Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.32 KB, 23 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
A.Đặt vấn đề:
Sinh học là môn khoa học gắn liền đời sống sinh vật với thực tiễn sản
xuất. Để kích thích quá trình chuyển kiến thức thành nhận thức là một thử
thách lớn với giáo viên trong dạy và học môn sinh học. Người thầy phải có
nghệ thuật giúp học sinh yêu thích môn sinh, nhìn môn học dưới góc độ hiểu
biết khoa học chứ không phải một môn học bắt buộc khô khan; qua đó các
em có thể tự khám phá được nhiều điều thú vị trong thế giới sống quanh
mình.
Trong những năm qua, tiết thực hành ở các trường phổ thông dần được
quan tâm, chú ý giúp hình thành những đức tính tốt của người lao động:
ngăn nắp, trật tự, tỷ mĩ, gọn gàng…, phát triển tư duy, giáo dục thế giới
quan và củng cố niềm tin vào khoa học ở học sinh. Để dạy tốt một tiết thực
hành Giáo viên cần phải đầu tư rất nhiều, có những nội dung Giáo viên phải
làm qua và làm nhiều lần mới thành công, thậm chí có những bài phải thay
đổi hóa chất hay mẫu thử tương tự để có kết quả đẹp, chính xác hơn nhưng
vẫn đảm bảo kiến thức yêu cầu mỗi bài.
Với đối tượng là học sinh đầu cấp PTTH; thao tác, kỹ năng thí nghiệm
thực hành của các em còn quá yếu, đa số các em chưa được tiếp cận nhiều
với kính hiển vi, cách làm và quan sát một số thí nghiệm đơn giản, khả năng
tư duy phân tích tổng hợp so sánh chưa đạt yêu cầu nên các em khó mà nhớ
lâu, hiểu sâu rộng được các kiến thức đã học.
Nhằm khắc phục nhược điểm nêu trên, để kiến thức đạt được là cơ sở
cho những họat động có mục đích một cách có ý thức khi chọn nghề nghiệp
trong tương lai và khả năng hình thành phát triển toàn diện nhân cách học
sinh; ngoài việc học lý thuyết Giáo viên cần chú trọng đến những giờ thực
hành. Xuất phát từ trăn trở đó tôi xin nêu lên một số giải pháp có thể hổ trợ
cho việc giảng dạy hiệu quả tiết thực hành sinh học 10 nâng cao.
1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
B.Giải quyết vấn đề:


I.Những giải pháp thực hiện:
Nét nổi bậc dễ nhận thấy của tiết thực hành theo phương pháp dạy học
tích cực là hoạt động của học sinh chiếm tỷ lệ cao so với hoạt động của Giáo
viên về mặt thời lượng cũng như cường độ làm việc. Thế nhưng để có thể
điều hành, định hướng, hướng dẫn được một tiết thực hành 45 phút trên lớp
cho học sinh người Giáo viên phải đầu tư công sức và thời gian rất nhiều
trong khâu soạn bài. Giáo viên phải dự kiến trước những hoạt động của học
sinh có thể diễn ra (Quan sát mẫu, tiến hành thí nghiệm, tranh luận về những
vấn đề xảy ra trong thí nghiệm, báo cáo kết quả ).Trên cơ sở đó, Giáo viên
hình dung được mình phải xử trí những việc đó như thế nào? Giao yêu cầu
của nội dung thực hành cho cá nhân hay nhóm có hiệu quả ? sắp xếp hoạt
động nào trước, hoạt động nào sau vừa đảm bảo tính logic vừa phù hợp với
năng lực của học sinh trong lớp. Đôi lúc Gv có thể linh động, không cần
máy móc bám theo trình tự thí nghiệm SGK mà chỉ cần đảm bảo đúng
chuẩn kiến thức cho học sinh. Cụ thể:
1. Khâu chuẩn bị của Giáo viên: Quyết định thành công một nửa tiết thực
hành
- Giáo án phải được soạn kỹ: bám đúng chương trình, mục tiêu của tiết
thực hành, phương pháp giảng dạy phải phù hợp với trình độ của học
sinh của từng lớp, trong và sau tiết thực hành học sinh nắm được những
gì, rèn luyện ở các em những kỹ năng, đức tính nào ? Học sinh có vận
dụng được gì vào thực tế ?
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành: kính hiển vi, cốc thủy tinh các
loại, đũa thủy tinh, đèn cồn, nhiệt kế, khăn lau, hóa chất, ống nghiệm,
kẹp gỗ…Giáo viên cần đăng ký trước với người phụ trách phòng thí
2
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
nghiệm để chuẩn bị đầy đủ phục vụ tốt tiết thực hành. Ngoài ra có
những thí nghiệm phải sử dụng đến nhiều loại nguyên liệu, hóa chất
trong một tiết, Giáo viên nên sử dụng các loại nhãn với màu sắc hay

