tailieuonthi
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: LƯƠNG NGUYỄN BẢO CHÂU
2. Ngày tháng năm sinh: 20 – 05 – 1974
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 322/33 KP1 Phường Trung Dũng Biên Hoà – Đồng Nai
5. Điện thoại: CQ: 0613 824902 ; NR: 0613918316 ;
ĐTDĐ: 0982409677
6. FAX:
EMAIL:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Sư phạm
- Năm nhận bằng: 2004
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo viên Tiểu học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo viên tiểu học
- Số năm có kinh nghiệm: 18 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Một vài kinh nghiệm trong việc rèn giải toán có lời văn.
+ Một vài kinh nghiệm trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn tập
đọc lớp 4
+ Một vài biện pháp giảm bớt lỗi chính tả cho học sinh Tiểu học.
+ Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi giúp học sinh lớp 4
Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức học Tốt khái niệm và những kiến thức cơ
bản vế phân số.
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
1
tailieuonthi
MỤC LỤC
Trang
..........................................................................................
Mục lục
2
A. MỞ ĐẦU
..................................................
I. Lí do chọn đề tài
..................................................
II. Mục đích nghiên cứu:
...............................................
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ....................
IV. Nhiện vụ nghiên cứu
..................................................
V. Phương pháp nghiên cứu
..................................................
VI. Kế hoạch nghiên cứu
....................................................
2
3
3
4
5
5
5
5
B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: .............
I. Nội dung nghiên cứu
............................................
5
1. Thống kê lỗi – nguyên nhân mắc lỗi ...................................
5
2. Một số biện pháp khắc phục
...................................
7
II. Kết quả nghiên cứu
...............................
13
C. KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ: 14
...........................
14
I. Bài học kinh nghiệm
II. Kết luận
...............................
14
...........................
14
III. Kiến nghị
...........................
14
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
...........................
15
E. PHỤ LỤC
Xác nhận của Hội đồng Chuyên môn nhà trường:
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
2
tailieuonthi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*&*
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC”
A.MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
- Viết đúng chính tả tiếng Việt là việc rất quan trọng không chỉ đối với người
trưởng thành mà còn một đòi hỏi tất yếu đối với học sinh tiểu học – lứa tuổi
bắt đầu làm quen với chữ Việt. Đó là một kĩ năng cần được hình thành, làm
nền tảng trong quá trình giúp trẻ học tập, giao tiếp, hoà nhập cùng cộng đồng.
Muốn viết đúng chính tả ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được
hình thành.
-Hiện nay, tiếng Việt dùng hệ chữ viết
như ký tự Latin gọi là chữ Quốc Ngữ.
Theo tài liệu của những nhà truyền
giáo Bồ Đào Nha lúc trước, chữ Quốc
Ngữ phát triển từ trước thế kỷ thứ 17
rồi được chuẩn định do công của một
nhà truyền giáo người Pháp tên là
Alexandre de Rhodes (1591–1660).
Chân dung Alexandre de Rhodes
- Qua hàng trăm năm, đã có rất nhiều cuộc thảo luận được tổ chức nên đã giúp
quy tắc chính tả tiếng Việt dần được điển chế hoá tới một mức độ khả quan
hơn. Song song đó, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự chuẩn
hoá của mã chữ Unicode đã mang tính quyết định trong việc hệ thống hoá
những quy tắc về chính tả tiếng Việt. (sưu tầm từ internet)
- Theo chương trình giáo dục, khi trẻ bắt đầu làm quen với chữ Việt, việc học
đọc-viết là những kĩ năng được tiến hành song song và có vai trò quan trọng
như nhau.Trong thực tế, mặc dù được dạy khá kĩ nhưng học sinh vẫn viết sai
lỗi chính tả rất nhiều. Khi chấm bài của các phân môn Tiếng Việt thậm chí cả
lời giải của môn Toán tôi không thể hiểu các em muốn diễn đạt điều gì vì bài
viết mắc quá nhiều lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của
các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao
tiếp bằng văn bản (làm văn, các bài tập luyện từ và câu...), làm các em mất tự
tin, trở nên rụt rè, nhút nhát khi thể hiện khả năng học tập trước tập thể; kết
quả học tập thấp dẫn đến tâm lí chán học, không thích học.
- Vì lý do đó, tôi đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp
khắc phục “để giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả”, giúp các em mạnh dạn,
tự tin hơn khi giao tiếp, học tập ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời góp phần
giữ gìn nét đẹp văn hóa Việt.
II. Mục đích nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
3
tailieuonthi
- Trong quá giảng dạy, tôi cố gắng tìm hiểu các hiện tượng chính tả mà
học sinh hay sai sót để tìm biện pháp khắc phục thông qua các bài tập, các trò
chơi, các hoạt động rèn kĩ năng sống khi tổ chức giờ học nhằm giúp các em
vui học - học mà chơi, chơi mà học. Khơi gợi lòng yêu chữ Việt và thích được
viết chữ Việt.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
1. Thuận lợi:
- Trường tôi được đóng tại trung tâm thành phố, đa số phụ huynh rất
quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Bản thân hầu hết học sinh không phải làm việc thêm ngoài giờ học để
phụ giúp gia đình do đó các em có nhiều thời gian để chuyên tâm vào việc
học.
- Khả năng tiếp thu bài của phần lớn học sinh không quá chậm, có tư
duy ghi nhớ và vận dụng kiến thức đã học tương đối tốt.
- Được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, tôi đã được học qua các lớp
học nâng cao trình độ, chuyên môn. Trong quá trình học tập, tôi rất chú tâm
đến các môn Ngữ âm học, Tiếng Việt thực hành... nhằm mở mang kiến thức
giúp việc dạy học của mình đạt kết quả cao hơn.
- Môi trường làm việc có nhiều đồng nghiệp chuyên môn vững vàng,
Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp giáo viên phát triển tay nghề.
2. Khó khăn:
- Sỉ số học sinh quá đông (nhiều năm nay luôn 56 học sinh / lớp trở lên)
dẫn đến việc theo sát, giúp đỡ cho từng cá thể học sinh trong lớp vượt quá khả
năng của giáo viên do không đủ thời gian.
