Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

ĐỀ ÁN XƯỞNG GIA CÔNG VÀ KINH DOANH THỜI TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.77 KB, 36 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E - LEARNING

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: ĐỀ ÁN XƯỞNG GIA CÔNG VÀ KINH DOANH THỜI
TRANG
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phan Thế Công
Học viên: Nguyễn Đăng Hoàng
Lớp: D8’
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Hà Nội – 2012
1
TÓM LƯỢC
MỤC LỤC Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình môi trường của công ty 7
Bảng 2.1: Bảng dự chi cho ngân sách marketing của doanh nghiệp 12
Bảng 3.1: Doanh thu dự kiến 13
Bảng 3.2: Chi phí dự kiến 14
Bảng 3.3: Bảng báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh dự kiến 17
Bảng 3.4: Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến 18
Bảng 3.5: Bảng cân đối kế toán dự kiến 19
Hình 4.1: Mô hình kế hoạch hóa nguồn nhân lực: 26
Bảng 4.1: Sơ đồ tổ chức nhà máy 28
2
LỜI MỞ ĐẦU
Tiền không phải là tất cả, không phải cứ nhiều tiền là hạnh phúc, đúng thế.
Nhưng tiền là phương tiện để chúng ta dễ đạt tới hạnh phúc. Tiền tạo điều kiện để
chúng ta có một sức khoẻ tốt, để chúng ta được yên tâm, để chúng ta có điều kiện


học tập và giải phóng chúng ta ra khỏi nhiều mối quan tâm vụn vặt của cuộc sống.
Chính vì thế em không coi thường đồng tiền, đó là quan điểm của em sau thời gian
học tập và đào tạo trong môi trường trở thành một nhà kinh doanh, một nhà quản lý
với khao khát làm giàu mãnh liệt, được chủ động với chính đồng tiền của mình. Tự
kinh doanh, đó chính là con đường dẫn em tới sự tự chủ với số phận của mình, có
cơ hội hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
đã truyền đạt cho em rất nhiều những bài học kinh doanh quý báu trong thời gian
học tập tại trường, đặc biệt xin cảm ơn sâu sắc đến thầy ThS. Phan Thế Công đã tận
tình hướng dẫn giúp em hoàn thành bài thực tập tốt nghiệp này.
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thời trang, rất đơn giản và hầu như ai cũng biết rằng thị trường thời trang phụ
thuộc và gắn liền với thị hiếu. Mà sở thích và thị hiếu của con người lại thay đổi liên
tục. Do vậy thế giới thời trang cũng đổi thay thường xuyên và rất nhanh chóng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm cơ hội kinh doanh mới cho Lĩnh vực thời trang quần Jean Việt Nam
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Tầng lớp thanh thiếu niên ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân
cận
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống,
5. Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu:
Dựa vào các báo cáo của các công ty thời trang, dữ liệu trên các trang báo điện
tử như: vnexpress.net, dantri.com, 24h.com.vn
6. Kết cấu báo cáo:
Phần nội dung gồm 5 chương:
Chương 1: Kế hoạch tổng quan.
Chương 2: Kế hoạch marketing.
Chương 3: Kế hoạch tài chính.
Chương 4: Kế hoạch nhân sự.
Chương 5: Dự phòng rủi ro.

3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ Ý TƯỞNG KINH DOANH:
Ngày nay, nền kinh tế của đất nước đang phát triển rất nhanh, thu nhập của
người dân đã được nâng cao rất nhiều. Cùng với quá trình đó, nhu cầu của đại bộ
phận người dân đã được nâng cao. Những năm trước đây, chúng ta mới chỉ có ước
mơ là “ăn no mặc ấm” thì bây giờ mọi chuyện đã thay đổi. Mọi người đều có một
cách suy nghĩ là “ăn ngon mặc đẹp”. Đó cũng chính là một mục tiêu mà cuộc sống
hiện đại mang lại. Trong đại bộ phận những người này thì tầng lớp thanh niên chiếm
một tỉ lệ đáng kể. Những người này đến với thời trang với một mong muốn rất chính
đáng đó là làm đẹp cho bản thân và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Chắc
hẳn ai trong chúng ta cũng muốn khi xuất hiện trước đám đông hay với một nửa tình
yêu của mình thì mọi người nhận ra một cách nhanh nhất và để lại ấn tượng nhiều
nhất, mà theo chúng tôi thì thời trang là một yếu tố có thể làm được điều đó.
Đã hơn 100 năm nay, quần Jean đã chiếm lĩnh thị trường thời trang trên thế
giới và mọi người điều biết đến nó qua các thương hiệu từ cao cấp cho đến bình dân
như: Levis, DKNY, Benetton, G-Star… và ở tại Việt Nam chúng ta cũng có không ít
thương hiệu như: NINOMAX, BLUE JEAN… Nhưng có một điều mà em chắc chắn
rằng ở Việt Nam, việc hình thành ý tưởng kinh doanh trên quê hương, đất nước mình
và giới thiệu cho họ biết được làm thế nào để tạo ra một chiếc quần Jean ưng ý và
đẳng cấp nhưng giá rẽ là điều làm em phải suy nghĩ để lập nên ý tưởng kinh doanh
này.
Thực ra với 10 người đi vào kinh doanh linh vực may mặc hay quần Jean thì
có ít nhất là 8 người bỏ cuộc, 2 người thành công. Nhưng với tâm huyết cùng với gần
10 năm kinh nghiệm làm việc cùng với các chuyên gia nước ngoài đến từ các thương
hiệu nổi tiếng tôi tự tin có thể đem đến luồng gió mới cho chính nhà máy của mình
nói riêng và cho chính thị trường thời trang Việt Nam nói chung.
1.2. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH
1.2.1 Tầm nhìn: Trở thành công ty thành công trên con đường chinh phục đỉnh
cao về thời trang quần Jean

