Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.43 KB, 99 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử phát triển lâu dài và trong q trình
phát triển của mình đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền văn minh nhân
loại. Các quốc gia trong khu vực là những đất nước có sự tương đồng trên nhiều
lĩnh vực văn hố - xã hội cũng như trình độ phát triển kinh tế. Chính vì vậy, nhu cầu
hợp tác, liên kết các quốc gia trong khu vực luôn được đặt ra ở các thời điểm lịch
sử. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang có nhiều biến đổi, xu thế tồn
cầu hố và đa cực hố thế giới đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về sự liên kết
giữa các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á nói chung và giữa từng quốc gia với
nhau nói riêng đang trở nên rất cần thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
Chưa đầy 20 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới (1986),
Đảng và nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đưa
nước ta dần dần đi vào ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế và hòa nhập vào
nền kinh tế thế giới. Về mặt đối ngoại, Đảng ta tiếp tục thực hiện chính sách đối
ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại
với phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới".
Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia lớn nhỏ trong khu vực
cũng như ngoài khu vực, đặc biệt là tăng cường quan hệ với các nước láng giềng
trong khối ASEAN trong đó có Thái Lan.
Trên thực tế, Thái Lan có quan hệ rất sớm với Việt Nam. Việt Nam và Thái
Lan cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, hai nước láng giềng dù không liền núi,
không liền sông, không chung một đường biên giới nhưng có vị trí gần nhau, chỉ cách
nước Lào và Campuchia. Hai nước đã có quan hệ lâu đời trên mọi mặt trong đó có
quan hệ kinh tế thương mại. Trải qua quá trình lịch sử, với nhiều sự thay đổi. Nhìn
chung mối quan hệ này chưa có sự phát triển. Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi
mới, mối quan hệ này dần dần được thay đổi. Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia
nhập ASEAN (1995), quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan thực sự đi
vào chiều sâu. Từ đó tới nay Thái Lan ln là một trong các bạn hàng lớn nhất của



Việt Nam. Thái Lan đã khẳng định tầm quan trọng của mình trong mối quan hệ hợp
tác với Việt Nam. Và mối quan hệ hữu nghị hợp tác về kinh tế thương mại giữa Việt
Nam và Thái Lan ngày càng lớn mạnh. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây,
Thái Lan luôn là một trong 10 nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu về đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam, với khoảng 112 dự án cịn hiệu lực có tổng vốn đầu tư đăng kí khoảng
1.168 triệu USD. Thái Lan là nước ASEAN lớn thứ 2 đầu tư tại Việt Nam, chỉ sau
Singapo.
Có thể nói, nghiên cứu quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan,
chẳng những giúp chúng ta hiểu sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế thương mại Việt
Nam với Thái Lan, mà còn hiểu hơn mối quan hệ Việt Nam với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, nghiên cứu quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái
Lan cịn góp phần giúp ta hiểu được tình hình quan hệ Việt Nam và Thái Lan,
những thành tựu, cũng như những hạn chế của mối quan hệ này. Từ đó thấy được
vai trò và những tác động của quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan đối
với nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, nó cũng phản ánh tình hình quan hệ kinh tế,
ngoại giao Việt Nam và Thái Lan trong thời kỳ này. Trên cơ sở đó, góp phần đánh
giá khái qt về chính sách, vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vai trò của các
doanh nghiệp thương mại Việt Nam và Thái Lan. Từ đó, rút ra những bài học kinh
nghiệm phục vụ phát triển kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Thái Lan trong
giai đoạn tiếp theo.
Nghiên cứu quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan, ta có thêm tư
liệu lịch sử nghiên cứu, biên soạn, dạy và học về mối quan hệ Việt Nam với Thái Lan,
Việt Nam với khu vực và trên thế giới trong thời kỳ đổi mới. Đề tài này còn là tài liệu
tham khảo góp phần giáo dục truyền thống đồn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Thái
Lan cho thế hệ trẻ, cũng như nhân dân cả nước.
Ngày nay thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến, địi hỏi sự hội nhập
kinh tế với quốc tế nói chung và Thái Lan nói riêng ngày càng tăng, nghiên cứu đề
tài này cịn góp phần hoạch định chính sách của Việt Nam với Thái Lan cho hiệu



quả hơn. “Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay ” là
một đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì thế tơi chọn đề tài này làm đề tài
khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan đóng một tầm quan trọng
vào sự phát triển kinh tế của nước ta. Ngay khi hai nước bình thường hố quan hệ vào
năm 1976 thì vấn đề quan hệ giữa hai nước được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý.
Nhất là khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì mối quan hệ này đã được các tác giả, báo,
tạp chí… Tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có một cơng trình nào nghiên cứu
một cách cụ thể, chuyên sâu về quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với Thái
Lan, chỉ có những nghiên cứu mang tính chất tồn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao hoặc nghiên cứu về sự phát triển mối quan hệ hai
nước. Có thể dẫn ra một cách cụ thể một số cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố
sau:
Nguyễn Tương Lai (chủ biên). Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong thập kỷ
90. Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 2001.
Tác giả trình bày một cách rõ nét những nhân tố tác động đến quan hệ hai
nước, cũng như nội dung của quan hệ Việt Nam – Thái Lan trên các phương diện
chính trị, ngoại giao và kinh tế; đồng thời tác giả cũng định đoán tương lai của mối
quan hệ Việt Nam – Thái Lan. Nhưng đó là mối quan hệ từ 1989 – 1999, trong các
lĩnh vực nêu trên, phần quan hệ ngoại giao được tác giả chú trọng hơn cả. Các vấn
đề được tác giả đề cập sâu là những vấn đề liên quan đến chính trị, ngoại giao của
hai nước như quan hệ trong thời kỳ phong kiến giữa các vương triều, chuyến thăm
ngoại giao của các thủ tướng, lãnh đạo cấp cao giữa hai nước, giải quyết các vấn đề
giữa hai bên: vấn đề vịnh Thái Lan, vấn đề thềm lục địa, vấn đề lập lại trật tự trên
biển, Việt Kiều ở Thái Lan… Cịn phần kinh tế được tóm lược ngắn gọn trong phần
nói về kinh tế. Các vấn đề cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu của Việt Nam với Thái
Lan, kim ngạch xuất - nhập cũng chưa được nói rõ. Hơn nữa trong khi trình bày
những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Thái Lan, tác giả trình bày nhiều



