Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG HỆ THỐNG NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT CÁC THIẾT BỊ TỪ VẬT LIỆU COMPOSITE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 69 trang )

LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT
DỰ ÁN
ĐẦU TƯ MỞ RỘNG HỆ THỐNG NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT
CÁC THIẾT BỊ TỪ VẬT LIỆU COMPOSITE
A. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: ĐẦU TƯ MỞ RỘNG HỆ THỐNG NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT
CÁC THIẾT BỊ TỪ VẬT LIỆU COMPOSITE
2. Chủ dự án: Công ty TNHH sản xuất Composite Miền Trung
- Tên giao dịch: CENTRAL COMPOSITE PRODUCTION CO., LTD
- Địa chỉ liên lạc: Thôn Thanh Vinh, xã Thanh Trạch, Huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
- Điện Thoại: 090 576 9129; 052.3226159 Fax: 052.3226159
- Email: ;
3. Tiến độ thực hiện dự án:
- Phân kỳ đầu tư thành 02 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Dự kiến IV/2010 kết thúc Quý IV/2011.
+ Giai đoạn 2: Dự kiến IV/2014 kết thúc Quý IV/2015.
4. Địa điểm thực hiện dự án:
+ Địa điểm (thực hiện từ năm 2005): xã Thanh Trạch, Huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
+ Địa điểm mở rộng (tại địa điểm cũ): xã Thanh Trạch, Huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình.
5. Tổng vốn đầu tư: 75.494.240.000,0 đồng
Trong đó:
+ Giai đoạn 1: 51.740.600.000,0 đồng
+ Giai đoạn 2: 23.753.640.000,0 đồng
- 1 -
B. CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP DỰ ÁN
1. Nghị Quyết số 39-NQTW ngày 16 tháng 8 năm 2004 của Bộ Chính Trị về
Phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninhvùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010


2. Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005.
3. Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003.
4. Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
5. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
Quy định về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
6. Quyết định số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 05 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về Chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết số 39 của
Bộ Chính Trị
7. Quyết định Số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tạ
Việt Nam
8. Báo cáo tổng hợp Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoach tổng thể phát triển
kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Tháng 5.2007
9. Quyết định số 53/2008/ QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công
Thương về việc “Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp áp dụng
công nghệ cao đến năm 2020”
10. Giấy CNQSDĐ số 249299 ngày 31 tháng 5 năm 2007 của UBND tỉnh
Quảng Bình chứng nhận quyền sử dụng đất dự án sản xuất Composite của Công ty
TNHH sản xuất Composite Miền Trung.
11. Thông báo số 1436/TB-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh
Quảng Bình về Kết luận của đồng chí Nguyễn Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Bình trong buổi làm việc với Công ty TNHH sản xuất Composite Miền Trung ngày
15 tháng 06 năm 2010.
- 2 -
12. Các Quy hoạch đã được phê duyệt: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Quảng Bình; Quy hoạch ngành Công thương; Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng
Bình; Quy hoạch ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2015, tầm nhìn
đến 2020.
C. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

I. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình năm
2009 và 6 tháng đầu năm 2010:
1. Điều kiện tự nhiên:
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.055
km2, dân số năm 2009 gần 870.000 người.
Vị trí địa lý:
• Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc
• Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc
• Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông
• Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông
Tỉnh có bờ biển dài 116,5 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,9
km ở phía Tây, có cảng Hòn La, Quốc lộ I A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc
Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha
Lo và một số cửa khẩu khác nối liền với Nước CHDCND Lào, Sân bay Quảng Bình
đã khai thác sử dụng từ năm 2009 với 02 tuyến chính là đi Thủ đô Hà Nội và TP.Hồ
Chí Minh .
Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85%
Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi.
Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí
hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm
2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
- 3 -
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba
tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở
vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như
sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng.
Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học
Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn

gen quý hiếm. Đặc trưng là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có 5 cửa sông, trong đó có hai cửa
sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt
nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn
Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên
đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công
nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.
Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện
tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10
vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm
hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng
với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ
và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng
hợp vùng ven biển.
Dân số và lao động: Dân số Quảng Bình tính đến hết năm 2009 có khoảng
870.000 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai
nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã
Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v sống tập trung ở hai huyện miền núi
Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ.
Dân cư phân bố không đều, 85,6% sống ở vùng nông thôn và 15% sống ở thành thị.
Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 433.618 người, chiếm khoảng
52,26% dân số. Lực lượng lao động đã qua đào tạo gần 33.000 người chiếm 8% số lao
động.
- 4 -
2. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và 6 tháng
đầu năm 2010:
2.1. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2009:
a) Tình hình chung:
Năm 2009, mặc dù phải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu, bão lụt và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng nhờ

sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành TW; sự lãnh đạo, chỉ đạo điều
hành tập trung, quyết liệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh trong việc triển khai đồng
bộ các giải pháp chủ yếu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế theo Nghị quyết
30/2008/NQ-CP của Chính phủ và sự nỗ lực phấn đấu cao của các cấp, các ngành, các
doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, nên nhìn chung tình hình KT-XH năm 2009 vẫn
ổn định và phát triển; hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, trong đó có
một số chỉ tiêu đã đạt sớm và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục đúng hướng và tiến bộ, nền kinh tế vẫn duy trì
được tốc độ tăng trưởng khá; các lĩnh vực văn hoá, xã hội có chuyển biến tích cực;
quốc phòng, an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống
nhân dân ổn định và từng bước được cải thiện.
+ Dự ước kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2009
- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,2% .
- Giá trị SX nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%
- Giá trị SX công nghiệp tăng 17,6%
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 12,5%
- Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thuỷ sản:23,0%; công nghiệp - xây dựng: 37,5% và
dịch vụ: 39,5%
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu: 68,3 triệu USD, đạt 100,4% KH, tăng 8,5% so
cùng kỳ
- Giải quyết việc làm cho 2,93 vạn lao động, đạt 101,0% KH; trong đó tạo việc
làm mới cho 1,91 vạn lao động
- 5 -
- GDP bình quân đầu người 736 USD/người/năm (KH năm 2009: 720 USD,
thực hiện cùng kỳ 680 USD; mục tiêu 2010: 700 - 800 USD)
1
b) Thủy sản
Những tháng đầu năm thời tiết, ngư trường và giá cả đầu ra thuận lợi cùng với
chính sách hỗ trợ của nhà nước, nên sản xuất thuỷ sản năm nay đạt kết quả tích cực,
cả đánh bắt và nuôi trồng đều vượt kế hoạch. Sản lượng thuỷ sản đạt 43.783,1 tấn;