1.2.2 Sứ mệnh: THỜI TRANG HƠN – ĐẲNG CẤP HƠN
1.3. CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
Với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm chúng tôi có thể tư vấn cho khách
hàng về các gu thời trang cho các mùa và theo từng body của khách hàng để họ có
thể tự tin hơn khi giao tiếp, cụ thể như:
4
- Jeans ống vẩy khoe chân thon gợi cảm: Ăn
gian được chiều cao, trẻ trung, năng động
những thiết kế quần jeans ống vẩy mang
phong cách thập niên 80 lại trở về và làm
đẹp thêm dáng vẻ yêu kiều cho cặp chân
thon các thiếu nữ.
- Thấp và nhỏ mặc jeans như thế nào?
Những phụ nữ thấp và nhỏ nhắn thường khó
chọn một chiếc quần jeans phù hợp với vóc
dáng của mình. Tuy nhiên, nếu họ biết cách
chọn lựa và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi
shopping thì việc chọn lựa một chiếc quần
jeans sẽ dễ dàng hơn nhiều.
- Chàng sẽ cuốn hút hơn nhờ jean? Để chàng trở
nên cá tính và sành điệu với thời trang jean,
chúng tôi xin giới thiệu một vài thiết kế bắt
mắt và cá tính dưới đây!
1.4. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
1.4.1 Mục tiêu:
Xây dựng thương hiệu vững mạnh đối với ngành thời trang Việt
1.4.2 Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thị trường,
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm,
- Lập kế hoạch marketing,

- Lập kế hoạch nhân sự,
- Lập kế hoạch tài chính,
- Dự phòng rủi ro.
1.5. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG
1.5.1 Cơ cấu giá bán:
5
- Với chính sách xây dựng cửa hàng đồng giá, mang đến cho người tiêu dùng
mức giá phù hợp. Giá quần Jean của chúng tôi được bán với giá trong khoảng
từ 150 ngàn đến 400 ngàn tùy theo mẫu mã của từng loại.
- Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa quần Jean của chúng tôi với hàng loạt
các cửa hàng thời trang Jeans hiện nay. Hệ thống hàng đồng giá sẽ giúp các
sản phẩm của chúng tôi nhanh chóng đến với khách hàng, qua đó khách hàng
có thể thỏa sức lựa chọn những chiếc quần Jeans yêu thích mà không phải
quá bận tậm về giá.
1.5.2 Phong cách thiết kế:
Với phong cách “Thời trang hơn - đẳng cấp hơn”
- Quần Jeans đa dạng về kiểu dáng, phong phú về màu sắc được thiết kế theo
phom dáng người Việt Nam sẽ làm tôn lên vóc dáng gọn gàng khỏe khoắn,
đồng thời đem lại nét trẻ trung, năng động và gợi cảm cho đông đảo chị em
phụ Nữ.
- Khi mặc quần jeans sẽ tạo cho thân hình của người mặc nét gọn gàng, “căng
đét” mà vẫn cử động thoải mái.
- Các đường nét trên quần khi mặc sẽ phẳng, không bị dúm ở cửa quần hay
đũng quần, hông và chân ôm vừa gọn, tạo cảm giác đôi chân dài hơn.
- Ngoài ra khách hàng cũng có thể yêu cầu những mẫu mã riêng cho mình với
sự tư vấn của chuyên gia và hàng sẽ được giao cho khách hàng sau đó một
tuần hoặc một tháng tùy theo số lượng đặt hàng.
6
CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH MARKETING
2.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP

2.1.1 Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
2.1.1.1 Môi trường marketing của doanh nghiệp
Môi trường Marketing là tổng hợp các yếu tố, những lực lượng bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động, các
quyết định của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp, đến khả năng thiết lập hoặc
duy trì mối quan hệ gi a doanh nghiệp và khách hàng.
2.1.1.2 Các mô hình phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
Môi trường marketing gồm môi trường marketing vi mô và môi trường
marketing vĩ mô:
- Môi trường marketing vi mô: Bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ đến
doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp khi phục vụ
khách hàng. Đó là những nhân tố nội tại của công ty: Các kênh Marketing,
khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, tổ chức trung gian và công
chúng trực tiếp.
- Môi trường marketing vĩ mô: Bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tính
chất xã hội rộng lớn, chúng có tác động ảnh hưởng tới toàn bộ môi trường
marketing vi mô và các quyết định marketing khác của doanh nghiệp. Môi
trường marketing vĩ mô bao gồm tập hợp các yếu tố: Nhân khẩu học, kinh tế,
tự nhiên, chính trị, công nghệ, kỹ thuật
7
Áp lực từ
người
cung cấp
Các yếu tố tâm
lý & xã hội
Các yếu tố
kỹ thuật
Doanh
nghiệp
Các yếu tố chính trị

