Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích sự ảnh hưởng biến động giá xăng dầu đối với người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.16 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
__________________
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Đề tài: Phân tích sự ảnh hưởng biến động giá xăng dầu đối với
người tiêu dùng
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trinh Thị Phan Lan
Nhóm thực hiện:
1. Đinh Thị Thùy (NT)
2. Phạm Thị Hồng Vân
3. Nguyễn Thị Phương Linh
4. Phạm Thị Kim Dung
5. Nguyễn Thị Huyền
6. Lê Thị Chang
7. Nguyễn Thị Hạnh
8. Nguyễn Văn Tưởng
9. Nguyễn Thanh Tùng
10. Hạ Duy Hòa
Hà Nội, tháng 03 năm 2012
1
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
1. Rủi ro và rủi ro về giá
Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro. Theo trường phái truyền thống: “Rủi
ro là những thiệt hại, mất mất, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến
nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắc”. Còn theo trường phái
trung hòa: “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang
tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn
thất, mất mát, nguy hiểm, cho con người nhưng cũng có thể mang đến
những cơ hội”. Tóm lại, rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình
trạng bất ổn.


Rủi ro về giá là loại rủi ro khi thu nhập bị giảm sút vì sự thay đổi trong
mức giá hoặc sự biến đông của giá cả hàng hóa. Rủi ro giá xuất hiện khi
giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu vào tăng sau khi người sản xuất đã
quyết định đầu tư. Rủi ro giá thường được đo lường bằng biến động giá
nông sản và có thể được giảm nhẹ bằng các biện pháp trợ giá.
2. Một vài nét về thị trường xăng dầu Việt Nam
Cũng như nhiều đất nước khác, tiêu thụ xăng dầu là một nhu cầu bức
thiết phục vụ cuộc sống dân sinh và phát triển đất nước tại Việt Nam. Tuy
nhiên, Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi với rất nhiều khó khăn và
thách thức, nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây, việc lien tục biến động
giá xăng dầu đã khiến cho tình hình kinh tế càng trở nên bất ổn. Trong
khuôn khổ nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu xin được bàn luận về hai
vấn đề chính, bao gồm một số đặc điểm chính của thị trường xăng dầu và
sự ảnh hưởng của biến động giá xăng lên nền kinh tế.
Thị trường xăng dầu của Việt Nam cho đến nay chưa phát triển và còn
nhiều khiếm khuyết. Đầu tiên, nguồn cung xăng dầu gần như phụ thuộc
hoàn toàn vào nước ngoài. Trên thị trường hiện tại đang bán các loại
xăng, gồm xăng A92, xăn A95; dầu diezel và dầu ma zút; nhiên liệu bay,
dầu hỏa,… Các loại nhiên liệu này được nhập khẩu chính từ Singapore
(chiếm 40.7%), Hàn Quốc (chiếm 14.3%) và các nước khác như Thái
Lan, Nga, Trung Quốc,… Theo số liệu thống kê, nhập khẩu xăng dầu các
loại của Việt Nam tháng 2/2011 đạt 886,6 nghìn tấn với kim ngạch 743,9
triệu USD.Trong nước hiện tại mới chỉ có nguồn cung từ nhà máy lọc dầu
2
Dung Quất. Nhưng nguồn cung này cũng không được các doanh nghiệp
“ưa thích” lắm do giá đầu vào cao hơn so với giá nhập khẩu. Điều đó dẫn
đến nghịch lý doanh nghiệp cứ nhập khẩu của nước ngoài trong khi
nguồn cung trong nước thì ế ẩm. Như vậy, nguồn cung xăng dầu ở Việt
Nam gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Do đó, giá cả xăng
dầu bán trong nước luôn phải chịu áp lực lớn từ sự biến động của thế giới.

