Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN Một vài biện pháp hạn chế lỗi làm văn của học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.38 KB, 31 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT VÀI BIỆN PHÁP HẠN CHẾ LỖI LÀM VĂN CỦA HỌC
SINH THPT"
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong trường THPT việc viết các bài văn có vai trò rất quan trọng. Các bài viết
văn không chỉ đánh giá học sinh về mặt điểm số mà còn rèn luyện tính kiên nhẫn, cách
nói năng, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.
Hiện nay, nhiều học sinh lơ là trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn dẫn đến chất
lượng bài làm văn của học sinh ngày càng bị giảm sút. Tình trạng phổ biến là học sinh
yếu kĩ năng làm văn. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn
ngắn cho đến một bài luận dài với rất nhiều kiểu lỗi.
Giáo viên giảng dạy Ngữ văn trong trường THPT đã có cố gắng trong việc rèn
luyện kĩ năng cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Vậy để làm gì
có thể củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh? Người viết bài này xin đưa ra
2
một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở lớp
11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên.
2. Mục đích của đề tài:
Đề tài này chỉ xin dừng ở việc chỉ ra các lỗi về kĩ năng chủ yếu mà học sinh mắc
phải và đề cập một số biện pháp khắc phục những lỗi đó.
3. Ý nghĩa của đề tài:
Trong tình hình hiện nay khi kĩ năng làm văn của học sinh yếu và nhiều em chưa
có kĩ năng làm văn, đề tài này góp phần vào việc phát hiện ra và khắc phục những lỗi
viết văn mà học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên đang mắc phải. Người viết
cũng hi vọng, đồng nghiệp và học sinh sẽ có thêm tư liệu về các lỗi kĩ năng làm văn
của học sinh.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên.


Những bài làm văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Kĩ năng làm văn của học sinh rất phong phú và đa dạng. Nhưng đề tài chỉ dừng lại
ở việc chỉ ra những lỗi viết văn mà học sinh mắc phải. Người viết sẽ sử dụng một số
biện pháp như: quan sát, phát vấn, điều tra và thể nghiệm bằng bài giảng.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
1. Vai trò của các bài viết văn trong trường THPT.
Văn chương vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người hóa thân và
3
thăng hoa. Vì thế nó vô cùng tinh vi và phức tạp. Môn Ngữ văn trong nhà trường là môn
khoa học nhân văn. Tuy vẫn mang tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu xong là một
môn học thì nó phải đòi hỏi những chuẩn mực khoa học để đánh giá các hoạt động giảng
dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Việc đọc hiểu văn bản là những thao tác đầu tiên
của hình thức tập dượt nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học là để hiểu văn học, đối
tượng cụ thể là tác phẩm văn học. “Cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự
đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng”. Đây cũng là
vấn đề được tác giả Trần Đình Sử quan tâm, theo đuổi khá lâu. Trong tạp chí Nhà văn,
số 6-2002, GS. cho rằng: “Về tác phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm tác phẩm
văn học xây dựng trên cơ sở khái niệm văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu.
Ở đó văn bản chỉ được coi như cái vỏ ngôn ngữ bên ngoài. Tác phẩm văn học phải được
cắt nghĩa theo lí thuyết tiếp nhận hiện đại”. Như vậy, tư tưởng trở về với văn bản là một
luận điểm khoa học khá nhất quán trong phương pháp dạy và học văn của GS. Trần
Đình Sử. Cùng với các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách học sinh, môn văn
trong trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực tiếp đến phẩm chất, tư
tưởng tình cảm học sinh. Một bài thơ hay, một trích đoạn đặc sắc khắc họa sinh động
hình tượng nhân vật, vào và đứng được trong tâm hồn học sinh sẽ trở thành thành lũy, là
ngọn hải đăng hướng đạo hành vi, thái độ sống các em.
Dạy văn là một hoạt động thuộc phạm trù nghệ thuật, khám phá và chuyển tải cái
hay, cái đẹp từ tác phẩm đến học sinh. Mỗi tác phẩm, tùy thể loại, được tuyển chọn trong

chương trình sách giáo khoa đều toát lên vẻ đẹp riêng.Tác phẩm văn học mang đặc trưng
riêng của cấu trúc tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đó là một chỉnh thể bao gồm các thành
tố nhà văn – văn bản - người đọc tương tác với nhau. Nội dung thẩm mĩ của tác phẩm
văn học gắn liền với tầm đón nhận của người đọc. Tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để
4
biến văn bản thành một thế giới hình tượng sinh động và nắm bắt được ý nghĩa của nó.
Cùng với quá trình đọc hiểu văn bản, trong trường phổ thông, học sinh còn phải
viết các bài làm văn theo quy định. Việc viết bài của học sinh không chỉ kiểm tra xem
các em lĩnh hội kiến thức, khả năng cảm nhận văn chương mà còn rèn khả năng ngôn
ngữ, cách diễn đạt. Thông qua các bài làm văn khả năng vận dụng và diễn đạt ngôn ngữ
của các em được cải thiện rất nhiều. Như vậy, trong trường phổ thông các bài làm văn
giữ vị trí hết sức quan trọng.
2. Những yêu cầu của một bài văn đúng và hay:
2.1 Trước khi làm bài học sinh phải xác định được phần tìm hiểu đề:
Xác định trọng tâm nội dung của đề.
Xác định các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, chứng minh…
Xác định phạm vi tư liệu
2.2 Lập dàn ý:
Việc lập dàn ý giúp người viết bao quát được vấn đề, đảm bảo được tính hệ thống
của lập luận, tính cân đối của bài viết, xác định được mức độ trình bày mỗi ý, từ đó
phân bố thời gian hợp lí. Lập dàn ý tốt, viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn nhờ
biết lựa chọn đúng cách diễn đạt, cách trình bày bài viết.
Dàn ý gồm cấu trúc 3 phần:
a. Mở bài: Có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai
thông được mạch văn. Ở phần mở bài người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ nghị
luận, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết. Để có được mở bài hay, cần nêu trọng tâm và phạm
vi vấn đề sẽ bàn bạc một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ.
5
b. Thân bài: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu. Thân bài gồm
nhiều đoạn. Giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp.

