Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

142 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Thép Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.63 KB, 66 trang )

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Tổng công ty Thép Việt Nam là Tổng công ty đầu ngành trong lĩnh vực công
nghiệp thép của Việt Nam. Mục tiêu của Tông công ty Thép Việt Nam là xây dựng
và phát triển mô hình kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép
làm nền tảng. Để đạt được mục tiêu đầu ngành của Tổng công ty cần phải nâng cao
năng lực cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành, đặc biệt khi Việt Nam đã gia
nhập WTO. Chính vì vậy, trong đợt thực tập tại Tổng công ty Thép Việt Nam em
đã chọn chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam”.
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của em gồm các phần:
Phần I: Tổng quan về Tổng công ty Thép Việt Nam
Phần II: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động Marketing của
Tổng công ty Thép Việt Nam trong thời gian qua
Phần III: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Tổng công Thép Việt Nam
Trong thời gian thực tập tổng hợp, em đã được thầy Nguyễn Thế
Trung hướng dẫn chỉ bảo. Tuy nhiên, do kiến thức của mình còn hạn chế nên khả
năng thu thập và phân tích dữ liệu còn nhiều thiếu sót. Em mong thầy cô xem xét
và hướng dẫn, giúp đỡ em để em hoàn thiện tốt hơn bản báo cáo này.
Sinh viên
Ngô Thị Hồng Nhung
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
1
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển, lĩnh vực kinh doanh của Tổng
công ty Thép Việt Nam
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam
Ngành công nghiệp Luyện kim Việt Nam được hình thành từ trong cuộc


kháng chiến chống Pháp và từng bước phát triển cùng sự lớn mạnh của đất nước.
Nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi
cần phải hình thành một Tổng công ty mạnh thuộc ngành sản xuất và kinh doanh
thép trong phạm vi toàn quốc, đủ khả năng huy động vốn, đầu tư, quản lý và sử
dụng những công trình trọng yếu có quy mô lớn, công nghệ hiện đại để nâng cao
năng lực sản xuất, có sức mạnh mẽ trên thị trường.
Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định số 255/TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam.
* Giai đoạn 1995 – 1999: Vừa củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy vừa triển
khai hoạt động theo mô hình mới Tông công ty 91 trực thuộc Chính phủ. Kết quả
hoạt động trong 5 năm này của Tổng công ty đã đạt được những thành tựu sau:
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1999 đạt 1.909,5 tỷ đồng, tăng 16,54% so
với năm 1995 (1.638,5 tỷ đồng), Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 5,6%.
Thời kỳ này Tổng công ty chủ yếu vận hành theo công suất các nhà máy hiện có.
- Sản lượng thép cán năm 1999 đạt 465.000 tấn, tăng 28,4% so với năm 1995
(362.000 tấn); tốc độ tăng trưởng thép cán bình quân 5 năm đạt 15,4%; tính chung
5 năm sản xuất được 2,2 triệu tấn thép các loại cung cấp cho nền kinh tế quốc dân.
Sản lượng phôi thép 5 năm đạt 1,5 triệu tấn, đáp ứng khoảng 67% nhu cầu phôi cho
sản xuất thép cán của Tổng công ty.
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
2
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
- Tổng doanh thu năm 1999 đạt 5.967 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 1995
(4.841 tỷ đồng). Trong 5 năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước 1.125,3 tỷ đồng,
năm 1999 tăng 42,4% so với năm 1995.
Trong 2 năm 1996 và 1997, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính khu vực
nên hoạt động của các doanh nghiệp thành viên gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh
doanh của Tổng công ty đạt thấp, sang năm 1998 Tổng công ty bắt đầu có lãi. Lợi
nhuận 5 năm đạt 135,7 tỷ đồng, năm 1999 đạt 81 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm
1995.

- Thu nhập bình quân của người lao động năm 1999 đạt 970 nghìn
đồng/người/tháng, tăng 12% so với năm 1995 ngày mới thành lập Tổng công ty.
Trong 5 năm 1995 – 1999, công tác đầu tư phát triển của Tổng công ty chủ
yếu tập trung cải tạo, nâng cao công suất các nhà máy hiện có, đẩy mạnh liên
doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ vốn và công nghệ hiện đại. Đồng thời
chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo, Tổng công ty đã phối hợp với tổ chức JICA
- Nhật Bản lập Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010;
lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Nhà máy Thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm tại Hà
Tĩnh bằng vốn ODA của Nhật Bản và lập các báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi
một số dự án khác.
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Tổng công ty đi đầu
ngành công nghiệp về lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh
tự đầu tư, Tổng công ty và Công ty Thép Miền Nam, Công ty Gang thép Thái
Nguyên còn góp vốn liên doanh với các Tập đoàn Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Úc, Singapore, Malaysia và các tỉnh, doanh nghiệp trong nước thành lập 16 công
ty liên doanh với tổng vốn đầu tư 772 tỷ đồng, đó là: Công ty VSC-POSCO, Công
ty liên doanh sản xuất Thép Vinausteel, Công ty ống thép Việt Nam; Công ty
TNHH Cán thép NASTEELVINA; Công ty Thép VINAKYOEI, Công ty liên
doanh Càng Quốc tế Thị Vải; Công ty Gia công thép VINANIC, Công ty liên
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
3
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
doanh: Trung tâm thương mại quốc tế, Vingal, Nippovina, Tôn Phương Nam,
Posvina, Thép Tây Đô, Gia công và dịch vụ Sài Gòn, Cơ khí Việt Nhật và Vật liệu
chịu lửa Nam Ưng.
Thành tựu nổi bật của Tổng công ty Thép Việt Nam trong 5 năm 1995-1999
đã cùng ngành Thép Việt Nam nỗ lực phấn đấu, cơ bản thoả mãn nhu cầu trong
nước về chủng loại thép xây dựng thông thường như thép tròn trơn, thép tròn vằn
dạng thanh φ10- φ40, thép dây cuộn φ6-φ10, thép hình cỡ nhỏ và vừa, sản phẩm sau
cán…

