Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN Làm thế nào để học sinh học tập môn Lịch sử lớp 5 có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.79 KB, 6 trang )


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
Làm thế nào để học sinh học tập môn lịch sử lớp 5 có
hiệu quả
I.Đặt vấn đề:
Mục tiêu của chương trình giáo dục bậc Tiểu học là giáo dục toàn
diện, nhằm giúp các em sau này trở thành những chủ nhân tương lai
của đất nước; vững vàng về tư tưởng chính trị, có tầm cao về tri thức
và trí tuệ, phong phú về tâm hồn, khỏe mạnh về thể chất, yêu nước,
phát huy được nhữngtinh hoa văn hóa nhân loại và bản sắc truyền
thống của dân tộc. Với mục tiêu học sinh có đủ “ Đức - Trí - Thể - Mĩ”
thì việc tìm hiểu lịch sử đất nước, của dân tộc là điều rất quan trọng.
Hiện nay, vấn đề học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và môn
Lịch sử nói riêng ở bậc Tiểu học của các HS cũng như các bậc phụ
huynh có phần xem nhẹ, chỉ chú trọng hai môn Tiếng việt và Toán. Để
giúp HS học tốt môn Lịch sử góp phần hoàn thành chương trình giáo
dục toàn diện có hiệu quả, tôi đã có suy nghĩ tìm biện pháp giúp các
em hứng thú học tập môn Lịch sử vì môn Lịch sử là yếu tố hình thành
phẩm chất đạo đức giáo dục lý tưởng cho HS ngay từ bước đầu.
II.Tình hình thực tế:
1. Đối với HS:
Ngay từ đầu năm, sau vài tuần dạy tôi thấy phần lớn các em chỉ
chú trọng học hai môn Tiếng việt và Toán, còn các môn còn lại các em
rất lơ là nhất là môn Lịch sử. Qua khảo sát chất lượng môn Lịch sử hai
tuần đầu như sau:
o Bài đạt giỏi : 0
o Bài đạt khá : 8
o Bài đạt trung bình : 10
o Bài đạt yếu : 9
Tiếp xúc với các em, tôi nhận thấy các em chưa nắm bắt được nhiều


kiến thức lịch sử của đất nước (đã học trong chương trình), một số em
phát biểu học môn này buồn ngủ, khó nhớ, khô khan, không sinh động.
2. Đối với GV:
Một phần tư liệu dạy môn này ít, tranh ảnh tìm không có.Thiếu
tài liệu tham khảo.
III. Nguyên nhân:
• Ở lứa tuổi học sinh tiểu học,các em không thể hình dung,
tưởng tượng, khái quát hóa vấn đề lịch sử; sự nhận thức của các em để
lĩnh hội kiến thức ban đầu còn hạn chế.
• Do kỹ năng nhận thức việc học, do không nắm được đặc
trưng bộ môn.
• Do thiếu đồ dùng trực quan cần thiết cũng ảnh hưởng đến
HS lần đầu tiên được học lịch sử có hệ thống.
• Mặc dù là trường học thuộc địa bàn Thị Trấn nhưng đối
với lớp tôi đang dạy phần lớn gia đình các em kinh tế còn thiếu thốn
nhiều, hơn 80% phụ huynh các em làm lao động phổ thông, 10% HS ở
khu Tân Lập. Cuộc sống và môi trường sống còn chưa đáp ứng với nhu
cầu thực tại đi lên của đất nước.
Trước tình hình đó, qua thực tế nhiều năm giảng dạy, qua trao
đổi với đồng nghiệp, qua dự giờ…, tôi đưa ra một số biện pháp giúp
các em hứng thú học tập góp phần nâng cao chất lượng môn Lịch sử.
IV. Biện pháp giải quyết:
1. Đối với HS:
• Cần sưu tầm tài liệu ( sách giáo khoa, tranh, truyện
lịch sử) phục vụ cho bài học.
• Đọc thêm sách tham khảo, tài liệu, có đầy đủ sách
giáo khoa.
2. Đối với GV:
• Thiết bị đồ dùng dạy học, bàn ghế học sinh sắp xếp linh
hoạt để HS dễ dàng di chuyển từ hình thức học cả lớp sang học nhóm