Tổng số tàu cá tham gia khai thác hiện có . Trong đó sản lượng đánh bắt 35.580,9 tấn,
tăng 5,6% so cùng kỳ; nuôi trồng 8.202,2 tấn, tăng 8,2% so cùng kỳ, Đã tập trung
khai thác các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao để phục vụ chế biến xuất khẩu.
c) Sản xuất Công nghiệp - TTCN
Năm 2009 các cơ sở SXCN trên địa bàn đã tăng cường tổ chức và cải tiến quản
lý hoạt động SXKD, phát huy hết công suất và mở rộng thị trường tiêu thụ, cùng với
một số nhà máy mới đi vào hoạt động đã góp phần tăng thêm năng lực mới cho ngành
công nghiệp phát triển và giữ được mức tăng trưởng khá. Mặt khác, nhờ nhu cầu đầu
tư xây dựng tăng cao theo chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Chính phủ; giá
trị SX toàn ngành CN duy trì được mức tăng trưởng khá, dự ước năm 2009 đạt
3.153,3 tỷ đồng.
e) Các ngành dịch vụ
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ cả năm đạt 7.156
tỷ đồng.
- Xuất khẩu: Mặc dù, trong tình hình xuất khẩu của cả nước giảm mạnh, nhưng
kim ngạch xuất khẩu của tỉnh vẫn đạt KH đề ra. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt
68,3 triệu USD.
- Nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu ước năm 2009 đạt 15,6 triệu USD,.
nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng phục vụ cho SX địa phương như dây chuyền thiết
bị sản xuất xi măng của Trung Quốc, nhôm thanh định hình của Thái Lan, nguyên liệu
SX dược phẩm, lắp ráp xe máy
- Du lịch: Chương trình phát triển du lịch tiếp tục được quan tâm chỉ đạo.
Lượng khách du lịch đến tỉnh tăng 49,8%; Năm nay tỉnh ta đã tổ chức nhiều hoạt
1
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 tỉnh Quảng Bình.
- 6 -
động nhân các ngày lễ lớn, như Lễ kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh -
Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, đẩy
mạnh khai thác tuyến đường sắt và tuyến bay Đồng Hới đi Hà Hội, Đồng Hới - Hồ
Chí Minh nên lượng khách du lịch đến Quảng Bình tăng mạnh.

2.2. Tổng quan về tình hình phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2010:
a) Tình hình chung:
- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,3%
- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 6,4%
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15%
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 11,2%
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu 36,3 triệu USD.
- Giải quyết việc làm 15.624 người; trong đó việc làm mới 9.823 người.
b) Thủy sản
Chương trình thuỷ sản được tập trung chỉ đạo thực hiện. Các đơn vị, các hộ gia
đình đã từng bước chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng ở những
vùng có điều kiện, đồng thời nhân rộng mô hình nuôi cá - lúa. Đặc biệt là đã triển khai
một số mô hình nuôi tôm theo công nghệ mới với năng suất lên đến 80 tấn/ha. Tập
trung chỉ đạo, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất giống mở rộng quy mô sản xuất và
bảo đảm chất lượng; tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn giống từ bên ngoài vào.
Hoạt động chế biến thủ công phát triển khá. Sản lượng thuỷ sản 6 tháng đạt: 20.949
tấn
2
; Tổng số tàu thuyền đánh bắt hiện có 5.716 chiếc.
c) Sản xuất Công nghiệp - TTCN
Trong khó khăn chung do thiếu nguồn điện sản xuất, giá nguyên, nhiên, vật liệu
đầu vào tăng nhưng công nghiệp tỉnh ta vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Giá trị
sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm đạt 1.675 tỷ đồng. Trong cơ cấu giá trị sản xuất
công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn (đạt 1.599 tỷ đồng), có
một số sản phẩm mới đóng góp lớn vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp như:
Đóng mới 02 tàu container 260TEU (tương đương trọng tải mỗi tàu 5000 tấn). Một số
2
Trong đó, sản lượng đánh bắt được 18.235,2 tấ; sản lượng nuôi trồng đạt 2.713,7 tấn.
- 7 -
dự án sản xuất công nghiệp đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng để đi vào hoạt

động trong năm 2010 như: Nhà máy xi măng Áng Sơn 1, Áng Sơn 2; khởi công xây
dựng Dự án sản xuất bột đá chất lượng cao Châu Hóa, ký hợp đồng EPC cung cấp
thiết bị Nhà máy xi măng Văn Hóa,
d) Các ngành dịch vụ
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ 6 tháng ước đạt:
4.280 tỷ đồng.
Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng 36,3 triệu USD. Trong giá trị xuất
khẩu, kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao (92,3%).
Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đạt 8,3 triệu USD.Các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất như
nhôm thanh, gỗ các loại, tân dược.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 0,36%, tính chung 6 tháng tăng 3,2%.
e) Lao động
Đã đẩy mạnh Chương trình Giải quyết việc làm, đẩy mạnh đào tạo nghề để tăng
cường xuất khẩu lao động kết quả 6 tháng đầu năm đã giải quyết việc làm cho
15.624 lao động (trong đó: xuất khẩu lao động là:1.116 người) và tỷ lệ hộ nghèo giảm
từ 15,1% đầu năm xuống còn 13,2%. Thu nhập và đời sống của nhân dân tiếp tục
được cải thiện, đặc biệt là đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, khó
khăn.
II. Các điều kiện thuận lợi và tiềm năng cho việc đầu tư:
1. Nhu cầu thị trường
Các sản phẩm được chế tạo từ composite có độ bền cao, giá thành hạ, chống
được các tác động khắc nghiệt của khí hậu và môi trường, rất phù hợp với điều kiện
của Việt Nam và các tỉnh duyên hải miền Trung.
Theo số liệu thống kê, Khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung tổng
số tàu thuyền đánh bắt hiện có khoảng 45.316 chiếc, với tổng công suất là 1.446.428
CV, trong đó nhu cầu đóng mới và sửa chữa để đủ điều kiện hoạt động đánh bắt thuỷ
sản xa bờ gần 30.000 chiếc.
- 8 -
Trong thời gian qua, đơn đặt hàng của công ty ngày càng nhiều, sản xuất không