* Giai đoạn 2000-2004: Tổng công ty tổ chức triển khai các dự án đầu tư có
quy mô lớn, tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sâu rộng và
có nhiều bước phát triển. Trong 5 năm 2000-2004, Tổng công ty liên tục hoàn
thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, đạt được các thành tựu nổi bật sau:
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 đạt 4.180 tỷ đồng, tăng 94,5% so
với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17%; năm 2004 tăng 155%
so với năm 1995.
- Sản lượng thép cán năm 2004 đạt 1,03 triệu tấn, tăng 96,5% so với năm
2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17,3%; tính chung 5 năm sản xuất
được 3,8 triệu tấn cung cấp cho nền kinh tế, năm 2004 tăng 184,5% so với năm
1995. Đặc biệt, trong giai đoạn 2001-2004 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
18,5%/năm, góp phần cùng ngành Thép cả nước hoàn thành sớm 2 năm về chỉ tiêu
sản lượng thép cán (2,8 triệu tấn) do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra.
- Sản lượng phôi thép 5 năm đạt 2,3 triệu tấn, đáp ứng khoảng 60,5% nhu
cầu phôi cho sản xuất thép cán của Tổng công ty; năm 2004 tăng 119,5% so với
năm 1995; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt 21,5%/năm.
- Tổng doanh thu năm 2004 đạt 13.908,1 tỷ đồng, tăng 117,6% so với năm
2000 và tăng 187,3% so với năm 1995. Trong 5 năm đóng góp cho ngân sách nhà
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
4
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
nước 2.050,1 tỷ đồng, năm 2004 tăng 117,7% so với năm 2000 và tăng 187,3% so
với năm 1995; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt 22,3%/năm.
- Lợi nhuận trong 5 năm đạt 807,7 tỷ đồng, năm 2004 tăng 97,3% so với năm
2000. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2004 đạt 2,6 triệu
đồng/người/tháng tăng gấp 3 lần so với ngày đầu thành lập Tổng công ty năm
1995.
Năm 2005: năng lực sản xuất thép cán của Tổng công ty đạt 1,8 triệu
tấn/năm (thép dài 1,6 triệu tấn/năm và thép dẹt 205.000 tấn/năm), tăng gấp 4,5 lần
so với năm 1995. Năng lực sản xuất phôi thép năm 2005 đạt 1,1 triệu tấn/năm, tăng

gấp 3,7 lần so với năm 1995.
Trong giai đoạn 2006-2010: Phấn đấu sản lượng thép cán tăng trưởng bình
quân 10-15%/năm (thép cán đạt 50% thị phần thép cả nước); phôi thép cơ bản đáp
ứng nhu cầu cho sản xuất của Tổng công ty và đáp ứng một phần nhu cầu về thép
chất lượng cao, thép dự ứng lực cho nền kinh tế. Đầu tư đổi mới công nghệ, đưa
trình độ công nghệ cuả Tổng công ty đạt mức tiên tiến chung của khu vức, đảm bảo
khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thép tại thị trường trong nước và quốc tế.
1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùng
luyện kim và sản phẩm thép sau cán;
- Khai thác quằng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dung cho công
nghiệp sản xuất thép;
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép và nguyên nhiên liệu
luyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng, dầu mỡ, ga và các loại
vật tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông,
cơ khí và các ngành công nghiệp khác.
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
5
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
- Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình sản xuất
thép, các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật
liệu xây dựng;
- Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề
cho ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại;
- Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà
văn phòng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu
đô thị và bất động sản khác;
- Kinh doanh khí ôxy, nitơ, argon (kể cả dạnh lỏng); cung cấp, lắp đặt hệ
thống thiết bị dẫn khí;

- Kinh doanh tài chính;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành;
- Xuất khẩu lao động;
- Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.

SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
6
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
BIÊỦ 1: SƠ ĐỒ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN TỔNG CÔNG TY:
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
7
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY GANG THÉP
THÁI NGUYÊN
CÔNG TY THÉP MIỀN NAM
CÔNG TY THÉP ĐÀ NẴNG
CÔNG TY THÉP TÁM LÁ
PHÚ MỸ
CÔNG TY VẬT LIỆU CHỊU
LỬA TRÚC THÔN
CÔNG TY CƠ ĐIỆN
LUYỆN KIM
CÔNG TY
KIM KHÍ HÀ NỘI
CÔNG TY KIM KHÍ
TP. HCM

CÔNG TY KIM KHÍ
MIỀN TRUNG
CÔNG TY CỔ PHẦN KIM
KHÍ BẮC THÁI
VIỆN LUYỆN KIM ĐEN
TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ
CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM
KHỐI SẢN XUẤT
KHỐI THƯƠNG MẠI
KHỐI NGHIÊN CỨU
ĐÀO TẠO
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
2. Nguồn lực của Tổng công ty Thép Việt Nam
2.1. Tình hình tổ chức bộ máy của Tổng công ty
BIỂU 2: Sơ đồ tổ chức cơ quan văn phòng của Tổng công ty Thép Việt Nam

SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
8
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG
PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
PHÒNG KẾ HOẠCH KINH

DOANH
PHÒNG KỸ THUẬT
TT HỢP TÁC LAO ĐỘNG VỚI
NƯỚC NGOÀI
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
* Chức năng nhiệm vụ cơ bản của của các phòng chuyên môn nghiệp vụ
thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam:
- Văn phòng: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong các lĩnh vực
tổng hợp báo cáo, tiếp nhận và phân phối công văn,…và quản trị văn phòng ở
cơ quan Tổng công ty.
- Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong
việc tổ chức quản lý, đổi mới cán bộ và đào tạo nhân lực, tiền lương và cử
người đi học tập, công tác tại nước ngoài.
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong
các lĩnh vực kế toán tài chính, đầu tư, kiểm toán nội bộ và thống kê ở cơ quan
Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
- Phòng đầu tư phát triển: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc trong
lĩnh vực sây dựng, đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế xây dựng cơ bản và
theo dõi quản lí liên doanh của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành
viên.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc
trong các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm,
cân đối sản lượng và xuất nhập khẩu, xây dựng kế hoạch sản xuất-kinh doanh
ngăn và dài hạn cho Tổng công ty, các đơn vị thành viên và tổng hợp kế
hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
- Phòng kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn đo lường chất
lượng sản phẩm và an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp môi trường cơ quan
Tổng công ty và các đơn vị thành viên

SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
9
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
- Phòng thanh tra pháp chế: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc
trong công tác thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo.
- Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài: Nghiên cứu thị trường lao
động trong nước và nước ngoaid để tổ chức đào tạo, tuyển chọn đưa lao động
Việt Nam đi học tập, làm việc ở nước ngoài.
* Mối quan hệ làm việc giữa các phòng chức năng Tổng công ty:
- Văn phòng với các phòng chức năng Tổng công ty: phối hợp để bố trí,
sắp xếp lịch làm việc hàng tuần với Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, phối
hợp luân chuyển công văn đi và đến, công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan
Tổng công ty, phối hợp trong việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo
chuyên đề, phối hợp về công tác pháp chế…
- Phòng tổ chức lao động với các phòng chức năng Tổng công ty: Phối
hợp với phòng đầu tư phát triển để xây dựng quy hoạch phát triển Tổng công
ty liên quan đến cơ cấu tổ chức hệ thống các đơn vị thành viên,…; phối hợp
với phòng tài chính kế toán trong việc xây dựng kế hoạch và quyết toán tiền
lương…
- Phòng tài chính kế hoạch với các phòng chức năng Tổng công ty: Phối
hợp với phòng kế hoạch kinh doanh huy động vốn, thanh lý hợp động kinh tế
và quyết toán các chi phí kinh doanh,…; phối hợp với phòng kỹ thuật trong
việc thanh toán các khoản thu chi liên quan đến chi phí các dự án…
- Phòng kế hoạch kinh doanh với các phòng chức năng Tổng công ty:
Phối hợp với phòng tổ chức lao động trong việc xây dựng chiến lược kinh
doanh, hệ thống mạng lưới các đơn vị thanh viên,…; phối hợp với phòng đầu
tư phát triển trong việc xây dựng quy hoạch phát triển cơ cấu mặt hàng kinh
doanh,..;..
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
10

