BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ DỰ BÁO KINH TẾ - XÃ HỘI
QUỐC GIA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Phần I: Giới thiệu chung về cơ sở thực tập
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng
hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung
của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh
vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế
xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA),
đấu thầu, doanh nghiêp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước;
quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Trung tâm thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia là trung
tâm cấp quốc gia trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thành lập theo
Quyết định số 168/2004/QĐ-TTg ngày 29/10/2004/QĐ-TTg ngày
29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp
khoa học, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt
động tự chủ theo quy định của pháp luận.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Năm 1978
Thành lập Trung tâm thông tin – tư liệu theo quyết định số 294
UB/KHH của Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, ký ngày 14 tháng
6 năm 1978.
Năm 1988
Sáp nhập Trung tâm Thông tin – Tư liệu và Trung tâm tính toán để
thành lập Trung tâm Thông tin. Quyết định số 101- UB/TCCB-ĐT của
Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, ký ngày 03 tháng 6
năm 1995.
Tháng 6 năm 1995
Trung tâm Thông tin được giao chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ
chức mới theo Quyết định của Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Trung tâm là cơ quan khoa học và báo chí; là đơn vị sự nghiệp có thu,
có con dấu riêng và được phép mở tài khoản cấp II.
Tháng 11 năm 1995
Trung tâm Thông tin hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và cơ
cấu tổ chức theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư sau
khi Bộ kế hoạch và đầu tư được thành lập vào tháng 11 năm 1995.
1
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp khoa học và báo chí có thu, có con dấu
riêng và được phép mở tài khoản cấp II.
Năm 2003
Thành lập Trung tâm Thông tin Kinh tế- xã hội Quốc gia. Trung
tâm là đơn vị sự nghiệp có thu về khoa học và báo chí, có con dấu và tài
khoản riêng; hoạt động trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về quản lý tài
chính, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật , quản lý các hoạt động nghiệp vụ
theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Năm 2004
Theo yêu cầu của nhiệm vụ mới, đổi tên Trung tâm Thông tin Kinh
tế - xã hội Quốc gia thành Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã
hội Quốc gia, là trung tâm cấp Quốc gia trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, theo Quyết định số 186/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, ký ngày 29 tháng 19
năm 2004.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
*CHỨC NĂNG
1. Thu thập thông tin, phân tích, dự báo kinh tế - xã hội trong nước
và quốc tế.
2. Cung cấp thông tin phục vụ quá trình hoạch định chính sách,
quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội.
3. Tổ chức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thông tin và dự báo
kinh tế xã hội
4. Tổ chức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thông tin và dự báo
kinh tế - xã hội.
5. Tổ chức cung cấp các dịch vụ thông tin kinh tế - xã hội cho các
tổ chức và công dân.
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con
dấu và tài khoản riêng, hoạt động tự chủ theo qui định của pháp luật.
*NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà
nước về kinh tế - xã hội.
2. Tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế - xã hội
phục vụ quá trình hoạch định chính sách, phục vụ sự chỉ đạo quản lý
nhà nước về kinh tế - xã hội.
3. Tổ chức xây dựng ngân hàng dữ liệu quốc gia về kinh tế -
xã hội ở tầm vĩ mô của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2
4. Tổ chức cung cấp thông tin về kết quả phân tích và dự báo
kinh tế - xã hội trong nước và thông tin quốc tế có liên quan phục vụ
công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương có liên
quan trong việc xây dựng chiến lược và lập kế hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực.
5. Cung cấp thông tin tham khảo trong nước và quổc tế phục
vụ cho công tác quản lý, điều hành, hoạch định các chính sách kinh tế -
xã hội định kỳ và không định kỳ cho các cấp lãnh đạo.
6. Tổ chức điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin phản hồi và
phân tích tác động của chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng
và Nhà nước để phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý.
7. Làm đầu mối phối hợp trong hoạt động thông tin kinh tế -
xã hội, bao gồm: tiếp nhận và phổ biến thông tin kinh tế - xã hội đối với
cơ quan thông tin kinh tế - xã hội đối với cơ quan thông tin và dự báo,
trung tâm dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương.
8. Cung cấp ấn phẩm thông tin và dự báo kinh tế xã hội, dưới
các hình thức: tạp chí, sách, chuyên san theo định kỳ và không định kỳ
phục vụ các đối tượng trong xã hội; tổ chức các loại hình tư vấn, dịch
vụ thông tin cho các tổ chức, cá nhân.
9. Tổ chức hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan đến xây
dựng và phát triển hệ thống thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc
gia.
10. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
thông tin, dự báo trong ngành kế hoạch - đầu tư, tham gia đào tạo về
lĩnh vực khoa học thông tin và dự báo kinh tế - xã hội.
11. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động; quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo qui
định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và đầu tư giao.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM
Ban Giám Đốc
* Ban giám đốc gồm có:
Giám đốc Trung tâm là TS. Lê Đình Ân được thủ tướng Chính phủ
bổ nhiệm theo Quyết định số 1314/QĐ-TTg ngày 10/12/2004.
