Đề tài:Đánh giá cơ chế điều hành lãi suất Việt Nam giai đoạn 1995 đến nay.
I.Lý thuyết chung về lãi suất
1.Những khái niệm về lãi suất
Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định
mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Lãi suất được sinh ra là bởi lẽ
người đi vay đã sử dụng vốn đó để phục vụ các nhu cầu sinh lời của mình
( trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ) trong khi người cho
vay đã hi sinh quyền đó.
2.Phân loại lãi suất
a.Theo nghiệp vụ tín dụng của các tổ chức tín dụng
• Lãi suất huy động : Là lãi suất quy định tỷ lệ lãi phải trả cho các hình thức
nhận tiền gửi của khách hàng
Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn :Là loại lãi suất áp dụng với những khoản
tiền gửi không xác định cụ thể thời hạn gửi tiền và thông thường lãi suất
này thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn
Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn : Là loại lãi suất áp dụng với những khoản
tiền gửi có xác định rõ thời hạn gửi tiền (3 tháng,6 tháng,12 tháng...)
• Lãi suất cho vay (LSCV): Là lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà người đi vay phải
trả cho người cho vay ( về nguyên tắc trong điều kiện bình thường lãi suất
cho vay không được nhỏ hơn lãi suất huy động để đảm bảo cho tổ chức kinh
doanh tín dụng có lãi )
Lãi suất cho vay thông thường :Là loại lãi suất áp dụng với những khoản
tín dụng thông thường (vay để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ,bổ sung
vốn sản xuất...)
Lãi suất cho vay ưu đãi :Là loại lãi suất áp dụng đối với một số đối
tượng hoặc các dự án nằm trong kế hoạch ưu tiên của chính phủ
Lãi suất nợ quá hạn :Là loại lãi suất áp dụng đối với những khoản nợ
vượt quá thời hạn nợ theo thỏa thuận song người này chưa có khả năng
thanh toán
• Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại
(NHTM) đối với khách hàng dưới hình thức triết khấu các giấy tờ có giá
chưa đến thời hạn thanh toán
• Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng Trung
ương (NHTƯ) ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền
tệ (CSTT) (Lãi này dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên
thị trường)
• Lãi suất thị trường liên ngân hàng: Là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi
cho vay vốn trên thị trường liên ngân hàng
b.Theo cơ chế điều hành của nhà nước
• Lãi suất trần(lãi suất sàn) : Là mức lãi suất cao nhất (thấp nhất)trong một
khung lãi suất nào đó mà NHTƯ quy định để can thiệp vào hoạt động tín
dụng nhằm bảo vệ quyền của người cho vay và người đi vay.
• Lãi suất cơ bản : Là lãi suất do NHTƯ công bố làm cơ sở cho các NHTM
và tổ chức tín dụng (TCTD) khác ấn định lãi suất kinh doanh.
c.Theo ảnh hưởng của lạm phát
• Lãi suất danh nghĩa : Là mức lãi suất được công bố trên bảng niêm yết lãi
suất, trên các hợp đồng tín dụng và các công cụ nợ
• Lãi suất thực: Là lãi suất sau khi đã loại trừ sự biến động của giá trị tiền tệ
3.Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế
• Là công cụ khuyến khích tiết kiệm đầu tư.
Lãi suất là công cụ khuyến khích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiết
kiệm của chủ thể kinh tế, tạo nên quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh
tế.
Theo lý thuyết tài chính chúng ta có thể đưa ra phương trình thu nhập
sau:Thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm
Phương trình trên không những đúng với đặc điểm của hộ gia đình, các
doanh nghiệp mà còn đúng với cả nền kinh tế quốc gia.
Giả sử trong điều kiện của một nền kinh tế bình thường, tỉ lệ giữa tiêu dùng
và tiết kiệm là hợp lý để tăng tỷ lệ tiết kiệm cho nền kinh tế quốc dân thì
biện pháp hiệu quả là tăng lãi suất huy động vốn. Khi lãi suất vốn tăng lên,
thì trước hết các hộ gia đình phải xem xét các khoản chi cho tiêu dùng
thường xuyên có thể giảm chi hoặc hoãn một số khoản chi để tăng thêm
khoản tiết kiệm cho tổng thu nhập. Sau từ khoản tiết kiệm này họ sẽ hướng
đầu tư gửi vào ngân hàng, vào quỹ bảo hiểm hay đầu tư vào chứng khoán
khi thấy có lợi hơn.
Như vậy, lãi suất là công cụ có hiệu lực để phân chia tỉ lệ giữa tiêu dùng và
tiết kiệm.
• Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính sách lãi suất là một bộ phận trong tiền tệ của nhà nước nhằm điều tiết
lưu thông tiền tệ kích thích điều tiết và hướng hoạt động sản xuất kinh doanh
của các đơn vị kinh tế.
Lãi suất phải trả cho khoản vay là các khoản chi phí của doanh nghiệp. Do
vậy, lãi suất sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh. Ngược lại lãi suất cho vay cao sẽ thu hẹp đầu tư của doanh
nghiệp.
Lãi suất là công cụ buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả các ưu đãi
về lãi suất, về điều kiện cung cấp tín dụng và thanh toán, là công cụ của nhà
nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, các sản phẩm
cần ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế.
• Lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô.
Lãi suất tạo chi phí của người đi vay, vì vậy sự biến động của lãi suất có tác
động đến đầu tư, đến tiêu dùng qua đó tác động đến các mục tiêu của kinh tế
vĩ mô biểu hiện trong các trường hợp:
-Lãi suất thấp kích thích đầu tư, kích thích tiêu dùng tăng tổng cầu
sản lượng tăng, giá tăng, thất nghiệp giảm nội tệ có xu hướng giảm giá so
với ngoại tệ.
-Lãi suất cao hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng giảm tổng cầu sản
lượng giảm giảm giá thất nghiệp tăng nội tệ có xu hướng tăng giá so
với ngoại tệ.
Như vậy bằng cách giảm lãi suất, NHNN có thể tạo điều kiện cho các hoạt
động kinh tế phát triển.Tương tự ngân hàng có thể tăng lãi suất khi muốn
thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm bớt lương, khối lượng tiền cần
thiết cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và chi tiêu của người
tiêu dùng.
• Lãi suất là công cụ phân phối có hiệu quả nhằm khai thác và sử dụng
triệt để các nguồn lực của nền kinh tế.
Lãi suất có tác dụng trong việc phân phối vốn. Đối với các dự án có mức độ
rủi ro như nhau, dự án nào có lãi cao hơn thường thu hút được vốn nhanh
hơn, nhiều hơn. Còn những dự án nào chứa đựng nhiều rủi ro thì phải trả lãi
suất cao mới có khả năng thu hút được vốn. Như vậy bằng cách đưa ra
những mức lãi suất khác nhau có thể tạo được sự phân phối các luồng vốn
theo mục đích mong muốn.
• Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng của nền kinh tế.
Lãi suất là biến cố thường xuyên biến động trong nền kinh tế. Căn cứ vào sự
biến động đó của lãi suất, người ta có thể dự báo được các yếu tố khác cùa
nền kinh tế, như tính sinh lời của các cơ hội đầu tư, mức lạm phát dự tính,
mức thiếu hụt của ngân sách, người ta có thể dựa vào lãi suất trong một thời
kỳ để dự báo tình hình kinh tế trong tương lai.
4.Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất
• Khả năng cung ứng và nhu cầu vốn trên thị trường
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình thành lãi suất trên thị trường
cụ thể : Khi lượng vốn cung ứng trên thị trường lớn hơn nhu cầu sẽ làm cho
lãi suất giảm và ngược lại. Dựa vào quy luật này, nhà nước có thể khống chế
lãi suất hoặc tác động vào phía cung hay phía cầu trên thị trường vốn nhằm
thuwch hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn .
• Lạm phát
Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất, khi lạm phát tăng lên thì lãi suất
cũng có xu hướng tăng theo. Khi đó khả năng cung ứng vốn trên thị trường
sẽ giảm, điều này sẽ làm cho lãi suất tín dụng tăng lên. Như vậy lạm phát và
lãi suất luôn có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
• Chính sách tiền tệ của chính phủ
Khi lãi suất tăng làm giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, ngân hàng Trung
ương sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại, các ngân
hàng thương mại được giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ hạ lãi suất cho vay đối
với các doanh nghiệp, làm cho toàn bộ hệ thống lãi suất, đối với các thành
phần kinh tế đều giảm, các khoản cho vay tiêu dùng tăng lên.
Khi lãi suất giảm Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng các chính sách tiền tệ
như dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại.Tăng lãi suất chiết
khấu để làm giảm các khoản cho vay.
Như vậy thông qua các chính sách tiền tệ của chính phủ mà lãi suất trên thị
trường đã có những thay đổi nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định, phát triển kinh
tế -xã hội.
