Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kế hoạch thành lập cửa hàng cung cấp sữa bò tươi nguyên chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.5 KB, 16 trang )

Chương 1: Tổng quan về ý tưởng kinh doanh
1.1 Tổng quan về thị trường và sự hình thành nên ý tưởng kinh doanh
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
(FAO), hiện nay châu Á đang dẫn đầu thế giới về mức tăng trưởng tiêu thụ sữa.
Trong đó, mức tiêu thụ các sản phẩm từ sữa bình quân của người Việt Nam hiện
nay là 14 lít/người/năm, còn thấp hơn so với Thái Lan (23 lít/người/năm) và Trung
Quốc (25 lít/người/năm). Vì thế tốc độ tăng trưởng về mức tăng trưởng tiêu thụ sữa
ở Việt Nam còn rất lớn. Trong khi đó, theo công bố của Cục Chăn nuôi cho biết,
tổng sản lượng sữa tại Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng được 22% nhu cầu sữa nước
nói chung. Như vậy, 78% phải dùng sữa bột hoàn nguyên. Trong khi, trên thực tế,
hầu hết các loại sữa nước hiện nay đều gắn thêm mác "sữa tươi". Còn người tiêu
dùng thì không phân biệt được đâu là sữa tươi, sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng hay
sữa hoàn nguyên.
Theo quy định, sữa tươi là sữa nước sau khi thu gom qua công đoạn tiệt
trùng rồi đưa ra sử dụng. Sữa tươi được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện
lạnh trước và trong khi sử dụng. Sữa tươi hay sữa bột đều có chất bảo quản, nhưng
chất bảo quản đều nằm trong giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm, vì thế
nó có thời hạn sử dụng. Về giá thành, sữa tươi rẻ hơn so với sữa bột. Về giá trị sử
dụng, nhiều người quan niệm rằng, sữa cứ đắt tiền là tốt, điều đó không hẳn đúng
mà sản phẩm tốt khi nó phù hợp với cơ thể của người sử dụng. Mỗi loại sữa là một
loại thực phẩm, có giá trị dinh dưỡng khác nhau, khả năng hấp thụ và tiêu hóa cũng
khác nhau.
Sữa thanh trùng là sản phẩm sữa nước được làm từ sữa tươi, sữa nguyên
kem hay sữa đã tách chất béo. Quá trình thanh trùng thông thường là khử qua nhiệt
từ 72
o
-100
o
C trong vòng 12 - 20 giây để diệt các vi khuẩn gây bệnh và tạo mùi vị
sữa thanh trùng đặc trưng. Sữa thanh trùng có tuổi thọ ngắn 8-10 ngày và phải được
bảo quản ở nhiệt độ 5


o
-7
o
C khi chưa mở.
Sữa tiệt trùng được làm từ sữa tươi, sữa nguyên kem hay sữa đã tách béo.
Loại sữa này thường được đóng chai. Để tiệt trùng, sữa được khử qua nhiệt độ 135
o
-
150
o
C trong vòng 4 - 6 giây để diệt các vi khuẩn. Đến khi đóng chai sữa được gia
1
nhiệt một lần nữa ở mức 120
o
C trong vòng 15 - 20 giây. Sữa tiệt trùng có tuổi thọ
dài hơn (4-6 tháng) và có thể được bảo quản ở nhiệt độ thông thường.
Tại buổi tọa đàm Thực trạng chất lượng sữa tươi do Cục Quản lý Cạnh
tranh, Bộ Công Thương tổ chức ngày 09/07/2010, bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban
Bảo vệ người tiêu dùng, đã chứng minh các doanh nghiệp sản xuất sữa tươi ở Việt
Nam đang móc túi người tiêu dùng. Theo bà Nga, có sự vênh rất lớn giữa lượng sữa
thực do đàn bò trong nước sản xuất và lượng sữa tươi được doanh nghiệp đưa ra thị
trường. Năm 2008, lượng sữa tươi của đàn bò chỉ ở mức hơn 262 triệu lít trong khi
lượng "sữa tươi" đưa ra thị trường lên tới hơn 439 triệu lít. Năm 2009, tổng lượng
sữa tươi cả nước chỉ ở mức 270 triệu lít, trong khi lượng "sữa tươi" được các doanh
nghiệp đẩy ra thị trường lên tới 452,8 triệu lít. Đàn bò hiện có ở Việt Nam chỉ đáp
ứng hơn 30% lượng sữa tươi trên thị trường. Hơn 60% lượng "sữa tươi" còn lại là
được làm từ sữa bột, hay còn gọi là sữa hoàn nguyên. Tuy nhiên, tất cả các loại sữa
nước có mặt trên thị trường, không có loại sữa nào ghi sữa hoàn nguyên tiệt trùng,
mà chỉ ghi sữa tiệt trùng, sữa tươi tiệt trùng và sữa thanh trùng. Vì việc sản xuất
“sữa tươi” từ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu có giá thành thấp hơn so với sản xuất

