Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.09 KB, 85 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là
trung thực, chính xác. Được các tác giả cho phép sử dụng, chưa từng được công
bố trong bất kỳ một công trình nào.
Tác giả khóa luận
Nguyễn Văn Tần

LỜI CẢM ƠN
Bài khóa luận được hoàn thành là một thành công lớn đối với bản thân, trên
con đường bước đầu tiếp cận với nghiên cứu khoa học. Để có được kết qủa ngày
hôm nay, bản thân em phải cố gắng học hỏi, tìm hiểu và rèn luyện chính mình, đồng
thời được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cô, bạn bè và gia đình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Ban giám hiệu
trường Đại học Quảng Bình. Dành lời cảm ơn trân trọng nhất đến quý thầy cô
Khoa Khoa học xã hội trường Đại học Quảng Bình. Cùng các thầy cô trong
trường đã dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, giúp đỡ em
trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Nguyễn Thế
Hoàn trong suốt thời gian học cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận đã
giành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, đóng góp những kinh nghiệm qúy báu
để em hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến ba mẹ đã luôn quan tâm, yêu thương và
tạo mọi điều kiện cho em học tập. Xin cảm ơn những bạn tốt đã luôn bên em, góp
ý, trao đổi và động viên cho em trong quá trình nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, nên khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, gặt hái nhiều thành công
hơn nữa trong sự nghiệp trồng người!
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, năm 2014
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN


- ASEAN ( Association of South East Asean Nation): Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ.
- AFTA ( ASEAN Free Trade Area): Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN.
- AIA ( ASEAN Investerment Area): Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN.
- ARF (ASEAN Regional Forum): Diễn đàn Khu vực ASEAN.
- AMM (ASEAN Ministerial Meeting): Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.
- AICO (ASEAN Investerical Cooperation): Hiệp định khung về Hợp tác
Công nghiệp ASEAN.
- AFSA (Framework Agreement on Serveces): Hiệp định Khung về Khu
vực tự hóa mậu dịch ASEAN
- AEM (ASEAN Economic Meeting) Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
- ACE (ASEAN Economic Community): Cộng đồng kinh tế ASEAN.
- ACFTA (ASEAN – China Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN -Trung Quốc.
- ZOPFAN (Zone of Peace, Freedom and Neutrality): Khu vực hòa bình,
tự do và trung lập.
- TAC (Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia): Hiệp ước thân
thiện hợp tác ở Đông Nam Á, hay Hiệp ước Bali.
- SEANWFZ (The Southeast Asia Nuclear Weapon Free Zone): Hiệp hội
về một khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân.
- SOM (Senior OFFicials Meeting): Cuộc họp các quan chức cấp cao.
- JCM (Joint Consultative Meeting) Cuộc họp tư vấn chung.
- IAI : Sáng Kiến Liên kết ASEAN.
- EAC ( East Asian Community): Cộng đồng Đông Á
- DOC: Tuyên bố về cách ứng xữ các bên ở Biển Đông.
- COC : Quy tắc ứng xử Biển Đông.
- CEPT (Common Effective Preferential Tariffs): Chương trình thuế quan
ưu đãi có hiệu lực chung.
- APEC (Asia Pacific Economic Cooperation): Hợp tác kinh tế Châu Á-
Thái Bình Dương.
- ASEM: (Asia Europe Meeting): Hội nghị Á- Âu.

- ASC (ASEAN Security Community): Cộng đồng An ninh ASEAN.
MỤC LỤC
Ph n n y s đi v o quan h Vi t Nam v i m t s n c tiêu ầ à ẽ à ệ ệ ớ ộ ố ướ
bi u nh : Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo.ể ư 64
2.2.2.1 Quan h Vi t Nam - Inđônêxiaệ ệ 64
PHỤ LỤC 79
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, hoạt động đối ngoại trong thời kỳ
đổi mới đã thu được những thành tựu đáng mừng và đánh dấu sự thành công đỉnh
cao này là hoạt động đối ngoại trong năm 1995 với ba thắng lợi đối ngoại quan
trọng nổi bật, quan hệ Việt - Mỹ bình thường hoá; Việt Nam gia nhập ASEAN.
Cùng với xu thế chung của thế giới sau chiến tranh lạnh, chuyển từ đối đầu sang
đối thoại, bắt tay nhau cùng hòa bình, hợp tác và phát triển, Đảng và Nhà nước ta
đã xây dựng một đường lối đối ngoại mở rộng với phương châm "Việt Nam
muốn là bạn với tất cả các nước trên cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình,
độc lập và phát triển". Trên tinh thần đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác
tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và
phát triển". Chính sách đối ngoại mở cửa là và đường lối đối ngoại mới đã góp
phần đẩy mạnh, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, thiết lập quan
hệ hợp tác, hữu nghị và phát triển giữa Việt Nam đối với các nước.
Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á - ASEAN, đánh dấu sự thay đổi cục diện ở Đông Nam Á sau
50 năm kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, mở ra một chương mới
trong quan hệ hợp tác toàn diện trong khu vực, vì sự phồn vinh của mỗi nước và
Đông Nam Á. Sự kiện này là bằng chứng hùng hồn về xu thế khu vực hóa đang
phát triển mạnh mẽ cùng với xu thế quốc tế hóa ngày càng gia tăng trong một thế
giới tùy thuộc lẫn nhau ngày càng rõ rệt.
Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN cũng cho thấy sự đúng đắn và kịp thời

của chủ trương hội nhập trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đây
là một kết quả tất yếu của qúa trình đổi mới và cũng phản ánh đúng nguyện vọng
của nhân dân cả khu vực, là muốn thực sự hòa hợp và hợp tác cùng phát triển,
Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN đã mở ra thời kỳ mới cho tổ chức
này - thời kỳ hội nhập khu vực hóa của cả khu vực Đông Nam Á nhằm xây dựng
một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và thịnh vượng.
1
Hơn bao giờ hết trong bối cảnh các nước ASEAN vừa ra khỏi cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 thì mối quan hệ chính trị, kinh tế giữa các nước
ASEAN càng trở thành một vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy ngay từ khi trở thành
thành viên của tổ chức ASEAN (1995), Việt Nam đã và đang không ngừng thúc
đẩy các hoạt động kinh tế - chính trị giữa các nước trong Hiệp hội, tiến trình thực
hiện khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và đặc biệt là quan hệ kinh tế -
chính trị giữa Việt Nam và các nước ASEAN, tiếp tục được nâng lên những tầm
cao mới kể từ sau khi Hội nghị Cấp cao ASEAN VI được tổ chức tại Hà Nội
tháng 12/1998.
Có thể thấy rằng mối quan hệ Việt Nam – ASEAN ngày càng phát triển
toàn diện, bền chặt hơn. Nó thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế nói
chung và các nước trong khu vực nói riêng đối với những thành tựu to lớn trong
công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta. Ngày nay, tổ chức ASEAN là một tổ
chức kinh tế, chính trị khu vực bền vững và thành công nhất trên thế giới và sự
phát triển năng động, tiếng nói và vị thế của ASEAN ngày càng được nâng cao
trên trường quốc tế. Trong đó có sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các hoạt
động kinh tế - chính trị. Sự lớn mạnh của ASEAN nói chung và của Việt Nam
nói riêng có ý nghĩa quan trọng trên trường quốc tế.
Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1995 đến nay,
cho chúng ta thấy được quan hệ đa phương và song phương của nước ta với
ASEAN trên tất cả các lĩnh vực an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội Từ đó
giúp cho Đảng ta có nhiều bài học quý báu trong chính sách đối ngoại. Bên cạnh đó,
đối với một sinh viên thuộc chuyên ngành Lịch sử việc tìm hiểu nghiên cứu đề tài