về tác động của Mỹ, Nhật đối với Đông Nam Á mà chưa đề cập đến sự chuyển biến
chung của thế giới, khu vực và sự chuyển biến nội tại hai nước để cho hai nước xích
lại gần nhau khơng chỉ trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao mà cả lĩnh vực kinh tế.
Trong cuốn: Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1976 – 2000 của tác giả
Hoàng Khắc Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đề cập đến mối quan hệ
song phương Việt Nam – Thái Lan một cách toàn diện trên cả 3 lĩnh vực kinh tế,
chính trị, ngoại giao. Trong đó đi sâu lý giải về mối quan hệ hai nước trong từng
giai đoạn chịu sự chi phối của bối cảnh quốc tế và khu vực. Thơng qua các giai
đoạn đó tác giả khẳng định mối quan hệ này là một quá trình phát triển. Đồng thời
tác giả cũng mở rộng hơn tìm hiểu về mối quan hệ Việt Nam – ASEAN để hiểu rõ
hơn về mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan. Tuy nhiên tác giả chỉ đề cập đến mối
quan hệ này trong thời kỳ 1976 – 2000, còn giai đoạn từ 2000 đến nay chưa đề cập
đến. Hay vấn đề quan hệ thương mại chưa được nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ, ở
mỗi một thời kỳ tác giả đề cập quan hệ thương mại song phương, nhưng chưa đi sâu
phân tích quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan, chỉ trình bày những nét khái
quát. Các vấn đề như kim ngạch xuất, nhập khẩu, cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu
chưa được tác giả đi sâu phân tích, cần được bổ sung bằng các nguồn tài liệu khác.
TS. Vũ Phạm Quyết Thắng với cuốn: Kinh tế đối ngoại Việt Nam. Nxb Thống
kê, 1994. Tác giả đề cập đến mối quan hệ Việt Nam với các nước ở các khu vực
trên thế giới. Cơng trình này nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt
Nam, nó bao gồm có lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ, du lịch và tập trung
nhiều vào nghiên cứu chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với các
nước, đồng thời tác giả cũng đưa ra những giải pháp thúc đẩy mối quan hệ đối
ngoại của Việt Nam phát triển hơn trong tương lai. Trong cuốn sách này tác giả chỉ
đề cập một cách sơ lược quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các khu vực chứ
không đi vào cụ thể với một nước nào.
Bên cạnh những cuốn sách, cịn có một số bài báo, Tạp chí nghiên cứu về mối
quan hệ Việt Nam – Thái Lan như:



Nguyễn Thị Hoàn. Vài nét về quan hệ Việt Nam – Thái Lan những năm đầu
thế kỷ XXI, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 1, 2005. Tác giả trình bày khái quát
về mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao
và khoa học kỹ thuật. Về kinh tế, tác giả trình bày sơ lược sự chuyển biến trong
bn bán hai chiều từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 đến năm 2004,
những xu hướng cải thiện quan hệ của cả hai nước để thúc đẩy kinh tế phát triển
như Thái Lan ủng hộ sáng kiến của Việt Nam phát triển hành lang Đông – Tây, nối
các tỉnh Đông Bắc Thái Lan qua Lào sang cảng biển miền Trung Việt Nam, góp
phần phát triển các khu vực này. Về văn hóa, khoa học kỹ thuật và ngoại giao, tác
giả chỉ trình bày tóm lược, nêu lên ý nghĩa của những mối quan hệ này.
Tiếp đó tác giả viết tiếp bài: 30 năm quan hệ hợp tác Việt Nam – Thái Lan, tạp
chí nghiên cứu Đơng Nam Á số 5, 2005. Bài viếtnày thực chất là sự tiếp nối của bài:
Vài nét về quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những năm đầu thế kỷ XXI, tác giả đi
sâu phân tích về mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan trên các lĩnh vực, đề cập thêm
lĩnh vực văn hóa giáo dục. Trong đó, đặc biệt chú trọng lĩnh vực quan hệ chính trị,
ngoại giao, là những chuyến viếng thăm của các phái đồn cấp cao của Chính phủ
hai nước…
Hầu hết những bài báo, Tạp chí đề cập đến mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan,
song thông tin cụ thể về mối quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan cịn ít, hầu
như chỉ nói sơ lược về mối quan hệ chính trị, ngoại giao.
Như vậy cho đến nay dù quan hệ Việt – Thái đã được nghiên cứu, nhưng người
ta chủ yếu nghiên cứu về chính trị, văn hóa, cịn kinh tế thương mại được trình bày
cịn sơ lược, chưa có một cơng trình chun khảo nào đi sâu nghiên cứu về quan hệ
kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ năm 1995 đến nay. Vì vậy, tơi mạnh dạn
chọn đề tài này làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế thương mại
của Việt Nam với Thái Lan.



* Phạm vi: Mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan từ năm
1995 đến nay.
Ở khóa luận này chưa nghiên cứu được mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Thái
Lan với Việt Nam mà chỉ trình bày quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan.
Đồng thời đề tài nghiên cứu chủ yếu về phía Nhà nước, chưa nghiên cứu sâu về phía các
doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, có quan hệ với Thái Lan.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở nguồn sử liệu, cơng trình nghiên cứu về tình
hình, thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn
1995 đến nay, về các mặt như: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt
động thương mại, những thành tựu cũng như những hạn chế tác động đến mối quan
hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan.
Trên cơ sở đó đánh giá khách quan, khoa học về đường lối chính sách kinh tế
đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với Thái Lan, Việt Nam với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời thấy được vai trò của các doanh
nhân, doanh nghiệp quan hệ với Thái Lan.
Cuối cùng nghiên cứu quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan để
rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy khơng chỉ quan hệ kinh tế
thương mại Việt Nam với Thái Lan, mà còn thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa Việt
Nam với các nước khác.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
- Ở đề tài này, tôi sử dụng kết hợp nhiều nguồn tài liệu để nghiên cứu đề tài.
+ Văn kiện Đảng, Nhà nước về “kinh tế đối ngoại”, “ngoại thương” trong thời
kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Tài liệu lưu trữ, Tạp chí, Báo cáo, thống kê tình hình thương mại Việt Nam
với thế giới và Thái Lan những năm 1995 – 2010 của Bộ Công Thương, Cục Hải
Quan Việt Nam, Tổng cục Thống kê…
+ Các sách, báo cáo nghiên cứu khoa học về ngoại thương, quan hệ kinh tế
thương mại Việt Nam với Thái Lan, cung cấp cho những tài liệu để nghiên cứu đề

tài, đồng thời để so sánh với kết quả nghiên cứu của đề tài.


Ngồi ra, tơi cũng tiến hành chọn lọc, phân tích những tin về quan hệ kinh tế
thương mại Việt Nam với Thái Lan trên trang Web lấy từ Nguồn tin của Bộ Ngoại
giao, Bộ Cơng thương…
- Để hồn thành đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa
học là: phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lơgíc. Trong đó phương pháp lịch
sử là chủ yếu. Đồng thời sử dụng kết hợp với các phương pháp khác khi nghiên cứu như:
so sánh, phân tích tổng hợp, toán học thống kê…
Là đề tài nghiên cứu khoa học lịch sử nên tôi rất chú trọng làm tốt cơng tác tư
liệu lịch sử, để đề tài của mình có hiệu quả hơn.
5. Đóng góp của đề tài khóa luận
Nghiên cứu Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan nhằm làm rõ
một số vấn đề như:
+ Khóa luận là đề tài nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, toàn diện về mối
quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến nay, với những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó.
+ Góp phần đánh giá khách quan về mối quan hệ kinh tế thương mại Việt
Nam với Thái Lan từ 1995 đến nay, để thấy được sự đúng đắn, sáng tạo về chính
sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
+ Rút ra một số bài học kinh nghiệm phục vụ cho phát triển kinh tế thương
mại Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn mới.
+ Đề tài cịn góp phần cung cấp nguồn tài liệu nghiên cứu, học tập lịch sử Việt
Nam từ 1986 đến nay.
6. Bố cục đề tài khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, danh mục những chữ viết tắt trong khóa
luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái qt tình hình quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Thái
Lan trong lịch sử từ năm 1995 trở về trước.