“sữa tươi” có nguồn gốc sữa tươi trong nước nên các doanh nghiệp đã lập lờ trong
chuyện này để kiếm lợi.
Ở các nước phát triển, sữa tươi được xem là thực phẩm rất dinh dưỡng, giàu
vitamin và khoáng chất từ thiên nhiên, rất tốt cho cơ thể. Sữa tươi không những
được sử dụng thường xuyên như một thức uống hàng ngày, mà còn dùng dưới nhiều
hình thức khác nhau từ pha chế, trộn với trái cây, làm bánh và thêm vào các món
ăn. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích người tiêu dùng uống
sữa tươi 100% thiên nhiên vì không chỉ dễ uống, mùi vị thơm ngon, sữa tươi còn dễ
hấp thu và có thể uống thường xuyên, liên tục. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện
trưởng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Một trong những nguồn thực phẩm
cung cấp canxi nhiều nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa.” Thông thường một người
trưởng thành cần khoảng 1.200-1.300mg canxi/ngày. Để có đủ lượng canxi này, chỉ
cần uống khoảng 3 ly sữa tươi mỗi ngày là đủ. Đây là một khó khăn cho người tiêu
dùng, vì điều đó nghĩa là chỉ có một vài nhãn hiệu sữa uy tín trên thị trường thật sự
cung cấp được sữa tươi nguyên chất 100%. Còn lại, đa phần chỉ là sữa hoàn
2
nguyên, tức sữa bột bổ sung thêm nước. Một số nhà sản xuất bổ sung thêm vitamin,
khoáng chất vào để có thành phẩm giống sữa tươi nhưng rõ ràng chất lượng, mùi vị
thì không thể như sữa tươi 100% thiên nhiên được. Chính vì vậy, ý tưởng mở cửa
hàng bán sữa tươi nguyên chất đã được cân nhắc và chọn lựa.
Để tiết kiệm chi phí đến mức tối đa trong năm đầu tiên, nên, cửa hàng sẽ
được mở tại nhà, nhân viên bán hàng là người nhà, tận dụng được các trang thiết bị
hiện có làm cho chi phí cố định giảm đó. Cửa hàng được mở ngay trong khu dân cư,
rất tiện cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm của cửa hàng. Các chương trình quảng
cáo, xúc tiến bán hàng sẽ được tiến hành thường xuyên nhằm thu hút và duy trì
lượng khách đến với cửa hàng. Ngoài ra, cửa hàng thành lập một trang web riêng,
mô tả lợi ích, công dụng từ việc sử dụng sữa tươi nguyên chất. Sản phẩm của cửa
hàng còn được quảng cáo trên các trang mạng xã hội, diễn đàn và facebook. Tuy
nhiên để biến ý tưởng trở thành hiện thực cần sự nổ lực rất lớn, trước hết là tìm
được nguồn cung cấp sữa tươi đảm bảo về chất lượng, song song với đó là các công