Ngoài ra, có 2 Phó Giám đốc được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư bổ nhiệm.
* Các đơn vị chuyên môn trong Trung tâm (tương đương cấp vụ)
gồm có:
6 Ban,1 văn phòng, 1 Chi nhánh đại diện Trung tâm tại thành phố
Hồ Chí Minh, 1 tạp chí thông tin và Dự báo.
3
Bên cạnh đó, Trung tâm có Hội đồng khoa học là tổ chức tham
mưu và tư vấn giúp Giám đốc về hoạt động nghiên cứu khoa học và
đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của Trung tâm.
* Hiện tại, Trung tâm có hơn 100 cán bộ, viên chức đều có trình độ
đại học.
Số lượng cán bộ có học hàm, học vị Tiến sĩ, thạc sĩ là 22 người.
Trung tâm cũng đã cử 8 cán bộ trẻ đang theo học chương trình
Tiến sĩ và Thạc sĩ ở Mỹ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Xingapo… Một số khác
đang theo học cao học trong nước. Mục tiêu đến năm 2010, Trung tâm
sẽ có 40-50% cán bộ có trình độ Tiến sĩ và Thạc sĩ.
Đội ngũ cộng tác viên của Trung tâm gồm các vị nguyên lãnh đạo
cao cấp, các chuyên gia đầu ngành cũng như cố vấn kinh tế… và một số
chuyên gia kinh tế quốc tế.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ DỰ BÁO KINH TẾ - XÃ HỘI
QUỐC GIA
IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT
Trung tâm có 1 phòng máy chủ mạnh, với 2 đường truyền Internet
đảm bảo cho hơn 100 máy tính cá nhân có thể truy cập suốt 24/24 giờ
trong ngày.
Hội
đồng
khoa
học
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
Tạp chí Thông tin và Dự báo
Kinh tế-xã hội
Tạp chí Thông tin và Dự báo
Kinh tế-xã hội
Chi nhánh đại diện tại thành
phố Hồ Chí Minh
Ban
nguồn
và Phát
triển
thông
tin
Văn
phòng
Trung
tâm
Ban
phân
tích và
Dự báo
vĩ mô
Ban
Tổng
hợp
Ban
hợp tác
quốc tế
và đào
tạo
Ban
Nghiên
cứu và
phát
triển
ứng
dụng
CNTT
Ban
thông
tin dn
và thị
trường
4
Trung tâm có một trang in điện tử có giao diện đẹp với nhiều
khung mục đặc sắc bao trùm các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Thông tin về
các lĩnh vực kinh tế- xã hội nói chung cũng như sự chỉ đạo điều hành
của Chính phủ đối với từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng được cập
nhật hàng ngày trên website này. Đồng thời, website cũng là nơi nhận
thông tin phản hồi từ các bộ ngành và địa phương về tác động của cơ
chế, chính sách vĩ mô sau khi có hiệu lực thực hiện. Thêm vào đó, các
hoạt động nghiên cứu cũng như các sản phẩm nghiên cứu khoa học của
Trung tâm cũng được đăng tải trên website để có thể phục vụ đông đảo
độc giả. Địa chỉ truy cập website của Trung tâm là www.nceif.gov.vn
hoặc thongtindubao.gov.vn. Đến nay đã có gần 5 triệu lượt người truy
cập vào website này.
Phòng Tư liệu – thư viện của Trung tâm có hàng trăm đầu sách,
báo và tạp chí trong nước và nước ngoài. Các báo và tạp chí nước ngoài
chủ yếu là tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga.
V. Các loại hình ấn phẩm
1. Thông tin chọn lọc phục vụ lãnh đạo
Là ấn phẩm nghiên cứu, tổng hợp, biên soạn những thông tin chọn
lọc, mới và cập nhật về những vấn đề nổi cộm trong tình hình kinh tế -
xã hội nhằm cung cấp một cách kịp thời cho lãnh đạo cấp cao những
thông tin tham khảo, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách, điều
hành của Chính phủ.
2. Đặc san chuyên đề phục vụ lãnh đạo
Đây là sản phẩm nghiên cứu chuyên sâu theo chuyên đề tình hình
kinh tế- xã hội trong nước và quốc tế, các báo cáo phân tích, đánh giá và
dự báo về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước 6 tháng, hàng năm
phục vụ công tác hoạch định chính sách, kế hoạch hoá và chiến lược
phát triển kinh tế.
3. Các loại bản tin: Tuần tin kinh tế - xã hội, Thông tin về điều
hành kinh tế - xã hội
Ấn phẩm được phát hành hàng tuần, cung cấp những thông tin
tham khảo đa dạng về tình hình trong nước và quốc tế phục vụ các cấp
lãnh đạo trong công tác hoạch đinh cơ chế, chính sách, kế hoạch, chiến
lược phát triển kinh tế xã hội và điều hành kinh tế - xã hội. Những nội
dung chính: Thông tin về cơ chế, chính sách, công tác quản lý nhà
nước; đánh giá của nhà nước và các tổ chức quốc tế về tình hình cơ chế,
chính sách kinh tế - xã hội và kinh tế vĩ mô của Việt Nam; cơ chế chính
sách của các nước và diễn biến kinh tế quốc tế có ảnh hưởng tới tình
hình kinh tế - xã hội Việt Nam; thông tin tham khảo khác.
4. Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế - xã hội
Đây là ấn phẩm được phát hành hàng tháng trên toàn quốc, cung
cấp những thông tin về kết quả nghiên cứu và phát triển hệ thống thông
5
tin kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế theo ngành, vùng lãnh thổ và
cả nước gắn liền với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội; các thông tin
dự báo kinh tế trong và ngoài nước nhằm đáp ứng những nhu cầu thông
tin phục vụ quá trình nghiên cứu, hoạch định chính sách, tổ chức xây
dựng và quản lý thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức nghiên cứu, biên soạn nhiều ấn
phẩm chuyên sâu có giá trị như các cuốn sách: “Bàn về chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới”; “Bối cảnh trong
nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2020”;
“Xoá đói giảm nghèo – thành tựu, thách thức và giải pháp”; “Bàn về
công tác kế hoạch hoá ở nước ta trong thời kỳ đổi mới”…
5. Các cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích công tác và dự báo
Hiện nay, Trung tâm đã hình thành một số hệ thống thông tin số
liệu, được tổ chức, lưu trữ trên hệ thống máy chủ của Trung tâm với
mục tiêu phục vụ các cán bộ trong Trung tâm công tác nghiên cứu và
xây dựng các ấn phẩm phân tích, dự báo và cảnh báo. Hầu hết các hệ
thống thông tin này đang được quản lý dưới dạng các tệp Pdf, Doc,
Text, Excel,… Đó là:
- CSDL văn bản pháp quy toàn văn
- CSDL tư liệu toàn văn
- CSDL kinh tế vĩ mô
- CSDL về doanh nghiệp
- CSDL về giá cả thị trường
- CSDL tài nguyên quốc gia
- CSDL kinh tế - xã hội địa phương
- CSDL về vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp và khu chế
xuất
- CSDL kết quả phân tích, dự báo
Phần 2: Hoạt động của cơ sở thực tập
I. Kết quả hoạt động trong năm qua
Năm 2008, Trung tâm đã bước sang hoạt động thứ tư. Với xuất
phát điểm khi mới thành lập còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất, yếu
kém về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống thông tin, nhưng được sự
quan tâm của Lãnh đạo Bộ và với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo
cùng tập thể cán bộ, viên chức Trung tâm, đến nay hơn 4 năm hoạt
động, Trung tâm đã có những bước tiến đáng kể trong tổ chức và hoạt
động chuyên môn. Các kết quả nghiên cứu của Trung tâm đã ngày càng
gắn liền với công tác xây dựng và điều hành kế hoạch của Bộ và đáp
ứng kịp thời yêu cầu thông tin, dự báo kinh tế - xã hội của đất nước
trước những biến động lớn xảy ra trong năm 2008 vừa qua. Các sản
phẩm nghiên cứu và dự báo của Trung tâm trong năm 2008 đã được
6
lãnh đạo Bộ, các chuyên gia cố vấn Chính phủ và nhà nghiên cứu kinh
tế quan tâm tham khảo nhiều hơn như: Báo cáo kế hoạch 2009, báo cáo
tình hình khủng hoảng tài chính, báo cáo dự báo nhu cầu năng lượng,
báo cáo kiểm điểm giữa kỳ… Các báo cáo này đã phân tích nỗi bật tình
hình kinh tế - xã hội trong nước và những tác động của tình hình thế
giới đến Việt Nam, đặc biệt là sự khủng hoảng tài chính của nền kinh tế
Mỹ dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp và mạnh
mẽ đến một nền kinh tế mới mở cửa và đang phát triển như Việt Nam;
từ đó, Trung tâm đã đưa ra những dự báo, cảnh báo về xu hướng phát
triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới dựa trên phương pháp
tính toán và chạy mô hình một cách khoa học. Những số liệu dự báo của
Trung tâm là một nguồn tham khảo đáng tin cậy đối với Lãnh đạo Bộ
trong quá trình xây dựng kế hoạch, chiến lược về phát triển kinh tế xã
hội cũng như công tác điều hành kế hoạch của Bộ, đồng thời, tham mưu
với các nhà hoạch định chính sách nhằm đưa ra các chính sách đúng
đắn, kịp thời để quản lý nền kinh tế vĩ mô của đất nước.
Dưới đây là những kết quả đạt được;
1. Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế - xã hội quốc gia:
Năm 2008, Trung tâm tiếp tục cập nhật và hoàn thiện hệ thống cơ
sở dữ liệu đã có và xây dựng bổ sung một sơ CSDL thông tin kinh tế -
xã hội gồm các cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ công tác thông tin, dự
báo và cảnh báo sớm. Hệ thống CSDL này gồm cả CSDL văn bản và
CSDL số liệu, bao gồm:
• CSDL về kinh tế vĩ mô với gần 2000 chỉ tiêu, trong đó có những
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô thuộc các bảng cân đối lớn của hệ thống tài khoản
quốc gia với hơn 100000 số liệu (chỉ số) trong và ngoài nước.