c. Kết bài: Là phần kết thúc bài viết.Vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt
ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài. Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm vụ “gói lại”
mà còn phải khơi gợi suy nghĩ trong người đọc.
2.3 Trình bày dẫn chứng trong bài văn nghị luận:
a. Yêu cầu: khi sử dụng dẫn chứng phải nắm chắc nguyên tắc: lập luận bao giờ
cũng quyết định dẫn chứng, không bài giờ có trường hợp ngược lại; dẫn chứng phải vừa
đủ, không thừa, không thiếu, không quá dài, phải cân đối.
b. Phương pháp lựa chọn dẫn chứng: dẫn chứng phải phù hợp với lời văn, song
song với hệ thống ý.
c. Cách sử dụng dẫn chứng:
Cách 1: Đưa dẫn chứng thành câu văn riêng biệt và trích xuống dòng, thường được
dùng cho những câu thơ, câu văn hay.
Cách 2: Dùng một số chữ đặt ẩn trong câu văn:
Cách 3:Tóm tắt dẫn chứng thành lời văn của mình, thường dùng cho văn xuôi và
văn tự sự.
2.4 Chuyển ý trong văn nghị luận:
a. Nhiệm vụ:
Đảm bảo bài văn có sự liên tục, chuyển ý phát triển tự nhiên.
Xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý tạo nên bài văn.
6
b. Cách chuyển ý:
Cách 1: Chuyển ý bằng cách dùng các kết từ
Cách 2: Chuyển ý bằng câu.
Nên chuyển ý linh hoạt để tạo sự hấp dẫn cho bài viết.
2.5 Hành văn trong văn nghị luận:
a. Khái niệm: Hành văn là cách diễn đạt ý ( ý lớn, ý nhỏ), những cảm xúc, suy
nghĩ thành lời văn của người viết.
b. Cách hành văn:
Chuẩn xác: Yêu cầu này được hiểu là phản ánh đúng tính chất, ý nghĩa của đối
tượng nghị luận.

Truyền cảm: Để có tính truyền cảm câu văn có tính chất triết lí tạo nên tính suy
ngẫm và tính tư tưởng sâu sắc trong bài. Người viết phải tạo ra những câu văn giàu hình
ảnh; giàu cảm xúc; có giọng điệu, nhịp điệu…
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng viết văn của học sinh hiện nay:
Hiện nay, tình trạng học sinh các cấp viết sai lỗi chính tả, dùng sai từ, ngữ pháp đang
lên đến mức báo động. Thực trạng này không chỉ xảy ra ở học sinh các cấp dưới mà
thậm chí ngay cả sinh viên bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cũng mắc
phải. Có những sinh viên học xong đại học, cao đẳng rồi nhưng vẫn không phân biệt
được khi nào thì viết “L” hay “N”; “S” hay “X”; “R” hay “D” nên mỗi khi viết hoặc
đánh máy văn bản thường nhầm lẫn một cách trầm trọng. Có những cử nhân không phân
biệt được lúc nào thì dùng từ “ điểm yếu”, lúc nào dùng “ yếu điểm”…
7
Vậy do đâu mà có tình trạng trên? Trước hết là do chính bản thân học sinh các cấp
lười học, lười đọc sách báo, thiếu ý thức rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt nên kiến thức và
khả năng vận dụng ngôn từ của các em còn yếu kém, mắc nhiều lỗi về chữ và nghĩa của
câu.
Có không ít học sinh khi kiểm tra đã quá ỷ lại vào sách hướng dẫn, sách học tốt mà
chép y nguyên đáp án, lời giải vào bài kiểm tra nên không phát huy được tính tích cực
của mình, khi tự viết một bài tập làm văn thì mắc mắc rất nhiều lỗi về chính tả, ngữ
pháp. Do không được rèn luyện nên ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên mắc phải các
lỗi về chính tả, ngữ pháp. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng này là do sự chủ
quan, lơ là việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả của một số thầy, cô giáo khi không dành
thời gian để sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho học sinh, lúc chấm bài chỉ phê rất chung
chung như: Bài viết sơ sài, câu văn lủng củng,… nên khi học sinh xem bài thì không hề
biết mình mắc những lỗi gì cụ thể.
Bên cạnh đó, nhiều thầy cô giáo dạy các bộ môn toán, lý, hóa, sinh,… lại không bao
giờ quan tâm sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho học sinh vì cho rằng đây là trách nhiệm của
giáo viên dạy bộ môn văn. Thậm chí có thầy, cô giáo khi chấm bài cho học sinh còn vô
trách nhiệm đến mức chỉ nhìn bài dài hay ngắn, chữ đẹp hay chữ xấu mà phê điểm 8,