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
- Phòng kỹ thuật với các phòng chức năng Tổng công ty: Phối hợp với
phòng kế hoạch kinh doanh trong việc xây dựng hệ thống quản lý mặt hàng,
quy hoạch, chất lượng sản phẩm và giám định chất lượng hàng hoá,…
- Phòng đầu tư phát triển với các phòng chức năng Tổng công ty: Phối
hợp với văn phòng trong việc thống kê, chuẩn bị phòng làm việc với các đối
tác. hội thảo liên quan đến công tác đầu tư, phối hợp với phòng kế hoạch kinh
doanh thống kê liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và xuất khẩu,…
2.2. Kỹ năng quản trị và nguồn nhân lực
Tổng số lao động của Tổng công ty Thép Việt Nam khi mới thành lập
có 24.062 người đến năm 2004 khoảng hơn 18.000 người, trong đó tập trung
chủ yếu ở Công ty Gang thép Thái Nguyên 8.972 người; Công ty Thép Miền
Nam 3.688 người.
So sánh với các công ty liên doanh và các công ty 100% vốn nước
ngoài, các công ty tư nhân mới xây dựng trong những năm gần đây đầu tư
những thiết bị tiên tiến nên số lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân ở mỗi nhà
máy chỉ từ 200 đến 300 người. Số lượng tổng công ty đông hơn so với các
công ty liên doanh hay công ty tư nhân là do Tổng công ty đầu tư từ khâu
khai thác quặng cho đến khâu cuối cùng là sản xuất ra sản phẩm thép.
Theo bảng tình hình lao động của Tổng công ty dưới đây, ta thấy số lao
động có trình độ Đại học, Cao đẳng là đội ngũ đông đúc, qua thực tế sản xuất
nhiều năm nên họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đội ngũ này có khả năng
làm chủ công nghệ tốt, đồng thời đây cũng là nơi cung cấp các cán bộ và công
nhân nòng cốt cho nhà máy thép xây dựng sau này. Tuy nhiên, nhiều cán bộ
kỹ thuật không cập nhật được những tiến bộ kỹ thuật mới trong ngành nên
còn hạn chế trong việc cải tiến công nghệ cũng như nghiên cứu phát triển.
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
11
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Trong số cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng thì tỷ lệ cán bộ công nghệ

(luyện kim đen, cán) còn thấp so với các ngành khác như kinh tế tài chính.
Biểu 3: Cơ cấu lao động của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2005
Đơn vị: người
Vị trí Trình độ học vấn
Tiến
sỹ
Thạc
sỹ
Đại học
Cao
đẳng
Trung
cấp
1. Quản lý 4 10 929 251 67 1,261 7,8
2. Nhân viên
văn phòng
2 6 1,437 185 36 1,666 10,2
3. Kỹ sư/Công
nhân lành nghề
705 1,988 7,261 9,954 61,2
4. Lao động phổ
thông
6 44 1,065 1,115 6,9
5. Khác 570 840 852 2,262 13,9
Tổng cộng 6 16 3,647 3,308 9,281 16,258 100
% 0.04 0.1 22.43 20.35 57.09 100
Nguồn: Phòng tổ chức lao động
Theo đánh giá của các nhà quản lý thì chất lượng nguồn lực là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Yêu cầu về lao động không
chỉ có kinh nghiệm mà cần phải có kiến thức. Xét về mặt kiến thức chuyên

môn lực lượng lao động của Tổng công ty Thép Việt Nam còn khá thấp. Lực
lượng các bộ nghiên cứu trong lĩnh vực thép của Tông công ty còn khá mỏng.
Đối với cán bộ quản lý thì tư tưởng sản xuất nhỏ vẫn ngự trị trong cách
thức quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh, chưa kích thích được sự nhiệt
tình và sáng tạo. Đây là do một phần ở cơ chế quản lý sản xuất của các doanh
nghiệp nhà nước. Nhưng trong những năm vừa qua, đội ngũ cán bộ quản lý đã
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
12
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
nỗ lực rất nhiều trong việc cơ cấu lại tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp và
chuyển đổi sang mô hình hoạt động công ty mẹ - công ty con.
Mục tiêu về lao động của Tổng công ty trong những năm sắp tới là phải
được phát triển cả số lượng và chất lượng để thích ứng với điều kiện cạnh
tranh trong nước và khu vực. Tổng công ty cần phối hợp chặt chẽ với các
trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghệ dể đào tạo cho đội ngũ
chuyên gia, kỹ sư, công nhân bậc cao. Đồng thời tranh thủ tài trợ quốc tế về
đào tạo, cử người đi đào tạo ở nước ngoài nhằm đáp ứng những đòi hỏi về
nguồn lực cho phát triển ngành công nghiệp Thép Việt Nam trong tương lai.
2.3. Nguồn lực tài chính
Biểu 4: Nguồn vốn trong giai đoạn 2001-2005 của Tổng công ty Thép Việt
Nam
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số
Trong đó:
379.951,29 596.929,76 1.757.111,83 3.857.974 2.831.000
1. Vốn đầu tư phát triển
thuộc NSNN
2.928,94 8.961,00 9.450,00 15.530 15.000
2. Vốn sự nghiệp có tính chất

xây dựng
3. Vốn tín dụng ĐT phát
triển của nhà nước
129.379,81 230.000,00 239.085,00 1.373.332 1.000.000
4. Vốn đầu tư của doanh
nghiệp
34.283,84 232.515,41 1.508.552,83 2.469.112 1.816.000
- Từ khấu hao cơ bản
3.300,00
- Từ lợi tức sau thuế
- Từ bán trái phiếu, cổ phiếu
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
13
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
- Vay thương mại
30.983,84 214.040,88 1.482.843,05
- Góp vốn LD
5. Vốn vay nước ngoài
213.368,70 125.453,35
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng trên, ta thấy nguồn vốn huy động cho sản xuất kinh doanh và
đẩu tư phát triển tăng lên rất nhiều qua từng năm do đặc thù của kinh doanh
thép cần vốn lớn, do nhu cầu thép ngày càng tăng. Và môi trường cạnh tranh
ngành công nghệ thép rất gay gắt đòi hỏi cần phải đầu tư để nâng cao năng
suất sản xuất giảm sản lượng thép nhập khẩu.
Tình hình tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam còn được xem xét
ở các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước sẽ
được đề cập ở phần II Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.
2.4. Nguồn lực về cơ sở vật chất và công nghệ
* Quy trình sản xuất:

- Sản phẩm dài:
Quặng sắt
Lò cao
Gang
Lò điện
Phôi vuông
Cán
Sản phẩm dài
Thép phế
- Sản phẩm dẹt:
Quặng
Lò cao
Gang
Lò điện
Phôi
Cán
Tấm Cuộn Cuộn Sản phẩm
Thép phế dẹt cán nóng cán nguội dẹt
* Về kỹ thuật trang thiết bị:
- Thiết bị và công nghệ luyện thép:
+ Sản xuất gang: Ở Việt Nam duy nhất chỉ có Tổng công ty Thép Việt
Nam là quy trình luyện gang và thép. Công ty Gang thép Thái Nguyên là cơ
sở duy nhất có dây chuyền sản xuất thép khép kín theo công nghệ truyền
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
14
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
thống. Hiện tại, Công ty có 2 lò cao dung tích 100m
3
và 120m
3

. Nguyên liệu
cho sản xuất là quặng sắt khai thác tại các mỏ ở Thái Nguyên và một số tỉnh
lân cận như Tuyên Quang và Cao Bằng. Toàn bộ dây chuyền luyện thép ở
Công ty do Trung Quốc giúp đỡ thiết kế và xây dựng từ những năm 1960.
+ Sản xuất phôi thép: Ngoài công nghệ truyền thống sử dụng tại Công
ty Gang thép Thái Nguyên, Tổng công ty Thép Việt Nam áp dụng công nghệ
lò điện sản xuất thép bằng thép phế trong nước và nhập khẩu. Tổng Công ty
Thép Việt Nam trước đây có 20 lò điện hồ quang với dung lượng từ 1,5 đến
30T được lắp đặt ở các miền Bắc, Trung, Nam. Năm 2005 Tổng công ty đưa
vào hoạt động lò điện công suất 70t/mẻ ở nhà máy thép Phú Mỹ của Công ty
thép Miền Nam. Tuy nhiên, so với các nhà máy sản xuất thép trên thế giới các
chỉ tiêu kỹ thuật của Tổng công ty còn một khoảng cách khá xa.
Biểu 5: Bảng chỉ tiêu kỹ thuật của khâu luyện thép
Chỉ tiêu Tổng công ty Thế giới
1. Thời gian nấu luyện (phút/mẻ) 90-180 45-70
2. Hiệu suất (%) 96-96,5 95-97
3. Tiêu hao kim loại (t/t) 1,17-1,23 1,07-1,08
4. Tiêu hao điện cực (kg/t) 3,7-6,22 1,8-2,2
5. Tiêu hao điện năng (kwh/t) 500-800 360-430
6. Tiêu hao oxy (m
3
/t) 0-25 20-35
7. Tiêu hao dầu (lít/t) 0 0-12
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
- Thiết bị và công nghệ cán thép:
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
15
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Tổng số máy cán của Tổng công ty Thép Việt Nam là 12 dàn cán, trong
đó một số dàn cán có công suất trên 100.000t/năm (Xem bảng các dây chuyền

cán thép của Tổng công ty Thép Việt Nam).
Biểu 6: Các dây chuyền cán thép của Tổng công ty Thép Việt Nam
Nhà máy
Công suất
(t/năm)
Tốc độ cán
(m/s)
Loại máy
cán
Sản phẩm
Lưu Xá 120.000
- Thanh: 6.8
- Dây: 33
- Góc: 3,4
Bán liên tục
Thép thanh, thép
dây và thép góc
Gia Sàng 100.000
- Thanh: 12
- Dây: 14
Bán liên tục
Thép thanh, thép
dây và thép góc
Nhà Bè No1 50.000
- Dây: 8
- Góc: 5
Thủ công Thép dây và góc
Nhà Bè No2 150.000
- Góc: 9.8
- Hình: 8

Bán liên tục
Thép góc, thép
hình
Thủ Đức No1 35.000 - Dây: Thủ công Dây
Thủ Đức No2 120.000 - Thanh: 10 Bán liên tục Thép thanh
Biên Hoà 90.000
- Thanh: 6
- Dây: 12
Bán liên tục
Thép thanh, thép
dây
Tân Thuận 30.000 - Dây Bán liên tục Thép dây
Thép Đà
Nẵng
40.000
- Dây: 10
- Thanh: 4.5
Bán liên tục
Thép thanh, thép
dây
Kim khí Miên
Trung
30.000 - Thanh: 4.5 Bán liên tục Thép thanh
Cán
300.000T/năm
300.000 Liên tục Thép thanh, dây
Cán Phú Mỹ -
Thép MN
400.000 Liên tục Thép thanh, dây
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A