• CSDL về Doanh nghiệp gồm 70 chỉ tiêu cơ bản về doanh nghiệp,
trên 25000 số liệu.
• CSDL về Thị trường và giá cả gồm trên 480 chỉ tiêu về thị
trường, giá cả hàng hoá, với hơn 12000 số liệu.
• CSDL về kinh tế - xã hội địa phương gồm hơn 90 chỉ tiêu về tình
hình KT-XH của 64 tỉnh/thành phố trong cả nước với gần 30000 số liệu.
• CSDL về Tài nguyên Quốc gia gồm trên 80 chỉ tiêu về tài nguyên
quốc gia với hơn 32000 số liệu.
• CSDL về Vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp và khu
chế xuất gồm gần 70 chỉ tiêu về các vùng kinh tế trọng điểm với hơn
8000 số liệu và gần 40 chỉ tiêu về khu công nghiệp, khu chế xuất với
hơn 10000 số liệu.
• CSDL về Kết quả phân tích và dự báo kinh tế gồm gần 300 kết
quả nghiên cứu, phân tích và dự báo KT-XH của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước về kinh tế - xã hội Việt Nam, khu vực và thế giới.
7
• CSDL Tư liệu toàn văn với hơn 2000 bài phân tích, đánh giá,
hàng trăm đầu sách, trên 63000 trang A4 được điện tử hoá và sắp xếp
theo các chủ đề khác nhau.
• CSDL Văn bản Quy phạm pháp luật gồm hơn 4000 văn bản với
tổng số trang lên tới hơn 20000 trang khổ A4, trong đó đã được thực
hiện gắn kèm với hàng trăm văn bản bằng tiếng Anh.
Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục duy trì và hoàn thiện trang tin điện
tử của Trung tâm với chất lượng tin bài được đánh giá tốt, đã phản ánh
được những vấn đề “nóng” về Kinh tế - xã hội của cả nước một cách kịp
thời, chính xác.
2. Công tác phân tích và dự báo:
- Năm 2008, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều biến
động do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những
thách thức khi gia nhập WTO. Trước tình hình đó, Trung tâm thông tin
và Dự báo kinh tế - xã hội đã kịp thời có những cảnh báo nghiên cứu,
phân tích và dự báo tình hình kinh tế xã hội của đất nước để phục vụ
công tác xây dựng và điều hành kế hoạch của Bộ. Một số báo cáo của
trung tâm được Bộ đánh giá cao và đưa vào báo cáo chung của Bộ để
tham mưu với Chính phủ về quản lý, điều hành nền kinh tế vĩ mô. Bên
cạnh đó, Bộ cũng đã chủ động đề nghị Trung tâm xây dựng các báo cáo
phục vụ công tác chuyên môn của Bộ hàng tháng, quý, các báo cáo đột
xuất phục vụ cuộc họp giao ban của Lãnh đạo Bộ với Chính phủ, các
bài phát biểu, trả lời chất vấn của Bộ trưởng trước Quốc hội… Như vậy,
các sản phẩm nghiên cứu của Trung tâm đã ngày càng đáp ứng kịp thời,
chính xác các yêu cầu về thông tin và dự báo kinh tế - xã hội và gắn với
công tác quản lý, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Bộ.
Một số sản phẩm nghiên cứu của Trung tâm đã phát hành trong
năm 2008 gồm:
• Báo cáo Kinh tế Quý I/2008.
• Một số cảnh báo về chất lượng tăng trưởng KTVN.
• Dự báo KTTG 6 tháng cuối năm.
• Dự báo tăng trưởng 6 tháng cuối năm.
• Cổ phần hoá doanh nghiệp - Những thông tin mới.
• Dự báo khả năng hoàn thành KHPTKT – XH giai đoạn
2006-2010
• Nâng cao hiệu quả đầu tư công.
• Những vấn đề đặt ra sau 1 năm gia nhập WTO.
• Đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh
Nam Bộ
• Công tác cảnh báo sớm - Vấn đề cấp bách đối với nền
KTVN.
8
• Điểm nóng KT quý I và những bài học về điều hành vĩ mô
nền KT.
• Dự báo tăng trưởng kinh tế QII/2008 và một số cảnh báo.
• Dự báo nhu cầu năng lượng.
• Hoạt động cung cấp thông tin điện tử của các cơ quan quản
lý Nhà nước - Thực trạng và giải pháp.
• Dự báo lạm phát Quý III/2008.
• Đánh giá tình hình phát triển KTXH 2007 của VN và khu
vực.
• Xã hội thông tin, những trụ cột chính.
• Dự báo triển vọng Kinh tế Việt Nam năm 2009.
