Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM 2 HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN MÁY TÍNH CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG MÁY TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG HỌC Ở TP. BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.34 KB, 53 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÊN ĐỀ TÀI
Tìm hiểu đặc điểm hoạt động học tập trên máy tính của học sinh trong phòng
máy tại một số trường học ở Tp Bạc Liêu.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, hầu như các trường học đều có phòng máy tính. Môn tin học trở
thành môn học cơ sở cho tất cả các nghề, kể cả học sinh phổ thông cũng học tin
học. Qua nhiều năm giảng dạy môn tin học, chúng tôi nhận thấy học sinh rất thích
môn học này. Các em rất siêng học và thích thú tìm hiểu về máy tính. Nhưng trong
giờ thực hành tin học thì các em lại không tận dụng thời gian học về tin học mà có
những hoạt động không vì mục tiêu học tập như chơi game, vào mạng xã hội…Ở
đây có sự mâu thuẫn giữa thái độ học tập và hành vi học tập. Mâu thuẫn giữa một
bên là ý thức muốn học tin học và một bên là hành vi sử dụng máy tính ngoài mục
đích học tập. Tại sao lại có mâu thuẫn như vậy? Mức độ mâu thuẫn như thế nào? Và
ở các đối tượng học tập khác nhau có khác nhau không?
Chúng tôi thấy rằng mâu thuẫn trên có ảnh hưởng rất lớn đối với việc học tập
môn tin học của các em. Nó làm các em mất tập trung, sao nhãng việc học, tuy các
em có sử dụng máy tính nhưng lại không có ích cho học tập. Như vậy các em vừa
lãng phí thời gian vừa lãng phí cơ sở vật chất của nhà trường. Điều này dẫn đến kết
quả học tập của các em không cao. Nếu chúng ta tìm ra được nguyên nhân và cách
khắc phục thì chúng ta sẽ làm cho các em tập trung học tập hơn, thời gian sử dụng
máy tính cho việc học tăng lên, kết quả học cũng sẽ được cải thiện.
Các nghiên cứu về việc học tập trên máy tính trước đây chủ yếu là dùng
phương pháp phỏng vấn và bảng hỏi. Và nghiên cứu chỉ dừng lại bên ngoài lớp học.
Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát tham dự gián tiếp thông qua phần mềm.
Số liệu chúng tôi thu được chính xác hơn, khoa học hơn và đầy đủ hơn các phương
pháp trước đây.
Với lòng yêu nghề và mong muốn học sinh học tốt môn tin học, sử dụng máy
tính trong giờ học có ích hơn, chúng tôi thực hiện đề tài ““TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM
2


HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN MÁY TÍNH CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG
MÁY TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG HỌC Ở TP. BẠC LIÊU”. Do những hạn chế về
thời gian, chúng tôi chỉ thực hiện nghiên cứu trong phạm vi thành phố Bạc Liêu. Hy
vọng nghiên cứu sẽ góp chút công sức vào quá trình dạy môn tin học trong nhà
trường.
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Phát hiện các đặc điểm học tập trên máy tính của học sinh trong phòng máy
đối với ba đối tượng học sinh (HS) phổ thông, HS nghề và HS tự do.
2. Xác định những nguyên nhân thuộc về động cơ học tập của hiện tượng HS
có những hoạt động ngoài mục tiêu học tập.
IV. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Các yếu tố về tâm lý lứa tuổi, động cơ học tập và giá trị ứng dụng của hệ thống
bài thực hành có ảnh hưởng rất nhiều đến đặc điểm hoạt động học tập trên máy tính
của học sinh trong giờ thực hành tin học. Việc phát hiện những đặc điểm hoạt động
học tập đặc trưng của học sinh giúp chúng ta đề ra phương hướng nâng cao hiệu quả
sử dụng máy tính trong giờ học thực hành phù hợp với các đối tượng người học.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu hoạt động học của học sinh/sinh viên trong giờ thực hành tin học
2. Tìm hiểu các nguyên nhân thuộc về động cơ học tập.
3. Xác định quan hệ giữa nội dung học tập – đối tượng học tập – mục đích học
tập đối với hoạt động học tập trong giờ thực hành tin học.
VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu đã xác định.
2. Quan sát, ghi nhận các hoạt động học theo mục đích học tập và ngoài mục
đích học tập của học sinh/sinh viên với các đối tượng người học, mục đích
học tập, nội dung học tập khác nhau.
3. Phân tích nguyên nhân HS có những hoạt động ngoài học tập: thể hiện qua
mối quan hệ giữa nội dung học tập, đối tượng học tập và mục tiêu học tập
đối với hoạt động học tập trên máy tính.
3


VII. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động đặc trưng trên máy tính của học sinh
2. Khách thể nghiên cứu: Nhật ký hoạt động trên máy tính của từng ca học
VIII. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến hành điều tra một số trường học trong phạm vi thành phố Bạc Liêu
bao gồm:
- Trường Cao Đẳng Nghề Bạc Liêu
- Trường THPT Lê Văn Đẩu
- Trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên Tỉnh Bạc Liêu
IX. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu thực hiện trong giờ thực hành tin học của các trường học. Mỗi
em học sinh sử dụng một máy vi tính trong suốt buổi học (gọi là ca học). Các
chương trình học sinh sử dụng trên một máy tính trong một ca học được ghi
nhận lại trong nhật ký hoạt động của máy tính đó. Mỗi ca học có ý nghĩa như
nhau trong nghiên cứu.
- Nghiên cứu chỉ tìm hiểu giới hạn trong lý thuyết hoạt động.
X. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Người nghiên cứu sử dụng phương pháp
này để nghiên cứu các vấn đề sau:
- Nghiên cứu tổng quan về vấn đề nghiên cứu trong nước và thế giới.
- Xây dựng cơ sở lý luận: bao gồm các định nghĩa về hoạt động học, lý thuyết
hoạt động, động cơ và các yếu tố ảnh hưởng.
- Nghiên cứu các phần mềm ghi lại nhật ký hoạt động của máy tính phục vụ
điều tra.
2. Phương pháp quan sát: Để nghiên cứu về hoạt động học tập của học sinh
trên máy tính, người nghiên cứu đã sử dụng phương pháp quan sát tham dự
với công cụ là phần mềm tin học. Được sự đồng ý của các thầy cô, người
4