Thứ hai, thị trường xăng dầu Việt Nam đang bị đặt trong thế độc quyền
và hoạt động kém hiệu quả. Việc phân phối xăng dầu được thực hiện theo
quy trình từ công ty đầu mối nhập khẩu, rồi phân phối lại cho các đại lý.
Hiện nay có 11 công ty đang đóng vai trò công ty đầu mối như
Petrolimex (với 17 công ty con),PV Oil, Công ty xăng dầu quân
đội,Petimex …. Trong số các công ty này, Petrolimex với 60% thị phần
luôn giữ vai trò dẫn dắt thị trường, tiếp đó là PV Oil với 30% thị phần. 9
công ty còn lại chỉ chiếm chưa đầy 10% thị phần. Kiểu hoạt động gần
như độc quyền này khiến thị trường lâm vào cảnh thiếu minh bạch và
kém hiệu quả. Hãy lấy một vài ví dụ cụ thể như, mỗi khi giá thế giới thấp
hơn giá xăng trong nước, các doanh nghiệp lớn vẫn kêu lỗ, không chịu
giảm giá khiến các doanh nghiệp nhỏ cũng không thể tự ý hành động.
Hay lại nói về quỹ bình ổn giá xăng. Ở các nước khác, quỹ bình ổn giá
xăng do doanh nghiệp tự xây dựng dựa trên lợi nhuận thu được lúc kinh
doanh có lãi. Nhưng ở Việt Nam, quỹ này lại do chính người dân đóng
góp với mức 300đ/lít xăng. Đây đã là một điều bất hợp lý nhưng quan
trọng hơn, không ai biết các quỹ này được sử dụng vào việc gì. Vào năm
2008, Bộ Tài chính đã kết luận Petrolimex sử dụng sai quỹ bình ổn 1200
tỉ vào việc bù lỗ thay vì thực sự bình ổn giá xăng. Đó mới là một phần
câu chuyện, những số tiền lớn hơn thế từ trước đến giờ đã đi đâu? Có thể
nói rằng, thị trường xăng dầu Việt Nam sẽ khó có thể phát triển nếu vẫn
giữ cấu trúc như hiện nay.
Thứ ba, phương thức điều hành của chính phủ đối với thị trường xăng
dầu chưa hợp lý. Hiện tại các quyết định về nhập khẩu xăng dầu và điều
chỉnh giá đều do lien bộ Công thương – Tài chính cùng đưa ra. Việc này
dẫn tới một số khó khăn. Trước hết là độ trễ của chính sách. Do phải có
sự thảo luận giữa hai bộ nên các chính sách đưa ra đều chậm hơn diễn
3
biến thị trường. Do vậy, hiệu quả của các chính sách này khá thấp, và tác
động tiêu cực tới thị trường. Thêm vào đó, Liên bộ Tài chính – Công

thương thường không thống nhất ý kiến về việc điều hành. Một vụ việc
diễn ra gần đây giữa thứ trưởng bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú và bộ
trưởng bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã tốn nhiều giấy mực của báo chí.
Năm 2011, ông Vương Đình Huệ có tuyên bố tất cả các kết quả kiểm toán
đều cho thấy, các doanh nghiệp xăng dầu luôn có lãi từ 300 – 500 đồng,
do đó cần thiết phải giảm giá xăng. Tuy nhiên, thứ trưởng Nguyễn Cẩm
Tú lại đồng tình với các công ty xăng dầu rằng họ luôn bị lỗ, nếu giảm
giá xăng sẽ khiến cho các công ty này lâm vào khó khăn. Điều này cho
thấy, sự điều hành và giám sát của lien bộ lên thị trường xăng dầu vẫn
còn nhiều yếu kém.
Chính những khuyết điểm đã nêu trên đây của thị trường xăng dầu
khiến nó luôn biến động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế vĩ mô
cũng như đời sống nhân dân. Trong 4 năm vừa qua, từ 2008 đến 2012, thị
trường xăng dầu đã có không dưới 3 lần tăng giá lớn, khiến mọi mặt xã
hội đều bị tác động. Lần đầu tiên vào 21/7/2008, giá xăng dầu bị điều
chỉnh tăng trung bình 30% như biểu đồ dưới đây :
Sau đó giá xăng dầu được điều chỉnh giảm đôi chút như xăng A92 về
mốc 16.400 đồng/ lít. Nhưng không lâu sau đó, lần tăng giá “sốc” thứ hai
diễn ra vào tháng 2/2011 khi các mặt hàng xăng dầu tăng giá tới 20%, ví
dụ như xăng A92 tăng từ 16400 lên 19300 đồng. Hiện nay giá xăng A92
đã ở mức 20800 đồng/lít. Không dừng lại ở đó, giá xăng dầu còn được “kì
vọng” sẽ lập nhiều kỉ lục mới khi trong cuộc họp báo chiều 5/3/2012, lien
bộ Tài chính – Công thương cho biết sẽ tăng giá xăng trong tháng 3 hoặc
tháng 4, tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô.
4
Như vậy, trong một khoảng thời gian chưa đầy 5 năm và trùng vào thời
điểm khủng hoảng kinh tế diễn ra khắp nơi, biến động giá xăng dầu đã là
một trong những nguyên nhân chính gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô. Những
biến động này, thường là biến động tăng, đã có ảnh hưởng cả tiêu cực và
tích cực lên nền kinh tế cũng như đời sống xã hội.