kịp với nhu cầu của khách hàng, theo tính toán sản phẩm của công ty chế tạo chỉ mới
đáp ứng dược 10% của thị trường trong tỉnh chưa tính đến Khu vực Bắc Trung bộ và
Duyên hải miền Trung
2. Các đơn vị sản xuất cùng ngành nghề chưa nhiều
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, quy mô, công suất
trong phạm vi tỉnh Quảng Bình hiện nay có 01 nhà máy hoạt động đơn thuần về công
nghệ đóng thuyền du lịch bằng vật liệu Composite với công suất 20-30 chiếc/ năm.
Cụ thể: Thuyền du lịch, vỏ được làm bằng composite, gắn động cơ điện của Công ty
liên doanh Vina Siam - Quảng Bình.
3. Động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm số lượng
nhiều cho người lao động trên địa bàn.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 433.618
người, chiếm khoảng 52,26% dân số. Lực lượng lao động đã qua đào tạo gần 33.000
người chiếm 8% số lao động. Riêng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề
trong lĩnh vực đóng vỏ tàu Composite với nhiều năm kinh nghiệm khoảng 150 người;
nếu mở rộng sản xuất công ty sẽ tiếp nhận khoảng thêm 300 lao động địa phương, đây
là một việc hết sức ý nghĩa, vừa tạo công ăn việc làm cho lao động phổ thông trong
mùa giáp hạt, vừa là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ
cho tỉnh nhà.
III. NỘI DUNG DỰ ÁN
1. Mục tiêu của dự án
a) Mục tiêu tổng quan:
Cùng với địa phương, góp phần huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH và đẩy mạnh phát triển SXKD; chú
trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn và chăm lo đời sống nông dân. Phát triển và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường ứng dụng KHCN; phấn đấu năm
2015, Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12,0 - 13,0%; Giá trị sản xuất nông lâm
ngư nghiệp tăng 4,0 - 4,5%; Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp: 22,5%; Công
nghiệp - xây dựng: 38,2%; Dịch vụ: 39,3%; Giá trị kim ngạch xuất khẩu 70 triệu
- 9 -

USD; Giải quyết việc làm cho 2,9 vạn lao động; GDP bình quân đầu người 720
USD/người (mục tiêu 2010: 700-800USD).
b) Mục tiêu cụ thể:
Dự án nhằm góp phần thực hiện Chương trình phát triển sản xuất công nghiệp
sử dụng công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo
hướng tăng cường chú trọng chất lượng, hiệu quả, bền vững. Phát triển mới các
phương tiện đánh bắt xa bờ, tàu du lịch, tuần tra, kiểm soát, từng bước áp dụng công
nghệ mới khoa học kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất công nghiệp, góp phần tạo công
ăn việc làm cho trên 300 lao động phổ thông, từng bước tạo sản phẩm có giá trị gia
tăng cao trong lĩnh vực công nghiệp phục vụ xuất khẩu, góp phần thúc đẩy nền sản
xuất công nghiệp, khuyến công Quảng Bình từng bước vươn ra khu vực, thế giới, cải
thiện tình hình vốn đầu tư khó khăn hiện nay.
Mở rộng, đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng chế tạo các vật tư, thiết bị bằng
vật liệu từ Composite để phục vụ đóng mới, sửa chữa tàu thuyền hoạt động đánh bắt
thủy sản và kinh doanh du lịch trên sông, biển; sản xuất mới và cải tạo trên 200 tàu
thuyền, thuyền thúng, tẹc đựng xăng dầu bằng vật liệu Composite mỗi năm; sản xuất
và cải tạo trên 300 sản phẩm các loại bằng vật liệu Composite như: Cánh cống thuỷ
lợi; Bao ốp thuyền gỗ; Các tấm chắn, tấm trần;.
2. Hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư: 100% vốn Chủ sở hữu
Thời hạn hoạt động: 50 năm.
3. Vốn đầu tư:
+ Tổng vốn đầu tư : 75.494.240.000,0 đồng.
+ Giai đoạn 1: 51.740.600.000,0 đồng
+ Giai đoạn 2: 23.753.640.000,0 đồng
+ Vốn Tự có: 17.074.398.000,0đồng (bằng 33,3 vốn đầu tư gđ1)
+ Vốn huy động: 9.830.714.000,0 (bằng 19,0% vốn đầu tư gđ1)
+ Vốn vay: 45.523.026.720,0 đồng (bằng 60,3% vốn đầu tư )
- 10 -
- Giai đoạn 1: 24.732.006.800,0 đồng (bằng 47,8% vốn đầu tư gđ1)

- Giai đoạn 2: 23.753.640.000,0 đồng (bằng 100,0% vốn đầu tư gđ2)
4. Địa điểm xây dựng dự án
- Thôn Tiền Phong, xã Thanh Trạch, Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Diện tích đất cần để xây dựng nhà máy: 50.670 m2
- Vị trí: Sát bờ biển thôn Tiền Phong, xã Thanh Trạch, cách Quốc lộ 1A 500 m,
Phía bắc và phía nam giáp đất quy hoạch trồng dương liễu chắn gió biển, hướng đông
giáp biển đông, phía Tây giáp đường quy hoạch 10,5m thuộc xã Thanh Trạch, Huyện
Bố Trạch; gần đường Hồ Chí Minh, cách sân bay Đồng Hới khoảng 25 km và cảng
Sông Gianh 01 km về phía Đông Bắc, rất thuận lợi về giao thông đi lại, vận chuyển
hàng hóa.
5. Thị trường tiêu thụ:
Sản phẩm chế tạo ra dùng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tỉnh, khu vực
Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài ra, khi
mở rộng quy mô, công ty sẽ xây dựng chiến lược giới thiệu, xúc tiến thương mại đưa
sản phẩm xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam á và Châu á, Châu phi,
Châu Mỹ la Tinh.
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tổng số tàu thuyền đánh bắt hiện có 5.716
chiếc, với tổng công suất là 144.350 CV, trong đó nhu cầu đóng mới và sửa chữa để
đủ điều kiện hoạt động đánh bắt thuỷ sản xa bờ gần 5.000 chiếc, nhu cầu đóng và sửa
chữa thành tàu hoạt động du lịch là 500 chiếc.
6. Sản phẩm:
6.1. Các sản phẩm chủ yếu:
- Vỏ tàu thuyền cở nhỏ, vừa và lớn, vỏ mô tô nước, ca nô, các thiết bị phục vụ
môn thể thao lướt sóng trên sông và biển
- Các loại thùng, bể, bồn từ nhựa composite dùng chứa dung dịch hoá chất;
thùng, bồn, bể chứa hoặc sử lý nước thải, đặc biệt là bồn bể Bioga cho ngành nông
nghiệp. Các bể chứa nước từ composite có dung tích lớn trên nóc nhà cao tầng. Các
sản phẩm bọc composite chịu hoá chất cho các bể thép, thùng thép, các sản phẩm lát
nền nhà chịu hoá chất, chống tĩnh điện bằng nhựa, composite (FRP); các sản phẩm bể
- 11 -