nghiên cứu cài phần mềm vào máy tính của học sinh sử dụng, sau mỗi ca học
phần mềm sẽ lưu lại nhật ký hoạt động của máy tính. Trong nhật ký hoạt
động của máy tính, thời gian sử dụng các chương trình của học sinh được ghi
nhận.
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới vấn đề được nghiên cứu đầu tiên ở Mỹ và mới bắt đầu khoảng
2 thập niên gần đây. Ban đầu người ta nghiên cứu vấn đề ở đối tượng là giáo viên,
sau đó là sinh viên, học sinh… từ nghiên cứu trên lớp đến ở nhà.
Năm 2002, Pew Internet & American Life công bố đề tài “The Internet goes
to College” Nghiên cứu tìm hiểu sinh viên sử dụng Internet như thế nào và những
cảm nhận của sinh viên về Internet. Trong kết quả công bố có một số vấn đề chúng
ta cần quan tâm trình bày ở bảng 1.1 và bảng 1.2:
Bảng 1.1: Sinh viên sử dụng Internet để làm gì:
Mục đích
Tỷ lệ phần trăm
Email
62%
Tin nhắn trực tiếp
29%
Truy cập Web
5%
Chat
2%
Nhóm
1%
Và một vấn đề nữa đó là thời gian sinh viên sử dụng Intrernet trong tuần
Bảng 1.2: Thời gian sử dụng Internet/ tuần

Thời gian sử dụng Internet
Tỷ lệ phần trăm
Ít hơn 3 giờ/ tuần
31%
Từ 3-7 giờ/ tuần
38%
Trên 7 giờ
31%

Kết quả ở bảng 1.1 và 1.2 cho thấy trung bình sinh viên sử dụng Internet 1
giờ mỗi ngày. Và công việc chủ yếu là Email ( chiếm 62%). Mức độ sử dụng
Internet cho các hoạt động khác như chat, nhóm rất thấp chưa đến10% . Như vậy
trong giai đoạn này sinh viên dùng Internet chủ yếu để liên lạc qua Mail hay nhắn
6
tin trực tiếp. Các hoạt động khác chưa phổ biến. Nghiên cứu không cho biết sinh
viên sử dụng Internet để phục vụ học tập như thế nào.
Năm 2006 một nghiên cứu khác của Trung tâm thống kê giáo dục Mỹ
“Computer and Internet use by students in 2003” Nghiên cứu tìm hiểu việc sử dụng
máy tính ở học sinh từ mẫu giáo đến trung học và những ảnh hưởng của cấp học,
giới tính, chủng tộc, trường công hay trường tư. Các kết quả nghiên cứu ở bảng
1.3:
Bảng 1.3 : Các chương trình của học sinh sử dụng máy tính và Internet
ở nhà
Lớp
Game
Bài tập
Internet
Word
Email
Hình ảnh

Dữ liệu
Nhà trẻ
43%
8%
15%
5%
4%
-
-
Mẫu giáo
52%
12%
21%
8%
7%
-
-
Lớp 1-5
56%
35%
34%
19%
16%
-
-
Lớp 6-8
61%
62%
54%
42%

44%
-
-
Lớp 9-12
57%
69%
64%
52%
56%
26%
13%

Kết quả từ bảng 1.3 cho thấy việc sử dụng máy tính của học sinh trong đề tài
được nghiên cứu ở mức độ sử dụng các phần mềm Từ học sinh mẫu giáo đến trung
học đều sử dụng maý tính và học sinh trung học sữ dụng máy tính nhiều nhất. Các
em sử dụng máy tính ở nhà để làm bài tập, sử dụng mail và chơi game. Nghiên cứu
cho thấy có sự khác biệt về mức độ sử dụng máy tính giữa các cấp học. Đối với độ
tuổi trẻ mẫu giáo thì sử dụng máy tính chủ yếu là chơi game (chiếm trên 50%), các
chương trình khác sử dụng rất ít. Cấp tiểu học và trung học cơ sở thì bên cạnh chơi
game các em còn làm bài tập và sử dụng các chương trình khác như Word, Mail và
Internet. Riêng học sinh trung học phổ thông máy tính bây giờ được dùng để làm
bài tập (69%) và truy cập Internet (64%), chơi game không còn là mục tiêu đứng
đầu nữa mà nó ngang bằng các chương trình khác như Word , Mail. Đặc biệt, chỉ có
học sinh trung học mới sử dụng máy tính xử lý hình ảnh và dữ liệu. Công việc này
cho thấy học sinh trung học sử dụng máy tính có tính chuyên sâu hơn. Tuy nhiên
7
nghiên cứu chưa tìm hiểu về việc sử dụng máy tính của học sinh ở trường học mà
chỉ tìm hiểu ở nhà.
Những năm về sau này, khi Internet phát triển và đi vào đời sống xã hội cũa
mọi người thì việc nghiên cứu đã chuyển sang giai đoạn mới. Đó là nghiên cứu