điểm 9,… chứ không hề đọc qua xem bài hay hoặc dở.
2. Các lỗi thường gặp trong viết văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1
Bảo Yên:
2.1. Lỗi chính tả:
Cũng giống như rất nhiều học sinh trên cả nước, học sinh lớp 11A4 trường THPT
số 1 Bảo Yên cũng viết sai chính tả rất nhiều. Cụ thể các em mắc những lối sau:
8
a. Lỗi viết hoa.
Lỗi viết hoa là một trong những loại lỗi chính tả xuất hiện rất nhiều trong bài viết
của học sinh. Lỗi viết hoa bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ : viết hoa sai quy định chính tả và
viết hoa tùy tiện.
Viết hoa sai quy định chính tả :
Viết hoa sai quy định chính tả là viết hoa hay không viết hoa theo đúng quy định
chính tả về viết hoa. Chẳng hạn như học sinh không viết hoa chữ cái mở đầu bài viết,
đoạn văn, không viết hoa sau dấu chấm (.),dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu
chấm lửng hết câu ( ), hay vi phạm các quy định về cách viết hoa các loại tên riêng.
Ví dụ :
Vũ trọng Phụng, Phan bội Châu, Nam cao, Vũ đại, Tố như, chị út Tịch, chí Phèo, tác
phẩm người mẹ cầm súng, cách mạng tháng 8, cách mạng tháng 10
Lẽ ra, theo quy định chính tả, học sinh phải viết :
Vũ Trọng Phụng, Phan Bội Châu, Nam Cao, Vũ Ðại, Tố Như, chị Út Tịch, tác phẩm Chí
Phèo, Người mẹ cầm súng, Cách mạng tháng Tám, Cách mạng tháng Mười
Viết hoa tùy tiện :
Viết hoa tùy tiện là viết hoa những đơn vị từ vựng bình thường, không nằm trong
quy định chính tả về viết hoa.
Ví dụ:
Nguyễn Đình Chiểu là Nhà thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam, Chế độ Phong
kiến tàn ác, giai cấp Tư sản, cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa, giai cấp Vô sản
Lỗi viết hoa là loại lỗi chính tả thông thường, dễ tránh, dễ khắc phục, nhưng học
sinh THPT vẫn mắc phải và điều đó được thể hiện rõ ở lớp 11A4. Ðiều đó có nguyên

nhân của nó, xét về mặt khách quan lẫn chủ quan.
9
b. Lỗi viết tắt :
Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết của học sinh thấp hơn nhiều so với lỗi viết hoa.
Tuy nhiên, trong việc rèn luyện chính tả cho học sinh, lỗi viết tắt cũng cần được lưu ý
đến.
Thông thường, lỗi viết tắt bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ: viết tắt sai quy định chính tả và
viết tắt tùy tiện.
Viết tắt sai quy định chính tả :
Viết tắt sai quy định chính tả là viết tắt không theo đúng quy định chính tả về viết
tắt. Chẳng hạn như các em dùng mẫu chữ thường, dùng dấu chấm hay dấu gạch xéo giữa
các chữ cái viết tắt
Ví dụ : P/V, đ/c, T.P, H.Ð.N.D v.v
Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết : PV, ÐC, TP, HÐND (phóng viên, đồng
chí, thành phố, hội đồng nhân dân).
Ví dụ : Trường P.T.T.H.B.Y (Trường trung học phổ thông Bảo Yên)
Viết tắt tùy tiện:
Viết tắt tùy tiện là dùng các kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân vào bài viết
chính thức. Ðây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hay chữ viết nước ngoài, được
chế biến lại, lẽ ra chỉ được dùng khi ghi chép, nhưng học sinh lại đưa vào bài kiểm tra,
bài thi, do đó trở thành lỗi chính tả.
Ví dụ : ( ta (người ta), ( vật (nhân vật), ( (nhấn), ( (nhận), ( (sau), ((trước), ( (trên),
( (dưới), ( (trong), of (của), on (trên), (những), (nhưng), fê fán (phê phán), ffáp
(phương pháp), tình thg (tình thương), fg tiện (phương tiện), ndung (nội dung), t2 (tư
tưởng), hthức (hình thức), chnghĩa (chủ nghĩa), chthắng (chiến thắng), xlc (xâm lược)
10
v.v
Hiện tượng viết tắt tùy tiện rất dễ khắc phục nếu như học sinh có ý thức tránh loại
lỗi chính tả này khi làm bài thi, kiểm tra.
c. Lỗi dùng số và chữ biểu thị số:

Kiểu lỗi chính tả này có hai biểu hiện chính: lẫn lộn giữa hai loại số và lẫn lộn
giữa số với chữ biểu thị số.
Lẫn lộn hai loại số:
Trong bài viết, có những trường hợp học sinh phải biểu đạt bằng số, chẳng hạn như
khi đề cập đến ngày, tháng, năm, thế kỉ Theo quy định chính tả, tùy trường hợp mà
dùng số Á Rập, còn gọi là số thường (1,2,3 ), hay số La Mã (I, II, III ). Do không nắm
được quy định chính tả, nên học sinh thường sử dụng lẫn lộn hai loại số.
Ví dụ : Thế kỉ 20, Ðại hội Ðảng lần thứ 6.
Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết bằng số La Mã những trường hợp này mới
đúng.
Lẫn lộn số và chữ biểu thị số:
Bên cạnh một số trường hợp phải viết số, theo quy định chính tả, có khá nhiều
trường hợp phải viết bằng chữ, khi biểu thị số chỉ số lượng, số chỉ thứ tự, số chỉ số lượng
phỏng chừng v.v Do không nắm rõ quy định chính tả và do viết theo thói quen, học
sinh dễ lẫn lộn giữa số và chữ biểu thị số trong rất nhiều trường hợp.
Ví dụ:
Ngày ba, tháng hai, năm một ngàn chín trăm ba mươi; 1 đám tang; 3 đứa con thơ
dại; 1 cuộc sống; đẹp I , lần gặp gỡ thứ 2; vài 3 người bạn
Theo quy định chính tả, phải viết :
Ngày 3, tháng 2, năm 1930; một đám tang; ba đứa con thơ dại ; một cuộc sống;
11
đẹp nhất; lần gặp gỡ thứ hai, vài ba người bạn
So với hiện tượng lẫn lộn hai loại số, hiện tượng lẫn lộn số và chữ biểu thị số xuất
hiện trong bài viết của học sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, cả hai loại lỗi sai này cũng dễ
tránh, nếu như học sinh nắm được quy định chính tả về việc dùng số và chữ biểu thị số.
d. Lỗi chính tả âm vị :
Lỗi chính tả âm vị là hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ
viết. Nói đơn giản hơn, đó là hiện tượng chữ viết ghi sai từ.
Dựa vào cấu trúc của âm tiết tiếng Việt, có thể chia lỗi chính tả âm vị thành hai kiểu
nhỏ: lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính và lỗi chính tả âm vị đoạn tính.

Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính:
Âm vị siêu đoạn tính là loại âm vị không được định vị trên tuyến thời gian khi phát
âm, mà được thể hiện lồng vào các âm vị đoạn tính. Trong âm tiết tiếng Việt, thanh điệu
là âm vị siêu đoạn tính. Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính là hiện tượng chữ viết ghi sai
thanh điệu của âm tiết.
Tiếng Việt có tất cả sáu thanh điệu, được ghi bằng năm dấu thanh: sắc, hỏi, ngã,
nặng, huyền và thanh không dấu. Hiện tượng ghi sai thanh điệu chỉ xảy ra ở hai thanh
hỏi, ngã. Trong bài viết của học sinh lớp 11A4 mà người viết đã khảo sát, kiểu lỗi sai
này xuất hiện khá nhiều. Hầu như bài nào cũng có lỗi hỏi, ngã. Thậm chí, chép đề cũng
sai hỏi, ngã. Dưới đây là những từ sai hỏi, ngã của học sinh lớp 11A4:
Gố, rế, mớ, đá làm… Đúng ra phải là: Gỗ, rễ, mỡ, đã làm…
Nguyễn Trãi thì các em viết Nguyễn Trá
Lỗi chính tả âm vị đoạn tính :
Âm vị đoạn tính là các âm vị được phân bố nối tiếp nhau trên tuyến thời gian khi
12
phát âm. Trong âm tiết tiếng Việt, âm vị đoạn tính gồm có phụ âm đầu, âm đệm, âm
chính và âm cuối / bán âm cuối. Lỗi chính tả âm vị đoạn tính là hiện tượng chữ viết ghi
sai các âm vị vừa nêu. Cụ thể là :
Ghi sai phụ âm đầu :
Hiện tượng ghi sai phụ âm đầu trong bài viết của học sinh thường thể hiện ở sự lẫn
lộn các chữ cái hay các tổ hợp chữ cái ghi phụ âm đầu sau đây :
- ch / tr : chung thành, trà đạp, chống chả, từng chải, chăng chối, chủ chương,
chông đợi, chầy chật, xáo chộn
- s / x : sương máu, xum họp, sâu sa, đi xứ, đổi sử xúc vật, xúc tích, xi mê, sống
xót, xỉ nhục, bổ xung
- gi / d : thúc dục, dan dối, dành lại, giả man, để giành, dèm pha, che dấu, dòn dã,
gia chạm, vấn thân, bởi gì.
- g (gh) / r : ranh tị, hàn rắn , gàn buộc, đói ghét, gắn gỏi
- h /q : huênh quang, quang vắng , quyển quặc, quyền bí, quà quyện, quyên
náo