mạ, bể tẩy rửa, bể chịu axit, bể xử lý nước thải, bể phản ứng từ composite với các đặc
tính kỹ thuật chủ yếu: Độ bền kéo đứt: ISO 527:1997- 10421 N/ cm2; Độ bền uốn:
ISO 178 : 2000 -192 N/ mm2; Độ bền va đập: ISO 179: 2001- 90,11KJ/ m2
Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ mở rộng đầu tư công nghệ sản xuất các sản
phẩm đồ nội thất, thùng chở hàng từ composite. Cánh cửa và cửa sổ, thành lan can,
bồn hoa ngoài trời, bàn ghế ngoài trời dành cho các khu biệt thự.
6.1.2. Phân kỳ sản xuất sản phẩm:
+ Giai đoạn 2005-2010 (đã thực hiện hiệu quả)
- Tàu thuyền có chiều dài từ 2m đến 25m.
- Thuyền thúng đường kính 1,8 m đến 3,1m .
- Bể nuôi trồng thuỷ sản dung tích 2m khối đến 25m khối.
- Cửa vào; bồn nước, tẹc dầu 2 khối trở lên; Cánh cống thuỷ lợi; Bao ốp
thuyền gỗ; Hộp đựng động cơ nổ, cầu giao, bình điện; Bình khí Biôga; Thùng đựng
rác thải; Các tấm chắn, tấm trần; vật liệu chống thấm.
+ Giai đoạn 2011-2015 (chuẩn bị triển khai)
- Tiếp tục sản xuất các sản phẩm thuộc giai đoạn 2005-2010 với quy mô lơn
hơn, trọng tâm là các loại tàu thuyền biển, thuyền bè du lịch, thuyền bè phục vụ vùng
lũ lụt, ốp thuyền gỗ, composite hóa các khoang thuyền gỗ đang sử dụng.
- Các loại thùng, tẹc đựng dầu đựng nước từ 1m3 -50m3.
- Liên kết hợp tác với các cơ sở lớn, nhà máy sản xuất ô tô, cục hậu cần Bộ
quốc phòng, sản xuất các phụ kiện, các bán thành phẩm
+ Giai đoạn 2015-2020 và xa hơn:
- Tiếp tục sản xuất các sản phẩm thuộc giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2011-
2015 có hiệu quả kinh tế cao, an toàn với môi trường; tiến hành liên kết, hợp tác với
các cơ sở lớn, nhà máy sản xuất ô tô, cục hậu cần Bộ quốc phòng, sản xuất các phụ
kiện, các bán thành phẩm phục vụ quốc phòng.
- 12 -
- Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới phục vụ các ngành kinh tế, chú trọng
giao thông vận tải, nông nghiệp thủy lợi, công nghiệp, hệ thống nhà hộp, nhà lắp ghép
cho miền núi, vùng biển, hải đảo.

7. Nguồn nguyên liệu:
Nguồn nguyên liệu gồm Polyester Resin và vải thuỷ tinh đều nhập ngoại. Riêng
các chất độn mới là polyrethan và các chất độn khác (tre, mây, sợi thực vật) đã có sản
xuất trong nước. Trong 5 năm qua công ty đã có những mối quan hệ bạn hàng tốt, uy
tín với các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào, nên luôn ở thế chủ động, các nguồn
nguyên liệu được nhập từ các nhà sản xuất nước ngoài với giá cả ổn định: các nhà sản
xuất ở Hàn Quốc, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Singgapo Trong 5 năm
liên tục, công ty chưa bao giờ thiếu nguyên liệu sản xuất.
Trong 1 đến 2 năm tới, khu công nghiệp Dung Quất- Quảng Ngãi sẽ là nơi cung
cấp nguyên liệu đầu vào tốt cho công ty. Hiện nay trong nước có 4 nhà cung cấp
nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho công ty là: công ty TM cổ phần A&A Hải Phòng,
Công ty công nghệ hoá Hà Nội, Công ty Thi Ngọc, Công ty Tân Viễn Đông- TP
HCM.
8. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu:
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, quy mô, công suất
trong phạm vi tỉnh Quảng Bình và trong khu vực miền Trung:
a) Trong phạm vi tỉnh Quảng Bình:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình không có đơn vị nào có ngành nghề sản
xuất kinh doanh tương tự, 02 tỉnh bạn lân cận là Hà Tỉnh và Quảng trị cũng không có
doanh nghiệp nào sản xuất các loại tàu thuyền bằng vật liệu Composite .
b/ Trong phạm vi khu vực miền Trung:
Tại tỉnh Khánh Hòa, hiện nay có 3 nhà máy hoạt động đơn thuần về công nghệ
đóng tàu bằng vật liệu Composite với công suất 30-40 chiếc/ năm, có xưởng đóng tàu
thuyền Bình Tân; trung tâm đóng tàu của Đại học Thủy sản Nha Trang.
Như vậy toàn tỉnh nói riêng, khu vực miền Trung và cả nước nói chung chưa có
nhà máy nào có quy mô lớn, công nghệ tiến tiến, chuyên nghiệp, đồng bộ trong việc
- 13 -
sản xuất, chế tạo các loại vỏ tàu thuyền cở vừa và lớn, ca nô; các loại thùng, bể, bồn
từ nhựa composite dùng chứa dung dịch hoá chất; thùng, bồn, bể chứa hoặc xử lý
nước thải, đặc biệt là bồn bể Bioga cho ngành nông nghiệp; các bể chứa nước từ