Internet như một “cộng đồng” xã hội ảo. Gọi là cộng đồng mạng. Việc nghiên cứu
sử dụng Intrenet trong học đường chuyển sang học trực tuyến, E- Learning…
Nhận xét: Trên đây là một số nghiên cứu về việc sử dụng máy tính và
Internet của học sinh/ sinh viên. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc học
sinh/ sinh viên sử dụng máy tính ở nhà mà không nghiên cứu ở trường và không
nghiên cứu sâu hơn nữa.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Ở nước ta các nghiên cứu chỉ mới bắt đầu vài năm trở lại đây. Các nghiên
cứu tập trung ở năm 2010, do các tổ chức cơ quan hoặc cá nhân nghiên cứu trên
phạm vi ở một địa phương. Các nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu hành vi sử
dụng internet, và chơi game
Năm 2010, theo báo cáo về tình hình sử dụng và phát triển Internet tại Việt
Nam của NetCitizens - nghiên cứu thực hiện trên 6 tỉnh thành lớn nhất VN là Hà
Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang và Cần Thơ, số lượng mẫu khoảng
3000 người đại diện. Tính đến thời điểm năm 2009 thì VN có 22,5 triệu người truy
cập Internet, chiếm 26% dân số. Trong số đó khoảng 90% truy cập Internet nhiều
hơn 1 lần mỗi tuần, khoảng 70% truy cập Internet mỗi ngày. Phần lớn mọi người
truy cập Internet tại nhà (75%), tại nơi làm việc (28%) và tại dịch vụ Inernet (21%).
Tính theo độ tuổi, từ 15-24 là 38%, từ 25-34 là 36%, từ 35-49 là 19%, từ 50-64 là
7%. Số liệu này cho biết đa số người sử dụng Internet là giới trẻ. Trong đó một
phần ba số người sử dụng Internet là học sinh/ sinh viên.
Bảng 1.4 Tỷ lệ các hoạt động trực tuyến ( mẫu khoảng 3000 người)
Các hoạt động trực tuyến
Tỷ lệ
Tìm kiếm và đọc tin tức
90%
Nghe nhạc
76%
8
Xem phim

45%
Email hoặc chat
70%
Tham gia diễn đàn, blog
45%
Nghiên cứu, học tập
73%

Kết quả bảng 1.4 cho thấy Internet được sử dụng không chỉ để đọc tin tức,
giải trí mà còn dùng nó để tìm kiếm thông tin, thu thập thông tin phục vụ cho
nghiên cứu hay học tập. Người dùng Internet chủ yếu là để tìm kiếm thông tin hay
đọc tin tức , hoạt động này chiếm 90%. Các hoạt động giải trí trên Internet cũng khá
phổ biến, chiếm trên 70%. Hoạt động học tập, nghiên cứu trên Internetđã được sữ
dụng rộng rãi, điều này thể hiện qua số liệu là có trên hai phần ba người dùng
Internet phục vụ học tập nghiên cứu.
Tháng 10 năm 2010, Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam đã chính thức công bố Báo cáo Khảo sát xã hội học về dịch vụ trò chơi trực
tuyến ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là bản khảo sát mang tính
chất tương đối toàn diện đầu tiên về game online được tiến hành ở VN. Bản khảo
sát được thực hiện tại 6 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần
Thơ, Đồng Nai và Hải Dương với trên 1.300 người tham gia phỏng vấn. Đề tài
nghiên cứu chỉ giới hạn về việc chơi game trên Internet. Vì trong thời gian này việc
chơi game online của giới trẻ xảy ra nhiều việc tiêu cực. Mà trong đó học sinh/ sinh
viên là chủ yếu nên chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề này.

Bảng 1.5 Kết quả điều tra tình trạng chơi game online
Các nhóm
Tỷ lệ
Độ tuổi


Tuổi 10-15
26.3%
Tuổi 16-20
42%
Tuổi 26-30
9.5%
9
Tần suất chơi game

Hàng ngày
34%
3-4 lần/ tuần
25%
Vài lần / tháng
Không đáng kể
Địa điểm chơi

Đại lý Internet
64%
Tại nhà
49%

Theo kết quả khảo sát, có sự khác biệt về mặt nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi
trong mức độ chơi game online. Cụ thể là có tới 42% người chơi game online thuộc
lứa tuổi 16-20, nhóm tuổi đã có khả năng nhận thức đầy đủ về các hành vi của
mình. Tiếp đến là nhóm tuổi 10-15 chiếm 26,3%; nhóm tuổi từ 26-30 chỉ chiếm
9,5%. Số liệu này cho thấy nhóm tuổi từ 10-20 chiếm đa số, mà đây là lứa tuổi học
sinh/ sinh viên là đối tượng nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi. Bên cạnh đó, số
lượng người chơi game online với tần suất hàng ngày chiếm tới 34%; chơi với tần
suất 3-4 lần/tuần chiếm 25%, tỷ lệ người trả lời chơi ở mức độ một vài lần trong

tháng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Địa điểm chơi game online cũng khá phổ biến từ
ở nhà, công sở cho tới các đại lý internet. Trong đó, được lựa chọn nhiều nhất là
các đại lý internet với tỷ lệ 64,7% và tại nhà với tỷ lệ 49,6%.