này, giúp bản thân hiểu sâu hơn và bổ sung kiến thức cho học phần lịch sử thế giới
hiện đại và giúp cho tác giả bước đầu làm quen với tác nghiên cứu khoa học.
Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tại "Quan hệ Việt Nam -
ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Đã từ lâu việc nghiên cứu về quan hệ quốc tế khu vực Đông Nam Á, thu hút
sự chú ý của nhiều nhà sử học trong nước và trên thế giới. Đặc biệt là từ khi Việt
Nam gia nhập tổ cức ASEAN thì mối quan hệ Việt Nam - ASEAN chuyển sang
2
một trang mới tốt đẹp hơn, bền vững hơn. Vì vậy mà đã có nhiều công trình
nghiên cứu liên quan như: Đề tài Mối quan hệ giữa các nước ASEAN và các
nước Đông Dương từ 1975-1992, lịch sử và triển vọng của Nguyễn Thị Thúy Hà;
Mối quan hệ giữa các nước ASEAN và Đông Dương từ 1967-1990 của PGS.TS
Nguyễn Quốc Hựng. Các công trình trên đề cập đến mối quan hệ Đông Dương -
ASEAN còn Việt Nam lại nằm trong Đông Dương, do đó các tác giả chưa đề cập
mối quan hệ Việt Nam - ASEAN. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những công
trình mang tính cụ thể như: Việt Nam – ASEAN: Quan hệ đa phương và song
phương của Vũ Dương Ninh, NXB Chính trị Quốc gia, 2004 và cuốn Hợp tác
ASEAN+ 3 quá trình phát triển, thành tựu và triển vọng của Nguyễn Thu Mỹ,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007. đã đề cập đến quan hệ Việt Nam –
ASEAN trên các lĩnh vực như: Chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội Đặc
biệt là đề cập đến vấn đề quan hệ Việt Nam với các nước thành viên ASEAN.
Lược sử Đông Nam Á của Phan Ngọc Liên, NXB giáo dục, 1997; Giáo
trình Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (1945-1999) của
Nguyễn Văn Tận, Lê Văn Anh, NXB Giáo dục, 2001; Tiến tới một ASEAN hòa
bình ổn định và phát triển bền vững của Nguyễn Duy Quý, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội,1997. Những công trình trên chủ yếu khái quát chung chung, chưa di
sâu đề cập đến vấn đề quan hệ Việt Nam - ASEAN từ khi hội nhập đến nay, mà
chỉ tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, và cơ cấu tổ chức, triển
vọng của ASEAN. Tuy nhiên, cuốn giáo trình “Lịch sử thế giới hiện đại” (quyển

II), của PGS.TS Trần Thị Vinh (CB), Lê Văn Anh, (2008), NXB Đại học sư
phạm, đã đề cập đến mối quan hệ Việt Nam - ASEAN trên các lĩnh vực chính trị
- an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội và mối quan hệ của Việt Nam với các nước
thành viên ASEAN, nhưng chỉ đề cập đến một số khía cạnh chủ yếu.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác như: Đỗ Xuân Dân (Chủ
biên) (1997), Hội nhập AFTA:cơ hội và thách thức, NXB Thống kê, Hà Nội; Vũ
Đình Hương – Vũ Đình Bách (chủ biên) (1997), Quan hệ Việt Nam - ASEAN và
chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đào Huy
Ngọc chủ biên (1997), ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội ,bên cạnh đó, trên các báo chuyên ngành ở nước ta đã đề cập đến vấn
3
đề quan hệ ngoại giao Việt Nam- ASEAN như: Nguyễn Thu Mỹ (2005) “Việt Nam
với sự phát triển của ASEAN 10 năm nhìn lại”, Tạp chí Cộng Sản; Vũ Dương Ninh
(1997)“Hành trình hội nhập Việt Nam - ASEAN”, Tạp chí Cộng sản, Vũ Dương
Ninh (2005), “Việt Nam - ASEAN 10 năm đồng hành trên chặng đường hội nhập
quốc tế 1995 - 2005”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á; Phạm Đức Thành (1995),
"Quá trình Việt Nam tham gia ASEAN", Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á
Nhìn chung cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến quan
hệ Việt Nam – ASEAN từ năm 1995 đến nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống mối quan hệ Việt Nam và
ASEAN từ 1995 đến nay (1995 - 2013). Vì vậy, nghiên cứu đề tài này chúng tôi
hi vọng sẽ đóng góp một phần bé nhỏ làm phong phú hơn về chuyên đề nghiên
cứu về quan hệ Việt Nam - ASEAN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm
1995 đến nay trên các lĩnh vực an ninh – chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu quan hệ của Việt Nam
đối với ASEAN giai đoạn từ năm 1995 đến nay (1995 - 2013). Tuy nhiên, để

đảm bảo tính hệ thống và toàn diện thì khóa luận còn mở rộng nghiên cứu mối
quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN từ khi tổ chức ASEAN thành lập năm 1967
cho đến năm 1995 khi Việt Nam gia nhập tổ chức này.
Không gian: Chúng tôi nghiên cứu quan hệ Việt Nam ASEAN giai đoạn
1995 đến nay trong bối cảnh quan hệ khu vực và quan hệ quốc tế trên toàn cầu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác -Lênin được chúng tôi vận dụng trong bài nghiên cứu khóa luận này.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp
chủ yếu: Phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng
4
phương pháp như: Phân loại, thống kê, phân tích, tổng hợp tư liệu đồng thời sử
dụng phương pháp so sánh để rút ra đặc điểm, tính chất đến từng nước cụ thể và
các giai đoạn phát triển cụ thể.
5. Đóng góp của khóa luận.
5.1 Về khoa học
Qua đề tài khóa luận này chúng tôi đã hệ thống hóa và phân tích các tài liệu
liên quan đến Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN tương đối đầy đủ, theo từng
nội dung cụ thể. Với những tư liệu lịch sử chân thực, đề tài đã góp phần đánh giá
một cách khách quan, chính xác và toàn diện về mối quan hệ Việt Nam - ASEAN
giai đoạn năm 1995 đến nay.
Đề tài cũng làm rõ mối quan hệ giữa Việt Nam với một số nước thành viên
tiêu biểu của tổ chức ASEAN.
5.2 Về thực tiễn
Thành công của khoa luận có thể nói đây là một trong những cơ sở thực
tiễn, là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu mang tính chất toàn diện, cụ thể hơn
về mối quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1995 đến nay, trên các lĩnh vực an
ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, đối thoại

6. Bố cục khoa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 2 chương.
Chương 1: Khái quát sự hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN. Quá
trình Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1967 – 1995).
Chương 2: Quan hệ Việt Nam- ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay.