• Rủi ro và kỳ hạn của tín dụng
Thời hạn cho vay dài, độ rủi ro lớn thì lãi suất cho vay sẽ cao và ngược
lại.Vì thế lãi suất cho vay trong ngắn hạn sẽ nhỏ hơn lãi suất cho vay trong
dài hạn,lãi suất trái phiếu chính phủ thường thấp hơn lãi suất trái phiếu của
các công ty kinh doanh
• Các nhân tố ảnh hưởng khác
Sự ổn định về kinh tế -chính trị, tình hình cân đối của ngân sách nhà nước,
mức độ phát triển của các thể chế tài chính trung gian, chính sách tài khóa
của nhà nước, tỷ giá hối đoái, tình hình tài chính quốc tế,....cũng ảnh hưởng
rất lớn đến lãi suất.
5. Mối quan hệ giữa lãi suất và các biến cố kinh tế vĩ mô khác
• Lãi suất và đầu tư
Quá trình đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực hiện khi
mà họ dự tính lợi nhuận thu được từ tài sản cố định này nhiều hơn số lãi
phải trả cho các khoản đi vay để đầu tư. Do đó khi lãi suất xuống thấp
các hãng kinh doanh có điều kiện tiến hành mở rộng đầu tư và ngược lại.
Trong môi trường tiền tệ hoàn chỉnh, ngay cả khi doanh nghiệp thừa vốn
thì chi tiêu đầu tư có kế hoạch vẫn bị ảnh hưởng bởi lãi suất, bởi vì thay
cho việc đầu tư vào mở rộng sản xuất doanh nghiệp có thể mua chứng
khoán hay gửi vào ngân hàng nếu lãi suất của nó cao.
Đặc biệt trong thời kì nền kinh tế bị đình trệ, hàng hóa ứ đọng và xuống
giá, có dấu hiệu thừa vốn và áp lực lạm phát thấp cần phải hạ lãi suất vì
nguyên tắc cơ bản là lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của đầu
tư, sự chênh lệch này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng quy
mô đầu tư.
• Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm
Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu
dùng và tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như
thu nhập, vấn đề hàng hóa lâu bền tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết
kiệm trong đó tiết kiệm có tác dụng tích cực tới các nhân tố đó.
Khi lãi suất thấp chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều cho
việc tiêu dùng hàng hóa nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. Khi lãi suất cao
đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết
kiệm, do đó tiết kiệm tăng.
• Lãi suất với tỉ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu
Tỷ giá chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ.
Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh
nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát tăng ( lãi suất thực
không đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực
tế tăng ( tỷ lệ lạm phát không đổi) thì tỷ giá tăng. Khi tỷ giá đồng ngoại
tệ tăng đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại.
-Vai trò của lãi suất trong nước với quá trình xuất nhập khẩu: Khi lãi suất
thực tế tăng lên làm cho tỉ giá hối đoái tăng lên. Tỷ giá hối đoái cao hơn
làm hàng hóa của nước đó ở nước ngoài trở nên đắt hơn và hàng hóa
nước ngoài ở nước đó sẽ trở nên rẻ hơn, dẫn đến giảm xuất khẩu ròng.
-Vai trò của lãi suất nước ngoài với xuất khẩu ròng.
Khi lãi tiền gửi bằng ngoại tệ tăng lên, đường lợi tức dự tính của đồng
ngoại tệ dịch chuyển sang phải làm giảm tỷ giá hối đoái. Hàng xuất khẩu
trở nên rẻ hơn so với các quốc gia khác.
• Lãi suất và lạm phát
Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và
lạm phát. Fishes chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát, do
đó lãi suất được sử dụng để điều chỉnh lạm phát. Cụ thể, lãi suất tăng sẽ
thu hẹp được lượng tiền trong lưu thông, lạm phát được kiềm chế.
Tuy nhiên dùng lãi suất để chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì nó
sẽ làm giảm đầu tư, tổng cầu, sản lượng. Do vậy phải kết hợp nó với các
công cụ khác.
• Lãi suất và cầu tiền
Cầu tiền là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ. Đối với cầu giao
dịch dự phòng, khi lãi suất tăng thì cầu tiền để giao dịch và dự phòng sẽ
giảm. Lý do là khi giữ tiền trong tay người ta phải chịu một khoản chi phí
cơ hội, cho dù đó là tiền mặt hay tiền trong tài khoản séc. Chi phí cơ hội
của việc giữ tiền là lãi suất mà lẽ ra bạn có thể được hưởng bằng cách
này hay cách khác, nếu như không giữ tiền. Như vậy khi lãi suất càng cao
thì chi phí cơ hội càng lớn. lúc đó người ta càng ít muốn giữ tiền trong
tay, tức là cầu về tiền để giao dịch và dự phòng sẽ giảm.