Cũng trong năm 2010, Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội phối hợp cùng 1.121
trường học trong địa bàn đã tổ chức khảo sát về thực trạng học sinh chơi game
online, với tổng số học sinh tham gia là 370.387. Kết quả cho thấy, hầu hết các em
trả lời từng đến đại lý Internet để chơi game online trong khoảng từ 1 tới hơn 10
lần/tuần. Gần nửa số HS trả lời chơi vào ngày thường, trong giờ hành chính. Các
game được các em chơi nhiều như: Games play, Kiếm thế, Đột kích, Thời trang,
Gunny, Audition lựa chọn các quán ở gần nhà và cách xa trường học. Tiền chơi
chủ yếu từ bố mẹ, tiền tiết kiệm ăn sáng, đóng học phí Kết quả cho thấy việc các
em trốn học đi chơi game là không ít (vì chơi ở ngày thường và trong giờ hành
10
chánh là giờ các em phải đến trường để học). Chơi game chỉ là một trò chơi để giải
trí nhưng nếu các em mất quá nhiều thời gian và tiền bạc cho nó thì không còn là
giải trí của các em nữa mà là một vấn đề cần được thầy cô và phụ huynh quan tâm
một cách nghiêm túc. Để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.

Nhận xét: Qua các nghiên cứu tiêu biểu ở trên, ta thấy rằng vấn đề chơi
game online của học sinh đang được rất nhiều người quan tâm, các em không chỉ
chơi lúc rảnh mà còn trốn học để chơi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả
học tập của các em. Nhưng đây là các nghiên cứu ở bên ngoài lớp học. Trong giờ
học tin học các em sử dụng máy tính như thế nào? Có chơi game không? Việc sử
dụng máy tính để học tập như thế nào vẩn còn là một câu hỏi cho các nhà nghiên
cứu.
1.3. KẾT LUẬN
Nhìn chung vấn đề sử dụng máy tính trong học đường rất được mọi người
quan tâm. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới. Nhưng các
nghiên cứu chỉ dừng lại ở bên ngoài trường học. Chưa có những nghiên cứu sâu hơn

ví dụ: ở trường học như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng…
11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. ĐỊNH NGHĨA HOẠT ĐỘNG HỌC

Định nghĩa 1: Một hoạt động học tập đơn ( Single learning activity – SLA)
được định nghĩa là đặc trưng bởi sự thống nhất của phương pháp học và đối tượng
học.
Có nghĩa là nếu ta thay đổi phương pháp học hay đối tượng học thì ta có một
hoạt động học tập đơn khác với hoạt động học tập đơn ban đầu ( trang 10 –
Classification of learning avtivities manual – Euro Pean Commission)
Định nghĩa 2: Một hoạt động không học ( None learning activity) rất giống
với hoạt động học tập chỉ khác ở điểm mục tiêu của hoạt động là là không vì mục
đích học tập?
Để phân biệt hoạt động học và hoạt động không học chúng ta dựa vào mục
tiêu của hoạt động. (Classification of learning avtivities manual – Euro Pean
Commission)
Chúng ta sử dụng các định nghĩa này để phân biệt một hoạt động của học
sinh là học hay không học. Đây là cơ sở để chúng ta phân loại các hoạt động trên
máy tính của học sinh.

2.2. LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ CỦA A.N LEONTIEV
(Mục 4.3 trang 572 – Các lý thuyết phát triển tâm lý người – Phan Trọng Ngô –
NXB ĐH Sư Phạm – Năm 2003)
Trong thuyết hoạt động của A.N.LEONTIEV, vấn đề chính là ông nói rằng
tất cả mọi hoạt động đều xuất phát từ một động cơ nào đó và chúng ta có thể phân
cấp hoạt động xuống thành những thao tác để dễ dàng tìm hiểu và xây dựng hoạt
động.
A.N.LEONTIEV đã phân cấp hoạt động theo hình 2.1



12














Hình 2.1 Phân cấp hoạt động ( trang 595 – Các lý thuyết phát triển tâm lý
người – Phan Trọng Ngô)

Nhờ sự phân cấp của hoạt động mà khi tìm hiểu về hoạt động học chúng ta dễ
dàng phân biệt được các hoạt động học khác nhau cũng như các hoạt động không
học của học sinh, căn cứ vào phương tiện, công cụ mà học sinh đó sử dụng. Đối với
máy tính, khi thay đổi chương trình đang học ( thay đổi phương tiện, công cụ),
chúng ta có một hoạt động mới. Tùy theo mục đích sử dụng phương tiện đó, chúng
ta có hoạt động học hay không học của học sinh. Từ đó ta biết được: khi nào thì
học sinh dùng máy tính phục vụ học tập và khi nào dùng máy tính cho những mục
đích khác.
Ví dụ như học sinh sử dụng phần mềm Word, mục đích là để soạn thảo văn
bản, (làm bài tập) như vậy học sinh này đang sử dụng máy tính phục vụ cho học
tập. Khi học sinh vào trang www.facebook.com

thì ta biết ngay em này đang vào
một trang mạng xã hội, có nghĩa là em này không dùng máy tính để học.
HOẠT ĐỘNG
ĐỘNG CƠ
HÀNH ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
THAO TÁC
PHƯƠNG TIỆN



Điều
kiện
khách
quan



Nhiệm
vụ
Mặt chủ quan
của chủ thể
Mặt đối tượng của
Hoạt động
13


2.3. HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP
Như A.N.LEONTIEV đã nói ở trên, tất cà mọi hoạt động đều phài có động
cơ. Và hoạt động học cũng có động cơ. Để hiểu rõ về hoạt động học tập, chúng ta

cần làm sáng tỏ các vấn đề sau. Thứ nhất, động cơ được hình thành như thế nào?
Thứ hai, có mấy loại động cơ học tập ? Thứ ba các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ.
Trước tiên chúng ta tìm hiểu sự hình thành động cơ.
2.3.1. Sự hình thành của động cơ
Theo TS. Đỗ Mạnh Cường sự hình thành động cơ có thể tóm tắt như hình 2.2:

Hình 2.2: Sự hình thành động cơ ( trích bài giảng của TS. Đỗ Mạnh Cường)
Theo hình 2.2, ban đầu, chủ thể có nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần và
khách thể có những thuộc tính có thể thỏa mản nhu cầu của chủ thể. Lúc này khách
thể vẩn chưa là đối tượng của chủ thể và động cơ chưa xuất hiện. Khách thể tồn tại
tự nhiên trong khách quan như chính nó. Vì một lý do nào đó, chủ thể phát hiện ra
khách thể này có thể thỏa mản nhu cầu của mình. Chủ thể phán đoán đây chính là
đối tượng mình phải chiếm lĩnh để thỏa mản nhu cầu. Lúc này khách thể trở thành
đối tượng của chủ thể. Khi nhu cầu và đối tượng đáp ứng nhu cầu gặp nhau, chủ thể
sẽ sinh ra ước muốn chiếm lấy đối tượng. Lúc này động cơ được hình thành. Nó
Trở thành cái thúc đẩy chủ
thể chiếm lấy (ĐỘNG CƠ)

HOẠT ĐỘNG chiếm lấy đối
tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu



Trở thành ĐỐI TƯỢNG
(nhu cầu được cụ thể hóa)

PHÁN ĐOÁN khả năng đáp
ứng nhu cầu từ của khách thể




Các
THUỘC TÍNH

Chủ thể có NHU CẦU (vật
chất hoặc tinh thần) cần được

KHÁCH THỂ

CHỦ THỂ
14
thôi thúc chủ thể tiến hành hoạt động chiếm lấy đối tượng thỏa mản nhu cầu. Quá
trình động cơ được hình thành như thế. Trong sự hình thành động cơ, vấn đề quan
trọng nhất là làm sao chủ thể phát hiện ra khách thể và phán đoán rằng khách thể sẽ
đáp ứng được nhu cầu của mình. Nếu chủ thể “không phát hiện” và “không phán
đoán” thì động cơ không hình thành.
Như vậy trong học tập, người thầy muốn tạo động cơ cho các em, thì phải
chỉ cho các em thấy nếu các em học và làm theo những lời thầy dạy các em sẽ đạt
được những điều mà các em mong muốn sau khi học xong. Nhiệm vụ của người
thầy là làm sao để các em thấy được nhu cầu và việc học này đáp ứng được nhu cầu
của các em. Khi nhu cầu trở thành động cơ. Các em sẽ yêu thích, tự giác và tích cực
học tập. Điều này là mong muốn của tất cả những ai đứng trên bục giảng, truyền
đạt kiến thức và dạy dỗ các em.
Trong mỗi bài học đều có những mục tiêu. Chính những mục tiêu này là tiền
đề cho động cơ học tập. Nó trả lời cho câu hỏi tại sao tôi phải học bài học này? Học
xong bài học này tôi biết cái gì và làm được những gì? Đây chính là động cơ cho
các em học tập. Khi các em xác định rõ các em muốn làm điều gì các em sẽ học
những bài học giúp các em thực hiện điều mình muốn
Chúng ta tìm hiểu về sự hình thành của động cơ để thấy rằng muốn các em
học tập tốt thì chúng ta phải làm thế nào đó hình thành động cơ học tập cho cho các

em. Từ động cơ sẽ dẫn các em đến những hoạt động học tập mà chúng ta mong
muốn. Dưới đây là sự phân loại động cơ. Và sự phân loại này chỉ là tương đối thôi.

2.3.2. Phân loại động cơ
Có nhiều cách phân loại động cơ (học tập) khác nhau. Một trong những cách
đó là phân động cơ thành bốn loại: động cơ bên ngoài (external motivation), động
cơ xã hội (social/community motivation), động cơ thành đạt (successful motivation)
và động cơ bên trong (internal motivation).
 Động cơ bên ngoài: Là động cơ xuất hiện vì những giá trị hay lợi ích mà
hoạt động đem đến. Loại động cơ này chúng ta thường gặp, các bậc phụ
15
huynh thường sử dụng động cơ này để khuyến khích con em họ học tập.
Điều này thể hiện qua những phần thưởng xứng đáng mà họ thưởng cho con
em họ. Để có được phần thưởng, học sinh sẽ cố gắng học tập tốt. Nhà trường
cũng thường sử dụng động cơ này để khuyến khích học sinh như: học bổng
dành cho học sinh khá giỏi.
 Động cơ xã hội: Là động cơ hình thành khi ta muốn làm hài lòng ai đó hoặc
theo một gương mẫu nào đó. Động cơ loại này thường gặp ở giới trẻ, đó là
bắt chước những hành động mà thần tượng của họ làm như là trang phục,
kiểu tóc, cử chỉ , lời nói…Trong học tập thì động cơ này được biết đến khi
học sinh học tập theo những gương tốt.
 Động cơ thành đạt: Là động cơ bắt đầu từ những thành công đạt được về
mặt xã hội. Loại động cơ này có sức mạnh rất lớn. Động cơ loại này thường
thấy ở các vận động viên, họ cố gắng tập luyện để đạt thành tích tốt, có huy
chương. Hay các em nỗ lực học tập để trở thành bác sỹ, kỹ sư…
 Động cơ bên trong: Đây là loại động cơ xuất phát từ nội tâm của người hoạt
động. Nó bắt nguồn từ lòng yêu nghề, sự say mê nghiên cứu đối với lĩnh vực
người hoạt động quan tâm. Loại động cơ này thường gặp ở các nhà khoa học,
họ say mê nghiên cứu để phát minh ra những sáng chế có ích cho mọi người.


