Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Sử dụng phần mềm Violet kết hợp sự hỗ trợ phần mềm Macromedia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 17 trang )

Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU

Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông thì phải
thực hiện 3 đổi mới, đó là: đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đổi mới
phương pháp dạy học và tăng cường về mặt trang thiết bị phục vụ cho giảng
dạy. Điều này cho thấy khó có thể nâng cao được chất lượng dạy học nếu như
các việc đổi mới trên không trọn vẹn. Trong khi giáo viên còn gặp nhiều khó
khăn về mặt thiết bị phục vụ cho giảng dạy thì có một giải pháp sẽ khắc phục
được khó khăn này đồng thời lại phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay. Giải pháp đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
mà cụ thể ở đây là tôi sử dụng 2 phần mềm: Violet + Macromedia Flash để thiết
kế các giáo án điện tử phục vụ cho giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 10.
Sử dụng phần mềm Violet kết hợp sự hỗ trợ phần mềm Macromedia
Flash để thiết kế hệ thống bài giảng điện tử Địa lí lớp 10 tạo nên hiệu ứng tích
cực cho thầy và trò trong giờ dạy và học. Vì 2 phần mềm này có thể chứa đựng
và hỗ trợ cho nhau những hình ảnh, mô hình động, các đoạn phim, các bài tập
trắc nghiệm,… nhằm giúp người học dễ hiểu hơn các sự vật, hiện tượng không
thể quan sát trực tiếp hoặc hiểu nhưng chưa rõ ràng như: Trái Đất, những vùng
lãnh thổ rộng lớn, núi lửa phun trào, hiện tượng biển tiến, biển thoái, đứt gãy,
các mảng kiến tạo, sự tạo núi, rừng nhiệt đới, ô nhiễm môi trường, gia tăng dân
số, sự phát triển các ngành kinh tế,…Ngoài ra, việc sử dụng 2 phần mềm này
còn tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng phát triển năng lực tự giác giải quyết vấn
đề , kích thích tư duy sáng tạo và lòng say mê môn học.

















Trang 2
PHẦN NỘI DUNG

I. Đối với phần mềm Violet.

Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các
bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ
khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh
động và tương tác giữa các đối tượng Địa lí,… rất phù hợp với học sinh trung
học phổ thông.
Tương tự như các phần mềm khác, Violet có các chức năng cơ bản dùng để
tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công
thức, các file dữ liệu Multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash,…)
sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng
chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng,… riêng đối
với việc xử lí những dữ liệu Multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn so với
PowerPoint, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash hoặc cho
phép thao tác quá trình chạy của các đoạn phim,… (nếu PowerPoint thì khó
nhúng Flash vào sau khi lập trình hay đưa một đoạn phim vào nếu dung lượng
quá lớn thì khó tải được mà cần sự hỗ trợ của các phần mềm khác để cắt ra một
đoạn ngắn có dung lượng vừa đủ và không điều khiển được như ý muốn).

Phần mềm Violet cũng có những module công cụ dùng cho vẽ hình cơ bản và
soạn thảo văn bản nhiều định dạng (Rich text Format). Ngoài ra, Violet còn
cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các sách giáo
khoa và sách bài tập như: bài tập trắc nghiệm gồm có các loại: một đáp án đúng,
nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai… bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời
các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc, loại bài tập kéo thả ô chữ, kéo thả hình ảnh
hoặc có thể vẽ đồ thị, hình học, biểu đồ, các kí hiệu bản đồ…
Violet còn cho phép chọn nhiều kiểu giao diện khác nhau cho bài giảng, sau
khi soạn thảo xong bài giảng, Violet cho phép xuất bài giảng ra thành một thư
mục chạy độc lập, tức là không cần phần mềm Violet vẫn có thể chạy được trên
mọi máy tính, đặc biệt hơn nữa Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ
dàng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt.

II. Phần mềm Macromedia Flash.

Đó là một phần mềm tương đối phức tạp hơn so với Violet nên tôi chỉ khai
thác một phần cơ bản trong phần mềm này là tạo nên những hình ảnh động,
những đoạn hoạt hình phù hợp với bài dạy địa lí (đặc biệt trong phần Địa lí Tự
nhiên đại cương) để xuất ra và tạo nên các file từ đó “nhúng” vào Violet. Như
Trang 3
vậy các file của Flash khi được lập trình xong thì rất dễ đưa vào Violet sử dụng,
vì thế sự kết hợp giữa tính sinh động của Flash cùng với sự tiện lợi, đa dạng, dễ
sử dụng của Violet sẽ tạo nên những giáo án điện tử với đầy đủ nội dung và
thông tin cần thiết nhất phục vụ cho dạy và học Địa lí lớp 10.