việc về quảng cáo và xúc tiến bán hàng được triển khai
1.2 Mô tả dự án kinh doanh
1.2.1 Mục tiêu
Sữa là một thức uống bổ dưỡng, cung cấp vitamin, dưỡng chất và nhiều canxi, rất
tốt cho người già và trẻ em. Cùng với sự phát triển của xã hội và mức sống của
người dân thì sữa đang dần trở thành thức uống hàng ngày đối với mọi lứa tuổi.
Vì vậy, cửa hàng đề ra mục tiêu phát triển cho 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Lôi kéo, tăng cường sự chú ý, mở rộng sự nhận biết của
khách hàng về sản phẩm.
- Giai đoạn 2: Nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng uy tín, thương
hiệu của cửa hàng.
- Giai đoạn 3: Mở rộng quy mô, mạng lưới bán hàng.
1.2.2 Thị trường
Hiện tại, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều công ty hoạt
động về lĩnh vực này, có thể kể đến những công ty như Vinamilk, Long Thành,
3
Friesland Campina, TH True Milk Trong bối cảnh hiện nay, các công ty lớn luôn
cố gắng đưa ra nhiều loại sản phẩm sữa khác nhau vào thị trường và hầu hết các loại
sữa nước hiện nay đều gắn thêm mác "sữa tươi". Còn người tiêu dùng thì không thể
biết được sữa có được 100% nguyên chất như lời quảng cáo hay không. Do đó, thời
điểm này chính là cơ hội để mở cửa hàng sữa tươi nguyên chất.
1.3 Giới thiệu về cửa hàng
1.3.1 Mô tả cửa hàng và các hoạt động kinh doanh
Địa điểm: Cửa hàng nằm trên đường Lê Văn Quới thuộc quận Bình Tân.
Đây là một quận mới thành lập, tập trung nhiều gia đình là lao động nhập cư. Gần
cửa hàng, có hai công ty lớn với số lượng công nhân lên đến hàng trăm người.
Trưng bày sản phẩm: Do cửa hàng chỉ kinh doanh một mặt hàng duy nhất là
sữa tươi nguyên chất và các sản phẩm từ sữa (như yaourt, ván sữa) nên việc bày trí
sản phẩm có phần đơn giản, chỉ sử dụng một tủ lạnh để trưng bày sản phẩm. Sản
phẩm thì được đóng gói thành bịch (200ml, 500ml) hoặc được đựng trong chai (1lít,

5lít) và được bảo quản trong tủ lạnh.
Các hoạt động kinh doanh của cửa hàng:
- Nhập hàng: Thông thường, một ngày, sữa được vắt làm hai lần: 5-6
giờ sáng và 3-4 giờ chiều. Do đó, ta phải có mặt tại chổ lấy sữa vào thời gian kể trên
để chở sữa về nhà, sau đó là công đoạn thanh trùng và đóng gói.
- Bán hàng: Nhân viên bán hàng là người nhà, vừa bán hàng vừa có thể
làm công việc nhà. Vì đây là sữa tươi nguyên chất, nên khách hàng cần được tư vấn
về cách sử dụng và bảo quản sữa. Ngoài ra, khách hàng nữ còn được tư vấn thêm về
những cách làm đẹp từ sữa, vừa rẻ tiền mà hiệu quả.
- Dịch vụ giao sữa tại nhà: Khi khách hàng có nhu cầu giao sữa tại nhà,
nếu cần gấp thì sẽ có nhân viên giao hàng ngay. Nếu không cần gấp, khách hàng sẽ
nhận được sữa vào đầu giờ trưa (1-2 giờ) hoặc vào buổi tối (khoản 6-7 giờ tối) tuỳ
theo thời gian đặt hàng của khách hàng.
- Quảng cáo và xúc tiến bán hàng: Tờ rơi được phát tới từng nhà trong
khu phố. Ngoài ra, tờ rơi còn được phát ở chợ, trường mẫu giáo, ở trước cổng công
4
ty,… nhằm giới thiệu sản phẩm đến với tất cả khách hàng. Sản phẩm còn được giới
thiệu, quản bá rộng rãi trên các trang mạng xã hội, facebook, diễn đàn và thành lập
một trang web quảng bá riêng về sản phẩm này.
1.3.2 Công tác chuẩn bị cho cửa hàng đi vào hoạt động
Công tác này chuẩn bị này được tiến hành song song với những hoạt động bán hàng
đã nêu trên:
STT Tên hạng mục Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
1 Bảng hiệu 1 cái 1.000.000 1.000.000 Mua mới
2 Bao nilon và túi có
in tên và địa chỉ cửa
hàng
10 kg 70.000 700.000 Mua mới
3 Card visit 3 hộp 35.000 105.000 Mua mới
4 Chai nhựa PET