- Kĩ năng viết chính tả của các em không đồng đều. Mỗi em sai chính tả
ở những lỗi khác nhau. Vốn từ ngữ các em hạn hẹp do học sinh đa số chỉ
thích đọc truyện tranh hơn truyện có nhiều kênh chữ.
3. Điều tra cơ bản:
- Theo sự quan sát và ghi nhận tôi đã phân loại những học sinh viết sai
nhiều lỗi chính tả theo 3 nhóm cơ bản:
Lớp
Nhóm 1
HS khuyết tật nhẹ
trí tuệ
( 3,6%)
Nhóm 2
HS chưa
chăm học, kĩ
năng viết chưa tốt
Nhóm 3
HS khiếm khuyết
khả năng ngôn
ngữ (3,6%)
( 35,7%)
- Nhóm 1 ; nhóm 3 : Các em sai gần hết bài chính tả do khả năng trí tuệ hạn
chế, tiếp thu chậm, hay quên, phát âm không chính xác.
- Nhóm 2: Bài viết sai nhiều thậm chí có khi hơn 10 lỗi trong một bài chính tả
khoảng 60 chữ do phát âm sai, chưa nắm nghĩa từ, chưa hình thành tính cẩn
thận, ý thức tự giác tập trung trong học tập.
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
4
tailieuonthi
Chất lượng đầu năm các năm 2008-2009; 2009-2010; 2010-2011;
2011-2012
Điểm thi
Số
Lớp
HS 0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
4/6 56
2
2
3
2
2
5
4
9
8
13
6
4/7 58
2
2
3
5
4
5
5
10
15
7
4/2 56
5
2
3
2
1
3
2
7
15
14
2
4/10 60
3
1
2
1
2
3
3
8
16
12
9
Với kết quả điều tra cơ bản như thế thật sự tôi rất lo lắng cho chất
lượng học tập của lớp mình, đồng thời tôi cũng bắt đầu đề ra những phương
án rèn chính tả cho các em.
- Ở mỗi nhóm tôi có phương pháp rèn khác nhau và sự kì vọng sự tiến
bộ của các em cũng khác nhau.
- Ở nhóm 1 và nhóm 3 các em tiến bộ được chút ít xem như tôi đã
thành công, còn ở nhóm 2 mức độ yêu cầu cao hơn, tôi sẽ cố gắng giúp các
em có sự tiến bộ khi viết chữ Việt.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tôi đã tìm hiểu mức độ, khả năng viết chính tả ở mỗi nhóm học sinh
đưa ra các bài tập, những hình thức, phương pháp lên lớp giúp học sinh ghi
nhớ các qui tắc viết, hình thành kĩ năng nhận biết, viết đúng chính tả và nhớ
những mẹo vặt chính tả.
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Quan sát, ghi nhận, thống kê các lỗi chính tả ở những đối tượng học
sinh, tôi tìm hiểu, tham khảo các tài liệu về qui tắc, mẹo vặt viết chính tả qua
sách báo, thông tin qua mạng internet, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của
đồng nghiệp để lên kế hoạch dạy học.
VI. Kế hoạch nghiên cứu:
- Việc tìm hiểu những lỗi sai chính tả của học sinh là một quá trình lâu
dài, kinh nghiệm được đút kết không chỉ trong một năm học mà có thể qua
nhiều năm giáo viên mới nắm bắt hết những sai sót của học sinh và đề ra
hướng khắc phục.
- Thông thường trong tháng đầu nhận lớp tôi quan sát các lỗi học sinh
thường mắc phải,đó là những đối tượng nằm trong nhóm nào, các em thường
mắc lỗi chính tả nguyên nhân do đâu ( do phát âm sai, không hiểu nghĩa từ,
không phân biệt được các hiện tượng chính tả gần giống nhau ...)
- Lên kế hoạch giảng dạy, vừa dạy vừa rút kinh nghiệm vừa theo dõi sự
chuyển biến của học sinh.
B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
I. Nội dung nghiên cứu:
1. Thống kê lỗi – nguyên nhân mắc lỗi:
- Đối với nhóm học sinh khuyết tật nhẹ về trí tuệ và khiếm khuyết khả năng
ngôn ngữ ( nói lắp, nói ngọng) các em sẽ có xu hướng đọc sao viết vậy theo ý
chủ quan của bản thân nên các em sai rất nhiều do nhận thức chưa đầy đủ và
do kĩ năng đọc, viết kém. Ở những đối tượng này lỗi chính tả rất nhiều ngay
cả những từ thông dụng. Vì vậy tôi chủ yếu hướng dẫn kĩ học sinh kĩ năng
nghe và phát âm đúng để hạn chế lỗi chính tả. Tôi thường xuyên theo dõi từng
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
5
tailieuonthi
sự tiến bộ của các em dù rất nhỏ để kịp thời động viên, khuyến khích sự cố
gắng của các em.
- Đối với học sinh nhóm 2, tôi thấy các em thường mắc phải các loại lỗi sau:
a/ Về dấu thanh:
- Lỗi về dấu hỏi và dấu ngã là nhiều nhất, không chỉ học sinh trung bình mà
cả học sinh khá giỏi cũng bị sai.
Ví dụ: lí lẻ, rỏ ràng, suôn sẽ,...
Đây là lỗi phổ biến của học sinh người miền Nam và miền Trung. Một số học
sinh của lớp tôi người miền Trung khi viết những chữ có dấu hỏi hay dấu ngã
các em lại viết thành dấu nặng. Ví dụ: rọ ràng, họi han, ...
b/ Về âm đầu:
- Lỗi thông thường học sinh hay mắc phải là c/k, g/gh, ng/ngh... Ví dụ: cẽo
cẹt, gồ gề, ngi ngờ,....do các chưa nắm rõ qui tắc kết hợp âm đầu với âm chính
trong trường hợp viết âm đầu như trên.
