Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II – TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN (PETROLIMEX SAIGON)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.72 KB, 68 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong
phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một
vấn đề cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt
được tình hình hoạt động của Công ty mà con dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính toán
mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng. Ngoài ra, việc phân tích tình
hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ được quan tâm
bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tượng kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp.
Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể xác định khả năng sinh lời của
hoạt động từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ thành công của kết quả kinh doanh.
Qua đó, hoạt động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm
tra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu.
Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác
định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về
các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố
ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh.
Từ những cơ sở về phân tích kinh doanh trên, em nhận thấy việc phân tích hoạt động kinh
doanh đối với Công ty Xăng dầu Khu vực II – Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
(Petrolimex Saigon) là một đề tài phù hợp với Công ty hiện nay. Nó góp phần giúp cho
Công ty hiểu được khả năng hoạt động trong giai đoạn mới hiện nay và từ đó có kế
hoạch hoạch định chiến lược kinh doanh tốt nhất cho giai đoạn sắp tới.
.
SVTT: Nguyễn Thế Vương 1 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC
II – TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN (PETROLIMEX
SAIGON)
CHƯƠNG 2: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Công ty Xăng dầu Khu vực II
• Công ty Xăng dầu Khu
vực II


• Địa chỉ: 15 Lê Duẩn,
Q1, TP.HCM
Điện thoại :
84.8.8292 081
• Fax: 84.8.8222 082.
• Email
:
• Website: />• Ngành chủ quản: Bộ Thương mại.
• Số tài khoản: Tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, TP HCM.
• VNĐ: : 007100005414
• Ngoại tệ: : 0071370081950
• Mã số thuế: 0300555450
• Trước ngày 30/04/1975, hệ thống kinh
doanh và cung ứng xăng dầu trên
toàn miền Nam đều do ba Công ty tư
bản nước ngoài SHELL, ESSO và
CALTEX nắm độc quyền.
• Ngày 24/7/1975 Tổng cục Vật tư
(Chính phủ Cách mạng Lâm thời
SVTT: Nguyễn Thế Vương 2 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Cộng hoà Miền Nam Việt Nam) quyết định thành lập Công ty
Xăng dầu Miền Nam. (Quyết định số 222 TVT/QĐ do ông Hồ
Văn Châu - Tổng cục trưởng Tổng cục vật tư). Ngày 22/8/1975
Tổng cục Vật tư quyết định thành lập Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè,
trực thuộc Công ty Xăng dầu Miền Nam.
• Ngày 17/9/1975, trong quá trình hoàn thiện hệ thống tổ chức các
đơn vị kinh tế, Bộ Kinh tế - Tài chính của Chính phủ Cách mạng
Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, đã công bố quyết định
số 40 QĐ/BKT do Quyền Bộ trưởng Dương Kỳ Hiệp ký thành lập

Công ty Xăng dầu Miền Nam, trên cơ sở tiếp quản vật chất kỹ
thuật của ba hãng xăng dầu SHELL, ESSO và CALTEX.
• Ngày 4/11/1976, Bộ trưởng Bộ Vật tư Trần Sâm ký quyết định số
827 VT - QĐ, đổi tên Công ty Xăng dầu Miền Nam thành Công ty
Xăng dầu Khu vực II trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt
Nam.
• Tháng 7/2010 Công ty đã đổi tên thành Công ty xăng dầu khu vực II
– trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
• Vượt qua bao nhiêu thử thách vả khó khăn, Công ty Xăng dầu khu
vực II đã làm tròn nhiệm vụ của mình, đảm bảo cung cấp xăng dầu
cho sự phát triển mạnh của khu vực và đất nước, đảm bảo an toàn
tuyệt đối các cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành lớn lên cùng với
đất nước và khu vực. Công ty Xăng dầu Khu vực II tự hào là một
trong những Công ty xăng dầu thành đạt nhất.
• Công ty Xăng dầu Khu vực II là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán
kinh tế độc lập, tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân, có
tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng, có con dấu
riêng, tổ chức hoạt động kinh doanh theo pháp luật của nhà nước.
• Tổng số nhân viên hiện nay của toàn Công ty là 1.699 người (trong
đó nhân viên quản lý là 470 người).
• Hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Công ty Xăng dầu Khu vực II
không ngừng đẩy mạnh đầu tư, phát triển hạ tầng cơ sở vật chất kỹ
thuật theo hướng “Quy mô, hiện đại, an toàn và thân thiện với môi
trường”. Hiện tại, Công ty có hệ thống kho cảng xăng dầu 196 ha
SVTT: Nguyễn Thế Vương 3 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
trải dài hơn 3 km dọc sông Sài Gòn, tổng sức chứa hơn 450.000
m3 , trang thiết bị công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý và vận
hành được tự động hóa, năng lực xuất nhập trên 08 triệu m3 (tấn) /
năm. Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống 65 cửa hàng bán lẻ xăng