Trong các loại động cơ đã trình bày ở trên, ba loại động cơ đầu: động cơ bên
ngoài, động cơ xã hội và động cơ thành đạt xuất phát từ những mục tiêu bên ngoài
người hoạt động. Nên hoạt động có động cơ thuộc những loại này khó duy trì lâu vì
khi đạt được mục tiêu thì hoạt động kết thúc, muốn tiếp tục hoạt động phải tìm mục
tiêu mới. Riêng động cơ bên trong, vì xuất phát từ tình yêu đối với lĩnh vực hoạt
động, nên khả năng duy trì hoạt động cao. Động cơ bên trong đem đến cho người
hoạt động một sức mạnh nội tại lớn lao để vượt qua khó khăn trở ngại và duy trì
hoạt động lâu dài. Cho nên để tạo động cơ cho học sinh, tốt hơn là chúng ta phải tạo
động cơ bên trong. Đó là phát huy tình yêu nghề, sự yêu thích môn học cho học
sinh.
16

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập
Động cơ chỉ có ảnh hưởng đến hoạt động vào thởi điểm ban đầu, khi người
hoạt động bắt đầu hoạt động. Để duy trì hoạt động ta cần chú ý đến những yếu tố
khác. Trong thuyết giá trị - kỳ vọng (Martin Fishbein, 1970s) đã nói rằng một người
chỉ thực hiện công việc khi họ biết kết quả công việc được đánh giá cao ( có giá trị)
và họ hy vọng rằng họ sẽ thực hiện được điều đó ( kỳ vọng). Thuyết này cũng đúng
trong học tập và tác động mạnh mẽ đến động cơ học tập.
Để học sinh tích cực, tự giác học tập chúng ta cần chỉ cho học sinh thấy được
giá trị của việc học. Giá trị của việc học thể hiện qua những mục tiêu của bài học.
Đó là học xong bài này tôi sẽ làm được những gì, nó có lợi ích gì cho tôi. Những
điều này phải rõ ràng, cụ thể. Ví dụ: để khuyến khích học sinh học Anh văn, thầy
giáo có thể làm một phép so sánh: người lao động không biết tiếng Anh thì thu
nhập một tháng khoảng 3 triệu đồng, còn người biết tiếng anh thì thu nhập ít nhất
là 6 trệu đồng, nếu có thêm tay nghề giỏi thì có thể lên đến 10 triệu. Ở đây giá trị
của việc học thể hiện rất rõ qua số tiền mà em sẽ kiếm được từ việc học. Mức thu
nhập của người biết Anh văn cao hơn rất nhiều so với người không học.
Khi đã thấy được giá trị của việc học đem lại, người học sinh muốn theo
đuổi học tập cần phải xác định mình phải học như thế nào để đạt được điều mình

muốn. Đó chính là kỳ vọng của thành công. Và khi đó em cần đến sự giúp đở và
hướng dẫn của thầy. Người thầy phải có phương pháp và kế hoạch cho học sinh
thực hiện. Thầy phải cho các em niềm tin rằng nếu em nỗ lực học tập theo phương
pháp của thầy thì em sẽ thành công, đạt được điều mà em muốn. Nếu không có lòng
tin thành công, người học sẽ nản lòng, không thiết tha với việc học nữa. Thuyết giá
trị kỳ vọng đã nói rõ, một người chỉ dấn thân vào công việc khi tin tưởng rằng mình
sẽ thành công. Cho nên, khi học tập là các em mang trong mình một kỳ vọng lớn
lao là việc học sẽ giúp em thành công trong cuộc sống, hay ít nhất cũng giúp em
kiếm sống được. Những trường nghề, trường Đại học có uy tính nhờ vào chất lượng
đào tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội và khi ra trường, các em dễ dàng xin được
17
việc làm nhờ vào khả năng làm việc của mình đã được nhà trường rèn luyện bao
nhiêu năm.
Ở thời đại hiện đại này, mọi ngành, mọi lĩnh vực đều cần đến tin học. Kỹ
năng tin học sẽ hỗ trợ cho nghề nghiệp của các em khi làm việc rất nhiều. Đây
chính là giá trị của môn tin học. Để tạo động cơ cho các em học tập môn tin học,
giáo viên cần phải áp dụng thuyết giá trị - kỳ vọng. Người thầy phải cho các em
thấy để đạt được các kỹ năng tin học không phải là quá khó đối với các em và các
em sẽ đạt được những kỹ năng đó nếu chăm chỉ rèn luyện. Đa số các em đều yêu
thích môn tin học nhưng chưa có thái độ đúng trong học tập. Vì thế người thầy dạy
tin học phải chỉ rõ những kết quả mà môn học tin học đem lại cho các em. Đó là rèn
luyện cho các em kỹ năng tin học. Và đó cũng là mục tiêu của môn học, cho nên
thầy phải nêu rõ mục tiêu để khuyến khích các em chăm chỉ học tập. Khi các em
xác định được mục tiêu, các em sẽ tự giác học tập.
2.4. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN MÁY TÍNH
Dựa vào thuyết hoạt động của AN LEONTIEV, chúng tôi tìm hiểu hoạt động
học tập trên máy tính thông qua những đặc điểm sau:
 Mục đích của hoạt động: Học tập hay không học tập
 Công cụ của hoạt động: thể hiện qua các chương trình học sinh sử
dụng trên máy tính.