- Lỗi về ch/tr , d/ gi/r là lỗi thường gặp của HS người miền Bắc do cách phát
âm những âm này gần như nhau. Ví dụ: chương chình, giao động, ...
- HS người miền Nam phát âm 2 âm v và d như nhau nhưng khi viết ít sai. Sai
lỗi về các âm này thường rơi vào học sinh trung bình, yếu.
- Lỗi về s/x là hay gặp nhất, học sinh còn lúng túng khi viết những chữ mang
âm s/x, nhất là những từ ít gặp như xúng xính, suôn sẻ, xơ xác, san sát...
- Những lỗi sai mang tính địa phương cũng thường xảy ra ở những lớp tập
trung học sinh nhiều vùng miền như lớp tôi phụ trách. Ví dụ: học sinh lẫn lộn
l/ n ( Hải Dương, Hưng Yên...) ; r/g ( cá gô, gung ginh ...), ...Để sửa lỗi này
luyện phát âm đúng là quan trọng nhất.
c/Về âm chính: học sinh hay mắc các lỗi như sau:
- ao/au/âu: cây cao, mào sắc, kho báo, màu nhiệm,...
-ai/ay/ây : dảy lụa, thức dạy, dậy dỗ...
- ăc/âc ; / ăt / ât : nhấc nhở, nhắc lên, bặt lửa, im bật...
- om/ôm/ơm: đóm lửa, thom tho, cây rôm, ...
- iu/iêu: diệu dàng, kì dịu...
- ip / iêp: kiệp thời, dịp lục...
- ăm / âm: xanh thấm, lăm thăm
- im / iêm / êm: tim thuốc, khim tốn, im ái...
- ăp / âp ; ăn /ân; ăng / âng: nói lấp, tắp nặp, nhân nhó, lẳn thẳn, vằng trăng, ...
- ưu / ươu: con hưu, bươu điện
- uôm / ươm: cánh bừm, nhượm vải...
- oi/ôi : thổi sắc, dữ dọi, ...
- ong/ông: cánh đòng, lúa làm đồng...
- ui / uôi : sỏi cụi, cúi năm, cặm cuội...
* Có 2 nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn về âm chính trong các vần này:
- Nguyên nhân thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: Nguyên
âm /ă/ lại được ghi bằng con chữ a trong các vần ay, au( máy bay, đoàn
tàu...), các nguyên âm đôi /iê, ươ, uô/ lại được ghi bằng các dạng iê,yê, ia, ya;
ươ, ưa; uô, ua (khiêng, khuyên; chia, khuya ; thương, thưa ; chuông,
chua); âm đệm /w/ lại được ghi bằng 2 con chữ u và o (ví dụ: xum xuê, lòa
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
6
tailieuonthi
xòa, lũy tre). HS đa số chưa nắm được kiến thức về ngữ âm này nên các em
hay nhầm lẫn .
- Nguyên nhân thứ hai là do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ
Nam Bộ đối với các âm chính trong hầu hết các vần trên.
d/ Về âm cuối:
- HS người miền Nam phát âm thường không phân biệt các vần có âm cuối c
/t /ch ; n/ng ( bật thang, chim chíc, hỏi hang, bảo tàn, tràng lang...). Hai bán
âm cuối i/u lại được ghi bằng 4 con chữ i/ y ( tai, tay ), u /o ( thau, thao ). Vì
vậy lỗi về âm cuối học sinh miền Nam mắc rất nhiều và khó khắc phục.
2. Một số biện pháp khắc phục:
Giờ học chính tả chính khóa ( 1 tuần / 1 tiết), lượng thời gian dành cho
việc rèn chính tả còn khá khiêm tốn. Do đó để nâng cao kĩ năng, thói quen
viết đúng chính tả, nhằm giúp học sinh khắc phục những nhược điểm, sự
nhầm lẫn trong quá trình viết chữ Việt, ngoài việc lựa chọn bài tập trong sách
giáo khoa cho phù hợp trình độ đối tượng học sinh đang phụ trách giảng dạy,
tôi luôn tìm nhiều biện pháp khác nhau, rèn cho các em mọi lúc mọi nơi khi
có điều kiện thuận lợi chứ không chỉ trông chờ đến giờ học chính khóa.
A. Bồi dưỡng kiến thức:
a/ Luyện phát âm:
- Chữ quốc ngữ là chữ ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy. Giọng đọc của
người Hà Nội tương đối chuẩn. Khi dạy trẻ đọc, nhất là giáo viên lớp Một
giọng đọc chuẩn thì các em cũng sẽ đọc chính xác âm, vần, tiếng. Từ đó,
người giáo viên đọc chính tả chỉ cần cố gắng đọc đúng, tốc độ vừa phải thì
học sinh sẽ viết đúng.
- Bản thân giáo viên luyện đọc đúng, tìm hiểu cách phát âm, điều chỉnh giọng
đọc, âm phát ra phải rõ ràng, mạch lạc giúp học sinh luyện kĩ năng nghe. Từ
đó học sinh mới có thể giải mã âm thanh bằng chữ viết một cách chính xác.
- Việc luyện phát âm cho học sinh đòi hỏi tốn nhiều thời gian. Luyện cho các
em đọc đúng không chỉ trong giờ các phân môn tiếng Việt mà ở tất cả các giờ
học khác như: Toán, Lịch sử và địa lí, Khoa học...Tôi luôn khuyến khích học
sinh tập phát âm những từ hay lẫn lộn ( n/l; r/g; ch/ tr…) một cách tích cực,
không chỉ luyện trong giờ học mà còn luyện cả khi giao tiếp bằng lời nói cùng
mọi người, cả lúc ở trường hoặc ở nhà. Việc này đôi khi gặp trở ngại lớn là do
thói quen phát âm trong gia đình của trẻ. Ở lớp giáo viên chỉnh sửa nhưng về
nhà môi trường giao tiếp thường xuyên, chiếm nhiều thời gian hơn ở trường
trẻ sẽ bị tác động mạnh. Do đó nếu được sự hậu thuẫn từ phía gia đình cùng
nhà trường trẻ sẽ có cơ hội hoàn thiện cách phát âm nhanh hơn.