III. Ứng dụng 2 phần mềm trong việc thiết kế bài giảng điện tử.

Đó chính là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách linh
hoạt. Hai phần mềm này không có yêu cầu cao về mặt lập trình và dễ sử dụng,
điều này rất thuận lợi giúp cho người giáo viên dù hiểu biết hạn chế về mặt công

nghệ thông tin cũng có thể sử dụng được dễ dàng (đặc biệt phần mềm Violet)

1. Đối với phần mềm Violet.

1.1. Chức năng của Violet.
*) Tạo trang màn hình cơ bản:
- Nút “ảnh, phim”
+ Dịch chuyển, co giãn đối tượng.
+ Thiết lập thuộc tính của đối tượng
(ảnh hoặc phim)
- Nút “văn bản”:
+ Thay đổi các thuộc tính.
+ Nhập công thức.
- Nút công cụ.
*) Sử dụng các công cụ chuẩn.
- Vẽ hình cơ bản.
- Văn bản nhiều định dạng.
+ Cách tạo văn bản nhiều định dạng.
+ Các thao tác xử lý đối tượng ảnh trong văn bản.
*) Sử dụng các mẫu bài tập.
- Tạo bài tập trắc nghiệm.
+ Một đáp án đúng.
+ Nhiều đáp án đúng.
+ Đúng, sai.
+ Câu hỏi ghép đôi.
+ Sử dụng hình ảnh trong bài tập trắc nghiệm.
- Tạo bài tập ô chữ, trò chơi giải ô chữ hàng ngang suy ra các ô chữ hàng dọc.
- Tạo bài tập kéo thả chữ: kéo thả chữ, điền khuyết, ẩn, hiện chữ.



Trang 4
*) Sử dụng các module cắm thêm (Plugin).
- Vẽ biểu đồ.
- Vẽ kí hiệu bản đồ.
- Ngôn ngữ lập trình Violetseript.
- Thiết kế mạch giao thông, ranh giới, biên giới.
*) Các chức năng soạn thảo trang màn hình.
- Tạo hiệu ứng hình ảnh.
- Tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi.
- Thay đổi thứ tự, căn chỉnh và khóa đối tượng.
- Chọn đối tượng bằng danh sách.
- Sao chép, cắt, dán tư liệu.
- Phục hồi (undo) và làm lại (redo).
- Tạo các siêu liên kết.
- Hiện lưới điểm và bắt điểm mắt lưới.
*) Các chức năng khác.
- Các chức năng xử lí mục dữ liệu.
- Chức năng chọn trang bìa.
- Chọn giao diện bài giảng.
- Soạn thảo hình nền cho các trang bài giảng.
- Đóng gói bài giảng.
Đối với phần mềm Macromedia Flash, như trên đã trình bày, Flash nhằm hỗ
trợ cho những bài dạy cần thiết và trừu tượng nhất nên chủ yếu là Violet. Vì vậy,
ở đây tôi không đề cập tới các thao tác sử dụng mà chỉ tạo sẵn một file rồi nhúng
vào Violet.

1.2. Ứng dụng các nội dung quan trọng của Violet để thiết kế giáo án
điện tử Địa lí lớp 10:

* Nội dung 1: văn bản nhiều định dạng.

Văn bản nhiều định dạng được sử dụng cho các trang màn hình mà nội dung
của trang đó thể hiện văn bản là chính. Ở đây, trong cùng một ô nhập text, người
dùng có thể định dạng văn bản của mình theo nhiều kiểu khác nhau, giống như
khi trình bày trong các công cụ của Microsoft office. Sử dụng để chốt kiến thức
cơ bản trong từng phần, tiểu mục.
(để vào văn bản nhiều định dạng, ta cần vào các bước sau: mở phần mềm
Violet / nội dung / thêm đề mục / chọn tên chủ đề / tiếp tục / công cụ / soạn thảo
văn bản (ở đây các chức năng giống như Microsoft Word) / đồng ý (ở góc bên
phải của văn bản có 3 nút: nút 1: chỉnh độ trong suốt, kích cỡ chữ, màu; nút 2:
các hiệu ứng; nút 3: căn chỉnh lên xuống trong trang Violet / đồng ý.