16
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Tấm lá Phú
Mỹ
400.000 Thép cán nguội
Nguồn: Phòng kỹ thuật
Trong năm 2005, Tổng công ty đưa thêm 02 dây chuyền cán thép nguội
của Công ty Gang Thép Thái Nguyên và Thép Miền Nam với tổng công suất
700.000t/năm.
2.5. Tình hình Marketing
Tình hình marketing của Tổng công ty sẽ được trình bày trong phần III
PHẦN II
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
17
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG MARKETING TRONG THỜI GIAN QUA CỦA TỔNG
CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam
2.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2001-2006
* Khối sản xuất
Biểu 7: Bảng kết quả kinh doanh của khối sản xuất
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. GT sản xuất CN (tỷ đồng) 2.667 3.063 3.496 4.187 4.970,2 5.328,4
2. Doanh thu SXCN (tỷ đồng) 2.913,8 368,4 5.011 7.724,8 8.329,5 10.792
3. SL thép cán (nghìn tấn) 650 751 863 1.030 1.203,1 1.247,2
4. SL phôi thép (nghìn tấn) 318,4 408,2 543 658,4 660 721
5. Sản lượng Gang ( nghìn tấn) 48 97,8 197 158,7 202 212
6. TT thép cán (nghìn tấn) 626,8 758,1 858,2 990,1 1.064,4 1305,7
7. GT xuất khẩu ( triệu USD) 4,8 7,1 10,4 15,9 25,2 42,8

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Nhìn vào bảng kết quả hoạt dộng kinh doanh của khối sản xuất, ta thấy
giá trị sản xuất tăng lên từng năm do nhu cầu tiêu dùng tăng và do Tổng công
ty đầu tư các dự án nhằm nâng cao năng suất.
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
18
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
* Khối thương mại
Biểu 8: Bảng kết quả kinh doanh của khối thương mại
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. Mua vào
a. Kim khí 1.175.836 1.141.971 833.544 756.880 19.363 426.355
b.K.khí Pliệu 187.794 163.021 351.619 355.550 11.164 317.587
c.H.hoá khác 59.398 47.568 43.808 25.472 21.832 54.737
2. Bán ra
a.Kim khí 1.238.013 1.146.484 831.356 760.976 19.364 448.247
b.K.khí P.liệu 198.829 172.365 237.787 354.976 11.164 335.840
c.H.hoá khác 57.637 41.724 44.902 27.034 22.174 56.257
3. Tồn kho
a.Kim khí 62.664 46.426 59.475 49.030 207 48.155
b.K.khí P.liệu 1.322 3.328 216 2.179 - 303
c.H.hoá khác 8.963 13.470 10.747 1.111 101 7.436
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Qua bảng kết quả kinh doanh của khối thương mại ta thấy ngay sự hoạt
động chưa phát huy hiệu quả, sản xuất tăng lên từng năm nhưng tiêu thụ qua
các công ty thương mại thuộc Tổng công ty lại giảm đi, khối lượng mua vào
của các công ty thương mại giảm nhiều qua các năm đặc biệt là năm 2005.
Điều này chứng tỏ sự liên kết giữa khối sản xuất và khối thương mại thuộc
Tổng công ty là lỏng lẻo.
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A

19
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
* khối liên doanh
Biểu 9: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khối liên doanh
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. Sản xuất
a. Thép cán 895.655 932.772 798.115 693.805 685.000 677.054
b. Ống thép 33.853 42.285 39.147 35.980 28.602 29.539
c. Tôn mạ 59.266 106.136 103.70
5
104.600 84.027 102.150
2. Tiêu thụ
a. Thép cán 893.958 905.836 819.679 651.156 703.700 711.127
b. Ống thép 28.922 39.868 39.289 34.250 26.840 27.271
c. Tôn mạ 64.357 96.427 105.30
1
103.300 81.579 92.608
3. Tồn kho
a. Thép cán 42.773 69.731 47.742 73.874 51.609 47.945
b. Ống thép 3.986 4.135 3.097 4.190 3.090 6.227
c. Tôn mạ 7.43 11.694 9.530 11.648 11.030 7.599
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Biểu 10: Tổng hợp kết quả SXKD& dịch vụ thương mại
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
I. Tổng công ty
1. Tổng doanh thu 7.734 8.412 10.170 13.46513.662,6 11.649,2
2. Lợi nhuận 46,1 211,7 215 221,8 28,1 -68.8
3. Nộp ngân sách 324,7 414 452 607 607,7 741.5
II. Các liên doanh