composite có dung tích lớn trên nóc nhà cao tầng. Các sản phẩm đồ nội thất, thùng
chở hàng từ composite. Cánh cửa và cửa sổ, thành lan can, bồn hoa ngoài trời, bàn
ghế ngoài trời dành cho các khu nhà cao tầng, biệt thự chống chọi với khí hậu khắc
nghiệt và nguy cơ ô xi hóa cao.
9. Nguồn lao động:
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 433.618
người, chiếm khoảng 52,26% dân số. Lực lượng lao động đã qua đào tạo gần 33.000
người chiếm 8% số lao động. Riêng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề
trong lĩnh vực đóng vỏ tàu Composite với nhiều năm kinh nghiệm 150 người, trong
đó riêng Công ty Composite miền Trung có 110 người, cụ thể:
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý: 11 người
- Kỹ sư chuyên ngành: (Kỷ sư võ tàu, Kỷ sư hoá, Kỷ sư điện máy, Kỹ sư cơ
khí, kỹ sư xây dựng): 9 người
- Công nhân lành nghề (từ bậc 3/7 trở lên) : 30 người
- Công nhân từ bậc 1/7 đến bậc 3/7) : 20 người
- Công nhân lao động phổ thông : 30 người
Trong thời gian tới, song song với quá trình sản xuất công ty tổ chức mở các
lớp dạy nghề cấp tốc để thu hút lực lượng lao động trẻ, đồng thời tổ chức cho công
nhân làm quen và sử dụng một số máy móc hiện đại để nâng cao kinh nghiệm làm
việc cũng như khả năng sử dụng thành thạo máy móc; từng bước xây dựng chính
sách, kế hoạch thu hút nhân tài, nhất là kỷ sư thiết kế, lao động lành nghề, làm nồng
cốt cho sự phát triển trong hiện tại cũng như tương lai của Công ty.
10. Sự cần thiết phải đầu tư mở rộng
a) Hiệu quả kinh tế cao:
Vật liệu composite được sử dụng rộng rãi trong việc chế tạo các loại tàu
thuyền, xuồng cỡ nhỏ, cano do chi phí đầu tư chế tạo phương tiện bằng vật liệu này
- 14 -
thấp hơn sản phẩm cùng loại sử dụng chất liệu bằng gỗ, nhôm hoặc thép. Trong thời
gian qua các sản phẩm từ composite mang lại lợi ích cao, bảo dưỡng rất ít, không bị
ăn mòn, han rỉ hay ảnh hưởng của môi trường nước biển. Composite cũng được sử

dụng trong các tàu quân sự do tính trong suốt với rada của loại vật liệu này; mặt khác,
vật liệu composite là sự kết hợp của các vật liệu nhằm phát huy các ưu điểm về tính
năng kỹ thuật của các vật liệu cấu thành. Vật liệu này có khả năng chịu lực và độ
cứng trên trọng lượng lớn, là loại vật liệu nhẹ so với các loại vật liệu truyền thống
khác. Đây là loại vật liệu tiềm năng cho các ứng dụng trong tương lai. Đặc biệt, loại
vỏ thuyền này có tuổi thọ cao, độ bền lớn.
Việc đầu tư mở rộng sản xuất các thiết bị, vật tư từ composite trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình là rất cần thiết, từ thực tiễn cho thấy, với 116,5 km bờ biển và 4000km2
lãnh hải, hơn 4.500 tàu thuyền, chưa tính đến thị trường Miền Trung và cả nước. Nếu
mỗi tàu đánh bắt xa bờ với kích cỡ 28x4,2x2,5(m), tiêu tốn gần 30m3 gỗ loại 2-3, trị
giá khoảng 230 đến 300 triệu đồng. Trong tương lai composite thay gỗ chỉ tính riêng
mảng tàu thuyền, hàng năm hạn chế khai thác tối thiểu 45.000m3 gỗ, đem lại lợi ích
trên 450 tỷ đồng / năm cho quê hương Quảng Bình. Nhưng quan trọng hơn là nó đưa
lại những phương tiện sản phẩm bằng chất liệu composite vững chắc, tiện lợi, an toàn
cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Hiện nay với quy mô
của Công ty còn nhỏ, chỉ giải quyết, đáp ứng những nhu cầu bình thường trong đời
sống xã hội, nhưng tương lai không xa, 05 -10 năm tới, những công trình mang tính
chất kỹ thuật cao, đòi hỏi chất liệu cao composite - thuỷ tinh- cacbon, mà các nước
tiên tiến đang mạnh mẽ sử dụng cho sản xuất ô tô, máy bay, vệ tinh, giao thông vận
tải, công nghiệp và các ngành nghề khác.
b) Giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại chổ:
Theo tính toán với địa phương thuần nông như Quảng Bình, nếu đầu tư mở
rộng sản xuất các thiết bị, vật tư từ composite một cách đồng bộ, hệ thống sẽ giải
quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi địa phương, bình quân 01 xưởng sản xuất cần
45 lao động, số lượng lao động toàn công ty sau mở rộng đạt từ 350-500 người, thu
nhập bình quân 2.100.000 đồng/người tháng.
c) Góp phần kính thích phát triển khuyến công, khoa học công nghệ nói
riêng và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà nói chung:
Nếu được sự quan tâm của các sở, ban, ngành việc đầu tư mở rộng sản xuất các
thiết bị, vật tư từ composite trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tạo ra các sản phẩm có hàm