hình dạng khác nhau dán trên các lọ nhằm gây sự chú ý đồng thời
phần nào giúp các em nhớ được thao tác thí nghiệm nhanh hơn.
Ví dụ khi dạy bài thực hành 12: Thí nghiệm nhận biết một số thành phần
hóa học của tế bào; bài 27: Một số thí nghiệm về enzim trong chương
trình sinh 10 nâng cao, thí nghiệm trong bài không khó nhưng sử dụng
quá nhiều loại hóa chất nên Hs không nắm kịp thao tác tiến hành, dẫn
đến kết quả thí nghiệm không chính xác lại mất nhiều thời gian, Gv dễ bị
cháy giáo án. Để khắc phục Tôi chuẩn bị trước các khay đựng hóa chất,
nguyên liệu với những nhãn dán màu sắc khác nhau cho Tôi và cả từng
nhóm Hs, trong lúc hướng dẫn thao tác thí nghiệm Tôi yêu cầu các em
cùng Tôi kiểm tra lại các loại hóa chất, nguyên liệu của mỗi nhóm đã
được phát.Với cách này các em tiến hành thí nghiệm rất nhanh gọn mà
kết quả lại chính xác.
- Chuẩn bị nguyên liệu hóa chất:
+ Thí nghiệm có thành công hay không tùy thuộc vào bước này, Giáo
viên phải tìm được những nguyên liệu sao cho thí nghiệm dễ thành công,
không nhất thiết phải giống hoàn toàn như nguyên liệu trong sgk yêu cầu
để thí nghiệm vừa đẹp, chính xác vừa nhanh có kết quả.
+ Có những nguyên liệu cần phải chuẩn bị trước vài ngày có thể cả tuần,
do đó giáo viên nên chủ động chuẩn bị trước hay yêu cầu học sinh chuẩn
bị là tùy thuộc vào từng bài thực hành.
- Ví dụ: *Khi dạy bài 27: “Một số thí nghiệm về enzim trong chương
trình sinh 10 nâng cao”, giáo viên phải tự chuẩn bị trước một số nguyên
liệu như sau:
3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
+ Chuẩn bị dung dịch saccaraza nấm men:theo sgk là sử dụng men bia để
tạo dung dịch saccaraza nhưng bạn có thể thay bằng men rượu.
Cân 1g men rượu hòa với 10 ml nước cất để sau 24h -36h lọc bằng
giấy lọc thu dịch lọc

+ Chuẩn bị dung dịch amilaza ( thay cho nước bọt):kết quả đẹp lại hợp
vệ sinh
Ngâm và ủ hạt đậu xanh sau 48h để hạt nảy mầm, nghiền 20 hạt
đậu với 10 ml nước rồi lọc qua giấy lọc thu dịch lọc
+ Chuẩn bị dung dịch hồ tinh bột:
Đun sôi 5g gạo trong 500 ml nước cất, rồi để nguội sử dụng
+ Chuẩn bị dung dịch saccarôzơ:
Hòa tan 2g đường trong 200 ml nước cất
+ Chuẩn bị thuốc thử Lugol:
Hòa tan 20gKI và 10gI
2
trong 200 ml nước cất. Chú ý khi pha
thuốc thử lugol, để kết quả có màu đẹp chính xác, bạn nên pha loãng hơn
trọng lượng theo yêu cầu một chút.
+ Nước đá, nước nóng
*Dạy bài thực hành 37: “Lên men lăctic” và bài 42: “Quan sát
một số vi sinh vật”, giáo viên chỉ cần hướng dẫn và yêu cầu học sinh về nhà
chuẩn bị các nguyên liệu cần cho tiết thực hành như:
+ Làm sữa chua, muối chua rau quả theo hướng dẫn trong sgk
+ Tạo vỏ cam, quýt bị mốc
- Nếu được giáo viên có thể chuẩn bị thêm một số tranh ảnh, đoạn phim
liên quan đến bài thực hành hay thí nghiệm đã được tiến hành để các em
kiểm chứng lại kết quả đang làm.
4
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
2. Khâu chuẩn bị của Học sinh: Ôn lại kiến thức liên quan đến nội dung bài
thực hành nhằm hổ trợ các em tốt hơn trong việc kiểm chứng lại những kiến
thức đã được học đồng thời tạo được sự tự tin và niềm tin vào khoa học.
3. Khâu tiến hành ở phòng thí nghiệm:
- Ổn định lớp: Giáo viên bố trí chỗ ngồi cho mỗi nhóm thật hợp lý để làm