(1lít, 5lít)
300 chai 2.500 750.000 Mua mới
5 Tủ kính trưng bày
(tủ lạnh)
1 cái Đã có
6 Máy tính 1 bộ Đã có
7 Máy in 1 bộ Đã có
8 Điện thoại 1 cái Đã có
9 Xe máy 1 cái Đã có
10 Bàn, ghế, đèn nêon 1 bộ Đã có
Tổng cộng 2.555.000
Bảng 1.1: Danh mục đồ dùng cần thiết cho cửa hàng
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh
2.1 Môi trường kinh tế
5
Thị trường sữa được dự báo vẫn sẽ sôi động bởi sự gia tăng nhu cầu tiêu
dùng đối với các sản phẩm sữa ở thị trường thành thị. Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng
cho các doanh nghiệp lúc này bao gồm khả năng nắm bắt và đáp ứng tốt nhất nhu
cầu, thị hiếu của người tiêu dùng; mở rộng mạng lưới phân phối; xây dựng thương
hiệu với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các hoạt động tiếp thị, tập trung nhiều hơn vào tăng
trưởng doanh thu. Số liệu khảo sát cho thấy, sữa tươi - tiệt trùng, sữa chua ăn và sữa
bột nguyên kem là những loại sữa được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng nhiều
nhất. Nguyên nhân là do những sản phẩm này hướng tới nhóm khách hàng rộng lớn,
đa dạng về lứa tuổi và thu nhập.
Bảng 2.1: Biểu đồ so sánh các sản phẩm từ sữa
(Nguồn từ />Theo ông Trịnh Văn Tiến, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông
nghiệp, nông thôn nhận định: “Triển vọng của ngành sữa, đặc biệt là đối với sản
phẩm sữa tươi của Việt Nam, là rất lớn và sẽ tăng cao trong thời gian tới” (nguồn từ
/>va-niem-tin). Nhưng nhiều doanh nghiệp cung ứng sữa tươi đang dần mất điểm khi
không minh bạch trong việc ghi các thông tin về sản phẩm, khiến người tiêu dùng