- 15 -
lượng chất xám cao sử dụng vật liệu mới, vật liệu sạch, vật liệu thay thế, trong tương
lai không xa các sản phẩm của công ty sẽ đăng ký bản quyền chất lượng sản phẩm, sở
hữu trí tuệ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, từng bước xây dựng thương hiệu, đảm bảo
các sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, tiến hành xuất khẩu sản phẩm
sẽ đem lại một lượng ngoại tệ lớn, kích thích xuất khẩu, động lực phát triển công
nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, từng bước xây dựng
thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Do điều kiện tự nhiên của Quảng Bình tương đối
phù hợp ( đất đai rộng, thuận lợi giao thông, nhân công rẽ…) với việc đầu tư sản xuất
các thiết bị vật tư từ composite hứa hẹn sẽ mang lại một hướng đi mới cho phát triển
kinh tế tỉnh nhà. Trong tương lai gần, sẽ thay thế dần 4500 thuyền gỗ đánh bắt hải sản
của tỉnh thành thuyền có cấu tạo từ vật liệu composite. Đề án này sau khi thực hiện
thành công sẽ là tiền đề để triển khai rộng rãi ở khu vực miền Trung – Tây nguyên với
hơn 45.000 tàu thuyền các loại và nhiều nơi khác trên toàn quốc và khu vực.
11. Kế hoạch đầu tư
11.1.
Sản
phẩm
của
dự án
Vỏ tàu thuyền cở nhỏ, vừa và lớn, vỏ mô tô nước, ca nô, các thiết
bị phục vụ môn thể thao lướt sóng trên sông và biển
Các loại thùng, bể, bồn từ nhựa composite; thùng, bồn, bể chứa;
các sản phẩm bể mạ, bể tẩy rửa, bể chịu axit, bể xử lý nước thải, bể
phản ứng từ composite với các đặc tính kỹ thuật chủ yếu: Độ bền kéo
đứt: ISO 527:1997-10421 N/ cm2; Độ bền uốn: ISO 178 : 2000 -192
N/ mm2; Độ bền va đập: ISO 179: 2001- 90,11KJ/ m2.
11.2.
Kế
hoạch

sản
xuất
Dự kiến tiến độ thực hiện mở rộng dự án
+ Lập thiết kế, dự toán
+ Xây dựng nhà xưởng mới:
+ Mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị:
+ Đào tạo tiếp công nhân:
+ Triển khai Hoạt động
Tháng thứ 2 - 3
Tháng thứ 4 - 8
Tháng thứ 7 – 9
Tháng thứ 6 - 10
Tháng thứ 11 - 12
Thời gian bắt đầu triển khai hoạt động chính thức: Ngay khi hoàn
- 16 -
thành công tác đầu tư xây dựng và đạo tạo mới nhân công, sau 12
tháng kể từ khi triển khai dự án.
Nếu có sự hỗ trợ tốt từ phía chính quyền và các tổ chức tín dụng sẽ
sớm nhập vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất
11.3. Công suất sản xuất
Bảng 1: Tổng công suất dự kiến sản xuất
- 17 -
STT Sản phẩm Công suất thiết
kế
(cái/năm)
Đơn giá
(1000 đồng/1 chiếc)
1
Tàu thuyền có chiều dài
từ 20 m đến 25m

3 3.600.000
2
Tàu thuyền có chiều dài
từ 15 m đến 20m
10 2.200.000
3
Tàu thuyền có chiều dài
từ 10 m đến 15m
20 1.100.000
4
Tàu thuyền có chiều dài
từ 2m đến 10m
45 260.000
5
Thuyền thúng đường
kính 3,2 m đến 5 m
20 65.000
6
Thuyền thúng đường
kính 1,8 m đến 3,1m
60 45.000
7
Bể nuôi trồng thuỷ sản
dung tích 15 m3 đến
25m3
20 30.000
8
Bể nuôi trồng thuỷ sản
dung tích 2 m3 đến 15m3
30 15.000

9
Bồn nước, tẹc dầu 2 khối
trở lên
30 21.000
10
Cửa vào; Cánh cống
thuỷ lợi; Bao ốp thuyền
gỗ; Hộp đựng động cơ
nổ, Các tấm chắn, tấm
trần; vật liệu chống thấm.
300 5.000
Dự kiến tổng công suất sản xuất phân bổ cho dự án như sau:

Trong
02 năm
đầu sảm phẩm dự kiến tiêu thụ thị trường tại Tỉnh nhà và khu vực lân cận là 30%;
70% còn lại tiêu thụ tại thị trường các tỉnh duyên hải miền Trung và cả nước.
Từ năm thứ 3 trở đi phấn đấu xuất khẩu 20% đến 30% sản phẩm ra các nước
trong khu vực và trên thế giới, từ 70 % đến 80% còn lại tiêu thụ tại thị trường tỉnh
nhà và các tỉnh bạn.
11.4. Quản lý dự án
Theo quy định của thông tư số 15/2000/TT-BXD ngày 13 tháng 11 năm 2000
Hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng: Căn cứ quy
mô, tính chất của dự án và năng lực của mình, Chủ đầu tư lựa chọn một trong các
hình thức quản lý thực hiện dự án sau:
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: áp dụng đối với các dự án mà Chủ
đầu tư có năng lực chuyên môn phù hợp và có cán bộ chuyên môn để tổ chức quản lý
thực hiện dự án.
Chủ nhiệm điều hành dự án: là hình thức quản lý thực hiện dự án do một pháp
nhân độc lập có đủ năng lực quản lý điều hành dự án thực hiện.

Chìa khóa trao tay: áp dụng khi Chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để lựa
chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư
thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Tự thực hiện dự án: áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu
của dự án và dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính Chủ đầu tư như vốn tự có của
doanh nghiệp, vốn tự huy động của các tổ chức, cá nhân, trừ vốn vay của các tổ chức
tín dụng.
- 18 -
Công suất năm sản xuất thứ nhất: 50%
Công suất năm sản xuất thứ hai: 75%
Công suất năm sản xuất thứ ba: (ổn định): 100%
Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu
của dự án sản xuất mới, duy tu bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên các công trình xây
dựng, thiết bị sản xuất.
Căn cứ theo quy định trên và dựa vào năng lực hành nghề, năng lực tài chính
của chủ đầu tư, quyết định lựa chọn hình thức thực hiện dự án là hình thức chủ đầu tư
trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
Sơ đồ 1: Tổ chức quản lý dự án:
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý dự án:
Tổ chức tuyển chọn hoặc tư vấn, đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị để
thực hiện:
Điều tra, khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng.
Khảo sát thiết kế, lập tổng dự toán, dự toán công trình, giám sát kỹ thuật xây
dựng.
Lập hồ sơ mời thầu, mua sắm vật tư, thiết bị, giám sát chất lượng và số lượng
vật tư thiết bị.
- 19 -
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
CHỦ ĐẦU TƯ