Chương 2: Tình hình quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Thái Lan
từ năm 1995 đến nay


Chương 3: Nhận xét về quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan từ
năm 1995 đến nay và một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển quan hệ kinh tế
thương mại Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn tiếp theo


B. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM - THÁI LAN TRONG LỊCH SỬ TỪ NĂM 1995 TRỞ VỀ TRƯỚC
1.1. Tổng quan về đất nước Thái Lan
1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Lan là một trong những nước lớn của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc
giáp Lào và Myanma, phía Đơng giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái
Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía
Đơng Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với
lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có 4 mùa rõ rệt : Mùa khơ kéo dài
từ tháng 1 đến tháng 2, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến
tháng 10, mùa mát từ tháng 11 đến tháng 12. Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ra
vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam, nhiệt
độ thường từ 320C vào tháng 12 và lên tới 350C vào tháng 4 hàng năm.
Với diện tích 513.000 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào),
Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ 3 tại Đơng Nam Á, sau
Indonesia và Myanma.
Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với
các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là

Doi Inthanon. Phía Đơng Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía
Đơng là sơng Mê Kơng đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu
và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng
sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về
phía bán đảo Mã Lai.
1.1.2. Dân số, văn hóa và xã hội
- Dân số


Thái Lan là một nước đông dân ở Đông Nam Á với khoảng 67 triệu người,
với 80% là người Thái, 10% người Hoa, 4% người Mã Lai cùng với các dân tộc ít
người Lào, Mơn, Khmer, và Ấn Độ. Sự đa dạng sắc tộc cho thấy đất nước này từ rất
lâu đã là giao lộ quan trọng trong vùng Đông Nam Á. Người Thái thân thiện và
khoan dung với một lịng tơn sùng đức tin Phật giáo.
- Văn hóa – xã hội
+ Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại gọi Thái Lan là "Đất nước của
những vị sư áo vàng". Điều này đã phản ánh vai trò mang nhiều ý nghĩa của tơn
giáo trong đời sống văn hóa xã hội của người dân Thái Lan.
Khoảng 95% dân số Thái Lan theo Đạo Phật, chủ yếu là theo trường phái
Hinđu. Đạo Phật và những nghi lễ của Đạo Phật đã đóng một vai trị quan trọng
trong xã hội Thái hơn 700 năm qua.
Từ xưa các vị sư đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục.
Các trường học đầu tiên ở Thái Lan đều được xây dựng trên mảnh đất của nhà chùa
và các vị sư ngoài bổn phận của người tu hành, họ còn dạy trẻ em địa phương học
đọc, học viết và đạo làm người.
Đạo Phật là một phần không thể tách rời của người dân Thái Lan bởi vì
chính Đạo Phật đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong các giai đoạn của đời
người như ra đời, cưới xin, ma chay... Điều đặc biệt là Đạo Phật dạy những người
theo Đạo phải tu nhân tích đức, ln sẵn sàng giúp đỡ người khác và hạn chế bớt
những dục vọng của con người.

+ Hiện nay, khi mà sự bùng nổ công nghiệp ở Thái Lan đang diễn ra với một
cường độ vô cùng mạnh mẽ, Chính phủ lại can thiệp quá ít nên không thể không
xuất hiện những cơn sốt làm rung chuyển tận gốc rễ nền văn hóa xã hội (mơi trường
bị hủy hoại; sự phân hóa giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn gia tăng;
sự phân tầng xã hội sâu sắc; nạn mại dâm lan rộng; giới quân sự bị tước bỏ độc
quyền chính trị, và sự bùng nổ kinh doanh đã làm giới doanh nghiệp trở thành lực
lượng chính của sự vận động xã hội).


Do đó vấn đề quan trọng đặt ra trong xã hội Thái là làm thế nào để nâng cao
"chất lượng cuộc sống", Thái Lan đã và đang tích cực theo đuổi mục tiêu này, một
phần thông qua nguồn tài nguyên có giới hạn của mình, mặt khác hợp tác cùng các
tổ chức quốc tế.
1.1.3. Thể chế chính trị
Nền chính trị Thái Lan đã có một bước ngoặt hết sức có ý nghĩa vào ngày 24
tháng 6 năm 1932 khi một nhóm trí thức trẻ tuổi đi du học từ nước ngoài trở về
mang theo tư tưởng dân chủ phương Tây, đã dấy lên phong trào đòi thay đổi chế độ
quân chủ độc quyền sang quân chủ lập hiến. Để tránh gây ra đổ máu, Vua Rama VII
đã chấp nhận xóa bỏ chế độ quân chủ độc quyền và chuyển giao quyền lực cho
chính phủ mới dựa trên thể chế hiến pháp. Đến tháng 10 năm 1932, ông đã ký bản
hiến pháp đầu tiên của Thái Lan và kết thúc 800 năm tồn tại của chế độ quân chủ
độc quyền ở đất nước này.
Với thể chế chính trị này thì Ngun thủ quốc gia là nhà Vua: Được coi là
thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà
nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.
Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là
Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm
150 ghế.
Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và
11Thứ trưởng. Ngồi ra cịn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối

hợp thực hiện các chính sách chung.
Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến
pháp và sửa đổi. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ
chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa
nhận triều đại cha truyền con nối của Hoàng gia Thái Lan như lãnh đạo tối cao của
dân tộc.


Trong suốt 6 thập kỷ qua, nền quân chủ lập hiến ở Thái Lan đã tạo nên một
quốc gia hiện đại và thịnh vượng ở Đông Nam Á. Thái Lan đã và đang tiếp nhận
những tư tưởng dân chủ của phương Tây trước đòi hỏi của đất nước song vẫn giữ
được bản sắc dân tộc và nền văn hóa đáng trân trọng.
1.1.4. Quá trình phát triển kinh tế
Cho đến năm 1996, nền kinh tế Thái Lan đã phát triển qua 7 kỳ kế hoạch 5
năm. Với 7 kỳ kế hoạch 5 năm này đã đưa lại kết quả là trình độ phát triển kinh tế
của Thái Lan tương đối cao so với một số nước ASEAN-10. Khu vực tư nhân tương
đối phát triển. Các chính sách kinh tế vĩ mơ và cơng nghệ hóa của đất nước đang
chuyển dần từ thay thế nhập khẩu sang khuyến khích xuất khẩu. Các quyết định
kinh tế được đưa ra theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường chứ không phải theo
hướng can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế.
Có thể nói Thái Lan đã thực hiện một bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế hết sức
mạnh mẽ. Từ một đất nước chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng sơ
chế, Thái Lan đã phát triển lên thành một quốc gia công nghiệp lớn trong khu vực.
Hiện nay, nông nghiệp chỉ chiếm 11,5% hoạt động kinh tế của Thái Lan trong khi
sản xuất cơng nghiệp đóng góp khoảng 31,4%. Chiến lược cơ cấu tăng tỉ trọng các
ngành công nghiệp dùng nhiều lao động và tài nguyên là hợp lí đối với một nước
nông nghiệp như Thái Lan.
Chuyển đổi cơ cấu thấy rõ nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Các mặt hàng
công nghiệp sản xuất để xuất khẩu tăng gần gấp đôi, chiếm khoảng 38% trong tổng
số các mặt hàng xuất khẩu trong năm 1982, tăng lên 72% trong năm 1993. Các mặt

hàng dệt cùng lúa gạo đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu chính của Thái Lan
và Thái Lan cũng là quốc gia xuất khẩu lớn các sản phẩm tinh xảo như ổ đĩa cứng
máy tính, micro chuẩn xác và các phụ kiện, vi mạch...
Qua đây có thể nhận xét rằng quy mô của nền kinh tế Thái Lan tương đối
lớn. Về GDP, Thái Lan xếp hàng thứ hai trong số các nước ASEAN, sau Indonesia.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan luôn đạt mức cao so với các nước trong
khu vực. Ngành công nghiệp tương đối hiện đại và đang vượt khu vực cả về tỉ trọng