không phân biệt được đâu là sữa tươi tiệt trùng, đâu là sữa hoàn nguyên. Thế nên, ý
tưởng cung cấp ra thị trường sản phẩm sữa tươi 100% nguyên chất được hình thành.
2.2 Môi trường chính trị, pháp luật
6
Sữa tươi là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng được coi là nhiều nhất trong
các loại sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho con người. Đồng thời, sữa là thực
phẩm có hàm lượng vi sinh vật khá lớn. Nếu chế độ bảo quản không tốt sẽ làm cho
sữa bị biến đổi chất lượng rất nhanh gây ảnh hưởng sứac khoẻ cho người sử dụng.
Do đó, việc kiểm tra chất lượng sữa phải theo đúng quy định của nhà nước ban
hành như các chỉ tiêu phân tích độ tủa, cảm quan mùi vị, dư lượng kháng sinh….
Do trước đây em đã từng học về các chỉ tiêu sinh hoá, các xét nghiệm về
mẫu thực phẩm (học chuyên nghành bác sỹ thú y), nên việc nhận định bằng cảm
quan và việc phân tích nhanh các mẫu để đảm bảo an toàn thực phẩm là việc có thể
thực hiện được. Nhưng em chỉ kinh doanh theo hình thức hộ gia đình nên không
được chứng nhận vệ độ an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.3 Đánh giá, phân tích về đối thủ cạnh tranh
2.3.1 Các công ty hiện có trên thị trường
Điểm mạnh:
- Đã có chổ đứng trên thị trường.
- Sản xuất ra nhiều sản phẩm, mẫu mã và bao bì đẹp.
Điểm yếu:
- Không giao hàng tận nơi với số lượng ít.
2.3.2 Các địa điểm bán hàng trên mạng xã hội, diễn đàn, facebook
Điểm mạnh:
- Giao hàng tận nơi với số lượng từ 3 lít trở lên.
- Tập trung vào một số quận nội thành, tại quận Bình Tân hầu như
không có.
Điểm yếu:
- Không có địa điểm bán cố định.
- Thông thường: chỉ giao hàng 2lần/ tuần.

- Chiến lược marketing, dịch vụ khách hàng còn kém.
7
2.4 Phân tích SWOT
Strengths (điểm mạnh)
+Hệ thống phân phối linh hoạt
+Sản phẩm mang tính chuyên biệt
cao.
+Giá cả cạnh tranh với những hãng
sữa khác.
Weaknesses (điểm yếu)
+Chưa có thương hiệu.
+Nguồn cung ứng không ổn định.
+Nguồn vốn kinh doanh còn hạn
chế.
+Vòng đời sản phẩm ngắn, khó bảo
quản.
Opportunities (cơ hội)
+Khi đã dùng thử và chấp nhận sản
phẩm, người tiêu dùng sẽ trung thành
với sản phẩm này.
+Liên minh những người cung cấp
nhỏ lẻ, tạo nên nguồn cung ứng lớn.
Threats (thách thức)
+Người tiêu dùng không sử dụng
sản phẩm.
Chương 3: Chiến lược kinh doanh
3.1 Kế hoạch marketing
Sau khi xác định được quy mô thị trường tiềm năng và xác định đối tượng khách
hàng mục tiêu, em quyết định lựa chọn chiến lược Marketing_mix 4P để giới thiệu
các sản phẩm của mình.