Ghi sai âm đệm :
Trong âm tiết tiếng Việt, âm đệm /-u-/ phân bố sau phụ âm đầu, được ghi bằng hai
chữ cái u và o, tùy trường hợp. Trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm đệm
thường có biểu hiện thiếu chữ cái ghi âm đệm.
Ví dụ : lẩn quẩn, lạn đả, lanh quanh, lay hoay, lằng ngoằng, lắt chắt, ngó ngáy, ngọ
ngậy v.v
Ghi sai âm chính :
Trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm chính thường có hai biểu hiện
13
chính :
Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn, cụ thể là giữa :
- ă / â : câm phẫn, che lắp, tái lặp, trùng lập, tối tâm, xăm lăng, hâm hở, đầm thấm,
e ắp, hắp tắp v.v
- o / ô/ ơ : bốc lột, tận góc, mưa mốc, chốp bu, chốp lấy, hồi hợp, đớp chát, họp nhất,
bộp tai v.v
Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn với các chữ cái ghi nguyên
âm đôi, nhất là giữa : - ê / i / iê : điều đặn, điu đứng, điểu cáng, kiềm kẹp, chiệu đựng,
hiêu quạnh, nâng niêu, tìm ẩn, thất thiểu v.v
- u / uô : tuổi thân, muổi lòng, đen đuổi, theo đui, hất huổi, xuôi khiến, xui tay
v.v
- ư / ươ : chưởi mắng, cữi cổ, tức tửi, rác rửi, sửi ấm v.v
Ghi sai âm cuối / bán âm cuối :
Hiện tượng ghi sai âm cuối trong bài viết của học sinh thường có hai biểu hiện
chính :
Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi phụ âm cuối, cụ thể là lẫn lộn giữa :
- c /t : biền biệc, buộc miệng, chất phát, heo húc, lẩn lúc, lũ lược, mất mác, man
mát, mua chuột, phó mặt, phúc chốc, tấc bậc, tiếc hạnh v.v
- n / ng : dun túng, hiên ngan, hoang hỉ, lãng mạng, làm lụn, phản phất, rung sợ,
rung rẩy, sản khoái, tang hoang, vung trồng, vụn về
Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi bán âm cuối, cụ thể là giữa :

- o /u : báo vật, cao có, lao lách, láo lỉnh, mếu máu, trao chuốt, trao dồi v.v
- i /y : ái nái, đai nghiến, đài đọa, lai động, mai mắn, mỉa may, phơi bài, tai chân,
14
sai mê, van lại
Giữa bốn kiểu lỗi chính tả âm vị đoạn tính, trong bài viết của học sinh, hiện tượng
ghi sai âm cuối xuất hiện nhiều hơn. Kế đến là ghi sai âm chính và ghi sai phụ âm đầu.
Lỗi ghi sai âm đệm xuất hiện ít nhất.
2.2.Lỗi diễn đạt:
a. Lỗi dùng từ:
Lỗi dùng từ sai phong cách: Thông thường hoàn cảnh giao tiếp được chia làm hai
loại chính: hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức và hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi
thức. Hoàn cảnh giao tíêp theo nghi thức đòi hỏi ngôn ngữ được gọt giũa. Nhưng nhiều
khi học sinh trong bài viết của mình thường sử dụng khẩu ngữ:
Hàn Mặc Tử bị hủi về thể xác nhưng tâm hồn nhất quyết không bị hủi cho.
Đúng ra học sinh phải viết là:
Hàn Mặc Tử bị đau đớn về thể xác nhưng tâm hồn ông vẫn tràn ngập cảm
hứng sáng tạo.
Lỗi về nghĩa của từ: Mỗi từ được dùng phải đúng nghĩa. Nhiều học sinh dùng từ
sai nghĩa:
Trong bài văn tả về mẹ, một học sinh viết:
Mẹ em vất vả lang thang, lảng vảng ở chợ để bán hàng nuôi hai chị em ăn học.
Trong trường hợp này, học sinh đã sai khi dùng từ “ lang thang’, “ lảng vảng”.
Khi phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn
Nguyễn Tuân một học sinh viết:
15
Huấn Cao đã đồng hóa viên quản ngục.
Lỗi lặp từ: Trong một câu văn học sinh có thể dùng một từ đến hai ba lần:
Khi phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, một học sinh viết:
Nhà thơ Xuân Diệu là một nhà thơ lớn. Xuân Diệu có nhiều bài thơ trong đó có bài
thơ Vội vàng.

b. Lỗi viết câu:
Khi viết văn đòi hỏi học sinh phải viết đúng ngữ pháp. Nhưng một thực tế đáng buồn
hiện nay là học sinh viết sai câu rất nhiều. Học sinh thường mắc những lỗi căn bản sau:
Nhầm trạng ngữ và chủ ngữ:
Trong bài làm văn phân tích bài thơ Tự tình, một học sinh viết:
“Qua bài thơ Tự tình đã làm thể hiện nỗi lòng người phụ nữ quá lứa lỡ thì.”
Trong câu văn trên, học sinh đã nhầm trạng ngữ là chủ ngữ. Chữa đúng là:
“Qua bài thơ Tự tình, Hồ Xuân Hương đã thể hiện tâm trạng của người phụ nữ quá
lứa lỡ thì.”
Lẫn lộn giữa vị ngữ và thành phần phụ chú ngữ:
Cũng trong bài làm văn phân tích bài thơ Tự tình, một học sinh viết:
“Hồ Xuân Hương nhà thơ nữ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại.”
Đúng phải là:
“Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại.”
Câu lan man dài dòng:
16
Khi đề cập về nhà văn Nguyễn Tuân một học sinh viết:
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc nhất với trình
độ đỉnh cao nổi bật cho phong cách thơ Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác.
Chưa nói đến lỗi sai về kiến thức khi học sinh đó viết “ phong cách thơ Nguyễn
Tuân” thì câu này sửa đúng là:
“Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc với trình độ
bậc thầy. Nổi bật trong phong cách của ông là sự tài hoa, uyên bác.”
c.Lỗi dựng đoạn:
Một số học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên hiện nay không có kĩ năng
dựng đoạn. Các em viết nhưng không biết bố cục một đoạn văn như thế nào và phải triển
khai đoạn văn ra sao.
Khi viết về cảnh kết thúc truyện Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân, một học
sinh viết một đoạn văn như sau:
“Vai trò của cảnh kết thúc truyện ngắn này đã thể hiện dù ở nơi lao tù tối tăm ta