- Khi luyện trẻ phát âm, tôi yêu cầu nhìn khẩu hình và lắng nghe âm phát ra từ
giọng đọc mẫu ( giáo viên, học sinh), sau đó tập phát âm theo mẫu. Đối với
học sinh đọc sai l/n, ch/tr, r/g, r /gi… kiên trì tập động tác phối hợp giữa lưỡi,
vòm họng và chân răng sẽ khắc phục được khuyết điểm này. Việc luyện phát
âm đúng không phải mục đích giúp các em phát âm thật chuẩn chính âm và
làm mai một tiếng địa phương - thứ tài sản văn hóa của vùng, miền; tài sản
của dân tộc- mà là giúp các em viết đúng chính tả khi tính tự giác, ý thức của
các em chưa cao ( nhất là các em học sinh ở đầu cấp).
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
7
tailieuonthi
- Khi gặp những từ khó, ít gặp tôi giúp các em đọc đúng các từ và nhắc học
sinh lưu ý ghi nhớ, giảng nghĩa từ...Ví dụ: cộc tuếch, nghếch, ngoằn ngoèo,
ngọ nguậy, ... về nhà tập viết nhiều lần từ khó ở sổ tay chính tả để nhớ.
b/ Hiểu nghĩa từ:
- Việc hiểu nghĩa từ sẽ giúp các em hạn chế sai lỗi chính tả. Khắc phục được
khiếm khuyết do giọng đọc của giáo viên không chuẩn. Đây là kĩ năng rèn
được tư duy bền vững.
- Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Tôi có thể cho học sinh đọc chú
giải, tra từ điển, đặt câu (nếu học sinh đặt câu có ý nghĩa rõ ràng tức là học
sinh đã hiểu nghĩa từ), chọn nghĩa đúng cho từ, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa,
miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh,…
- Với từ nhiều nghĩa tôi phải đặt từ trong văn cảnh và giải nghĩa từ trong ngữ
cảnh cụ thể.
Ví dụ: từ đa mang nghĩa từ điển: tự vương vào cái khiến phải bận lòng
Trong câu: Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
( Trích Truyện cổ nước tôi – Tiếng Việt 4/ tập 1)
Từ đa mang có nghĩa là giàu tình cảm
c/ Phân tích cấu tạo tiếng – so sánh với từ, tiếng dễ lẫn lộn.
- Đối với những tiếng về mặt âm thanh và chữ viết gần giống nhau, tôi
hướng dẫn các em phân tích cấu tạo tiếng, giải nghĩa, tìm từ mang tiếng đó,
nhấn mạnh đặc điểm khác nhau để phân biệt từ.
Ví dụ: nghiên - nghiêng
- Cấu tạo tiếng: nghiên: ngh + iên + ngang
nghiêng : ngh + iêng + ngang
- Học sinh so sánh nhận ra đặc điểm khác biệt giữa 2 tiếng :
+ Về mặt chữ viết: nghiên – âm cuối là n
nghiêng – âm cuối là ng
+ Về mặt âm thanh, ngữ nghĩa: HS đọc phân biệt 2 tiếng , giải nghĩa từ, tìm từ
ghép, từ láy, đặt câu...
d/ Ghi nhớ qui tắc chính tả
Khi có điều kiện về thời gian tôi thường đố các em, tổ chức giờ học
như một buổi trò chuyện trao đổi kinh nghiệm, tránh cho các em cảm giác
nặng nề của một tiết học cung cấp kiến thức.
- Qui tắc viết các phụ âm: c / k ; g /gh ; ng / ngh. Học sinh đã được giáo viên
cung cấp qui tắc viết từ lớp Một nhưng các em cũng rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy,
khi gặp các hiện tượng chính tả này tôi đặt câu hỏi nhắc lại hoặc chơi trò chơi
ghép chữ để giúp học sinh khắc sâu kiến thức:
k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm: i, e ,ê
B. Giáo dục ý thức:
a. Hình thành tính cẩn thận:
Trong bài viết của học sinh đôi khi các em bị sai lỗi chính tả cũng do
bỏ dấu thanh không đúng vị trí hoặc viết dấu không rõ ràng, chữ viết không rõ
nét. Tôi thường nhắc các em cẩn thận khi viết, đặt dấu thanh đúng vị trí, viết
dấu, chữ phải ngay ngắn. Sự tập trung trong công việc, học tập chính là yếu tố
quan trọng giúp trẻ thành công. Vì thế tôi luôn chú tâm theo dõi thái độ, tác
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
8
tailieuonthi
phong của trẻ để giúp các em có nề nếp học tập nghiên túc, phát huy hết năng
lực học tập của mình. Hàng tuần, trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, ngoài
những hoạt động sinh hoạt lớp cần có, các em cùng tổng kết xem các bài viết
có liên quan đến chữ Việt, nếu không mắc một lỗi nào sẽ được nhận bông hoa
vinh dự “Người viết chính tả tốt nhất trong tuần”.
b. Làm các bài tập chính tả thông qua các trò chơi tạo hứng thú
cho việc học chính tả:
Làm các bài tập chính tả thông qua việc tổ chức các hoạt động đa
dạng, tổ chức các trò chơi: học mà chơi, chơi mà học gây hứng thú, tâm lí
thoải mái, vui vẻ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức nhẹ nhàng, nhớ lâu. Sau
mỗi bài tập, tôi giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả, những điều cần lưu ý
để các em ghi nhớ. Ngoài những giờ học chính tả chính thức theo chương
trình, trong một tuần tôi dành 10 phút đầu giờ trong một, hai buổi học tổ chức
cho các em làm các bài tập chính tả chủ yếu là vui học, có thể học sinh viết
trên bảng con hoặc nêu sự chọn lựa mà không làm vào vở, tạo cho HS cảm
giác đang chơi hơn là đang học. Dựa vào những lỗi chính tả mà học sinh của
tôi hay mắc phải (được ghi chú trong giáo án sau mỗi tiết dạy hoặc tôi chuẩn
bị Chiếc hộp bí mật để sau tiết học chính tả học sinh ghi vào tờ giấy nhỏ,
không cần ghi tên, bỏ vào đó những từ, tiếng đã viết sai) tôi đã xây dựng
những bài tập, trò chơi như sau:
- Bài tập trắc nghiệm:Thi đua : Ai nhanh hơn
* Khoanh tròn vào chữ cái trước những chữ viết đúng chính tả:
a. Hướng dẩn
b. Hướng dẫn
c. Giải lụa
d. Dải lụa
* Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô
trống trước những chữ viết sai chính tả:
Run rẩy
Run rinh
Lướt thước
Thước kẻ
* Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng
chính tả:
A
B
cặm
cuội
sỏi
cụi
- Bài tập chọn lựa: Trò chơi: Bạn là người thông minh.