5
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA
TỔ CHỨC ASEAN. QUÁ TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP
TỔ CHỨC ASEAN (1967- 1995)
1.1. Khái quát sự hình thành, phát triển của tổ chức ASEAN
1.1.1. Sự hình thành của tổ chức ASEAN.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asia-
ASA) được thành lập ngày 8/8/1967, trong bối cảnh có nhiều biến động đang
diễn ra ở khu vực và trên thế giới, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác
động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước.
Trong sự phát triển phức tạp của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, chủ nghĩa khu vực nhanh chống hình thành và phát triển. Nhiều tổ chức
khu vực xuất hiện: Liên đoàn Ả rập (1950), Tổ chức các nước Trung Mỹ (1951),
Tổ chức sản xuất Nam Thái Bình Dương (1965) Tình hình đó đã tác động đến
các nước Đông Nam Á nói chung và các nước ASEAN nói riêng trên con đường
phát triển của mình.
Trong thời điểm này trên thế giới cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật đang
trên đà phát triển. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, lúc này có sự chuyển dịch cơ cấu
từ nông nghiệp sang các nước công nghiệp dịch vụ, tạo sự chuyển biến trong nền
kinh tế. Đến năm 1960, thế giới có 3 trung tâm kinh tế tài chính tư bản chủ nghĩa
là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản.
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, đây là thời kỳ mà các nước xã hội chủ
nghĩa đã tận dụng khai thác nguồn lực quốc gia để phát triển kinh tế. Đối với các

nước giành độc lập về chính trị thì một yêu cầu đặt ra là phải đấu tranh để xác lập
chủ quyền độc lập, phát triển kinh tế, đây là một yêu cầu thiết thực phù hợp với
xu hướng toàn cầu hóa. Trước sự biến đổi nhanh chống của nền kinh tế thế giới,
vì thế để phát triển kinh tế thì nhu cầu hợp tác mang tính khu vực dần trở thành
vấn đề thiết yếu đối với các nước ĐNÁ sau khi giành độc lập về chính trị.
Do tác động của chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực Ianta, các nước
trong khu vực phân chia thành hai nhóm đối lập nhau về hệ tư tưởng và chịu ảnh
6
hưởng khác nhau từ các cường quốc. Tháng 4/1949, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương (NATO) được thành lập trong đó Mỹ đóng vai trò quan trọng. Để đối
phó lại sự đe dọa hòa bình, an ninh ở Châu Âu của khối NATO, Liên Xô và các
nước XHCN Đông Âu đã thành lập tổ chức Hiệp ước VACSAVA (14/5/1955),
nhằm tạo ra sự cân về lực lượng và lợi ích của hai hệ thống chính trị đối lập cũng
như đối với hai nước Liên Xô và Mỹ.
Đầu những năm 60, ở Đông Nam Á cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân
Việt Nam phát triển, đẩy Mỹ vào thế thất bại ngày càng nặng nề. Sau tết Mậu
Thân (1968), Mỹ phải từng bước xuống thang chiến tranh, chuyển sang chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Tình hình đó đòi hỏi các nước Đông Nam Á
phải có những biện pháp xữ lí một cách khôn khéo và hợp thời.
Đến năm 1965, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, trừ Brunây đều đã giành
được độc lập dưới hình thức khác nhau. Sau khi giành được độc lập, bộ máy nhà
nước của một số quốc gia Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan có
khuynh hướng phát triển tư bản chủ nghĩa ở Đông Nam Á bắt đầu được cũng cố.
Chính phủ các nước này đều chú trọng phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa
và thu được kết qủa khả quan. “Trong những năm 60, cả năm nước thành lập
ASEAN sau này đều đạt tỷ lệ kinh tế trung bình 6,5% và tăng xuất khẩu là 6,5%”
[1;125]. Tuy vậy, các nước đứng trước thách thức về chính trị, kinh tế, đồng thời
phải giải quyết những khó khăn, thậm chí cả xung đột quan hệ giữa họ với nhau và
sức ép từ bên ngoài. Trong tình hình đó nhu cầu tập hợp nhau lại dưới nhiều hình
thức một tổ chức để đối phó với những thách thức nêu trên càng trở nên cấp bách.

Ngoài những lý do nói chung trên, các nước Inđônêxia, Xingapo, Malaixia,
Thái Lan đều có mục đích vận động của mình khi thành lập tổ chức khu vực.
Inđônêxia hi vọng có vị trí lãnh đạo và tiến tới khống chế các nước ASEAN,
thông qua ASEAN để phát huy ảnh hưởng của mình ở khu vực và trên thế giới.
Malaixia gia nhập ASEAN nhằm tạo điều kiện thuận lợi xoa dịu những mâu
thuẫn, xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và qua đó đối phó với
những khó khăn trong nước. Philippin tham gia ASEAN với ý đồ của tổng thống
Máccốt là tiến tới đa dạng hóa chính sách ngoại giao và tạo điều kiện tranh chấp
lãnh thổ với Malaixia. Xingapo gia nhập nhằm tránh sự cô lập của các nước như
7
Malaixia và Inđônêxia, những nước cho rằng Xingapo là “Con ngựa thành
Tơroa của Trung Quốc” ở eo biển Malaca, đồng thời Xingapo muốn lợi dụng thị
trường ASEAN để phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Còn Thái Lan tham gia vào
ASEAN nhằm vào các nước láng giềng phía Nam để đối phó với phong trào đấu
tranh nhân dân trong nước và sự ảnh hưởng của cách mạng Đông Dương.
Sau khi giành độc lập các nước Đông Nam Á (ĐNÁ) dự định thành lập một
số tổ chức khu vực nhằm tạo điều kiện cho sự hợp tác, phát triển trên lĩnh vực
kinh tế, khoa học kỷ thuật, văn hóa. Đồng thời, hạn chế ảnh hưởng của các nước
lớn đang tìm mọi cách để biến ĐNÁ thành “sân sau” của họ. Trong quá trình tìm
kiếm sự hợp tác giữa các nước ĐNÁ đã xuất hiện nhiều tổ chức khu vực và kí kết
các hiệp ước giữa các nước trong khu vực. Ngày 1/1959, Hiệp ước Hữu nghị và
kinh tế Đông Nam Á (South - East Asian Friendship Economic Treaty) được
thành lập; Ngày 31/7/1961 gồm Thái Lan, Philippin và Liên bang Malaixia đề
nghị thành lập một tổ chức lấy tên Hiệp hội Đông Nam Á (Association of
Southeast Asia - ASA) tại Băngkok và sau khi Liên bang Malaixia thành lập
(9/1963) không được Philippin, Thái Lan công nhận nên ASA bế tắc và chấm dứt
hoạt động. “Trong thời gian tồn tại của ASA, một tổ chức hợp tác khu vực khác
gồm Malaixia, Philippin, Inđônêxia (gọi tắt là tổ chức MAPHILINDO) ra đời
tháng 8 năm 1963. Nhưng chỉ một tháng sau khi tuyên bố độc lập, tổ chức này
cho thấy sự bất lực của nó trong việc giải quyết mâu thuẩn về vấn đề lãnh thổ,