Trước hết, về tác động tới kinh tế vĩ mô, biến động tăng giá có những
ảnh hưởng cả tiêu cực và tích cực tới xu thế ngắn hạn và dài hạn của nền
kinh tế. Về mặt ngắn hạn, bao hàm những yếu tố tiêu cực dễ nhận thấy
như: tâm lý tiêu dùng của người dân xáo trộn, sức ép tăng giá lên những
mặt hàng có liên quan đến sử dụng xăng dầu, gây sốc trên thị trường
chứng khoán, bất lợi cho khu vực kinh doanh khi yếu tố đầu vào tăng giá
và quan trọng nhất là tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Tuy nhiên, về mặt dài hạn, thì tăng giá xăng dầu xem ra lại có những
biểu hiện tích cực, cụ thể là giảm sức ép của thâm hụt ngân sách do thuế
khoá hoặc vay nợ nước ngoài, hạn chế buôn lậu xăng dầu qua biên giới,
ngăn ngừa đầu cơ xăng dầu trục lợi, và tránh được những méo mó trên thị
trường do các hình thức trợ cấp (chẳng hạn, quỹ bình ổn) tạo nên. Ngoài
ra, giá xăng dầu tăng hơn sẽ khiến các doanh nghiệp điều chỉnh hành vi
kinh tế của mình theo hướng tiết kiệm và sử dụng nhiên liệu hiệu quả
hơn.
Vấn đề xăng dầu ảnh hưởng đến chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) được
các nhà kinh tế phân tích khá kỹ. Theo đó, xăng dầu có “quyền số” 2%
trong tổng thể giá hàng tính CPI. Nghĩa là nếu mức tăng giá xăng dầu
Việt Nam lên 20% thì sẽ tác động trực tiếp đến CPI: 20% nhân với 2% là
khoảng 0.4%.
Ảnh hưởng biến động giá lên nền kinh tế có thể chỉ các nhà kinh tế mới
nhận ra, tuy nhiên nó lại hiển hiện rất rõ rang lên người tiêu dung. Theo
một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, trường
ĐH Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hồi năm 2008, các hộ gia
đình chi tiêu cho xăng dầu như sau:
5
Như vậy xăng dầu chiếm khoảng gần 2.5% chi tiêu của các hộ gia
đình. Như vậy, giả sử xăng dầu tăng giá 20%, đồng nghĩa, ngân sách chi
tiêu thực của người dân nói chung giảm đi khoảng 0.5%. Nói một cách
nôm na, với mức tăng xăng dầu lần này, mọi người dân Việt Nam thấy