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
Đóa hoa hồng mới nở trông thật .......... (xinh, sinh)
Khi chiều tà, nước biển đổi sang mùa xanh...... ( lục, lụt )
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
Học sinh …. đèn học bài….. đêm khuya. (trong, chong)
Lan thích nghe kể……….hơn đọc……….. (truyện, chuyện)
Trời nhiều …….., gió heo ………lại về. (mây, may)
- Bài tập phát hiện, bài tập nhận biết: Trò chơi: Thỏ vào nhầm nhà
* Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng:
Trên bầu trời, đàng chim én đang chao lượng.
Con rắn trường qua bãi cỏ trên sân trườn.
- Bài tập điền khuyết: Trò chơi : Chim về tổ
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
9
tailieuonthi
* Điền vào chỗ trống:
s/x: chim…ẻ, san…ẻ, …ẻ gỗ. …uất khẩu, năng….uất.
iêt/ iêc: đi biền b…....., thấy tiêng t…/.., xanh biêng b…/..
* Điền tiếng láy thích hợp vào chỗ trống:
Dây leo chằng………, chắn cả lối đi.
Tiếng gà kêu quang ………
- Bài tập tìm từ: Trò chơi: Rung chuông vàng
Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua
gợi ý từ đồng âm, từ trái nghĩa….
* Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ươt hoặc ươc có nghĩa như sau:
Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ:
Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh:
* Tìm các từ chỉ hoạt động:
- Chứa tiếng bắt đầu bằng r:
- Chứa tiếng bắt đầu bằng d:
- Chứa tiếng bắt đầu bằng gi:
* Tìm từ ngữ có thanh hỏi hoặc thanh ngã có ý nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với từ thật thà:
- Đoạn đường nhỏ hẹp trong thành phố:
- Bài tập phân biệt: Trò chơi : Bạn là nhà văn
Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau:
chúc – chút
ngả - ngã
- Bài tập giải câu đố : Trò chơi: Đố bạn ( Tham khảo 95 câu đố vui- Nhà
xuất bản Thanh Niên)
* Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:
Hoa ba cánh mỏng
Kết thành ....ùm tươi
Rập rờn gió nhẹ hoa cười
Như làn mây ....uyển dưới .....ời mùa thu. (hoa gì?)
* Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm rồi giải câu đố
sau: Cánh hoa nhiều lớp
Rực rơ sắc màu
Trắng, hồng, đo tươi
Là bông hoa gì? (hoa gì?)
c. Sử dụng công nghệ thông tin kích thích sự ham học hỏi cho học
sinh:
Áp dụng công nghệ thông tin tăng hiệu quả giờ học. Nhưng với điều
kiện cơ sở vật chất chưa tiện nghi như trường tôi, khi dạy một tiết bằng CNTT
tốn nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị nên đôi khi tôi rất cân nhắc, cân đối
thời gian buổi học vì còn nhiều môn học khác cần phải rèn.
Một số trò chơi, giải nghĩa từ áp dụng công nghệ thông tin, tạo ấn tượng
và gây hứng thú học giờ chính tả cho học sinh:
Ví dụ: - Giải nghĩa từ rẻo cao bằng hình ảnh các em nắm bắt nghĩa từ dễ dàng
Hơn.
Chính tả ( nghe – viết ) : Mùa đông trên rẻo cao
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
10
tailieuonthi
- Khi dạy bài chính tả Kim tự tháp Ai Cập tôi cho học sinh xem một
đoạn phim tư liệu về kim tự tháp để tạo ấn tượng, kích thích sự ham
hiểu biết cho các em.
Tôi thiết kế trò chơi ô chữ kì diệu, có nhiều cách để xây dựng trò chơi này.
_ Tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi liên quan đến các từ ngữ cần cung cấp hay
củng cố, học sinh đoán ...các em rất hào hứng khi tham gia chơi.
Ví dụ: Củng cố kiến thức cho bài chính tả Mùa đông trên rẻo cao
- Từ khóa có 6 chữ cái, nếu giải đúng một câu hỏi sẽ xuất hiện một chữ cái có
trong từ khóa (là các từ có trong bài chính tả). Các em lựa chọn ngẫu nghiên
các ô chữ.
+ Ô thứ 1: Từ chỉ động tác nằm sát mặt đất, dùng sức đẩy thân mình về
phía trước. ( trườn – chữ cái xuất hiện : R )
+ Ô thứ 2: Từ chỉ một sắc độ của màu vàng ( vàng hoe – chữ cái xuất
hiện E )
+ Ô thứ 5: Hành động hay làm trước khi ra về ( từ giã – chữ cái xuất
hiện A)
+ Ô thứ 3 và 6 : Từ gợi tả âm thanh của những chiếc lá khi va vào nhau
( lao xao – chữ cái xuất hiện O ... O )
+ Ô thứ 4 : Một vật mà trẻ con thích nhặt để chơi có bề mặt tròn, nhẵn,
thường thấy ở lòng sông, lòng suối. ( sỏi cuội – Chữ cái xuất hiện C)
Học sinh đoán từ khóa : RẺO CAO
Trong trường hợp các em đoán được ngay từ khóa tôi vẫn cho các em giải
từng ô chữ để củng cố các từ đã chuẩn bị.