chủ quyền giữa Inđônêxia với Philippin và Inđônêxia với Malaixia khi Liên bang
Malaixia tuyên bố độc lập bao gồm Xingapo, Sabắc và Saraoắc. Vì thế mà
MAPHILINDO cũng không thể tồn tại được lâu” [14; 17].
Những tổ chức nói trên đều không thành công, nhưng đây là tiền đề là một
động thái quan trọng để tiến tới thành lập một tổ chức mang tính chất khu vực.
Sau cuộc đảo chính không thành công ở Inđônêxia (9/1965), chính quyền
Xuháctô đã có những thay đổi về chính sách đối ngoại, chú trọng nhiều hơn đến
quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Do vậy, đã thổi
luồng sinh khí mới vào liên kết khu vực ở đây.
“Cuối năm 1966, Thanát Khoman, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan gữi đến
các Bộ trưởng Ngoại giao các nước ĐNÁ Inđônêxia, Malaixia, Philippin và
8
Xingapo bản dự thảo về việc tổ chức “Hội các quốc gia Đông Nam Á về hợp tác
khu vực”. Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Ngoại trưởng 5 nước Thái
Lan, Inđônêxia, Philippin, Malaixia, Xingapo đã họp ở Bangkok (Thái Lan) và ra
tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á viết tắt là
ASEAN” [1;126]
Mục đính thành lập tổ chức ASEAN được Bộ trưởng Ngoại giao Inđônêxia
nêu rõ “Có thể thấy ASEAN phản ánh ý chí chính trị đang phát triển của các
nước trong khu vực muốn đảm nhiệm tương lai của mình, muốn giải quyết đến
các vấn đề liên quan đến sự phát triển, ổn định và an ninh của mình cùng với
nhau và ngăn không để khu vực mình tiếp tục là đấu trường và đối tượng của sự
tranh chấp và tiếp đó của các xung đột của các nước lớn” [2; 6].
Phó Thủ tướng Malaixia Tum Ápđun Ramác cũng tuyên bố:“Điều quan
trọng là trên tư cách từng nước và cùng hành động chung, chúng ta nên tạo ra
một ý thức sâu sắc rằng, chúng ta không thể tồn tại lâu dài trên tư cách là những
nước độc lập nhưng đơn độc, trừ khi chúng ta cùng nhau suy nghĩ và hành động,
trừ khi chúng ta chứng tỏ rằng việc làm của chúng ta đều thuộc về một gia đình
các nước ĐNÁ được ràng buộc với nhau bằng những sợi dây đầy tình hữu nghị,
thiện chí, thấm nhuần những lí tưởng và nguyện vọng của chúng ta, quyết tâm

tạo lập được xã hội của chúng ta” [2; 6].
Tuyên bố thành lập ASEAN chỉ ra rằng: Các nước ASEAN thiết lập một cơ
sở vững chắc cho hành động chung nhằm“Đẩy mạnh hợp tác khu vực ĐNÁ trên
tinh thần bình đẳng và hợp tác, góp phần vào hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng ở
khu vực” và các nước này cũng tuyên bố “Quyết tâm giữ gìn ổn định, an ninh
của mình,chống lại sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất cứ hình thức và biểu hiện
nào” [3; 656]. Tư tưởng này ngày càng trở thành xu thế chi phối toàn bộ khu
vực, đặc biệt khi ba nước Đông Dương giành thắng lợi trọn vẹn trong cuộc kháng
chiền chống Mỹ cứu nước. Những bước phát triển từ Tuyên bố Bangkok
(8/8/1967) đến tuyên bố Kuala Lămpơ (27/11/1971) về việc xây dựng khu vực
hòa bình, tự do, trung lập (ZOPFAN) và sau đó là Hiệp hội đã ra Tuyên bố về
sự hòa hợp ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Bali 24/2/1976) Thể hiện quyết
9
tâm hợp tác khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện, kêu gọi các quốc gia
trong khu vực cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung của khu vực.
Khi mới thành lập, ASEAN chỉ có 5 thành viên, cho đến nay đã có 10 nước
là thành viên của tổ chức này: Brunây (1984); Việt Nam (1995); Lào và Mianma
(1997), Campuchia (1999).
Ngày nay, có thể nói ASEAN là một tổ chức khu vực hoạt động hiệu qủa về
kinh tế cũng như chính trị. Trong bối cảnh mới của thế giới, với những kinh nghiệm
từ nhiều thập kỷ qua, các nước thành viên ASEAN đã vượt qua những thử thách để
xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình, ổn định hợp tác phát triển.
1.1.2 Các giai đoạn phát triển chính của tổ chức ASEAN
1.1.2.1 Thời kỳ xây dựng lòng tin ( 1967- 1975)
Mặc dù trong Tuyên bố Băng Cốc (8/8/1967) nhấn mạnh về hợp tác kinh tế,
văn hóa xã hội và không có thỏa thuận nào về chính trị, thậm chí tránh nói“Hợp
tác chính trị”, song không có nghĩa là ASEAN không chú ý tới vấn đề chính trị
quốc tế khu vực.
Theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu ASEAN ở khu vực và trên thế
giới, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được trong giai đoạn này chính là sự hợp