vẫn thấy được nhân cách cao đẹp của viên quan coi ngục đối với tử tù Huấn Cao là một
trong những phạm của xã hội. Nhưng viên quản ngục vẫn kính trọng Huấn Cao bởi tài
năng của người này đã làm viên quản ngục không còn sợ chết mà tới vái người tù một
vái để xin chữ của ông về treo trên nhà dù bị Huấn Cao coi thường. Và viết điều đó là sẽ
liên lựa đến mình nếu bọn thực dân biết thì sẽ bị giết. Nhưng viên quản ngục cũng không
thể làm trái mệnh lệnh và phải thi hành.”
Ở đoạn văn trên, người viết chưa biết cách dựng đoạn văn. Các câu văn còn lan man
dài dòng, không tập trung vào chủ đề chính
Khi viết về khổ hai trong bài Đây thôn Vĩ Giạ, một học sinh đã xây dựng đoạn văn
17
như sau:
“Mở đầu đoạn thơ, Hàn Mặc Tử đã sử dụng nghệ thuật lặp từ gió và từ mây. Gió và
mây là hai thứ mà theo người ta cảm nhận là có ở trong không gian. Gió mây lúc nào
cũng song hành, gắn kết với nhau. Nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử, gió mây lại gợi sự chia
xa, ngăn cách, gió thì đi lối gió mây theo đường mây.Câu thơ gợi sự chia cách, li xa bởi
dấu phẩy ở giữa gió và mây, gió và mây không còn có điểm gặp nhau. Câu thơ ở dòng
thứ hai gợi nỗi buồn man mác. Từ buồn hiện thực của nó đã rất buồn, ở đây tác giả sử
dụng buồn thiu, hoa bắp vì thế mà cũng bị lay.
Hai đoạn văn trên điển hình cho những lỗi mà học sinh mắc phải từ dùng từ đến viết
câu, dựng đoạn.
d. Lỗi bố cục bài văn:
Điều đáng buồn là còn một bộ phận học sinh không biết xác định, xây dựng bố cục
một bài văn. Điều này tập trung nhiều hơn ở học sinh khối lớp 10. Tuy nhiên, học sinh
lớp 11 cũng có những em không biết phải viết một bài văn như thế nào. Hạn chế này
được thể hiện rất rõ khi các em làm bài thi học kì. Lớp 11A4 có một em học sinh lập dàn
ý thay cho bài viết văn, có ba em bài viết không đủ bố cục ba phần trong bài thi học kì I.
2.3. Lỗi sai kiến thức:
Trong bài thi học kì I năm học 2011- 2012 có học sinh viết:
“Vũ Trọng Phụng là nhà văn nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam.”
Đúng phải là “ văn học hiện đại trước 1945”.

Khi viết về viên quản ngục trong Chữ người tử tù, một học sinh viết:
“…Và viết điều đó là sẽ liên lựa đến mình nếu bọn thực dân biết thì sẽ bị giết”
18
Từ thực tiễn viết bài của học sinh, người viết bài đã tiến hành khảo sát:
Kết quả khảo sát lần thứ nhất:
Kết quả này được thống kê dựa trên bài viết số 1 của học sinh lớp 11A4.
Sĩ số lớp thời điểm này là 33 học sinh, trong đó có 24 học sinh người dân tộc thiểu
số:
Lối học sinh mắc phải Số học sinh mắc lối
Lỗi chính
tả
Lỗi viết hoa Viết hoa sai quy định
chính tả
32/33
Viết hoa tuỳ tiện 20/33
Lỗi viết tắt Viết tắt sai quy định
chính tả
32/33
Viết tắt tuỳ tiện 30/33
Lỗi dùng số và
chữ biểu thị số
28/33
Lỗi chính tả
âm vị
Lỗi chính tả âm vị siêu
đoạn tính
22/33 ( học sinh mắc
lỗi này chủ yếu là
người dân tộc thiểu
số)

Lỗi chính tả âm vị
đoạn tính
30/33
Lỗi dùng từ Lỗi dùng từ sai phong
cách
20/33
19
Lỗi diễn
đạt
Lỗi về nghĩa của từ 15/33
Lỗi lặp từ 18/33
Lỗi viết câu Nhầm trạng ngữ và
chủ ngữ
20/33
Lẫn lộn giữa vị ngữ và
thành phần phụ chú
22/33
Câu lan man dài dòng 24/33
Lỗi dựng đoạn 21/33
Lỗi bố cục bài
văn
3/33
Lỗi sai
kiến thức
2/33
3. Nguyên nhân:
Theo suy nghĩ và kinh nghiệm của một nhà giáo, tôi xin mạnh dạn nêu lên những
nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, ảnh hưởng Internet. Ngày nay đông đảo học sinh sử dụng Internet, ngoài
số ít biết khai thác, tận dụng để học tập thì phần lớn chỉ để chơi game và chat chít. Khi