dầu trên khắp địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được đầu tư khang
trang, hiện đại.
• Công ty Xăng dầu Khu vực II là đầu mối duy nhất có hệ thống phân
phối kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu trên tất cả các
kênh từ bán buôn (Tổng đại lý, Đại lý, hộ công nghiệp), bán tái
xuất, bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, Mạng lưới phân phối
của Công ty bao phủ rộng khắp thị trường khu vực.
• Công ty Xăng dầu khu vực II có 03 đơn vị trực thuộc là: Tổng kho
xăng dầu Nhà Bè, Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu, Xí nghiệp dịch vụ
xây lắp và thương mại.
• Tổng kho xăng dầu Nhà Bè:
Là nơi tiếp nhận xăng dầu từ nước ngoài, là nơi bảo quản dự trữ và cung cấp xăng
dầu cho toàn miền Nam. Tổng kho xăng dầu Nhà Bè có tổ chức bộ máy kế toán riêng,
lập báo cáo, cân đối tài khoản, báo cáo chi phí. Tổng kho là đơn vị chuyên bán nằm tại
làng Phú Xuân, Quận 7, cách trung tâm TP. HCM 15km về phía Nam gồm 3 kho:
° Kho A: ESSO 116.000 m3
° Kho B: SHELL cũ 114.000 m3
° Kho C: CALTEX cũ 55.000 m3
° Như vậy tổng mức chứa 3 kho là: 285.000 m
3
• Xí nghiệp bán lẻ:
° Tổ chức bán hàng trực tiếp cho khách hàng thông qua cửa hàng
bán lẻ và đại lý với thị trường TP.HCM, xí nghiệp có 64 cửa
hàng bán lẻ và 145 đại lý.
° Các hình thức kinh doanh của xí nghiệp bao gồm bán lẻ tại các
cửa hàng, bán qua đại lý bán lẻ, bán buôn hộ công nghiệp, dịch
vụ rửa xe, cho thuê mặt bằng, quảng cáo…
SVTT: Nguyễn Thế Vương 4 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
• Xí nghiệp dịch vụ và xây lắp và thương mại:

Thực hiện các dịch vụ như sau: Sản xuất, gia công, sửa chữa máy móc, vật
tư…, thi công xây lắp công trình chuyên ngành xăng dầu. Ngoài ra xí nghiệp còn thực
hiện các dịch vụ khác liên quan đến xăng dầu và dân dụng.
CHƯƠNG 3: Nhiệm vụ và chức năng
CHƯƠNG 4: Nhiệm vụ
• Kinh doanh xăng dầu đáp ứng nhu cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh,
địa bàn hoạt động trải dài từ Ninh Thuận đến Cà Mau kể cả nhu
cầu cho an ninh, quốc phòng dự trữ, quốc gia.
• Phải hoàn thành các chỉ tiêu mà Nhà nước giao về kinh doanh xăng
dầu, tiếp tục đẩy mạnh mạng lưới bán lẻ, tăng thêm thị phần ở
những vùng thị trường còn nhiều tiềm năng.
• Tuân thủ mọi chủ trương, chế độ và pháp luật của Nhà nước, của
Tổng Công ty, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế đã ký
kết với bạn bè trong và ngoài nước.
• Đảm bảo tuyệt đối hàng hóa, tài sản vừa kinh doanh vừa cải tạo
XHCN đối với ngành xăng dầu, thông qua đó cải tạo các ngành
sản xuất kinh doanh trong khu vực.
• Thay mặt Bộ Công Thương, Công ty xăng dầu khu vực II trực tiếp
tổ chức quản lý xăng dầu trong khu vực. Đây là nhiệm vụ nặng nề
nhất mà Công ty Xăng dầu khu vực II phải đảm nhận.
• Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chú trọng công tác đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ nhằm nâng cao năng lực, trình độ, thực hiện đầy đủ
các chế độ và bảo hộ an toàn lao động đảm bảo đời sống cán bộ
công nhân viên .
CHƯƠNG 5: Chức năng
Công ty thực hiện chức năng kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, thực
hiện các dịch vụ liên quan đến mặt hàng xăng dầu nhằm phục vụ sản xuất an ninh quốc
phòng và tiêu dùng trên địa bàn thành phố và các tỉnh trong nước.
CHƯƠNG 1: Kinh doanh trong nước :
SVTT: Nguyễn Thế Vương 5 Lớp C10

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
° Kinh doanh các loại xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu như xăng
M92, M95, Diezel, nhiên liệu máy bay JETAI, ZA, KO ( dầu
hỏa ), DO, dầu nhờn, hóa chất dung môi và một số hàng hóa
khác.
° Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng xăng
dầu.
° Thực hiện dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, tiếp nhận, bảo quản,
giữ hộ các mặt hàng trong phạm vi kinh doanh cho các thành
phần kinh tế, vận tải bộ cho bên ngoài, đại lý….
° Tổ chức sản xuất, pha chế liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư các
mặt hàng trong phạm vi kinh doanh.
CHƯƠNG 2: Kinh doanh ngoài nước :
° Xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thuộc phạm vi kinh
doanh của Công ty, riêng nhập khẩu xăng dầu thực hiện theo
qui định của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
° Nhận ủy thác xuất nhập khẩu, dịch vụ quá cảnh và làm đại lý
các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty cho các tổ
chức trong nước và ngoài nước theo sự phân cấp của Tổng
Công ty Xăng dầu Việt Nam.
° Tổ chức sản xuất và pha chế liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư
về các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh với các tổ chức
kinh tế ngoài nước khi được Tồng Công ty Xăng dầu Việt Nam
và Bộ Công Thương duyệt.
CHƯƠNG 6: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
• Công ty sẽ nhận xăng dầu từ Tổng Công ty cấp xuống, phân ra các
loại, nhập nguồn, lưu trữ ở tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Sau đó
Công ty đóng vai trò Công ty tuyến trên, chịu trách nhiệm cung
cấp, phân phối hàng hóa đến các Công ty con trong vùng. Công ty
còn thực hiện các nghiệp vụ khác như nhận hàng gửi, bán tái xuất,