1. Lợi nhuận 310 363 363 319 3,6 144,8
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
20
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh có thể phân tích hoạt đồng
kinh doanh của toàn Tổng công ty Thép Việt Nam như sau: Tổng công ty liên
tục hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ 2001 đến 2004 của
Tổng công ty cũng như mục tiêu của ngành thép đặt ra: “Mục tiêu của ngành
Thép đến năm 2010, sản xuất phôi thép tăng bình quân 15%/năm; sản xuất
thép cán bình quân 10%/năm”. Sản lượng thép cán tăng bình quân
17,3%/năm, sản lượng phôi thép tăng bình quân là 21,5%/năm.
Riêng 2 năm 2005 và năm 2006 do thị trường thép thế giới biến động
mạnh, đặc biệt là giá phôi thép nhập khẩu liên tục biến động lên xuống, điều
này gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh thép trong nước. Hơn
nữa, thị trường bất động sản đóng băng, đầu tư xây dựng có phần chững lại
dẫn đến nhu cầu thép xây dựng không tăng lên như dự báo. Thị trường tài
chính tiền tệ “nóng lên”, lãi suất cho vay ngân hàng tăng cao đã ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. Sản xuất thép xây dựng trong
nước cung vượt quá xa cầu, giá xăng dầu và giá điện tăng. Hơn nữa, nguyên
liệu đầu vào của chúng ta nhập khẩu là chủ yếu trong khi Trung Quốc đẩy
mạnh xuất khẩu thép thành phẩm để chiếm thị phần chứ không đẩy mạnh xuất
khẩu phôi thép. Chính sách của Trung Quốc đánh thuế xuất khẩu thép thành
phẩm là 0% nhưng lại cộng thêm (tuỳ theo thời điểm) trợ giá xuất khẩu, còn
đánh thuế phôi thép xuât khẩu là 10%. Thép thành phẩm của Trung Quốc xuất
khẩu sang Việt Nam với giá thấp hơn nhiều giá thép thành phẩm của các
doanh nghiệp trong nước làm cho thị trường thép Việt Nam “chao đảo” trước
cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá.
Đặc biệt năm 2006, kinh doanh thép của Tổng công ty còn bị thua lỗ
trên 68 tỷ đồng, có 3 đơn vị lãi trên 44 tỷ đồng nhưng lại có 3 đơn vị lỗ 112 tỷ

đồng. Tổng công ty lỗ là do các dự án mới đi vào hoạt động, khấu hao lớn, chi
phí tài chính tăng. Nên kết quả hoạt động của Tổng công ty năm 2006 không
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
21
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
đạt được kế hoạch đã đề ra cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.328,4 tỷ
đổng bằng 97% kế hoạch, Tổng doanh thu đạt 11.649,2 tỷ đồng giảm 15,6%
so với năm 2005…
Đồng thời do một số nhà mày ở thành phố Hồ Chí Minh bị đóng cửa,
ngừng sản xuất do vấn đề ô nhiễm môi trường, và di dời theo quy hoạch của
địa phương. Một số nhà máy ở Đà Nẵng bị tàn phá nặng nề bởi gió bão nên
cũng phải nghỉ xản xuất một thời gian và nhất là do tiến trình cổ phần hoá làm
cho tổng năng lực phôi thép và năng lực sản xuất thép cán của Tổng công ty
giảm.
Trong khi đó dự án đầu tư mới đi vào hoạt động làm chi phí khấu hao,
chi phí tài chính tăng cao so với năm trước gây sức ép lên giá thành sản xuất
và giá bán của các đơn vị thành viên nên hiệu quả kinh doanh đạt thấp
Do nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho công nghiệp sản xuất thép ở
nước ta phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu là chính, trong nước chỉ sản
xuất và cung cấp được 25% nhu cầu phôi thép phục vụ sản xuất. Chính vì
vậy, sản lượng sản phẩm thép rất ít chủ yếu là thép thành phẩm và gang đúc.
Tổng công ty đẩy mạnh việc giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản
xuất, tăng sực cạnh tranh của sản phẩm. Tập trung công tác thu hồi công nợ
nhất là công nợ khó đòi, nâng cao hiệu quả đồng vốn và làm lành mạnh tài
chính doanh nghiệp để đạt được chỉ tiêu của ngành và của Tổng công ty.
2.2. Tình hình thị trường Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh của Tổng
công ty Thép Việt Nam.
2.2.1. Thị trường Thép Việt Nam trong thời gian qua
* Thị trường Thép Việt Nam thời gian 2001-2003:
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A

22
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
- Cả nước đang tập trung thưc hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo
mục tiêu của Đại hội Đảng IX tạo ra nhu cầu tiêu thụ Thép tăng cao, mở rộng
thị trường và ổn định cho ngành thép trong nước.
- Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010 được Thủ
tướng chính phủ phê duyệt ngày 10/09/2001 đã tạo điều kiện thuận lợi cho
Tổng công ty Thép Việt Nam và cả ngành thép phát triển mành mẽ, vững
chắc. Đồng thời, Chính phủ cũng xác định nhiệm vụ hết sức nặng nề cho
Tổng công ty Thép Việt Nam để thực hiện thành công bản quy hoạch này.
- Hội nhập kinh tế thé giới và khu vực đến gần, yêu cầu Tổng công ty
Thép Việt Nam phải đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có.
- Tình hình thị trường thép trên thế giới trong khoảng thời gian này
không ổn định, biến động lớn về giá cả và nguồn cung cấp, không theo quy
luật như những năm trước. Đặc biệt, cuối năm 2002 giá cả tăng mạnh với chu
kỳ ngắn, biên độ lớn. Đến cuối năm 2003 giá phôi thép và thép thành phẩm
nhập khẩu tăng rất mạnh, cao gấp 2 lần năm 2001 gây nhiều khó khăn cho
ngành thép, các nhà máy cán thép bằng phôi nhập khẩu hiệu quả thấp. Tuy
nhiên, đây cũng là điều kiện để đẩy mạnh đầu tư sản xuất phôi thép trong
nước.
* Thị trường thép Việt Nam năm 2004-2006:
- Năm 2004, thị trường thép biến động mạnh, giá thép dao động với
biên độ lớn và rất khó lường. Trước những biến động phức tạp của thị trường,
Nhà nước đã nhiều lần quyết định thay đổi thuế nhập khẩu phôi thép và thép
xây dựng nhằm ổn định thị trường trong nước. Thuế nhập khẩu phôi thép và
thép xây dựng năm 2004 là 5% và 10%, với khoảng chênh lệch thuế suất thấp
sẽ là một thách thức không nhỏ đối với ngành thép trong thời gian tới.
- Năm 2005, thị trường thép thế giới có nhiều biến động phức tạp và
khó lường. Xu hướng xác lập một mặt bằng giá mới cao hơn tác động xấu đến
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A

