Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TRONG NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.21 KB, 6 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TRONG NHÀ TRƯỜNG
GV Hà Thanh Ngọc
Phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục
I. Thực trạng công tác giảng dạy
Trong những năm học vừa qua, bên cạnh những tiến bộ về công tác tổ chức bộ
máy, phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất, đổi mới các bước trong công tác tuyển sinh
đã tạo cho Nhà trường có những bước tiến mới theo hướng phát triển bền vững. Tuy
nhiên, công tác giảng dạy - một công đoạn quan trọng trong dây chuyền đào tạo có
những hạn chế cần phải được đánh giá đúng và có những điều chỉnh phù hợp. Trong
phạm vi bài viết này chỉ nêu lên những nét chính, góp phần nâng cao chất lượng hiệu
quả công tác giảng dạy trong Nhà trường.
1. Đánh giá từ góc độ quản lý
Phần lớn giảng viên có trình độ chuyên môn tốt nhưng tâm huyết với nghề nghiệp
còn hạn chế, nhất là đội ngũ giảng viên trẻ. Đối với việc dạy học, bên cạnh kiến thức,
kỹ năng cần phải có cái Tâm, nếu không sẽ trở thành “thợ dạy”. Tâm huyết nghề
nghiệp của người giảng viên trước hết phải được hiểu là ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình
trong dạy học, cụ thể hơn là việc chấp hành giờ giấc lên lớp, sinh hoạt chuyên môn; tận
tình và tôn trọng sinh viên là những phẩm chất tối thiểu mà người giảng viên phải có.
Vì thiếu những phẩm chất đó nên nhiều giảng viên trẻ còn đi dạy muộn, về sớm
Do số lượng giảng viên mới tuyển dụng trong những năm gần đây nhất là giảng
viên các ngành Kinh tế, Nông – Lâm – Ngư, Điện, Xây dựng chưa được trang bị kiến
thức sư phạm, kỹ năng dạy học, phương pháp dạy học nên tổ chức các giờ học một
cách cứng nhắc, lạm dụng phương tiện dạy học, thoát ly bục giảng, thiếu bao quát lớp
học nên giờ học nhàm chán gây mệt mỏi cho sinh viên. Không thể có một giờ dạy mà
giảng viên ngồi lẫn trong sinh viên rồi chiếu những dòng soạn sẵn lên màn chiếu còn
phía sau sinh viên thì diễn ra tình trạng người chơi chò trơi trên điện thoại, người thì
gục mặt trên bàn để ngủ ; có những giảng viên gần như suốt một học phần không
trình bày gì trên bảng ngoài máy chiếu. Những điều đó đã và đang diễn ra trong công
tác giảng dạy của Nhà trường.
Bên cạnh việc quá lạm dụng phương tiện dạy học của một số giảng viên trẻ, vẫn


còn không ít giảng viên dạy theo lối thầy đọc, trò ghi hoặc dạy “chay” thiếu tư liệu
minh họa.
Đối với các lớp đào tạo liên thông, việc dạy học còn quá nhiều bất cập. Đó là việc
lên lớp quá muộn. Một buổi học bố trí 4 tiết nhưng thực chất chỉ thực hiện được 2 tiết.
1
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng trong đó có một phần do giảng
viên thiếu nghiêm túc, gương mẫu. Thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy của
loại hình đào tạo này cũng là một vấn đề cần phải bàn đến, nhiều trường hợp thầy chỉ
dạy những nội dung để thi, học viên ít đi học nhưng vẫn đủ điều kiện thi và kết quả thi
vẫn cao. Còn có hiện tượng đến kỳ thi Ban cán sự thay mặt lớp đến nhà thầy xin “tiếp
thu” nội dung thi hoặc xin thầy cho làm đề mở.
Công tác kiểm tra thi là công việc tiếp tục của quá trình dạy học. Tuy nhiên, bên
cạnh những tiến bộ đạt được vẫn còn nhiều vấn đề cần chấn chỉnh như: thái độ, ý thức
của giảng viên coi thi, chất lượng đề thi, tố chức chấm thi ở một số Khoa, Bộ môn chưa
đúng quy chế (đã có báo cáo của Ban Thanh tra giáo dục gửi cho Nhà trường).