ủy thác …
SVTT: Nguyễn Thế Vương 6 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
• Các sản phẩm hàng hóa chính: Xăng không chì (Mogas 92, Mogas
95), nhiên liệu Diesel (DO), nhiên liệu đốt lò (FO), nhiên liệu máy
bay (JET A1), dầu hỏa (KO), dầu nhờn động cơ (Lubricant), mỡ
máy (Grease), nhiên liệu gas lỏng (LPG).
CHƯƠNG 7: Tổ chức bộ máy quản lý
Ban Giám Đốc
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng pháp chế thanh tra
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán tài chính
Phòng công nghệ đầu tư
Phòng kỹ thuật hàng hóa
Phòng công nghệ thông tin
Tổng kho Xăng Dầu Nhà Bè
Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu
Xí nghiệp Thương mại và dịch vụ
SVTT: Nguyễn Thế Vương 7 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
CHƯƠNG 8: Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
CHƯƠNG 9: Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
CHƯƠNG 10: Ban giám đốc
CHƯƠNG 3: Giám đốc
° Nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, đất đai,
tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước được Tổng
Công ty giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh của Công ty.

° Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm,
phương án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, phương án kinh
doanh của Công ty trình lãnh đạo của Tổng Công ty phê duyệt
để tổ chức thực hiện.
° Tổ chức quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty.
° Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn sản
phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với qui định của Tổng Công
ty và Nhà nước.
° Đề nghị Tổng Công ty xem xét quyết định việc thành lập, tách,
nhập, giải thể đổi tên các phòng ban nghiệp vụ của Công ty và
của các đơn vị hạch toán phụ thuộc theo phương án đã được
Tổng giám đốc phê duyệt.
° Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động khen thưởng, nâng
lương, kỷ luật các cán bộ thuộc quyền quản lý theo quy định
hiện hành về công tác tổ chức cán bộ của Tổng Công ty. Giám
SVTT: Nguyễn Thế Vương 8 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
đốc Công ty có quyền phân cấp, ủy quyền cho giám đốc các
đơn vị hoạch toán phụ thuộc quyết định về tổ chức cán bộ tại
đơn vị đó.
° Báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả kinh doanh của Công ty với
Tổng Công ty và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước có
liên quan.
° Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ và các qui
định của Nhà nước, Tổng Công ty trên mọi lĩnh vực hoạt động
của Công ty.
° Chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng Công ty, các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền theo qui định của Pháp luật.
CHƯƠNG 4: Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh:
° Thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh của

Công ty khi giám đốc đi vắng, giúp giám đốc chuẩn bị các
quyết định có liên quan đến chính sách, phương thức kinh
doanh.
° Trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh, phòng tổng hợp,phòng kế
toán tài vụ, theo dõi các báo cáo trực tiếp tình hình hoạt động
của các xí nghiệp bán lẻ.
CHƯƠNG 5: Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè. Ngoài
ra giúp Ban Giám đốc phục trách công tác khoa học và kỹ thuật, trực tiếp chỉ đạo các
phòng quản lý khoa học và kỹ thuật, phòng điện toán.
CHƯƠNG 6: Phó Giám đốc phụ trách đầu tư phát triển:
Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp dịch vụ xây lắp và thương
mại. Ngoài ra còn phụ trách công tác đầu tư phát triển, trực tiếp chỉ đạo các phòng
quản lý đầu tư phát triển, phòng pháp chế thanh tra.
CHƯƠNG 7: Phó Giám đốc phụ trách nội chính:
° Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc chuẩn bị các quyết định có liên
quan đến tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, thanh tra, bảo vệ
và tổ chức triển khai các quyết định đó.
SVTT: Nguyễn Thế Vương 9 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
° Trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra, thực hiện công tác đảm bảo đời
sống, an toàn phòng cháy chữa cháy, trực tiếp chỉ đạo phòng
thanh tra bảo vệ, phòng quản trị hành chính.
CHƯƠNG 11: Các ban phòng khác
CHƯƠNG 8: Phòng kinh doanh:
Đề ra phương án quản lý kinh doanh, chính sách giá cả, chính sách đối với khách
hàng mua xăng dầu trong và ngoài nước nhằm giữ vững thị trường, tăng cường khả
năng quay vòng vốn và đạt lợi nhuận mục tiêu. Tổ chức thực hiện công tác quảng cáo,
tiếp thị, xây dựng các phương án bán hàng và dịch vụ vận tải. Bên cạnh đó còn thực
hiện công tác tiếp nhận, điều động hàng hóa phục vụ kinh doanh, phối hợp với các