sao tất cả các thành viên đều quan sát và nghe thấy được sự hướng dẫn
của Giáo viên trong từng thí nghiệm.
- Giáo viên cần nêu được mục tiêu của tiết thực hành hay từng hoạt
động để học sinh đi đúng hướng; giới thiệu các loại dụng cụ, hóa chất,
nguyên liệu cần dùng cho thí nghiệm và một số lưu ý trong khi thí
nghiệm đối với những bài có sử dụng hóa chất, chất gây cháy
- Sắp xếp dụng cụ, nguyên liệu và hóa chất trong từng thí nghiệm vừa hợp
lý, khoa học, thẩm mĩ vừa dễ sử dụng. Với những bài thực hành yêu cầu
học sinh chuẩn bị nguyên liệu, GV nên kiểm tra lại xem có đạt tiêu chuẩn
không rồi cho các em tiến hành thí nghiệm
- Dung lượng kiến thức ở mỗi bài thực hành đôi khi quá nhiều so với thời
gian thực tế ở lớp, trình độ học sinh. Giáo viên nên linh hoạt ứng biến
tùy tình cụ thể; bài nào nội dung quá dài giáo viên có thể lượt bỏ miễn
sao đảm bảo yêu cầu thí nghiệm (như thí nghiệm về tính đặc hiệu của
enzim trong bài 27 sinh học 10 nâng cao, chỉ cần sử dụng 3 ống nghiệm
là đủ, bỏ ống nghiệm số 3 lấy 1,2 và 4) . Nội dung bài nào không thể
thực hiện đủ với thời gian tại lớp nhưng cần cho Hs, Gv điều Hs thực
hành trái buổi hay điều kiện cơ sở vật chất chưa đủ để thí nghiệm thành
công, Gv có thể mô hình hóa thí nghiệm bằng hình vẽ, sơ đồ động hoặc
băng hình.
- Đối với các nội dung thực hành khó, ngoài việc hướng dẫn giáo viên cần
thao tác mẫu cho học sinh quan sát trước, sau đó các nhóm mới tiến hành
theo yêu cầu đề ra.
5
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Sau khi đã nắm được các yêu cầu của tiết thực hành, giáo viên cho học
sinh tiến hành theo các nội dung của SGK. Giáo viên quan sát giúp đỡ
các cá nhân, các nhóm có kỹ năng còn yếu về thao tác, bắt kịp tiến độ thí
nghiệm, thực hành; giáo viên cần uốn nắn những sai sót và kịp thời chấn
chỉnh những cá nhân không tập trung vào thực hành hay gây ồn ào trong