“chát” các em hầu hết sử dụng tiếng Việt không dấu và dùng cách diễn đạt rất ngắn gọn
bằng những từ ngữ chỉ quen dùng với giới trẻ, và theo quan niệm của họ như thế mới
được cho là…sành điệu. Ngôn ngữ phản ánh tư duy. Việc thường xuyên sử dụng ngôn
ngữ bất thường, cụt ngủn như thế sẽ góp phần làm “cùn” đi tính thẩm mỹ và tinh tế vốn
có của ngôn ngữ truyền thống, còn gây khó khăn cho việc rèn luyện tư duy sâu sắc.
20
Thứ hai, ảnh hưởng của phim ảnh. Ngày nay truyền hình, phim ảnh phát triển đến
chóng mặt. Có nhiều kênh chiếu những phim hấp dẫn với mật độ dày đặc khiến cho
thanh thiếu niên ngoài giờ đến trường chỉ “mê mẩn” với phim ảnh. Việc xem phim
nhiều khiến các em lười đọc sách. Nếu có đọc thì đó cũng chỉ là các truyện tình yêu rẻ
tiển, những truyện tranh hình nhiều mà chữ ít. Có rất nhiều em đọc và bị ảnh hưởng bởi
ngôn ngữ trong các câu truyện đó.
Thứ ba, ảnh hưởng của âm nhạc “thị trường”. Ngày nay có một bộ phận khá
đông giới trẻ mê nhạc “thị trường” với những ca từ giai điệu mà khi hát lên như… đọc,
như nói. Lời lẽ rất cộc cằn và thô thiển. Những ngôn từ đó ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển ngôn ngữ của học sinh.
Thứ tư, những năm học gần đây việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm với việc lựa
chọn các phương án hoặc A, hoặc B, hoặc C, hoặc D cũng góp phần làm “cùn” tư duy
cũng như cách diễn đạt của học sinh.
Thứ năm, ngày nay rất ít giáo viên dạy cho học sinh kỹ năng làm một bài viết hoàn
chỉnh. Ngoài một số ít giáo viên dạy Văn khi chấm bài có sửa lỗi cho học sinh về chính
tả, câu cú, diễn đạt, còn đa số giáo viên không sửa lỗi cho học sinh khiến cho các em
không biết mình mắc lỗi gì để khắc phục, để lần sau sẽ tiến bộ. Thực tế có những bài văn
học sinh viết dài ba trang giấy mà không có dấu chấm, dấu phẩy nhưng giáo viên vẫn
cho 5 điểm. Còn giáo viên dạy Sử, Địa, Giáo dục Công dân thì hầu như không bao giờ
yêu cầu học sinh viết bài phải có bố cục, cứ có ý là có điểm dù học sinh trình bày theo
kiểu…gạch đầu dòng.
Thứ sáu là việc trên thị trường tràn ngập các bài văn mẫu. Học sinh không cần
phải học, suy nghĩ mà cứ thuộc bài văn mẫu làm bài.
Nguyên nhân cốt lõi nhất vẫn là do thầy và trò học văn để đối phó với thi cử. Từ

21
những năm học cấp I, cấp II, học sinh đã học thuộc lòng bài văn mẫu, hiếm có giáo viên
nào có “con mắt xanh”, cho HS điểm cao vì bài viết “sáng tạo”. Lên đến cấp III, áp lực
thi tốt nghiệp lớp 12 càng đè nặng. Từ đầu năm học, các em đã được phát đề cương môn
Văn để học thuộc lòng như cháo, để chỉ cần viết đủ ý cũng đạt điểm trung bình.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là ý thức học văn của học sinh chưa tốt. Nhiều
em lười học môn văn, khi viết bài thì không đầu tư thời gian. Các em viết theo kiểu
chống đối. Cá biệt có em cho bài về nhà cũng không làm. Khi viết thì kệ, chính tả muốn
sai thế nào cũng được. Viết bài không cần chấm câu, không chú ý dùng từ. phần lớn học
sinh thiếu kiên nhẫn luyện viết. Các em không coi trọng “chữ viết” bằng “chữ số”. Các
môn tự nhiên vẫn hấp dẫn các em hơn bởi “viết ít điểm nhiều” (lời của học sinh) và có
nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề thi vào đại học, cao đẳng.
Đối với học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên còn một nguyên nhân nữa
là các em học sinh dân tộc thiểu số phát âm không chuẩn; phát âm như thế nào thì viết
như thế nên sai rất nhiều.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI VIẾT VĂN CHO HỌC SINH:
Việc rèn kĩ năng cho học sinh là một vấn đề nan giải đã làm đau đầu nhiều thầy cô
giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Đã có rất nhiều Hội thảo được tổ chức đề nhằm nâng
cao trình độ làm văn của học sinh. Sau đây người viết bài này xin đưa ra một số kinh
nghiệm mà mình đã áp dụng:
1. Cần bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thích văn chương, thích môn Văn. Có
yêu thích thì các em mới học: Để học sinh yêu thích môn mình dạy, mỗi giáo viên có
những cách riêng: một trong những cách được nhiều giáo viên áp dụng là quan tâm đến
22
học sinh; đặc biệt chú ý đến những học sinh yếu nhưng cũng không nên tạo áp lực nhiều
quá khiến các em sợ. Khen thưởng kịp thời khi học sinh học yếu có cố gắng. Khen
thưởng bằng nhiều hình thức: cho quà, cho điểm khuyến khích… Còn có giáo viên
hướng các em tới thế giới mà các tác phẩm văn chương đã tạo ra. Học sinh thường rất
thích thú khi giáo viên kể truyện hoặc bình những câu văn, câu thơ hay. Đặc biệt, giáo
viên phải hết sức nhiệt tình truyền đạt cho các em cái hay cái đẹp của văn chương.