GDP lẫn xuất khẩu, khu vực dịch vụ phát triển khá hiện đại và chiếm tỉ trọng lớn
trong GDP.
1.2. Khái quát quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan trong
lịch sử từ năm 1995 trở về trước
1.2.1. Quan hệ Việt Nam - Thái Lan dưới thời phong kiến, thực dân từ
năm 1945 về trước
Quan hệ Việt Nam – Thái Lan hình thành từ rất sớm và nó được duy trì bồi
đắp qua các thời kỳ lịch sử. Việt Nam và Thái Lan có mối quan hệ lâu đời, từ mối
quan hệ giữa nhân dân với nhân dân, cho đến mối quan hệ nhân dân với Nhà nước.
Trong đó mối quan hệ giữa hai nước được sử sách ghi lại chủ yếu là sự qua lại buôn
bán của các thương nhân.
Ngay trước khi vương quốc Sukhothaya được thành lập (thế kỷ XIII), người
Thái đã đóng thuyền, vượt biển đến Đại Việt buôn bán. Thời điểm sớm nhất được
ghi chép trong sử liệu là vào năm 1149. Các thuyền buôn của ba nước Trảo Oa
(Java), Lộ Lạc (La Hộc thuộc Thái Lan) và Xiêm La đã vào vùng biển Hải Đông
(thuộc Quảng Ninh ngày nay) xin được buôn bán. Vua Lý Anh Tông đã cho họ ở lại
buôn bán và cho thiết lập trấn Vân Đồn.
Năm 1184, cũng thấy có thương nhân các nước Xiêm La và Tam Phật Tề
(Palembang, Srivijaya ở Sumatra) vào trấn Vân Đồn dâng vật q xin bn bán.
Vân Đồn từ đó trở thành thương cảng đầu tiên của Đại Việt và là đầu mối giao lưu
kinh tế giữa Đại Việt và Xiêm. Từ cơ sở quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị đã được

thiết lập. Sự kiện đầu tiên ghi chép về sự thiết lập mối quan hệ chính trị trong sử
liệu của Việt Nam là vào năm 1182, dưới thời vua Lý Cao Tông, vua Xiêm đã cử sứ
thần sang Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao [28;32].
Dưới thời Sukhothaya ở Xiêm La và nhà Trần ở Đại Việt, cả hai nước đều
phải đối mặt với hoạ xâm lăng từ bên ngoài đó là đế quốc Mơng – Ngun. Tuy
nhiên mỗi nước có một cách đối phó khác nhau, Đại Việt ba lần cầm vũ khí đánh
giặc Mơng Ngun, cịn Sukhothaya thì dùng biện pháp ngoại giao. Cuối cùng cả
hai đều thành cơng. Điều này ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của hai nước về


sau này, nó giải thích cho chính sách ngoại giao để tránh bị phương Tây xâm lược
của Thái Lan và cuộc chiến đấu đến cùng của Việt Nam. Sau thời kỳ này, mối quan
hệ Việt – Xiêm vẫn được tiếp tục duy trì và ngắt quãng ở thời kỳ Đại Việt bị nhà
Minh xâm lăng, ở Thái Lan thì hình thành vương quốc Authaya.
Đến thời Lê (thế kỷ XV), thuyền buôn Xiêm La lại tiếp tục sang buôn bán.
Các mặt hàng bn bán chính của Xiêm lúc bấy giờ là diêm tiêu, sáp vàng, đồ sắt
đổi lấy vải lụa, đồ gốm sứ và ngọc trai của Đại Việt. Sau khi lập quốc xong, Quốc
vương Authaya đã sai sứ giả sang Đại Việt chính thức đặt quan hệ ngoại giao và
bn bán. Đến thời kỳ này mối quan hệ kinh tế và chính trị tương đối phát triển, nên
vua Lê đã giảm một nửa thuế buôn cho các thương nhân Xiêm. Đồng thời, năm
1485, nhà Lê đã đặt ra luật lệ về việc các nước đến triều cống, trong đó có Xiêm La.
Cho đến khi người Việt xuống phía Nam, quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu gia tăng
và ngày càng phát triển. Xiêm và Đại Việt bắt đầu trở thành đối tác của nhau trên
nhiều lĩnh vực. Trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh cho đến thời kỳ Tây Sơn,
quan hệ giữa Đại Việt và Xiêm diễn ra chủ yếu ở Đàng Trong của Đại Việt, do điều
kiện giao thơng thuận lợi và sự xuất hiện những lợi ích ngoại biên. Vào thời kỳ này,
quan hệ kinh tế trực tiếp giữa Xiêm và Đàng Trong đã có bước phát triển mạnh mẽ,
quan hệ thương mại diễn ra khá thường xuyên với quy mô đáng kể. Cả hai bên đã
trở thành đối tác thương mại của nhau bất chấp cơ sở kinh tế tự cung, tự cấp lúc đó.
Năm 1789, 1793, khi Xiêm có nạn đói và yêu cầu được mua gạo, Vua Gia Long đã

ra lệnh cho hơn 8.800 phương gạo hoặc ra lệnh bán gạo cho người Xiêm. Ngược lại,
năm 1791, khi Gia Định bị hạn hán, Nguyễn Ánh đã khuyến khích các thuyền bn
cả cơng lẫn tư sang Xiêm buôn gạo và giảm một nửa thuế buôn cho các thuyền
bn nước ngồi vào Long Xun bn bán. Khơng chỉ bn bán ngun mặt hàng
lúa, gạo mà cịn buôn bán cả đồ sắt. Tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế này
còn ở chỗ, Việt Nam nằm trên tuyến thương mại của Xiêm với Trung Quốc và là
một ngả trong quan hệ thương mại của Xiêm với Campuchia. Thuyền buôn của
Xiêm buôn bán với Trung Quốc dọc theo ven bờ biển Việt Nam vẫn thường ghé lại
các cảng của Việt Nam, nhiều lần thuyền Xiêm xin phép nhà Nguyễn đi qua Gia


Định để vào Campuchia buôn bán. Đến thời kỳ này chính trị trở thành một lĩnh vực
chính trong mối quan hệ Việt – Xiêm, biểu hiện là việc Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu
cứu viện trợ để chống quân Tây Sơn. Mối quan hệ này càng có điều kiện phát triển
kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi và đất nước được thống nhất. Trong thế kỷ XIX,
hàng năm có khoảng 40 – 50 thuyền buôn của Xiêm đến buôn bán ở Việt Nam, mức
độ buôn bán giữa hai nước khá tấp nập, nên nhà Nguyễn đã phải đặt thuế riêng gồm
13 điều đối với thuyền buôn của Xiêm và Hạ Châu (Singapo) [28;36].
Nhìn lại suốt tiến trình lịch sử, đến thời kỳ nhà Nguyễn, quan hệ
Việt Nam – Thái Lan đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn so với thời kỳ trước. Trong
khi mối quan hệ láng giềng thân thiện đang phát triển thì xuất hiện sự xung đột vì
có sự tranh chấp ảnh hưởng của hai nước ở Campuchia, Lào. Tham vọng bành
trướng chính là nguyên nhân gây ra xung đột giữa Xiêm - Nguyễn trong lịch sử. Do
Xiêm từ lâu đã coi Campuchia và Lào thuộc phạm vi lợi ích của mình và coi ảnh
hưởng của nhà Nguyễn ở đây như nguy cơ đe doạ quyền lợi của mình. Như vậy tính
hai mặt trong quan hệ Việt – Xiêm đã tồn tại: vừa giao hảo, vừa cạnh tranh. Quan
hệ thương mại đóng vai trị chính thúc đẩy quan hệ hai nước. Đến giữa thế kỷ XIX
các nước đế quốc phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam và Xiêm, thì quan hệ Việt Nam và Thái Lan bước sang thời kỳ mới, với những
tính chất và đặc điểm mới.