nghèo đi khoảng 0.5%.
Không chỉ ảnh hưởng tới số tiền chi tiêu cho xăng dầu, việc tăng giá
xăng cũng khiến các mặt hàng tiêu dung khác tăng lên đáng kể. Khi đó,
người dân chính là những người thiệt thòi nhất khi phải chịu tác động
cộng hưởng của việc tăng giá xăng.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn về ảnh
hưởng của biến động giá xăng dầu lên những người sử dụng xe máy ở
phần tiếp theo.
II/ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
1. Tính cấp thiết
Xăng dầu là một trong những nguồn năng lượng quan trọng mang
tính chiến lược cho sự phát triển đất nước, không chỉ phục vụ cho tiêu
dùng, giao thông vận tải, mà còn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Một
khi giá xăng dầu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến mức sống của người dân. Do
đây là loại nhiên liệu chính phục vụ việc đi lại của người dân, nên giá
xăng tăng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo
6
chi phí tiêu dùng và giá các sản phẩm khác tăng theo, ảnh hưởng đến chỉ
số giá tiêu dùng, sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát.
Chính vì sự cần thiết đó nên nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Phân tích sự
ảnh hưởng biến động giá xăng dầu đối với người tiêu dùng ”.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc khảo sát ảnh hưởng của biến động
giá xăng dầu lên chi tiêu của những người sử dụng xe máy trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
3. Mục đích
Xác định ảnh hưởng của việc thay đổi giá xăng dầu lên chi tiêu và đời
sống của người đi xe máy trên địa bản Hà Nội. Đồng thời, chúng tôi
muốn nêu lên ý kiến của người tiêu dùng đối với giá cả xăng dầu hiện
nay.

4. Phương pháp
Phỏng vấn trực tiếp và qua mạng bằng bảng hỏi. Kết hợp với thống kê,
phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách báo, các bài nghiên cứu trước đây.
5. Mục tiêu nghiên cứu
Khẳng định biến động giá xăng dầu ảnh hưởng đến người đi xe máy.
6. Kết quả điều tra
Tổng số mẫu đã điều tra: 114
Qua quá trình điều tra, chúng tôi thu thập được kết quả như sau:
Câu 1: Tần suất sử dụng xe máy
Chỉ dùng khi cần thiết 11.32%
1 - 2 lần trong ngày 24.53%
Rất thường xuyên 64.15%
Nhìn vào số liệu ta thấy, tần suất sử dụng xe máy của người dân cao,
thể hiện nhu cầu đi lại rất lớn, hay nói cách khác số lượng tiêu thụ xăng
hàng tháng là một con số đáng kể.
7
Câu 2: Số tiền mua xăng trung bình một tháng
Dưới 200 nghìn 21.05%
200 - 400 nghìn 54.39%
400 - 600 nghìn 18.42%
Trên 600 nghìn 6.14%
Theo quy định của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ
ngày 01 tháng 10 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 như sau:
1. Mức 2.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động
trên địa bàn thuộc vùng I.
2. Mức 1.780.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động
trên địa bàn thuộc vùng II.
3. Mức 1.550.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động
trên địa bàn thuộc vùng III.
8

4. Mức 1.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động
trên các địa bàn thuộc vùng IV.
Nhìn vào kết quả điều tra, ta thấy mức tiền phổ biến dùng để mua xăng
là từ 200 - 400 nghìn đồng. Nếu xét một cách độc lập thì đây là một mức
tiền không lớn nhưng nếu so với mức lương tối thiểu như trên thì đây là
một khoản chi phí đáng kể. Như vậy, nếu có một biến động nhỏ với giá
xăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu chi tiêu của người dân. Giá cả thì
tăng chóng mặt nhưng lương thì tăng chậm hơn nên người tiêu dùng rất
khó khăn trong việc phân phối chi tiêu.
Trong năm 2011, mặt hàng xăng – dầu cũng đã có sự điều chỉnh với 2
lần tăng giá và 3 lần giảm giá. Cụ thể, ngày 24/02/2011, Liên bộ Tài
chính – Công Thương đã có quyết định điều chỉnh giá tăng giá bán mặt
hàng xăng dầu, mức tăng dao động từ mức 2.100 đồng đến 3.550 đồng/lít.
Câu 3: Anh/Chị có quan tâm đến việc thay đổi giá xăng dầu không?
Không quan tâm 3.51%
Bình thường 29.82%
Rất quan tâm 66.67%
Hầu hết người dân đều rất quan tâm đến việc thay đổi giá xăng. Điều
này cũng phù hợp với số liệu được thống kê trong câu 1 và 2. Cụ thể là,
tần suất sử dụng xe lớn và số tiền mua xăng trung bình một tháng so với
mức lương cơ bản chiếm tỷ trọng khá lớn. Hơn nữa, yếu tố giá cả luôn
9
được người tiêu dùng quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của
họ.
Cũng bởi tâm lý lo ngại trước sự thay đổi giá, cụ thể là giá tăng, người
dân đã có rất nhiều cách để phòng ngừa trước rủi ro tăng giá. Ví dụ như,
khi có thông tin chuẩn bị tăng giá, hiện tượng người dân ồ ạt mua xăng
với số lượng lớn, nhiều người còn sử dụng các dụng cụ để tích trữ xăng
rất phổ biến.
Câu 4: Theo anh/ chị, thay đổi giá xăng dầu ảnh hưởng như thế