CÁC NHÀ TƯ VẤN CÁC NHÀ THẦU
Tổ chức ký kết hợp đồng: giao nhận thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm vật tư thiết
bị, trợ giúp kỹ thuật và quản lý khai thác dự án với các đơn vị trúng thầu và thực hiện
các nhiệm vụ đã được ký kết trong hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.
Chuẩn bị hồ sơ (dự án, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán…) để trình hoặc để
chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định và phê duyệt và giao các hồ sơ được
duyệt cho các đơn vị liên quan.
Quản lý chặt chẽ kinh phí của các dự án trong tổng mức dự toán được duyệt
theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, trường hợp dự toán hạng mục tăng, Ban
quản lý dự án phải cập nhật, tập hợp và trình chủ đầu tư để xem xét quyết định.
Theo dõi, kiềm tra, đôn đốc thực hiện, nghiệm thu và thanh lý các hợp đồng
kinh tế, phiếu giá công trình cho các tổ chức nhận thấu xây lắp theo hợp đồng đã ký;
đồng thời quan hệ với các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện các chế độ,
chính sách định mức, đơn giá hiện hành của Nhà nước phục vụ cho dự án.
Lập và thực hiện kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư, kế hoạch tài chính
của dự án.
Tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình, đưa công trình vào khai thác sự dụng
theo quy định của chủ đầu tư và của pháp luật.
Lập báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo
quyết toán cho chủ đầu tư khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng để chủ đầu
tư duyệt theo quy định hiện hành.
Giám sát kỹ thuật xây dựng, quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án; chịu
trách nhiệm trước chủ quản đầu tư và trước pháp luật trong việc quản lý quá trình
thực hiện dự án cho đến khi dự án kết thúc đưa vào khai thác sử dụng.
Quản lý cán bộ, viên chức, tài sản và kinh phí của Ban Quản lý theo quy định
của Nhà nước.
+ Tài chính của ban quản lý dự án
Nguồn kinh phí hoạt động của ban quản lý dự án trích từ kinh phí quản lý dự án
trong tổng mức đầu tư.
- 20 -

11.4. Công nghệ và nghiên cứu khoa học
11.4.1. Tổng quan về vật liệu composite
a) Khái niệm
Vật liệu Composite là vật liệu được chế tạo tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu
khác nhau nhằm mục đích tạo ra một vật liệu mới có tính năng ưu việt hơn hẳn vật
liệu ban đầu. Vật liệu Composite được cấu tạo từ các thành phần cốt nhằm đảm bảo
cho Composite có được các đặc tính cơ học cần thiết và vật liệu nền đảm bảo cho các
thành phần của Composite liên kết, làm việc hài hoà với nhau.
b) Lịch sử hình thành và phát triển
Vật liệu Composite đã xuất hiện từ rất lâu trong cuộc sống, khoảng 5.000 năm
trước Công nguyên người cổ đại đã biết vận dụng vật liệu composite vào cuộc sống
( ví dụ: sử dụng bột đá trộn với đất sét để đảm bảo sự dãn nở trong quá trình nung đồ
gốm).
Năm 1950 bước đột phá quan trọng trong ngành vật liệu Composite đó là sự
xuất hiện nhựa Epoxy và các sợi gia cường như Polyeste, nylon,… Từ năm 1970 đến
nay vật liệu composite nền chất dẻo đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các
ngành công nghiệp và dân dụng,y tế, thể thao, quân sự vv…
c) Ưu điểm
Tính ưu việt của vật liệu Composite là khả năng chế tạo từ vật liệu này thành
các kết cấu sản phẩm theo những yêu cầu kỹ thuật khác nhau mà ta mong muốn, các
thành phần cốt của Composite có độ cứng, độ bền cơ học cao, vật liệu nền luôn đảm
bảo cho các thành phần liên kết hài hoà tạo nên các kết cấu có khả năng chịu nhiệt và
chịu sự ăn mòn của vật liệu trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường Một trong các
ứng dụng có hiệu quả nhất đó là Composite polyme, đây là vật liệu có nhiều tính ưu
việt và có khả năng áp dụng rộng rãi, tính chất nổi bật là nhẹ, độ bền cao, chịu môi
trường, rễ lắp đặt, có độ bền riêng và các đặc trưng đàn hồi cao, bền vững với môi
trường ăn mòn hoá học, độ dẫn nhiệt, dẫn điện thấp. Khi chế tạo ở một nhiệt độ và áp
suất nhất định dễ triển khả được các thủ pháp công nghệ, thuận lợi cho quá trình sản
xuất.
d) Phân loại composite

+ Phân loại theo hình dạng
- 21 -
Vật liệu composite độn dạng sợi và vật liệu composite độn dạng hạt
+ Phân loại theo bản chất, thành phần
Composite nền hữu cơ ( nhựa, hạt) cùng với vật liệu cốt có dạng: sợi hữu cơ
(polyamide, kevlar…), Sợi khoáng ( thủy tinh, carbon…), sợi kim loại (Bo, nhôm…)
Composite nền kim loại: nền kim loại ( hợp kim Titan, hợp kim Al,…) cùng
với độn dạng hạt: sợi kim loại (Bo), sợi khoáng ( Si, C)…
Composite nền khoáng (gốm) với vật liệu cốt dạng: sợi kim loại (Bo), hạt kim
loại (chất gốm), hạt gốm (cacbua, Nitơ)…
e) Cấu tạo của vật liệu COMPOSITE