phòng ban, đơn vị trong Công ty nhằm phục vụ mục tiêu hoạt động kinh doanh đạt hiệu
quả cao nhất.
CHƯƠNG 9: Phòng công nghệ đầu tư:
Lập kế hoạch đầu tư, nghiên cứu, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ qui định
của nhà nước. Chỉ đạo và thực hiện công tác qui hoạch, khảo sát thiết kế, giám sát thi
công, nghiệm thu các dự án đầu tư, công trình xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, phối hợp
với phòng nghiệp vụ Công ty và xí nghiệp bán lẻ để thực hiện công tác phát triển các
cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
CHƯƠNG 10: Phòng phát triển doanh nghiệp:
Đầu tư, phát triển, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật
của Công ty. Nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 11: Phòng Kế toán Tài chính:
° Cân đối kế hoạch tài chính, đảm bảo nguồn vốn phục vụ công
tác kinh doanh và đầu tư của Công ty. Quản lý, sử dụng vốn,
tài sản và các hoạt động tài chính của Công ty đạt hiệu quả.
° Chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác thống kê, kế toán của
Công ty.
° Hướng dẫn kiểm tra thực hiện kế hoạch tài chính.
° Tổ chức kiểm tra, xác nhận đánh giá các báo cáo quyết toán trên
cơ sở kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tính tuân thủ các
qui định, kiểm toán quá trình và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
SVTT: Nguyễn Thế Vương 10 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
CHƯƠNG 12: Phòng kỹ thuật hàng hóa:
° Tổ chức công tác quản lý, kiểm tra, kiềm soát số lượng và chất
lượng hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh.
° Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý chất lượng xăng dầu trong
tiếp nhận bồn chứa, bảo quản và xuất cấp, kiểm tra phân tích

các chỉ tiêu chất lượng và công tác pha chế xử lý, chuyển loại
xăng dầu, tham gia xây dựng hệ thống các phòng hóa nghiệm
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 17025: 1999.
CHƯƠNG 13: Phòng công nghệ thông tin:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, đều hành và sản xuất kinh
doanh, quản lý hệ thông tin học tại Công ty.
CHƯƠNG 14: Phòng tổ chức:
Công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý lao động tiền lương và các chế độ chính
sách cho người lao động, công tác kỷ luật, bảo hộ lao động, công tác đào tạo, bồi
dưỡng.
CHƯƠNG 15: Phòng pháp chế thanh tra:
° Chỉ đạo và thực hiện việc xây dựng các qui định nhằm thống
nhất công tác soạn thảo, ban hành và lưu chuyển các văn bản
có tính chất pháp qui của Công ty.
° Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo qui
định pháp luật hiện hành.
° Tư vấn pháp lý cho giám đốc, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị
trự thuộc Công ty.
° Chỉ đạo và thực hiện công tác xây dựng các phương án bảo vệ tài
sản, hàng hóa, an ninh trật tự và an toàn PCCC, thực hiện các
hợp đồng bảo vệ tài sản, hàng hóa.
CHƯƠNG 16: Phòng hành chính tổng hợp:
° Chỉ đạo thực hiện việc tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình
kết quả và đề xuất chấn chỉnh các mặt hoạt động trong Công
SVTT: Nguyễn Thế Vương 11 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
ty, chuẩn bị các nội dung, tài liệu phục vụ sơ kết, tổng kết của
Công ty.
° Chỉ đạo và thực hiện công tác thông tin nội bộ, thu nhập và phổ
biến các thông tin về kinh tế, xã hội, thị trường có liên quan

trong và ngoài nước, thực hiện công tác đối ngoại và quan hệ
với các đơn vị bộ phận khác.
° Thực hiện công tác quảng cáo, khuyến mãi, công tác văn thư,
đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt và kịp thời,
chuyển nhận các loại thông tin, đi đếm đúng nội dung, đối
tượng, chế độ và nguyên tắc bảo mật.
CHƯƠNG 12: Tổ chức kế toán
Trưởng phòng - Kế toán trưởng
Phó phòng phụ trách thống kê và kế toán kho hàng
Phó phòng phụ trách công tác tài chính kiểm toán, tổng hợp, khai báo thuế
Phó phòng phụ trách công tác XDCB, Sửa chữa lớn TSCĐ, TSCĐ, CCDC, vật tư
Bộ phận
Tổng hợp - Thống kê
Bộ phận
Bán hàng – Công nợ
Bộ phận
Tài chính - Đầu tư
Phó phòng phụ trách công tác bán hàng và công nợ khách hàng
CHƯƠNG 13: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tài chính
SVTT: Nguyễn Thế Vương 12 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Ghi chú: Quan hệ chủ đạo
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
CHƯƠNG 14: Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận
CHƯƠNG 17: Trưởng phòng Tài chính – Kế toán kiêm Kế toán trưởng:
° Lãnh đạo nghiệp vụ và quản lý điều hành chung hoạt động kế
toán tài chính.
° Tổ chức bộ máy và điều hành mọi hoạt động trong công tác kế
toán tài chính từ văn phòng Công ty đến các đơn vị trực thuộc,
thực hiện chức năng nhiệm vụ của kế toán theo luật kế toán

của Nhà nước.
° Quản lý công tác tài chính, sử dụng vốn, chi phí, kế toán TSCĐ,
XDCB, sửa chửa lớn TSCĐ, vật tư, công cụ lao động và kiểm
toán nội bộ. Giúp giám đốc trong việc chuẩn bị tài liệu phục vụ
SVTT: Nguyễn Thế Vương 13 Lớp C10
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy Kế toán – Tài chính
của Công ty Petrolimex Saigon
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
công tác giao kế hoạch tài chính và duyệt hoàn thành kế hoạch
năm cho các đơn vị.
° Phân tích hoạt động kinh tế phục vụ cho hoạt động điều hành
kinh doanh của Công ty.
CHƯƠNG 18: Phó phòng phụ trách công tác kiểm toán, tổng hợp và khai báo
thuế:
° Giúp trưởng phòng phụ trách công tác kế toán thống kê và kiểm
tra kế toán. Quản lý công tác kế toán tổng hợp và kiểm tra
quyết toán tháng, quý, năm toàn Công ty.
° Nghiên cứu phổ biến các văn bản chế độ kế toán tài chính, xây
dựng các qui trình hạch toán kế toán thống kê đồng bộ, đúng
nguyên tắc và chuẩn mực kế toán. Chỉ đạo giải quyết các vấn
đề có liên quan đến hàng hóa như: pha chế, chuyển loại, kiểm
kê và xử lý chênh lệch kiểm kê, hao hụt hàng hóa và các vấn
đề có liên quan đến chi phí vận chuyển, chênh lệch giao nhận,
bảo hiểm vận chuyển theo qui định của Công ty và Tổng Công
ty.
° Theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách
Nhà nước, tình hình quản lý chứng từ, hóa đơn.
° Thay mặt trưởng phòng điều hành công việc khi trường phòng đi
vắng, làm một số công việc theo sự ủy nhiệm của trưởng
phòng.