2. Rèn chính tả và chữ viết cho học sinh:
Nhiều học sinh nói như thế nào thì viết như vậy. Giáo viên cần chú ý rèn cách
phát âm cho học sinh khi các em nói chưa chuẩn. Ở lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo
Yên, giáo viên Văn tập trung vào uốn nắn học sinh mắc những lỗi về phát âm như:
Chưa chuẩn “n” và “ l”, “ x” và “s” “ ch” và Tr”
Học sinh ngọng dấu ngã, nói “ gỗ” thành “ gố” “ mỡ” thành “ mớ”… Có thể đưa ra
các từ, các câu có dấu ngã để học sinh luyện.
Chưa chuẩn âm cuối như “ đêm khuya” thành “ đêm khuê”, “ thuyền” thành “
thuền”…
Giáo viên rèn cho học sinh các phân biệt phụ âm đầu, các âm đệm, âm chính, âm
cuối.
Luyện phát âm:
Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho học
sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi
âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy.
Ghi nhớ mẹo chính tả, giải nghĩa từ.
Giáo viên phải đặc biệt chú ý rèn chữ cho học sinh. Yêu cầu những em chữ xấu,
23
viết ẩu phải có vở tập viết. Giáo viên thường xuyên giao bài và kiểm tra. Khen thưởng
kịp thời những em có tiến bộ.
3. Rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh:
Đây là một kĩ năng khó đòi hỏi người dạy và người học phải kiên trì. Giáo viên
sửa cách dùng từ cho học sinh khi ở trên lớp trả lời bài và sửa trong bài làm văn của học
sinh. Khi chấm bài làm văn của các em, giáo viên đánh dấu những lỗi dùng từ. Sau đó
yêu cầu học sinh sửa lại trong vở sửa lỗi. Có thể đưa ra những tình huống để học sinh
tìm từ phù hợp. Các em cũng có thể học cách dùng từ của những bạn học tốt.
4. Rèn cách viết câu cho học sinh:
Đây là công việc của cả thầy và gia đình. Học sinh ngày nay chịu ảnh hưởng rất
nhiều từ xã hội. Các em thường nói những câu cụt ý, thiếu chủ ngữ hay vị ngữ. Và điều
này cũng được thể hiện trong các bài văn. Giáo viên phải kiên trì uốn nắn cho học sinh

khi các em trả lời bài và sửa trên bài kiểm tra, sau đó yêu cầu các em viết lại. Khi chấm
bài, giáo viên cần chỉ ra những lối viết câu mà học sinh mắc phải và yêu cầu học sinh
sửa. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết câu theo suy nghĩ ra giấy, sau đó sửa lại.
5. Rèn cách viết đoạn văn:
Giáo viên thường xuyên ra các bài tập nhỏ viết một đoạn văn về một vấn đề nhỏ
nào đó. Sau đó chấm và cho điểm. Việc này cần làm thường xuyên.
6. Rèn bố cục một bài văn:
Sau khi đã cung cấp kiến thức về bố cục bài văn cho học sinh, giáo viên cần kiểm
tra thường xuyên và yêu cầu các em thực hành. Đối với học sinh khối 10, giáo viên
trường THPT số 1 Bảo Yên yêu cầu các em phải viết đúng: mở bài, các ý phần thân bài
và kết bài. Còn học sinh lớp 11A4, giáo viên yêu cầu khi viết bài các em cần triển khai
24
đủ ba phần. Khi viết đặc biệt giáo viên để ý cách mở bài, việc triển khai ý phần thân bài
và phần kết bài.
7. Giáo viên phải giao bài thường xuyên cho học sinh và yêu cầu các em viết
bài nhiều. Khi học sinh viết xong, giáo viên cần chấm kĩ và sửa lỗi, chỉ ra những điểm
đã được và chưa được yêu cầu học sinh phát huy và khắc phục, tránh viết nhận xét
chung chung. Giáo viên cần dành thời gian và tâm huyết cho việc này.
8. Học sinh cũng có thể học cách dùng từ, viết câu, dựng đoạn của các nhà văn
mà các em được học.
Sau khi tiến hành rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài làm của học
sinh lớp 11A4, người viết đã tiến hành khảo sát lần hai.
Kết quả khảo sát lần thứ hai:
Kết quả này được thống kê dựa trên bài viết số 5 của học sinh lớp 11A4.
Sĩ số lớp thời điểm này là 33 học sinh, trong đó có 24 học sinh người dân tộc thiểu
số:
Lỗi học sinh mắc phải Số học sinh mắc lỗi
Lỗi chính
tả
Lỗi viết hoa Viết hoa sai quy định

chính tả
20/33
Viết hoa tuỳ tiện 16/33
Lỗi viết tắt Viết tắt sai quy định
chính tả
25/33
Viết tắt tuỳ tiện 26/33
Lỗi dùng số và 22/33
25

×