tác ở các lĩnh vực chính trị và an ninh. Giai đoạn này với cơ cấu lỏng lẻo, phi tập
trung hóa nên người ta cảm thấy rất dễ vỡ, vì còn nhiều mâu thuẫn cũng như sự
ngờ vực lẫn nhau giữa các nước thành viên. Phải chăng đây là nguyên nhân khiến
sự ra đời ASEAN ít được báo chí chú ý, cũng như dư luận phương Tây chú ý tới.
Trong giai đoạn này, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều chuyển biến
quan trọng. Vị thế của Mỹ ở khu vực ĐNÁ giảm sút một cách đáng kể, đặc
biệt từ tháng 6/1969 Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam, điều chỉnh chiến
lược giảm sự cam kết đối với Châu Á (Học thuyết Níchxơn 7/1969). Trong
khi đó ảnh hưởng của Liên Xô ở khu vực này không ngừng được tăng lên.
Vì vậy, các nước ASEAN quan tâm đến việc xây dựng cũng cố lòng tin
với nhau. Đây được gọi là “Thử thách” sự tin cậy giữa các nước thành viên
ASEAN. ASEAN đóng vai trò là một cơ quan “hài hòa” xây dựng lòng tin,
tạo môi trường hòa bình ổn định để tăng cường hợp tác và phát triển. Một
sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị của ASEAN trong
10
giai đoạn này là Tuyên bố Kuala Lămpơ (27/11/1971) về quan điểm biến
Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập (A Zone of Peace
And New Traliti - ZOPFAN). Bản tuyên bố khẳng định rằng “Trung lập hóa
Đông Nam Á là mục tiêu đáng mong đợi; chúng ta sẽ thăm dò các con đường
và các biện pháp để hiện thực hóa nó” [4; 30 - 31].
Tuy nhiên trong thời kỳ này, về hợp tác kinh tế văn hóa giữa các nước
ASEAN chưa thu được những thành qủa đáng kể. “Khi mới thành lập,
ASEAN đưa ra tiêu bản về các mặt và đã gợi ý 1.343 công trình cùng nhau
hợp tác, nhưng thực tế chỉ thực hiện được 238 công trình như: sản xuất máy
bán dẫn, ti vi, điện ảnh, hàng không, hàng hải, vận tải ” [1;146]. Đầu tư
giữa các nước ASEAN mới chỉ thực hiện vào năm 1975, nhưng ở mức độ còn
rất hạn chế. Trong khi đó, Nhật Bản và các nước phương Tây đầu tư vào
ASEAN khá mạnh.
Tuy nhiên trong giai đoạn này, ASEAN vẫn còn là một tổ chức non yếu
chưa có hoạt động gì nỗi bật, nên ít được các nước trên thế giới biết đến.

Bản thân các nước ASEAN còn có nhiều khó khăn riêng và còn có nhiều
thời gian để dàn xếp và cải cách kinh tế của mình cho phù hợp với các nước
trong tổ chức, nhằm nâng cao vai trò khu vực trên thế giới.
1.1.2.2 Thời kỳ hoạt động để khẳng định mình (1976 - 1989)
Để thực hiện ý tưởng ZOPFAN, tổ chức ASEAN đã lập ra một ủy ban cao
cấp dự thảo kế hoạch thực hiên ZOPFAN, gồm có xây dựng cơ chế quan hệ
khu vực và giải quyết tranh chấp khu vực, tạo ra một trật tự Đông Nam Á
(ĐNÁ) được thế giới công nhận. Các văn kiện được Hội nghị cấp cao lần thứ
nhất họp tại Bali (24/2/1976) thông qua, đánh dấu một thời kỳ phát triển
mới của ASEAN. Các nguyên thủ quốc gia dự Hội nghị Bali đã khẳng định
lại cam kết của mình đối với Tuyên bố Bangkok 1967, Tuyên bố Kuala
Lămpơ và Hiến chương Liên Hợp Quốc, cam kết cũng cố những thành tựu
của ASEAN và mở rộng hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội, chính trị.
Trong Hội nghị Bali năm 1976, những người đứng đầu chính phủ các
nước thành viên đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác, gọi tắt là Hiệp ước
11
Bali. Nội dung cơ bản của Hiệp ước nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ hòa
bình, hữu nghị hợp tác giữa các nước theo nguyên tắc: Tôn trọng độc lập,
chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc; quyền tự quyết
của mỗi dân tộc; không có sự can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải
quyết các tranh chấp bằng hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực
Hiệp ước sẽ bỏ ngỏ cho sự tham gia của các nước khác ở Đông Nam Á vào
Hiệp ước. “Hiệp ước thân thiện hợp tác Bali 1976” là một bước tiến quan
trọng trong qúa trình phát triển ASEAN. Thứ nhất, đây là một Hiệp ước có
tính chất pháp lý quốc tế. Thứ hai, nội dung Hiệp ước cũng bao gồm 20 điều
khoản với các chương, mục và nội dung cụ thể hơn.
Tháng 12/1987, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ ba họp tại Manila khẳng
định lại quyết tâm thực hiện nội dung của Tuyên bố Băngkok 1967, Tuyên bố
Kuala Lămpơ năm 1971, Tuyên bố Bali 1976.

Về chính trị: Các nước ASEAN cố gắng tìm kiếm giải pháp toàn diện lâu
dài cho vấn đề Campuchia, thúc đẩy việc hình thành khu vực tự do và trung lập
Đông Nam Á, biến Đông Nam Á thành khu vực phi vũ khí hạt nhân, thúc đẩy
việc hợp tác các nước trong khu vực Thái Bình Dương, các nước công
nghiệp mới, các nước đang phát triển.
Về kinh tế: Từ năm 1977 trở đi, vấn đề hợp tác kinh tế giữa các nước
thành viên ASEAN bắt đầu được chú trọng. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN
(2/1977) đã biểu thị sự ưu đãi mậu dịch (PAT) nhằm tăng cường buôn bán
nội bộ giữa các nước ASEAN. Đồng thời, ASEAN sẽ công bố kế hoạch phát
triển công nghiệp. Các nước trong Hiệp hội sẽ ký một hiệp định đảm bảo
đầu tư, tiếp tục trao đổi thông tin về các chính sách và các kế hoạch phát
triển công nghiệp quốc gia, khuyến khích đưa công nghệ và đầu tư nước
ngoài vào khu vực. Trong lĩnh vực công nghiệp, các nước ASEAN thực hiện
3 kế hoạch hợp tác, bao gồm các kế hoạch Dự án công nghiệp ASEAN (AIP)
1976, Kế hoạch bổ sung công nghiệp ASEAN (AIC) 1981 và Dự án liên
doanh công nghiệp ASEAN (AIJV). Trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước
ASEAN kí Hiệp ước lập Qủy dự trử an ninh lương thực (AFSR), các nước
12
tăng cường hợp tác những chương trình nghiên cứu phát triển, khuyến
khích thành lập Hội những nhà sản xuất [4; 32-33].
Về lĩnh vực đối ngoại: Trong khi đối thoại với Ôxtrâylia, Canađa, EEC,
Nhật Bản, Mĩ, Niu Dilân thì các nước thành viên ASEAN nhấn mạnh việc
tiếp cận thị trường, thúc đẩy mậu dịch và các lĩnh vực kinh tế khác, ủng hộ
lập trường các của các nước ASEAN trong diễn đàn kinh tế.
Về văn hóa, xã hội: Tăng cường việc giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân
dân về những giá trị kinh tế, xã hội; tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa
truyền thống và lối sống của các nước Hội viên; tăng cường hợp tác y tế, ngăn
chặn sử dụng ma túy và chống buôn lậu thuốc phiện, các chương trình văn
hóa xã hội bảo vệ môi trường chung của ASEAN.
Nhờ những đường lối và biện pháp phát triển kinh tế hợp lí, quan hệ kinh tế

