em, giúp
các em thấy yêu văn thơ hơn
Trên đây là kết quả tìm tòi nghiên cứu và khảo nghiệm về một vấn đề mang tính
cấp thiết, tìm hướng đi hiệu quả cho việc hướng dẫn các em có thể làm bài văn nghị luận
về một hiện tượng đời sống có hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, đây là một phần hết sức quan
trọng trong rèn luyện kỹ năng thành lập văn bản, đặc biệt đây là một phần không thể
thiếu trong bài thi tốt nghiệp THPT sau này của học sinh.
Chính vì thế, ngay từ cấp THCS việc hướng dẫn các em nhận diện đề và cách làm bài văn

nghị luận về một hiện tượng đời sống sẽ làm bước đệm vững chắc và khắc sâu kiến thức
cho các em sau này.
2. Kiến nghị.
* Đối với giáo viên.
Sự tích lũy kiến thức xã hội của học sinh là một quá trình lâu dài và chậm chạp,
không thể tích lũy một sớm một chiều mà là cả một quá trình trải nghiệm, tiếp nhận kiến
thức. Vì thế nói hướng dẫn tích lũy kiến thức xã hội trong một thời gian ngắn quả là điều
không tưởng. Tuy vậy, giáo viên phải biết định hướng vùng kiến thức để các em kịp thời
xâu chuỗi, bổ sung thông qua sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè, người
thân, thầy cô…
Trong thời điểm hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường nảy sinh nhiều vấn đề khiến
xã hội đang rất quan tâm như: văn hóa, các quan hệ xã hội, pháp luật, kinh tế… đó là
những vùng nhạy cảm, thiết nghĩ giáo viên ngoài việc cung cấp thêm kiến thức để học
sinh nắm bắt được thì cũng cần hướng dẫn, khuyến khích các em thường xuyên tìm hiểu
thêm thông tin qua việc đọc sách, báo, truy cập Internet để vốn kiến thức của các em
phong phú hơn, giúp các em viết văn trôi chảy và tự tin trong quá trình làm văn liên quan
đến vấn đề nghị luận xã hội.
16
Giáo viên cần tăng cường tiết phụ đạo để có nhiều thời gian bồi dưỡng, cung cấp thêm
kiến thức cho các em nhưng điều quan trọng là giáo viên cần hướng dẫn cho các em cần
đọc những tài liệu nào và các em khi viết phải biết chắt lọc những thông tin như thế nào.
Để học đi đôi với hành, củng cố luyện tập những kiến thức mà giáo viên cung cấp, giáo
viên cần cho các em thực hành nhiều, viết nhiều ( có thể là những đoạn văn ngắn) liên
quan đến nhiều vấn đề xã hội bức xúc hiện nay.
* Đối với học sinh.
Yêu cầu đối với các em là phải đọc sách nhiều hơn, am hiểu xã hội nhiều hơn, tập kĩ năng
tranh luận, suy luận một vấn đề, biết nhận thức vấn đề đó đúng hay sai; đúng sai như thế
nào để hình thành cho các em một tư tưởng đúng đắn, có lập trường vững vàng.
Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức để
tích lũy thêm kiến thức xã hội, liên hệ thực tế cho bài viết thêm sinh động.


17

×