+ Polymer nền
Là chất kết dính, tạo môi trường phân tán, đóng vai trò truyền ứng suất sang
độn khi có ngoại lực tác dụng lên vật liệu.
Có thể tạo thành từ một chất hoặc hỗn hợp nhiều chất được trộn lẫn một cách
đồng nhất tạo thể liên tục.
Trong thực tế, người ta có thể sử dụng nhựa nhiệt rắn hay nhựa nhiệt dẻo làm
polymer nền:
- 22 -
Nhựa nhiệt dẻo: PE, PS, ABS, PVC…độn được trộn với nhựa, gia công trên
máy ép phun ở trạng thái nóng chảy.
Nhựa nhiệt rắn: PU, PP, UF, Epoxy, Polyester không no, gia công dưới áp suất
và nhiệt độ cao, riêng với epoxy và polyester không no có thể tiến hành ở điều kiện
thường, gia công bằng tay (hand lay- up method). Nhìn chung, nhựa nhiệt rắn cho vật
liệu có cơ tính cao hơn nhựa nhiệt dẻo.
Một số loại nhựa nhiệt rắn thông thường:
Nhựa polyester được sử dụng rộng rãi trong công nghệ composite, Polyester
loại này thường là loại không no, đây là nhựa nhiệt rắn, có khả năng đóng rắn ở dạng
lỏng hoặc ở dạng rắn nếu có điều kiện thích hợp. Thông thường người ta gọi polyester

không no là nhựa polyester hay ngắn gọn hơn là polyester.
Polyester có nhiều loại, đi từ các acid, glycol và monomer khác nhau, mỗi loại
có những tính chất khác nhau. Chúng có thể rất khác nhau trong các loại nhựa UPE
khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố :
Có hai loại polyester chính thường sử dụng trong công nghệ composite. Nhựa
orthophthalic cho tính kinh tế cao, được sử dụng rộng rãi. Còn nhựa isophthalic lại có
khả năng kháng nước tuyệt vời nên được xem là vật liệu quan trọng trong công
nghiệp, đặc biệt là hàng hải.
Nhà sản xuất có thể cung cấp nhựa ở dạng tự nhiên hay có dùng một số phụ gia.
Nhựa có thể được sản xuất để chỉ cần cho xúc tác vào là sử dụng được. Như đã đề cập
ở trên, cần phải có thời gian để polyester tự đóng rắn. Tốc độ trùng hợp quá chậm cho
mục đích sử dụng, vì vậy cần dùng chất xúc tác và chất xúc tiến để đạt độ trùng hợp
của nhựa trong một khoảng thời gian nào đó.
Tầm quan trọng của composite
Gao thông vận tải: Thay thế các loại sắt, gỗ, ván VD: càng, thùng trần của các
loại xe otô, một số chi tiết của xe môtô.
Hàng hải: Làm ghe, thuyền, thùng, tàu
Hàng không: Thay thế vật liệu sắt, nhôm trong máy bay dân dụng, quân sự
- 23 -
Quốc phòng: Những phương tiện chiến đấu: tàu, cano, máy bay, phi thuyền
Thiết bị: Dụng cụ, phương tiện phục vụ cho việc sản xuất nghiên cứu trong quân đội
như: bồn chứa nước hoặc hóa chất, khay trồng rau, bia tập bắn
Công nghiệp hóa chất: Bồn chứa dung dịch acid (thay gelcoat bằng epoxy hoặc
nhựa vinyleste); Bồn chứa dung dịch kiềm ( thay gelcoat bằng epoxy)
Dân dụng:
Sản phẩm trong sơn mài: bình, tô, chén, đũa
Sản phẩm trang trí nội thất: khung hình, phù điêu, nẹp hình, vách ngăn
Bàn ghế, tủ giả đá, khay, thùng, bồn
Tại Việt Nam, trong hơn 10 năm thâm nhập công nghệ composite - thuỷ tinh,
tại TP HCM, Nha Trang, Hà Nội, Hải Phòng. Sau 5 năm nghiên cứu thực nghiệm

Công ty có ý tưởng xây dựng, phát triển trở thành đơn vị mạnh về ngành tàu thuỷ và
các sản phẩm khác bằng chất liệu Composite - thuỷ tinh ở khu vực miền Trung, Việt
Nam. Trong thời gian tới giữ vững và phát huy những thành quả đã làm được trong
thời gian qua, chuyên môn hoá 18 chủng loại mặt hàng, đạt tiêu chuẩn ISO cấp nhà
nước, công nghiệp hoá dây chuyền sản xuất, giảm giá thành từ 15- 20%. Tập trung
nghiên cứu sản xuất tàu thuyền các loại, trọng tâm sản xuất tàu đánh bắt xa bờ đạt
chất lượng cao; tăng cường bọc ốp tàu gỗ, giúp cho ngư dân chưa có tiền đóng tàu
mới bằng chất liệu composite. Đồng thời Composite hoá khoang hàng, khoang đá
lạnh, thùng đựng nguyên liệu, nuôi cá sống với những tàu gỗ còn giá trị sử dụng.
Từ năm 2012 trở đi xây dựng kế hoạch hợp tác với các cở sở quân đội sản
xuất hàng quân dụng ( mũ, áo giáp, võ tên lửa ,) liên hệ với các cơ sở nhà máy sản
xuất ô tô, tàu hoả sản xuất phần võ, các linh kiện bằng composite - thuỷ tinh.
11.4.2. Quy trình sản xuất các sản phẩm từ vật liệu COMPOSITE
a) Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo
Dây chuyền 1 Dây chuyền 2 Dây chuyền 3 Dây chuyền 4
Quy trình sơ đồ
chế tạo tấm
composite FRP
Quy trình sơ đồ chế
tạo tấm composite
granite nhân tạo
Quy trình sơ đồ ép định
hình hàng loạt sản phẩm
nhỏ
Quy trình sơ đồ chế tạo
sản phẩm đơn chiếc
đặc biệt lớn bằng
composite
- 24 -
- 25 -

Thành
phẩm
Tháo
khuôn
Hoá cứng
Cán ép
Nạp liệu
Khử bọt
Phối liệu
Phối
liệu
Cốt
liệu
Hoàn thiện
Thành
phẩm
Tháo
khuôn
Hoá cứng
Ép gia
nhiệt
Rót vào
khuôn
Tháo
khuôn,
hoàn thiện
Hoá cứng
Tạo màu bề
mặt
Tráng keo,

trải sợi
thuỷ tinh
Tráng gien
cốt
Phối
liệu
Tạo
khuôn
Phối liệu
Cán phẳng
Ép

tạo Bước 1
sóng
( MáyBước 2
ép)
Bước 3
Thành
phẩm
Máy cắt
riềm
Hoá
Bước 1
cứng
Bước 2
(Buồng
đông Bước 3
kết)
Bước 4
Máy cắt

tấm

×