nào?

Không ảnh
hưởng
Bình
thường
Rất ảnh
hưởng
Tiền mua xăng 7.75% 25.86% 66.38%
Chất lượng xăng 14.81% 42.59% 42.60%
Giá cả mặt hàng khác 7.08% 13.27% 79.65%
Chúng ta đã nói rất nhiều tới ảnh hưởng của việc biến động giá xăng
lên người tiêu dùng. Trong cuộc khảo sát này, chúng tôi đưa ra 3 chỉ tiêu
điển hình là tiền mua xăng, chất lượng xăng, giá cả mặt hàng khác. Kết
quả nhận được không bất ngờ đối với nhóm thực hiện khi đa số người dân
cho rằng việc thay đổi giá xăng dầu có ảnh hưởng rất lớn tới những yếu tố
đó. Đặc biệt là tiền mua xăng và giá các mặt hàng khác chiếm trên 60%.
Chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng sự phụ thuộc của giá các mặt hàng trên
10
thị trường vào giá xăng. Giá xăng vừa tăng thì lập tức các tiểu thương,
các doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách đẩy giá hàng hóa lên. Điều này, làm
cho chỉ số CPI tăng và tăng áp lực lạm phát. Trả lời câu hỏi của báo giới
về việc “Trong mức tăng CPI năm 2011, có sự đóng góp bao nhiêu phần
trăm của những lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu?”, đại diện Vụ Thống kê
Giá của Tổng cục Thống kê cho biết, trong năm 2011 giá xăng - dầu tăng
30,27% , với tỷ trọng sinh hoạt của người dân là 3,64% thì việc tăng giá
xăng – dầu đóng góp 1,1% vào mức tăng của CPI.
Ngoài ra, người được phỏng vấn tỏ ra rất hào hứng khi trả lời câu hỏi
này, vì họ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau và rất phong phú về sự ảnh
hưởng của giá xăng. Ý kiến phổ biến nhất là về đạo đức kinh doanh, an