CHƯƠNG 19: Phó phòng phụ trách công tác tài chính, bán hàng và công nợ:
° Quản lý công nợ bán hàng, hàng giữ hộ, ủy thác, nội bộ ngành.
Tính toán lãi trả chậm thanh toán của đơn vị nội bộ ngành.
° Tham gia công tác bán hàng, phương án giá bán hàng, chính
sách công nợ và chính sách khách hàng; Xem xét mức chi hoa
hồng tổng đại lý (nếu có).
CHƯƠNG 20: Phó phòng phụ trách thống kê và kế toán hàng hóa:
° Quản lý hàng hóa, thống kê và kế toán hàng hóa. Tính lượng
hàng nhập- xuất thực tế, định mức.
SVTT: Nguyễn Thế Vương 14 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
° Thay mặt trưởng phòng điều hành công việc khi trưởng phòng đi
vắng.
° Làm một số công việc khác theo sự ủy nhiệm của trưởng phòng.
CHƯƠNG 21: Bộ phận Tổng hợp- Thống kê:
° Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó phòng phụ trách thống kê và kế
toán hàng hóa, có trách nhiệm thống kê hạch toán hàng hóa.
Theo dõi xử lý và lập các báo cáo về hàng hóa tiêu thụ. Quản
lý việc lưu trữ chứng từ hóa đơn liên quan đến thống kê hàng
hóa.
° Tổng hợp quyết toán toàn Công ty theo tháng, quý, năm. Lập
báo cáo tài chính theo qui định của Công ty và Tổng Công ty.
CHƯƠNG 22: Bộ phận Tài chính- Đầu tư:
° Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng Kế toán- Tài chính,
có trách nhiệm theo dõi tình hình tài chính toàn Công ty. Quản
lý kiểm tra và hạch toán chi phí, quản lý cân đối vốn và nguồn
vốn.
° Hạch toán kiểm tra tình hình đầu tư xâu dựng cơ bản, TSCĐ, sửa
chữa lớn TSCĐ, công cụ lao động và vật tư.
° Theo dõi kiểm tra và hạch toán các chứng từ tiền mặt, tiền gửi

ngân hàng.
° Lập các báo cáo về tài chính, đầu tư theo qui định của Công ty
và Tổng Công ty.
° Quản lý và lưu giữ các chứng từ kế toán có liên quan.
° Phối hợp với các bộ phận khác trong phòng.
CHƯƠNG 23: Bộ phận Bán hàng- Công nợ:
° Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó phòng phụ trách tài chính, bán
hàng và công nợ, có trách nhiệm kiểm tra và theo dõi tình hình
công nợ phải thu, phải trả toàn Công ty.
SVTT: Nguyễn Thế Vương 15 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
° Phân tích đánh giá tình hình công nợ, tham gia công việc trước
và sau bán hàng.
° Hạch toán các chứng từ và lập các báo cáo về công nợ theo yêu
cầu của Công ty và Tổng Công ty.
° Quản lý và lưu giữ các chứng từ kế toán có liên quan. Phối hợp
với các bộ phận khác trong phòng.
CHƯƠNG 15: Phương hướng phát triển
CHƯƠNG 16: Sứ mệnh
• Đáp ứng ngày càng tốt hơn, thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
• Cung cấp cho khách hàng xăng dầu đúng chất lượng với giá cả hợp
lý và dịch vụ tốt nhất.
• Hoàn thành cả hai nhiệm vụ kinh tế và chính trị, bảo toàn và phát
triển vốn. Giữ vai trò chủ đạo trong thị trường xăng dầu, bình ổn
giá xăng dầu cho xã hội.
CHƯƠNG 17: Chiến lược phát triển
• Tiếp tục duy trì và giữ vững là một trong những Công ty hàng đầu
tại TP.HCM về sản lượng bán và thị phần các sản phẩm xăng dầu,
dầu nhờn, hóa chất trong nước… Hoàn thành kế hoạch sản xuất
kinh doanh năm 2011. Tiếp tục đáp ứng nhu cầu tại TP.HCM song