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
11
tailieuonthi
d. Tạo không khí vui tươi thi đua tích cực về đề tài Tìm hiểu chữ
Việt:
- Trang trí lớp bằng khẩu ngữ “ Em yêu chữ Việt” để tạo không khí thi
đua vui tươi trong lớp học.
- Trong 5 - 10 phút đầu giờ bắt đầu cho tuần học mới, tôi có thể khởi
động tinh thần học tập cho học sinh bằng các trò chơi nhỏ, vui với hình ảnh
mặt cười và mặt buồn. Tôi ra yêu cầu: Đố các con tìm được tên các con
vật(đồ vật, cây cối) được viết bằng s ( hoặc ch)… Nếu các em tìm đúng sẽ
được nhìn thấy nụ cười và ngược lại.
- Phát động phong trào sưu tầm tranh ảnh tên các loài cây, con vật
được viết được viết bằng con chữ s và dán vào bảng thi đua của từng tổ có
kèm theo tên các loài cây, con vật đó để cả lớp cùng học tập, rút ra ghi nhớ.
con sam
Sáng kiến kinh nghiệm
chim sáo
Lương Nguyễn Bảo Châu
12
tailieuonthi
con sói
con sứa
- Đôi khi để khởi động cho tiết sinh hoạt lớp cuối tuần ( khoảng 5 phút)
tôi bất ngờ cho các em nghe các loại âm thanh: tiếng chuông reo, tiếng gà
gáy, gà kêu, tiếng chim hót, tiếng kẻng, tiếng thùng va đập vào nhanh… yêu
cầu các em ghi các từ tượng thanh và sắp xếp chúng thành nhóm có tận cùng
là ng hoặc nh.
Hoặc cho học sinh xem các hình ảnh, phim về sự vật có tranh thái bấp
bênh, không vững chắc và học sinh tìm từ thích hợp cho mỗi hình ảnh để học
sinh nhận biết những từ đó thường được viết bằng vần ênh.
Con đường gập ghềnh .
Mẹ con nhà gấu trôi lênh đênh trên mặt biển.
Những hòn đá xếp chồng thật chông chênh.
Đám mây trắng bồng bềnh trôi.
Hoặc tôi chuẩn bị các vật có hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh phù hợp tâm sinh lí
lứa tuổi học sinh tiểu học để thu hút sự chú ý của các em vào trò chơi ghép
chữ mang các vần khó như: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu
chân; ngoằn ngoèo, khoèo chân...
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
13
tailieuonthi
- Sưu tầm những bài hát thiếu nhi vui, rộn rã yêu cầu các em nghe và
viết lại những hiện tượng chính tả mà các em hay nhầm lẫn ( viết lại các tiếng
viết bằng tr/ ch; hỏi/ ngã; an /ang; âm cuối c/t…)
e. Củng cố lòng yêu thích tiếng mẹ đẻ - yêu cái hay cái đẹp trong
chữ Việt:
- Tôi tìm hiểu, sưu tầm những câu chuyện phù hợp tâm lí trẻ và chọn đó
làm ngữ liệu rèn thêm chính tả ở nhà hoặc những lúc có thời gian rỗi trong
một tuần học để rèn kĩ năng viết cho các em: 100 câu chuyện hay về đạo đức,
Truyện ngụ ngôn nổi tiếng thế giới…. Tôi tóm lược nội dung hoặc để nguyên
bản nếu nội dung ngắn thích hợp độ dài bài viết dành cho học sinh mình đang
phụ trách. Sau những lần đọc (không cho biết trước nội dung) cho các em
viết, tôi nhận thấy rằng nếu bài viết có nội dung hấp dẫn các em sẽ chăm chú
lắng nghe và tích cực viết hơn. Từ đó tôi giáo dục học sinh nhận biết cái hay
cái đẹp của văn học, nhất là văn học nước nhà để các em thấy được sự phong
phú của ngôn ngữ Việt và chỉ có một cách duy nhất để tiếp cận văn hóa là
phải học và viết tốt ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Đó là con đường ngắn nhất,
hay nhất để ta tiếp thu tinh hoa nhân loại và phát triển tinh hoa văn hoá của
đất nước. Từ đó bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
- Tôi sưu tầm những tấm gương hiếu học, những bài hát hay về lòng
nhân ái, câu chuyện xúc động lòng người về những tấm gương ham học, yêu
cuộc sống nhưng không thể được sống để tác động đến ý thức, tâm tư tình
cảm của các em như: Để gió cuốn đi (Trịnh Công Sơn), Én nhỏ tung bay ( Lê
Cát Trọng Lý)… để các em viết và suy nghĩ về cuộc sống của mình và của
bạn mà thay đổi tác phong trong học tập. Điều này không phải có hiệu quả tức
thì mà là “mưa dầm thấm đất”. Đôi khi cả đến cuối năm học tôi mới nhận
thấy sự thay đổi ý thức học của các em.
- Giáo dục học sinh lòng tự hào là công dân Việt Nam để nâng cao ý
thức trách nhiệm trong học tập và giữ gìn nét đẹp tâm hồn người Việt.
C. Những biện pháp khác:
- Tôi khuyến khích học sinh sử dụng từ điển chính tả để các em giúp
nhau sửa lỗi, cùng bạn sử dụng chung các từ điển hoặc sách tham khảo, nâng
đỡ nhau trong hoạt động học tập để cùng nhau tiến bộ. Thông qua các hoạt
động này tôi rèn cho các em kĩ năng làm việc tương tác, tìm tòi, thói quen tự
học, tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn trong học tập ( ví dụ không biết
viết từ khó như thế nào các em tự tra từ điển chính tả hoặc từ điển tiếng Việt
để viết...). Từ đó các em sẽ được rèn chính tả mọi lúc mọi nơi, hình thành
được thói quen tốt trong học tập.
- Tôi còn lồng ghép việc rèn chính tả cho học sinh trong các tiết học khác.