Nửa cuối thế kỷ XIX, các nước Đông Dương lần lượt rơi vào ách thống trị của
thực dân Pháp. Xiêm tuy vẫn giữ được độc lập tương đối nhưng vẫn bị phụ thuộc
nặng nề vào thực dân Pháp. Sau hiệp ước Hác măng 1883 và Patơnốt 1884, thực
dân Pháp đã thống trị Việt Nam và chi phối quan hệ Việt Nam với Xiêm. Điểm nổi
bật trong mối quan hệ Pháp – Xiêm là sự tranh chấp lãnh thổ Đông Dương. Pháp
xâm chiếm Campuchia và Lào đã khiến Xiêm phản ứng mạnh mẽ. Do thế yếu hơn
nên Xiêm chấp nhận Pháp thống trị Campuchia. Ngược lại Pháp công nhận chủ
quyền của Xiêm ở hai tỉnh
Xiêm Riệp và Battambang của Campuchia. Đến ngày 3/10/1893, Xiêm thừa nhận
sự bảo hộ của Pháp tại Lào. Cũng như Campuchia, một số đất đai của Lào đã được


chuyển giao cho Xiêm. Tuy bị mất ảnh hưởng ở Campuchia và Lào nhưng Xiêm lợi
dụng mâu thuẫn Pháp – Anh để duy trì nền độc lập tương đối của mình và có thêm
một phần đất đai. Như vậy, thời kỳ này do thực dân phương Tây xâm lược, dù bị
mất chủ quyền hay khơng thì cả Việt Nam và Thái Lan đều mất đi tự do vốn có,
thay vào đó là sự thống trị của Pháp đối với Việt Nam, sự chi phối của Pháp đối với
Thái Lan. Chính vì thế từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945, quan hệ giữa Việt Nam
và Thái Lan có sự giảm sút, nhất là quan hệ thương mại, nếu có thì đó là quan hệ
giữa chính quyền thực dân với chính quyền của Xiêm. Tuy nhiên thì những ghi
chép về quan hệ này rất ít, vì thế nghiên cứu về thương mại thời gian này có thiếu
sót.
Trên thực tế thì mối quan hệ Việt – Xiêm thời kỳ này còn được duy trì trong
mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Đã có rất nhiều người Việt sang Xiêm sinh
sống, với sự giúp đỡ của nhân dân Xiêm, kiều bào ta có điều kiện sinh sống hồ
bình với cộng đồng sở tại, góp phần gắn kết thêm mối quan hệ giữa hai dân tộc.
Trong hoàn cảnh Việt Nam bị bao vây, nhiều nhà cách mạng Việt Nam đã sang
nương náu ở đây. Mối quan hệ hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước là yếu tố
quan trọng khiến Xiêm trở thành nơi tin cậy của những người yêu nước Việt Nam.
Đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, đảng bộ Việt kiều tại Xiêm cũng

được thành lập. Việt kiều ở Xiêm ngày càng chi viện đắc lực cho cách mạng Việt
Nam. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, bộ đội “Việt Nam độc lập quân” của kiều
bào ta ở Thái Lan được thành lập nhằm bảo vệ Việt kiều và giúp nhân dân Thái
chống lại phát xít Nhật. Họ được Đảng Thái tự do của Pridi Banomyong giúp đỡ về
vũ khí, hai bên đã cùng thảo luận về việc phối hợp tác chiến với nhau. Sự kiện này
đã đặt cơ sở cho tình cảm và sự giúp đỡ của chính phủ Pridi đối với cách mạng Việt
Nam thời gian sau này.
Như vậy, trong thời gian này, quan hệ Việt Nam – Thái Lan đã chịu thêm thử
thách rất lớn từ bên ngồi. Mối quan hệ này khơng chỉ bị đứt đoạn về mặt nhà nước
mà còn bị biến dạng đi bởi sự nô dịch của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Nhưng
cũng chính trong thời kỳ này nhân dân hai nước đã có cơ hội hiểu nhau hơn. Mối


quan hệ thân thiện và hữu nghị đã được lịch sử chứng tỏ là một dịng chảy thơng
suốt và bền vững. Đây là cơ sở để duy trì và phát triển mối quan hệ Việt Nam –
Thái Lan trong giai đoạn này và trong các giai đoạn sau.
1.2.2. Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1945 - 1975
Cách mạng tháng 8/1945 đã dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà. Với sự xuất hiện một thể chế chính trị mới thay thế cho thực dân Pháp,
quan hệ Việt Nam – Thái Lan bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ hai quốc gia có
chủ quyền ở Đông Nam Á.
Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, mối quan hệ hai bên bị gián
đoạn trong một thời gian ngắn, do cả hai bên đang phải tập trung đối phó với những
vấn đề của nước mình và tình trạng này chấm dứt với việc Đảng Thái Tự do của
Pridi Banomyong lên cầm quyền ở Thái Lan năm 1946. Mối quan hệ hữu nghị hai
bên lại được thiết lập. Điểm đáng chú ý thời kỳ này là mối quan hệ chủ đạo giữa hai
nước là chính trị và ngoại giao, cịn quan hệ thương mại ít được đề cập đến. Trong
những ngày đầu của cuộc kháng chiến, nhiều kiều bào Việt Nam ở Lào đã tản cư
sang Thái Lan để tránh cuộc tấn công lớn của Pháp vào các đơ thị của Lào. Chính
phủ Pridi Banomyong và nhân dân Thái đã có thái độ tích cực và hành động kịp thời

để tạo điều kiện cho kiều bào ta ổn định sinh sống. Người Việt đã được hỗ trợ hạ tầng
cơ sở, lương thực, thuốc men, đất đai và việc làm. Đồng thời, với sự tạo điều kiện của
chính phủ Pridi và nhân dân Thái Lan, Thái Lan đã trở thành một cơ sở hậu cần cho
cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
Những chuyển biến to lớn trên thế giới với cuộc tập hợp lực lượng ráo riết của
hai phe và sự trở lại của Pháp ở Đông Dương đang đưa chiến tranh lại gần Thái
Lan. Chính vì lý do này mà Thái Lan đã thực hiện chính sách trung lập trong cuộc
chiến Đơng Dương lần thứ nhất, tuy nhiên đó là sự trung lập tích cực. Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đặt được cơ quan đại diện đầu tiên tại Bang Kook.
Cơ quan này hưởng quy chế ngoại giao và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
14/4/1947. Tháng 2/ 1948, cơ quan thông tin của Việt Nam được thiết lập tại Bang
Kook. Lúc này Bang Kook vô cùng quan trọng đối với ta vì nó là cửa ngõ duy nhất