 Quá trình diễn ra hoạt động: liên tục hay ngắt quãng.

2.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC VIÊN NGƯỜI LỚN TRONG THUYẾT
NGƯỜI LỚN HỌC TẬP.
Trong nghiên cứu, ở nhóm đối tượng HS tự do, đa số là người lớn, nhóm đối
tượng này có nhiều điểm khác biệt với nhóm HS phổ thông là trẻ em và HS nghề là
thanh niên. Nên chúng tôi dành mục này để nói về đặc điểm của học viên người lớn.
Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh/ sinh
viên.
2.5.1. Đặc điểm học viên người lớn
18
 Đặc điểm chung
• Người lớn là những người trưởng thành về mặt xã hội. Phần lớn đã có gia
đình, con cái. Lao động sản xuất, kiếm sống là chủ yếu.
• Người lớn có lòng tự trọng, có tính độc lập và chủ động cao .
• Người lớn đã có hiểu biết xã hội và kinh nghiệm sống, sản xuất nhất
định.
 Đặc điểm học tập
• Học tập ở người lớn chỉ là hoạt động thứ yếu.
• Học tập ở người lớn có tính mục đích rõ ràng.
• Học tập ở người lớn mang tính chất tự nguyện.
• Học tập ở người lớn không thụ động, luôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
kinh nghiệm sống

2.5.2. Sự khác biệt giữa trẻ em học tập và người lớn học tập
Từ những đặc điểm đã nêu ở trên, ta có bảng 2.1 so sánh hai đối tượng trẻ em và
người lớn trong học tập
Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa người lớn học tập và trẻ em học tập

Trẻ em

Người lớn
Mục tiêu
Thu thập kiến thức
mới
Thu nhận kiến thức mới và kiểm nghiệm
lại những gì đã làm, ứng dụng vào thực tiễn
Phương
pháp
Hướng dẫn giảng giải
Sử dụng các công cụ để thu hút sự tham
gia, chia sẻ kinh nghiệm giữa người học và
người học, giữa giảng viên và người học
Giảng viên
Là người hướng dẫn,
truyền đạt
Là người điều phối sự chia sẻ, sự tham gia
tích cực của người học, nêu vấn đề, phân
tích và tổng hợp
Người học
Lắng nghe là chính
Lắng nghe, phản hồi và phản biện, gắn với
thực tiễn, lấy thực tiễn để soi sáng lý luận
19
Thời gian
Theo ấn định
Linh hoạt
Đặc điểm
- Học là chính
- Học là bắt buộc
- Dành toàn bộ thời

gian cho học tập
- Học cho tương lai-
Học để có bằng cấp
- Học không chủ
động
- Học là thứ yếu
- Học có tính chất tự nguyện
- Vừa làm, vừa học tập
- Học cho hiện tại
- Học để vận dụng, để có kiến thức, kĩ
năng cần thiết.
- Chủ động, liện hệ với hiểu biết và
kinh nghiệm đã có

Như vậy, việc học tập của ngưởi lớn và trẻ em khác nhau rất nhiều. Để việc
học của trẻ em và người lớn đạt kết quả tốt chúng ta cần chú ý : Đối với trẻ em cần
dùng các phương pháp giúp trẻ chủ động học tập. Đối với người lớn thì cần cho học
viên thấy giá trị của việc học và những ứng dụng trong thực tế

2.6. Kết luận
Như đã phân tích ở trên, khi tìm hiểu về hoạt động học tập chúng ta cần phân
tích động cơ học tập dựa trên thuyết giá trị - kỳ vọng. Trên cơ sở đó chương 3
chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu hoạt động học tập qua 2 vấn đề chính. Đó là :
1/ Phân tích một số bài tập để tìm hiểu về động cơ học tập
2/ Quan sát hoạt động học tập trên máy tính của học sinh theo các đặc điểm
đã nêu ở mục 2.4 (để đối chiếu với động cơ học tập mà ta phân tích trong phần bài
tập).
20
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN
MÁY TÍNH CỦA HỌC SINH

3.1. PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ
3.1.1. Phương pháp đo
Do đặc điểm phòng máy tính ở mỗi trường khác nhau, nên ta có phép đo ở
mỗi trường khác nhau. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 2 phép đo:
- Phép đo thứ nhất: theo thời gian biểu kiến, khi một phần mềm được sử dụng,
thì nhật ký của máy tính sẽ tính giờ cho đến khi tắt phần mềm đi. Trong phép
đo này tại một thời điểm có thể có nhiều chương trình chạy cùng một lúc. Do
tính đa nhiệm và đa xử lý của máy tính (phép đo này thực hiện đối với nhóm
HS phổ thông và HS tự do)
- Phép đo thứ 2: theo thời gian thực. Nhật ký máy tính chỉ đo chương trình nào
active tại một thời điểm. Trong phép đo này chỉ có một chương trình được đo
tại một thời điểm. ( phép đo này thực hiện trên nhóm đối tượng HS nghề)
3.1.2. Phương pháp xử lý kết quả
3.1.2.1. Phương pháp xử lý kết quả
Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng phân nhóm theo đặc điểm hoạt động học tập
để xử lý. Có 3 nhóm: nhóm theo đối tượng học tập, nhóm theo loại phần mềm sử
dụng và nhóm thao tác trong quá trình học.
 Nhóm theo đối tượng học tập gồm:
- Nhóm HS phổ thông
- Nhóm HS nghề
- Nhóm HS tự do
 Nhóm theo loại phần mềm sử dụng
- Phần mềm học tập: Word, Excel, Access, Powerpoint, Lập trình
- Phần mềm không phải học tập: game trong máy, screen saver, Explorer, tìm
kiếm, game online, tin tức, media, mail, truyện, khoa học kỹ thuật, mạng xã
hội, web đen, các phần mềm khác.
21
 Nhóm thao tác trong quá trình học: Học sinh vào ra chương trình học ở đầu
giờ, giữa giờ hay cuối giờ.
3.1.2.2. Công cụ xử lý kết quả