Trang 5
Ví dụ 1: Mục II - bài 6 - ban cơ bản và nâng cao.













* Nội dung 2: Bài tập trắc nghiệm gồm có các loại:
- Loại câu một đáp án đúng.
(để vào bài tập trắc nghiệm, ta cần vào các bước sau: mở phần mềm Violet /
nội dung / thêm đề mục / chọn tên chủ đề / tiếp tục / công cụ / bài tập trắc

nghiệm (chọn nội dung đưa vào) / đồng ý / đồng ý.

Ví dụ 2: Bài 35- ban cơ bản và bài 48- ban nâng cao.













(Lưu ý: nếu muốn thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc bên trái, để bớt
phương án thì nhấn vào nút “-”. Sau khi nhập xong, ta nhấn nút “Đồng ý” sẽ
được màn hình bài tập trắc nghiệm bên dưới.



Trang 6











- Loại câu nhiều đáp án đúng, chọn đúng sai, ghép đôi cách làm giống như loại
câu chọn một đáp án đúng.

* Nội dung 3: Bài tập ô chữ: học sinh trả lời ô chữ ngang, suy ra ô chữ dọc.
- Tạo một bài tập ô chữ dựa kiến thức học. Khi tạo bài tập này, người soạn thảo
phải biết trước về ô chữ cột dọc và các câu trả lời hàng ngang.
- Ta lần lượt nhập các câu hỏi và câu trả lời vào các hộp nhập liệu. hình dưới
đây sẽ thể hiện việc nhập liệu của hai câu hỏi hàng ngang đầu tiên:
(để tạo bài tập ô chữ, ta cần vào các bước sau: mở phần mềm Violet / nội
dung / thêm đề mục / chọn tên chủ đề / tiếp tục / công cụ / bài tập ô chữ (chọn
nội dung đưa vào / đồng ý / đồng ý.

Ví dụ 3: Bài 35- ban cơ bản và bài 48- ban nâng cao.










Trong đó:
+ “Từ trả lời” là đáp án đúng cho câu hỏi.
+ “Từ trên ô chữ” là tập hợp các chữ cái sẽ được hiện lên ô chữ, thường là giống
từ trả lời, nhưng viết hoa và không có dấu cách. Nếu không nhập gì vào đây thì

Violet sẽ tự động sinh ra từ “Từ trả lời”. Vì vậy, nếu không có gì đặc biệt, ta có
thể bỏ qua phần này để nhập liệu cho nhanh.
Trang 7
+ “Vị trí chữ” là vị trí của chữ cái trong “Từ trên ô chữ” mà sẽ thuộc vào ô dọc.
Ví dụ với câu hỏi 2 do từ hàng dọc là “DỊCHVỤ” nên ta cần có chữ “I’’ thuộc
vào ô chữ dọc, trong khi từ hàng ngang lại là “INTERNET” nên sẽ lấy vị trí chữ
là 1.
+ Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải
ô chữ học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi , rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp,
nhấn Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ như hình trên ở bên dưới.













* Nội dung 4: Bài tập kéo thả ô chữ, kéo thả hình ảnh: học sinh chọn các đối
tượng rồi kéo thả đúng những vị trí được qui định trước một hình ảnh hoặc một
đoạn văn bản. (Nội dung này có thể sử dụng giữa bài, sau khi kết thúc từng phần
hoặc dùng cho củng cố bài, cách làm giống như kéo thả chữ)
(để tạo bài tập kéo thả ô chữ, ta cần vào các bước sau: mở phần mềm Violet
/ nội dung / thêm đề mục / chọn tên chủ đề / tiếp tục / công cụ / bài tập kéo thả
chữ / đồng ý (chọn nội dung đưa vào / đồng ý).

Ví dụ 4: Bài 6- ban cơ bản và nâng cao.