giờ để khỏi ảnh hưởng đến các lớp học bên cạnh.
- Giáo viên nên chú ý hơn đến các đối tượng học sinh yếu kém vì thông
thường trong tiết thực hành, các học sinh khá giỏi làm việc tích cực, một
số em yếu thì lười học lợi dụng tình thế sẽ ngồi im lặng và cuối tiết lại
chép theo bài của bạn, để làm bài thu hoạch hoặc một số em hỏi xem kết
quả quan sát của bạn và ghi vào báo cáo của mình. Do đó trong giờ thực
hành, giáo viên vừa là người đạo diễn, vừa giám sát theo dỏi, uốn nắn
học sinh là người chủ đạo tự tìm lấy những kiến thức trong tiết thực hành
hay kiểm chứng lại kiến thức đã học. Để có thể khắc phục được tình
trạng trên Gv yêu cầu nhóm trưởng mỗi nhóm phân công việc cụ thể cho
từng thành viên trong nhóm, bạn nào không làm sẽ ảnh hưởng đến điểm
thực hành cả nhóm.
- Trong các tiết thực hành giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi trọng
tâm để phát huy trí lực học sinh, hay các câu hỏi so sánh nhằm giúp các
em nắm vững kiến thức và hiểu được mục tiêu tiết thực hành. Cụ thể:
• Bài thực hành 27: Một số thí nghiệm về enzim: Sau khi hướng
dẫn xong thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, độ pH đối với
hoạt tính của enzim, GV yêu cầu HS
? Em hãy nhắc lại thí nghiệm?
? Trong 4 ống nghiệm ống nào kiểm chứng ảnh hưởng của pH đối
với enzim?
6
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
? Iôt là thuốc thử đặc trưng để nhận biết tinh bột, nếu có tinh bột
dd trong ống nghiệm hóa xanh tím. Ống nghiệm nào trong thí
nghiệm sẽ có màu xanh tím? Vì sao?
? Ở đa số enzim nhiệt độ tối ưu để enzim hoạt động?( đa số ở 40-
45? pH tối ưu? (6-8)
? So sánh kết quả trong các ống nghiệm và kết luận sau khi có kết
quả thực hành

• Bài 31: Quan sát các kỳ nguyên phân qua tiêu bản tạm thời
hay cố định
? Phân bào nguyên phân xảy ra gồm những kỳ nào?
? Đặc điểm cơ bản để phân biệt và nhận dạng các kỳ là gì?
- Đối với những bài có nội dung thực hành quan sát tiêu bản giáo viên cần
hướng dẫn chi tiết cho học sinh cách sử dụng và điều chỉnh kính hiển vi (
Bài thực hành 31, 42 sách sinh 10 nâng cao)
- Đối với bài thực hành thí nghiệm về các quá trình sinh lý, nhận biết
thành phần hóa học của tế bào đòi hỏi độ chính xác cao nên giáo viên cần
chuẩn bị chu đáo, thực hành trước cho thành thạo, đảm bảo mức độ thành
công của tiết thực hành đồng thời giáo viên phải làm mẫu để các nhóm
biết cách tiến hành theo.
- Đối với bài thực hành vận dụng thực tế là một trong những bài thực hành
rất có lợi cho học sinh
• Bài lên men lắctic không chỉ giới thiệu cho các em biết ích lợi của
các sản phẩm lên men đồng thời hướng dẫn được cho các em biết
cách làm cũng như bảo quản các sản phẩm đó
• Bài tìm hiểu tình hình một số bệnh truyền nhiễm ở địa
phương: rèn các kỹ năng tìm hiểu, so sánh đối chiếu kiến thức đã
học với thực tiễn, kỹ năng giao tiếp với người khác, từ đó có ý
thức và biện pháp phòng tránh bệnh truyền nhiễm cho bản thân,
gia đình và xã hội
7
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Trong phần tổng kết tiết thực hành, giáo viên cần cho học sinh một vài
nhóm báo cáo kết quả thực hành của mình, các nhóm khác bổ sung và
giáo viên đính chính những sai sót của học sinh đồng thời ghi điểm thực
hành cho các em hoặc có những tiết giáo viên yêu cầu các nhóm viết bản
thu hoạch sau tiết thực hành kết hợp với kỹ năng thực hành mà ghi điểm
thực hành cho các nhóm.