23
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm công
nghiệp trong đó có sản phẩm thép. Sản xuất kinh doanh thép trong nước chủ
yếu vẫn phụ thuộc vào phôi thép, than cốc, thép tấm lá, thép đặc chủng, thép
chất lượng cao nhập khẩu nên hiệu quả thấp và thiếu ổn định. Thị trường bất
động sản đóng băng, đầu tư xây dựng có phần chững lại dẫn đến nhu cầu thép
xây dựng không tăng như dự báo đầu năm 2005. Thị trường tài chính tiền tệ
“nóng lên”, lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả kinh doanh của Tổng công ty.
- Năm 2006: Trung Quốc là nhân tố gây biến động lớn về giá. Giá phôi
thép, thép phế, than cốc, than mỡ, giá xăng dầu thế giới biến động thất thường
và liên tục duy trì ở mức cao làm tăng giá thành sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất Thép của Tổng công ty. Ngành thép Việt Nam vẫn phụ thuộc
vào nguyên liệu nhập khẩu. Thép xây dựng cạnh tranh quyết liệt do cung
vượt cầu.
2.2.2. Phân tích cạnh tranh và tỉ phần thị trường của Tổng công ty Thép
Việt Nam.
* Phân tích cạnh tranh
Trước kia, thị trường đều do Tổng công ty Thép Việt Nam nắm giữ,
Tổng công ty được gọi là doanh nghiệp đầu ngành trong công nghệ sản xuất
thép tại Việt Nam. Tổng công ty thép nắm độc quyền trên thị trường.
Những năm trở lại đây thị phần của Tổng công ty giảm đáng kể có
nguy cơ chỉ còn khoảng 30% thị phần trên thị trường. Có thể thấy, đối thủ
cạnh tranh mạnh nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam là các doanh nghiệp
liên doanh do các doanh nghiệp này không chỉ đầu tư công nghệ tốt hơn mà
phương pháp quản lý cũng hiện đại hơn, có thị trường tiêu thụ trong và ngoài
nước…. Các doanh nghiệp liên doanh có thiết bị hiện đại hơn so với đơn vị
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
24

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
thuộc Tổng công ty giai đoạn 1998-2004. Từ 2005, các nhà máy mới của
Tổng công ty thép cũng được đầu tư những thiết bị hiện đại.
Trên thị trường miền Bắc Công ty Thép Việt Hàn, công ty Thép Việt
Úc… Chẳng hạn, Công ty Thép Việt Hàn hơn 10 năm hoạt động đã tạo được
uy tín cao trong lòng khách hàng. Thứ nhất, do sự quyết tâm, hăng say hết
mình vì công việc và công ty xác định chất lượng sản phẩm là mục tiêu quan
trọng hàng đầu, nó xuyên suốt và gắn bó chặt chẽ giữa trách nhiệm người lao
động, lợi ích người lao động và nhu cầu thị trường. Công ty thường xuyên
đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ công nhân, cán bộ, kỹ thuật
và chú trọng việc đầu tư dây chuyền, máy móc hiện đại, luôn tổ chức duy trì
và vận hành bộ máy theo Hệ thống Quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9000.
Hiện nay trong tình hình mới Công ty đã nâng cấp Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001.
Trên thị trường miền Nam có Công ty Thép Vinakyoei, Công ty Thép
Pomina…Công ty Thép Miền Nam cạnh tranh rất gay gắt với Công ty Thép
Pomina trên khúc thị trường thép xây dựng cung cấp cho công trình. Đến giữa
năm 2007 lò luyện phôi thép 500.000 tấn/năm của Thép Pomina sẽ đi vào
hoạt động khiến giảm lợi thế cạnh tranh về luyện phôi của Thép Miền Nam.
Hơn nữa, không phải chỉ Tổng công ty Thép Việt Nam mà cả các liên
doanh đều phải tìm mọi cách giảm giá thành sản phẩm thép để cạnh tranh với
thép giá rẻ của Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam. Các doanh nghiệp như
Công ty Thép Miền Nam, Công ty Thép Hòa Phát…đều giảm giá để cạnh
tranh với thép Trung Quốc nhưng không cạnh tranh nổi. Trong một thời gian
ngắn mà thép Trung Quốc đã chiếm gần 30% thị phần tiêu thụ trong nước đối
với sản phẩm thép cuộn.
SV: Ngô Thị Hồng Nhung Lớp marketing 45A
25

×