Trang 8
* Nội dung 5: Nhập các hình ảnh, âm thanh, phim, Plash (nội dung này
Violet tỏ ra trội hơn hẳn so với PowerPoint) vì khi đã xây dựng được các file thì
chỉ có việc đưa các file đó vào Violet một cách dễ dàng mà không cần sự hỗ trợ
một phần mềm nào khác.
* Các chức năng khác:
- Tạo hiệu ứng hình ảnh: Violet cho phép tạo ra các hiệu ứng hình ảnh đối với
các đối tượng (ảnh, văn bản, bài tập…) như: bóng đổ, mờ mờ, rực sáng và làm
nổi. Các hiệu ứng này có thể sử dụng kết hợp với nhau, đồng thời mỗi loại cũng
có thể thay đổi được các tham số một cánh tùy ý, vì vậy sẽ tạo ra được rất nhiều
các kết quả đẹp nhất.
- Tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi: Chọn một hình ảnh, đoạn văn bản
trên màn hình soạn thảo, khi đó sẽ hiện ra 3 nút tròn nhỏ ở phía trên bên phải.
Click vào nút đang quay, bảng lựa chọn hiệu ứng sẽ hiện ra, từ đó ta chọn những
hiệu ứng tùy thích.
- Chọn đối tượng bằng dang sách: cho phép người dùng chọn đối tượng trên
màn hình soạn thảo thông qua một danh sách. Việc này dễ hơn so với thao tác
click chuột thẳng vào đối tượng, vì nó có thể chọn được cả những đối tượng

không hiển thị do bị mất file nguồn hoặc do bị kéo ra ngoài màn hình soạn thảo.
Ngoài ra sử dụng danh sách sẽ giúp cho việc thay đổi vị trí hiển thị trước, sau
của đối tượng (cũng là thay đổi thứ tự xuất hiện của các đối tượng có hiệu ứng)
một cách dễ dàng.
- Sao chép, cắt dán dữ liệu: Violet cho phép người sử dụng có thể thực hiện thao
tác sao chép, cắt, dán tư liệu (ảnh, văn bản, các dạng bài tập…) trên cùng một
màn hình soạn thảo, hoặc giữa các màn hình soạn thảo khác nhau. Thậm chí
người sử dụng còn có thể copy các đối tượng tư liệu từ bài giảng này sang bài
giảng khác.
- Phục hồi (undo) và làm lại (redo): Chức năng Undo (phục hồi) và Redo (làm
lại) là các chức năng rất quan trọng đối với bất cứ phầm mềm soạn thảo nào,
giúp cho người dùng có thể hủy bỏ các thao tác chỉnh sửa không hợp lý, hoặc là
thực hiện lại các thao tác sau khi đã hủy bỏ. Undo và Redo có thể được thực
hiện các giao diện chính của Violet và tại cữa sổ soạn thảo đề mục. Tại phần
giao diện chính, chức năng Undo và Redo sẽ thực hiện việc phục hồi và làm lại
những thao tác thêm bớt, chỉnh sửa các tư liệu trong đề mục hiện hành.
- Tạo các siêu liên kết: Cho phép người sử dụng đang ở đề mục này có thể
nhanh chóng chuyển đến một mục khác bằng cách click chuột vào đối tượng nào
đó (ảnh, chữ…) không những thế, chức năng “siêu liên kết” còn cho phép kết
nối bào giảng tới một file EXE bên ngoài, mà có thể là một bài giảng Violet
khác đã được đóng gói EXE, hoặc bất kì một phần mềm nào khác. Có thể nói
“Siêu liên kết” là một chức năng khá quan trọng khi giáo viên muốn liên hệ đơn
vị kiến thức này với đơn vị kiến thức khác không cùng một trang màn hình hoặc
Trang 9
không cùng một bài. Trong quá trình trình chiếu, khi đến trang màn hình đã tạo
sự liên kết, người dùng chỉ cần click chuột vào đối tượng lập tức mục hoặc bài
được liên kết đến sẽ suất hiện.
- Hiện lưới điểm và bắt điểm mắt lưới: Việc hiện lưới và cho phép bắt điểm tại
các mắt lưới, giúp cho người soạn dễ dàng hơn rất nhiều trong việc căn chỉnh và
sắp xếp các đối tượng. Ví dụ có thể căn cho các ô văn bản thẳng lề với nhau,

hoặc chỉnh cho các bức ảnh có kích thước bằng nhau… Bên cạnh đó, người soạn
cũng có thể điều chỉnh ẩn/hiện lưới, cho phép hay không cho phép bắt điểm,
điều chỉnh độ rộng ô lưới…
- Đóng gói bài giảng: Sau khi soạn thảo xong và lưu bài giảng, ta vào mục bài
giảng -> đóng gói xuất ra file chạy (EXE). Chức năng này sẽ xuất bài giảng
đang soạn thảo ra thành một sản phẩm chạy độc lập, có thể copy vào đĩa mềm
hoặc đĩa CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần chương trình Violet.