2. Đánh giá từ phía người học
Là sinh viên không ai không muốn mình được học những người thầy giỏi về kiến
thức, tâm huyết về nghề nghiệp giảng dạy. Những người thầy đó Trường chúng ta
không thiếu, đặc biệt là đối với những ngành đào tạo đã có bề dày lịch sử. Điều đáng
bàn ở đây là sự kỳ vọng của sinh viên đối với một số ngành, một số giảng viên trẻ có
phần hụt hẩng. Tâm sự chung của sinh viên là có nhiều môn học, ngành học giảng viên
giảng dạy quá nhàm chán, bởi vì sinh viên đã có tài liệu bài giảng, khi lên lớp cũng
thấy thầy cô chiếu lại những nội dung đó trên máy chiếu mà thiếu mở rộng kiến thức
thông qua diễn giải, thuyết trình. Kết quả kháo sát thông qua lấy ý kiến người học về
hoạt động dạy học của Phòng Đảm báo chất lượng giáo dục có 41,2% (213/517 phiếu)
số sinh viên đánh giá hoạt động dạy học của giảng viên đạt trung bình và kém, tập
trung vào một số vấn đề sau:
- Phương pháp dạy học của nhiều giảng viên còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, giảng
viên chưa tạo được tâm thế học tập, khơi dậy sự say mê, nhiệt tình cho sinh viên mà
chỉ chú trọng vào máy tính, máy chiếu nhiều lúc mất rất nhiều thời gian học tập của

sinh viên.
- Giảng viên chưa chú trọng quan tâm giáo dục tư cách, đạo đức và kỹ năng sống
cho sinh viên. Chúng ta, ai cũng biết giá trị đích thực của giáo dục nói chung và giáo
dục đại học nói riêng là trang bị cho người học một phương pháp, một thói quen và
một lối sống tự tìm tòi, tự đánh giá và tự lựa chọn suốt đời, điều này phần lớn giảng
viên chưa làm được mà chỉ chú trọng cung cấp kiến thức.
- Đối với người học, dù là học sinh Tiểu học hay sinh viên Đại học, thầy cô luôn
là tấm gương sáng cho người học noi theo thông qua những phẩm chất tốt đẹp mà họ
có, cũng như sự lan tỏa những phẩm chất đó sang người học, điều này ở một bộ phấn
lớn giảng viên của Trường chưa có được, bởi vì có nhiều thầy cô trong giảng dạy thiếu
2
nhiệt tình, làm việc riêng (sử dụng máy tính, điện thoại di động ) mà không chú ý
quan tâm đến người học, hoặc vẫn có những giảng viên viện cớ này cớ khác để vào dạy
muộn,vắng mặt trên lớp Như vậy, sự gương mẫu của giảng viên trong Nhà trường
cần uốn nắn và nhắc nhở thường xuyên hơn đối với các cấp quản lý.
II. Nguyên nhân của thực trạng
Những tiến bộ và bất cập trong công tác giảng dạy của Nhà trường trong thời gian
qua và cả hiện nay đều có những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó. Có thể
tạm nêu lên những nguyên nhân chính sau đây:
- Do nhu cầu phát triển, những năm vừa qua Nhà trường đã tuyển dụng được
nhiều giảng viên trẻ theo quy định. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên này bên cạnh những
yếu tố tích cực như trình độ đào tạo (biểu hiện ở bằng cấp), sức trẻ, khát vọng vươn lên
nhưng lại thiếu điều cốt lõi của nghề dạy học đó là phương pháp, kỹ năng dạy học và
tâm huyết nghề nghiệp như phần đầu đã đề cập cho nên dẫn đến tình trạng giảng dạy
thiếu nhiệt tình, gương mẫu nếu không nói là “thợ dạy”.