ninh quốc gia và an toàn cho người sử dụng bởi hiện nay có hàng loạt các
vụ cháy nổ xe máy mà người ta đang hướng tới nguyên nhân là do chất
lượng xăng kém. Bên cạnh đó, một hồi chuông cảnh báo về sự đi xuống
của đạo đức kinh doanh của các cửa hàng xăng dầu đang dóng lên trên
toàn xã hội khi họ bất chấp tất cả vì mục đích lợi nhuận như pha nước vào
xăng, bán xăng thiếu. Nhiều cửa hàng xăng ém hàng không chịu bán xăng
cho người dân với lý do đang kiểm tra bồn xăng, cây xăng đã hết, nhiều
cây xăng cũng bán nhưng với số lượng hạn chế với mục đích tích trữ chờ
tăng giá. Đây chính là rủi ro mà người dân gặp phải khi có sử thay đổi về
giá xăng dầu.
Câu 5: Anh/chị làm gì khi giá xăng thay đổi
Không đồng ý Đồng ý
Thay đổi mức độ sử dụng 41.82% 58.18%
Sử dụng nhiên liệu thay thế 54.55% 45.45%
Sử dụng phương Iện thay thế 42.73% 57.27%
Vẫn sử dụng bình thường 26.17% 73.83%
11
Tùy theo từng nhóm độ tuổi và mức thu nhập, người dân có những
phản ứng khác nhau khi giá xăng tăng. Đối với nhóm học sinh - sinh viên,
họ tìm đến các phương tiện thay thế như xe bus hoặc xe đạp. Đối với
công nhân viên chức, ngoài việc tìm các phương tiện thay thế họ còn
giảm mức độ sử dụng bằng cách nghỉ trưa tại cơ quan. Nhưng nhìn vào
biểu đồ thì thấy không có sự chênh lệch lớn giữa sự đồng ý và không
đồng ý, hơn nữa các phương tiện giao thông công cộng vẫn chưa phát
triển và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, một số phương tiện như
taxi thì chi phí lại quá cao. Điều này cho thấy xe máy vẫn là phương tiện
chính của người dân, vì vậy cho dù giá xăng có tăng thì người dân vẫn
tiếp tục sử dụng xe máy. Rõ ràng người dân ý thức được rằng nếu giá
xăng tăng, họ phải chi tiêu nhiều hơn nhưng ngoài biện pháp ngắn hạn kể
trên ( như tích trữ xăng) họ không có cách nào để bảo vệ chính mình

trong dài hạn.
Câu 6: Anh/chị có hài lòng với chính sách giá xăng dầu hiện nay
không?
Có 24,78%
Không 75,22%
Số người trả lời hài lòng chiếm tỷ trọng rất nhỏ cho thấy chính sách
hiện nay chưa hợp lý, nó đang có những ảnh hưởng không tốt đến người
dân nên họ không có sự hài lòng. Đây chính là vấn đề mà Chính phủ cần
quan tâm để đáp ứng nguyện vọng của người tiêu dùng. Dựa vào kết quả
12
điều tra, nhóm chúng tôi cũng mong muốn đóng góp tiếng nói cùng với
người dân để có những tác động nhất định về vấn đề nhạy cảm này.
Câu 7: Anh/chị sẵn sàng chi bao nhiêu tiền 1 tháng để mua xăng
Dưới 300 nghìn 47.32%
300 - 500 nghìn 36.61%
500 - 700 nghìn 12.50%
Khác 3.57%
Theo như khảo sát ở trên, mức tiền 200 - 400 nghìn là phổ biến nhất để
người dân đổ xăng trong 1 tháng. Nhưng khi được hỏi họ sẵn sàng chi
bao nhiêu tiền thì con số “Dưới 300 nghìn” lại chiếm phần lớn. Cho thấy
một thực tế là chi phí thực tế đang cao hơn mức họ kì vọng. Có lẽ, người
tiêu dùng họ đang quá tải trong việc phân bổ thu nhập để trang trải cho
các chi phí hàng ngày.
Câu 8: Nếu sử dụng nhiên liệu thay thế, anh/chị sẽ sử dụng
Xăng sinh học 80.53%
Xăng rẻ Iền 16.81%
Dầu 2.66%
13
Hiện nay, xăng sinh học vẫn chưa được sử dụng phổ biến do những
nguyên nhân như: người dân chưa hiểu rõ về loại xăng này, địa điểm bán