và luật pháp
Áp lực từ
Khách
hàng
Áp lực từ đối
thủ cạnh
tranh
Các yếu tố
kinh tế
Áp lực từ
thương
trường
Hình 2.1: Mô hình môi trường của công ty
2.1.2 Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường
2.1.2.1 Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các
nhóm trên cơ sở những đặc điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc tính hay
hành vi.
Phân đoạn thị trường theo nhu cầu: Trẻ trung, năng động, sáng tạo, đẳng cấp
- Trẻ trung, năng động: với thiết kế tập trung vào lớp trẻ, đa dạng về chủng loại.
- Sáng tạo: Các bạn trẻ có thể được tư vấn và tạo ra sản phẩm theo ý riêng của
mình và kết hợp với phong cách thời trang của các nhãn hang nổi tiếng.
- Đẳng cấp: Với sản phẩm chất lượng cao và giá rẻ.
Phân đoạn thị trường theo lứa tuổi: Sản phẩm chủ yếu tập trung vào thanh
thiếu niên dựa theo sở thích thích sành điệu, cá tính và thích những điều mới lạ.
2.1.2.2 Xác định thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là một hoặc một vài đoạn thị trường mà doanh nghiệp
lựa chọn và quyết định tập trung nỗ lực marketing vào đó nhằm đạt được mục tiêu
kinh doanh của mình.
2.1.2.3 Định vị thị trường

Định vị thị trường (xác định vị thế trên thị trường mục tiêu): là thiết kế sản
phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị
trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
2.1.3 Mục tiêu marketing
Tạo ra sản phẩm đẹp, đẳng cấp, chất lượng cao, giá rẻ và trở thành doanh
nghiệp hàng đầu trong linh vực thời trang quần Jean.
2.1.4 Chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing – mix)
2.4.1.1 Chiến lược sản phẩm
Hầu như đối với các doanh nghiệp điều có bí quyết riêng để tạo nên thương
hiệu của mình, tuy nhiên, với phương pháp làm cho khách hàng khi đến cửa hàng
của mình thấy được vẻ cuốn hút dựa vào phương pháp tạo ra sản phẩm sẽ tạo ra lợi
thế không nhỏ đối với khách hàng.
2.4.1.2 Chiến lược giá
Đối với các sản phẩm được tạo ra từ các thương hiệu nỗi tiếng hay các
thương hiệu đang tồn tại ở nước ta thì giá của các sản phẩm này thường rất cao. Với
8
phương châm tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhưng giá rẻ kết hợp với sự tư vấn từ
các chuyên gia sẽ tạo ra hiệu ứng mạnh cho khách hàng.
2.4.1.3 Chiến lược phân phối
Nội dung cơ bản của chiến lược phân phối trong marketing sản phẩm mới là
thiết kế và quản lý mạng lưới trong giai đoạn đầu doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị
trường.
2.4.1.4 Chiến lược xúc tiến bán (truyền thông marketing)
Các phương pháp xúc tiến bán hàng:
- Bán hàng trực tiếp,
- Hổ trợ bán hàng,
- Vai trò của đội ngủ bán hàng.
2.4.1.5 Ngân quỹ marketing
Doanh nghiệp dự định dành 20% tổng doanh thu bán hàng cho ngân quỹ
marketing trong năm đầu và 10% ngân quỹ cho các năm tiếp theo.

2.2 NỘI DUNG KẾ HOẠCH MARKETING
2.2.1 Tổng quan kế hoạch Marketing
Trên thế giới marketing ra đời gắn liền với trao đổi hàng hóa bởi và để trao
đổi lâu dài với các đối tác cần thực hiện các hoạt động marketing. Tuy nhiên,
marketing thực sự xuất hiện khi cạnh tranh xuất hiện.
Trong cơ chế thị trường, sản xuất luôn gắn liền với cơ chế thị trường và quá
trình tìm kiếm giải pháp tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy sản xuất kinh doanh làm cho
marketing phát triển hơn.
Ngày nay marketing càng hoàn thiện hơn do không chỉ gắn với tiêu thụ sản
phẩm mà còn chú trọng tới các khâu trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất.
2.2.2 Phân tích môi trường
2.2.2.1 Phân tích thị trường
Thị trường luôn thay đổi và doanh nghiệp phải luôn theo sát những thay đổi
đó để có những chiến lược, chiến thuật phù hợp và nhanh nhạy. Phân tích thị trường
là một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất để lập kế hoạch kinh doanh.
Việc phân tích thị trường cần thực hiện ít nhất một lần/năm.
Các thị trường mà doanh nghiệp cần thực hiện phân tích là thị trường tiềm
năng, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh
9
2.2.2.2 Phân tích SWOT
S (ĐIỂM MẠNH)
- Là ý tưởng kinh doanh
mới chưa xuất hiện trên
thị trường,
- Phù hợp với xu thế thời
trang của tầng lớp thanh
thiếu niên,
- Đội ngũ kỹ thuật nhiều
năm kinh nghiệm trong
nghề.