Ví dụ: Khi tổ chức trong chơi củng cố trong giờ học Luyện từ và câu
các em sẽ thi đua đội nào sẽ tìm được nhiều nhất các động từ ( danh từ, tính
từ) được bắt đầu bằng âm s/x ( ch/tr; v/d/gi/r; thanh hỏi / thanh ngã) hoặc đặt
một câu ngắn mà tất cả các tiếng được bắt đầu bằng tr (ch ; v ; s ; x ...). Ví dụ:
Trân trả truyện tranh ; Sẻ sang sông ... Tìm các từ láy: có thanh hỏi, thanh
ngã. Từ đó tôi có thể cung cấp các mẹo vặt chính tả:
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
14
tailieuonthi
+ Luật bổng - trầm: Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của
2 yếu tố ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng).
Để nhớ được 2 nhóm này, tôi chỉ cần dạy cho học sinh thuộc 2 câu thơ:
Em Huyền mang nặng, ngã đau
Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đầu bớt chưa?.
Đôi khi trong bài viết hoặc bài tập gặp những trường hợp ngoại lệ giáo
viên cung cấp cho các em, tránh dồn ép nhiều sẽ phản tác dụng. Ví dụ như giờ
học chính tả có hiện tượng chính tả cần lưu ý hoặc khi dạy các giờ học khác
có những từ ngữ này (niềm nở, phỉnh phờ, sừng sỏ, khe khẽ, lam lũ, ngoan
ngoãn…) giáo viên sẽ nhấn mạnh, lưu ý học sinh ghi nhớ vào sổ tay học tập
của mình hoặc tập viết nhiều lần ở nhà để nhớ.
Hoặc yêu cầu các em tìm từ láy mang vần hay nhầm lẫn ac- at (tan tác san sát) ; ăn - ăng ( lăn tăn- trăng trắng)…
- Tất cả các môn học đều có liên quan đến tiếng Việt điều đó có nghĩa
là tôi có thể rèn chính tả cho các em mọi lúc mọi nơi. Ví dụ : khi học sinh trả
lời câu hỏi của tôi trong các giờ học nếu các em phát âm sai tôi có thể nhẹ
nhàng nhắc đọc lại cho đúng; khi chấm bài cho các ở tất cả các môn học nếu
phát hiện các em sai lỗi chính tả tôi sẽ gạch dưới từ sai và lưu ý các em sửa lại
; khi các em viết sai chính tả làm từ mang nghĩa khác tôi có thể sửa bằng một
câu nói đùa để học sinh ghi nhớ dần.
- Tôi tìm đọc các tác phẩm văn học khi phát hiện có từ ngữ các em ít
gặp ( từ Hán Việt...) nên hay viết sai (đôi khi ngay cả bản thân tôi cũng lúng
túng không biết các từ đó viết như thế nào) tôi sẽ ghi lại và sử dụng chúng
thành các ngữ liệu để rèn chữ ở nhà (trường cửu, trường tồn... ). Đây cũng là
một hình thức cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh.
- Tôi hướng dẫn các em chơi một số trò chơi ngoài giờ học để nâng cao
kĩ năng viết chính tả như: Trước giờ vào học hoặc trong giờ ra chơi các em
kết thành nhóm số lượng tùy ý. Các em có thể chỉ vào bình hoa, chậu cảnh
trong lớp hay bất cứ đồ vật nào trong lớp, ngoài sân trường rồi thi đua tìm từ
có tiếng bắt đầu bằng những âm mà các em hay sai hoặc dấu thanh, vần hay
nhầm lẫn ( s/x; ch/tr ; v /d/gi ; thanh hỏi / thanh ngã ; ...). Ví dụ:
o Chỉ vào chậu cảnh treo trên tường các em thi đua tìm từ có âm s /
x dùng để tả đặc điểm: xanh, xinh, xấu, xơ xác,... sạch, đơn sơ,...
Đôi khi các em tìm đến tôi để nhờ làm trọng tài phân sử đúng,
sai. Tiếng cười rộn rã vang lên sau khi tôi đưa ra kết quả cho dù
các em đúng hay là sai.
o Giờ chơi xuống sân trường tìm và viết các từ chỉ sự vật có thanh
hỏi hoặc thanh ngã: cỏ, bảng, dãy phòng học, phòng hiệu trưởng,
lá cờ đỏ,...
- Khi các em mắc nhiều lỗi chính tả trong bài viết chính khóa, tôi giúp
các em kết thành nhóm đôi bạn để cùng nhau sửa lỗi trong giờ học, giờ
chơi...
- Lớp của tôi đa số là người miền Nam do đó tôi rất chú trọng rèn các
em phát âm chính xác trong giờ tập đọc. Đây cũng là một mắc xích quan
trọng trong việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho các em.
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
15
tailieuonthi
- Để giúp học sinh mở rộng vốn từ ngữ tôi khuyến khích các em đọc
truyện, sách báo. Khi có điều kiện hoặc trong giờ kể chuyện, hay tập đọc tôi
kể sơ lược tóm tắt nội dung các câu chuyện phù hợp lứa tuổi các em. Khi kể
tôi cố gắng dùng lời thể hiện sự hấp dẫn, kích thích sự tò mò của các em để
các em tìm mua trao đổi nhau các quyển truyện hay nhằm hình thành thói
quen thích đọc sách. Ví dụ: Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài , Chiếc chìa
khóa vàng, Hiệp sĩ gỗ, Truyện cổ Grim, Truyện cổ Andessen... Hiệu quả thể
hiện ngay tức thì, ngày hôm sau các em đã mang đến lớp những quyển truyện
mà tôi đã kể và rất hãnh diện khi cầm trên tay quyển truyện cô đã nói và cùng
nhau đọc.
- Đối với học sinh yếu, tôi khuyến khích các em tìm hiểu bài chính tả
trước ở nhà. Đôi khi tôi tăng lượng thời gian khi viết bài chính tả trí nhớ
nhằm giúp các em có thể viết hết bài một cách cẩn thận để có được những con
điểm khả quan hơn. Từ đó tôi khen ngợi em trước lớp, khuyến khích các em
cố gắng học.