- Việc tự học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là nghiệp vụ dạy học
chưa được giảng viên trẻ chú trọng, ít dự giờ, học hỏi đồng nghiệp đặc biệt là ở những
giảng viên lớn tuổi giàu kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Do đặc điểm phát triển của Nhà trường, một số Bộ môn, ngành học thiếu những
giảng viên dày dạn kinh nghiệm trong chuyên môn và dạy học nên thiếu chỗ dựa vững

chắc cho giảng viên trẻ. Bên cạnh đó, nhiều giảng viên phải dạy nhiều môn học, nhiều
tiết dạy, thậm chí có giảng viên dạy cả ngàn tiết điều đó đồng nghĩa với chất lượng
dạy học của giảng viên chưa cao.
- Đội ngũ giảng viên tuy phát triển về số lượng và trình độ đào tạo nhưng vẫn
thiếu chuyên sâu, đặc biệt là các ngành mà Nhà trường mới đào tạo. Không thể có một
giảng viên mà giảng dạy quá nhiều môn học ở bậc Đại học. Theo kết quả thống kê từ
Phân công giảng dạy năm học 2013 - 2014 khá nhiều giảng viên phải giảng dạy 5 học
phần khác nhau.
- Việc theo dõi, quản lý, giúp đỡ của cán bộ quản lý các cấp, nhất là các Trưởng
Bộ môn- đối với giảng viên còn lỏng lẻo, phần lớn chỉ làm tròn công việc giảng viên
của mình. Thực tế có rất nhiều Trưởng Bộ môn được bổ nhiệm mới chưa được đào tạo
và có kinh nghiệm về quản lý chuyên môn, Nhà trường cần xác định đây là một mắt
xích quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học và có kế hoạch điều chỉnh, bồi dưỡng
cho các Trưởng Bộ môn.
- Việc đào tạo theo tín chỉ ở Trường Đại học Quảng Bình mới chỉ là bước đầu,
thực chất việc dạy học vẫn theo niên chế học phần. Sinh viên thiếu tài liệu, phương
3
tiện, thiếu đội ngũ cố vấn học tập, hình thức tổ chức dạy học chưa phù hợp… Kết hợp
với sự quản lý chưa chặt chẽ của Khoa, Bộ môn, sự thiếu nhiệt tình của giảng viên
đứng lớp, sự thiếu tự giác của người học nên có những lớp, ngành đào tạo sinh viên
chơi nhiều hơn học.
III. Giải pháp nâng cao chất lượng
1. Xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên
Như phần đầu đã đề cập, do yêu cầu phát triển, Nhà trường đã tuyển dụng nhiều
giảng viên được đào tạo bài bản nhưng việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (dạy
học) chưa được các cấp quản lý và cả bản thân giảng viên chú trọng. Cứ khảo sát xong
là phân công giảng dạy thậm chí còn dạy nhiều học phần nên chất lượng chưa đạt như
mong muốn. Bởi vậy, ngoài việc chú trọng kiến thức (bằng cấp), Nhà trường, các
Khoa, Bộ môn và bản thân giảng viên phải thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng
nghiệp vụ dạy học (tay nghề) thông qua việc dự giờ có đánh giá, tập giảng trước khi

lên lớp chính thức. Bên cạnh việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên cần
chú trọng công tác giáo dục cho giảng viên ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp trước
Nhà trường, sinh viên và xã hội. Giảng viên giỏi về kiến thức thì chưa đủ, bởi vì sinh
viên giờ đây có đầy đủ các nguồn thông tin, nhiều sự lựa chọn, nhiều phương tiện để
tiếp cận kiến thức. Bởi vậy, giảng viên phải thổi “hồn” vào bài giảng, thức dậy trong
sinh viên niềm say mê học tập và sáng tạo bằng sự gương mẫu và nhiệt huyết của chính
mình.
Nâng cao năng lực của giảng viên ngoài sự cố gắng của bản thân giảng viên còn
là sự phối kết hợp nhiều yếu tố: Từ sự quản lý, bồi dưỡng của các Khoa và Tổ bộ môn
đến sự tác động của các tổ chức chính trị, xã hội trong Nhà trường như Chi bộ Đảng,
Công đoàn, Đoàn Thanh niên… phải tạo ra được cơ chế thi đua, khen thưởng, động
viên khuyến khích giảng viên trong giảng dạy, đồng thời cũng phải mạnh dạn đưa ra
khỏi đội ngũ giảng viên những người không đáp ứng yêu cầu, nhất là những giảng viên
thiếu tính tổ chức kỷ luật, ý thức nghề nghiệp.