• Khủng hoảng kinh tế - kinh nghiệm quốc tế và bài học đối
với Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong năm qua, Trung tâm cũng đã tích cực tham gia
xây dựng các báo cáo trọng điểm đóng góp chung với báo cáo của Bộ
trình Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội như:
- Báo cáo “ Bối cảnh kinh tế thế giới và dự báo chỉ tiêu kinh tế vĩ
mô 2009”. Báo cáo này đã được Lãnh đạo Bộ và các vụ trong Bộ đánh
giá cao về chất lượng và kịp thời đóng góp vào bản báo cáo của Bộ xây
dựng kế hoạch 2009.
- 3 báo cáo nhanh về khủng hoảng kinh tế và tác động đến Việt
Nam.
- 2 báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng (tháng 10,11 và
dự báo tháng 12)
- Báo cáo “Một số nội dung góp vào báo cáo 3 năm (2006-2008)
thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010” tham gia vào việc đánh giá giữa
kỳ kế hoạch 5 năm92006-2020) của Bộ.
Một số cuốn sách do Trung tâm xuất bản trong năm 2008 cũng thu
hút được sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia, bạn đọc như:
- Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng
chiến lược 2011-2020.
- Bàn về công tác kế hoạch hoá trong thời kỳ mới.
- Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh xu thế
phát triển của kinh tế thế giới đến năm 2020.
- Việt Nam - Điểm đến lý tưởng để hợp tác và đầu tư.
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Tổ chức thực hiện 8 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và 03 đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Trung tâm, bao gồm:
+ Đề tài: Phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua
khảo sát, đánh giá và tính toán chỉ số GDP xanh.
+ Đề tài: Xây dựng mô hình dự báo bằng kỹ thuật khai phá dữ liệu
để phục vụ bình ổn giá và kìm chế lạm phát.
9
+ Đề tài: Đánh giá các nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế trang trạ
chủ yếu ở Miền Bắc để lồng ghép các chính sách.
+ Đề tài: Cảnh báo sớm kinh tế - Những vấn đề lý luận và bài học
kinh nghiệm từ các nước.
+ Đề tài: Xu thế thương mại tự do song phương (BFTA) tại khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương – Cơ hội, thách thức đối với phát triển
kinh tế Việt Nam.
+ Đề tài: Ứng dụng mô hình phi tham số trong xây dựng hệ thống
cảnh báo sớm (EWS) kinh tế vĩ mô chi Việt Nam.
+ Đề tài: Cơ sở khoa học của hệ thống các chỉ số so sánh quốc tế
và việc vận dụng để đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam.
+ Đề tài: Nghiên cứu công nghệ và tạo dựng môi trường, công cụ
tin học để thu thập thông tin và trao đổi thông tin điện tử với các doanh
nghiệp.
+ Đề tài: Một số phương pháp và mô hình dự báo và cảnh báo kinh
tế - khả năng ứng dụng tại trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội
Quốc gia.
+ Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
thông tin tư liệu tại Trung tâm Thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội
Quốc gia theo cách tiếp cận quản lý chất lượng toàn diện.
4. Hoạt động cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo và cộng đồng:
- Nâng cao chất lượng nội dung đối với các bản tin và đặc san
chuyên đề nghiên cứu của Trung tâm: với 13 số tuần tin kinh tế - xã hội;
12 số bản tin Thông tin về điều hành kinh tế - xã hội; 12 đặc san nghiên
cứu chuyên đề và 7 bản thông tin chọn lọc về các lĩnh vực kinh tế để
phục vụ các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Trong số
đó, có nhiều số đặc san đã phản ánh kịp thời và đưa ra các dự báo về
tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trước các biến động trong thời
gian qua.
- Duy trì cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin kinh tế - xã hội
và các tin hoạt động chuyên môn của Trung tâm. Năm 2008, đã đưa
được hơn 2500 tin, tương đương 40 ngàn trang khổ A4, thu hút khoảng
4 triệu lượt người truy cập, tính trung bình 1 ngày có khoảng 8000 lượt
người truy cập. Đây là những thông tin điện tử có ý nghĩa quan trọng
phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích kinh tế của các nhà kinh tế cũng
như thông tin đến người dân về tình hình nền kinh tế đất nước trong thời
kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
- Duy trì phát hành đều kỳ mỗi tháng 01 số Tạp chí Thông tin và
dự báo kinh tế - xã hội với nhiều thông tin cập nhật về tình hình kinh tế
xã hội, các chính sách và dự báo. Tạp chí ngày càng được dư luận và
nhiều bạn đọc đánh giá cao cả về nội dung và hình thức.
- Xuất bản cuốn sách “Bối cảnh 2008”, trong đó, tổng hợp các
tin, bài phân tích về các vấn đề “nóng” của nền kinh tế trong nước và
10
quốc tế diễn ra trong năm 2008, là nguồn tin quan trọng đối với bạn đọc
và các nhà nghiên cứu kinh tế về thực trạng của kinh tế Việt Nam sau
khi gia nhập WTO.