song đó là việc xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất
kinh doanh cho phù hợp với từng thời kỳ và thời điểm khác nhau
bên cạnh đó tăng cường tích lũy vốn để mở rộng sản xuất kinh
doanh sử dụng hiệu quả các nguồn vốn có sẵn giữ vững tỷ lệ bảo
toàn và phát triển gắn liền với việc gia tăng số lượng bán ra nhằm
duy trì và từng bước tăng thêm thị phần. Tiếp tục củng cố các
kênh bán hàng truyền thống và đẩy mạnh các kênh bán hàng mũi
nhọn.
• Hoàn thiện về tổ chức, các quy định, quy chế đẩy mạnh công tác
đầu tư phát triển mạng lưới. Công ty thực hiện trao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị. Tập trung triển khai các dự án
trọng điểm như mở rộng sức chứa tổng kho Nhà Bè.
SVTT: Nguyễn Thế Vương 16 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
• Công ty sẽ không ngừng phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu.
Sự hiện diện tại thị trường nước ngoài để xuất khẩu, tái xuất hàng
nhập khẩu, bán lẻ, khẳng định thị phần tại Singapore, Campuchia
sẽ được tăng cường. Nhất quán trong việc ứng dụng dấu hiệu nhận
diện trong toàn hệ thống, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá
khuếch chương thương hiệu.
• Công ty tiến hành hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình Công ty
cổ phần. Công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh xăng
dầu và nhu cầu đầu tư được thực hiện tốt thông qua việc tổ chức
mối quan hệ hiệu quả với các ngân hàng thương mại hàng đầu
trong nước với sự tham gia ngày càng sâu rộng hơn của PG bank.
• Đảm bảo an toàn tuyệt đối về con người và tài sản: Tiền hàng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng Công ty đoàn kết ổn
định và phát triển, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao
động, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng.

• Tiếp tục rà soát lại các định mức chi phí: Rà soát tại văn phòng
Công ty, các đơn vị thành viên để thực hiện nghiêm túc luật thực
hành tiết kiệm, chống tham nhũng, quan liêu, chống lãng phí, góp
phần thực hiện chủ trương của chính phủ kiềm chế lạm phát, tăng
trương bền vững, đem lại hiệu quả thiết thực cho Công ty, cho
người lao động và các cổ đông.
• Công ty tiến hành rà soát lại, ban hành lại các quy định quản lý như:
Vốn lưu động tại Công ty và các đơn vị thành viên, định kỳ kiểm
tra việc duy trì thực hiện và tuân thủ các quy trình tại các đơn vị.
SVTT: Nguyễn Thế Vương 17 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
CHƯƠNG 18: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 19: Những vấn đề chung
CHƯƠNG 20: Khái niệm
Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống
báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh
giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu
cầu theo những mục tiêu khác nhau.
CHƯƠNG 21: Mục tiêu phân tích báo cáo tài chính
• Phân tích báo cáo tài chính là đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin
của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về
tài chính để phục vụ cho các mục đích của mình. Tùy theo từng
đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính mà đưa ra mục
đích phân tích báo cáo tài chính là khác nhau:
• Đối với nhà quản trị nhằm mục tiêu tạo thành các chu kỳ đánh giá
đều đặn về các
• hoạt động kinh doanh của Công ty trong quá khứ, tiến hành cân đối
tài chính chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng
trả nợ và rủi ro tài chính của Công ty. Định hướng các quyết định
của ban lãnh đạo Công ty như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ

và quyết định phân phối chính sách lợi nhuận…Phân tích báo cáo
tài chính là cơ sở cho các dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, lên kế
hoạch ngân sách tiền mặt , là công cụ để kiểm soát các hoạt
động quản lý.
• Đối với chủ sở hữu thường quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả
nợ, sự an toàn của tiền vốn mà Công ty đã bỏ ra. Thông qua phân
tích báo cáo tài chính, giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản
xuất kinh doanh của Công ty, khả năng điều hành hoạt động của
nhà quản trị, từ đó quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị
cũng như quyết định phân phối kết quả kinh doanh.
• Đối với chủ nợ như ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp mối
quan tâm của họ là hướng vào khả năng trả nợ của Công ty. Do đó,
họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng
SVTT: Nguyễn Thế Vương 18 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
như quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để
đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết
định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị.
• Đối với nhà đầu tư trong tương lai điều mà họ quan tâm là sự an
toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian
hoàn vốn. Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình
hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng
của Công ty. Điển hình như quan tâm đến lợi nhuận hiện tại,lợi
nhuận kỳ vọng cũng như sự ổn định của lợi nhuận theo thời gian
Họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ
để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức
nào và đầu tư vào lĩnh vực nào.
• Đối với cơ quan chức năng như thuế, có thể thông qua báo cáo tài
chính xác định các khoản nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước.
Cơ quan thống kê tổng hợp phân tích tình hình hình thành số liệu

thống kê, chỉ số thống kê Trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tính
chính xác mức thuế mà Công ty phải nộp, các cơ quan tài chính sẽ
có biện pháp quản lý hiệu quả, rõ ràng và minh bạch hơn.
• Đối với các chủ nợ mối quan tâm chủ yếu là khả năng trả nợ vì thế
họ muốn biết khả năng thanh toán (cho vay ngắn hạn) và khả năng
sinh lợi của Công ty.( cho vay dài hạn).
CHƯƠNG 22: Nguồn dữ liệu để phân tích
• Nguồn dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính thường là các báo cáo
tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là một bức tranh
tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi
phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp
tại một thời điểm hay các thời kỳ.
• Báo cáo tài chính thường được trình bày theo các nguyên tắc và
chuẩn mực kế toán quy định. Để đảm bảo yêu cầu chính xác và
hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày theo quy
định của Bộ tài chính.
• Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
SVTT: Nguyễn Thế Vương 19 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
° Bảng cân đối kế toán : Bảng cân đối kế toán là một trong những
báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồn
vốn và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thời
điểm. Thông qua quy mô tài sản, thấy được sự biến động của
tài sản giữa các thời điểm, từ đó biết được tình hình đầu tư của
doanh nghiệp. Thông qua cơ cấu tài sản nhà quản trị thấy được
đặc điểm của hoạt động kinh doanh có phù hợp với ngành nghề
chưa, từ đó có các quyết định đầu tư thích đáng. Thông tin cơ
cấu nguồn vốn cho biết khả năng huy động nguồn vốn của nhà
quản trị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đồng thơi cũng
thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng nguồn