- Giáo viên cần chú ý khâu vệ sinh cuối tiết thực hành: Phân công cho học
sinh trực thu dọn tất cả nguyên vật liệu đã sử dụng, những dụng cụ thực
hành cần rửa sạch sẽ trước khi cất vào khay, vệ sinh cả vị trí làm thí
nghiệm.
- Cuối buổi thực hành, giáo viên cần dặn dò cụ thể cho học sinh như hoàn
thành bản thu hoạch, ôn lại kiến thức của chương và chuẩn bị bài mới
II. Kết quả thực nghiệm:
Đúc kết từ thời gian nghiên cứu thực nghiệm cụ thể thông qua các tiết dạy ở
các lớp 10 được phân công chuyên môn và tiết dạy trong hội thi giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh, đa số học sinh nắm được các thao tác cơ bản trong tiết thực hành, biết cách
tiến hành một số thí nghiệm đơn giản, sử dụng và điều chỉnh kính hiển vi, làm một số
sản phẩm lên men dinh dưỡng; hình thành ở các em một số kỹ năng nhận biết, tìm
hiểu, giao tiếp,phân tích, tổng hợp, so sánh… tương đối tốt.
Kết quả cuối năm ở hai lớp 10A
1,
10A
2
mà Tôi được phân công giảng dạy như
sau:
+ Tỷ lệ học sinh giỏi khoảng 6,7%
+ Tỷ lệ học sinh khá khoảng 52,1%
+ Tỷ lệ học sinh trung bình khoảng 35,7%
8
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
+ Tỷ lệ học sinh yếu khoảng 5,5%
+ Không có học sinh kém.
Giáo án tiết dạy đề nghị:
Tiết 27: THỰC HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ
ENZIM
I. Mục tiêu

1. Kiến thức:
- HS làm được thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với enzim và thí
nghiệm tính đặc hiệu của enzim, qua đó củng cố kiến thức về enzim
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thực hành, thao tác thí nghiệm và tư duy sáng tạo
3. Thái độ:
- Có ý thức làm việc khoa học, cẩn thận chính xác
II. Chuẩn bị
9
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
1.Giáo viên:
- Chia lớp học thành 10 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh
- Dụng cụ thí nghiệm:
ống nghiệm (9 ống trong đó một ống chia vạch) , giá đỡ ống nghiệm (2),
kẹp gỗ (3), nhiệt kế (1), ống nhỏ giọt (4), cốc thủy tinh (3 cốc), đèn cồn (2), đế
sắt (1), khay nhựa (2), khăn (2), mồi lửa (1), lưới Amiăng
- Hóa chất và một số vật liệu khác:
+ Dung dịch Iôt, HCl 5%, thuốc thử lugol, thuốc thử phêlinh
+ Dung dịch hồ tinh bột 1%, dung dịch saccarôzơ 4%,
+ Chuẩn bị dung dịch saccaraza nấm men:
Cân 1g men rượu hòa với 10 ml nước cất để sau 24h lọc bằng giấy lọc
thu dịch lọc
+ Chuẩn bị dung dịch amilaza:
Ngâm và ủ hạt đậu xanh sau 36h để hạt nảy mầm, nghiền 20 hạt đậu với
10 ml nước rồi lọc qua giấy lọc thu dịch lọc
+ Nước nóng, nước đá
+ Đồng hồ canh giờ
2. Học sinh:
- Đọc trước bài thực hành ở nhà
- Xem lại kiến thức về enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật

chất
10
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
III. Trọng tâm:
Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, độ pH đối với hoạt tính của Enzim
IV. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức
Chia nhóm hs cử nhóm trưởng, kiểm tra sự chuẩn bị của hs, trong 1 nhóm cử mỗi
thành viên thực hiện 1 nhiệm vụ: chuẩn bị cốc nước ở 40˚C, đun cốc nước ở 100˚C,
mỗi người chịu trách nhiệm theo dõi quan sát và giải thích một ống nghiệm.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị:
3. Cách tiến hành
Mở bài: Enzim có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất
nhưng để thực hiện được điều đó enzim có thể vấp phải những khó khăn nào? Cô trò
mình cùng đi tìm hiểu bài thực hành 27 để làm sáng tỏ vấn đề.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
11
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
*Hoạt động 1: Gv nêu:
+ Mục đích yêu cầu của nội dung thí nghiệm
+Giới thiệu các dụng cụ và hóa chất cần
dùng
+Một số lưu ý trước khi thực hành:
- Cẩn thận với hóa chất
- Ống nghiệm phải sạch để đảm bảo tính
chính xác
- Các ống nhỏ giọt trước khi dùng phải
rửa sạch và ráo nước, sau khi dùng xong nên
đặt vào ly nước để rửa.
- Nguyên tắc đun ống nghiệm trên đèn