Product_Sản phẩm: Dựa vào sự phân tích các mặt hàng sữa hiện có trên thị trường
từ các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm của cửa hàng em sẽ có nhiều mức trọng lượng
khác nhau để khách hàng dễ lựa chọn và bảo quản đúng cách.
Price_Giá cả: Các công ty lớn đầu tư rất nhiều vào các công nghệ, vật tư, nhân
công để sản xuất, và chi hoa hồng cho đại lý để phân phối sản phẩm ra thị trường,
nên giá thu mua nguyên liệu tại các hộ chăn nuôi sẽ thấp. Việc em thu mua lại với
số lượng ít nên giá nguyên liệu đầu vào có thể cao, bù lại, các chi phí khác không có
hoặc có ít nên giá bán ra thị trường có thể bằng với giá của các công ty lớn.
8
Place_Địa điểm: Cửa hàng nằm trong khu đông dân cư nên lượng khách hàng hiện
tại và khách hàng tiềm năng rất lớn. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho công việc
kinh doanh của cửa hàng.
Promotion_Quảng cáo và Xúc tiến bán hàng: Qua việc tìm hiểu các cửa hàng sữa
trong khu vực, đa số các cửa hàng này không chú trọng nhiều cho việc hỗ trợ bán
hàng và quảng cáo, vì hầu hết chủ các cửa hàng này đều không qua đào tạo về kinh
doanh mà hầu hết họ đều là những người có vốn nên mở cửa hàng buôn bán. Nhưng
đối với một cửa hàng kinh doanh bán lẻ thì việc chú trọng vào việc quảng cáo và
xúc tiến bán hàng là rất cần thiết. Vì thế, chiến lược quảng cáo và xúc tiến bán hàng
cho cửa hàng được thực hiện qua hai giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu:
- Tận dụng triệt để mối quan hệ cá nhân của mình để giới thiệu sản
phẩm sữa tươi nguyên chất của cửa hàng.
- Cho khách hàng uống thử sản phẩm trong giai đoạn đầu mới khai
trương.
- Trang trí bảng hiệu đặc sắc, ấn tượng.
- Thiết kế tờ rơi độc đáo. In hàng loạt các ấn phẩm nói về lợi ích khi sử
dụng sữa tươi nguyên chất, cũng như cách làm đẹp từ sữa cho quý bà, quý cô.
Một thời gian sau khi cửa hàng đã đạt được mức độ nhận biết nhất định từ khách
hàng, thông qua sự truyền miệng thì nhiều người khác cũng sẽ biết đến sản phẩm
sữa tươi nguyên chất của cửa hàng.

Giai đoạn sau:
- Cũng cố mối quan hệ với khách hàng, đảm bảo nguồn cung ổn định.
- Tăng cường hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Liên kết với những địa điểm bán lẻ để tạo nên nguồn cung lớn, đảm
bảo luôn có lượng sữa tốt để phục vụ khách hàng.
3.2 Kế hoạch nhân sự
3.2.1 Tổng quan về kế hoạch nhân sự
9
 Nguồn nhân lực: Bao gồm tất cả các cá nhân có vai trò khác nhau,
được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định, tham gia thực hiện các hoạt
động của tổ chức. để xác định được nguồn nhân lực, doanh nghiệp phải xác định
các thông tin về định lượng và định tính dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể,
doanh nghiệp phải xác định quy mô của lực lượng này và cơ cấu theo các đặc điểm
khác nhau như giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành nghề, theo các đặc
điểm về kinh nghiệm, kỹ năng và ngoài ra còn có những mô tả về sự tận tâm, tiềm
năng… của người lao động.
 Quản trị nguồn nhân lực: Là thành tố quan trọng của chức năng quản
trị và là chức năng quản trị cốt lõi, liên quan đến các chính sách nhân sư cùng các
thực tiễn và hệ thống quản trị tác động đến người lao động. quản trị nguồn nhân lực
bao gồm hoạch định nhân sự, tuyển dụng, phân tích và thiết kế công việc, đào tạo
và phát triển, đãi ngộ, động viên khen thưởng, đề bạt…
 Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực:
Đối với doanh nghiệp: thu hút, phát triễn và duy trì lực lượng có chất lượng
và hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đối
với bộ phận chức năng trong doanh nghiệp: đảm bảo các đơn vị có nguồn nhân lực
có chất lượng, đủ về số lượng để đảm bảo thực hiện tốt và hoàn thiện nhiệm vụ
được giao, đóng góp vào mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Mục tiêu đối với cá nhân: đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao
động trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động được định hướng nghề
nghiệp, phát triễn năng lực cá nhân, động viên, thúc đẩy môi trường làm việc.