còn rất hạn chế, do người dân lo ngại về việc sử dụng nhiều loại xăng
đồng thời… Tuy nhiên, theo kết quả điều tra ta thấy mong muốn sử dụng
xăng sinh học của người dân chiếm tỷ lệ rất lớn. Theo quan điểm chủ
quan của nhóm chúng tôi, vấn đề tương phản này được giải thích là do
những hiểu biết của người dân về những lợi ích của những sản phẩm sinh
học khác (đặc biệt là tính năng thân thiện với môi trường) đã được nâng
cao nên người ta dựa vào chữ “sinh học” và những nguồn thông tin từ
những người đã sử dụng để lựa chọn xăng sinh học. Ngoài ra, dựa trên
kết quả này có thể gợi mở ra tương lai mới cho xăng sinh học và các nhà
sản xuất đẩy mạnh hoạt động truyền thông cho sản phẩm của mình để mở
rộng thị phần cho loại nhiên liệu này.
Câu 9: Theo anh/chị, xu hướng giá xăng dầu sẽ:
Ổn định 11.60%
Tăng 80.36%
Giảm 8.04%
14
Chỉ có 8% người được hỏi cho rằng giá xăng sẽ giảm trong tương lai.
Con số này đối lập với con số hơn 80% nghĩ rằng xăng vẫn tăng. Theo
Dân trí ngày 5/3/2012: “Sau khi Nhà nước can thiệp để kiềm cơn bùng nổ
điên cuồng của giá gas thì thị trường lại đang đứng trước tin đồn xăng,
dầu tăng sắp tăng giá. Điều này gây sức ép nặng nề lên mục tiêu lạm phát
và lãi suất vẫn còn tiếp tục phấp phỏng”. Tại sao số đông người dân lại có
suy nghĩ như thế?
Như đã lấy ví dụ ở trên, trong năm 2011, giá xăng có 2 lần tăng và 3
lần giảm. Rõ ràng là Chính phủ cũng có những động thái giảm giá xăng,
tuy nhiên nếu như nhìn vào số liệu thì việc giảm giá không có tác động
thay đổi lớn. Ví dụ như, ngày 24/02/2011, Liên bộ Tài chính – Công
Thương đã có quyết định điều chỉnh giá tăng giá bán mặt hàng xăng dầu,
mức tăng dao động từ mức 2.100 đồng đến 3.550 đồng/lít.
Ngày 03/03/2011, Giá bán lẻ các loại dầu điezel giảm 300 đồng/lít; dầu

hoả giảm 500 đồng/lít; giá bán buôn mazút 3S và 3,5S giảm 300 đồng/kg.
Ngày 29/03/2011, Xăng tăng thêm 2.000 đồng/lít từ 19.300 lên 21.300
đồng/lít; Điêzen tăng 2.800 đồng/lít; Dầu hoả tăng 2.600 đồng/lít; Madut
tăng 2.000 đồng/kg
Ngày 26/08/2011, Xăng giảm 500 đồng/ lít từ 21.300 đồng/lít còn
20.800 đồng/lít; điêzen 0,05S từ 21.100 đồng/lít giảm xuống còn 20.800
đồng/lít; dầu hỏa từ 20.800 đồng/lít giảm xuống còn 20.500 đồng/lít.
Và gần đây nhất là ngày 10/10/2011, Các loại điêzen giảm 400
đồng/lít; dầu hoả dân dụng giảm 300 đồng/lít.
15
Chúng ta dễ dàng nhìn thấy, mức tăng lớn hơn rất nhiều so với mức
giảm, tăng thì tăng 2000 đồng, nhưng giảm thì giảm 300 đồng. Điều này
lý giải tại sao người dân không tin tưởng vào xu hướng giảm giá trong
tương lai.
Câu 10: Anh/chị có đề xuất ý kiến về tình hình giá xăng dầu hiện
nay không?
Sau khi phỏng vấn và thu thập thông tin, nhóm chúng tôi đã tổng kết
được những ý kiến đề xuất của người tiêu dùng về tình hình giá xăng dầu
hiện nay.
 Có chính sách ổn định giá
 Không nên độc quyền
 Triển khai rộng xăng sinh học với giá hợp lý
 Nâng cao đạo đức kinh doanh, chất lượng xăng dầu
Kết quả điều tra đã chỉ ra cho chúng ta thấy những ảnh hưởng của sự
biến động giá xăng dầu lên người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ gặp phải
rủi ro giá cả khi giá thay đổi. Chúng tôi xin được tóm tắt lại qua bảng sau:
Nhóm nắm giữ hàng Nhóm cần hàng
Giá giảm Lỗ (rủi ro) Lời
Giá tăng Lời Lỗ (rủi ro)
Điểm hạn chế của cuộc khảo sát này là mẫu khảo sát chưa lớn, địa bàn