5. Hợp tác quốc tế:
Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Bộ trưởng cũng như Vụ
kinh tế đối ngoại, Vụ khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và môi trường,
Trung tâm đã xúc tiến và vận động các nguồn hỗ trợ của cộng đồng
quốc tế để tăng cường năng lực và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
nghiên cứu của Trung tâm. Trong năm 2008, Trung tâm đã tổ chức
được các hoạt động hợp tác quốc tế quan trọng sau:
- Tổ chức đoàn nghiên cứu khảo sát về công tác thông tin, phân
tích, dự báo và cảnh báo kinh tế tại Vương Quốc Anh, Singapo và
Malaysia.
- Hợp tác với các chuyên gia Hàn Quốc về xây dựng mô hình
kinh tế lượng và nâng cao năng lực phân tích, dự báo và cảnh báo kinh
tế.
- Tổ chức 2 khoá đào tạo về năng lực phân tích kinh tế và mô
phỏng chính sách trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Hàn Quốc.
- Đón tiếp đoàn các bộ lãnh đạo Trường quản lý và chính sách
công thuộc Viện phát triển Hàn Quốc (KDI) và Trung tâm Thông tin
quốc gia Trung Quốc sang thăm và làm việc tại Trung tâm để thảo luận
và thống nhất cơ chế trao đổi thông tin và kế hoạch hợp tác trong năm
2009.
6. Thực hiện các đề án, dự án:
Trong năm 2008, Trung tâm tiếp tục thực hiện đề án “Điều tra thu
thập thông tin phản hồi để đánh giá tác động của cơ chế chính sách thúc
đẩy đầu tư” giai đoạn II.
Đã phê duyệt dự án “Hoàn thiện mở rộng hệ thống thông tin, cơ sở
dữ liệu phục vụ phân tích, dự báo và cảnh báo kinh tế - xã hội” và bắt
đầu triển khai trong năm 2009.
Ngoài ra, Trung tâm cũng xây dựng và hoàn thiện bản đề xuất cho
3 đề án và đang chờ phê duyệt gồm:
- Điều tra, đánh giá những tác động của kinh tế thế giới tới khả
năng phát triển kinh tế Việt Nam.
- Điều tra khảo sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp
Nhà nước sau cổ phần hoá.
- Tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ phân tích, dự báo và
cảnh báo Kinh tế - xã hội.
7. Ổn định cơ cấu tổ chức và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ
viên chức:
Bước sang năm hoạt động thứ 5, Trung tâm tiếp tục ổn định và
kiện toàn cơ cấu tổ chức của toàn Trung tâm theo hướng phát triển lâu
dài với 8 đơn vị chủ chốt (gồm 6 ban, 1 chi nhánh đại diện tại TP Hồ
11
Chí Minh, Văn phòng Trung tâm) và 3 đơn vị mới hình thành trong
những năm gần đây gồm Tạp chí, Phòng Tư liệu – Thư viện, Nhóm
cảnh báo.
Cũng trong năm 2008, Trung tâm đã rà soát việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, chuẩn bị tốt các điều kiện về nhân lực,
trí lực cũng như trang thiết bị kỹ thuật để nâng cấp 2 đơn vị là Phòng tư
liệu – thư viện và Nhóm cảnh báo thành ban Tư liệu – thư viện và Ban
cảnh báo sớm theo tinh thần Nghị định mới về chức năng nhiệm vụ của
Bộ kế hoạch và đầu tư.
Thêm vào đó, trong năm 2008, Trung tâm đã nhận được sự phân
cấp toàn diện hơn của lãnh đạo Bộ trong công tác quản lý Cán bộ đến
cấp Trưởng Ban. Điều này mang đến nhiều thuận lợi, đồng thời cũng
đặt ra những trọng trách to lớn hơn đối với lãnh đạo Trung tâm, trong
quá trình quản lý và điều hành công việc chung của toàn Trung tâm.
Để các đơn vị đi vào hoạt động ổn định, ngay từ đầu năm 2008,
Lãnh đạo Trung tâm đã có chính sách phát triển nguồn lãnh đạo cấp
phòng và cấp Ban, đảm bảo mỗi đơn vị đều có Trưởng và phó để phân
cấp điều hành, lãnh đạo hoạt động của đơn vị. Cụ thể: Đã tiếp nhận và
đề bạt 01 Trưởng Ban, 01 Phó trưởng ban, bổ nhiệm 06 lãnh đạo cấp
phòng.
Tiếp nhận 07 cán bộ biên chế có trình độ và kinh nghiệm công tác
từ Bộ và các đơn vị khác ngoài Bộ về làm việc tại Trung tâm đồng thời
đảm bảo các chế độ của 03 cán bộ đến tuổi nghỉ hưu theo chính sách
của Nhà nước.
8. Công tác xây dựng Đảng và phát triển các tổ chức đoàn thể:
Cung với sự phát triển rất nhanh cả về lượng lẫn về chất trong các
mặt hoạt động và công tác của Trung tâm, các tổ chức Đảng, Công đoàn
và Đoàn thanh niên cũng đã lớn mạnh cả về lượng lẫn về chất.