vốn. Kết cấu, nội dung và các chỉ tiêu phản ánh trên bảng cân
đối kế toán theo quy định mẫu của Bộ tài chính.
° Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính tổng
hợp phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của
doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động. Thông qua báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, ta biết được doanh thu của hoạt
động nào cơ bản giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, từ
đó các nàh quản trị có thể mở rộng thị trường, phát triển doanh
thu của những hoạt động đó. Mặt khác biết được kết quả của
từng hoạt động, vai trò của mỗi hoạt động trong doanh nghiệp.
Cũng thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các nhà
quản trị đánh giá được trình độ kiểm soát chi phí của các hoạt
động, hiệu quả kinh doanh đó là cơ sở quan trọng đưa ra các
quyết định đầu tư. Kết cấu, nội dung và các chỉ tiêu phản ánh
trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định mẫu
của Bộ tài chính.
° Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo
cáo tài chính tổng hợp nhằm phản ánh dòng tiền lưu chuyển
trong kỳ để nhà quản trị đưa ra các quyết định tài chính cho kỳ
tới. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nàh quản trị dự đoán
dòng tiền phát sinh trong kỳ tới để có cơ sở dự toán khoa học
và đưa ra các quyết định tài chính nhằm huy động và sử dụng
nguồn tiền có hiệu quả hơn. Nội dung và kết cấu của báo cáo
SVTT: Nguyễn Thế Vương 20 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
lưu chuyển tiền tệ áp dụng trong các doanh nghiệp theo quy
định của bộ tài chính.
° Thuyết minh báo cáo tài chính : Thuyết minh báo cáo tài chính là
một trong những báo cáo tài chính tổng hợp nhằm giải trình và

bổ sung thêm các chỉ tiêu mà trên báo cáo tài chính khác chưa
thể hiện hoặc thể hiện chưa đầy đủ. Kết cấu, nội dung và các
chỉ tiêu phản ánh trên Thuyết mình báo cáo tài chính theo quy
định mẫu của Bộ tài chính.
• Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động
sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo
cáo tài chính chi tiết khác.
CHƯƠNG 23: Phương pháp phân tích
CHƯƠNG 24: Phân tích theo chiều ngang
Nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung đòi hỏi phải trình bày thông tin của năm
hiện hành và năm trước trên báo cáo tài chình. Điểm khởi đầu chung cho việc phân tích
các báo cáo tài chính đó là phân tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh
lệch và tỷ lệ % chênh lệch của năm nay so với năm trước. Số tiền chênh lệch phản ánh
quy mô biến động, và tỷ lệ chênh lệch, phản ánh tốc độ biến động, phải được xem xét
đồng thời. Tỷ lệ % chênh lệch phải được tính toán để cho thấy quy mô thay đổi tương
quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan. Chênh lệch 1 triệu đồng doanh thu không
quá lớn như chênh lệch 1 triệu đồng lợi nhuận, vì doanh thu lớn hơn lợi nhuận.
• Tỷ lệ % chênh lệch được tính như sau:
Tài sản ngắn hạn
Tỷ lệ % chênh lệch =
Nợ ngắn hạn
CHƯƠNG 25: Phân tích xu hướng
Một biến thể của phân tích chiều ngang là phân tích xu hướng. Trong phân tích xu
hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm. Phân tích xu
hướng được xem là quan trọng bởi vì cách nhìn rộng của nó, phân tích xu hướng có thể
chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh. Ngoài các báo cáo
tài chính, hầu hết các doanh nghiệp còn tóm tắt các hoạt động và đưa ra các dữ liệu chủ
yếu trong 5 năm hoặc nhiều hơn. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh và nhu cầu quản
lý, Công ty Petrolimex Saigon đã thực hiện sáp nhập, chuyển đổi hình thức Công ty
SVTT: Nguyễn Thế Vương 21 Lớp C10

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
nhiều lần trong 5 năm trở lại đây, phân tích xu hướng trở nên mất ý nghĩa nên trong
phạm vi bài viết sẽ không đề cập đến phân tích xu hướng.
CHƯƠNG 26: Phân tích theo chiều dọc
• Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ % được sử dụng để chỉ mối
quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong một báo
cáo. Số tổng cộng của một báo cáo sẽ được tính là 100% và từng
bộ phận của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ % so vói con số đó (đối với
bảng cân đối kế toán, số tổng cộng sẽ là tổng tài sản hoặc tổng
nguồn vốn, và doanh thu thuần là số tổng cộng đối với báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh).
• Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng
của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh. Nó cũng
có ích trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của
một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung.
• Báo cáo quy mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các
doanh nghiệp. Chúng cho phép nhà phân tích so sánh các đặc
điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có quy mô kinh doanh khác
nhau trong cùng ngành.
CHƯƠNG 27: Phân tích tỷ số
Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý
nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính. Để có ích nhất, nghiên cứu một tỷ
số cũng bao gồm việc nghiên cứu dữ liệu đằng sau các tỷ số đó. Các tỷ số là những
hướng dẫn hoặc những phân tích có ích trong việc đánh giá tình hình tài chính và các
hoạt động của một doanh nghiệp và trong việc so sánh chúng với những kết quả của
các năm trước hoặc các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Mục đích chính của phân
tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần được nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn. Nên sử
dụng các tỷ số gắn với những hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi trường của nó.
Các tỷ số có thể được trình bày theo nhiều cách.
CHƯƠNG 28: Nội dung phân tích báo cáo tài chính