O (CƠ HỘI)
- Chiếm lĩnh thị trường khu
vực ngoại thành thành phố
Hồ Chí Minh và thành
phố Biên Hòa,
- Các mối quan hệ tốt với
các nhà cung ứng,
- Thị trường thời trang đang
phát triển rất nhanh ở Việt
Nam.
W (ĐIỂM YẾU)
- Khó khăn trong giai đoạn
đầu về việc thuyết phục
khách hàng chọn sản
phẩm của công ty thay vì
chọn sản phẩm ở các
thương hiệu nổi tiếng.
T (THÁCH THỨC)
- Có nhiều đối thủ cạnh
tranh về thương hiệu và
giá bán
2.2.2.3 Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài
- Lạm phát cao khiến cho đồng tiền mất giá, các dịch vụ gia tăng khiến giá sản
phẩm khó ổn định
- Sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ bằng nhiều phương pháp và thủ đoạn
không lường trước được.
2.2.3 Chiến lược Marketing
2.2.3.1 Thị trường mục tiêu
Trong thời đại ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh
lại không muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường. Do đó, để tăng hiệu quả

kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để
để quản bá mẫu mã sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất
và hiệu quả nhất và không có giải pháp nào tốt hơn là áp dụng marketing vào hoạt
động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên để doanh nghiệp có thể chọn được một vị trí trên thị trường thì thật
là khó bởi lẽ không phải chì có mình họ chiếm lĩnh trên thị trường mà trước mắt họ
còn rất nhiều đối thủ cạnh tranh có cùng cách thức lôi kéo khách hàng rất tinh vi và
10
khôn khéo. Cho nên phân đoạn thị trường là rất quan trọng cho việc xác định cho
mình một tư cách riêng, hình ảnh riêng để khẳng định khả năng vốn có của doanh
nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Với phương châm tạo ra sản phẩm chất lượng cao và giá rẽ tập trung vào đối
tượng là thanh thiếu niên. Việt nam chúng ta với phần lớn là dân số trẻ tập trung vào
các khu công nghiệp và trường học do đó thị trường chính mà chúng tôi hướng vào
là cán bộ công nhân viên ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Biên
Hòa.
2.2.3.2 Định vị thị trường
- Định vị thị trường hay định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu là nổ lực
cho thiết kế sản phẩm để tạo nên hình ảnh khác biệt trong tâm trí khách
hàng.
- Tạo ra những giá trị lợi ích khác biệt ngoài lợi ích cơ bản của sản phẩm để
khẳng định những lợi ích khác biệt có thể mang đến cho khách hàng.
- Kết hợp với truyền thông và sự trải nghiệm của quá trình tạo sản phẩm để
khẳng định những giá trị khác biệt đó.
- Lựa chọn các chiến lược marketing và xây dựng chương trình marketing cụ
thể để giúp sản phẩm đạt được vị trí đã chọn.
2.2.3.3 Chiến lược sản phẩm
Với chiến lược tạo ra cho khách hàng những sản phẩm đẳng cấp hơn nhưng
giá rẻ hơn so với các thương hiệu nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, đồng
thời có thể tạo riêng cho khách hàng những sản phẩm riêng cho mình với số lượng

đơn chiếc là một ưu thế không hề nhỏ đối với doanh nghiệp.
2.2.3.4 Chiến lược giá
Việc xác định giá được căn cứ theo nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại Việt
Nam và một số nguyên vật liệu chuyên dùng ở nước ngoài do đó có thể đảm bảo
được giá thấp hơn các đối thủ, cùng với đó là kinh nghiệm nhiều năm của lực
lượng kỹ thuật nên có thể tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng đồng đều.
Tuy nhiên, khi xác định giá bán cũng phải nghiên cứu tới các nguồn tin
như:
- Chi phí tăng do giá nguyên vật liệu tăng,
- Chi phí tăng do lạm phát
2.2.3.5 Chiến lược phân phối
Có hai kênh mà doanh nghiệp dung để phân phối đến người tiêu dung là: đặt
hàng trực tiếp tại doanh nghiệp hoặc thông qua các đại lý cửa hàng. Ngoài ra doanh
11
nghiệp còn áp dụng các dịch vụ sau bán hàng như tư vấn kỹ thuật cho khách hàng
khi sử dụng sản phẩm gặp vấn đề khó khăn về chất lượng cũng như các phàn nàn
khác.
2.2.3.6 Chiến lược xúc tiến bán
Doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ xúc tiến bán hàng như:
- Lập các băng rôn quảng cáo,
- In ấn các tài liệu marketing,
- Quảng cáo trên các báo, website
- Lập phòng tư vấn riêng cho khách hàng tại công ty.
2.2.4 Ngân quỹ marketing
Doanh nghiệp dự định dành 20% doanh thu bán hàng vào ngân quỹ
marketing và 10% ngân quỹ cho các năm tiếp theo.
Kế hoạch chi cho marketing trong 2 năm đầu như sau:
Bảng 2.1: Bảng dự chi cho ngân sách marketing của doanh nghiệp
đơn vị: 1.000đ
Sản phẩm

Đơn
giá
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
T7 - T12 T1 - T6 T7 - T12 T1 - T6
Số
lượng
(cái)
Thành
tiền
Số
lượng
(cái)
Thành
tiền
Số
lượng
(cái)
Thành tiền
Số
lượng
(cái)
Thành
tiền
Quần Jean
nam
300 1.600 480.000 2.500 750.000 3.000 900.000 4.000 1.200.000
Quần Jean
nữ
220 1.400 308.000 2.200 484.000 2800 616.000 3.500 770.000
Tổng doanh

thu
788.000 1.234.000 1.516.000 1.970.000
Ngân sách
marketing
157.600 246.800 151.600 197.000
Quảng cáo
trên báo +
truyền hình
47.280 74.040 45.480 59.100
Quảng cáo
tại địa
phương
23.640 37.020 22.740 29.550
In ấn 23.640 37.020 22.740 29.550
Chăm sóc
khách hàng
31.520 49.360 30.320 39.400
Dự phòng 31.520 49.360 30.320 39.400
12
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
3.1 ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
3.1.1 Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận
3.1.1.1 Doanh thu
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là quá trình tạo ra doanh thu
cho doanh nghiệp. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp thu được trong một thời kỳ nhất định từ các hoạt động kinh doanh.
Doanh thu của doanh nghiệp thường bao gồm hai bộ phận: doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ (hay còn gọi là doanh thu tiêu thụ) và doanh thu
hoạt động tài chính.
Bảng 3.1: Doanh thu dự kiến