2. Đối với Flash:
Nhiều mô hình được xây dựng để phục vụ giảng dạy trong chương trình Địa
lí Tự nhiên lớp 10 cho cả ban cơ bản và nâng cao.

Ví dụ 5: Bài 6 ban cơ bản và nâng cao.
Những hình ảnh động về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, chuyển
động của Trái Đất xung quanh trục. Qua quan sát hình ảnh học sinh dễ dàng
nhận biết và giải thích hiện tượng mùa trong năm và ngày đêm dài ngắn theo
mùa.















Hình ảnh 4 vị trí phân chia mùa khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

Trang 10


















Hình ảnh ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.

Ví dụ 6: Bài 7- ban cơ bản và bài 9- ban nâng cao.
Dùng Flash để biểu diễn sự chuyển động các mảng kiến tạo trong quá trình
hình thành lục địa, Đại Dương trên bề mặt Trái Đất như hiện nay.
















Hình ảnh sự chuyển động của các mảng lục địa

Trang 11
Ví dụ 7: Bài 7 và 8- ban cơ bản, bài 9 và 10- ban nâng cao.
Dùng Flash để thấy hình ảnh động các tác động Nội lực đến địa hình bề mặt
Trái Đất (giáo viên có thể chọn một vài file để làm trực quan sinh động)













Hình ảnh chuyển động xô vào, tách dãn của các địa mảng











Hình ảnh các hiện tượng kiến tạo.










Hình ảnh các loại đứt gãy của đá.

Trang 12












Hình ảnh uốn nếp của đá xảy ra ở những vùng đá có độ dẻo cao.












Hình ảnh trước khi hình thành địa hào, địa lũy.














Hình ảnh hình thành địa hào, địa lũy.

Trang 13

Ví dụ 8: Bài 9- ban cơ bản và bài 11- ban nâng cao.
Dùng Flash để biểu diễn tác động của Ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
(giáo viên có thể chọn một vài file sau để trình chiếu)














Hình ảnh phong hóa hóa học


















Hình ảnh mài mòn làm xuất hiện hàm ếch ở ven các bờ đá.

Trang 14

















Hình ảnh quá trình bồi tụ hình thành bãi bồi ven sông.

Trên đây là một vài hình ảnh động dẫn chứng cho quá trình sử dụng phần
mềm Flash để học sinh có một cái nhìn trực quan và dễ hiểu hơn khi dạy những
phần, những bài mang tính trừu tượng cao.

3. Những giao diện của bài giảng chứa các thông tin qua sự kết hợp 2 phần
mềm trên:


Ví dụ 9: Bài 6, 7 và bài 35 ban cơ bản.
Trang 15

IV. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Hai phần mềm này (đặc biệt phần mềm Violet) đơn giản, không cần đòi hỏi
cấu hình máy tính cao, chạy khá ổn định trong mọi môi trường của Windows,
ngôn ngữ của Violet bằng tiếng Việt nên rất dễ sử dụng kể cả những giáo viên
dù hiểu biết hạn chế về mặt công nghệ thông tin cũng dễ dàng sử dụng được.
- Sau khi thiết kế xong có thể xuất tạo nên một file độc lập và sử dụng được
tất cả các máy khi không có phần mềm.
- Là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể xây dựng được các bài
giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ
khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình
ảnh, chuyển động và tương tác… rất phù hợp với học sinh THPT.
- Sự phối hợp 2 phần mềm trên có thể dùng cho cả các môn học khác như:
Toán học, Vật lý…
V. Kết quả khảo sát thực tế:

Sau khi ứng dụng vào soạn giảng môn Địa lí lớp 10, tôi nhận thấy 2 phần
mềm này đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho cả giáo viên và học sinh.