2. Đổi mới phương pháp dạy học
Nhà trường cũng đã tổ chức hội thảo về vần đề đổi mới phương pháp dạy học và
cũng có nhiều tham luận trình bày nhưng xem ra việc áp dụng vào thực tế thì chưa đạt
yêu cầu bởi nhiều lí do sau:
Thứ nhất là phần lớn giảng viên của các ngành đào tạo mới, tuy được học về
nghiệp vụ sư phạm nhưng việc thực tập rèn luyện tay nghề chưa có.
4
Thứ hai là giảng viên ít được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học nên chỉ
nghe về đổi mới phương pháp dạy học trên phương diện lý thuyết, ít được thực hành.
Thứ 3 là thiếu các công cụ, phương tiện bổ trợ, hình thức tổ chức dạy học theo
hướng đổi mới.
Thứ 4 là giảng viên thiếu chủ động, tích cực, ngại đổi mới phương pháp dạy học,
tổ chức hình thức dạy học mới.
Thứ 5 là các Tổ bộ môn thiếu kế hoạch quản lý, động viên, đánh giá công tác đổi
mới phương pháp dạy học, không khuyến khích, động viên, bắt buộc giảng viên phải
tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng dạy học nhằm từng bước tạo nên vị thế của Nhà trường đối với xã hội (Đổi mới
cái gì và đổi mới như thế nào xin được trình bày trong một bài viết khác nếu có điều
kiện tham gia).
3. Tăng cường hoạt động và vai trò quản lý của các tổ chuyên môn
Các Khoa thực hiện công tác đào tạo của Nhà trường hiện nay thực chất như là
một đơn vị quản lý hành chính. Vì vậy, các Tổ bộ môn chính là hạt nhân quan trọng
trong xây dựng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên cũng như nâng cao chất lượng
dạy học. Thực tế, một số Trưởng bộ môn mới được bổ nhiệm, kinh nghiệm giảng dạy
còn thiếu, công tác quản lý chuyên môn chưa được đào tạo bồi dưỡng nên chất lượng
chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Vì vậy, Nhà trường nên có kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng công tác nghiệp vụ cho các Trưởng bộ môn một cách đồng bộ và kịp
thời.
4. Đổi mới quy hoạch đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên
Giảng viên là người thi công và người quyết định việc hiện thực hóa mục tiêu và
nội dung đào tạo; chất lượng giảng viên góp phần quan trọng đến chất lượng dạy học
và đào tạo. Hiện nay, do tình hình biên chế nên mỗi giảng viên phải dạy nhiều học
phần nên tính chuyên sâu không có, vì vậy Nhà trường cần có quy hoạch đào tạo, bồi
dưỡng theo hướng chuyên sâu nhằm tạo ra những giảng viên đầu ngành cho từng môn
học, có như vậy mới thực sự phát triển Nhà trường theo hướng bền vững.
5. Tổ chức phát động phong trào thi đua dạy tốt trong giảng viên có đánh giá
từng học kỳ, năm học
Trong phạm vi và khả năng cho phép Nhà trường có thể tạo ra những phần
thưởng cả vật chất và tinh thần cho những giảng viên giảng dạy đạt chất lượng cao
thông qua sự bình chọn của đồng nghiệp và sinh viên. Đồng thời có hình thức xử lý
nghiêm khắc đối với các giảng viên chưa đạt yêu cầu.
5
Nâng cao chất lượng giảng dạy gồm rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố giảng viên
là quan trọng nhất bên cạnh yếu tố của người học. Trong phạm vi cho phép, bài viết chỉ
khái quát lại thực trạng giảng dạy và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp góp phần nâng

cao chất lượng giảng dạy, vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự đóng góp và chia sẻ của các đồng nghiệp và những người quan tâm.
6

×