Đơn giá:
Quần Jean Nam: 300.000 đồng
Quần Jean Nữ: 220.000 đồng
Đơn vị: 1.000 đ
Stt Quần Jean Nam Quần Jean Nữ Tổng
Số lượng
(cái)
Thành tiền (1)
Số lượng
(cái)
Thành tiền (2) (1) + (2)
1. Nhà máy
Tháng 1 100 30.000 50 11.000 41.000
Tháng 2 100 30.000 80 17.600 47.600
Tháng 3 100 30.000 120 26.400 56.400
Tháng 4 100 30.000 100 22.000 52.000
Tháng 5 100 30.000 100 22.000 52.000
Tháng 6 100 30.000 100 22.000 52.000
Tháng 7 100 30.000 100 22.000 52.000
Tháng 8 100 30.000 100 22.000 52.000
Tháng 9 100 30.000 100 22.000 52.000
Tháng 10 100 30.000 100 22.000 52.000
Tháng 11 100 30.000 100 22.000 52.000
Tháng 12 100 30.000 100 22.000 52.000
Doanh thu (1) 613.000
2. Cửa hàng tại Quận Thủ Đức
Tháng 1 50 15.000 50 11.000 26.000
Tháng 2 50 15.000 50 11.000 26.000
Tháng 3 100 30.000 50 11.000 41.000
Tháng 4 100 30.000 100 22.000 52.000

Tháng 5 120 36000 100 22.000 58.000
Tháng 6 150 45.000 100 22.000 67.000
Tháng 7 100 30.000 100 22.000 52.000
13
Tháng 8 150 45.000 100 22.000 67.000
Tháng 9 200 60.000 150 33.000 93.000
Tháng 10 200 60.000 150 33.000 93.000
Tháng 11 200 60.000 150 33.000 93.000
Tháng 12 200 60.000 200 44.000 104.000
Doanh thu (2) 772.000
3. Cửa hàng tại Biên Hòa
Tháng 1

50
15.000

50
11.000 26.000
Tháng 2

50
15.000

50
11.000 26.000
Tháng 3

50
15.000


50
11.000 26.000
Tháng 4

80
24.000

50
11.000 35.000
Tháng 5

100
30.000

100
22.000 52.000
Tháng 6

100
30.000

100
22.000 52.000
Tháng 7

100
30.000

100
22.000 52.000

Tháng 8

100
30.000

100
22.000 52.000
Tháng 9

150
45.000

100
22.000 67.000
Tháng 10

150
45.000

150
33.000 78.000
Tháng 11

150
45.000

150
33.000 78.000
Tháng 12


200
60.000

150
33.000 93.000
Doanh thu (3) 7.000
Tổng doanh thu 2.022.000
3.1.1.2 Chi phí
Bảng 3.2: Chi phí dự kiến
Đơn vị: 1.000đ
Stt Loại thiết bị Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
1. Chi phí cho nhà máy
Tài sản cố định
1 Máy chà nhám Cái 5 1.500 7.500
2 Máy mài Cái 2 700 1.400
3 Súng bắn màu Cái 2 150 300
4 Máy giặt công nghiệp Cái 2 30.000 60.000
14
5 Máy vắt Cái 1 12.000 12.000
6 Máy sấy Cái 1 18.000 18.000
7 Máy ủi hơi Cái 2 450 900
8 Máy đóng nút Cái 1 1.200 1.200
9 Máy nén khí Cái 1 5.000 5.000
10 Hệ thống xử lý nước thải Bộ 1 200.000 200.000
11 Đầu tư vào nhà xưởng Bộ 1 100.000 100.000
12 Đặt cọc lấy hàng may sẵn Lần 1 50.000 50.000
13 Vật tư phụ Bộ 1 20.000 20.000
Chi phí hàng tháng
1 Tiền thuê nhà xưởng Cái 1 20.000 20.000
2 Điện kw 1,500 1,740 2.610

3 Nước M3 300 11 3.300
4 Trả lương công nhân Người 17 3.200 54.400
5 Trả lương quản lý Người 6 5.500 33.000
6 Trả lương bảo vệ Người 2 3.000 6.000
7 Chi phí marketing Lần 1 26.266 26.266
8 Chi phí cho vật tư sản xuất Lần 1 50.000 50.000
9 Chi phí khác Lần 1 10.000 10.000
Tổng (1) 681.876
2. Chi phí cho cửa hàng
Tài sản cố định
1 Lắp đặt bàn ghế Bộ 2 20.000 40.000
2 Trang trí Bộ 2 12.000 24.000
Chi phí hàng tháng
1 Trả lương nhân viên Người 4 2.500 10.000
2 Trả lương bảo vệ Người 2 3.000 6.000
3 Tiền thuê cửa hàng Cái 2 5.000 10.000
4 Điện kw 300 1,740 522.
5 Nước M3 15 11 165
Tổng (2) 90.687
Tổng chi phí (1)+(2) 772.563
3.1.1.3 Giá thành sản phẩm
a. Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi
phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoành thành việc sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
15
b. Phân loại giá thành: căn cứ vào phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, có thể phân biệt giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành toàn bộ của
sản phẩm tiêu thụ.
- Giá thành sản xuất: là là toàn bộ chi phí ma doanh nghiệp phải bỏ ra để
hoành thành việc sản xuất sản phẩm. Giá thành sản xuất bao gồm các khoản