1. Đối với giáo viên:

Tiết kiệm được thời gian lên lớp, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong
việc ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh bằng nhiều phương pháp khác nhau và
tiện lợi trong việc sử dụng phương tiện trong một tiết dạy.
Từ khi bắt đầu ứng dụng 2 phần mềm trên cho đến nay đã được gần 2 năm,
và kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh lớp 10 (cụ thể là học sinh
vùng nông thôn, vùng kinh tế mới) về việc học trên giáo án điện tử có sự kết
hợp giữa phần mềm Violet + phần mềm Macromedi Flash (năm học 2006 –
2007) và (năm học 2007 – 2008) như sau:


Trang 16



Năm
học
Khảo sát ban đầu 140 học sinh
Kết quả áp dụng giải pháp mới
Giỏi
Khá
Trung
bình
Yếu
Giỏi
Khá

Trung
bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2006-
2007

2007-
2008
16


21
11



15
39


48
28


34,3
74


65
53


46,4
11


6
8


4,3
28


36

20


26
61


79
43,6


56
49


25
35


18
2


0

1,4


0


Ngoài ứng dụng cho việc giảng dạy môn Địa lí lớp 10, thì 2 phần mềm trên
còn hỗ trợ cho tôi một phần cơ bản vào việc luyện thi học sinh giỏi lớp 11 và 12
(đặc biệt những nội dung trừu tượng như: Trái Đất, các mùa trong năm, sự
chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến, thời tiết và khí
hậu giữa các quốc gia,…)
Kết quả quả 2 năm qua đạt được: có 9 học sinh giỏi cấp tỉnh trong đó có 1
học sinh đạt cấp quốc gia.

2. Đối với học sinh:
Đại đa số học sinh thích học trên giáo án điện tử có sử dụng 2 phần mềm
này, vì nó giúp các em dễ hiểu bài, dễ nhớ bài và dễ làm bài tập hơn cả về nhà
và trong kiểm tra, bên cạnh đó giúp học sinh dễ phát hiện ra những vấn đề,
những qui luật mang tính trừu tượng cao, từ đó tạo nên sự hứng thú, say mê, yêu
thích hơn trong môn học và phần nào đã làm thay đổi quan niệm về vị trí bộ
môn trong nhà trường. (ví dụ: Bài 6 – sách Địa lí lớp 10 cơ bản: Hệ quả chuyển
động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất nếu học sinh học bài này không sử
dụng 2 phần mềm trên thì rất khó hiểu, tiếp thu chậm, tốn thời gian, khả năng
vận dụng kiến thức của bài học vào trong các bài kiểm tra chưa hiệu quả nên
dẫn đến chán nản và kết quả điểm không cao. Khi sử dụng 2 phần mềm này thì
thái độ học tập của học sinh khác đi rất nhiều vì học sinh thấy được những hình
ảnh, mô hình động và một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm sẽ tạo điều kiện cho học
sinh dễ dàng phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, kích thích tư duy sáng tạo
và đặc biệt hơn là ngày càng say mê hơn môn học.





Trang 17


PHẦN KẾT LUẬN

Trên đây là những đánh giá bước đầu của tôi về khả năng phát triển tư duy
Địa lí cho học sinh khi học trên giáo án điện tử có sử dụng 2 phần mềm trên vào
trong quá trình dạy và học Địa lí lớp 10 nói riêng và Địa lí THPT nói chung. Tôi
cho rằng triển vọng của việc ứng dụng phương tiện dạy học này là rất quan
trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy Địa lí cho học sinh, và thông
qua việc sử dụng 2 phần mềm này sẽ góp phần tích cực vào đổi mới phương
pháp dạy học địa lí ở trường phổ thông hiện nay, một vấn đề đang còn nhiều bức
xúc.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Địa lí là điều vô cùng cần
thiết, nó thể hiện lao động sáng tạo của người thầy. Tuy nhiên trong giờ giảng
(đặc biệt đối tượng học sinh hiện nay) người thầy phải có sự năng động trong
kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, sử dụng tối đa chức năng các đồ dùng
dạy học như bản đồ treo tường, mô hình, tranh ảnh Địa lí, bảng đen để giờ học
thêm sinh động.

Việc thực hiện phần mềm này vào trong giảng dạy cũng chỉ là bước đầu và
cũng chưa có thể khám phá hết tất cả những ưu điểm của 2 phần mềm trên,
nhưng đích cuối cùng mà tôi muốn đạt tới đó chính là nâng cao chất lượng dạy
và học Địa lí.















×