CHƯƠNG 29: Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua dữ liệu trên báo cáo tài
chính
CHƯƠNG 30: Phân tích tình hình tài chính thông qua dữ liệu trên bảng cân đối kế toán
• So sánh mức tăng giảm của các chỉ tiêu tài sản thông qua số tuyệt
đối và tương đối giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc nhiều kỳ. Từ đó có
SVTT: Nguyễn Thế Vương 22 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
các nhận xét về quy mô tài sản của doanh nghiệp tăng hay giảm
ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
• So sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu nguồn vốn thông qua số
tuyệt đối và tương đối giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc nhiều kỳ. Từ
đó có các nhận xét về quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp tăng
hay giảm ảnh hưởng như thế nào đến tính độc lập hay phụ thuộc
trong hoạt động tài chính.
• So sánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng giảm của tài sản với tốc độc
tăng giảm của vốn chủ sở hữu để thấy được các tài sản tăng giảm
từ những nguồn nào, ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động tài
chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Tính toán tỷ trọng của từng loại tài sản với tổng số để thấy được cơ
cấu tài sản đã phù hợp với ngành nghề kinh doanh chưa. Thông
thường các doanh nghiệp sản xuất có cơ cấu tài sản dài hạn cao
hơn tài sản ngắn hạn, cơ cấu tài sản cố định cao hơn hàng tồn kho.
Doanh nghiệp thương mại thường có cơ cấu tài sản ngắn hạn cao
hơn tài sản dài hạn, cơ cấu hàng tồn kho cao hơn các tài sản ngắn
hạn khác. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số
tài sản được xác định như sau:
Giá trị của từng bộ phận tài sản
Tỷ trọng % từng bộ phận =
tài sản Tổng tài sản

• Việc xem xét tình hình biến động của từng bộ phận tài sản giữa các
kỳ với nhau cho phép các nhà quản lý đánh giá khái quát được
tình hình đầu tư tài sản đã phù hợp với đặc điểm kinh doanh hay
chưa nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay
đổi kết cấu. Do vậy, để biết được các nhân tố ảnh hưởng và mức
độ ảnh hưởng đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân
tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến
động giữa các thời điểm thông qua số tuyệt đối và số tương đối
theo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán.
SVTT: Nguyễn Thế Vương 23 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
• Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân
tích cơ cấu tài sản. Trước hết, các nàh phân tích cần tính ra và so
sánh tình hình biến động giữa các kỳ với nhau. Tỷ trọng của từng
bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số được xác định như sau:
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
Tỷ trọng % từng bộ phận =
nguồn vốn Tổnng nguồn vốn
• Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của nguồn vốn giữa
các thời điểm cho phép nhà quản trị đánh giá được cơ cấu nguồn
vốn huy động có phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng được
nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp chưa nhưng lại không cho
biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà
doanh nghiệp huy động. Vì vậy, để biết được chính xác tình hình
huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các
nàh phân tích còn kết hợp cả phân tích ngang, tức là so sánh sự
biến động giữa các thời điểm của các chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng
cân đối kế toán.
• Bên cạnh việc so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng

như từng loại nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, nợ phải trả) giữa kỳ
phân tích so với kỳ gốc, các nàh phân tích còn phải xem xét tỷ
trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến
động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý và an
ninh tài chính của doanh nghiệp trong việc huy động vốn. Việc
đánh giá phải dựa trên tình hình biến động của từng bộ phận vốn
huy động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng
thời kỳ. Trong điều kiện cho phép, có thể xem xét và so sánh sự
biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong
tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp qua nhiều năm và so với cơ
cấu chung của ngành để đánh giá.
CHƯƠNG 31: Phân tích tình hình tài chính thông qua dữ liệu trên báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh
So sánh các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thông qua
số tuyệt đối hoặc tương đối giữa kỳ này và kỳ trước, từ đó xác định các nhân tố ảnh
hưởng tới mức tăng giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
SVTT: Nguyễn Thế Vương 24 Lớp C10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
• Các nhân tố làm cho lợi nhuận sau thuế tăng:
° Doanh thu bán hàng tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng.
° Doanh thu tài chính tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng.
° Doanh thu khác tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng.
° Giá vốn hàng bán giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng.
° Chi phí tài chính giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng.
° Chi phí bán hàng giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng.
° Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế
tăng.
° Chi phí khác giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng.
° Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm dẫn tới lợi nhuận sau
thuế tăng.

• Các nhân tố làm cho lợi nhuận sau thuế giảm:
° Doanh thu bán hàng giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm.
° Doanh thu tài chính giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm.
° Doanh thu khác giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm.
° Giá vốn hàng bán tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm.
° Chi phí tài chính tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm.
° Chi phí bán hàng tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm.
° Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế
giảm.
° Chi phí khác tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm.
° Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng dẫn tới lợi nhuận sau
thuế giảm
SVTT: Nguyễn Thế Vương 25 Lớp C10

×