của ta để đi ra ngồi, khơng những thế, đây còn là một đầu cầu tiếp tế quan trọng
cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam.
Những năm 50 của thế kỷ XX, sự can thiệp của các nước lớn và những xung
đột trong chính trường Thái Lan đã làm quan hệ này chuyển sang hướng khác. Với
việc can thiệp của Mỹ, hiệp định Anh – Thái và Pháp – Thái đã được ký kết, trên
thực tế thì Anh và Pháp đã mất ảnh hưởng ở Thái Lan, còn Thái Lan dần dần phụ
thuộc chặt chẽ hơn vào Mỹ. Mỹ trở thành nhân tố quan trọng trong toàn bộ quan hệ
quốc tế khu vực. Thái Lan trở thành một căn cứ qn sự của Mỹ ở Đơng Nam Á.
Chính phủ Thái Lan đã thi hành những chính sách đối đầu với phong trào cách
mạng dân tộc ở Đông Dương như: cơng nhận chính quyền bù nhìn Bảo Đại (ở Việt
Nam), cho phép máy bay Pháp bay qua không phận Thái Lan để đánh phá Thượng
Lào. Đến tháng 8/1952 Thái Lan đã dấn sâu vào mối quan hệ liên minh với Mỹ đối
đầu với tồn Đơng Dương, bằng việc ký kết hiệp định cho Mỹ thành lập căn cứ
không quân trên đất Thái. Tháng 12/1952, Thái Lan ban bố đạo luật chống Cộng,
chính sách đối ngoại này của Thái Lan đã tỏ rõ thái độ dứt khốt với chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hồ. Cũng từ đây, chính phủ Thái Lan thi hành các chính sách

phân biệt đối xử với Việt kiều tại Thái như: không cho lập bàn thờ Tổ quốc, dồn
Việt kiều từ vùng trung tâm như Bang Kook, Udon về các tỉnh biên giới, bắt giữ cán
bộ Việt kiều và tìm cách trục xuất Việt kiều về nước… Với những chính sách này
thì Chính phủ Thái Lan đã không nhận được sự ủng hộ của nhân dân Thái, người
dân vẫn tìm cách che trở, bảo vệ Việt kiều, đấu tranh địi Chính phủ Thái bãi bỏ các
chính sách phân biệt.
Đến năm 1954, sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, độc lập của Việt Nam
không trọn vẹn, miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, còn miền
Nam đấu tranh chống Mỹ, tiến tới thống nhất đất nước. Trước khí thế đang lên của
cách mạng Đơng Dương, Thái Lan tiếp tục tìm kiếm chỗ dựa an ninh là Mỹ và coi
đó là nền tảng chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình. Tháng 9/1954, Thái
Lan tham gia ký hiệp ước Manila thành lập khối quân sự SEATO do Mỹ đứng đầu.
Hành động này của Thái Lan đã cho thấy chính sách đi cùng Mỹ trong cuộc đối đầu


Đông – Tây ở Đông Dương vẫn không thay đổi. Sau năm 1954, Việt Nam và Thái
Lan đã chính thức đứng vào hai phe trong cuộc đối đầu Đông – Tây đang diễn ra
căng thẳng trên thế giới. Tuy nhiên ban đầu mối quan hệ này chưa căng thẳng lắm.
Sự đối đầu này biểu hiện bằng việc Thái Lan quan hệ thân thiết với chính quyền Sài
Gịn, tham chiến trên chiến trường Việt Nam… Cao hơn nữa, mối quan hệ giữa
Thái Lan và chính quyền Sài Gịn là sự hợp tác về chính trị và quân sự trong một
liên minh quân sự do Mỹ cầm đầu. Chiến tranh càng lên cao thì Thái Lan càng tỏ
thái độ gay gắt với Việt Nam, Đế quốc Mỹ càng leo thang thì sự can thiệp của Thái
Lan càng lớn. Nếu như trong chiến tranh đơn phương, Thái Lan chưa có một hành
động quyết liệt nào chống lại Việt Nam, thì đến giai đoạn chiến tranh đặc biệt, Thái
Lan đã công khai cùng với Mỹ và chính quyền Sài Gịn chống lại Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà, Thái Lan đã dấn thân vào cuộc đối đầu thực sự với Chủ nghĩa Cộng
sản. Đến “chiến tranh cục bộ” 1964 – 1972, mức độ ủng hộ chính quyền Sài Gịn và
Mỹ đã lên đến đỉnh điểm. Binh lính Thái Lan theo gót viễn chinh Mỹ vào chiến
trường Việt Nam tham chiến. Bằng việc tham chiến ở Việt Nam, Thái Lan đã đẩy

quan hệ Việt Nam – Thái Lan lên tình trạng đối đầu gay gắt. Các khoản viện trợ của
Mỹ gia tăng theo tỷ lệ thuận với sự tham chiếm của Thái Lan. Tuy nhiên, hành động
này do Mỹ lôi kéo nhằm tập hợp lực lượng chống lại các nước Xã hội Chủ nghĩa và
nhằm can thiệp sâu hơn vào các quốc gia ở Đông Dương.
Năm 1975, sau khi Hiệp định Pari được ký kết, chính sách đối với Việt Nam
của Thái Lan đã có sự điều chỉnh. Mỹ rút quân về nước, trong khi ký hiệp định Thái
Lan đã vài lần công bố công khai về mong muốn bình thường hố với Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà. Đến tháng 3/1973, Thái Lan rút toàn bộ quân đội ra khỏi miền
Nam Việt Nam. Vào thời điểm trước cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, căn
cứ vào tình hình và yêu cầu của cuộc chiến tranh giải phóng lúc đó, chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà đã chủ trương xúc tiến cải thiện quan hệ với Thái Lan và
Thái Lan cũng có phản hồi tích cực. Tuy nhiên thì mối đe doạ lớn nhất lúc này là
nguy cơ can thiệp trở lại của Mỹ. Trong đó có lực lượng quân sự Mỹ đang đóng lại
Thái Lan. Sự lo ngại này là có cơ sở khi chiến tranh vẫn đang tiếp diễn ở Đông


Dương, Mỹ vẫn ủng hộ cho chính quyền Sài Gịn, chống lại Việt Nam Dân chủ
Cộng hồ. Cịn Thái Lan thì duy trì chính sách hai mặt, vừa vì có quan hệ với Mỹ,
vừa vì chiến tranh ở Đơng Dương chưa kết thúc, kết quả chưa rõ ràng. Họ vừa
muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, vừa muốn duy trì căn cứ
qn sự của Mỹ ở Thái Lan. Ý đồ đó của chính quyền Thái Lan đã không thúc đẩy
được mối quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Thái Lan phát triển cao
hơn. Như vậy, trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, mối quan hệ giữa Việt Nam
và Thái Lan là mối quan hệ thù địch. Mối quan hệ này suy cho cùng là sự tranh
giành ảnh hưởng giữa hai nhóm nước trong khu vực Đơng Nam Á; nhóm nước
khơng cộng sản đứng đầu là Thái Lan và nhóm nước cộng sản đứng đầu là Việt
Nam.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chế độ nguỵ quyền Sài Gòn sụp đổ, đồng thời ở
Thái Lan chính phủ mới do Hồng thân Kukrit Pramoj làm thủ tướng cũng được
thành lập. Ngay sau đó, Việt Nam đã cử hai phái đoàn sang thăm Thái Lan, một