cồn
- Khi cho thuốc thử hay iôt vào ống
nghiệm thì cho từ từ từng giọt một đều các
ống nghiệm, cho đến khi thấy rõ hiện tượng
- Trong quá trình làm mỗi thí nghiệm,
mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm theo dõi
một ống cho đến khi có kết quả và giải
thích, không mất trật tự, không để sách vở
tại vị trí thực hành, nếu muốn hỏi vấn đề gì
em chỉ cần giơ tay xin hỏi.
I/ Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, độ
pH đối với hoạt tính của Enzim
1. Cách tiến hành:
12
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
-> HS theo dõi và nhận biết được các loại
dụng cụ và hóa chất sẽ dùng trong thí
nghiệm
*Hoạt động 2
? Gv hướng dẫn các bước tiến hành và thao
tác mẫu thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ,
pH tới hoạt tính của enzim
* Bước 1: Chuẩn bị các cốc nước 100˚C, nước
đá, nước 40˚C
* Bước 2: Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống
2 ml dung dịch tinh bột 1%
- Đặt ống 1 trong cốc nước thủy tinh đang
sôi
- Đặt ống 2 trong cốc nước thủy tinh 40˚C
- Đặt ống 3 trong cốc nước đá

- Cho vào ống 4, một ml HCl 5%
* Bước 3: Sau 5 phút cho vào mỗi ống 1 ml
dung dịch amilaza, để khoảng 12 phút.
* Bước 4: Dùng dung dịch ièt để xác định mức
độ thủy phân của tinh bột ở 4 ống nghiệm
2. Quan sát, ghi nhận kết quả và giải thích:
Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4
13
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
⇒HS nghe và quan sát cách tiến hành
? Nhắc lại cách tiến hành thí nghiệm 1?
? Trong 4 ống nghiệm ống nào kiểm chứng
ảnh hưởng của pH đối với enzim?( ống 4)
GV: Iôt là thuốc thử đặc trưng để nhận biết
tinh bột, nếu có tinh bột dd trong ống
nghiệm hóa xanh tím. Ống nghiệm nào
trong thí nghiệm sẽ có màu xanh tím? Vì
sao?
+Ở đa số enzim nhiệt độ tối ưu để
Điều
kiện
TN
- 2 ml
tinh bột
đặt
trong
cốc
nước
sôi, 5
phút

-1ml
amilaza
trong
12
phút
- vài
giọt dd
iốt
- 2 ml
tinh bột
đặt trong
cốc nước
40˚C, 5
phút
-1ml
amilaza
trong 12
phút
- vài giọt
dd iốt
- 2 ml
tinh bột
đặt
trong
cốc
nước
đá, 5
phút
-1ml
amilaza

trong
12
phút
- vài
giọt dd
iốt
- 2 ml
tinh bột
- 1ml
HCl, 5
phút
-1ml
amilaza
trong
12
phút
- vài
giọt dd
iốt
Kết
quả
MÀU
XANH
TÍM
KHÔNG
MÀU
MÀU
XANH
TÍM
MÀU

XANH
TÍM
Giải
thích
Nhiệt
độ cao,
Enzim
bị biến
tính
nên
không
Tinh bột
đã bị
enzim
amilaza
phân giải
hết nên
khi cho
Nhiệt
độ
thấp,
Enzim
tạm
ngừng
hoạt
Enzim
bị biến
tính bởi
axit
nên

tinh bột
không
14
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
enzim hoạt động?( đa số ở 40- 45)
+ pH tối ưu? (6-8)
- HS: thảo luận nhóm để xác định kết quả
quan sát được và giải thích hoàn, thành báo
cáo tường trình-> Gv nhận xét và kết luận
*Hoạt động 3
? Gv hướng dẫn các bước tiến hành và thao
tác mẫu thí nghiệm về tính đặc hiệu của
enzim
có khả
năng
xúc tác

phân
giải
tinh bột
tác
dụng
với iôt
tạo
màu
xanh
thuốc thử
iôt vào
không
thấy màu