và ngược lại.
• Sưu tầm những tài liệu, sơ đồ, tranh ảnh phục vụ cho
chương trình dạy học.
• Cần nghiên cứu kỹ bài dạy, định hướng đổi mới phương
pháp dạy học. Có thể làm phiếu học tập vì phiếu học tập giúp ta tiết
kiệm thời gian và tạo điều kiện cho HS hoạt động độc lập, chiếm lĩnh
kiến thức mới.Về nội dung phiếu có thể sử dụng các loại câu hỏi trắc
nghiệm, hình thức hỏi phong phú, gây hứng thú cho HS học tập.
Ví dụ 1: Hãy điền Đ(đúng), S(sai)vào các ô trống sau:
Ngày 2-9-1945 Đảng Cộng Sản Đông Dương được thành lập.
Ngày 26-4-1976 là ngày bầu cử Quốc hội đầu tiên của
nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
….
Ví dụ 2: Khoanh vào đầu chữ cái câu trả lời đúng:
Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày tháng năm nào?
a. 3-2-1930
b. 7-5-1954
c. 30-12-1972
• Có thể vận dụng công nghệ thông tin vào bài dạy để gây hứng
thú cho HS vì hình ảnh cài vào máy có màu sắc đẹp, dễ sưu tầm, giúp
các em nắm chắc các dữ kiện, hình ảnh liên quan đến lịch sử của địa
phương hoặc của một dân tộc.
Ví dụ: Khi dạy bài Cuộc phản công ở kinh thành Huế .GV cài vào
máy hình ảnh kinh thành Huế, súng Thần công xưa và nay .
Hoặc khi dạy Lịch sử địa phương GV có thể cài các công trình
kiến trúc của các lăng tẩm của các vị Vua triều Nguyễn ở Huế .Hay
giới thiệu danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Cố đô Huế…
• Người GV cần phải đảm bảo tính chính xác, cụ thể trong tạo
biểu tượng lịch sử, các sự kiện lịch sử phải bảo đảm tính chính xác về
thời gian, về địa điểm, về diễn biến, về kết quả, ý nghĩa lịch sử. Chính

điều này giúp HS cảm thấy như đang đứng trong một sự kiện lịch sử
của quá khứ lịch sử dân tộc.
3. Để thực hiện tốt vai trò của GV trong việc tạo biểu tượng lịch
sử cho HS, người GV cần phải thể hiện qua các hoạt động cơ bản sau:
∗ Nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chương trình phương
pháp bộ môn dạy học cho từng bài cụ thể trên cơ sở đó xác định
phương pháp tạo biểu tượng phù hợp nội dung bài học và trình độ HS.
∗ Tổ chức cho hoạt động HS phát huy khả năng chủ động chiếm
lĩnh tri thức lịch sử qua sách giáo khoa, học cá nhân, thảo luận nhóm,
tìm hiểu tài liệu.
V. Kết quả:
Từ những giải pháp trên, qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy chất
lượng phân môn Lịch sử của lớp tôi được nâng lên rõ rệt qua từng kì
một:
GIỎI KHÁ T
BÌNH
YẾU
HK 1 (27) 4 8 9 7
HK 2 (27) 10 9 5 3
CN (27) 12 12 3 0

VI. Những bài học kinh nghiệm:
Từ lý luận thực tiễn, bản thân tôi tự rút ra những kinh nghiệm
trong vấn đề gây hứng thú cho HS ham thích học lịch sử nước nhà:
•Sưu tầm các bài tập, tài liệu tham khảo đáp ứng với các bài đang
dạy.
•Chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực hóa, phân bố thời gian hợp lý.
•Giáo viên cần rèn luyện phong thái lên lớp nhẹ nhàng, tự nhiên,
tổ chức giờ học vui tươi và có hiệu quả.

•Chấm chữa bài, kiểm tra bài cũ thường xuyên và kịp thời biểu
dương khen ngợi động viên khuyến khích từng đối tượng HS.
• Giáo viên cần có những mẫu chuyện lịch sử kể cho các em nghe,
vấn đề này cũng có tầm quan trọng khắc sâu vào kí ức tuổi thơ.
Với những bài học kinh nghiệm trên, có thể là chưa nhiều song nó
thực sự giúp tôi nâng dần chất lượng môn lịch sử lên, hạn chế tối đa tỉ
lệ học sinh có điểm sử yếu đồng thời số lượng học sinh đạt điểm sử khá
giỏi tăng lên.

×