phái đồn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hồ miền Nam Việt Nam do Đại
sứ Nguyễn Minh Phương làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ
Cộng Hoà do Thứ trưởng ngoại giao Phan Hiền làm trưởng đoàn, để đàm phán về
việc bình thường hố quan hệ hai nước. Tuy nhiên một loạt vấn đề sau chiến tranh
giữa Việt Nam và Thái Lan vẫn chưa được tháo gỡ như vấn đề tài sản của chính
quyền Nguỵ đưa sang Thái Lan, phía Việt Nam yêu cầu Thái Lan trả lại… Còn các
vấn đề khác được tháo gỡ dần dần.
Như vậy trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam và Thái
Lan chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực chính trị và ngoại giao. Thực chất nó là sự chi
phối của mối quan hệ Đông – Tây mà đứng đầu là Mỹ, sự can thiệp của Mỹ và sự
phụ thuộc ngày càng nhiều của Chính phủ Thái Lan lúc bấy giờ là nguyên nhân đưa
đến mối quan hệ giữa hai nước ngày càng đi vào bế tắc, hai bên đã có nhiều hành
động hiềm khích, mà chủ yếu là Thái Lan. Vấn đề mấu chốt của tình hình lúc này
chính là giải quyết vấn đề chiến tranh ở Việt Nam, chiến tranh chưa được giải quyết
thì quan hệ hai bên chưa thiết lập trở lại được và như thế thì các mối quan hệ khác


cũng chưa được thiết lập. Vì thế mà các vấn đề khác đều được lui lại, trong đó có
vấn đề thương mại hai nước. Nếu có quan hệ thương mại trong thời kỳ này, thì đó là
quan hệ giữa Thái Lan và chính quyền Ngụy. Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau
như chiến tranh, vấn đề chính trị, mà những ghi chép về mối quan hệ này hầu như
không nhiều. Cịn quan hệ giữa chính quyền Thái Lan với chính quyền Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa khơng có. Đánh dầu bằng sự kiện tháng 11 năm 1952, Thái Lan
ban hành “đạo luật chống Cộng”. Đây là sự bày tỏ thái độ đối lập dứt khoát của
Thái Lan với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện ngày 30 – 4 – 1975 đã đánh dấu
sự chấm hết cho những vướng mắc trong quan hệ hai nước, từ đây hai nước bắt tay
vào giải quyết những vấn đề còn tồn đọng sau chiến tranh, trên tình thần thiện chí
của cả hai bên. Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trên cơ sở đó cũng sẽ được thiết lập.
1.2.3. Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ 1976 đến 1986
Từ năm 1976 đến năm 1986, quan hệ Việt Nam và Thái Lan vẫn chịu sự chi

phối của quan hệ quốc tế, nên thời kỳ này quan hệ hai bên vẫn còn ở mức hạn chế,
các quan hệ thương mại, văn hoá đã có nhưng cịn khiêm tốn.
Trên tinh thần cả hai bên đều mong muốn sớm thiết lập quan hệ ngoại giao trở
lại. Ngày 6 – 8 – 1976, Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan – Phichay Rắtlacun đã tới
thăm Hà Nội cùng với bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp
định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước trên cơ sở nguyên tắc 4 điểm mà
Việt Nam đưa ra là: Việt Nam tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
các nước; cam kết khơng để lãnh thổ của mình cho bất cứ nước nào sử dụng để
chống lại nước khác; thiết lập quan hệ láng giềng tốt đẹp, hợp tác kinh tế, trao đổi
văn hoá với các nước; ra sức phát triển hợp tác nhiều mặt với các nước. Sau khi ký
Hiệp định bình thường hố quan hệ, hai bên đã có nhiều cuộc tiếp kiến ngoại giao
để thúc đẩy bình thường hoá quan hệ hai bên.
Tháng 1 năm 1978, Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh sang thăm chính thức Thái
Lan, hai bên đã ra thông cáo chung khẳng định quyết tâm củng cố và phát triển
quan hệ giữa hai nước trên cơ sở Thông cáo ký tại Hà Nội ngày 6 – 8 – 1976; thoả
thuận về việc lập Đại sứ quán và trao đổi Đại sứ giữa hai nước càng sớm càng tốt;


cùng nhau giải quyết những vấn đề còn lại giữa hai nước; ký Hiệp định Thương
mại; hợp tác kinh tế, kỹ thuật và Hiệp định vận chuyển hàng không giữa hai nước
sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai bên đã cho rằng chuyến đi thăm Thái Lan
của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đã mở ra kỷ nguyên mới trong quan
hệ giữa hai nước. Tháng 5 năm 1978, đoàn thương mại của Thái Lan bay sang Việt
Nam thoả thuận Việt Nam bán cho Thái Lan một vạn tấn than, sự kiện này đã mở
đầu cho mối quan hệ thương mại giữa hai nước.
Tuy nhiên, sự kiện Việt Nam đưa quân sang Campuchia ngày 7 – 1 – 1978,
cùng với mục đích giúp nhân dân Campuchia thốt khỏi nạn diệt chủng đã làm cho
quan hệ Việt Nam – Thái Lan bế tắc không phát triển được. Các nước ASEAN mà
đứng đầu là Thái Lan đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và trao quyền tự
quyết cho nhân dân nước này. Thái Lan đã để cho những đạo quân cịn sót lại của

Pơn Pốt lánh nạn, thậm chí cịn lập căn cứ trên đất Thái Lan, giáp phần ranh giới
với Campuchia. Thái Lan không hiểu rằng sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên
đất Campuchia là bất đắc dĩ. Nó chỉ liên quan đến mối quan hệ giữa các nước Đông
Dương, trước hết là Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời Thái Lan cũng dùng sức
ép ngoại giao, chính trị và kinh tế để gây sức ép với Việt Nam về vấn đề
Campuchia. Thái Lan tuyên bố đình chỉ quan hệ thương mại với Việt Nam. Như
vậy mối quan hệ thương mại hai bên mới được thiết lập chưa bao lâu thì vấn đề
quan hệ quốc tế, cụ thể là vấn đề Campuchia đã khiến mối quan hệ này đi vào bế tắc
và kết quả là quan hệ thương mại đã bị đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên, hai bên vẫn
duy trì quan hệ ngoại giao ở mức độ thích hợp như đón Bộ trưởng ngoại giao
Nguyễn Cơ Thạch sang thăm Thái Lan. Tháng 11 – 1980, có các cuộc tiếp xúc ở
cấp Thứ trưởng ngoại giao.
Những sự kiện về Campuchia đã đẩy quan hệ Việt Nam và Thái Lan bế tắc
trong suốt 10 năm liền không tiến triển được. Chỉ đến năm 1985, sau khi Việt Nam
tuyên bố đơn phương rút hết quân đội ra khỏi Campuchia thì mối quan hệ hai bên
lại được thiết lập trở lại, mặc dù nó vẫn cịn bị kìm chế bởi chính sách đối ngoại của
mỗi nước. Cũng chính vì vậy, năm 1985, Ngoại trưởng Thái Lan tuyên bố: không


ngăn cản cũng như khơng khuyến khích thương nhân Thái Lan buôn bán ở Việt
Nam. Như vậy sau 10 năm quan hệ Việt Nam và Thái Lan dù vẫn còn nhiều chỗ
chưa thông suốt, nhưng mối quan hệ này đã được cải thiện rất nhiều. Vấn đề còn lại
đối với hai bên lúc này chính là có những cuộc tiếp xúc, trao đổi hai bên, tiến tới nối
lại các mối quan hệ hai bên trên mọi lĩnh vực.
Bên cạnh cố gắng thúc đẩy đối thoại, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam với
Thái Lan vẫn được duy trì. Mặc dù quan hệ kinh tế vẫn còn chiếm một tỉ lệ nhỏ
trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng như Thái Lan, nhưng việc duy
trì quan hệ này vẫn có ý nghĩa quan trọng. Đối với Thái Lan đó là vấn đề thị trường
cho hàng xuất khẩu, tạo thêm kênh thương mại để thu hút đầu tư nước ngồi, góp
phần duy trì quan hệ kinh tế góp phần giữ cho sự đối đầu chính trị ở trong mức có