xanh
động
nên
tinh bột
không
bị phân
giải
thành
đường
đã tác
dụng
với Iôt
tạo
màu
xanh
bị phân
giải đã
tác
dụng
với iôt
tạo
màu
xanh
II.Thí nghiệm về tính đặc hiệu của enzim:
1. Cách tiến hành:
* Bước 1: Chuẩn bị cốc nước 40˚C
* Bước 2: Lấy 3 ống nghiệm, ống 1 và 2 cho
vào mỗi ống 1ml dd hồ tinh bột, ống 3 cho vào
1ml dd saccarôzơ, tiếp đó cho vào ống 1: 1ml
amilaza, 2 và 3 mỗi ống 1ml saccaraza, để

trong cốc nước 40˚C
* Bước 3: Sau 10 phút cho vào ống 1 và 2: 2
15
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
HS nghe và quan sát cách tiến hành
? Nhắc lại cách tiến hành thí nghiệm 2?
GV: Mỗi loại enzim có tác động đặc thù cho
mỗi loại cơ chất và mỗi loại phản ứng. Em
hãy chỉ ra cơ chất và enzim trong từng ống
nghiệm?
? Kết quả của 3 ống nghiệm như thế nào?
- HS: thảo luận nhóm để xác định kết quả
quan sát được và giải thích hoàn thành báo
cáo tường trình
giọt dd lugol, ống 4 : 1mldd phêlinh, rồi đun
trên đèn cồn đến sôi
2.Quan sát, ghi nhận kết quả và giải thích:
Ống 1 Ống 2 Ống 3
Điều
kiện
(tiến
hành
TN)
-1ml dd
tinh bột +
1ml
amilaza
- Đặt trong
cốc nước
40

o
C (10’)
-1ml dd
tinh bột +
1ml dd
saccaraza
- Đặt
trong cốc
nước 40
o
C
-1ml
Saccarôzơ
4% + 1ml
dd
saccaraza
- Đặt
trong cốc
16
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- cho vào2
giọt thuốc
thử lugol
- đun sôi
(10’)
- cho
vào2 giọt
thuốc thử
lugol
- đun sôi

nước 40
o
C
(10’)) + -
cho vào
1ml dd
Phêlinh
- đun sôi

chất
Tinh bột Tinh bột Saccarôzơ
Enzim Amilaza Saccaraza Saccaraza
Thuốc
thử
Lugol Lugol Phêlinh
Kết
quả
KHÔNG
MÀU
MÀU
XANH
TÍM
KẾT TỦA
ĐỎ
GẠCH
Giải
thích
Enzim đã
tác dụng
phân huỷ

tinh bột
nên khi
cho thuốc
thử vào
không có
màu
Enzim và
cơ chất
không
phù hợp
nên cho
thuốc thử
vào xuất
hiện màu
xanh tím
Enzim đã
tác dụng
phân huỷ
Saccarôzơ
thành
glucôzơ
nên khi
cho thuốc
thử vào và
17
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
đun lên có
kết tủa đỏ
gạch
V.Củng cố:

à GV tổng kết nhận xét chung. đánh giá những thành công của từng cá nhân, những
kinh nghiệm rút ra từ chính thực tế thực hành của các em
à Gv cho điểm, HS dọn vệ sinh dụng cụ thí nghiệm và nơi thực hành.
VI. Hướng dẫn về nhà: Viết báo cáo thu hoạch theo bảng mẫu
Trường:
Lớp:
Nhóm:
BÁO CÁO THỰC HÀNH:MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ
ENZIM
I/ Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, độ pH đối với hoạt tính của Enzim
Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4
18
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Điều
kiện TN
- 2 ml tinh bột
đặt trong cốc
nước sôi, 5
phút
-1ml amilaza
trong 12 phút
- vài giọt dd
iốt
- 2 ml tinh bột
đặt trong cốc
nước 40˚C, 5
phút
-1ml amilaza
trong 12 phút
- vài giọt dd

iốt
- 2 ml tinh bột
đặt trong cốc
nước đá, 5
phút
-1ml amilaza
trong 12 phút
- vài giọt dd
iốt
- 2 ml tinh bột
- 1ml HCl, 5
phút
-1ml amilaza
trong 12 phút
- vài giọt dd
iốt
Kết quả
Giải
thích
II/ Thí nghiệm về tính đặc hiệu của enzim:
Ống 1 Ống 2 Ống 3
Điều kiện
(tiến hành
TN)
-1ml dd tinh bột +
1ml amilaza
- Đặt trong cốc
nước 40
o
C (10’)