giai đoạn này giữa các nước ASEAN đã có những bước phát triển mới.
Quan hệ chính trị tiếp tục được đẩy mạnh, uy tín của ASEAN được nâng
cao trên trường quốc tế. Đây là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển của
các nước ASEAN trong giai đoạn sau, giai đoạn có nhiều thuận lợi nhất sau
khi chiến tranh lạnh kết thúc và nền kinh tế thế giới có những bước nhảy
vọt.
1.1.2.3 Thời kỳ của những sáng kiến và thích ứng với toàn cầu hóa (những
năm 90 của thế kỷ XX đến nay)
Trong giai đoạn này có những chuyển biến mạnh mẽ trên thế giới do sự tan
rã của Liên Xô, làm mất đi thế hai cực trong quan hệ quốc tế đã có tác động đến
khu vực Đông Nam Á (ĐNÁ) nói chung và ASEAN nói riêng, đặt ra trước
ASEAN nhiều cơ hội và thách thức mới. Các nước ASEAN đã tích cực phấn đấu
để có một khu vực ĐNÁ ổn định tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Nét nỗi bật trong giai đoạn này là việc giải quyết vấn đề Campuchia.
Bằng những nỗ lực của mình và sự hợp tác đầy thiện chí của Việt Nam, các
nước ĐNÁ, một số nước lớn trên thế giới, tổ chức Liên Hợp Quốc đã hoàn
thành sứ mệnh hòa bình Campuchia. Cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5/1993
tại Campuchia, đã đánh dấu việc loại trừ nguy cơ xung đột, làm cho bầu
không khí ở ĐNÁ chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
13
Vấn đề an ninh khu vực là một trong nội dung quan trọng mà ASEAN và
các nước trong khu vực hết sức chú trọng, được nhấn mạnh trong Hội nghị cấp
cao diễn ra trong thời gian này:
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IV năm 1992, các nguyên thủ
quốc gia chủ trương tìm kiếm những nội dung và hình thức hợp tác mới về
vấn đề an ninh cho các nước thành viên, cũng cố phát triển các quan hệ chặt
chẽ hơn trên cơ sở hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Dương. ASEAN
hoan nghênh tất cả các nước ĐNÁ tham gia Hiệp ước Bali, nỗ lực tìm kiếm
các biện pháp thực hiện ZOPFAN và xây dựng Đông Nam Á thành khu vực
không có vũ khí hạt nhân [18; 19].

Tại Hội nghị thường kỳ hằng năm của Bộ trưởng Ngoại giao 7/1993,
các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã hoàn thành chương trình nghị sự gồm
nhiều vấn đề liên quan đến khu vực và quốc tế. Trong Hội nghị các ngoại
trưởng đã nêu sáng kiến thành lập “Diễn đàn an ninh khu vực” (ASEAN
Regional Forum – ARF), để trao đổi ý kiến về các vấn đề chính trị và an
ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tiếp đó là cuộc họp đầu tiên của
ARF (ARF1) cấp Bộ trưởng Ngoại giao diễn ra vào ngày 25/5/1994. Từ đó
cho đến nay ARF diễn ra 12 lần hội nghị. ARF ra đời là sự phản ánh tư duy
mới của ASEAN đối với vấn đề an ninh khu vực [4; 34].
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ V (1995) ở Bangkok, các nguyên
thủ quốc gia đã ký “Tuyên bố Bangkok 1995” và “Hiệp ước khu vực ĐNÁ
không có vũ khí hạt nhân”. Tại Hội nghị ARF lần thứ VI họp ở Xingapo
(1999), các nước ASEAN đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh quân sự
trong đó có “Bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông” do philippin dự thảo [4; 34].
Trong hợp tác kinh tế, các nước thành viên cùng nhau thỏa thuận đẩy
mạnh hơn nữa những cố gắng chung, tăng cường hợp tác kinh tế thông qua
những biện pháp mới cho thích hợp. Đây là thời kỳ nền kinh tế ASEAN nói
riêng và Đông Nam Á nói chung phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Ngoài giải pháp mô hình tăng trưởng kinh tế khu vực (Thành lập tam
giác và tứ giác phát triển), các nước ASEAN còn tìm ra một lối đi thích hợp
cho họ đủ sức cạnh tranh với các tổ chức kinh tế trên thế giới và của các
14
nước lớn, đó là việc thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm
1992. Sự ra đời của AFTA là một yêu cầu khách quan phù hợp với xu thế
khu vực hóa trên thế giới đã làm cho vấn đề hợp tác kinh tế nội bộ ASEAN
có sắc thái mới. Trong qúa trình thực hiện AFTA, các nước ASEAN quy
định các mặt hàng được hưởng thuế quan theo kế hoạch CEPF (Chương
trình ưu đãi thuế quan chung).
Để đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ
VI được tổ chức tại Hà Nội tháng 12 năm 1998, các nguyên thủ quốc gia đã

thống nhất kế hoạch hoàn thành AFTA vào năm 2002 đối với các nước Xingapo,
Malaixia, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Brunây. Còn đối với các nước Việt
Nam, Lào, Mianma, Campuchia lần lượt theo các năm 2006, 2008, 2010.
Sự ra đời của AFTA về lý thuyết sẽ mang lại cơ hội lớn cho các quốc gia
thành viên. Bởi lẽ, đối với mọi mặt hàng sản xuất và xuất khẩu ở các nước thành
viên đều đứng trước một thị trường rộng lớn 500 triệu dân thay vì thị trường
quốc gia nhỏ bé, các nhà sản xuất, xuất khẩu có thể mua vật liệu rẽ hơn từ các
nhà cung cấp trong khu vực và có hiệu suất toàn bộ kinh tế cao hơn. Tuy nhiên,
tận dụng cơ hội này đến đâu lại tùy thuộc vào nội lực của từng nước, nếu không
có đối sách đúng thì cơ hội trên sẽ biến thành thách thức.
Hình thành AFTA cũng có nghĩa là mở rộng không gian kinh tế, biến
ASEAN thành nền kinh tế lớn, thu hút vốn đầu tư (FDI), đẩy mạnh việc liên kết
khu vực. Nhờ thực hiện kế hoạch mở rộng và tăng cường liên kết kinh tế khu
vực, mà ASEAN được dư luận quốc tế đánh giá là tổ chức khu vực thành
công cao nhất trong các nước đang phát triển trên thế giới. Tháng 3/1997,
tại cuộc họp không chính thức của Bộ trưởng thương mại các nước ASEAN
tại Philippin đã nhất trí soạn thỏa chương trình hợp tác kinh tế các nước
ASEAN đến năm 2020:“ASEAN tầm nhìn 2020”. Mục tiêu thành lập khu
vực kinh tế ASEAN (AER), một hình thức hợp tác kinh tế cao hơn hiện nay.
Điều đó cho thấy rằng, ASEAN là tổ chức hoạt động trên tất cả các lĩnh
vực từ chính trị, an ninh, văn hóa, xã hội ASEAN sẽ là tiếng nói có trọng
lượng trước các vấn đề an ninh và hợp tác khu vực mà các nước khác không
thể bỏ qua. Trong bối cảnh mới trên thế giới sẽ là cơ hội, cũng là thách thức
15
cho ASEAN để xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình, ổn đinh, hợp
tác và phát triển.
1. 2 Quá trình Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1967 - 1995)
1.2.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN
1.2.1.1 Bối cảnh quốc tế
Từ giữa những năm 1970, tình hình thế giới diễn ra những biến động lớn