thể kiểm sốt được. Đối với Việt Nam, mối quan hệ kinh tế với Thái Lan không chỉ
xuất phát từ nhu cầu kinh tế mà cịn ý nghĩa chính trị đáng kể trong cố gắng phá thế
bị bao vây cô lập trên trường quốc tế. Dù kim ngạch buôn bán còn nhỏ bé và bị chi
phối bởi mối quan hệ chính trị nhưng vẫn tồn tại bất chấp sự đối đầu trở nên gay
gắt. Đó là sự chứng minh cho nhu cầu hợp tác kinh tế giữa hai nước vẫn tiếp tục, là
sự phản ánh xu hướng cải thiện quan hệ vẫn cịn chỗ đứng. Quan hệ này sẽ nhanh
chóng phát triển trở lại khi cơ hội mở ra.
Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Thái Lan
từ năm 1978 đến năm 1983
Đơn vị: Triệu VNĐ.
Trị giá xuất nhập khẩu

1978

1979

1980

1981

1982

1983

Xuất khẩu của Việt

5

6


11

4

8

3

11,8

21,4

12,4

4

5

5

Nam sang Thái Lan
Nhập khẩu của Việt
Nam từ Thái Lan
(Nguồn: IMF “sách chỉ dẫn thương mại hàng năm”, 1984)


Như vậy quan hệ buôn bán hai chiều thời kỳ này tuy cịn hạn chế, song đó là
bước tiến đầu tiên trong quan hệ Việt Nam và Thái Lan. Một điều dễ nhận thấy cán
cân buôn bán thời kỳ này đã có sự chênh lệch, nước ta nhập siêu từ Thái Lan, trị giá
xuất khẩu của nước ta còn nhỏ. Sự mất cân đối này còn kéo dài cho những năm về

sau. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng kinh tế của ta lúc bấy giờ.
Về mặt hàng buôn bán thời kỳ này, chúng ta xuất khẩu sang Thái Lan chủ yếu
hàng nông sản chưa qua chế biến như lạc nhân, thuỷ hải sản, hàng thủ cơng mỹ
nghệ,… cịn nhập về từ Thái Lan là những mặt hàng phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp và một số hàng tiêu dùng như phân bón, thuốc trừ sâu, xe máy,… Như vậy
mặt hàng buôn bán giữa nước ta và Thái Lan còn khá đơn giản, cơ cấu mặt hàng
chủ yếu là hàng nông nghiệp, thủ công nghiệp. Những hàng mà kỹ thuật công nghệ
chúng ta chưa sản xuất được nên chưa có trong danh mục xuất khẩu sang Thái Lan.
1.2.4. Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1986 đến năm 1995
Đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu bước tiến trong quan hệ hai nước, trên
cả lĩnh vực ngoại giao và kinh tế thương mại. Sau 10 năm quan hệ Việt Nam – Thái
Lan có nhiều bế tắc. Việt Nam đã nhận thức được rằng, muốn vượt qua khó khăn về
đối nội và đối ngoại với những nguyên nhân chủ quan và khách quan, thì phải khẩn
trương và triệt để thực hiện cơng cuộc đổi mới, coi đó là con đường dẫn dắt Việt
Nam hội nhập kinh tế với quốc tế để cùng phát triển. Tháng 12 năm 1986, Việt Nam
tiến hành cơng cuộc đổi mới, về chính sách đối ngoại Việt Nam, Đại hội VI chỉ rõ:
“Nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là ra sức kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hồ bình ở Đơng Dương,
góp phần tích cực giữ vững hồ bình ở Động Nam Á và trên thế giới” [20; 99].
Trong chính sách ngoại giao, Việt Nam đưa ra nguyên tắc 4 điểm của mình,
mong muốn mở rộng quan hệ ngoại giao kinh tế với tất cả các nước không phân biệt
về hệ tư tưởng. Tiến hành mở cửa nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường. Tất cả
những việc làm đó là nhằm tạo ra một cơ sở cần thiết để phát triển nền kinh tế đất
nước, mong sao nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh mà 10 năm qua Việt
Nam chưa có điều kiện làm được nhiều. Đồng thời, đó cũng là nhằm tạo ra một Việt


Nam mới đang sẵn sàng kêu gọi sự hợp tác, đầu tư của tất cả các nước trên thế giới
và khu vực.
Trong khi đó ở Thái Lan cũng đang thực hiện những kế hoạch phát triển kinh

tế xã hội của mình. Trên đà thắng lợi của những kế hoạch đó, kinh tế phát triển
nhanh chóng, dư luận Thái Lan địi hỏi chính phủ thi hành chính sách mềm dẻo để
tạo điều kiện mua bán và đầu tư vào các nước Đơng Dương. Chính vì vậy, ngay khi
lên làm thủ tướng, ông Chạt – chai đã tuyên bố “biến Đông Dương từ chiến trường
thành thị trường”. Tình hình trên đã khiến hai nước bắt tay nhau nhiều hơn để cùng
bước vào thập kỷ 90 với những nỗ lực mới và quyết tâm mới. Tuy vậy thì mối quan
hệ này ngay từ đầu đã khơng sn sẻ mà muốn có được điều đó thì cả hai phải cùng
bỏ qua những nghi kỵ, tiến tới những quan hệ tốt đẹp hơn.
Từ năm 1986 đến năm 1990 quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan chưa
nhiều, điều này xuất phát từ các vấn đề về chính trị, ngoại giao nhưng vấn đề quan
trọng là Việt Nam vừa thoát ra khỏi chế độ bao cấp, nền kinh tế thị trường vừa mới
được thiết lập, cơ sở kinh tế còn yếu kém, cơ cấu kinh tế thì lạc hậu, bên cạnh đó là
sự bao vây và cấm vận kinh tế của Mỹ… Tất cả những vấn đề đó đã làm cho sản
xuất trong nước khơng đáp ứng kịp nhu cầu cơ bản của nhân dân, chứ chưa nói
đến xuất khẩu. Vì vậy, quan hệ bn bán giữa Việt Nam và Thái Lan thời kỳ này
còn khiêm tốn. Khi Việt Nam đổi mới đưa ra chính sách đối ngoại với các nước
ASEAN thể hiện tinh thần muốn được hợp tác. Trong ba chương trình kinh tế lớn
của Việt Nam (nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu). Thái Lan được
nhìn nhận là một đối tác kinh tế đối ngoại hợp lý. Hợp lý bởi vị trí địa lý gần gũi,
trình độ phát triển khơng q chênh lệch, những tương đồng trong nền nông
nghiệp, giá cả chấp nhận được và sự quen thuộc nhất định của người tiêu dùng đối
với hàng hoá Thái Lan. Trên phương diện chính sách đối ngoại, chủ trương cải
thiện chính sách quan hệ với các nước trong khu vực nhằm phá vỡ thế cơ lập về
chính trị, thiết lập mơi trường ổn định cho xây dựng kinh tế cũng đặt quan hệ Việt
Nam – Thái Lan vào vị trí tâm điểm do vai trò của mối quan hệ này đối với quan
hệ Đông Dương – ASEAN.


×