Trong đề tài, chúng tôi chọn phần mềm Microsoft Excel làm công cụ xử lý
vì: phần mềm đơn giản, dễ sử dụng và cung cấp đầy đủ các chúc năng xử lý dữ liệu
cần thiết. Các yêu cầu xử lý của công cụ:
 Tính các phép tính thống kê
 Trích lọc các bảng số liệu con
 Vẽ biểu đồ
3.2. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THU THẬP DỮ LIỆU
Để thu thập số liệu, chúng tôi dùng phương pháp quan sát bằng phần mềm vi
tính. Quá trình thu thập dữ liệu thông qua các bước sau: Khảo sát phần mềm, thỏa
thuận với giáo viên, phân tích dữ liệu trong giai đoạn thử, điều chỉnh bổ sung (nếu
có), cài đặt và ghi nhận dữ liệu chính thức.
3.2.1. Khảo sát công cụ đo
3.2.1.1. Yêu cầu của công cụ đo
Để có thể sử dụng phần mềm làm công cụ đo thì phần mềm đó phải đảm bảo các
điều kiện sau:
1/ Phần mềm phải có chức năng ghi nhận lại hoạt động của máy tính chi tiết
và tổng quát
2/ Phần mềm phải có tính tương thích cao với các chương trình khác trong
máy tính. Đặc biệt là phần mềm đóng băng thường dùng để bảo vệ máy và phần
mềm diệt virut.
Chúng tôi khảo sát một số phần mềm cùng có chức năng ghi nhận hoạt động của
máy tính như:
- Child Control
- Kid PC Time Administrator
- Verity
- WatchDog
22
- Norton Family
- KuruPira WebFilter
- Isafe

- WinApplWatcher
Sau một tháng cài đặt và dùng thử các chương trình, chúng tôi nhận xét về ưu và
khuyết điểm của các chương trình so với yêu cầu của công cụ đo.
3.2.1.2. Child Control

Hình 3.1 Giao diện của Child control 2012
Ưu điểm:
- Lưu lại nhật ký hoạt động của máy tính sau mỗi lần làm việc
- Theo dõi chi tiết từng chương trình, tổng thời gian làm việc
- Quản lý thời gian làm việc, truy cập Web, cảnh báo khi có Web đen
- Có chức năng theo dõi từ xa thông qua Interent
- Báo cáo bằng mail.
- Tính tương thích với các phần mềm khác trong Windows cao, không bị lỗi.
- Khi máy tính bị đóng băng thì ta vẫn lấy được dữ liệu nhờ vào chức năng
báo cáo bằng mail sau mỗi khi sử dụng máy
Khuyết điểm:
23
- Phần mềm có bản quyền, tuy là cho dùng thử 30 ngày nhưng thật sự khi cài
đặt chỉ có 3,4 ngày là chương trình bị khóa.

3.2.1.3. Kid PC Time Administrator
Ưu điểm:
- Ghi lại hoạt động trên máy tính chi tiết
- Có chức năng thiết lập thời gian sử dụng máy tính
- Có kiểm soát một số chương trình hệ thống bằng cách đặt mật khẩu
Khuyết điểm
- Không có chức năng theo dõi từ xa
- Không gởi dữ liệu qua mail
- Khi máy dùng phần mềm đóng băng thì chương trình bị reset lại từ đầu.



Hình 3.2 Giao diện của Kid PC Time Adminstrator
3.2.1.4. Verity
Ưu điểm:
- Ghi lại hoạt động trên máy tính
- Chụp lại màn hình nền
- Có thể truy cập từ xa thông qua Internet
24
- Quản lý thời gian sử dụng máy của từng người sử dụng thông qua tài khoản
Khuyết điểm:
- Khi máy tính dùng chương trình đóng băng thì dữ liệu bị reset lại từ đầu.


Hình 3.3 Giao diện của Verity
3.2.1.5. WatchDog

Hình 3.4 Giao diện của WatchDog

25
Ưu điểm:
- Ghi nhận lại hoạt động của máy tính chi tiết
- Có chụp lại màn hình nền
- Phân cấp người sử dụng theo tài khoản và quản lý thời gian sử dụng máy
theo tài khoản. Trong đó tài khoản Parrent là cao nhất, các tài khoản còn lại
chịu sự quản lý của Parrent.
Khuyết điểm
- Không có theo dõi từ xa qua Internet
- Khi máy tính sử dụng chương trình đóng băng thì bị reset lại từ đầu
3.2.1.6. Norton Family



Hình 3.5 Giao diện của Norton Family
Ưu điểm:
- Ghi nhận hoạt động máy tính chi tiết
- Quản lý truy cập Internet : ngăn chận, cảnh báo khi truy cập Web đen
- Theo dõi chi tiết các trang Web mà trẻ truy cập
- Theo dõi máy tính thông qua Internet
Khuyết điểm:

×