trên các mặt chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế, mở màn cho những phát triển
và biến đổi có tính chất bước ngoặt trong mấy thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX.
Đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy
quá trình cơ cấu hai nền kinh tế tại nhiều nước trên thế giới. Đã tác động sâu sắc
đến mọi mặt của đời sống xã hội, kể cả các mối quan hệ quốc tế và chính sách
đối ngoại của các nước.
Nước Mỹ suy giảm thế lực, khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã
hội. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên, trở thành các trung tâm kinh tế thế giới, cạnh
tranh với Mỹ. Xu hướng độc lập với Mỹ trong thế giới phương Tây tăng lên. Mỹ
tiến hành điều chỉnh chiến lược giảm cam kết ở bên ngoài, thúc đẩy hòa hoãn với
các đối thủ chính, tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước để cũng cố
địa vị của Mỹ trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Liên Xô giành thế cân bằng và vũ khí chiến lược của Mỹ, tăng cường mở
rộng ảnh hưởng ở Mỹ La Tinh, Châu Á, Châu Phi, đặc biệt là ở các nước thuộc
khối thuộc địa của Bồ Đào Nha mới giành được độc lập và quan tâm nhiều hơn
tới Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương.
Trung Quốc bắt đầu triển khai thực hiện các chương trình cải cách, hiện đại
hoá và mở cửa kinh tế. Để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế, Trung
Quốc đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác. Đồng
thời, tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước trong thế giới thứ ba, chú trọng cải
thiện quan hệ với các nước ở Đông Nam Á.
Đến cuối thập niên 80, tình hình kinh tế, xã hội và quan hệ giữa các nước
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện những dấu hiệu không thuận lợi. Ở
Liên Xô các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, kinh tế có chiều hướng trì trệ, sản
xuất phát triển chậm. Quan hệ giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông
16
Âu có nhiều trục trặc. Phong trào Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan phát triển theo
xu hướng muốn tách Ba Lan ra khỏi liên minh kinh tế, quân sự với Liên Xô.
Rumani, Anbani giữ khoảng cách trong quan hệ với Liên Xô.
Đến đầu thập niên 90, đặc điểm nổi bật trên thế giới là chiến tranh lạnh

chấm dứt, trật tự hai cực chuyển thành đa cực, Liên Xô và các nước Đông Âu
sụp đổ, Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) và Hiệp ước VACSAVA chấm dứt
hoạt động. Việt Nam trong bối cảnh đất nước sau 30 năm chiến tranh, lại bị Mỹ
và các thế lực thù địch bao vây, cấm vận. Nay khối xã hội chủ nghĩa tan rã, Việt
Nam gặp phải nhiều khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua.
Cũng từ sau chiến tranh lạnh, các nước lớn và các nước trong khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương đều thay đổi hoặc điều chỉnh chính sách đối ngoại, xu thế
toàn cầu hoá, yếu tố địa - kinh tế nổi lên dần dần lấn át yếu tố địa - chính trị. Các
tổ chức hợp tác khu vực hình thành hay mở rộng sống động hơn như: NAFTA,
APEC, EU, ASEAN.
1.2.1.2 Bối cảnh khu vực
Đông Nam Á là một trong những điểm nóng của thế giới và bị phân cực
mạnh mẽ do sự đối đầu Đông - Tây diễn ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Từ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Liên Xô và Mỹ đều ra
sức tăng cường sự có mặt và ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Nơi đây trở thành khu vực
cạnh tranh giữa hai cường quốc, đại diện cho hai ý thức thế hệ và chế độ chính trị
khác nhau. Các nước xã hội chủ nghĩa mà trực tiếp là Liên Xô ủng hộ cuộc kháng
chiến chống Mỹ của ba nước Đông Dương. Mỹ thành lập liên minh quân sự Đông
Nam Á (SEATO) ở khu vực này và xây dựng căn cứ quân sự ở nhiều nước ASEAN
để tiến hành cuộc kháng chiến chống các nước Đông Dương.
Ở khu vực Đông Nam Á, Hiệp định Pari về hoà bình ở Campuchia được ký
kết vào tháng 10/1991. Do đó, những bất đồng quan điểm trong việc giải quyết
vấn đề Campuchia không còn nữa. Mặt khác, khi trật tự thế giới hai cực chấm
dứt, Đông Nam Á không còn được các cường quốc kinh tế thế giới đặt ở vị trí ưu
tiên như trước. Nga và Mỹ đều giảm sự hiện diện của mình ở khu vực này. Nga
tuyên bố rút quân khỏi Cam Ranh (Việt Nam), Mỹ rút lực lượng quân sự ở căn
17
cứ Xubích và Clark (Philippin). Tình hình đó tạo ra một “khoảng trống” quyền
lực ở vùng Đông Nam Á.
Những cố gắng nhằm đẩy mạnh vai trò cả về chính trị, kinh tế quân sự của