II.Diễn biến lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất
1.Nguyên nhân điều chỉnh lãi suất
Nguyên nhân điều chỉnh của ngân hàng Nhà nước là do những biến động
của tình hình nền kinh tế như: Lạm phát, thiểu phát, biến động của thị
trường vàng, thị trường ngoại hối, sự thay đổi trong cán cân cung-cầu
tiền, hoặc do mức lãi suất cũ chưa hợp lý, gây cản trở sự phát triển của
nền kinh tế, nên ngân hàng Nhà nước phải có biện pháp giữ ổn định cho
thị trường tài chính.
2.Diễn biến các giai đoạn điều chỉnh lãi suất <1995 đến nay>
a.Cải cách trong chính sách lãi suất từ giữa năm 2000 trở về trước
• Giai đoạn từ năm 1995 đến tháng 7/2000( cơ chế điều hành lãi suất
trần)
Nét cơ bản của cơ chế điều hành trần lãi suất, đó là Ngân hàng Nhà
nước đã thay đổi căn bản cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất bước
đầu đã thực hiện tự do hóa lãi suất huy động (lãi suất đầu vào của
ngân hàng thương mại) và linh hoạt trần lãi suất cho vay (lãi suất đầu
ra). Cơ chế lãi suất này đã góp phần duy trì sự tăng trưởng kinh tế,
kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của VND trong sự tương quan
của các đồng tiền trong khu vực do có khủng hoảng tiền tệ năm 1997-
1998 ở các nước Đông Nam Á.
NHNN tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn và có những đổi mới
căn bản về điều hành lãi suất: Thay vì qui định khung lãi suất tối thiểu
về tiền gửi, lãi suất tối đa về tiền vay, NHNN chỉ qui định các mức lãi
suất “trần” theo thời hạn cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi
suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là 0,35%/tháng
(4,2%/năm) để khắc phục tình trạng hầu hết các ngân hàng thương
mại đều có mức lợi nhuận cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó
khăn về tài chính (khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận ở giai đoạn
trước).
Trong năm1997, NHNN đã thay đổi hình thức qui định lãi suất tái cấp
vốn, chuyển sang qui định mức lãi suất cụ thể. Mức lãi suất tái cấp
vốn cũng được điều chỉnh giảm xuống trong thời gian này (từ 1,1%
năm 1997 xuống 0,7%/tháng từ 4/9/ 99) để phù hợp với chỉ số lạm
phát, quan hệ cung- cầu vốn trên thị trường và thực hiện giải pháp
kích cầu về đầu tư của Chính phủ.
Đến cuối tháng 1/1998, NHNN xoá bỏ qui định chênh lệch lãi suất,
chỉ còn qui định trần lãi suất cho vay. Cùng với nới lỏng sự kiểm soát
lãi suất, NHNN liên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng
giảm cơ cấu trần và mức khống chế, đặc biệt trong năm các năm 1998,
1999.
Để bổ sung thêm công cụ điều hành lãi suất, tháng 11/1999 NHNN
đưa vào sử dụng nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá
cho các NHTM, lãi suất tái chiết khấu được qui định ở mức thấp hơn
0,05%/tháng so lãi suất tái cấp vốn.
Tháng 7/2000, NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, lãi
suất thị trường mở được hình thành qua các phiên giao dịch. (Việc
điều chỉnh chính sách lãi suất như trên nhằm tiến tới việc duy trì một
trần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi suất cơ bản và
từng bước tự do hoá lãi suất, mặt khác nhằm mục đích kích cầu thúc
đẩy đầu tư và tiêu dùng). Tuy nhiên ảnh hưởng của lãi suất đối với
tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam rất hạn chế. Có hai lý do: trước
hết, việc giảm phát trong thời gian từ 1996 xuất phát từ sự suy giảm
các yếu tố sản xuất liên quan đến tổng cung nhiều hơn tổng cầu, vì thế
các chính sách vĩ mô tác động vào tổng cầu sẽ chỉ đem lại hiệu quả
hạn chế; thứ hai, sự điều chỉnh lãi suất thường là chậm so với thị
trường, nên mất đi lợi thế bất ngờ của sự thay đổi lãi suất. Hơn nữa
việc sử dụng các công cụ gián tiếp khác chưa thực sự có hiệu quả;
việc điều hành trần lãi suất vẫn là một biện pháp can thiệp hành chính
của Nhà nước do vậy đã hạn chế tính chủ động, linh hoạt trong kinh
doanh của các TCTD, hạn chế việc hình thành và phát triển của các
công cụ tài chính, có nguy cơ làm suy yếu năng lực tài chính của
TCTD.
b.Tự do hóa lãi suất từng bước từ giữa năm 2000 đến nay
• Giai đoạn từ tháng 8/2000 đến 5/2002(cơ chế điều hành lãi suất cơ
bản kèm biên độ)
Nội dung của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ là Ngân
hàng Nhà nước đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để