chi phí:
• Chi phí vật tư trực tiếp.
• Chi phí nhân công trực tiếp
• Chi phí sản xuất chung.
- Giá thành toàn bộ sản phẩm: là toàn bộ chi phí ma doanh nghiệp phải bỏ ra
để hoàn thành việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm và có thể được xác
định theo công thức sau:
3.1.1.4 Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính của các hoạt động mà doanh nghiệp hoạt động
trong kỳ. Từ gốc độ của doanh nghiệp có thể thấy lợi nhuận của doanh
nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu hay thu nhập và chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để đạt được số doanh thu hay thu nhập đó.
3.1.2 Phân tích điểm hòa vốn
Điểm hoàn vốn: là điểm tại đó doanh thu bằng chi phí tức là doanh nghiệp
không bị lỗ và không có lãi. Khi xem xét điểm hoàn vốn người ta có thể
phân biệt hai trường hợp: Điểm hoàn vốn kinh tế và điểm hoàn vốn tài chính.
- Điểm hoàn vốn kinh tế: là tại điểm đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất
kinh doanh bao gổm tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí cố định kinh doanh
(chưa tính đến lãi vay vốn kinh doanh phải trả). Như vậy, tại điểm hòa vốn
kinh tế, lợi nhuận trước lãi vay và thuế bằng không (EBIT=0).
- Điểm hòa vốn tài chính: là điểm tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất
kinh doanh và lãi vay vốn kinh doanh phải trả. Tại điểm hòa vốn này lợi
nhuận trước thuế của doanh nghiệp là bằng không (EBT=0).
16
Giá thành sản
xuất sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ
Giá thành toàn bộ
của sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ

Chi phí bán
hàng
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
= +
+
Doanh thu hay
thu nhập
Lợi nhuận
Chi phí tạo ra
doanh thu hay
thu nhập
=
-
Xác định điểm hòa vốn kinh tế:
Áp dụng công thức:
Q
H
= F / (P-V)
Trong đó:
P: Giá trung bình của quần Jean nam và quần Jean nữ là: 260.000 đồng
F: tổng chi phí cố định: 540.300.000 đồng
V: chi phí biến đổi: 2.000 đồng
Q
H
= 540.300.000 / (260.000-2.000) = 2.095 cái
Xác định doanh thu hòa vốn kinh tế:
Áp dung công thức:
S

H
= Q
H
x P = F / (1-V/P)
Ta có doanh thu hòa vốn kinh tế:
S
H
= 540.300.000 / (1-2.000/260.000) = 536.143.848 đồng
3.1.3 Các báo cáo tài chính
3.1.3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.3: Bảng báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh dự kiến
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Niên độ tài chính năm 2012
Đơn vị: 1.000 đ
Stt Chỉ tiêu Mã Số năm nay Số năm trước
(1) (2) (3) (4) (5)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
01 2.022.000
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 -
3
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
(10=01+02)
10 2.022.000
4 Giá vốn hàng bán 11 1.170.000
5
Lợi nhuận gộp về doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ

(20=10-11)
20 852.000
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 -
7 Chi phí tài chính 22 -
8 Chi phí bán hàng 23 -
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 232.263
17
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
(30=20+(21+22)-(23+24))
30 619.737
11 Thu nhập khác 31 -
12 Chi phí khác 32 -
13 Lợi nhuận khác 40 -
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40)
50 619.737
3.1.3.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng 3.4: Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Niên độ tài chính năm 2012
Đơn vị: 1.000đ
Stt Chỉ tiêu Mã Số năm nay Số năm trước
(1) (2) (3) (4) (5)
I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1
Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và
doanh thu khác

01 2.022.000
2
Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và
dịch vụ
02 1.144.000
3 Tiền chi trả cho người lao động 03 109.400
4 Tiền chi trả lãi vay 04 230.770
5 Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 -
6 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 -
7 Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 07 -

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh
20 537.830
II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1
Tiên chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và tài
sản dài hạn khác
21 490.300
2
Tiền thu từ thanh lý, nhượng TSCĐ và tài sản
dài hạn khác
22 -

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu

30 -

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
(40=(20+30)-21)

40 47.530
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 50 700.000

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
(60=40+50)
60 747.530
18
3.1.3.3 Bảng cân đối kế toán (bảng cân đối tài sản)
Bảng 3.5: Bảng cân đối kế toán dự kiến
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Niên độ tài chính năm 2012
Đơn vị: 1.000đ
Stt Chỉ tiêu Mã Số năm nay Số năm trước
(1) (2) (3) (4) (5)
TÀI SẢN
A Tài sản ngắn hạn (110=120+130+140=150) 100 2.323.333
I
Tiền và các khoản tương đương tiền
(110=111+112)
110

-

1 Tiền 111

-

2 Các khoàn tương đương tiền 112

-


II
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
(120=121+129)
120

-

1 Đầu tư ngắn hạn 121
2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129
III
Các khoản phải thu ngắn hạn
(130=131+132+133+134)
130 2.072.000
1 Phải thu khách hàng 131
2 Trả trước cho người bán 132 50.000
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 2.022.000
4 Các khoản phải thu khác 134