Trung Quốc, Nhật Bản ở châu Á đã làm tăng mối lo ngại truyền thống trong các
nước ASEAN và các nước Đông Nam Á khác về một nguy cơ can thiệp của các
nước lớn đối với khu vực. Bên cạnh đó lại nảy sinh những nguy cơ xung đột tiềm
tàng ở Biển Đông. Đó là thách thức lớn đối với ASEAN, buộc họ phải tính toán
nhằm tìm ra một cơ chế bảo đảm an ninh, hoà bình ở khu vực. Vì vậy, ASEAN
chủ trương tăng cường vị thế của mình, bằng cách phấn đấu tiến tới ASEAN 10,
lấy việc kết nạp Việt Nam vào ASEAN là hướng ưu tiên, ra sức tạo ra thế cân bằng
chiến lược mới ở khu vực bằng cách giữ cho ĐNÁ hòa bình, trung lập và thịnh
vượng, đứng ngoài những quan hệ phức tạp giữa các nước lớn.
Trước những xu thế mới của tình hình thế giới, hợp tác kinh tế giữa các
nước ASEAN ngày càng được ưu tiên. Từ đầu những năm 90, sức mạnh kinh tế
của các nước ASEAN đã tăng lên đáng kể, dự trữ ngoại tệ tăng khá (Xingapo là
trên 30 tỷ USD, Brunây khoảng 25 tỷ USD, Thái Lan trên 20 tỷ USD, Inđônêxa
trên 10 tỷ, Philippin khoảng 4,5 tỷ).
Những diễn biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình thế giới, trong đó
sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tác động sâu sắc
đến Việt Nam: Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
khác đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ độc lập chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, sự hợp tác kinh tế của Việt Nam với Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa khó giữ được ở mức độ và những điều kiện như trước.
Trong khi đó, một thời gian dài Đảng ta luôn xác định “tăng cường đoàn kết và
hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại
của Đảng và Nhà nước ta”. Khi Liên Xô sụp đổ, để thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng của chủ nghĩa xã hội thế giới và tiếp tục phát triển, Đảng ta cần có sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình thực tiễn và các quan hệ quốc tế
mới, với xu thế phát triển của thế giới.
1.2.2 Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn (1967 - 1975)
18
Trong giai đoạn này, ASEAN mới được thành lập và còn nhiều hạn chế
trong những hoạt động hợp tác về chính trị cũng như về kinh tế với tư cách là

một tổ chức khu vực. Ở vào thời điểm thành lập (8/1967), một số nước thành
viên ASEAN có dính líu trực tiếp hoặc dán tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam của Mỹ, trong đó có hai nước Thái Lan và Philippin là thành viên khối
quân sự SEATO đã cùng Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Điều đó là cơ sở để Việt Nam nhìn nhận ASEAN như một liên minh quân sự trá
hình, cùng với SEATO làm công cụ của Mỹ để chống phá cách mạng Đông
Dương. Xuất phát từ quan điểm đó, Việt Nam hạn chế quan hệ với từng nước
ASEAN cũng như đối với tổ chức này. Theo lời Tổng thư ký Ong Keng Yong
“Trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, thế giới coi ASEAN là một tổ chức quân
sự thân Mỹ, chống cộng, chống các nước Trung Quốc, Lào, Việt Nam” [7; 23].
Vào những năm 60, đầu 70 trong khu vực đã diễn ra nhiều chuyển biến có ý
nghĩa chiến lược, quan trọng nhất là thất bại của Mỹ trên chiến trường Việt Nam,
được đánh dấu bằng cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968, sau sự kiện
này Mỹ buộc ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam tại Pari (10/5/1968) và
chuyển sang học thuyết Nixơn (25/7/1969), thực hiện“Việt Nam hóa chiến
tranh”, chủ trương giảm bớt các cam kết của Mỹ tại Châu Á, chuẩn bị rút quân
khỏi Việt Nam và Đông Nam Á. Các nước ASEAN tiến hành điều chỉnh chiến
lược, giảm dần sự dính líu với Mỹ vào Việt Nam.
Để điều chỉnh chiến lược này là tháng 2/1969, Thủ tướng Malaixia đưa ra
các khái niệm trung lập hóa ĐNÁ. Các nước ASEAN, nhất là những nước có
quan hệ chặt chẽ với Mỹ và có đưa quân vào Việt Nam đã không tán thành khái
niệm này. Tuy nhiên, do tình thế thất bại của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Các
nước ASEAN phải giảm thiểu sự dính líu của mình vào cuộc chiến tranh Việt
Nam. Mặc dù không hoàn toàn tán thành, nhưng dưới sự tác động của tình hình
mới, tháng 11/1971 ngoại trưởng 5 nước thành viên ASEAN đã ra tuyên bố thành
lập khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở ĐNÁ (gọi tắt là tuyên bố ZOPFAN).
Tuyên bố này về hình thức, tạo ra một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của
các nước ASEAN: Từ chổ là đồng minh phụ thuộc vào Mỹ, nay muốn tách ra
đứng ngoài cuộc tranh giành của các nước lớn. Về thực chất nó là một phương
19

cách để thực hiện chính sách giảm dần sự phụ thuộc vào các nước lớn, tiếp tục
duy trì sự tồn tại của các nước ASEAN trong tình hình mới.
Đồng thời, năm 1972, một số nước ASEAN không trực tiếp tham chiến ở
Việt Nam như Malaixia, Xingapo đã bắt đầu thăm dò khả năng phát triển quan hệ
với Việt Nam cả về kinh tế, thương mại và ngoại giao. Riêng Inđônêxia là nước
duy nhất trong các nước thành viên sáng lập ASEAN đã có quan hệ ngoại giao
chính thức với Việt Nam từ năm 1964 và nâng cấp quan hệ lên hàm Đại sứ năm
1973. Tuy nhiên trong thời gian này, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN vẫn
chưa có tiến triển gì đáng kể.
Tháng 1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở
Việt Nam được ký kết. Tháng 8/1973, Mỹ buộc phải chấm dứt mọi hoạt động
quân sự ở Đông Dương. Xu thế hòa bình trung lập ở khu vực phát triển mạnh.
Những sự kiện trên đây đã buộc các nước ASEAN phải điều chỉnh chính sách đối
ngoại của mình.
Các nước ASEAN đã đẩy mạnh quan hệ với các nước XHCN, nhất là với
Trung Quốc và Liên Xô thực hiện chính sách cân bằng giữa các nước lớn. Còn
trong khu vực, các nước ASEAN cũng có nhiều cử chỉ thân thiện hơn, tạo cơ sở
cho việc đặt quan hệ với Việt Nam. Tháng 3/1973, Philippin và Thái Lan rút hết
quân đội khỏi Việt Nam. Tháng 7/1974, Thái Lan thỏa thuận xong với Mỹ việc
hạn chế Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự ở Thái Lan chống lại các nước Đông
Dương. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN họp ngày
15/02/1973, các nước ASEAN kêu gọi chương trình viện trợ kinh tế cho các
nước Đông Dương và thành lập Uỷ ban phối hợp các nước ASEAN về việc tái
thiết và khôi phục lại các nước Đông Dương.
Còn đối với Việt Nam, từ sau khi ký Hiệp định Pari năm 1973, Việt Nam
bắt đầu tích cực triển khai các chính sách khu vực, đẩy mạnh quan hệ song
phương với các nước thuộc tổ chức ASEAN. Tháng 3/1973, Việt Nam lập quan
hệ ngoại giao với Malaixia và tháng 8/1973 lập quan hệ ngoại giao với Xingapo.
Trong năm 1974 và năm 1975 Việt Nam đã đón một số đoàn từ các nước
ASEAN như đoàn Tổ chức Á - Phi của Malaixia (12/1974), đoàn 16 hạ nghị sĩ

Thái Lan (11/1975), Cũng trong thời gian này, Việt Nam đã xúc tiến quan hệ
20

×