Công tác Đảng: Ban giám đốc thường xuyên phối hợp chặt chẽ
với Đảng uỷ, Công đoàn và Đoàn thanh niên để chỉ đạo thực hiện tốt
công tác tư tưởng, công tác chuyên môn của Trung tâm. Đồng thời,
cũng rất quan tâm đến việc bồi dưỡng phát triển Đảng, chú trọng nhiều
đến chất lượng. Trong năm 2008, Đảng uỷ Trung tâm đã bồi dưỡng và
làm thủ tục kết nạp đảng đối với 03 quần chúng tích cực, cử 11 quần
chúng tích cực được tham gia lớp bồi dưỡng cảm tình về đảng do Đảng
uỷ cơ quan tổ chức.
Công tác Công đoàn: Công đoàn Trung tâm đã được nâng cấp lên
Công đoàn cấp cơ sở. Tổ chức Công đoàn đã thực hiện tốt công tác
tuyên truyền các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và công đoàn
cấp trên; động viên cán bộ viên chức phấn đấu thi đua hoàn thành tốt
công tác chuyên môn được giao; phối hợp và tạo điều kiện cho chi đoàn
đoàn thanh niên Trung tâm tham gia tích cực vào các hoạt động phong
12
trào do Công đoàn và các tổ chức đoàn thể cơ quan tổ chức: Hoạt động
đền ơn đáp nghĩa, hoạt động vì người nghèo…
Công tác Đoàn thanh niên: Năm 2008, Chi đoàn Trung tâm
TT&DB KT-XH QG (chi đoàn 11) chính thức được nâng cấp lên thành
Đoàn cơ sở. Trên cơ sở đó, Ban Chấp hành lâm thời Đoàn Thanh niên
Trung tâm đã phân công nhiệm vụ đối với các thành viên Ban chấp
hành, củng cố, kiện toàn các Ban chuyên môn và tổ chức hoạt động
Đoàn với nhiều hoạt động chuyên môn cũng như phong trào sôi nổi, thu
hút được đông đảo các cán bộ trẻ trong Trung tâm. Những hoạt động
đoàn đã góp phần xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, nề nếp, tác
phong tốt trong sinh hoạt, làm việc và nâng cao nhận thức chính trị, lý
tưởng cho thanh niên Trung tâm.
Một số hoạt động nổi bật trong năm có thể kể đến là: Tham gia các
hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng Quốc tế phụ nữ 8/3 do Đoàn
Thanh niên cơ quan tổ chức; tham gia các hoạt động giao lưu chào
mừng ngày thành lập Đoàn do Đoàn tổ chức; tham gia đội văn nghệ Bộ
thi Khối cơ quan trung ương chào mừng ngày 19/5…; tham gia giao lưu
bóng đá cùng Đoàn Bộ với Đoàn Thanh niên Khu công nghiệp Bắc
Ninh; tham gia đoàn giao lưu của Đoàn Bộ với Đoàn cán bộ Bộ kế
hoạch và đầu tư Lào tại Cửa lò, Nghệ An; chuyến giao lưu Tuyên
Quang…; tham gia giải bóng đá nhân dịp chào mừng ngày Giải phóng
Miền Nam 30/4, ngày quốc tế lao động 1/5, ngày Quốc Khánh 2/9 và
luôn giành thứ hạng cao của giải.
Là tổ chức Đoàn trong cơ quan nghiên cứu, Đoàn thanh niên Trung
tâm đã tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học như: tham
gia và hoàn thành có chất lượng các sản phẩm nghiên cứu mới của
Trung tâm như Báo cáo kinh tế - xã hội theo quý, báo cáo dự báo Tháng
(chỉ số CPI), tham gia xây dựng và phát triển mô hình kinh tế lượng của
Trung tâm, hoàn thành các đề tài khoa học cấp Bộ với những nội dung
nghiên cứu mới.
II. Chương trình công tác năm 2009
• Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ năm
2009:
Trước những biến đổi lớn của nền kinh tế đất nước trong thời gian
gần đây, yêu cầu về thông tin và dự báo kinh tế - xã hội phục vụ công
tác hoạch định chính sách của Nhà nước được đặt ra cấp bách hơn bao
giờ hết. Cũng chính vì vậy, nhiệm vụ thông tin, dự báo và cảnh báo của
Trung tâm trong năm 2009 được đặt ra với nhiều khó khăn và thuận lợi
mới.
Thuận lợi:
-Lãnh đạo Bộ đã có sự quan tâm hơn đến công tác dự báo và cảnh
báo kinh tế xã hội trong quá trình xây dựng kế hoạch, chiến lược phát
triển kinh tế xã hội.
13
- Bộ máy hoạt động của Trung tâm hiện nay đã đi vào ổn định, chất
lượng công tác chuyên môn dần dần được nâng lên.
- Trung tâm nhận được sự hợp tác của nhiều chuyên gia, cố vấn
cao cấp của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực nghiên cứu, phân tích và
dự báo kinh tế.