- Đối với học sinh nói lắp, nói ngọng tôi luôn nhắc nhở các em không
trêu chọc bạn, cùng chơi hòa đồng, tạo môi trường giao tiếp thuận lợi cho các
em khắc phục được nhược điểm của mình. Tôi luôn tìm kiếm sự tiến bộ của
các em để khen ngợi, lời khen các tác dụng rất lớn đối với các đối tượng này.
Đó chính là động lực thúc đẩy sự cố gắng học của các em.
- Việc rèn chữ viết, hướng dẫn cách trình bày cũng là một yếu tố kích
thích học sinh thích viết chính tả. Khi các em viết chữ đẹp, bài viết rõ ràng
các em sẽ thích được viết chính tả. Ý thích này cũng góp phần giúp các em
hình thành dần dần kĩ năng viết đúng chính tả.
II. Kết quả nghiên cứu:
Sau khoảng thời gian dài nghiên cứu, tìm tòi, tôi đã rút ra cho bản thân
mình một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn chính tả và làm thế nào
để nâng hiệu quả trong việc dạy học sinh kĩ năng viết chữ Việt. Trong quá
trình đứng lớp, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học sinh có
tiến bộ rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi viết bài nên bài viết ít
mắc lỗi chính tả ( nhất là học sinh ở nhóm 2). Tuy rằng hiệu quả công việc
còn khiên tốn nhưng bản thân tôi cũng thấy rất vui và biết rằng để giúp học
sinh khắc phục lỗi chính tả là một việc làm lâu dài đòi hỏi sự tận tâm, nhẫn
nại của người giáo viên.
Kết quả cuối năm lần lượt ở các năm 2008-2009; 2009-2010; 2010-2011;
2011-2012
Điểm thi
Số
Lớp
HS 0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
4/6 56
1
2
1
2
2
5
5
6
10
10
12
4/7 58
1
1
2
3
6
4
6
12
14
9
4/2 56
1
1
1
2
2
1
4
5
9
12
18
4/10 60
1
1
2
1
1
2
6
11
15
20
C. KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ:
I. Bài học kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
16
tailieuonthi
- Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân gây lỗi, từ đó
đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá
trình dạy - học tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc
phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi
chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền
bỉ, không được nóng vội. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài
tuần nhưng cũng có những học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không
phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên không
biết chờ đợi, nôn nóng thì chắc chắn sẽ thất bại.
- Ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen” với tiếng Việt, giáo viên
nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ,
quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ… tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết
dẫn đến sai sót.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra, … từ đó
phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay
mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.
- Người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để
nâng cao trình độ, tay nghề. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp
học sinh chữa lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả.
II. Kết luận:
"Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi
dạy trẻ với chút ít nhiệt tình ." Can Jung
- Mỗi người giáo viên đến với công việc dạy học nhiều ý nghĩa nhưng
cũng lắm vất vả này bằng cái tâm, lòng nhiệt huyết và tình yêu thương đối với
học trò, tôi tin rằng những khó khăn ban đầu khi nhận lớp rồi cũng sẽ từng
bước, từng bước vượt qua.
- Học sinh lớp tôi đang phụ trách là lớp 4 nhưng những biện pháp tôi đã
dùng thiết nghĩ các khối lớp khác đều có thể áp dụng để rèn chính tả cho học
sinh lớp mình. Chính vì vậy tôi xin được lấy tên đề tài của mình là “ Một số
biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh tiểu học”
III. Kiến nghị:
- Tôi rất mong các cấp lãnh đạo Phòng, Sở tổ chức các chuyên đề, phổ
biến những kinh nghiệm giảng dạy tốt để tạo điều kiện tất cả các giáo viên
được học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao hiệu quả giảng dạy với phương
châm “ Tất cả vì học sinh thân yêu”.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Từ điển từ mới Tiếng Việt
- Từ điển chính tả Tiếng Việt thông dụng
- Từ điển Tiếng Việt phổ thông – Viện ngôn ngữ học.
- Tiếng Việt thực hành – Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
E. PHỤ LỤC:
1. Ngữ âm tiếng Việt.
2. Chính tả tiếng Việt.
Sáng kiến kinh nghiệm
Sưu tầm trên intetnet
Lương Nguyễn Bảo Châu
17
tailieuonthi
Trịnh Hoài Đức, ngày 25 tháng 5 năm 2012
Người viết
Lương Nguyễn Bảo Châu
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền,
nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước
mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc
ngược lại).
Ngôn ngữ nào cũng có ngoại lệ nên quy tắc hài thanh tiếng Việt
cũng
có
một
số
ngoại
lệ
sau:
* Âm tiết có thanh ngang nhưng âm tiết đi cùng lại có thanh ngã:
khe khẽ, lam lũ, ngoan ngoãn, nông nỗi, trơ trẽn, ve vãn...
* Âm tiết có thanh huyền láy với âm tiết có thanh hỏi: bền bỉ,
chàng hảng, chồm hổm, chèo bẻo, niềm nở, phỉnh phờ, sừng sỏ.
* Âm tiết có thanh nặng đi với thanh hỏi:gọn lỏn, nhỏ nhặt, vẻn
vẹn...
+ Tên các con vật, cây cối đa số đều viết bằng s: sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu,
sò, sóc, sói, sứa, …; sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa
nhân, sơn trà, …
+ Tên các đồ vật, con vật đều được viết bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi,
chai, chày, chén, chum,… chồn, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chào
mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi…
+ Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: Gập
ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng,
chệnh choạng, lênh khênh, bấp bênh, công kênh…
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
18
tailieuonthi
+ Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, đùng
đoàng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn rảng, ùng oàng, quang
quác, ăng ẳng,... bình bịch, thình thịch, thình thình, rập rình, xập xình,
huỳnh huỵch…
+ Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu,
khuỵu chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân...
e. Giáo dục tình cảm yêu tiếng mẹ đẻ, yêu cái hay cái đẹp của chữ Việt
Sáng kiến kinh nghiệm
Lương Nguyễn Bảo Châu
19