-

IV Hàng tồn kho (140=141+149) 140 251.333
1 Hàng tồn kho 141 251.333
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149

-

V Tài sản ngắn hạn khác (150=151+152) 150

-


1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151

-

2 Thuế GTGT được khấu trừ 152

-

B Tài sản dài hạn (200=210+220+260) 200 490.300
I Các khoản phải thu dài hạn (210=211+213+219) 210

-

1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211
2 Phải thu dài hạn nội bộ 213
3 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219
II Tài sản cố định (220=221+221+223+ +229) 220 490.300
1 Tài sản cố định hữu hình 221 490.300
- Nguyên giá 222
- Giá trị hao mòn lũy kế 223
19
2 Tài sản cố định thuê tài chính 224

-

- Nguyên giá 225
- Giá trị hao mòn lũy kế 226
3 Tài sản cố định vô hình 227
- Nguyên giá 228

- Giá trị hao mòn lũy kế 229
III Tài sản dài hạn khác (260=261+262+268) 260

-

1 Chi phí trả trước dài hạn 261
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262
3 Tài sản dài hạn khác 268
Tổng cộng tài sản (270=100+200) 270 2.813.633
NGUỒN VỐN
A Nợ phải trả (300=310+330) 300 1.484.170
I Nợ ngắn hạn 310 1.484.170
1 Vay và nợ ngắn hạn 311 230.770
2 Phải trả người bán 312 1.144.000
3 Người mua trả tiền trước 313

-

4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314

-

5 Phải trả người lao động 315 109.400
6 Chi phí phải trả 316
7 Phải trả nội bộ 317
8 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319
9 Dự phòng phải trả ngắn hạn 320
10 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323
II Nợ dài hạn 330


-

1 Phải trả dài hạn người bán 331
2 Phải trả dài hạn nội bộ 332
3 Phải trả dài hạn khác 333
4 Vay và nợ dài hạn 334
5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335
6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336
7 Dự phòng phải trả dài hạn 337
8 Doanh thu chưa thực hiện 338
9 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 339
B VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 500.000
I
Vốn chủ sở hữu
(410 = 411 + 412 + + 421 + 422)
410 500.000
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 500.000
2 Thặng dư vốn cổ phần 412
3 Vốn khác của chủ sở hữu 413
4 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415
5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416
6 Quỹ đầu tư phát triển 417
20
7 Quỹ dự phòng tài chính 418
8 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419
9 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420
10 Nguồn vốn đầu tư XDCB 421
11 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 422
II
Nguồn kinh phí và quỹ khác

(430=432+433)
430

-

1 Nguồn kinh phí 432
2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 1.984.170
CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1 Tài sản thuê ngoài
2 Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
3 Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
4 Nợ khó đòi đã xử lý
5 Ngoại tệ các loại
3.1.4 Dòng tiền và giá trị hiện tại thuần
Giá trị hiện tại thuần là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu (cash
inflow) trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu
lựa chọn. Khái niệm giá trị hiện tại thuần đựơc sử dụng trong hoạch định ngân sách
đầu tư (capital budgeting), phân tích khả năng sinh lợi của một dự án đầu tư.
NPV được tính theo công thức sau
Trong đó:
• t - thời gian tính dòng tiền
• n - tổng thời gian thực hiện dự án
• r - tỉ lệ chiết khấu
• Ct - dòng tiền thuần tại thời gian t
• C
o
- chi phí ban đầu để thực hiện dự án
Việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một dự án, bằng
phép tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng doanh thu dự

kiến trong tương lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không. Với một dự án cụ thể,
nếu NPV dương thì nhà đầu tư nên tiến hành dự án và ngược lại khi NPV âm. Tuy
nhiên trong trường hợp có hai sự lựa chọn đầu tư loại trừ lẫn nhau trở lên thì nhà
21
đấu tư còn phải xét đến chi phí cơ hội nữa, lúc này, dự án nào có NPV cao nhất sẽ
được tiến hành.
3.2 NỘI DUNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Xây dựng kế hoạch tài chính là nền móng quan trọng nhất trong hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng biết cách xây dựng
một kế hoạch tài chính hoàn hảo, 7 bước dưới đây sẽ giúp bạn làm điều này.
Liệt kê các bước bạn cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra (ảnh minh họa: Internet)
Kế hoạch tài chính đơn giản là một danh sách những điều doanh nghiệp của
mình muốn đạt được vào một thời điểm nhất định trong tương lai, bao gồm các mục
tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các bước cần thực hiện để đạt được các mục
tiêu đã đề ra.
- Nghiên cứu
Kế hoạch tài chính là một phần của quản lý tài chính. Hoạt động này đòi hỏi
phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Không nên bỏ sót bất
kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính.
- Xác định nhu cầu tài chính
Một chủ doanh nghiệp khôn ngoan là người biết ưu tiên những mục tiêu quan
trọng và quyết định những bước đi phù hợp. Rất cần thiết để chủ doanh nghiệp
tương lai xác định những nhu cầu tài chính bằng cách trả lời những câu hỏi như:
mục tiêu đầu tư của bạn là gì? Bạn sẽ đầu tư bao nhiêu tiền? Bạn đầu tư vào cổ
phiếu, trái phiếu hay cả hai? Bạn định đầu tư dài hạn hay ngắn hạn? Bạn mong đợi
quyền lợi gì từ sự đầu tư của mình? Khi đã xác định cho mình những nhu cầu tài
chính cụ thể, bạn sẽ định hướng được những bước đi tiếp theo.
22
- Thu thập dữ liệu tài chính
Sau khi đã xác định rõ nhu cầu tài chính, bước tiếp theo là bạn cần lập ra một