khảo sát còn hạn chế nên tính đại diện chưa cao, vì vậy nhóm chúng tôi
rất mong nhận được sự thông cảm của các bạn.
III/ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với Nhà nước
Từ những bài học kinh nghiệm rút ra, xuất phát từ yêu cầu của
hội nhập kinh tế quốc tế và xuất phát từ tính chất nhạy cảm của mặt hàng,
việc định giá bán tại thị trường trong nước cần có sự thay đổi căn bản.
Dựa trên nguyên tắc điều hành giá theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của Nhà nước, có lên, có xuống theo tín hiệu của thị trường thế giới; mức
giá bán lẻ xăng của Việt Nam tương đương với mặt bằng giá của các
nước có chung đường biên giới để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng buôn
lậu xăng dầu qua biên giới. Nhà nước chỉ can thiệp bằng các biện pháp
16
hành chính trong trường hợp “khẩn cấp/ đặc biệt” và được công bố công
khai để người tiêu dùng cùng chia sẻ và ủng hộ.
 Khuyến khích thực hiện nguyên tắc chia sẻ lợi ích và trách
nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu
dùng để giữ ổn định giá bán các loại xăng, các loại dầu điezen, dầu hỏa,
dầu madut như hiện hành; đồng thời cho phép tăng mức sử dụng quỹ bình
ổn giá để bù đắp mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành thấp hơn giá cơ
sở với các mặt hàng dầu.
 Nhà nước tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp nhập khẩu
xăng dầu cũng như các hộ sản xuất sử dụng nhiều xăng dầu (than, điện, xi
măng, sắt thép ) có điều kiện áp dụng cơ chế “PHÒNG NGỪA RỦI RO
GIÁ DẦU” thông qua phương thức mua bán xăng dầu phù hợp với thông
lệ quốc tế nhằm ổn định đầu vào của sản xuất, bình ổn thị trường trong
nước trước biến động khó lường của giá dầu thế giới.
 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở vật chất
kỹ thuật, kiểm soát chặt theo thẩm quyền để tránh lãng phí xã hội, giảm
chi phí lưu thông, tăng hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh.

 Tăng cường công tác thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý
chức năng có liên quan và ban hành các chế tài xử lý các vi phạm qui
định nhằm sắp xếp, ổn định hệ thống phân phối, lành mạnh hoá thị trường
theo quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh xăng dầu.
 Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh
thuộc mọi thành phần kinh tế định hình kinh doanh lâu dài, văn minh
thương mại, hiện đại hoá cơ sở vật chất, giảm thiểu các yếu tố làm bất ổn
thị trường và nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường chủ động nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và xã hội.
 Đầu tư và nâng cao chất lượng giao thông công cộng để đáp ứng
nhu cầu của người dân; mở rộng tuyên truyền để thu hút người dân sử
dụng phương tiện công cộng.
2. Đối với người tiêu dùng:
Thực hiện các biện pháp tiết kiệm xăng dầu như:
 Hạn chế tối đa sử dụng các phương tiện cá nhân
 Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng
17
 Sử dụng các bộ chế hòa khí giảm mức tiêu hao xăng dầu…
Danh mục tài liệu tham khảo
18
1. />dau-day-rui-ro-cho-nguoi-tieu-dung.htm
2. />name=News&file=article&sid=187000 - Ngành xăng dầu vật lộn với rủi
ro và biến động giá - XãLuận.com Tin Nóng
3. />%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=26842 - CSDLVBQPPL Bộ Tư pháp
- Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở
công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá
nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động
4. />khong-anh-huong-qua-nghiem-trong-toi-cpi.chn
5. />xang-dau-c46a403948.html
6. />pers_id=2177082&item_id=37251711&p_details=1 - Công tác điều

hành giá xăng dầu hiện nay
7. dau-am-
anh-nguoi-tieu-dung.html
8. />phong-rui-ro-gia.htm
9. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 25 – 38
-Ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu – Một số phân tích định lượng ban
đầu ( Nguyễn Đức Thành, Bùi Trinh, Đào Nguyên Thắng )
10. - Thực hiên một
chương trình quản lý rủi ro về giá
19

×