Khó khăn:
- Năng lực của cán bộ, viên chức Trung tâm còn hạn chế, chưa
đáp ứng kịp với những đòi hỏi của công tác phân tích và dự báo kinh tế.
- Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc lưu trữ, khai thác sử dụng dữ
liệu còn hạn chế, hệ thống máy chủ, đường truyền còn lạc hậu, xuống
cấp.
Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn, thách thức như vậy, Trung
tâm đã xác định những hướng đi và mục tiêu trọng điểm trong công tác
năm 2009 như sau:
1. Công tác chuyên môn:
1.1. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo kinh tế - xã
hội thông qua chất lượng các ấn phẩm nghiên cứu và các đề tài nghiên
cứu khoa học, tập trung vào các vấn đề nỗi bật của nền kinh tế xã hội
trong nước và thế giới đã và đang diễn ra.
• Cải tiến chất lượng các ấn phẩm nghiên cứu của Trung tâm theo
hai hướng:
- Dựa trên tình hình cụ thể, Trung tâm sẽ chủ động xây dựng các
ấn phẩm nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời đến các
nhà hoạch định chính sách và bạn đọc về những vấn đề mang tính “thời
sự”, nỗi bật của tình hình kinh tế trong nước và thế giới đang diễn ra, từ
đó, phân tích, đánh giá, đưa ra các dự báo, cảnh báo trong ngắn hạn, dài
hạn để tham mưu với Lãnh đạo Bộ trong quá trình xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế- xã hội và điều hành kế hoạch.
- Dựa trên chương trình công tác tổng thể năm 2009 của Bộ và
căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, Trung tâm sẽ tiến hành nghiên
cứu các nội dung gắn với công tác xây dựng kế hoạch 2010, chiến lược
2011-2020… để gắn các hoạt động nghiên cứu của Trung tâm với công
tác quản lý, điều hành chung của Bộ.
- Ngoài các ấn phẩm đặc san, báo cáo, thông tin chọn lọc phục vụ
Lãnh đạo, Trung tâm dự kiến xuất bản một số cuốn sách để mở rộng
thông tin đến cộng đồng về các vấn đề lớn của tình hình kinh tế - xã hội
đất nước gồm:
+ 15 năm hợp tác và phát triển về ODA.
+ Tốp 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt nam theo xếp hạng của
UNDP.
+ Phát triển bền vững ở Việt Nam – Thành tựu, thách thức, cơ hội
và triển vọng.
14
+ Nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam – Thành tựu,
thách thức và giải pháp.
• Thực hiện 11 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trung tâm đã
đăng ký trong kế hoạch năm 2009 và tổ chức công bố, giới thiệu trên
Website các sản phẩm nghiên cứu khoa học đã bảo vệ thành công của
Trung tâm.
2. Hoàn thiện, mở rộng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác phân tích, dự báo và cảnh báo kinh tế của Trung tâm; là nguồn
cung cấp thông tin, số liệu cho các cơ quan trong quản lý, điều hành
KT-XH và phục vụ các tổ chức, cá nhân làm công tác nghiên cứu, phân
tích, dự báo và cảnh báo kinh tế - xã hội.
3. Đẩy mạnh các hoạt động Hợp tác Quốc tế thông qua việc tổ
chức các đoàn ra, đoàn vào, các khoá tập huấn, Hội thảo quốc tế nhằm
tăng cường sự trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật của đối tác nước
ngoài trong công tác phân tích và dự báo kinh tế - xã hội.
Trong năm 2009, Trung tâm dự kiến các hoạt động hợp tác quốc tế
gồm:
- Hợp tác với Trung tâm thông tin Quốc gia Trung Quốc về hỗ
trợ xây dựng cơ sở dữ liệu và xây dựng hệ thống tín hiệu cảnh báo sớm
kinh tế.
- Tổ chức 01 Hội thảo quốc tế về khủng hoảng tài chính Quốc tế
và tác động đến Việt Nam do KDI tài trợ.
- Tổ chức 03 đoàn khảo sát nước ngoài về công tác phân tích, dự
báo và cảnh báo kinh tế vĩ mô tại Nhật Bản, Pháp và Mỹ, sử dụng
nguồn nghiên cứu khoa học và kinh phí thường xuyên của văn phòng
Bộ.
- Đón tiếp 01 đoàn lãnh đạo và chuyên gia của Viên Nghiên cứu
kinh tế - xã hội Quốc gia Anh sang hỗ trợ về ứng dụng mô hình kinh tế
toàn cầu trong dự báo kinh thế giới tác động đến Việt Nam và 01 đoàn
lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Thông tin Quốc gia Trung Quốc sang làm
việc về phân tích - dự báo kinh tế thế giới và xây dựng kênh chia sẽ
thông tin Việt Nam – Trung Quốc.
4. Các dự án, đề án:
+ Thực hiện đề án : “Hoàn thiện mở rộng hệ thống thông tin, cơ
sở dữ liệu phục vụ phân tích, dự báo và cảnh báo kinh tế - xã hội”.
15