bảng tài chính để hiểu thêm về dòng tiền mặt bạn định đầu tư và trách nhiệm pháp
lý của bạn. Trong bước này bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia kế hoạch
tài chính, người sẽ giúp bạn thu thập những tài liệu cần thiết về tài sản, trách nhiệm
pháp lý, các khoản khấu trừ thuế, bảng cân đối thu nhập và chi tiêu, nhân viên, quỹ
hưu trí, di chúc (tín thác). chính sách bảo hiểm, môi giới, báo cáo ngân hàng,
Bên cạnh đó kế hoạch cũng cần được xác định rõ các mục như: Tuổi nghỉ
hưu, trợ cấp nghỉ hưu, bạn muốn phân phối tài sản của mình như thế nào, lạm phát
có thể xảy ra trong tương lại, và những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.
- Phát triển kế hoạch tài chính
Phát triển kế hoạch tài chính bắt đầu từ việc người lập ra kế hoạch của bạn
đưa ra những ý tưởng triển khai cho những vấn đề đã được xem xét ở bước trước.
Khâu phát triển bao gồm các mục: giải thích những ưu và nhược điểm của kế hoạch,
hiểu biết về luật thuế và hệ thống tài chính, xem xét các vấn đề về sức khỏe và an
toàn lao động…
- Trình bày kế hoạch tài chính
Một tài liệu tốt sẽ mang đến một bài trình bày tốt. Vì thế bạn cần xem xét kỹ
lưỡng những dữ liệu đã thu thập được và cố gắng trả lời những vấn đề bạn đang thắc
mắc. Bất kì một sự nghi ngờ nào trong kế hoạch cũng cần được làm sáng tỏ sớm nhất
có thể.
- Triển khai kế hoạch tài chính
Triển khai kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng. Bạn có
thể sẽ mất khoảng 4-6 tháng để triển khai kế hoạch đã định. Trong giai đoạn này,
các chi tiết phức tạp liên quan đến thuế, đến bảo hiểm, đến vấn đề nghỉ hưu…cần
được quan tâm nhiều nhất có thể. Để có được một “mặt bằng” sáng bạn có thể nhờ
đến sự cố vấn của các luật sư. Rất có thể ở khâu cuối của quá trình triển khai, kế
hoạch tài chính của bạn sẽ nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác nếu kế hoạch của
bạn là một kế hoạch được xây dựng trên sự tỷ mỷ, chuyên nghiệp với nhiều ý tưởng
tuyệt vời.
23
- Giám sát kế hoạch tài chính

Sau khi triển khai, các chủ doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi, giám sát
từng bước của quá trình. Các bản đánh giá danh mục đầu tư, bản cập nhật bảo hiểm,
bản lựa chọn đầu tư, thuế và các bản báo cáo về tình hình thị trường…là những tài
liệu cần được theo dõi một cách cẩn thận, tránh các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh
đó, các chủ doanh nghiệp tương lai cũng cần mở rộng đôi tai, đôi mắt để nghe
ngóng, để nhìn và để nắm bắt thật nhanh sự thay đổi của thị trường và chuyển mình
theo những thay đổi đó cho thật phù hợp.
24
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.1 GIỚI THIỆU VỀ KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là quá trình đánh giá, xác định nguồn nhân lực
để đáp ứng mục tiêu nhân sự của doanh nghiệp và xâu dựng các kế hoạch lao động
để đáp ứng các nhu cầu đó.
Thực tế có nhiều cách hiểu và cách diễn đạt khái niệm về quản trị nguồn
nhân lực, trên cơ sở những điểm chung của các khái niệm về quản trị nguồn nhân
lực và đối tượng nghiên cứu là các tổ chức doanh nghiệp, có thể khái quát như sau:
Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu NNL, đưa ra
các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động có liên quan tới nhân lực,
để bảo đảm cho tổ chức doanh nghiệp luôn có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất,
kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao,
đạt được cácmục tiêu chung đã đề ra của doanh nghiệp.
4.2 NỘI DUNG KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.2.1 Xác định nhu cầu nhân sự
Việc chuẩn bị nguồn nhân lực tương lai giúp doanh nghiệp nâng cao tính
cạnh tranh và hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với việc chỉ đơn thuần giải
quyết khi xuất hiện vấn đề.
Hoạch định NNL cho biết doanh nghiệp sẽ thừa hay thiếu lao động cần thiết
cho các hoạt động kinh doanh của mình. Để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có đủ
số lượng lao động với các phẩm chất kỹ năng cần thiết và sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực đó, doanh nghiệp phải chú trọng không chỉ các công việc thuộc về

tuyển dụng, tinh giản biên chế, mà còn phải thực hiện phối hợp các chính sách, kế
hoạch, chương trình quản trị NNL của doanh nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo và
phát triển, trả công, động viên, kích thích tại nơi làm việc.
Dựa theo quan hệ giữa kế hoạch hóa nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
Kế hoạch sản xuất kinh doanh được xây dựng ở ba mức:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn với kế hoạch hóa nguồn nhân lực.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn với kế hoạch hóa nguồn nhân lực.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn với kế hoạch hóa nguồn nhân lực.
Dựa theo các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch hóa nguồn nhân lực
- Loại sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho xã hội.
- Tính ổn định của môi trường.
25

×