Đối với xã hội: đáp ứng nhu cầu và thách thức của xã hội, doanh nghiệp
không chỉ vì lợi ích của riêng mình mà còn vì lợi ích của xã hội.
 Các kiểu mô hình quản trị nguồn nhân lực
Mô hình thư kí: đây là cách quản trị theo kiểu hành chính, thường được áp
dụng trong các doanh nghiệp nhiều năm trước đây. Tuy nhiên trong nhiều doanh
nghiệp nhỏ hiện nay mô hình quản trị này còn tương đối phổ biến.
10
Mô hình pháp luật: chú trọng tới sự hiểu biết các vấn đề luật pháp nhằm
giúp các doanh nghiệp né tránh các tranh chấp về lao đông gây rắc rối liên quan đến
pháp luật.
Mô hình tài chính: chú trọng đến việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ về
thu nhập giữa người lao động trong doanh nghiệp, tạo ra cơ cấu hợp lý giữa tiền
lương, phụ cấp, thưởng, phúc lợi trong thu nhập của người lao động và sử dụng các
chi phí liên quan đến người lao động sao cho có hiểu quả nhất.
Mô hình quản trị: Các cán bộ quản trị nguồn nhân lực hiểu, chia sẻ các mục
tiêu, giá trị, quan điểm và làm việc với các nhà quản trị trực tuyến để cùng đưa ra
các giải pháp cho các vấn đề của doanh nghiệp. Hoặc là cán bộ này sẽ giữ vai trò
người huấn luyện, hướng dẫn kỹ năng quản trị nguồn nhân lực cho các quản trị trực
truyến, các nhà quản trị trực tuyến sẽ tự thực hiện các chức năng quản trị như tuyển
dụng, trả lương, khen thưởng, đánh giá nhân viên…
Mô hình nhân văn: phản ánh sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp đối
với vấn đề đào tạo và phát triển nhân viên.
Mô hình khoa học hành vi: mục tiêu và cách tiếp cận khoa học đối với hành
vi con người trong tổ chức có thể được vận dụng để giải quyết đối với hầu hết các
vấn đề của quản trị nguồn nhân lực.
3.2.2 Nhân sự cho cửa hàng
3.3 Kế hoạch tài chính
3.3.1 Lý thuyết về tài chính doanh nghiệp
3.3.2 Kế hoạch về sử dụng vốn
3.4 Dự phòng rủi ro

3.4.1 Đánh giá rủi ro
3.4.2 Các phương án phòng ngừa và giải quyết rủi ro
3.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cửa hàng
3.5.1 Thời gian hoà vốn
11
3.5.2 Lợi nhuận thuần
3.5.3 Khả năng sinh lời nội bộ
Chương 4: Kết luận
12
Phiếu chấm Sản phầm lần 1 - Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Mai
Lớp:
Tên đề tài:
I.Trợ Giảng nhận xét format ( 3 điểm )
1.1 Gửi kèm đề cương chi tiết trong sản phẩm lần 1 Có

x Không
1.2 Đúng font chữ cỡ chữ Có

x Không
1.3 Căn lề đúng qui định Có

x Không
1.4 Giãn dòng, đoạn đúng qui định Có

x Không
1.5 Tiêu đề chương viết hoa, in đậm Có Không

x
1.6.Số mục, tiểu mục đúng qui định Có


x Không
1.7 Biểu đồ, sơ đồ, danh mục bảng biểu được đánh số thứ tự theo đúng
qui định Có