-1ml dd tinh bột +
1ml dd saccaraza -
Đặt trong cốc nước
40
o
C (10’)
-1ml Saccarôzơ 4%
+ 1ml dd saccaraza
- Đặt trong cốc
nước 40
o
C (10’)
19
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- cho vào2 giọt
thuốc thử lugol
- đun sôi
- cho vào2 giọt
thuốc thử lugol
- đun sôi
- cho vào 1ml dd
Phêlinh
- đun sôi
Cơ chất
Enzim
Thuốc thử
Kết quả
Giải thích
III. Bài học kinh nghiệm:
Thực tế từ các tiết dạy thực hành mà tôi đã thực hiện trong ba năm cùng với

hiệu quả của tiết dạy tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi, Tôi đã phần nào tích lũy
được một số bài học kinh nghiệm sau:
- Thí nghiệm thành công hay công phụ thuộc rất lớn vào khâu Giáo viên chuẩn
bị
- Khâu tổ chức cũng quan trọng không kém, giáo viên phải bao quát, theo dõi
và chủ động điều khiển được tiết thực hành trong mọi tình huống
20
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Giáo viên phải giới thiệu được công dụng các loại nguyên vật liệu, hóa chất,
dụng cụ cần cho thí nghiệm, hướng dẫn cụ thể và thao tác mẫu cùng lúc với trình bày
các bước tiến hành thí nghiệm.
C. Kết luận- kiến nghị:
Người xưa có câu:” Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi
hiểu”. Kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chứng minh: Hs chỉ có thể nhớ
5% nội dung kiến thức thông qua việc đọc, nếu nghe giảng thì nhớ được 15%, thêm
quan sát thì nhớ 20%, kết hợp nghe và nhìn thì nhớ 25%, thông qua trao đổi thì nhớ
55%, nếu được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì
tăng lên 75% và khi có cơ hội giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới 90%. Minh
chứng ấy cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy
học. Tăng tiết và chú trọng giờ thực hành trong trường phổ thông là một trong những
phương pháp giúp học sinh hoạt động một cách tích cực, rèn luyện các thao tác, kỹ
năng thực hành, giúp các em chủ động tìm lấy kiến thức hay trực tiếp kiểm nghiệm
các kiến thức đã học, hình thành trong các em niềm hứng thú say mê khoa học, yêu
thích bộ môn, qua đó tạo điều kiện cho người Gv không ngừng học tập, nghiên cứu để
nâng cao tay nghề đáp ứng được nhu cầu đổi mới của nghành cùa xã hội.
Trong quá trình dạy học. Gv phải linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp
dạy học bộ môn. Để thực hiện thành công SKKN này theo tôi:
+ Đối với giáo viên:
- Cần đầu tư nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy
- Thí nghiệm phải thành công, an toàn, Gv phải biết cách hướng Hs khai thác,

giải thích các hiện tượng quan sát được.
- Tùy nội dung bài học, Gv khéo léo sắp xếp trình tự thí nghiệm sao cho khoa
học
21
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
+ Đối với học sinh:
- Các em phải nghiên cứu trước bài thực hành ở nhà và xem lại các kiến thức cũ
có liên quan đến bài thực hành
- Có tính tổ chức, kỷ luật cao, cẩn thận trong lúc thí nghiệm
- Có sự phối hợp tích cực trong hoạt động nhóm
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà Tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng
dạy, xin trao đổi cùng đồng nghiệp. Kính mong sự phê bình, góp ý của hội đồng khoa
học và đồng nghiệp để SKKN của tôi hoàn thiện.
Phan Rang, ngày 20 tháng 05năm 2010
Người viết
Chung Thu Thủy
Nhận xét của hội đồng khoa học giáo dục
Cấp cơ sở:









22
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Cấp tỉnh:










23

×