x Không
1.8 Số trang đánh đúng qui định Có

x Không
1.9 Lỗi chính tả Có Không

1.10 Đặt đúng tên file theo qui định Có

x Không
II. Nhận xét về nội dung của giảng viên (7 điểm)
Tổng điểm lần 1 : 6
13
Xác nhận của giảng
viên
Nhận xét:
1. Chưa làm rõ được kế hoạch, kế hoạch phải cho tương lai, phải ghi rõ
năm kế hoạch, ví dụ năm 2013, 2014, 2015,…
2. Báo cáo chưa hoàn thành, còn thiếu một số phần theo quy định
3. Báo cáo tài chính chưa viết được gì liên quan đến kế hoạch kinh doanh
4. Chưa biết cách trình bày văn bản, bố trí văn bản chưa đúng quy định
5. Cần phần biệt số Việt và số Anh
6. Xem lại mẫu đề cương ở dưới để làm cho chuẩn
7. Làm mục lục tự động
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
6. KẾT CẤU BÁO CÁO
PHẦN 1 (HOẶC CHƯƠNG 1): GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (Hoặc Mô tả tổng
quan)
Trình bày tóm lược những điểm chính về ý tưởng kinh doanh/ dự án bao gồm:
• Nguồn gốc hình thành ý tưởng
• Cơ sở thực hiện ý tưởng
• Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng
• Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh
1.1. GIỚI THIỆU VỀ Ý TƯỞNG KINH DOANH/ DOANH NGHIỆP
1.2. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH
1.3. CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.5. Các yếu tố quyết định thành công
PHẦN 2 (HOẶC CHƯƠNG 2): KẾ HOẠCH MARKETING
2.1. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.1. Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
2.1.1.1. Môi trường marketing của doanh nghiệp
2.1.1.2. Các mô hình phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
2.1.2. Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường
2.1.2.1. Phân đoạn thị trường
14
2.1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu
2.1.2.3. Định vị thị trường

2.1.3. Mục tiêu marketing
2.1.4. Chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing – mix)
2.1.4.1. Chiến lược sản phẩm
2.1.4.2. Chiến lược giá
2.1.4.3. Chiến lược phân phối
2.1.4.4. Chiến lược xúc tiến bán (truyền thông marketing)
2.1.5. Ngân quỹ marketing
2.2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH MARKETING
2.2.1.Tổng quan kế hoạch Marketing
2.2.2. Phân tích môi trường
2.2.2.1. Phân tích thị trường
2.2.2.2. Phân tích SWOT
2.2.2.3. Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài
2.2.3. Chiến lược Marketing
2.2.3.1.Thị trường mục tiêu
2.2.3.2. Định vị thị trường
2.2.3.3. Chiến lược sản phẩm
2.2.3.4. Chiến lược giá
2.2.3.5. Chiến lược phân phối
2.2.3.6. Chiến lược xúc tiến bán
2.2.4. Ngân quỹ marketing
PHẦN 3 (HOẶC CHƯƠNG 3): KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
3.1. ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
3.1.1. Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận
3.1.1.1. Doanh thu
3.1.1.2. Chi phí
3.1.1.3. Giá thành sản phẩm
3.1.1.4. Lợi nhuận
3.1.2. Phân tích điểm hòa vốn
3.1.3. Các báo cáo tài chính

3.1.3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3.1.3.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
3.1.3.3. Bảng cân đối kế toán (bảng cân đối tài sản)
3.1.4. Dòng tiền và giá trị hiện tại thuần
3.2. Nội dung kế hoạch tài chính
PHẦN (HOẶC CHƯƠNG 4) 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.1. GIỚI THIỆU VỀ KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.2. Nội dung kế hoạch nhân sự
4.2.1. Xác định nhu cầu nhân sự
4.2.2. Xác định cơ cấu tổ chức
4.2.3. Xác định đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt
15
PHẦN (HOẶC CHƯƠNG 5) 5: DỰ PHÒNG RỦI RO
Ví dụ các rủi ro có thể xảy ra đối với kế hoạch kinh doanh:
 Nhu cầu của thị trường giảm;
 Đối thủ cạnh tranh hạ giá bán;
 Một khách hàng lớn cắt hợp đồng;
 Chi phí sản xuất và thiết kế cao hơn mức dự đoán;
 Kế hoạch doanh thu không thực hiện được;
 Một kế hoạch quảng cáo quan trọng bị thất bại;
 Một nhà cung cấp không thể giao hàng đúng hạn;
 Các đối thủ cạnh tranh đưa ra các sản phẩm/dịch vụ mới tốt hơn;
 Không thể tuyển dụng được những nhân viên đáp ứng yêu cầu;
 Không thể huy động được nguồn vốn như dự kiến;
 Khách hàng chậm trả.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
16

×